MỞ ĐẦU
Văn hóa là một thực thể sống động, có sự vận động trong không gian và thời
gian . Nhìn theo chiều thời gian, văn hóa Việt Nam là một diễn trình lịch sử có
nhiều quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian, văn hóa Việt Nam có sự
vận động qua các vùng – xứ - miền khác nhau.
Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở nước, Việt Nam bao
gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau. Năm mươi tư tộc người cùng chung sống hòa
hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khảng định Việt Nam là một quốc gia đa tộc
người. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng có những nét tương đồng,
có những nét khác biệt.
Ngày nay với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, quá trình giao lưu và
hội nhập của các tộc người trên cùng một quốc gia cũng như trên thế giới diễn ra
ngày càng sôi động hơn. Bên cạnh vấn đề hội nhập làm giàu thêm bản sắc văn hóa
dân tộc mình thì nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa đặc trưng, nguy cơ bị “hòa tan”
nền văn hóa là điều đáng quan tâm hơn hết .
Bản sắc dân tộc là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn
hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn văn hóa của dân tộc này với các dân tộc
khác. Nó là “căn cước” của một dân tộc. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng có
đặc trưng riêng. Những cái riêng ấy sẽ làm phong phú thêm vốn văn hóa của quốc
gia. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu và thẩm nhận giá trị văn hóa các tộc người, xem
xem sự hấp dẫn nằm ở đâu, cái phong phú ấy như thế nào là một trong những
nguyên nhân khiến cho du lịch ra đời.
Hoạt động du lịch mang trong mình nhiều trọng trách quan trọng, góp phần
bảo tồn và thúc đẩy nền văn hóa phát triển. Du lịch đem lại nguồn lợi nhuận kinh
tế lớn cho Quốc Gia, đem lại việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên du
lịch đòi hỏi phải phát triển theo hướng bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo
đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
1
1. Lý do chọn đề tài:
Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển nên việc
khai thác vốn văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch là nhu cầu tất yếu khách quan.
Hoạt động du lịch diễn ra ngày càng sôi động, rất nhiều lễ hội và Fescival được tổ
chức thường xuyên.
Du lịch đã tác động đến mọi mặt cả đời sống kinh tế và xã hội nên không
tránh khỏi nguy cơ làm xáo trộn sinh hoạt văn hóa của cư dân bản địa. Trong điều
1 Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 đã nêu : “Du lịch là nghành kinh tế tổng
hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc”. Khai thác tính dân tộc của nền văn hóa phải
đi đôi với việc kế thừa và giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc. Không thể phủ nhận rằng nền văn hóa của chúng ta đang đứng trước xu
hướng bị “thương mại hóa”, nhiều yếu tố bản sắc văn hóa truyền thống bị phai mờ,
lãng quên, thay vào đó là nền văn hóa bị lai tạp. Hơn lúc nào hết việc bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối với
Đảng, Nhà nước, các Ban nghành mà cả với mỗi cá nhân chúng ta.
Là một trong những cở sở tiềm năng du lịch của đất nước, nơi có bản sắc văn
hóa của các dân tộc đặc sắc. Hàm Yên – Tuyên Quang nơi có những tiềm năng văn
hóa cần được khai thác hiệu quả. Với những kiến thức cơ bản về văn hóa tích lũy
được trên giảng đường và kết hợp với quá trình đi thực tế tại địa phương em nhận
thấy vấn đề văn hóa trong bối cảnh hiện nay là vô cùng quan trọng và ý nghĩa.
Được sự đồng ý của khoa Du Lịch và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
Nguyễn Anh Cường em đã lựa chọn đề tài : “Khai thác các giá trị văn hóa vật
chất của người Dao Quần Trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên
Quang” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu chính của Khóa luận là tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất là tìm hiếu các giá trị văn hóa vật chất của dân tộc Dao Quần Trắng
vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên, Tuyên Quang.
Thứ hai là thực trạng khai thác giá trị văn hóa và những tác động của du
lịch đến môi trường xã hội nhân văn của dân tộc Dao Quần Trắng trên địa bàn
huyện Hàm Yên.
Thứ ba là những định hướng và giải pháp để phát triển du lich tại Hàm yên
theo hướng bền vững, hạn chế sự tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đối với giá
trị văn hóa, cảnh quan, môi trường tự nhiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi xã Yên Phú - huyện Hàm
Yên – Tuyên quang.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận từ ngày
1/3 – 2/5/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu và phân tích những thông tin từ
sách, báo, tạp chí, luận văn, internet và các tài liệu có liên quan.
Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống
đạt hiệu quả cao trong việc thu thập trực tiếp những số liệu, thông tin trên địa bàn
nghiên cứu. Đây là phương pháp hầu như kháo luận nào cũng cần đến vì qua
phương pháp này ta mới tận mắt nhìn thấy được các hoạt động diễn ra tại điểm
khảo sát.
Phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và thực hành đã được học trên giảng đường
3
5. Đóng góp của khóa luận.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên Khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên với niềm say mê, vận dụng tối đa khả năng hiểu
biết của mình em hi vọng sẽ giúp cho những ai quan tâm đến văn hóa các dân tộc
thiểu số có thêm những hiểu biết mới. Kết quả nghiên cứu của kháo luận bao gồm
nhiều thông tin, những số liệu xác thực có giá trị như một tài liệu để tham khảo.
6. Kết cấu của Khóa luận .
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Hàm Yên – Tuyên Quang và văn hóa
vật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên.
Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần
trắng vào phục vụ du lịch tại Hàm Yên – Tuyên Quang.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm khai thác giá trị văn hóa vật
chất của người Dao đối với du lịch tại huyện Hàm Yên.
4
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HÀM YÊN- TUYÊN QUANG VÀ VĂN
HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI DAO QUẨN TRẮNG TẠI HÀM YÊN
1.1. Khái niệm du lịch và văn hóa vật chất:
1.1.1. Khái niệm du lịch.
Du lịch là một khái niệm mà có nhiều quan điểm khác nhau. Những quan
điểm này được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Dưới mỗi góc
độ nghiên cứu lại cho ra đời một quan điểm về du lịch. Có người cho rằng du lịch
chỉ là sự di chuyển của các cá nhân từ nơi này đến nơi khác trong một khoảng địa
lý nhất định.
Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người và ngày nay nó càng khẳng định vị trí của mình với tốc độ phát triển nhanh
chóng song vẫn chưa có được sự thống nhất về khái niệm du lịch trên thế giới cũng
như ở Việt Nam.Giáo sư Bernerker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế
giới đã nhận định : “ Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa”.
Theo như Michaud nhà địa lý học người Pháp, khái niệm vè du lịch được hiểu
như sau : “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho
việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi thường xuyên với lý do giải trí,kinh
doanh,sức khỏe,hội họp,thể thao và tôn giáo”.
Trong Luật du lịch năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam thì định nghĩa về
du lịch được quy định tại Điều 4 chương I : “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu,giải trí,nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
5
Du lịch còn có thể được hiểu như : “Du lịch là một tập hợp của các hiện tượng
quan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách,các nhà kinh doanh du lịch,chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón tiếp khách”.
1.1.2. Khái niệm văn hóa vật chất.
Theo quan điểm của nhiều nhà dân tộc học trong và ngoài nước trong việc
chia văn hóa thành hai thành tố chính là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Theo đó nội hàm của văn hóa vật chất rất rộng bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra dưới dạng vật thể trong một thời điểm cụ thể nào đó của lịch sử.
1.2. Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21
o
29’ ÷ 22
o
42’ vĩ
độ Bắc và 104
o
50’ ÷ 105
o
36’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 586.732,71 ha.
Về đơn vị hành chính: tỉnh có 06 huyện và 01 thành phố với 129 xã, 07 phường
và 05 thị trấn. Và Hàm Yên là một trong những huyện của tỉnh Tuyên Quang.
1.2.1.Vị trí địa lí, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Hàm Yên.
a.Vị trí địa lý:
Huyện nằm ở phía tây tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà
Giang), phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình,
và phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái).
b.Lịch sử hình thành:
Hàm Yên xưa là huyện Sóc Sùng, đời Minh là huyện Văn Yên, sau nhập vào
huyện Khoáng. Đời Lê sơ gọi là huyện Sùng Yên sau đổi là Phúc Yên. Năm Minh
Mạng thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy Tân thứ 7 (1913)
6
chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.Tháng 12 năm 1975
trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Hàm
Yên là huyện lị của tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang
và Hà Giang, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Tuyên Quang.
c.Diện tích, dân số, giao thông:
Diện tích 907 km
2
Dân số là 109.000 người (năm 2008). Huyện lị là thị trấn Tân Yên nằm
trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang 20 km về hướng tây bắc, huyện cũng
là nơi con sông Lô chảy qua.
Huyện Hàm Yên gồm có các dân tộc sau:Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mong…
1.2.2. Tiềm năng du lịch của Hàm Yên.
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, huyện Hàm Yên có nhiều lợi thế phát triển
du lịch: Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn, lễ hội dân gian đặc sắc,
nhiều đặc sản nổi tiếng, Quốc lộ 2 đi qua trung tâm huyện, nối liền với tỉnh bạn Hà
Giang. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách. Hiện nay, huyện
đã và đang tập trung từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các
dịch vụ du lịch, phấn đấu đưa du lịch, dịch vụ trở thành một trong những ngành
kinh tế trọng điểm.
Phía Nam huyện Hàm Yên tiếp giáp với huyện Yên Sơn, nơi Quốc lộ 2 đi
qua. Cư dân sống 2 bên đường tương đối đông đúc, nhiều dịch vụ phát triển như
viễn thông, chế biến chè, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống Cửa ngõ phía
Bắc, xã Yên Lâm giáp với tỉnh Hà Giang, tỉnh có cửa khẩu giao thương với nước
bạn Trung Quốc. Tại vị trí giáp ranh, các hộ dân có nhà bám mặt đường có nhiều
cơ hội phát triển dịch vụ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương. Thị
trấn Tân Yên là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, dân cư tập trung đông.
Với 8 km bám đường Quốc lộ 2, cư dân nơi đây đã tận dụng lợi thế đó để đầu
tư phát triển nhiều loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công
7
Hàm Yên hiện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Động Tiên, Thác Lăn, đền
Thác Cái (xã Yên Phú); Hồ Khởn (xã Thái Sơn), đền Bắc Mục, đình Thác Cấm (thị
trấn Tân Yên), rừng đặc dụng Cham Chu (xã Minh Hương).
Nhắc đến Hàm Yên là nhắc đến quê hương của Cam sành, của Vịt suối Minh
Hương. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này là một trong những
việc đã và đang được huyện tích cực triển khai thực hiện. Cùng với việc tổ chức lễ
đón nhận thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” (2007), vừa qua Cam sành Hàm Yên
đã vinh dự được đứng trong top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng, giá trị bậc nhất Việt
Nam. Hiện nay, diện tích cam toàn huyện lên đến gần 2.500 ha, sản lượng cam
hàng năm đạt gần 30 nghìn tấn quả. Vụ cam năm 2012 cam sành Hàm Yên đã có
mặt ở một số siêu thị lớn tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và hầu hết các
chợ đầu mối của các tỉnh miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Mặc dù
sản lượng cam bán ra chưa nhiều, song đây là điểm nhấn cho sản phẩm cam sành
Hàm Yên tiếp tục chinh phục thị trường trong những năm tiếp theo. Vịt suối
Minh Hương được du khách gần xa biết đến, tìm mua. Huyện khuyến khích nông
dân có điều kiện chăn nuôi vịt quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá tạo ra
nguồn sản phẩm thịt, trứng vịt chất lượng tốt để cung cấp ra thị trường, tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân. Quy hoạch
vùng chăn nuôi vịt tiến tới xây dựng thương hiệu “Vịt Minh Hương”, đưa đàn vịt
toàn xã có hơn 20 nghìn con, trong đó duy trì nuôi trên 5.000 con vịt bầu đẻ trứng
và 15 nghìn con vịt thương phẩm, đồng thời mở rộng chăn nuôi vịt bầu tại 2 xã
Tân Thành và Phù Lưu.
