Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tiểu luận Nghiên cứu đánh giá tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ (Huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định) cho mục đích quản lý và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.59 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài: Nghiên cứu đánh giá tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc Gia
Giao Thuỷ (Huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định) cho mục đÝch quản lý
và phát triển bền vững.
Chuyên ngành:Kinh tế và Quản lý Môi trường
Sinh viên thực hiện: Trần Duy Chinh
Líp: Kinh tế Môi trường. Khoá: 43
Hệ chính quy
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh
GV.Nguyễn Quang Hồng
TS.Hoàng Thị Hà
Cán bộ hướng dẫn: KS. Hứa Chiến Thắng

Hà nội, 4/2005
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Cấu trúc nội dung
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở nhận thức cho việc đánh giá giá trị của một vùng đất
ngập nước.
I. Những nhận thức ban đầu.
1.Khái niệm đất ngập nước.
2.Những nhận thức về đánh giá tổng giá trị kinh tế HST đất ngập
nước tại Ramsa.


2.1. Đánh giá giá trị kinh tế một hệ sinh thái ĐNN trên cơ sở sinh
thái học.
2.2. Đánh giá giá trị kinh tế mét hệ sinh thái ĐNN trên cơ sở kinh
tế học.
II. Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế cho mét HST đất ngập nước.
1. Sử dụng phương pháp “Tổng giá trị kinh tế (TEV)” để đánh giá.
2. Sử dụng phương pháp “Phân tích chi phí lợi Ých (CBA)” để đánh giá.
3. Giá trị kinh tế theo quan điểm của “Kinh tế học Vùng”.
2
Chương II: Khái quát khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ramsa
(huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định).
I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý
2. Khí hậu thuỷ văn
3. Địa hình
4. Đất đai
II. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.Tình hình kinh tế
2. Đặc điểm về xã hội
III. Lịch sử hình thành và phát triển.
Chương III: Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Ramsa.
I. Thực trạng môi trường sinh thái khu bảo tồn.
1. Hệ thực vật
2. Hệ động vật
3. Biến động hiện trạng môi trường VQG Giao Thuỷ
II. Các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến khu bảo
tồn.
1.Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
2. Hoạt động trồng rừng

3. Tác động của phát triển kinh tế lên môi trường của VQG Giao Thuỷ
4. Nhận xét về hoạt động KT- XH

3
Chương IV: Đánh giá giá trị kinh tế của Ramsa và đề xuất giải pháp
cho quản lý phát triển bền vững.
I. Tổng giá trị kinh tế của Ramsa.
II. Phân tích chi phí lợi Ých của việc bảo tồn rừng ngập mặn.
III. Mét số kiến nghị và giải pháp.
3.1.Kiến nghị.
3.2.Giải pháp.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Vườn quốc gia Giao Thuỷ nằm ở của sông Hồng là một trong những
cửa sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Với những tính chất đa dạng về thuỷ
triều, nước biển, nước lợ, phù sa vùng cửa sông, cùng với những tác động
của con người đã hình thành một khu hệ sinh thái đất ngập mặn đa dạng. Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế của VQG Giao
Thuỷ của các chuyên gia nhằm giúp cho các nhà quản lý nắm được diễn biến
môi trường trong khu vực, cung cấp những thông tin cơ bản về hiện trạng
môi trường của Vườn nhằm quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng còng nh giá trị kinh tế của Vườn
Quốc Gia Giao Thuỷ chính quyền địa phương đã có những định hướng
những chiến lược cho công tác bảo vệ môi trường phục vụ quy hoạch phát
triển KT – XH của Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ. Chính vì những lý do đó tôi
quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng giá trị kinh tế của
Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ (Huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định) cho mục

