Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ vào thị trường myanma của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ VIGO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.76 KB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm.
- Doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ VIGO
- Thời gian thành lập: 3/2014
- Số vốn điều lệ: 5 tỷ VND.
- Lĩnh vực hoạt động: Xuất khẩu hàng hóa
- Mặt hàng chính: Gốm sứ mỹ nghệ.
- Thị trường dự tính thâm nhập và mở rộng: Myanmar.
Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ VIGO chúng tôi là một công ty chuyên sản
xuất mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ để xuất khẩu
phù hợp với nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Nhờ khảo sát thị trường và nắm b
ắt được nhu cầu của thị trường chúng tôi đã chọn Myanmar làm thị trường thâm nhập sắp
tới.
Mặt hàng xuất khấu chủ yếu là mặt hàng gốm sứ trang trí như lọ hoa, chén, đĩa,ấm sứ trá
ng men, Sản phẩm này đều có mục đích chính là trang trí cho không gian và sử dụng
trong sinh hoạt ăn uống hàng
ngày.Do đó có những đặc tính bền và khó phai màu trước mưa nắng và thời gian. Đây là
mặt hàng gốm sứ nên rất dễ vỡ nếu bị va chạm mạnh nên chúng tôi đã đầu
tư sản xuất nâng cao các đặc tính để tăng thêm độ bền và bóng cho sản phẩm.
II. Thị trường xuất dự kiến: MYANMAR
Vì sao lại là Myanmar?
Công ty quyết định xuất sang Myanmar bởi những lý do sau:
- Nền công nghiệp còn yếu kém (9%), hiện chỉ đáp ứng khoảng 15%
nhu cầu trong nước nên Myanmar đang thiếu trầm trọng sản phẩm
hàng hóa các loại, nhất là hàng tiêu dùng: từ điện và điện tử, nguyên
phụ liệu may mặc, vật liệu xây dựng, hóa chất đến thực phẩm, dược phẩm,
mỹ phẩm, phân bón Trong khi đó, các sản phẩm sản xuất nội địa
chất lượng lại kém và mẫu mã nghèo
nàn. Đó là những nhận định về thị trường Myanmar hiện nay của Đại sứ Việt
Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng.
- Myanmar vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh tế chưa phát triển và


đang đi vào giai đoạn mở cửa với nhiều chính sách ưu đãi dành cho đầu tư
và xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, sắp tới, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ
dần xóa bỏ cấm vận, giúp nước này hòa nhập sâu hơn vào thị trường thế
giới.
- Nắm bắt cơ hội, Thái Lan và Trung Quốc đã sớm đầu tư phát triển
mạnh sang đây. Thế nhưng, theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm
Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, trong khi hàng Trung Quốc bị
người Myanmar chê là chất lượng kém thì một số mặt hàng của Thái Lan lại
có giá cao hơn hàng Việt Nam dù chất lượng tương đương. Chẳng hạn, trong
một lần khảo sát thị trường tại siêu thị ở Myanmar, đại diện Công ty Nhôm
Nhựa Kim Hằng nhận thấy, nhiều sản phẩm Thái Lan cùng loại được bày
bán có chất lượng kém hơn nhưng giá lại cao hơn đến 50%.
- Bên cạnh đó, với những chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu của Myanmar, cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại đây là khá lớn. Hơn nữa, chính sách hàng
đổi hàng sẽ tạo điều kiện cho các nhà
nhập khẩu trao đổi trực tiếp mặt hàng nhập
- Một điểm đáng lưu ý nữa là nhu cầu dùng hàng Việt Nam của
người Myanmar rất cao. Trong hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar cuối
năm 2009 và tháng 4/2010, các sản phẩm của Việt Nam đều được bán hết
trong ngày đầu tiên dù giá cao gấp đôi so với giá tại Việt Nam.
-Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ chính trị ổn định, đó là điều kiên thuận lợi để
hợp tác thương mại lâu dài.
- Tuy chưa có đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một thuận
lợi với doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong
5 năm tới nâng cấp Cảng Yanggun thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được
một lúc 43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh
tranh hơn đường bộ.
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MYANMAR
I. Khái quát chung :
Tên nước Liên bang Myanmar

Thủ đô Nay Pyi Taw
Diện tích : 676.578 Km2
Dân số : 55 triệu người (Tháng 7 năm 2013)
Tỷ lệ tăng dân số : 0.00815
Ngôn ngữ : Tiếng Miến Điện
Hệ thống luật pháp: Dựa trên thông luật của Anh
Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 6.3% (năm 2013)
GDP theo đầu người: 1300 USD
Lạm phát : 5.72% (năm 2013)
Tôn giáo: Đạo Phật (89%), Hồi giáo (4%), Ấn Độ
giáo (4%), Thiên chúa giáo (2%) và các tôn
giáo khác.
• Vị trí địa lý: Myanmar nằm ở Đông Nam Á. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc;
phía Đông giáp Lào; phía Đông Nam giáp Thái Lan; phía Nam trông ra vịnh Belgan và
biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương; phía Tây giáp Ấn Độ và Bangladesh.
• Địa hình: Vùng ven biển và trung tâm là đồng bằng. Phía Tây, phía Bắc và phía Đông là
các dãy núi cao Bago, Rakhine và cao nguyên Shan.
•Khí hậu: nhiệt đới gió mùa. Mùa Hè từ giữa tháng 2 đến tháng 5, mùa Thu từ tháng 10
đến giữa tháng 2, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
• Dân tộc: có 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Miến Điện (Burma) (68%), người
San (9%), người Karen (7%), người Hoa (3%), người Ấn (2%), người Mon (2%) và các
dân tộc khác (5%)
•Hành chính: Myanmar được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Vùng lớn nhất là
Bamar. Các bang, thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các vùng
hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố
lớn được chia thành các quận.
Các vùng và bang của Myanmar lại được chia thành các huyện (kayaing). Bang Shan là
bang có nhiều huyện nhất. Các bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện
mỗi bang.
•Đơn vị tiền tệ: Đồng Kyat (MMK)

• Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 26.1% 15-64 tuổi: 68.6% Từ
65 tuổi trở lên: 5.3%
• GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 53.9% Công nghiệp: 10.6%
Dịch vụ: 35.5%
• Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 70%
Công nghiệp: 7% Dịch vụ: 23%
• Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, đậu, vừng, mía (đường), cá và các sản
phẩm từ cá, gỗ cứng
• Công nghiệp: Chế biến nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồng,
thiếc, vonfram, sắt, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí tự nhiên, hàng may mặc,
ngọc bích, đá quí.
• Xuất khẩu: 6.6 tỉ (USD)
+ Mặt hàng xuất khẩu: Khí, sản phẩm từ gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo,
ngọc và đá quí
+ Đối tác xuất khẩu: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
• Nhập khẩu: 2.642 tỉ (USD)
+ Mặt hàng nhập khẩu: Sợi, sản phẩm từ dầu lửa, phân bón, nhựa, máy
móc, thiết bị vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm,
dầu ăn + Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Việt Nam
II. Phân tích thị trường:
1.Môi trường kinh tế:
- Nền kinh tế Myanmar vẫn đang trong giai đoạn bước đầu được EU xóa bỏ lệnh đóng
cửa và cấm vận nên tình hình hoạt động sản xuất, bán buôn có bước tiến triển nhưng vẫn
còn rất nhiều hạn chế .Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ
yếu từ Trung Quốc và Thái Lan…
- Nền công nghiệp còn yếu kém (9%), hiện chỉ đáp ứng khoảng 15%
nhu cầu trong nước nên Myanmar đang thiếu trầm trọng sản phẩm
hàng hóa các loại, nhất là hàng tiêu dùng.
- Có đến 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhập

khẩu từ hơn 115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỷ USD,
nhiều lĩnh vực như công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế còn bỏ ngỏ.
Trong bối cảnh thị trường đang chuyển đổi mô hình kinh tế, Myanmar
thực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp với các nhà đầu
tư.
Myanmar có nền kinh tế hỗn hợp, trong đó Nhà nước kiểm soát phần lớn các hoạt động
kinh tế, chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp nặng và buôn bán gạo; kinh
tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và giao thông vận
tải.
- Từ năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính
bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài,
cho phép thành lập lại các doanh nghiệp tư nhân
- Trong cải cách kinh tế, Myanmar đã thu được một số kết quả nhất
định. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện.
Trong kế hoạch 5 năm (1996-2001), GDP của Myanmar phát triển
trung bình 6%/năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 10
năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,2%/năm. Năm 2009, GDP
tăng 1%; tỷ lệ thất nghiệp 4,9%.
- Myanmar là một nước giàu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng
diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta. Nông nghiệp chiếm 40%
tổng giá trị xuất khẩu.Hiện chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô với giá
tương đối thấp.
*Về công nghiệp
Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 19,8% GDP.
Sản phẩm công nghiệp chính: Nông sản chế biến, gỗ và đồ gỗ, đồng, thiếc, tungsten, sắt,
ximăng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân hóa học, khí tự nhiên, hàng may mặc, ngọc
bích và đá quý.

* Về nông nghiệp
-Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 42,9% GDP.

-Sản phẩm nông nghiệp chính: Gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các sản
phẩm từ cá.

* Về dịch vụ-du lịch
Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 37,3% GDP.

* Về xuất khẩu: 6,504 tỷ USD (năm 2009).
- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Khí ga, đồ gỗ, đậu, cá, gạo, hàng may mặc, ngọc
bích và đá quý khác.
- Bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Thái Lan (52%), Ấn Độ (12,3%), Trung Quốc (8,8
%), Nhật Bản (4,3%).

* Về nhập khẩu: 3,555 tỷ USD ( năm 2009).
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Hàng dệt, dầu mỏ, phân hóa học, máy móc, thiết
bị vận tải, ximăng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn.
- Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc (31,3%), Thái Lan (20,8%), Singapore
(20,4%), Malaysia (5%).
*Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- GDP tính theo sức mua (PPP): 56,49 tỷ USD (năm 2009)
- GDP bình quân đầu người/năm theo PPP: 1.200 USD (năm 2009)
*Tỉ giá hối đoái:
- Để thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế toàn diện, Chính phủ Myanmar đã tiến hành
cải cách hệ thống ngân hàng với việc thay đổi chính sách điều hành tỷ giá. Cùng
với đó, nước này đã tiến hành thả nổi đồng nội tệ Kyat để thu hút đầu tư, mở
đường cho kinh tế phát triển.
- Ngân hàng Trung ương Myanmar đã ấn định tỷ giá hối đoái của đồng Kyat so với
đồng USD ở mức tỷ giá 966 Kyat đổi được 1 USD như hiện nay, so với 818
Kyat/USD vào năm 2013. Cơ chế tiền tệ thả nổi cho phép thị trường quyết định
giá trị của đồng Kyat, trong khi vẫn tạo ra được khoảng trống để chi phối giá trị
của đơn vị tiền tệ mà theo đó giá trị đồng tiền nội tệ của Myanmar được quyết