Đặc biệt sau gần nửa thế kỷ, Hội chọi trâu Hàm Yên lại được khôi phục trong
những ngày đầu xuân (mồng 10 và11 tháng Giêng - âm lịch) thu hút hàng vạn du
khách thập phương đến tham gia theo dõi và cổ vũ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2010 - 2015 xác định đến năm 2015, giá trị ngành du lịch, dịch vụ đạt 520 tỷ đồng,
tăng bình quân 19,7%/năm; toàn huyện thu hút bình quân trên 100 nghìn lượt
8
khách du lịch/năm; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở
dịch vụ theo quy hoạch để khai thác lợi thế về dịch vụ dọc theo trục Quốc lộ 2.
1.3. Đặc điểm văn hóa của dân tộc Dao Quần Trắng ở Hàm Yên.
Tên tự gọi:Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
Tên gọi khác: Mán.
Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại
bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao
Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản),
Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Dân số: 473.945 người.
Ngôn ngữ:Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử:Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt
Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình
là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và
thiêng liêng ở người Dao.
1.3.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú của Dao quần Trắng.
Dao Quần trắng thuộc nhóm Khố bạch, vào Việt Nam khá sớm( thế kỉ XIII.
Trong Bình Hoàng Khoán Điệp gọi nhóm Dao này là “Khố bạch man”. Học từ Phúc
Kiến vào Quảng Yên, ngược lên Lạng sơn, Cao Bằng, Thái Nuyên rồi mới đến Tuyên
Quang. Một bộ phận nhỏ của nhóm này rời Tuyên Quang xuôi về Đoan Hùng( phú
thọ) rồi ngược Sông Hồng lên Yên Bái và Lào Cai. Nay có tên là Dao Họ.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội.
a. Sinh hoạt kinh tế:
Dao Quần Trắng là nhóm duy nhất có cuộc sống định canh định cư sớm hơn
cả.Họ ở vùng thấp, nguồn sống chính là làm ruộng nước, đôi nơi còn phát thêm
một ít nương rẫy để trồng bông, tràm và hoa màu.
9
* Nông nghiệp:
Do sống ở vùng thấp nên người Dao Quần Trắng thường sống trong những thung
lũng hẹp hay ven các đường quốc lộ, bên cạnh người Tày, Nùng hoặc người Việt.
Ruộng nước và ruộng bậc thang là loại hình canh tác chính ở vùng này, ngoài
ra còn có nương bằng hay nương định canh. Cách thức làm ruộng của người Dao
cũng giống như các dân tộc khác ở xung quanh họ. Nông cụ có cày chìa vòi (nay
đã có cải tiến), bừa răng gỗ hay răng sắt, dung sức kéo của trâu, bò. Đi đôi với loại
hình canh tác này còn có hệ thống thủy lợi như: mương phai, đập, cọn…
Người ta bắt đầu phát rẫy từ tháng riêng âm lịch cho tới tháng tư. Rừng già,
rậm rạp có nhiều cây to và gần nguồn nước là những nơi làm rấy tốt nhất, tuy lúc
ngả cây có vất vả nhưng đất ở đây vốn có nhiều mùn lại có thêm tro nên rất tốt.
Dụng cụ để phát nương không ngoài con dao tư (4 vổ). Rẫy phát rồi để độ hai mươi
đến ba mươi ngày mới đốt, nếu đốt quá sớm cây cối còn tươi không cháy hết sẽ
được ít tro, tốn nhiều công dọn nương và về sau rẫy có nhiều cỏ. Đốt xong khi nào
tro than đã nguội nhưng cây, cành chưa cháy hết được thu dọn chất thành đống để
đốt tiếp hoặc được bỏ ra rìa nương. Sau đó, tro, than được san đều trên mặt nương
và bắt đầu chọc lỗ gieo hạt.khi reo hạt người ta phân ra thành từng cặp: một nam,
một nữ, người Nam đi trước dung gậy chọc thành từng hàng, mỗi lỗ cách nhau
khoảng 30 – 40 cm (nhưng còn tùy từng năm và chất đất của đám rẫy tốt hay xấu mà
khoảng cách này có gia giảm chút ít), người Nữ theo sau, ngang hông đeo một cái
giỏ đựng được khoảng 2-3kg thóc, lần lượt bỏ vào mỗi lỗ từ 15 – 20 hạt thóc, rồi lấy
chân gạt đất vùi kín. Ngoài cách tra lỗ này, ngày nay người ta còn sử dụng rộng rãi
phương pháp vãi hạt. Trước khi vãi hạt, đất cần được chuẩn bị chu đáo hơn rẫy tra
lỗ. Lối trồng tỉa này có nhiều ưu điểm nhưng theo đó cũng có nhiều nhược điểm
nhất định. Nương ít cỏ, đất xốp giữu được ẩm lâu,lúa mọc đều, phát triển nhanh và
đều cây. Nhưng vì đất xốp nên mới vãi hạt mà gặp mà mưa to sẽ làm cho đất vãi hạt
giống bị tròi, đầu nương lúa mọc thưa, cuối nương hoặc ở chỗ nào đất trũng lúa lại
10
mọc quá dày, ngoài ra không thể làm cỏ bằng cào mà phải làm cỏ bằng tay, mỗi klhi
mưa to gió lớn lúa dễ bị đổ ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch.
Cũng cùng một đám nương, nhiều nơi người ta cũng ứng dụng cả hai lối tỉa
hạt nói trên. Năm thứ nhất thì vãi hạt, các năm sau thì tra lỗ. Làm như vậy sẽ phát
huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của cả hai lối trồng tỉa này.
Từ lâu người Dao đã làm quen với kĩ thuật trồng xen canh, ít có đám nương
(không kể loại nương nào) chỉ có một loại cây trồng mà bên cạnh cây trồng chính
còn có các cây hoa màu phụ khác.
Trên địa bàn cư trú của người Dao vốn sẵn đồi cỏ, thung lũng và khe suối nên
việc chăn nuôi khá phát triển. Mối gia đình chăn nuôi khá nhiều loại gia súc như
trâu, bò… và số lượng ngày càng tăng.Nuôi lợn là điểm nổi bật trong chăn nuôi
của người Dao Quần Trắng. Tuy kĩ thuật chăn nuôi chưa đạt tới trình độ khoa học
cao nhưng ít bị dịch bệnh nên gia súc gia cầm ít bị hao hụt. Mật ong cũng được
người Dao nuôi nhiều, nhưng sản lượng mật chưa cao. Trước đây chăn nuôi chỉ để
lấy thịt, nay chăn nuôi đã có thịt bán cho Nhà nước.