đích quản lý và phát triển bền vững” làm đề tài nghiên cứu cho mình .
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đánh giá một hệ sinh thái đất ngập nước có rất nhiều vấn đề liên
quan. Nhưng trong đề tài của mình tôi chỉ xin đề cập tới khía cạnh kinh tế,
những chính sách, chiến lược quy hoạch phát triển cũng như những chế tài
pháp luật về hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
5
Nội dung nghiên cứu của đề tài này chỉ nhằm cung cấp thông tin một
cách đầy đủ hơn giúp các nhà quản lý có những quyết định chính xác hơn
trong quy hoạch và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Giao
Thuỷ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng môi trường sinh thái của Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ
kết hợp với những phương pháp kinh tế để phân tích đánh giá giá trị kinh tế
của Vườn từ đó đưa ra nhận xét về những mặt tích cực hay mặt tiêu cực của
môi trường hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn.
1.5. Cấu trúc nội dung
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở nhận thức đánh giá giá trị của khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Ramsa (huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định).
I. Những nhận thức ban đầu.
1.Khái niệm đất ngập nước.
Đất ngập nước là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường. Đã từ rất lâu loài người đã biết khai thác, sử
dụng các vùng ĐNN để phục vụ cho cuộc sống của mình. Do những nhận
thức không đầy đủ và toàn diện, các khu ĐNN đã bị khai thác tuỳ tiện làm
mất cân bằng sinh thái đôi khi có hiện tượng tranh chấp các vùng đất này.
Trước thực trạng trên năm 1971 nước IRAN cùng 18 quốc gia khác có ĐNN
và các nhà khoa học đã họp tại thành phè Ramsar. Trong công ước này định

nghĩa về đất ngập nước như sau: “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy,
đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo,
những vùng ngậo nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước
6
đứng hay chảy; là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vực
nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”.
Nhận thức tầm quan trọng của các vùng ĐNN và thực tế các hoạt động
kinh tế xã hội diễn ra trên các vùng đất này đang ngày càng kém hiệu quả,
đôi khi nảy sinh sù tranh chấp khai thác. Việc đưa những vùng đất này gia
nhập công ước Ramsar đã bảo vệ và khai thác tốt hơn tài nguyên là việc làm
đúng đắn mang tính xã hội cao.
Năm 1989, vùng ĐNN bãi triều thuộc huyện Xuân Thuỷ(nay là huyện
Giao Thuỷ) tỉnh Nam Định đã ra nhập công ước Ramsar và được công nhận
là thành viên thứ 50 của công ước Ramsar và là khu Ramsar quốc tế duy
nhất tại Việt Nam.
2.Những nhận thức về HST đất ngập nước tại Ramsa.
2.1. Nhận thức trên cơ sở sinh thái học để đánh giá giá trị kinh tế của
khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN.
Về sinh thái học, khu Bảo tồn được xem xét trên quan điểm nh hệ
thống đồng nhất gồm nhiều các phân hệ là các thành phần của môi trường
nh đất, nước, hệ động vật, hệ thực vật…
Trong hệ sinh thái các quần xã sinh vật có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau với môi trường xung quanh. Một quần xã có sự biến động sẽ gây biến
động dây truyền. Vì vậy phải đánh giá tổng thể, lượng hoá hết giá trị của hệ
sinh thái nhằm định giá chính xác đầu ra của hệ thống chống thất bại thị
trường, xây dựng mô hình quản lý thích hợp tác động vào hệ thống một cách
hiệu quả, giữ cân bằng sinh thái cho khu bảo tồn nhằm quản lý phát triển bền
vững.
Dùa vào chức năng hệ sinh thái: Hệ sinh thái nói chung, hệ sinh thái
ĐNN nói riêng rất quan trọng với môi trường:

7
- Tạo chuỗi và mạng lưới thức ăn, mỗi mắt lưới, mỗi mắt chuỗi là một
phân hệ, một quần xã… cần phải quản lý và bảo vệ tất cả các mắt lưới
trên quan điển tổng hợp, hệ thống, biện chứng nhằm tính hết giá trị
kinh tế của hệ.
- Hệ sinh thái ĐNN (rừng ngập mặn) chức năng chuyển hoá năng lượng
tạo ra Ých lợi cung cấp cho con người, cần đánh giá tìm ra mô hình
tác động, mô hình quản lý mang lại Ých tối đa nhất.
- Các quá trình và chu kỳ sinh địa hoá tạo ra lợi Ých.
Dịch vụ và hàng hoá sinh thái: Hàng hoá hệ sinh thái (nh cung cấp
thực phẩm)và dịch vô (nh đồng hoá chất thải) liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp với chức năng hệ sinh thái phục vụ cho lợi Ých con người.
Tư bản thiên nhiên: Hệ sinh thái lưu trữ vật chất hoặc thông tin ở một
thời điểm nào đó như đa dạng sinh học, khoáng chất… nâng cao phóc lợi xã
hội cho con người, cần phải nhận thức đánh giá giá trị kinh tế của nó để
nhận thức và khai thác khôn khéo.
2.2. Nhận thức trên cở sở kinh tế học để đánh giá giá trị kinh tế hệ sinh
thái ĐNN.
Hệ sinh thái ĐNN đặc biệt có rừng ngập mặn nó là tư bản tự nhiên
cung cấp hàng hoá, dịch vụ môi trường cho con người. Vì vậy, đánh giá trị
kinh tế của nó để định giá hàng hoá môi trường, chống thất bại thị trường,
tức là đảm bảo giá cả hàng hoá, dịch vụ môi trường phản ánh đúng giá trị
của nó. Cần lượng hóa cả các ngoại ứng tích cực và tiêu cực đưa vào trong
giá của hàng hoá (vì ngoại ứng là nguyên nhân gây thất bại thị trường ) vì nó
là nhân tố hay bị bỏ qua trong quá trình tính toán giá nếu như ta không tiến
hành đánh giá tổng giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường .
Hàng hoá môi trường có giá trị vì vậy cần tính giá trị của nó bằng cách
lượng hoá lợi Ých và các giá trị khác ra tiền. Nếu không đánh giá giá trị kinh
8
tế khu bảo tồn dẫn đến thất bại thị trường do nguyên nhân chính là ngoại

ứng dẫn đến không khai thác ở điểm tối ưu, hậu quả là tài nguyên cạn kiệt,
môi trường bị ô nhiễm.
Đánh giá kinh tế khu bảo tồn ta phải nhận thức được khu bảo tồn là
một hệ sinh thái động, là tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh. Việc khai
thác khôn khéo tìm ngưỡng tái sinh hay điểm khai thác tối ưu sẽ đạt hiệu quả
kinh tế và đảm bảo cân bằng sinh thái .
Để làm được việc này ta phải dùa trên cơ sở khoa học kinh tế môi
trường làm cơ sở nghiên cứu đánh giá, làm căn cứ mục tiêu đánh giá.

Sản lượng
khai thác E
O A D B P C Trữ lượng khai thác
Trữ lượng tài nguyên sẵn có được hiểu là vốn tài nguyên tự nhiên có
được trong môi trường hay là tư bản tự nhiên của hệ sinh thái ĐNN.
Sản lượng khai thác được hiểu là số lượng tài nguyên được khai thác, sử
dụng lấy ra từ nguồn tài nguyên có thể tái sinh để phục vụ mục đích kinh tế.
Trong mô hình trên tài nguyên ở đây là rừng ngập mặn. Nếu khai thác sản
lượng OE thì trữ lượng là OB đảm bảo tối ưu tức là cân bằng sinh thái được
đảm bảo, khả năng tái sinh đáp ứng được lượng khai thác mà không ảnh
9
hưởng đến hệ sinh thái theo chiều hướng tích cực, hoạt động kinh tế sẽ thu
được một lượng tối ưu.
Nếu mức trữ lượng là OA hoặc lớn hơn OC thì tài nguyên cạn kiệt.
Nếu trữ lượng tiến dần từ A đến B thì tỷ lệ sản lượng được khai
thác tăng dần.
Nếu mức độ vượt quá B mức tăng trưởng(sản lượng) giảm dần .
Tiếp cận mức DB là mức tối ưu nhất duy trì nguồn tài nguyên đảm
bảo khả năng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. D là mức giới hạn
vượt qua đó là tuyệt chủng.
Điều này là cơ sở để tiến hành đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên môi