định bởi cung cầu thị trường dưới sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương
Myanmar.
* Cơ sở hạ tầng:
- Myanmar hiện có nhu cầu rất lớn đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đây có thể
vừa là một điểm hạn chế rất lớn của thị trường song đồng thời cũng là cơ hội cho
các nhà đầu tư nếu biết nắm bắt kịp thời. Trong chuyến thăm lịch sử của một
nguyên thủ quốc gia Myanmar tới Nhật Bản trong vòng 28 năm qua, ông Thein
Sein đã nhận được cam kết Nhật Bản xóa khoản nợ 300 tỉ yen (3,7 tỉ USD) và tiếp
tục nối lại các viện trợ đã bị ngưng lại cho quốc gia Đông Nam Á này. Đây là
bước đi khôn ngoan của Nhật nhằm tiếp cận các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của
Myanmar vốn đã khá lạc hậu, cũ kỹ.
- Trong đó, hạ tầng cơ sở viễn thông là một vấn đề đáng quan ngại, kế hoạch tham
vọng với cam kết bổ sung 30 triệu thuê bao di động trong vòng 5 năm của Bộ
trưởng Truyền thông, Bưu chính có vẻ đang gặp khá nhiều trở ngại do thiếu hụt
đầu tư công và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ.
- Công ty Bưu chính và Viễn thông Myanmar hiện đang thống trị lĩnh vực truyền
thông lại thiếu công nghệ cần thiết để giải quyết xung đột giữa các công nghệ
mạng di động GSM, CDMA và WCDMA và thiếu tiền đầu tư các trạm phát sóng
di động, máy chủ Internet để theo kịp kế hoạch đề ra. Chính phủ Myanmar vẫn
xem công nghệ thông tin, viễn thông là một lĩnh vực nhạy cảm và chưa thể bung
ra để đón nhận đầu tư nước ngoài.
- Đa số các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông đều có quan hệ mật thiết với chính
quyền hoặc là những nhân vật thân cận của giới quân sự. Chẳng hạn, Redlink,
công ty cung cấp dịch vụ Internet, do con trai của tướng Thura Shwe điều hành,
hay Htoo Trading, một công ty quốc doanh nắm giữ độc quyền trên thị trường viễn
thông thông qua các chi nhánh, công ty con như E-Lite hay Trung tâm thông tin
công nghệ.
- Nhưng hiện nay cơ sở hạn tầng Myanmar đang phát triển mạnh mẽ nhờ các quốc
gia đang đầu tư vào như Nhật Bản, Trung Quốc,… trong tương lai chúng ta hoàn
toàn có thể tin rằng cơ sở hạn tầng sẽ ngày càng hoàn thiện.

2.Tình hình pháp luật - chính trị :
a. Pháp luật:
*Chế độ thương mại:
Chính phủ Myanmar đã đề ra các giải pháp phát triển thương mại như
sau:
• Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - thương mại, khu vực tư nhân và
các doanh nghiệp tư nhân được tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu
- là lĩnh vực mà trước đây Nhà nước độc quyền.
• Phát triển thương mại biên giới theo đúng luật pháp để phát triển và
tăng cường quan hệ thương mại song phương với các nước láng giềng
(Trung Quốc, Ấn Độ,Bangladesh, Thái Lan, Lào,Việt Nam).
• Tổ chức lại các thủ tục xuất - nhập khẩu.
• Giảm bớt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đơn giản hóa các
thủ tục nhằm mục tiêu thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp và
đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.
• Khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng cách cho phép các nhà xuất
khẩu được phép nhập khẩu hàng hóa toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu
được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
• Khai báo thương mại theo các luật lệ cần thiết đã ban hành phù hợp
với môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.
• Miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhập
khẩu như: phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất.
• Tổ chức lại và nâng cao vai trò hoạt động của Liên đoàn Phòng
Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) để xúc tiến thương
mại và công nghiệp của khu vực tư nhân.
*Chính sách xuất khẩu:
• Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm có
lợi thế và đa dạng hóa thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực trong nước.

• Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tục
hành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp, giấy
phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng.
• Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh cả xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa.
• Trong số 46.352 công ty của Myanmar đang hoạt động (tính đến cuối
năm 2005) thì chỉ có khoảng hơn 2.000 công ty được phép tham gia
kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp.
• Trong số hơn 2.000 công ty tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu
trực tiếp thì chủ yếu là doanh nghiệp có vốn trong nước, một số ít là
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
• Doanh nghiệp FDI chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa, không được
phép nhập khẩu hàng hóa (ngoài việc nhập khẩu nguyên - phụ liệu
phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu
*Chính sách nhập khẩu:
• Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuất
khẩu hàng hóa mà là phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiện
cân bằng thương mại, không được nhập siêu hàng hóa, với phương
châm:”có xuất thì mới có nhập”
• Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóa
thiết yếu; công nghệ, máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà sản xuất trong nước
chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm.
• Giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thương
mại, Bộ Thương mại Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ
ngày cấp phép.
• Giấy phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bất
cứ loại hàng hóa xuất khẩu nào, kể cả nông sản.
• Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép nhập
khẩu từng chuyến hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu.

*Chính sách Thuế:
• Thuế nhập khẩu cùng với thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hải
quan khi thông quan hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất ở trong nước và hàng hóa thiết yếu với mức thuế
suất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ thì có mức thuế
suất cao nhất.
• Thuế doanh thu được thu theo biểu thuế của Đạo Luật Thuế Doanh thu
năm 1991, và mức thuế rất khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và
dịch vụ.
• Đối với những loại hàng hóa không được miễn thuế doanh thu, mức
thuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% theo tính chất của
hàng hóa. Những loại thực phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng như thuốc lá, rượu,… thì mức thuế trên 25%.
• Đánh giá thuế nhập khẩu hàng hóa được dựa trên giá trị có thể đánh
giá của hàng hóa, đó là tổng số giá CIF và các chi phí bốc dỡ hàng hóa
(0,5% của giá CIF) đối với hàng hóa đã nhập khẩu.
• Thuế doanh thu cùng với thuế nhập khẩu được tập hợp và nộp tại cửa
khẩu thông quan hàng hóa nhập khẩu.
*Thanh toán xuất nhập khẩu:
• Do vẫn còn bị Mỹ thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong
hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với
doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam)
tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số ngân hàng ở Singapore.
• Các doanh nghiệp Việt Nam thường thanh toán qua các Ngân hàng
United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng HSBC tại Singapore
hoặc chi nhánh của hai ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh.
• Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở
Yangon, Myanmar. Có 3 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân
hàng Ngoại thương Myanmar, Ngân hàng Thương mại và Đầu tư
Myanmar và Ngân hàng Kinh tế Myanmar , hướng dẫn, quản lý các