* Thủ Công:
Nghề thủ công chưa phát triển, chỉ là nghề phụ gia đình, tính chất tự nhiên
theo mùa (nông nhàn). Sản phẩm thủ công chủ yếu để phục vụ sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Kĩ thuật sản xuất còn thô sơ, số lượng và chất
lượng còn ít vì còn phụ thuộc vào sự khéo léo của từng cá nhân.
Nghề làm vải: trồng bông, kéo sợi, dệt vải và ruộm chàm cũng rất phổ biến ở
nhóm Dao Quần trắng, khung cửi của người Dao quần trắng còn khá thô sơ, dệt vải
là công việc riêng của phụ nữ nhưng không thường xuyên, người ta chỉ tranh thủ
vào những ngày mưa gió không đi nương được hoặc những ngày nhàn rỗi.
Trước khi đem may mặc vải được nhuộm chàm, cách chế biến chàm khá phức
tạp và nhuộm cũng tốn nhiều công phu:
Cây chàm có hai loại, một loại lá to và một loại lá nhỏ, cây chàm lá nhỏ có
chất lượng màu tốt nên được ưa chuộng hơn. Chàm trồng trên nương từ tháng hai,
hoặc tháng ba âm lịch đên tháng sáu, bảy thì thu hoạch. Cắt cây chàm về ngâm
11
trong nước và phải qua một quá trình lắng lọc mới được cao chàm. Muốn có nước
chàm để nhuộm người ta hòa cao chàm vào nước đun với ngải có thêm một ít nước
tro và rượu, khuấy đều dung dịch này khi nào thấy màu bắt vào tay là đã
nhuộm được. Vải ngâm trong nước chàm khoảng ba giờ thì vớt ra, vắt bớt
nước, phơi nơi ít ánh sang gay gắt, làm nhiều lần như vậy khi nào thấy màu vải
vừa ý người dùng thì thôi.
Khâu vá thêu thùa cũng là một công việc riêng của phụ nữ, các em gái mới
chín, mười tuổi đã phải tập làm công việc này, riêng thêu phải tập luyện nhiều mới
thành thạo, mới có khả năng thêu được những bộ quần áo cưới đẹp.
Đan lát thường là công việc của đàn ông và cũng được tiến hành vào
những lúc rảnh rỗi. Các đồ đựng đan bằng nan (tre, nứa, giang, mây) đều do
người Dao tự làm lấy.
Nghề làm đồ trang sức bằng đồng hay bằng bạc cũng đã có từ lâu trong người
Dao và cũng có ở Dao quần trắng, xong là nghề gia truyền nên ít người biết, người
thợ bạc có thể làm được vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích,
các loại cúc và các đồ trang sức khác đính trên quần áo. Đồ trang sức thường được
chạm nổi hoặc chạm chìm với nhiều mô-tip rất khéo léo.
Nghề rèn cũng có từ lâu nhưng không phổ biến ở người Dao Quần trắng.
Ngoài ra còn có nghề làm giấy, nguyên liệu chính để làm giấy của người Dao quần
trắng là rơm rạ, vỏ cây dướng, cây dó chuột, các loại tre nứa…Giấy có ưu điểm là
mỏng, mịn, tương đối trắng, ăn mực, không nhòe và giữ được lâu. Cho đến nay
người Dao nói chung và Dao quần trắng nói riêng còn giữ được những cuốn sách
cúng, sách hát, gia phả đã ghi từ rất lâu là nhờ có loại giấy này. Giấy còn dùng làm
pháo và vàng mã.
* Săn Bắn:
Săn bắn không chỉ là một nguồn cung cấp thêm thức ăn, cải thiện bữa ăn hàng
ngày mà còn là biện pháp bảo vệ mùa màng rất có hiệu quả, đồng thời còn là một
nguồn giả trí vô cùng hứng thú đối với người Dao Quần trắng.
12
Vũ khí săn bắn có súng hỏa mai, sung kíp, nỏ tên thường, tên thuốc độc, nay
còn có súng săn hiện đại.
Có hai hình thức săn bắn: Săn cá nhân và săn tập thể
Săn cá nhân: Lối săn này thường được tiến hành vào các buổi chiều. Một
người với khẩu súng, sục sạo hết rừng này đến rừng khác may gặp con gà rừng,
con sóc, con chồn, có khi gặp cả lợn rừng hay gấu…
Săn tập thể: Là hình thức săn hấp dẫn nhất và được nhiều người tham gia.
Sauk hi phát hiện dấu chân con thú ở một cánh rừng nào đó hay có thú về phá hoại
một đám nương nào thì cuộc săn được tiến hành. Vũ khí săn bắn có: súng, nỏ, giáo,
mác, lưới săn và chó săn.
Ngoài cách săn bắn người ta còn sử dụng rất nhiều loại bẫy. Nguyên lí cấu tạo
các loại bẫy thường giống nhau nhưng rất phong phú về mặt loại hình: cắp, bẫy đè,
bẫy nỏ hoặc sung, bẫy chọc (chuyên để bắt gấu), bẫy chuồng (chuyên bắt khỉ), bẫy
thòng lọng, bẫy hố, bẫy sạt…
Lâm thổ sản cũng là một nguồn lợi đáng kể, vào những năm mùa màng bị thất
bát, củ nâu, củ bấu, củ mài, bột nhúc, các loại măng, rau rừng đã giúp cho những
người dân ở đây vượt qua những ngày thiếu thốn…
b. Quan hệ xã hội:
Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.
Người Dao nói chung và Dao Quần Trắng nói riêng có nhiều họ, phổ biến
nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có
hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.
Gia đình người Dao Quần trắng là gia đình nhỏ phụ quyền. Mỗi gia đình chỉ
bao gồm một đôi vợ chồng và con cái, có gia đình còn có thêm ông bà. Chủ gia
đình là người cha, nếu người cha đã già yếu thì người con cả thay. Những công
việc hệ trọng trong gia đình đều có sự bàn bạc chung, nhưng quyền quyết định vãn
thuộc về người chủ gia đình.
13
* Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm
bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối
trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức
khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.
* Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có
hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi
vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và
bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.
* Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có
người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt.
Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình.
Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi
mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả
táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với
lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba
ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi
là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà,
ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.
* Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là
tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào
một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền
bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu
hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làm
nhà được.
* Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ
nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo
giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ
14
tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều
phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những
vết của lễ thành đinh xa xưa.
* Lịch: Người Dao Quần Trắng quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất
và sinh hoạt.
* Học:Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao.
Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.
* Văn nghệ:Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện
cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương
rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi
lễ tôn giáo.
* Chơi: Người Dao quần trắng thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.
1.3.3. Những đặc trưng văn hóa tinh thần của dân tộc Dao Quần Trắng ở Hàm
Yên – Tuyên Quang.
Ở người Dao nói chung và Dao quần trắng nói riêng còn nhiều tàn dư tôn giáo
nguyên thủy, nhưng Tam giáo đã biểu hiện rất rõ rẹt , đặc biệt là đạo giáo có nhiều
ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo – tín ngưỡng của người Dao.
Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn gọi là vần, khi một thực thể chết thì hồn
lìa khỏi xác và biến thành ma. Người ta chia ra làm hai loại ma lành và ma dữ. Ma
lành ban phúc, ma dữ giáng họa.
Người Dao cũng tin rằng người ta có 12 hồn hoặc 3 hồn 7 vía.trong số 12 hồn
thì có một hồn chính quyết định sự sống của con người. Theo người Dao quần
trắng thì quan niệm rằng hồn chính ở mắt, khi người ta chết đi sẽ không nhìn
thấy gì nữa.
Họ cũng có khá nhiều tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến nông nghiệp.
Lễ cúng nương, lễ cúng vào dịp lập thu, lễ cúng cơm mới, cúng hồn lúa đều là
những lễ cúng riêng ở từng gia đình. Thường trong mỗi khâu sản xuất người
15
ta thường phải chọn ngày đẹp, giờ tốt rất kĩ lưỡng. Các tiết trong một năm
(21tiết) đều phải kiêng.
Một trong những lễ cúng không thể thiếu được là lễ cúng thóc giống. Trong
khi làm lễ cúng thóc giống nhất thiết không cho ai vào nhà, kể cả bà con họ hàng,
sợ rằng hồn lúa sẽ theo người ấy đi mất. Sau khi cúng trong vòng một ngày một
đêm những người trong gia đình đó cũng không được đến nhà người khác vì sợ
hồn lúa đi theo và ở lại luôn nhà ấy.
Đối với săn bắn khi bắt đầu làm sung người ta cũng phải chọ ngày tốt hay đặc
sắc. Săn được thú phải cúng thần rừng, thổ công, ma sung và thần săn bắn.
Dao quần trắng cũng thờ cúng tổ tiên như nhiều dân tộc khác ở nước ta. Mà tổ
tiên được thờ riêng ở tại gia đình hay tại nhà tộc trưởng. Tổ tiên thường được thờ
tới chín đời, nhưng trong việc thờ cúng hàng ngày người ta chỉ cần khấn đến ông
tổ ba đời. Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà.
Thờ cúng Bàn Vương (chẩu đàng) cũng thuộc tục thờ cúng tổ tiên, chỉ khác
Bàn Vương không phải là tổ tiên gần của một vài gia đình hay một vài dòng họ mà
Bàn Vương được quan niệm là thủy tổ của người Dao.
•Lễ Cấp Sắc của người Dao Quần Trắng:
Cũng như người Dao đỏ thì lễ cấp sắc cũng là một tục lệ rất phổ biến ở Dao
quần trắng, tất cả những người đàn ông đều phải qua lễ này. Nếu lúc sống chưa
được cấp săc sau khi chết con cháu cũng phải làm, cấp sắc là điều bắt buộc, không
được cấp sắc thì cũng không được làm thầy cúng, có cấp sắc mới được các thần
thánh công nhận và được cấp âm binh. Người được cấp sắc sau khi chết mới được
về với tổ tiên ở Dương Châu và có cấp sắc mới được nhận tên âm, mới có quyền
thờ cúng tổ tiên, mới được xã hội coi là người lớn, nếu không già vẫn bị coi là
trẻ nhỏ và sau khi chết hồn chỉ được về động Đào Hoa. Chính vì quan niệm
như vậy nên tốm kém bao nhiêu gia đình nào có con trai đến tuổi (từ 10 tuổi
trở lên) đều phải tổ chức lễ này
16
•Phong tục đón tết của người Dao Quần trắng:
Năm nào cũng vậy, từ đầu năm gia đình người Dao quần trắng trong xã đã
phải chuẩn bị một con lợn từ 50 kg trở lên. Lợn phải do chính gia đình nuôi chứ
không được mua ở chợ hay nơi khác bởi nếu vậy sẽ không linh ứng và năm đó gia
đình không gặp may mắn. Giờ người Dao quần trắng đã biết chăn nuôi theo hướng
hàng hoá nên chuẩn bị lợn, gà, lá bánh, lá dong, giò chả cho ngày tết cũng không
còn khó khăn như trước.
Bắt đầu từ ngày 28 tết nhà nào cũng phải dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn
bị đầy đủ mọi vật dụng như: tiền, vàng, hoa quả, bánh kẹo giống người Kinh,
chuẩn bị các phép, bùa dán vào cổng ra vào 4 góc nhà từ trước tết để tránh được
bệnh tật, điều xấu xảy ra với gia đình trong suốt một năm mới.
Nếu gia đình nào có con gái đi lấy chồng xa thì mổ lợn từ hôm 28 cúng tổ
tiên, thần linh báo cáo công việc cho con gái mình về làm dâu bên đó được hạnh
phúc, bình an suốt cuộc đời, còn nếu lấy chồng gần thì 29 hoặc 30 tết mới mổ lợn.
Nghi lễ cúng gia tiên những ngày trước tết cũng giống như người Kinh cúng tất
niên, khác một điều là lợn mổ xong phải để cả con dâng lên cúng trong khoảng
thời gian 45 phút, sau đó mới đem chế biến làm giò, chả, nhân bánh
Khoảng thời gian đón giao thừa của người Dao quần trắng từ 2 – 4 giờ sáng.