trường nơi đây. Kết hợp giới hạn sản lượng khai thác để dựng mô hình khai
thác và giá hợp lý đạt hiệu quả tối ưu về kinh tế và môi trường .
Trong trường hợp khai thác vượt quá ngưỡng thì chi phí cơ hội về tài
nguyên cho một đơn khai thác tăng nhanh do sự cạn kiệt. Đến lúc nào đó dù
có định giá bao nhiêu cũng không còn tồn tại tài nguyên. Vì vậy cần phải
quản lý bảo tồn tài nguyên phát hiện lượng hoá ra tiền.
II. Những phương pháp đánh giá giá trị kinh tế đối với khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước .
1. Sử dụng phương pháp “Tổng giá trị kinh tế (TEV)” để đánh giá.
Tính tổng giá trị kinh tế bằng cách lượng hoá giá trị tổng thể của hệ
sinh thái kể cả các ngoại ứng để định giá hàng hoá, dịch vụ môi trường đúng
với giá trị của nó chống thất bại thị trường, khai thác sử dụng tài nguyên tối
ưu nhất.
Ngoại ứng là gì ? Vì sao phải lượng hoá giá trị của ngoại ứng ?
Từ thời kỳ kinh tế tân cổ điển, các nhà kinh tế học phóc lợi đã phát
hiện ra rằng: “ Ngoại ứng là những tác động tích cực hay tiêu cực từ bên
10
ngoài, không được phản ánh trong giá của hàng hoá”. Nh vậy chính ngoại
ứng gây ra thất bại thị trường (thất bại thị trường là hiện tượng giá cả hàng
hoá không phản ánh đúng giá trị của nã ).
Để chống thất bại thị trường bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững VQG Ramsar cần định giá giá trị hàng hoá dịch vụ môi trường một
cách chính xác nghĩa là cần phải đánh giá giá trị kinh tế tổng thể của khu
bảo tồn.
(Giá trị) (Lợi Ých ) ( Lợi Ých ) (Lợi
Ých)

(Tổng (Giá trị sử dông) + (Giá trị không sử dụng)
giá trị Hoặc
kinh tế) (Giá trị sử dông + (Giá trị sử dông + (Giá trị + (Giá trị

trực tiếp ) gián tiếp) tuỳ thuộc) tồn tại)
TEV= UV + NUV = DV + IV + OV + EV
Trong đó:
11
Tæng gi¸ trÞ kinh tÕ
Gi¸ trÞ sö dông Gi¸ trÞ kh«ng sö dông
Gi¸ trÞ sö dông
trùc tiÕp
Gi¸ trÞ sö dông
gi¸n tiÕp
Gi¸ trÞ tån t¹iGi¸ trÞ tuú thuéc
+ TEV ( Total economic value): tổng giá trị kinh tế
+ Giá trị sử dông (UV): là những giá trị nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người trong việc sử dụng chúng bao gồm:
+ Giá trị sử dụng trực tiếp (DV): là giá trị hàng hoá mà khi
chóng ta khai thác và dử dụng chúng thường có giá cả và được lượng hoá
trên cơ sở giá thị trường.
VD: Giá trị khai thác tôm, cua, cá… ở rừng ngập mặn
+ Giá trị sử dụng gián tiếp(IV): là những giá trị dưới dạng lợi
Ých mang lại từ rừng ngập mặn mà không có nó ta phảI bỏ tiền ra để khắc
phục, sửa chữa, bảo dưỡng… hay nói cách khác nó là giá trị về mặt chức
năng của hệ sinh tháI đất ngập nước khu bảo tồn.
VD: Các chu trình sinh địa hoá, bảo vệ đê biển, bảo vệ vùng nông nghiệp…
của rừng ngập mặn.
+ Giá trị không sử dông (NUV): là những giá trị về mặt tài
nguyên trong tương lai mang lại dưới dạng lợi Ých, bao gồm:
Giá trị lùa chọn: là giá trị về mặt thông tin, đa dạng sinh học, giá trị về vốn
gen trong tương lai nh là kho ;ưu trữ dữ liệu, bảo vệ lưu trữ thông tin, giá trị
vốn gen trong di truyền của khu bảo tồn.
+ Giá trị tồn tại (EV): bản thân sự tồn tại của khu bảo tồn đã có