giao dịch ngoại thương của Liên bang Myanmar. MEB mở các Văn
phòng Chi nhánh tại các điểm thông quan trao đổi thương mại hàng
hóa bằng đường bộ với các nước láng giềng.
• Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé nên các ngân
hàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh
• Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của
Myanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được
khi tham gia xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở
các ngân hàng thương mại của Myanmar mà chỉ có thể mua ngoại tệ
mạnh ở thị trường chợ đen như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật,…
• Tỷ giá chính thức ở Ngân hàng Ngoại thương Myanmar là 1 USD =
5,7 Kyats (Tháng 3 năm 2009). Tuy nhiên, doanh nghiệp Myanmar
không thể mua được USD theo tỷ giá này. Tỷ giá ở thị trường chợ đen
ngày 8 tháng 3 năm 2009 là 1 USD = 1.000 Kyats.
• Một số công ty của Myanmar bị Mỹ cấm vận, phong tỏa tài
sản. Bởi vậy, các công ty này không thể thanh toán qua ngân hàng với
các đối tác nước ngoài.
• Các doanh nghiệp Việt Nam không nên xuất - nhập khẩu hàng hóa với
các công ty nói trên vì rất mạo hiểm, có thể bị mất tiền và mất hàng
hóa.
• Hình thức thanh toán các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng khi
làm ăn với khách hàng Myanmar là qua thư tín dụng (L/C)
• Hiện tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở văn
phòng đại diện tại Yangon làm cơ sở bước đầu cho việc liên doanh
ngân hàng giữa hai nước, sẽ là hậu thuẫn quan trọng cho các doanh
nghiệp Việt Nam thanh toán quốc tế cũng như vay vốn, chuyển khoản
khi làm ăn với Myanmar.
• Chính phủ Myanmar sẽ cho phép các ngân hàng quốc tế được thành lập liên doanh với
các ngân hàng của Myanmar. Theo một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương,
Myanmar sẽ cho phép một số ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính trong

năm 2014. Quốc gia ở Đông Nam Á này đang từ từ mở cửa lĩnh vực ngân hàng sau hàng
loạt cải cách kinh tế và chính trị.
*Chính sách đối ngoại:
• Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các
nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng cùng có lợi.
• Myanmar là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào Không Liên
kết và Liên Hợp quốc.
• Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng
mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận
nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải
thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến
bộ thực chất, nhất là trong lần bầu cử vào tháng 11 tới.
• Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây,
nhưng quan hệ của Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có
tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy
trì. Các nước vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng
trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh
*Quan hệ Việt Nam và Myanmar:
• Ngày 28/5/1975 Hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao.
• Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - Myanmar không ngừng được
củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực; nhiều hiệp định, thỏa thuận đã
được ký kết.Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều
giữa Việt Nam và Myanmar đạt 56 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu qua Myanmar đạt 16 triệu
USD, tăng 53% và nhập khẩu từ Myanmar khoảng 40 triệu USD
• Mới đây, một đường bay thẳng từ Hà Nội đến Myanmar cũng đã được đưa vào hoạt
động và tương lai sẽ có thêm một đường bay thẳngnữa từ TP.HCM đến Myanmar.

• Việt Nam và Myanmar còn tích cực đẩy mạnh hợp tác trong khuôn
khổ các tổ chức đa phương trong khu vực như: ASEAN, Tiểu vùng
Mekong (GMS), Chiến lược phát triển kinh tế ba dòng sông
(ACMECS)…,
• Trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam và Myanmar (28/5/1975-28/5/2010) ngày 2/6 ông Khin Maung
Soe khẳng định, sự hợp tác của Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát
triển của Myanmar với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam
cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giúp thắt chặt hơn nữa mối
quan hệ hợp tác song phương của hai nước.
• Khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ hành lý. Bạn chỉ
được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu (1 lít) và một lọ nước hoa (0,5 lít) vào
Myanmar.
b. Chính trị
• Từ khi giành được độc lập (1948) đến năm 1962, Myanmar là nhà
nước Liên bang theo chế độ dân chủ đại nghị.
• Từ năm 1962 đến năm 2009 tình hình chính trị bất ổn do sự cạnh tranh
của các Đảng phái chính trị (điển hình là giữa Đảng phái của Bà Ong
San Su Chi và chính quyền quân đội)
• Sự độc tài của chính quyền đã buộc Mỹ và EU cấm vận đất nước này
từ năm 1988 , khiến đất nước bị cô lập và tụt hậu so với các nước
trong khu vực
• Mãi đến cuối năm 2009 dưới sức ép bị cấm vận và sự bất bình của các
tổ chức, các nước về cách quản lí nhà nước của chính quyền quân đội
mà tình hình căng thẳng của các đảng phái trở nên tốt hơn cùng bắt tay
nhau mở cửa thị trường để phát triển kinh tế quốc gia vốn đã bị cô lập
hơn 46 năm nay.
• Ngày 7/11/2010 sẽ tiến hành bầu cử tự do, công bằng giữa các Đảng
phái với sự giám sát của bạn bè khu vực và thế giới. Chấm dứt sự bất
ổn về chính trị.Hướng hẹn về một nền kinh tế phát triển và một môi