Lúc này chủ nhà sẽ làm lễ cúng và khấn những bài khấn được truyền lại của tổ tiên
từ nhiều đời. Nội dung là cầu một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn được may mắn,
gia đạo bình an, không có tai ương bệnh tật, nhân dân được ấm no, thái bình và xua
đuổi tà ma không đến quẫy nhiễu gia trung. Ngày trước còn súng kíp thì người dân
dùng súng bắn lên trời 3 phát để xua đuổi tà ma, còn ngày nay thì dùng những ống
nứa, ống tre, vầu đốt lên để gây lên những tiếng nổ vang thay cho súng.
Khi đã làm xong mọi thủ tục, tất cả mọi gia đình đều mở hết các cánh cửa để
đón một năm mới và đón khí thiêng của đất trời đến với gia đình mình. Một nghi lễ
nữa trong ngày Tết của người Dao quần trắng là lễ cúng vào sáng mồng 1 tết để
17
cảm tạ đất trời, thần linh, tổ tiên. Trước khi làm lễ, các gia đình sẽ cho con trẻ nhà
mình từ 8 – 14 tuổi cầm tiền, vàng, hương ra giếng nước đầu làng xin một ít nước
trong mát, tinh khiết về làm lễ cúng.
Mồng 1 Tết là ngày kiêng kỵ nhất với người Dao Quần trắng, trong khi làm
lễ, tất cả mọi người không ai được ra ngoài và đến nhà nhau, bởi họ quan niệm như
vậy sẽ mang điều xấu đến với gia trung và năm đó họ sẽ gặp nhiều tai ương, vận
hạn. Nhưng đến chiều mọi người có thể đi chơi thoải mái. Người Dao quần trắng
chỉ cũng lễ đến hết sáng ngày mồng 1 Tết sau đó không cúng nữa, lúc này mọi
người đều có thể vui chơi thoải mái không phải bận tâm đến bất cứ điều gì.
Cứ như vậy, người Dao Quần trắng đón Tết vui xuân đến hết ngày mồng 5 tết,
sau đó lại bắt đầu công việc lao động, sản xuất của một năm mới.
•Lễ Đám chay của người Dao Quần trắng:
Lễ Đám chay, nét văn hóa độc đáo vẫn được người Dao Quần trắng, ở xã
Thái Hòa (Hàm Yên) duy trì như một hình thức để giáo dục thế hệ sau về truyền
thống cội nguồn của dân tộc.
Lễ Đám chay thường được tổ chức vào cuối năm hoặc đầu năm mới. Ông Chu
Văn Kiên, ở thôn Cây Vải, xã Thái Hòa cho biết: Lễ Đám chay của người Dao
Quần trắng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bà con cho rằng, một người khi sang
thế giới bên kia làm cho người sống bối rối mà không lo được đám hiếu chu toàn.
Để bù đắp những thiếu sót và bày tỏ sự kính trọng với người đã khuất, gia đình
người quá cố làm lễ gọi là lễ Đám chay (thường được tổ chức cho ông bà, cha mẹ
khi đã khuất núi). Lễ Đám chay được coi là “cầu nối” để người mới mất nhập tụ
với tổ tiên. Bà con quan niệm rằng, cái chết chỉ là sự mất đi về thể xác còn linh hồn
thì còn mãi. Lễ Đám chay là dịp để người sống nhắc lại những đức tính tốt của
người đã mất cho con cháu học tập và noi theo.
Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình, có thể 2-3 tháng, thậm
chí là 2-3 năm sau khi người thân mất thì tổ chức lễ Đám chay. Trong lễ Đám chay
18
có trống cái, trống con, thanh la, sớ (giấy viết chữ nho về tiểu sử của người đã
khuất) để hành lễ cúng tế linh hồn cho người đã khuất. Con cháu, anh em họ mạc
cùng nhau đóng góp lễ vật để dâng tế. Lễ vật chỉ là cân gạo nếp, con gà, chai
rượu quan trọng là lòng thành của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ vật được
chuẩn bị chu đáo, gia chủ mời thầy tạo về hành lễ. Thầy tạo phải là người có tuổi,
kiến thức uyên thâm và có uy tín trong cộng đồng.
Lễ Đám chay được cử hành dưới sự chứng kiến của con cháu, anh em họ tộc.
Một điều đặc sắc nữa là tại lễ Đám chay sẽ công bố năm tới có bao nhiêu con, cháu
trong gia đình, dòng họ sẽ được cấp sắc. Do đó, không chỉ có người lớn tuổi quan
tâm đến việc làm lễ Đám chay mà cả thế hệ trẻ cũng rất hào hứng để biết mình đã
được trưởng thành hay chưa.
Ngày nay, thực hiện nếp sống văn minh, lễ Đám chay được làm đơn giản,
thời gian được rút ngắn nhưng vẫn thể hiện được sự chu đáo của người sống
với người đã mất.
19
Chương 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT
CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG VÀO PHỤC VỤ DU LỊCH
TẠI HÀM YÊN – TUYÊN QUANG
2.1. Những giá trị văn hóa vật chất của người Dao Quần Trắng tại Hàm Yên.
2.1.1. Làng Bản:
Do có cuộc sống định canh, định cư sớm hơn cả và ở vùng thấp nên nhóm
Dao Quần Trắng thuộc loại hình thôn xóm cư trú tập trung.
Thôn xóm thường được thiết lập trên sườn đồi, gần suối nước hoặc nơi có
điều kiện dẫn nước về tận nhà. Mỗi thôn có khoảng vài ba chục nóc nhà, nhà nọ
liền kề với nhà kia, kiểu thôn xóm này có nhiều thuận tiện cho lối làm ăn tập thể.
Song cũng có nhược điểm là không đảm bảo được vệ sinh chung, hạn chế việc
chăn nuôi gia súc và trồng rau.
2.1.2. Nhà cửa:
Người Dao nói chung có 3 loại hình nhà ở khác nhau: nhà đất, nhà nửa sàn –
nửa đất, nhà sàn. Giống như các dân tộc khác ở trung du, nhà của người Dao cũng
làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, những vật liệu này đều dễ kiếm và có ngay tại những nơi
họ sinh sống. Dụng cụ làm nhà, nếu là nhà ngoãm thì chỉ cần con dao tay với cái
rìu. Nếu là nhà làm với kiểu vì phức tạp và dùng mộng thì cần đến các loại đục,
bào và cưa. Người Dao không có thợ làm nhà chuyên nghiệp, mọi người trong thôn
xã đều biết làm nhà kể cả phụ nữ.
