Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN Thực hiện việc sử dụng bảng phụ cho một tiết dạy toán trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.32 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS TRÀ TÂN
TỔ : TOÁN _ THỂ DỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề Tài :
THỰC HIỆN VIỆC SỬ DỤNG BẢNG PHỤ CHO MỘT TIẾT DẠY TOÁN
TRONG TRƯỜNG THCS
Họ và tên : NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị : Trường THCS Trà Tân
Năm học : 2004 – 2005
A . Lý do chọn đề tài :
Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của bộ môn toán nêm việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập là việc
hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học toán của học sinh . Nhưng để rèn luyện kỹ năng giải
toán thì cần nhiều thời gian giành cho học sinh thực hành giải bài tập . Chuẩn bị tốt phần bảng phụ
giúp chúng ta rút ngắn được rất nhiều thời gian cho một tiết lên lớp .
Hơn nữa , lứa tuổi các em là lứa tuổi hiếu động , thích trực quan , thực tế , thích cái mới cái lạ
nên chính bảng phụ cũng lại rất hấp dẫn các em , giúp cho các em hứng thú hoc tập .
Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài này .
B . Tình hình thực tế :
Hiện nay chất lượng về bộ môn toán trong trường THCS còn thấp so với các môn khác bởi
nhiều lý do .
- Thứ nhất : Do đặc điểm bộ môn toán là môn khó .
- Thứ hai : Kiến thức toán rất đa dạng , dung lượng kiến thức khá lớn . Thời gian trên lớp không
đủ đáp ứng để giáo viên bộ môn đưa ra các dạng bài tập .
- Thứ ba : Chỉ cần một thời gian lơ là , một số buổi học thiếu chú ý hat vì lý do nào đó mà đi học
không chuyên là các em dễ bị hỏng kiến thức . Bởi kiến thức toán như những nhịp cầu nối nhau
liên tục và hệ thống . Giống như những mắc xích nối nhau . bài trước phục vụ bài sau , từ cái đã
biết xây dựng cái chưa biết … Một khi đã hỏng kiến thức thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ rất
khó khăn do đó dẫn đến tình trạng các em không theo kịp kiến thức .
- Thứ tư : Ý thức tự giác học tập của học sinh chưa cao . Chỉ rất ít các em có ý thức học tập và
hiểu được mục đích , ý nghĩa của việc học tập .


- Thứ năm : Đa số các em là con gia đình nông dân nên thời gian cho việc học tập ở nhà rất ít vì
ngoài giờ đến trường các em còn phải làm việc để phụ giúp gia đình .
- Thứ sáu : Rất nhiều giáo viên chưa sử dụng bảng phụ cho tiết dạy hoặc sử dụng lúc có , lúc
không , giảng dạy thiếu chuẩn bị , thiếu nhiệt tình nên chất lượng tiết dạy chưa cao . Hiện nay
trong nhà trường việc sử dụng bảng phụ của giáo viên như một hình thức bắt buộc , chỉ được
đưa ra trong các tiết dạy mẫu , thao giảng . Cũng có nhiều giáo viên có sử dụng bảng phụ khi
lên lớp nhưng việc chuẩn bị còn sơ sài .
Chính vì thực tế đó mà việc giành nhiều thời gian để giải bài tập trên lớp rất quan trọng . Bản
thân tôi là một giáo viên dạy toán lúc nào tôi cũng cảm thấy thời gian trên lớp chưa đáp ứng đủ
để mình đưa vào những dạng toán cần thiết nhằm mục đích củng cố kỹ năng , kỹ xảo và nâng
cao trình độ cho học sinh . Bởi thế , một trong những cách tiết kiệm thời gian là chuẩn bị tốt
phần bảng phụ . Hơn nữa bảng phụ được chuẩn bị tốt thì tính khoa học và tính chính xác
cũng sẽ cao hơn , thu hút sự chú ý của học sinh hơn .
C . Nội dung và các biện pháp tiến hành
I/ Những yêu cầu trong việc chuẩn bị bảng phụ
1.Về số lượng : có đủ bảng phụ cần thiết để phục vụ một tiết dạy .
2.Về chất lượng :
a.Đảm bảo tính chính xác .
Nội dung trình bày trên bảng phụ phải tuyệt đối chính xác . Khi chuẩn bị giáo viên nên kiểm tra
thật kỹ các kiến thức được trình bày trên bảng phụ .
b. Đảm bảo tính khoa học
Các kiến thức được trình bày một cách khoa học , đảm bảo tính hệ thống . có tác dụng tốt cho
việc tiếp thu kiến thức của học sinh : dễ hiểu , rõ ràng , ngắn gọn nhưng đầy đủ . Sắp xếp hệ thống bảng
phụ có trình tự để khi đưa ra sử dụng khỏi lúng túng .
c.Đảm bảo tính thẩm mỹ .
Khuôn mẫu , kích thước phù hợp , chữ viết cẩn thận ,trình bày đẹp mắt , hình vẽ chính xác , gọn
gàng và rõ ràng , dễ hiểu . Có thể sử dụng bằng cách treo hoặc dán trên bảng có bút lông nhiều màu
mực cho các nhóm học sinh học tập . Khi treo bảng phụ lên cần chú ý đến vị trí treo bảng phụ sao cho
phù hợp , đẹp mắt , khoa học có hệ thống và học sinh có thể nhìn rõ từ các góc độ khác nhau của lớp
học .