giá trị, nó là tư bản tự nhiên đang tồn tại, nó là tàI sản môi trường đang và sẽ
sử dụng trong tương lai, lượng hoá nó fựa trên sự đầu tư các nguồn vốn
trong nước và quốc tế (sự đầu tư là sự bằng lòng chi trả để đổi lấy chất
lượng môi trường ) các giá trị về mặt lịch sử, văn hoá…
2. Sử dụng phương pháp “Phân tích chi phí lợi Ých (CBA)” để đánh giá.
 Thế nào là CBA
CBA là công cụ để đánh giá tác động môi trường nhằm giúp cho các
nhà ra quyết định có quyết định chính xác mang tính xã hội cao.
12
Giả sử khi chóng ta muốn quyết định vấn đề gì đó liên quan đến quyền
lợi bản thân. Ta đều phải suy tính, tính toán đến những mặt thuận lợi, mặt
chống đối ta. Ta cân nhắc lùa chọn giữa:
Mặt thuận lợi hơn mặt chống đối, vấn đề dễ thực hiện
Mặt chống đối lớn hơn mặt thuận lợi, vấn đề quan tâm khó
thực hiện.
Việc ra quyết định sẽ tham khảo CBA để lùa chọn chi phí lợi Ých
mang tÝnh bao hàm rộng lớn (mang tính xã hội cao) tức là CBA phải lượng
hoá giá trị của chi phí và giá trị của lợi Ých dùa trên yếu tè cơ bản là quyền
sở hữu tài sản.
Trong thực tế, cá nhân luôn chống đối lại lợi Ých chi phí của xã hội.
CBA xác định những lợi Ých và chi phí không chỉ có tính cá nhân mà phải
phát hiện ra được những lợi Ých và chi phí có tính xã hội để tham vấn cho
người ra quyết định trong hoạch định chính sách. Ai là người chịu trách
nhiệm về chi phí và lợi Ých đó.
Chi phí:
Trong CBA chi phí được xem xét dưới hai tiêu thức cần lượng hoá là:
Những giá trị bị mất đi khi lượng hóa vấn đề nào đó.
Những giá trị bỏ ra nhằm đạt lợi Ých.
Tổng hai giá trị này là chi phí trong CBA. Trong CBA chi phí gồm hai
loại là chi phí cá nhân và chi phí xã hội.

Chi phí cá nhân là những giá trị bỏ ra của cá nhân nhằm đạt lợi Ých cá
nhân và những giá trị của cá nhân bị mất đi khi quyết định một vấn đề.
Chi phí xã hội là những giá trị xã hội phải bỏ ra và những thiệt hại mà
xã hội phải gánh chịu khi một hoạt động được quyết định.
Lợi Ých
13
Theo các nhà xã hội học cho rằng, lợi Ých là “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt
và kết nối các quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Lợi Ých
phản ánh nhu cầu, mỗi chủ thể (cá nhân, cộng đồng, Nhà nước) đều có
những nhu cầu của mình. Các nhu cầu này có thể trùng nhau, khác nhau
thậm chí mâu thuẫn nhau (cá nhân luôn chống lại lợi Ých xã hội).
Theo các nhà kinh tế môi trường, lợi Ých là giá trị mà nhu cầu được đáp ứng
hay nói cách khác lợi Ých là giá trị các mặt thuận lợi đối với chủ thể khi
quyết định được phê duyệt. Còng nh chi phí, lợi Ých bao gồm lợi Ých cá
nhân và lợi Ých xã hội.Lợi Ých cá nhân và lợi Ých xã hội vừa trùng nhau
vừa mâu thuẫn nhau. CBA ra đời trên quan điểm kết hợp hài hoà các loại chi
phí lợi Ých nhằm đạt hiệu quả tối ưu của xã hội, hỗ trợ tích cực cho các nhà
ra quyết định khi cần quyết định hoạt động kinh tế xã hội.
3. Giá trị kinh tế theo quan điểm của “Kinh tế học Vùng”
Để thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá chúng ta hãy xem xét khái
niệm thế nào là vùng kinh tế. Khái niệm Vùng kinh tế liên quan đến khái
niệm không gian kinh tế.
Thế nào là không gian kinh tế ?
“Không gian kinh tế là không gian được hình thành khi áp dụng các
biến số( các quan hệ) kinh tế vào một không gian địa lý cụ thể để miêu tả
các quá trình kinh tế diễn ra trong đó nhờ sự biến đổi toán học”.
Từ khái niệm không gian kinh tế chúng ta sẽ đi đến khái niệm Vùng
kinh tế: “ Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của
quốc gia; là một thực thể kinh tế khách quan ; là một tổ hợp kinh tế –
lãnh thổ tương đối toàn vẹn có chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát

triển tổng hợp nền kinh tế của vùng ; là một phần tử cơ cấu của nền kinh
tế quốc dân ; là một khâu quan trọng của hệ thống phân công lao động
theo lãnh thổ trong nước, trong khu vực và quốc tế ”.
14
Vị trí địa lý của các vùng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phong phú tính
đa dạng của cơ cấu kinh tế vùng. Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ là một khu đất
ngập nước nằm ở cửa sông tiếp giáp với biển. Theo quan điểm của kinh tế
Vùng thì giá trị kinh tế của Vườn được đánh giá trên cơ sở vị trí địa lý của
Vườn. Giá trị của nó được đánh giá nh sau:
Thứ nhất: Vị trí địa lý của nó có ảnh hưởng nh thế nào đến đời sống của
người dân quanh vùng. Hiện nay người dân quanh vùng đã quen với việc có
một khu đất ngập nước bên cạnh cuộc sống của mình. Chúng ta thử đặt giả
thuyết nếu không có sự hiện diện của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Giao Thuỷ thì đời sống của người dân của vùng sẽ thế nào. Họ sẽ không biết
đến một hệ sinh thái phong phú, có giá trị kinh tế vô cùng lớn.Nếu không có
Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ thì cuộc sống của họ chỉ có nghề nông họ không
thể biết đến con cua, con vạng mang lại cho họ thu nhập rất cao, đưa cuộc
sống của họ hơn hẳn những vùng nông nghiệp khác.
Thứ hai: Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ là nơi nghỉ chân lý tưởng của rất
nhiều loài chim di trú. Hàng năm có hàng nghìn loài chim chọn Vườn Quốc
Gia Giao Thuỷ làm nơi nghỉ chân cho chuyến hành trình từ phương Bắc
xuống phương Nam. Đó chính là giá trị không thể lượng hoá bằng tiền của
Vườn. Giá trị đó do thiên nhiên ban tặng cho Vườn, nó cũng chính là giá trị
theo quan điểm “ kinh tế họcVùng”.
Chương II: Khái quát khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ramsa
(huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định).
I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Giao Thuỷ nằm trog địa phận huyện Giao Thuỷ tỉnh
Nam Định, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn

15
Ngạn và Cồn Mờ, cách thành phè Nam Định khoảng 65 km và cách Hà Nội
155 km. Nằm trong toạ độ địa lý:
Từ 20
0
10

đến 20
0
15

vĩ độ Bắc.
106
0
20

đến 106
0
32

kinh độ Đông.
Phía Đông Bắc giáp sông Hồng.
Phía Tây Bắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc,
Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
Phía Đông Nam và Tây Nam giáp biển Đông.
Khu bảo tồn được chia thành hai vùng cụ thể
Vùng đệm:
Được giới hạn bởi một phần cồn Ngạn còn lại tiếp giáp với bờ biển gần
nhất bởi đê vành lược và sông Vọp. Theo định nghĩa hiện đại: “ Vùng đệm
là vùng đất đai có dân cư và và các hoạt động kinh tế áp sát khu Bảo

tồn”.Như vậy vùng đệm bao gồm các xã Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân,
Giao Thiện và một phần của huyện Tiền Hải - Thái Bình.
Vùng bảo vệ (Vùng lõi)
Gồm 7.100 ha trong đó 3.000ha đất nổi khi triều thấp, 4.100ha đất
ngập nước; chia làm 3 cồn: Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. Cồn Lu và
Cồn Xanh giới hạn bởi đê vành lược sông Hồng, sông Trà và đoạn sông
Vọp.
2. Khí hậu thuỷ văn
a.Khí hậu
VQG Giao Thuỷ nằm trong khu vực vịnh Bắc Bé, chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trong
đó khí hậu mùa đông và mùa hè có sự khác biệt rõ nét. Mùa hè kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9 với khí hậu nóng Èm và thường chịu ảnh hưởng của các
cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước
16
đến tháng 3 năm sau. Vào đầu mùa đông không khí lạnh, khô nhưng cuối
mùa đông không khí lạnh và Èm. Tổng lượng bức xạ lớn, từ 95-
105kcal/cm
2
/năm.
Tổng nhiệt năm từ 8.000
0
C- 8.500
0
C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng
24
0
C, biên nhiệt độ trong năm lớn (thấp nhất là 6,8
0
C, cao nhất là 40,1

