DẠY MỘT BÀI THỰC HÀNH KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC
HOÁ HỌC
**********************************************************
**********************************************************
************
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình hoá học lớp 8 kỳ II, sau khi các em học về các
khái niệm thế nào là dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bảo
hoà, mà khi tiến hành bất cứ một khái niệm nào có sử dụng đến dung
dịch các em cần phải nắm được lượng chất tan có trong dung dịch đó.
Do vậy các em cần hiểu được khái niện về nồng độ dung dịch, có nhiều
cách biểu diễn về nồng độ dung dịch, nhưng căn bản để sử dụng mãi sau
này và trong chương trình lớp 8 và cả ở phổ thông trung học đó là hai
loại nồng độ dung dịch:
Nồng độ phần trăm
Nồng độ mol/l
1
Chính vì vậy giáo viên phải cung cấp đầy đủ những kiến thức cần
thiết cơ bản để làm nền tảng cho học sinh đẻ giải quyết các vấn đề mấu
chốt trong các bài tập sau này
Muốn đạt được mục đích trên giáo viên phải suy nghĩ đổi mới các
phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển khoa học hiện nay.
Bằng phương pháp dạy học mới hướng học sinh thành chủ thể tự suy
nghĩ giành lấy kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên
I.Vị trí giảng dạy
Bài này nằm trong chương trình hoá học lớp 8 (học kỳ II) thuộc
chương VI “dung dịch và nồng độ dung dịch”
Tầm quan trọng của bài
Bài này là kiến thức nền tảng cho học sinh tiếp thu và biết cách
làm bài tập, biết cách tiến hành các thí nghiệm và kết quả của các thí
nghiệm các phương trình hoá học sau này. Vì muốn cho axít tác dụng
với bazơ học sinh phải nắm được nồng độ của mỗi chất hoặc muốn biết
được sản phẩm thu được là bao nhiêu lít khí, bao nhiêu gam chất rắn,
chất lỏng…ta phải nắm được nồng độ của các chất tham gia. đây là bài
tiêu đề chiếm vị trí khá quan trọng sau khi học về dung dịch, hiện tượng
2
nhiệt hoà tan, tinh thể ngậm nước, các kiến thức về hoá học mà các em
đã được học ở đầu năm lớp 8, vì vậy tôi chọn bài này để nghiên cứu
1.Cơ sở tâm lý của học sinh
Ở lớp 8 đa số các em học sinh đang ở độ tuổi 14 đã có trí tuệ
tương đối hoàn thiện, có kỷ năng thực hiện các thí nghiệm và có các
kiến thức bộ môn toán, lý, sinh hổ trợ
2.Thực tiễn
Các em muốn được học các kiến thức về hoá học, muốn khám phá
tiến tới khoa học của nhân loại, muốn tự mình giành lại được những
kiến thức đó
Được đặt các câu hỏi gợi mở, được tiến hành các thí nghiệm và
được đưa ra các bài tập ở phiếu học tập giúp các em phát triển tư duy tốt
hơn, nắm được kiến thức tốt hơn
II. Phạm vi bài dạy
Bài “nồng độ dung dịch”được xếp vào tiết 62- 63 của chương
trình hoá học 8, là một bài quan trọng và nền tảng cho sự nghiệp hoá
học của các em tiếp thu kiến thức sắp tới
3
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung
Dạy bộ môn hoá học 8 là dạy cho các em băm được các khái niệm,
định luật hoá học, dạy các kiến thức về tính chất hoá học chung của một
số chất vô cơ từ đó các em biết áp dụng để gải thích thực tế có liên
quan, dạy cho các em biết cách giải bài tập cơ bản như: Tính theo công
thức hoá học, phương trình hoá học, nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l
Là một bài vừa trang bị khái niệm về nồng độ dung dịch, vừa trang
bị cho các em cách tính nồng độ dung dịch ra phần trăn hay theo mol/l
để xác định chính xác các chất tham gia và sản phẩm tạo thành. Vì vậy
việc quan trọng là xác định nồng độ dung dịch
II. Đi vào bài cụ thể
Tiết 62: Nồng độ dung dịch
I. Mục đích yêu cầu
a.Kiến thức
Học sinh hiểu được nồng độ khái niệm dung dịch, nồng độ phần
trăm
4
Nắm vững cách tính nồng độ phần trăm, lượng chất tan, lượng
dung môi cần lấy để pha chế dung dịch theo nồng độ đã cho
Phát triển tư duy, so sánh suy đoán, phân tích cho học sinh
Rèn luyện kỹ năng tính toán, suy diễn trả lời câu hỏi trong phiếu
học tập
Giáo dục ý thức trật tự, phát triển xây dung bài, tự giác trả lời
II.Chuẩn bị
Phiếu học tập
Bảng phụ viết một số bài tập
Một số kiến thức về mối liên hệ giữa số mol, khối lượng phân tử
III.Hoạt động trên lớp
1.Ổn định
2.Kiểm tra
? Thế nào là dung dịch, dung dịch bảo hoà, dung dịch chưa bảo
hoà
? Chữa bài tập số 3 SGK
Bài mới
*Các hoạt động của giáo viên và học sinh
5
Hoạt động 1: Nồng độ dung dịch là gì?