trường đầu tư tiềm năng.
3. Môi trường cạnh tranh:
-Xâm nhập cơ hội nhiều nhưng cạnh tranh cũng đang tăng lên gay gắt, thị trường mở cửa
nhưng cũng còn rất nhiều biến động và bất ổn về chính sách nên doanh nghiệp muốn
thành công phải quyết liệt và kiên trì.
-Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của ta ở Myanmar là Thái Lan, Trung Quốc.
-Hàng hóa của Thái Lan chất lượng tương tự với ta nhưng giá cao. Ngược lại gốm Trung
Quốc chất lượng thấp, giá thấp.
-Hàng hóa của ta có chất lượng và giá phù hợp nên rất được người dân Myanmar ủng hộ
và ưa thích.
4. Môi trường văn hóa – xã hội
- Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất
Phác và lòng tin rất mạnh mẽ.
- Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay
trước ngực hoặc cúi đầu chào.
- Nếu mang nữ trang, đồ điện tử hay máy quay phim, bạn cũng phải khai báo nếu không
muốn bị tịch thu. Kể cả lượng tiền mặt mang theo cũng phải kê khai đầy đủ. Nếu bạn
mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ khi bạn rời khỏi Myanmar không được vượt quá
lượng ngoại tệ đã mang vào.
- Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải
một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy
qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
- Khi bạn đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, bạn nên đưa bằng tay
phải hoặc bằng cả hai hiếu” của thị trường tay để tỏ thái độ lịch sự.
- Một số vị trí trong chùa, hoặc khu vực đền đài đặc biệt là các khu vực trang trọng và
có tính linh thiêng sẽ không cho phép phụ nữ vào trong. Bạn nên kiểm tra với hướng dẫn
viên địa phương để biết chắc mình đứng đúng vị trí. Phụ nữ cũng không nên ngồi trên
nóc ô tô hoặc nóc mái nhà, nóc thuyền, tàu… nghĩa là ngồi phía trên đầu của người khác.
- Phụ nữ cũng không được phép chạm, sờ hoặc bắt tay nhà sư dưới mọi hình thức. Nếu
bạn không may chạm vào nên xin lỗi và vị sư kia chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi khi bị

chạm. Ở Myanmar, chỉ có nam giới mới được làm sư.
- Nếu bạn mặc các trang phục truyền thống của Myanmar, quý khách nên mặc cao cổ,
không hở lưng, không hở bụng, không hở ngực và có mặc áo ngực (với phụ nữ).
- Bạn phải mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi
thăm các đền chùa của Myanmar.
-Nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm liên quan tới chính trị,
bệnh viện, an ninh
- Người Myanmar thích màu vàng vì đó là màu của vàng (gold) và những ngôi chùa. Màu
đỏ chỉ dành cho những gì rất quan trọng hoặc những dịp đặc biệt khi bạn cần thể hiện sức
mạnh.
- Tết được tổ chức vào tháng tư: tất cả hàng quán đều đóng cửa, họ thường té nước nhau
để “rửa tội” cho năm qua.
- Tiền phải được giữ sạch và phẳng nếu rách hoặc có vết gấp một ít sẽ làm mất giá trị của
đồng tiền đó tại Myanmar.
- Chỉ ăn bằng tay phải để bốc thức ăn. Khi nhận đồ ăn hay đưa tiền cho người khác cũng
phải sử dụng bằng tay phải. Vì với họ, dung tay trái là một điều khiếm nhã.
- Ăn trầu là tập quán của người dân Myanmar. Họ ăn trầu để nhuộm răng thành màu nâu
đỏ.
- Đàn ông mặc váy, còn được gọi là “longyi”. Đàn ông chỉ buộc váy ở phía trước còn phụ
nữ khâu chúng ở bên hông.
- Đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, ngay cả xoa đầu những đứa trẻ cũng không được.
- Hướng đông với họ là hướng may mắn.
*Tập quán kinh doanh:
- Người Myanmar có đặc tính rất đáng quý là trung thực và hiền hòa. Ý thức chấp hành
luật pháp cực kỳ nghiêm chỉnh. Người Myanmar thích gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi,
tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế.
- Họ cũng có thói quen thăm trụ sở nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy sản xuất chế
biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân; sau đó thì họ sẽ có đàm
phán, thương thảo, quyết định ký kết hợp đồng kinh tế.
- Doanh nhân Myanmar thường yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản

tiền “đặt cọc” bằng tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp
đồng kinh tế.
-Người dân và doanh nhân Myanmar thường rất thích được tặng quà
dù chỉ là món quà nhỏ. Bởi vậy, doanh nhân Việt Nam nên tặng quà
cho các đối tác Myanmar khi gặp gỡ nhau lần đầu, khi ký kết được
hợp đồng kinh tế, khi công việc thành công,
5. Phân tích SWOT:
a. Điểm mạnh:
-Gốm sứ Việt Nam
đã gặt hái những thành công nhất định và tạo được lòng tin của khách hàng về chất lượng
thẩm mỹ cũng như độ bền mặt hàng này của Việt Nam.
Những thương hiệu gốm sứ Việt Nam đã và đang dần trở nên nổi tiếng và uy tín trên
thị trường quốc tế như: gốm Bát Tràng, gốm Minh Long, gốm Chu Đậu…
Là doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực gốm sứ nhưng đã thành công trong lĩnh vực xuất
khẩu gốm sứ.
-Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Chúng tôi luôn tiến hành điều tra,
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, do đó có những cơ
sở để chúng tôi sản xuất những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Một lợi
thế của chúng tôi nữa là, do là doanh nghiệp xuất khẩu theo thị hiếu của khách hàng nên
thường chúng
sản xuất với một số lượng nhất định, do đó thường không có hàng tồn từ đó cắt giảm đượ
c chi phí kho bãi.
- Tiềm lực tài chính của công ty ngày càng được cải thiện, doanh thu ngày càng tăng,
hoàn toàn đủ sức để vươn ra thị trường thế giới.
- Dòng sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng, đẹp và bắt mắt. Điều đó thể hiện
doanh nghiệp có những sản phẩm, dịch vụ tốt, có khả năng đứng vững trong môi trường
cạnh tranh quốc tế.
- Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu dồi dào: đất sét, cao lanh, đá trường thạch.
Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản
xuất gốm sứ.