0
C).
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.175mm, tổng số ngày mưa trong năm
là 133 ngày (lượng mưa cao nhất trong năm là 2.754mm, thấp nhất là
978mm).
Hướng gió chủ đạo: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh
hành là giã Đông Bắc. Từ tháng 4 đến tháng 9 (thời điểm mùa hè) hướng gió
chủ đạo là hướng Đông Nam. Vận tốc gió trung bình vào khoảng 4-6m/s.
Thời điển có bão vận tốc gió có thể lên tới 40-45m/s. Trong thời gian gần
đây số lượng cơn bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực này hầu như không có.
Độ Èm không khí khá cao (từ 70-90%). Vào tháng 10, 11, 12 độ Èm
thấp ( < 75%), các tháng 2, 3, 4 độ Èm cao thường kèm với mưa phùn. Độ
bốc hơi trung bình 86- 126mm/tháng và đạt tối đa vào tháng 7. Độ bốc hơi
trung bình năm là 817,4mm.
b.Thuỷ văn
VQG Giao Thuỷ nằm trong khu vực bãi triều nên chịu ảnh hưởng của
chế độ thuỷ văn trong sông và chế độ thuỷ triều Vịnh Bắc Bộ.
- Thuỷ triều: Thuỷ triều ở khu vực VQG thuộc chế độ nhật triều với chu
kỳ 25 giê. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình
trong một ngày từ 150- 180cm. Thuỷ triều lớn nhất đạt 3,8m, nhỏ nhất
đạt 0,25m.
- Thuỷ văn: Hệ thống sông Hồng là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu
cho VQG. Tổng lượng nước bình quân hệ thống sông Hồng là
114.109m
3
/năm, chế độ dòng chảy phân biệt rõ theo hai mùa (mùa
17
khô và mùa mưa). Vào mùa mưa, lượng dòng chảy chiếm tới 75-90%
tổng lượng cả năm, mang 90% lượng bùn cát, gây ngập úng vùng
đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông, làm tăng diện tích bị nhiễm

mặn. Độ mặn nước biển trong khu vực VQG phụ thuộc vào pha của
thuỷ văn và chế độ lũ trong sông.
VQG hiện đang bị chia cắt bởi hai nhánh sông chính là sông Vọp và
sông Trà, ngoài ra còn có một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên khác.
Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển tại khu vực xã Giao Hải, dài
khoảng 12km. Sông Vọp là ranh giới ngăn cách Cồn Ngạn và Bãi Trong.
Năm 1986 đập Vọp đã ngăn sông Vọp thành 2 phần (Đông Vọp và Tây
Vọp). Trong nhiều năm không có nước lưu thông, lòng sông Vọp đã bị phù
sa lấp đầy. Năm 2002, cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông
Vọp vẫn còn rất nhỏ.
Sông Trà: Chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp
ở khu vực xã Giao Xuân. Sông dài khoảng 12km, là ranh giới ngăn cách
giữa cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa từ ngang Nứt đến
phía cuối Cồn Ngạn. Nước trong sông Trà chỉ thông thương khi thuỷ triều
tràn ngập qua bãi sú vẹt. Đây cũng là điều kiện hạn chế lớn cho thuỷ văn
trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và kém phát triển của nhiều
loài động, thực vật ở khu vực cuối cồn Ngạn, cồn Lu.
3. Địa hình
Khu vực VQG Giao Thuỷ có địa hình khá bằng phẳng, dốc từ Bắc
xuống Nam, là kiểu bãi triều bồi tụ mạnh. Độ cao trung bình từ 0,5m đến
0,9m, đặc biệt Cồn Lu có nơi cao tới 1,2- 1,5m. Địa hình vùng bãi triều bị
phân cách bởi sông Vọp và sông Trà.
Địa hình các cồn chắn cửa sông như Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Mê
( Cồn Xanh) có dạng đảo nhỏ hình cánh cung quay lưng ra biển.
18
Địa hình các bãi triều lầy rừng ngập mặn (mangrove) thấp, rộng và
thoải, phân bố giữa hai chế độ cồn cát. Địa hình bãi triều này là kết quả của
quá trình tích tụ trầm tích trong chế độ động lực vùng bờ tương đối yên tĩnh
ở khu vực VQG.
Hệ thống lạch triều chính đang hoạt động có xu hướng chảy về phía