Giáo viên nêu vấn đề: có 2 cốc đựng nước như nhau
Cốc 1: Cho 2 thìa đường
Cốc 2: Cho 1 thìa đường
? Cốc nước nào ngọt hơn? hay nói cách khác là nồng độ đường trong
cốc nào lớn hơn
1.Học sinh làm bài tập
Có 2 lọ đựng dung dịch NaNO
3
Lọ 1: Có 200 ml dung dịch trong đó có 100 g NaNO
3
Lọ 2: Có 200 ml dung dịch trong đó có 90 g NaNO
3
? Vậy lượng chất tan có trong 2 lọ khác nhau như thế nào? hay
nồng độ NaNO
3
trong lọ nào lớn hơn
Qua đó rút ra định nghĩa
Giáo viên nhận xét bổ sung định nghĩa
Định nghĩa: lượng chất tan chứa trong một lượng hoặc thể tích
xác định dung dịch gọi là nồng độ dung dịch
giáo vien thông báo: Thường biểu diễn nồng độ dung dịch bằng hai
cách:
6
Nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l
Hoạt động 2: nồng độ phần trăm
1.Học sinh làm bài tập
giáo viên phát cho mỗi bàn một phiếu học tập các em tự suy nghĩ và
thảo, làm với mỗi bài tập khác nhau
Bàn 1 và bàn 5:
Pha 50 g NaNO
3
vào 250 g nước, tính xem 100g dung dịch đó có
bao nhiêu gam NaNO
3
Bàn 3 và bàn 7:
Pha 20 g H
2
SO
4
vào 380 g nước, tính xem 100g dung dịch đó có
bao nhiêu gam H
2
SO
4
Bà 4 và bàn 8:
Pha 1 g muối ăn vào 90 g nước, tính xem 100g dung dịch đó có
bao nhiêu gam muối ăn
2. Học sinh thảo luận
? Vậy nồng độ phần trăm là gì
Giáo viên nhận xét rút ra định nghĩa
7
Định nghĩa: Số gam chất tan chứa trong 100 gam dung dịch gọi là
nồng độ phần trăm của dung dịch
Ví dụ: Dung dịch muối ăn có nồng độ 5% có nghĩa là trong 100
gam dung dịch có 5 gam muối ăn và có 95 gam nước
Giáo viên: Để hiểu được nồng độ phần trăm của dung dịch ta hãy
giải các bài toán sau:
Bài toán 1:
Hoà tan 50 g NaNO
3
vào 450 H
2
O. Tính nồng độ phần trăm của
dung dịch thu được
Giáo viên: Cho các em đọc kỹ đầu bài, suy nghĩ thảo luận
Hỏi: đầu bài cho biết gì, tìm gì
Giáo viên: trên cơ sở bài trong sách giáo khoa nêu, giáo viên chỉ
gợi ý dẫn dắc cho cho học sinh
Hướng dẫn giải:
Bước 1: hãy xác định khối lượng của dung dịch
Bước 2: Tính nồng độ phần trăm
Khối lượng của dung dịch là:
450 + 50 = 500(g)
8
Trong 500 g dung dịch có 50 g chất tan
Trong 100 g dung dịch có X g chất tan
X = (100 x 50) : 500 = 10 (g)
Vậy dung dịch này có nồng độ là 10%
2.Bài toán 2:
Ở 20
0
C độ tan của muối ăn là 36g. Tính nồng độ phần tăm của
dung dịch bảo hoà ở nhiệt độ đó
Giáo viên: Cho học sinh nghiên cứu kỹ đầu bài, tự suy nghĩo và
thảo luận
Hỏi? Đầu bài cho biết gì? tìm gì
Giáo viên gợi ý: Dựa vào định nghĩa của nồng độ để giải quyết
vấn đề
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Tính khối lượng của dung dịch 100 g nước hoã tan 36 g
muối ăn:
Khối lượng của dung dịch:
100 + 36 = 136 g
Bước 2: Tính nồng độ phần trăm
9
Trong 136 g dung dịch có 36 g chất tan
Trong 100 g dung dịch có Y g chất tan
Y = (100 x 36): 136 = 26,47 (g)
Vậy dung dịch bảo hoà của muối ăn ở 20
0
C có nồng độ là 26,47%
3.Bài toán 3:
Cần lấy bao nhiêu gam NaNO
3
để khi hoà tan vào 800 g nước thì
thu được dung dịch có nồng độ là 20%