- Công ty có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu và đạt đượcthành công đáng
kể. Công ty đã chuẩn bị vững chắc trong tiến trình hội nhập sâu và dài hạn nên có khả
năng ứng phó với sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và sự khủng hoảng, duy trì
được sự ổn định trong sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Công ty đã “đồng điệu”
được với các thông lệ quốc tế trong sản xuất và kinh doanh, góp phần tạo nên một sân
chơi ngang bằng với các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí chiều hướng Công ty còn
hơn cả về mặt chất lượng và giá cả phù hợp… Đó là thế mạnh quan trọng của sản phẩm.
-Ban lãnh đạo Công ty có tầm nhìn, ngoài ra cán bộ, công nhân viên Công ty có niềm
đam mê, lòng tự hào về nghề nghiệp. Đó là nền tảng tư tưởng rất lớn cho hoạt động của
đơn vị. Chính nhờ đó đã tạo nên sức mạnh tập thể, tạo ra những giải pháp sáng
tạo, năng động, tìm ra cái mới để phát triển.
- Công nghệ sản xuất gốm: các công thức sản xuất xương, men, màu vẫn là những bí
quyết học được từ làng nghề Bát Tràng và đặc biệt Làng nghề Vĩnh Long – làng nghề lâu
đời và gần với cơ sở của công ty. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cùng với những bí
quyết sản xuất lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày nay đang tạo ra những sản
phẩm gốm tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng trong nước
và quốc tế.
- Có mối quan hệ khá chặt chẽ với các nhà phân phối ở Myanmar: chợ, siêu thị.
b. Điểm yếu:
- Công ty mới thành lập nên còn thiếu kinh nghiệm hơn các đối thủ lâu năm ở thị trường
Myanmar.
- Chưa có thương hiệu ở nước thị trường thâm nhập vì công ty chỉ mới bắt đầu thị trường
mới.
- Chưa có khách hàng trung thành.
- Gặp sự cạnh tranh của các nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc,…
c. Thời cơ:
Các nước trên thế giới đánh giá Myanmar là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của ASEAN”
-Thị trường Myanmar đang mở cửa mạnh mẽ.
-Theo số liệu của Hải quan Myanmar, quý I-2012, kim ngạch thương mại hàng hóa hai
chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 45 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kì năm

2011.

Trong đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar ước đạt 20 triệu USD, tăng
16,8%. Những mặt hàng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao có thể kể đến như: Thép các loại
đạt 5 triệu USD; nguyên phụ liệu may mặc đạt 1,5 triệu USD; màn chống muỗi đạt 1,5
triệu USD; phân bón hóa học đạt 1 triệu USD; thiết bị điện đạt 800.000 USD…
-Do thu nhập của người dân Myanmar khoảng 1030 USD/người/năm, nên người tiêu
dùng ở thị trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng hoá có chất
lượng vừa phải, trong khi đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
- tiềm năng tiêu thụ tại chỗ của thị trường này rất lớn do 90% hàng công nghiệp và tiêu
thụ phải nhập khẩu. Từ năm 2007 đến nay, Myanmar nhập khẩu hàng hóa từ 130 thị
trường trên thế giới, trong đó Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng ở vị trí thứ 12.
-Myanmar cũng có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như: miễn thuế 8 năm,
được thuê đất trong vòng 50 năm, không bị hạn chế mức góp vốn tối đa và doanh nghiệp
sẽ được cấp phép đầu tư trong vòng hai tuần khi đầy đủ thủ tục…
-Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Myanmar đã tiến hành họp Uỷ ban hỗn
hợp về thương mại và đã thống nhất một số nội dung hợp tác trong tình hình mới. Các
cuộc hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp hai nước cũng đã được tổ chức tại Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh và Yangon (Myanmar).
-Với 60 triệu dân, Myanmar là thị trường rất lớn so với Campuchia, Lào. Tuy chưa có
đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một thuận lợi với doanh
nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong 5 năm tới
nâng cấp Cảng Yanggun thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được một lúc
43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh tranh hơn
đường bộ.
-Myanmar có tới 3 đến 5 triệu người lao động ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ đã
nhanh chóng phát triển được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quốc tế. Nếu có thể thuyết
phục được lực lượng lao động này trở về nước, kinh tế Myanmar tự động sẽ có thêm
nguồn đào tạo kỹ năng cũng như sự năng động cần thiết.
-Myanmar đang bắt tay vào chuyển đổi mô hình kinh tế trong bối cảnh công nghệ di động

và Internet đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bằng cách khai thác công nghệ trong
các lĩnh vực chủ chốt của chính phủ như giáo dục, y tế, ngân hàng và bán lẻ, Myanmar có
tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
-Mối quan hệ với các cường quốc:Từ Brussels đến Washington, các nhà lãnh đạo phương
Tây đều nhất trí sẽ hỗ trợ hết mình cho nền dân chủ non trẻ của Myanmar sau nhiều năm
bị cô lập.
-Với hàng chục đoàn đại biểu thương mại tới thăm, cùng hàng trăm tập đoàn đa quốc gia
dõi theo, Myanmar đang có một nền tảng tuyệt vời và vững chắc từ cộng đồng quốc tế để
có thể phát triển kinh tế và sánh ngang với các quốc gia trong khu vực.
- Tất cả các loại hàng Việt Nam vào Myanmar đều được chào đón do nhu cầu tại thị
trường Myanmar phù hợp với khả năng đáp ứng của Việt Nam, từ công nghệ, mẫu mã,
chất lượng. Ví dụ như mặt hàng điện lạnh, điện máy, thực phẩm khô, hàng nông sản chế
biến, các loại máy công cụ Việt Nam đều được tiêu thụ rất tốt tại Myanmar.
Cũng đừng quá lo ngại với hàng Trung Quốc và Thái Lan, bởi nhiều sản phẩm Việt Nam
đã đánh bật hàng Trung Quốc và Thái Lan tại thị trường này nhờ chất lượng tốt hơn và
giá cả phù hợp, như sản phẩm gốm sứ và các mặt hàng nhựa gia dụng Việt Nam.
- Do quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Myanmar rất tốt, những dự án của Việt Nam
phù hợp với Myanmar đều được hoan nghênh.
d. Thách thức:
-Chính phủ Myanmar thu ba loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu là thuế nhập khẩu, thuế
thương mại và lệ phí giấy phép. Đồng thời, các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh
xuất nhập khẩu hàng hóa có thể làm hồ sơ gửi tới Tổng vụ Thương mại, Bộ Thương mại
để đăng kí xin giấy phép.
-Myanmar không cho phép nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan và một số hình ảnh như Phật
hay hình quốc kì không được phép sử dụng trên nhãn hàng hoặc thương hiệu.
-Ngoài ra, việc thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp
Myanmar với doanh nghiệp nước ngoài tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số
ngân hàng ở Singapore…
-Giá bán các mặt hàng nhập khẩu hiện nay ở Myanmar khá rẻ, lại là hàng có chất lượng
thấp nên DN VN muốn bán được sản phẩm ở Myanmar phải nghiên cứu giá thật hợp lý

