Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu sang kien kinh nghiem day lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.25 KB, 14 trang )

SKKN: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử

A- MỞ ĐẦU:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1) Lí do chọn đề tài:
Tại bất kì đất nước nào, những đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải
cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì
vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học
nói chung và đổi mới dạy học Lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện
thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều
mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp,
biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động
của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra
bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích,
say mê môn học.
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử?
Có rất nhiều biện pháp, ví như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương
pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo
khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Nhưng việc kể chuyện trong dạy
học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng,
rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất
giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các
em.
Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát
huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu
hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
Nhóm bộ môn : Lịch sử
1


SKKN: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử
nói riêng, bản thân chúng tôi mặc dù là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về: “Phương pháp tăng cường
hứng thú của học sinh trong việc học bộ môn lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật
lịch sử” .
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong
việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do chúng tôi chọn đề tài
này.
2) Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp tăng cường sự hứng thú của học sinh trong việc học bộ môn Lịch
sử thông qua kể chuyện các Nhân vật lịch sử.
3) Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối lớp 12 của trường THPT Ngô Gia Tự.
4) Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành làm đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc.
Nhóm bộ môn : Lịch sử
2
SKKN: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử
B- NỘI DUNG:
1) Cơ sở lí luận:
Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các sự kiện

lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình,
phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các
triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và
chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo,
cải lương ít ỏi đó. Nhưng ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có
giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi
đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và giữ
nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến với công
chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy kiến thức về lịch
sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, trong khi đó các tác
phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành công, không lôi cuốn được người
xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ trống qua kênh thông tin đó.
Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua
quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Có
nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử chưa được hoàn chỉnh.
Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút
không đủ để truyền tải... Và những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là phần
cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo
viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn
chế. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên ở bậc học phổ thông hầu hết đã được đào
tạo chuẩn đại học, nhưng tâm huyết với quá trình giảng dạy và sự đầu tư cho bộ môn
như thế nào là điều cần phải xét lại. Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên
lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời
Nhóm bộ môn : Lịch sử
3
SKKN: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử
gian, điều kiện và cũng là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt
lại cho học sinh những nội dung cơ bản của sách là đủ.
Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả nữa

là học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là học
chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim về lịch sử cũng là rất
hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng
khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù
muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên
cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường.
Vả lại trong tiềm thức mỗi chúng ta ngay từ thưở ấu thơ đã thích được lắng
nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện cho nghe, nhất là chuyện kể về các vị anh hùng…
Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tăng cường lồng ghép kể chuyện về nhân
vật lịch sử có liên quan đến nội dung bài học cho học sinh, các nhân vật với những
thành tích hay chiến công của mình sẽ gây ấn tượng mạnh với học sinh, làm các em
ngưỡng mộ và ghi nhớ về nhân vật lịch sử này. Từ việc ghi nhớ nhân vật lịch sử các
em sẽ dễ dàng nhớ lại các sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật đó và nhớ lại
được nội dung bài học.
2) Cơ sở thực tiễn:
Ở trường THPT Ngô Gia Tự đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê
môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
.....còn yếu. Các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên
xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì
sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì ... Bởi vậy, bản thân các em
nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của
giáo viên. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó
chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn,
cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng
kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều, nếu học sinh đó
Nhóm bộ môn : Lịch sử
4
SKKN: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử
thực sự không thuộc bài thì không thể viết được một ý gì dù là có liên quan đến câu
hỏi kiểm tra. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy

và học của nhà trường bản thân chúng tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các
phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: “Phương pháp tăng cường hứng thú
của học sinh trong việc học bộ môn lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch
sử”.
3) Nội dung vấn đề:
a/ Vấn đề đặt ra:
Việc kể chuyện các nhân vật lịch sử trong tiết dạy Lịch sử là điều không mới
mẻ gì đối với một giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ
năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn
giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường
phổ thông, chúng tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc kể chuyện nhân vật lịch
sử trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò được
hứng thú và học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
b/ Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết :
* Đối với giáo viên:
- Nắm chắc nội dung về nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Kể chuyện bằng giọng kể để gây hứng thú cho học sinh chứ không phải chỉ là
việc đọc lại nội dung.
- Khi kể chuyện về nhân vật lịch sử cần lưu ý đến các vấn đề sau:
+ Nhân vật đó phải gắn với sự kiện lịch sử mà giáo viên đang gảng dạy.
Ví dụ 1: Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm
1925” (chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 1, giáo viên giới thiệu
về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cho học sinh nắm, để từ đó cho các em thấy
02 ông là người tiêu biểu nhất của giới sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp lúc bấy giờ.
Nhóm bộ môn : Lịch sử
5

×