3. Bảng phụ phải phù hợp với đặc trưng , yêu cầu của tiết dạy .
a. Tiết ôn tập chương .
- bảng phụ phải thâu tóm được hệ thống kiến thức của chương , ngắn gọn nhưng đầy đủ , nổi bậc
kiến thức cơ bản trọng tâm .
- Song song với bảng phụ là hệ thống các câu hỏi vấn đáp phù hợp , dể hiểu có trình tự logic hợp
lí để giải quyết vấn đề đã đưa ra .
- Cần có thêm những bảng phụ ghi phần bài tập củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản trọng tâm của
chương và đáp án của những bài tập này . (Phần đáp án phải được che lại , chỉ mở ra khi được
nhận xét xong bài làm của học sinh )
b.Tiết dạy bài mới .
- Chuẩn bị những bảng phụ vẽ hình minh hoạ cho định nghĩa, định lí hoặc ghi phần chứng minh định
lí. Phần chứng minh định lí phải được che lại chỉ mở ra từ từ phần nhỏ. Khi hướng dẫn học sinh chứng
minh, có thể sử dụng những biện pháp khác nhau, bằng phương pháp phân tích hoặc tổnghợp.
- Bảng phụ ghi những kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết học để cuối tiết dạy giáo viên có thể
dùngđểcủngcố.
- Bảng phụ cho các nhóm tổ thi đua giải bài tập chấm điểm …
c.Tiết luyện tập.
- Chuẩn bị bảng phụ ghi phần kiểm tra bài cũ của học sinh.
- Chuẩn bị bảng phụ cho các bài tập được đưa ra để chữa trong tiết luyện tập ( bảng phụ ghi rõ phần
bài ra và đáp án
- Hệ thống bài tập phải đi từ dễb đến khó . Phải có những bài tập rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
cơ bản vào việc giải bài tập. Đồng thời phải có những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức bài học .
- Tuỳ theo tiết dạy có thể thêm những bảng phụ ghi lại cách giải một bài tập thuộc dạng nào đó để củng
cố, khắc sâu lý thuyết cho học sinh.
II. Vận dụng việc sử dụng bảng phụ trong một tiết lên lớp cụ thể .
VD : Tiết 38 . Oân tập chương I “ Đoạn thẳng “ ( Hình học lớp 6)
A. Mục tiêu : Hệ thống hoá toàn bộ kiế thức cơ bản trọng tâm của chương . Rèn luyện kỹ năng vẽ hình
.
B. Chuẩn bị .
* Giáo viên chuẩn bị các bảng phụ và viết lông cho các nhóm học tập.

1. Bảng phụ : Một bảng phụ lớn kẻ trên giấy trắng rô ki ghi lại hệ thống kiến thức cơ bản của chương
theo mẫu sau:
Hình vẽ (1) Cách gọi kí hiệu(2) Định nghĩa (3) Tính chất (4)
. M Điểm M Một dấu chấm nhỏ trên
trang giấy là hình ảnh của
một điểm

a

Đường thẳng a - Một sợi chỉ căng thẳng là
hình ảnh của một đường
thẳng
- Trong ba điểm thẳng hàng có
1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai
điểm nằm giữa hai điểm còn
lại.
- Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi
qua 2 điểm phân biệt.
x
0
Tia 0x - Phần đường thẳng giới
hạn bởi 1 điểm 0 và tất cả
những điểm nằm cùng phía
với điểm 0 còn lại là một
tia gốc 0.
- Mỗi điểm trên đường thẳng
là gốc chung của hai tia đối
nhau.
B
A

Đoạn thẳng AB
- Hình gồm điểm A, điểm B
và tất cả những điểm nằm
giữa hai điểm A,B gọi là
đoạn thẳng AB.
- Nếu điểm M nằm giữa hai
điểm A và B
Thì MA + MB = AB và
ngược lại.
N
A B
_ Trung điểm của
đoạn thẳng AB>
- Nếu điểm M nằm giữa hai
điểm A và B và cách đều
hai điểm ấy thì N là trung
điểm của AB.
Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 4 cm
MA = MB = 2 cm
Đặt đoạn thẳng trên tia
A M B
2 cm
0ΞA NΞB
a x
2. Bảng 2 : Một bảng phụ ghi BT6 và đáp án.
3. Bảng 3 : Một bảng phụ ghi BT7 và đáp án.
* Đối với học sinh chuẩu bị : n tập chương I “ Đoạn thẳng “ ở nhà .
C . Các bước lên lớp .
I . Oån định tổ chức (2 phút).
II. Bài cũ : Kiểm tra trong quá trình ôn tập.

III. Phần ôn tập.
- Đặt vấn đề : Chúng ta đã học xong chương I chương “ Đoạn thẳng”. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại
những kiến thức hình học đơn giản đầu tiên mà ta đã làm quen trong chương này .
* Phương pháp : Vấn đáp + Thực hành.
Hoạt động của giáo viên
* Giáo viên treo bảng phụ( đã được che lại từng
phần)
- Hình đơn giản đầu tiên đã được học là gì? (Giáo
viên mở phần hình vẽ về điểm M)
- Em hãy đọc tên ? Cách kí hiệu ?
Nội dung
I. Lý thuyết.

×