để có thể cạnh tranh được. DN VN bắt buộc phải hợp tác với đối tác có giấy phép xuất
nhập khẩu do Bộ Thương mại Myanmar cấp, phải có hệ thống phân phối mới có thể đưa
hàng sang.
-Do các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép mở văn phòng đại diện ở Myanmar nên
hiện nay việc thanh toán là yếu tố khó khăn. Hiện Ngân hàng BIDV đã được cấp phép
mở văn phòng đại diện tại Myanmar.
- Một trong những cái khó đối với doanh nghiệp Việt Nam là hàng hóa Trung Quốc và
Thái Lan đang chiếm lĩnh tại thị trường Myanmar, họ có lợi thế vận chuyển gần, chưa kể
trốn thuế, nhập lậu Đặc biệt, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Myanmar chủ yếu là tư
nhân, họ không được vay vốn nên rất hạn chế về tiền mặt. Do vậy khi nhập hàng họ
thường đòi trả chậm hoặc đổi hàng trong khi doanh nghiệp Việt Nam cũng đang khó
khăn nên đòi tiền ngay.
Hệ thống ngân hàng Myanmar còn rất yếu. Hoạt động cho vay, thanh toán điện tử chưa
phát triển, chuyển tiền khó khăn Các thủ tục xuất nhập hàng, xin giấy phép đầu tư vào
Myanmar dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiêu khê, không thể nhanh như Việt
Nam hiện nay. Vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Myanmar có chi phí cao do đường
bộ chưa vận chuyển được, còn đường biển thì xa.
-Về phía Việt Nam, thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam còn nhiêu
khê, chưa kể giấy phép chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư cực kỳ khó khăn do chủ trương
hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài
C. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG:
Chọn lựa thị trường theo phân khúc tập trung:
1. Phân khúc thị trường theo địa lý: Chọn ra hai vùng kinh tế trọng điểm của
Myanmar để thâm nhập đó là Yangon và Mandelay.
2. Phân khúc khách hàng: chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp
( phù hợp với tình hình kinh tế của nước Myanmar). Lấy số lượng làm lợi nhuận.
D. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP:
Phương thức xâm nhập: Xuất khẩu gián tiếp qua ủy thác xuất khẩu
• Phương pháp tìm kiếm thị trường tích cực => vài chuyến đi tìm hiểu thị trường
nước ngoài.

• Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu: Dòng lưu chuyển hàng hóa vật
chất
• Chiến lược thâm nhập dài hạn
• Nhập khẩu thành phẩm
• Dùng đại lý trong việc kinh doanh cũng như làm marketing trung gian để tiết
kiệm chi phí:
-Đại diện thương mại: đại diện cho tất cả khách hàng mua nước ngoài, văn phòng tại
nước xuất khẩu.
-Người môi giới
-Dùng các marketing trung gian: siêu thị, chợ.
E. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX:
I. Chiến lược sản phẩm:
1.Tuyến sản phẩm:
Là tập hợp những kiểu mẫu (kiểu, cỡ, loại…) được thương mại hóa tại một thị trường
riêng biệt.
Tuyến sản phẩm của công ty:
-Ấm chén: bộ ấm chén hoa văn nghệ thuật, ấm chén decal, bộ ấm chén in logo,chữ
-Đĩa: Đĩa cảnh trang tri cớ lớn, đĩa tranh sứ dân gian, Đĩa trang trí lưu niệm,
-Bát đĩa: bát ăn cơm, Tô sứ trắng, Đựng gia vị,
-Cốc: cốc men màu, cốc sứ có nắp, cốc tách cà phê,
-Lọ hoa: lọ hoa trang trí
2.Hệ sản phẩm: Tập hợp những dãy sản phẩm được thương mại hóa của công ty,
cung cấp cho các kênh phân phối: Ấm chén,Đĩa,Bát đĩa, cốc, lọ hoa,
3.Chiến lược sản phẩm:
• Công ty phát triển sản phẩm nội địa hiện có để xuất khẩu, đồng thời cải tiến
hơn để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân myanmar.
• Bao bì sản phẩm: được thiết kế bắt mắt, sang trọng, bằng giấy đặc trưng phù
hợp với từng loại sản phẩm. Đặc biệt chú trọng tới màu sắc bao bì nhất là màu
vàng vì đây là màu sắc đặc trưng của ngôi Chùa Vàng vốn dĩ là nét đặc trưng
trong tín ngưỡng của người Myanmar.