Tương trợ nhau trong việc làm nhà đã là một tập quán lâu đời của người Dao
nói chung và Dao quần trắng nói riêng, nên mỗi khi trong thôn có ai làm nhà thì
mọi gia đình đều tự coi mình có nghĩa vụ phải giúp đỡ: cử người đến làm đỡ, góp
thêm nguyên vật liệu
20
Nhà của người Dao phổ biến là 3 hoặc 4 gian, ít nhà năm gian. Vì kèo đơn
giản nhất cũng là ở bộ sườn nhà ngoãm. Mỗi vì chỉ có hai cột, đầu cột có ngoãm
(chân cột chôn thẳng xuống đất), một quá giang, hai bộ kèo đơn. Đầu quá giang
gác trên ngoãm, đầu kèo ráp vào đầu quá giang và chúng được buộc lại với nhau
bằng dây rừng chắc chắn. Hai đòn tay cái gác trên đầu quá giang thường phải làm
bằng gỗ tốt và dài xuốt các gian.
Ngoài kiểu vì kèo có hai hoặc ba cột cũng có kiểu vì bốn hoặc năm cột làm
theo kiểu vì nhà người Tày hay người Việt.
Đối với người Dao Quần trắng thì loại hình Nhà Sàn là phổ biến nhất. Vì kèo
theo kiểu vì nhà người Việt hoặc kiểu vì kèo cũng giống như kiểu trên nhưng có
thêm một dây néo chỏm kèo với quá giang hay đặt trên quá giang.
Xin được giới thiệu một ngôi nhà của người Dao Quần Trắng ở Hàm Yên:
Nhà hai gian hai chái, mái lợp bằng lá cọ (lá được cặp thành từng phên như phên
cỏ tranh). Bộ sườn làm theo kiểu nhà người Việt.
Thang đặt ở đầu hồi bên trái, gần chân thang có một máng nước và một cái
duộc (gáo nhỏ) để mọi người rửa chân trước khi lên nhà. Qua thang lên sàn để
nước. Từ sàn này qua cửa chính thì vào trái thứ nhất. Chái này gian thứ nhất và
gian thứ hai để thông nhau, chia thành ba hành lang chạy dọc nhà. Mặt sàn của
hành lang phía trước được lát bằng gỗ và cao hơn hành lang giữa khoảng 20cm.
Hành lang ở giữa sàn lát bằng tre đập dập thành từng phá để mỗi kho quét nhà , rác
rưởi sẽ lọt qua kẽ sàn.
Hành lang phía trước là nơi ngủ của con trai và khách nam. Đầu cùng của hành
lang này giáp với đố ngăn với chái bên trái là nơi đặt bàn thờ. Hành lang sau, ở góc
giáp sàn để nước là nơi để thóc và cối xay. Hành lang giữa, thuộc về gian thứ nhất
có bếp khách, cạnh bếp này thuộc về gian thứ hai là nơi ngủ của ông chủ nhà.
21
Trong chái bên trái, phía trước là nơi ngủ của bà chủ nhà và các con nhỏ, ở
giữa là bếp, giáp vách hậu có chạn bát. Qua chái này đến một sàn nứa hẹp, nối liền
nhà chính với nhà phụ.
Nhà phụ chỉ có hai gian. Gầm sàn nhốt trâu bò, trên sàn có kho thóc và một
khung cửi. Trước nhà này có một sàn lộ thiên dùng làm sân phơi.
2.1.3. Trang phục, trang sức:
Trang phục cổ truyền của người Dao rất đa dạng về kiểu cách, phong phú về
màu sắc hoa văn trang trí.Mỗi nhóm Dao trang phục của họ có những nét đặc trưng
riêng rất dễ phân biệt.
Trang phục của nhóm Dao Quần Trắng:
Quá trình làm ra bộ y phục.
a.Vải:
Dao quần trắng từ lâu đã tự làm được vải may mặc. Hằng năm vào tháng hai
âm lịch người ta tiến hành phát nương để trồng bông. Trong những ngày tra hạt,
giữa nương thường được cắm một cây lau để nguyên cả lá, nhưng lá lau được xé
nhỏ và buộc nút ở đầu lá để cầu mong cây bông sẽ lớn và sai quả.
Bông thu hoạch vào tháng 6 – 7 âm lịch. Sau khi quả bông đã được phơi khô,
người ta tách hạt bông ra khỏi sợi bông bằng cái máy cán bông (tỉ cáo). Bông đã
được tách hạt, sợi bông được dàn mỏng ra sàn nhà làm cho tơi bằng cái bật bông
(tàn bông). Bông tiếp tục được đánh thành từng con to bằng ngón tay cái dài khoảng
15cm. Từ các con bông này người ta dùng cái sa (xà pèng bui) kéo thành sợi.
Sợi chỉ có nhỏ và đều hay không là phụ thuộc vào sự khéo léo của người kéo
sợi. Sợi se xong dùng dùng guồng đánh thành con rồi hồ bằng nước cháo gạo.
Khung dệt của Dao Quần trắng cũng như Dao họ đã khá tiến bộ, không còn
đơn giản như khung dệt của Dao Tiền. Khi mắc sợi vào khung dệt, người ta phải
chọn ngày “ yếu an” hoặc ngày “ phúc sinh” của các tháng trong năm âm lịch.
22
Dao Quần trắng dệt vải mộc với khổ 40cm x 40cm. Ngoài ra người ta còn dệt
một loại vải khổ hẹp có hoa văn để chuyên dùng làm yếm. Mọi công việc từ trông
bông, thu hoạch bông cho tới khi có sợi để dệt đều do chị em phụ nữ làm.
b.Nhuộm chàm:
Y phục của Dao quần trắng nam cũng như nữ đều màu chàm (trừ quần của cô
dâu trong khi làm lễ cưới). Cách chế biến chàm cũng như như cách nhuộm chàm
giống như ở phần trên đã nói.