Học sinh suy nghĩ và nghiên cứu kỹ đầu bài, thảo luận
? Bài toán cho biết gì? Tính gì
? Bài này khác với bài trên như thế nào
? Theo em hiểu 20% nghĩa là như thế nào
Hướng dẫn giải
Bước 1: Gải thích 20
Trong đó 20% có nghĩa là trong 100 g dung dịch có 20 gam chất
tan còn lài là 80 gam nước
Bước 2: tính số gam chất tan có trong 800 gam nước
Trong 20 g chất tan hoà tan vào 80 g nước
Trong Z gam chất tan hoà tan vào 800g nước
10
Z = (20 x 800):80 = 200 (g)
Giáo viên: Qua 3 bài tập trên cho các em thảo luận và viết vào
phiếu học tập, rút ra công thức chung tính nồng độ phần trăm
C% = (m
ct
: m
dd
) x 100%
Trong đó: C% là nồng độ phần trăm (%)
m
ct
: là khói lượng chất tan (g)
m
dd
: là khối lượng dung dịch(g)
IV.Bài tập học sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức
Tính số gam muối ăn và số gam nước cần phải lấy để pha chế
thành
a. 120 gam dung dịch nồng độ 5%
b. 25 gam dung dịch nồng độ 0,5%
V. Hướng dẫn hoạt động về nhà
Về nhà các em làm bài tập số 3 sách giáo khoa
Học thuộc định nghĩa nồng độ dung dịch, nồng độ phần trăm
Tóm lại:
Bằng các hình thức phát phiếu học tập tháo luận trên lớp tự l;àm
các bài tập, rồi tự rút ra định nghĩa kết luận về công thức tổng quát.
11
Cách tính nồng độ phần trăm và các em năm vững công thức, biết vận
dụng công thức để làm bài tập
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Phương pháp chủ đạo học sinh là chủ đề tự giành lấy kiến thức,
còn giáo viên chỉ đạo học sinh hoạt động theo một mục đích nhất định
để các em tự tìm ra kiến thức
Khi dạy hoá học theo phương pháp này ta thấy học sinh tự đi đến
với kiến thức tự tìm tòi trong kiến thức và rút ra kết luận cho mình. Từ
đó kiến thức đã là của các em, các em sẽ vận dụng kiến thức để giải các
dạng bài tập khác nhau
Dạy học theo phương pháp này thầy và trò làm việc song song,
phát huy cao độ khả năng tư duy của học sinh, rèn cho học sinh ý thức
tự học, tự lực cánh sinh, biết tìm tòi kiến thức mới
D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hoá học tôi thấy rằng ngoài
kiến thức các em đã nắm bắt trực tiếp ở lớp ra thì các kiến thức nâng
cao có liên quan cần bố trí thời gian cho các em vào các tiết bồi dưỡng
thêm nữa để có thời gian luyện tập và khắc sâu kiến thức hơn nữa
12
Cần có thêm một số dụng cụ thực hành để bổ trợ trong các giờ
thực hành và giờ dạy theo kiểu lý thuyết có thực hành
Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm của tôi trong qú trinh
dạy học, tuy kiến thức và kinh nghiệm có hạn, vì vậy rất mong được sự
góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Các tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa hoá học lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục
Sách bài tập hoá học lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục
13
Sách giáo viên hoá học lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục
Sách đổi mới phương pháp dạy học – Nhà xuất bản giáo dục
14