• Chất lượng sản phẩm: cải tiến hơn nữa, không ngừng đa dạng hóa mẫu mã đễ
phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó nhằm cạnh tranh
tốt với đối thủ để tồn tại.
• Nguyên liệu chính: cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét
trắng. Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất
lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có
123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu
tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch
anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn.
• Với việc sử dụng các các dòng men nổi tiếng ỡ Bát Tràng như men chảy, men
thủy tinh, men gốm, men da lươn, men đỏ cùng với chất sứ đanh, bền,lớp men
sáng min khác biệt. Sản phầm không bị đóng cặn hoặc bụi bẩn qua thời gian,
việc tẩy rửa dễ dàng và không bị sứt mẻ.
II. Chiến lược giá:
Để phục vụ cho chiến lược thâm nhập thị trường của công ty thì chiến lược định giá thâm
nhập được xem là phù hợp nhất với những lý do sau:
-Xây dựng nhận thức về chất lượng sản phẩm và thương hiệu đối với sản phẩm chất
lượng và có uy tín.
-Sức cạnh tranh của sản phẩm tương tự trên thị trường còn thấp.
-Vì chuỗi bán hàng chủ yếu của công ty là các siêu thị lớn nên với chiến lược định giá
này sẽ dễ chấp nhận hơn với khách hàng có thu nhập trung bình thấp.
-Nhu cầu của người tiêu dùng cao nhưng thị trường hàng hóa còn hạn hẹp.
-Đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để bù đắp cho chi phí sản xuất và chi phí vận
chuyển vẫn còn cao ( phải nhập qua đường chính ngạch).
III. Chiến lược phân phối:
Sản phẩm của công ty sẽ được giới thiệu và phân phối đến tay người dùng thông qua 2 thệ thống
siêu thị là : City Mart và Ocean Supercenter.
1. City mart

-Được thành lập năm 1996, đến nay City Mart đã có đến 13 chi nhánh ở Yangon và 1 ở

Mandalay.
-Mặt hàng chủ yếu của City Mart là lương thực, thực phẩm, đồ dùng làm bếp, chén
dĩa, với 70% lượng hàng hóa là hàng nhập khẩu. Mục tiêu mà City Mart hướng đến là đưa đến
cho người tiêu dùng Myanmar những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Cùng với việc mức sống
ngày càng tăng của người dân, bữa ăn đã dần được chú trọng hơn, bên cạnh thức ăn sạch thì các
vật dụng đi kèm như chén, dĩa, ly, tách là không thể thiếu và cũng đòi hỏi chất lượng và thẫm
mỹ. Nắm bắt được nhu cầu này doanh nghiệp mong muốn góp phần trong việc thực hiện cải
thiện một phần nào đó đời sống hàng ngày của người tiêu dùng bằng cách cung giới thiệu tới
khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý nhất.
2. Ocean Supercenter.

Được mở cửa vào năm 2006, cho đến này chuỗi trung tâm mua sắm chuyên về đồ gia
dụng và nội thất Ocean đã có tổng cộng 4 chi nhánh trên 3 thành phố lớn nhất Myanmar là
Yangon, Mandalay và Nay Pyi Taw.
Với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng giúp Ocean đáp ứng được hầu hết nhu cầu về đồ
gia dụng, nội thất của khách hàng với chất lượng và giá cả phải chăng.
Doanh nghiệp nhận thấy đây là địa điểm rất thích hợp để công ty giới thiệu sản phẩm của
mình đến người tiêu dùng. Không chỉ là các sản phẩm gia dụng liên quan tới bếp núc như chén
dĩa, mà bên cạnh đó các sản phẩm dùng để trang trí như bình hoa, các bộ ấm, tách trà cũng được
doanh nghiệp mang đến cho người tiêu dùng qua hệ thống của Ocean .
* Với thói quen tiêu dùng hàng nhập khẩu của người dân Myanmar đã hình thành lên
trong tâm trí người tiêu dùng khái niệm về chất lượng sản phẩm. Mặc dù hàng nhập khẩu ở đây
đa phần là từ Trung Quốc và Thái Lan với chất lượng không tốt nhưng điều đó tạo lợi thế cho
doanh nghiệp tiếp cận thị trường bằng việc khẳng định chất lượng sản phẩm Việt Nam so với các
đối thủ cạnh tranh.
* Để sử dụng lợi thế này đánh vào tâm lý người tiêu dùng bản địa doanh nghiệp cần lựa
chọn những kênh phân phối chất lượng để đưa những sản phẩm chất lượng tốt với giá cả phải
chăng đến khách hàng. Việc lựa chọn City Mart và Ocean Supercenter là 2 nhà bán lẻ chất
lượng ở Myanmar sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp có được ấn tượng ban đầu tốt đối với
người tiêu dùng đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường khi sản phẩm đã

được người tiêu dùng chấp nhận.
Ngoài 2 trung tâm bán lẻ trên doanh nghiệp còn ký kết được các hợp đồng nhập khẩu với
các công ty nhập khẩu gốm sứ trong nước để phân phối cho các chợ nội địa.
Doanh nghiệp nhận thấy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thôi chưa đủ còn phải đưa
những sản phẩm này đến tay nhiều người tiêu dùng nhất. Để thực hiện được mục tiêu này việc
phân phối sản phẩm vào các chợ bản địa thông qua các đơn đặt hàng của các công ty nhập khẩu
trong nước khi mà doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất cũng như showroom trưng bày sản phẩm
ở đây.
Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận đến khách hàng trên khắp cả nước,
việc tăng tần suất phủ sóng đi nhiều thành phố giúp tạo lợi thế cạnh tranh với các nhãn hàng
Trung Quốc và Thái Lan đang ngập tràn trên thị trường.
Chợ không chỉ là nơi tập trung hàng hóa mà còn là nơi tập trung con người. Nếu các sản
phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ở đây chấp nhận thì các hoạt động sâu vào thị trường
như xây dựng nhà xưởng, trung tâm bán lẻ, showroom,…của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
IV. Chiến lược chiêu thị:
-Về phương diện xúc tiến, vì doanh nghiệp mới vừa xâm nhập thị trường, không đủ
khả năng thực hiện việc quảng bá một cách rầm rộ và rộng khắp, chiến lược quảng cáo
thích nghi là phù hợp nhất đối với chúng tôi.
Myanmar là một thị trường còn khá xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam nói c
hung và doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Chính vì thế, bước đầu xâm
nhập vào thị trường này, chiến lược xúc tiến của chúng tôi được xây dựng trên việc hợp t
ác chặt
chẽ với các nhà cung cấp những mặt hàng có liên quan như đồ gỗ, đồ trang trí nội thất.

×