Cách thêu của Dao Quần trắng cũng giống như các nhóm Dao khác.
c.Cách cắt may:
Khi cắt quần áo cho ai, người ta không dùng thước đo mà ướm vải trực tiếp
lên người đó để biết ngắn dài, rộng hẹp bao nhiêu rồi tính số vải cần thiết. Sau khi
cắt xong mảnh vải nào có hoa văn trang trí thì thêu. Công đoạn cuối cùng là khâu
các mảnh vải lại với nhau thành áo hoặc quần
• Bộ nữ phục:
Bộ nữ phục của Dao Quần trắng cũng như Dao Họ gồm có: Khăn đội đầu, áo
dài, yếm, dây lưng, quần, xà cạp.
a.Khăn đội đầu:
Khăn đội đầu của phị nữ Dao Quần trắng là một khăn vuông vải trắng
(40cmx40cm) được thêu rất nhiều họa tiết trang trí. Mép khăn được viền bằng vải
trắng và vải đỏ từng đoạn ngắn xen nhau. Chính giữa khăn thêu một ngôi sao tám
cánh. Từ ngôi sao này có các tia ra bốn góc khăn liên kết với bốn ngôi sao khác
có kích thước nhỏ hơn. Kẹp giữa những sao này là những sao nhỏ hơn. Các ngôi
sao đều thêu bằng chỉ đỏ và vàng. Đỉnh một góc khăn đính một dải buộc dệt
bằng chỉ đen và đỏ.
Phụ nữ Dao Quần trắng để tóc dài, vấn khăn ngang như phụ nữ Tày và Việt ở
nông thôn trước đây. Khi đội khăn được gấp phần ở giữa theo đường chéo làm cho
23
khăn hẹp bớt rồi đội phủ ra ngoài vành khăn ngang, một góc khăn ở phía trước
chán, một khăn ở phía sau gáy, dây buộc khăn quấn quanh đầu đè lên hai góc nhọn
này, còn hai góc kia thả xuống hai bên tai . Đó là cách đội khăn thứ nhất, còn cách
thứ hai cũng tương tự chỉ khác là góc phía trước chán, mỏ nhọn của nó được gài
vào bên trong vòng dây quấn quanh đầu.
b.Áo dài:
Áo dài của phụ nữ Dao Quần trắng màu chàm, tay dài, khoét nách, cổ thìa.
Nẹp cổ nhỏ được thêu hai đường song song bằng chỉ đỏ, nẹp hai thân trước từ chân
cổ áo xuống tới gấu viền bằng vải trắng và đỏ, hai bên đối nhau. Cửa tay áo, nẹp tà
và gấu áo thêu bằng chỉ trắng. Áo của phụ nữ Dao Quần trắng thêu rất ít so với áo
của một số nhóm Dao khác. Ở thân áo chỉ điểm xuyết một vài họa tiết nơi ngang
thân và góc tà, chủ yếu là các hình sao tám cánh. Ngoài ra còn một đường thêu
chân rết bằng chỉ trắng chạy dọc từ ống tay bày qua vai sang ống tay kia. Đường
thêu này đã ít thấy ở áo của Dao họ.
c.Dây lưng:
Dây lưng là một dải vải dệt bằng chỉ đỏ, trắng, vàng và đen, dài 180cm, bản
rộng 5cm, hai đầu để tua dài. Những họa tiết trang trí trên dây lưng rất đơn giản.
d.Yếm:
Yếm của phụ nữ Dao Quần Trắng rất to che kín cả ngực và bụng, dài 56cm,
rộng 54 cm. Yếm gồm hai phần: phần bên trên về phía cổ yếm, phần cổ yếm hình
thang cân, đáy nhỏ ở trên và là cổ yếm. Phần này được thêu các hình sao tám cánh
trong các khung vuông bằng chỉ đỏ, mảng hoa văn này thêu sẵn, khi may yếm thì
đáp thêm vào.
Phần thân yếm màu trắng hình chữ nhật được ghép bởi ba khổ vải theo chiều
dọc yếm. Khổ vải ở giữa được dệt hoa văn chuyên dùng làm yếm, họa tiết trang trí
ở đây chủ yếu là các hình thoi nối nhau liên tiếp bằng chỉ đen. Bên dưới mảng hoa
văn này là ba hình sao tám cánh bằng chỉ đỏ và đen.
24
Dưới hàng sao này là hai đường gấp khúc bằng chỉ đen và đỏ. Nửa dưới của
diềm hai bên thân và gấu của yếm đáp bằng vải đen và đỏ xen nhau. Đó là yếm của
Dao Quần trắng, còn yếm của Dao họ có khác đôi chút như: bên dưới mảng hoa
văn ở giữa yếm thêu bốn hình sao biến thể và hai bên thân yếm, mỗi bên thêu một
hình sao tám cánh bằng chỉ đen và đỏ, diềm thân yếm đáp vải đỏ…
Khi mang yếm, người ta móc hai khuyết đính ở cổ yếm vào đầu của một chiếc
vòng cổ và buộc dải ngang thân ra sau lưng.
e.Quần:
Quần dùng thường ngày màu đen hoặc chàm, cắt theo kiểu can đũng hay theo
kiểu chân què.
f.Xà cạp:
Xà cạp của phụ nữ Dao Quần Trắng màu chàm không có hoa văn trang trí.
Một đoạn vải dài 110cm, rộng 30cm gấp chéo theo chiều dọc đôi được hai xà
cạp. Mép vải bị dọc được viền bằng vải đỏ. Cách quấn xà cạp cũng giống như
các nhóm Dao khác.
• Trang phục trong lễ cưới:
Quần áo của cô dâu Dao Quần trắng về kiểu cách không khác gì quần áo
thường ngày. Trong ngày làm lễ cưới cô dâu phải mặc quần trắng và bên ngoài
quần mặc thêm một cái váy (và chiếc quần trắng chỉ được dùng khi các cô dâu về
nhà chồng . Đây cũng là đặc điểm dẫn tới tên gọi của nhóm này). Ngoài ra cô dâu
còn đội một cái mũ mà ngày thường không ai dùng, cổ quấn những dải vải dài màu
đỏ và trắng, tay cầm một cái khăn thêu.
Cô dâu Dao Họ ăn mặc rất đơn giản không khác gì ngày thường.
Mũ của cô dâu Dao Quần Trắng trông giống như một cái bồ đài. Xương mũ
làm bằng xơ mướp, bên ngoài lớp vải đen. Đến nay có mũ ngoài lớp vải đen còn
được phủ một lớp vải màn nhuộm màu đỏ. Sống mũ võng xuống nên hai chỏm mũ
giống như hai cái sừng. Mỗi chỏm mũ đính một chùm chỉ đỏ và vàng. Hai bên
25