Tây Nam, còn hệ thống lạch triều thứ cấp có hướng vuông góc, đổ vào lạch
triều chính theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.
Địa hình đáy biển có sự phân dị theo hướng dọc bờ, địa hình càng ra
ngoài biển thì càng dốc (1- 20
0
).
4. Đất đai
Tổng diện tích VQG là 7.100ha, trong đó diện tích đất nổi có rừng là
3.100ha, diện tích đất ngập nước là 4.000ha, bao gồm phần bãi trong của
Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh.
Vùng đệm VQG Giao Thuỷ có diện tích 8000ha, bao gồm phần diện
tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển đến lạch sông
Vọp), diện tích của Bãi Trong và diện tích của 5 xã: Giao Thiện, Giao An,
Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải.
Đất đai toàn vùng bãi triều của sông Hồng nói chung được tạo thành
từ nguồn phù sa bồi lắng của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng
bao gồm 2 loại chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần dần trở thành đất thịt) và cát
lắng đọng (tích đọng và di động do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ
cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã
tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất và phân bố đất. Líp
phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành líp thổ nhưỡng
cửa sông ven biển được xác định bởi líp thổ nhưỡng ven châu thổ với những
loại hình .
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần.
19
- Đất trung bình, thịt trung bình
- Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét ( sét cố kết)
Những nhóm đất chưa ổn định còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật
triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng.
Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng B, tầng trên dày không

quá 20cm. Tập đoàn cây thuộc loại hình rừng ngập mặn có vai trò tích cực
cố định líp đất, nâng dần cốt cao trình ven biển. Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt
trung bình 1,8gram trong 1 lít nước là cơ sở hình thành những cồn đất bồi
lắng kéo dài theo hướng Tây Nam (lưỡi đất cửa sông). Độ pH của líp đất khá
ổn định (thịt- thịt nặng từ 7,2- 7,6) và mức độ nhiễm mặn với mật độ NH
biến động từ 17,2- 20,0 miligam trong 100 gram đất khô.
Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều
loại cây RNM (Mangrove). Thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh
hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng
ngập nước, hình thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông ven biển.

Bảng – Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQGGT
(Đơn vị tính: ha)
Loại
đất
Đất
còn
ngập
Đất thịt + sét Đất cát & cát
pha
Tổng sè
Khu vực
Nước
thường
xuyên và
sông lạch

RNM
Đất
trống

Tổn
g

phi
lao
Đất
trống
Tổn
g

rừng
Đất
trống
Tổng
CồnNgạn 300 644 140 784 200 200 644 640 1284
20
Cồn Lu 1200 1118 250 1368 93 521 614 1211 1971 3182
Cồn Mê 2500 134 134 2634 2634
Tổng 4000 1762 390 2152 93 855 948 185
5
5245 7100
Ghi chó: Đất cát pha là loại đất có tỷ trọng cát khá cao, toàn bộ diện tích này
tập trung ở cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn được sử dụng để nuôi Vạng.
Bảng – Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm
(Đơn vị tính: ha)
Loại
đất
Đất
còn
ngập

Đất thịt + sét Đất cát & cát
pha
Tổng sè
Khu vực
Nước
thường
xuyên
và sông
lạch

RNM
Đất
trống
Tổng

phi
lao
Đất
trống
Tổng Có
rừng
Đất
trống
Tổng
5xãV.đệm
699,4 3576,6 4276,0 4276,0
Bãi Trong 708,0 844,0 992,0 1836,0 6,0 214,0 220,0 850,0 1914,0 2764,0
Cồn Ngạn
880,0 80,0 960,0 880,0 80,0 960,0
Tổng sè 1407,4 1724,0 4648,6 6372,6 6,0 214,0 220,0 1730,0 7270,0 8000,0

Ghi chó: Đất ngập nước thường xuyên bao gồm đất của các sông lạch và
đất đang được hình thành xung quanh các cồn bãi tự nhiên.
II. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.Tình hình kinh tế
a. Sản xuất nông nghiệp
21
Nông nghiệp hiện còn là một trong những ngành mòi nhọn, trọng tâm
trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm VQG Giao
Thuỷ, với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
 Trồng trọt: Hiện nay cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, không còn độc
canh cây lúa hay cây màu, mà hiện nay vừa trồng lúa, hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày như lúa, khoai, rau đậu các loại cùng
rất nhiều loài cây ăn quả như: cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải,
chuối… tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, nâng cao đời sống nhân
dân.
Diện tích đất canh tác năm 2002 là 4435 ha, trong đó lúa chiếm 93,4%,
màu chiếm 6,6%. Sản lượng quy thóc đạt 27.966 tấn/ năm đạt 623
kg/người/năm. Nh vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng
đệm là đảm bảo. Đây cũng là thuận lợi cho việc lấy ngắn nuôi dài, để thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.
 Chăn nuôi: Các hộ gia đình ở 5 xã vùng đệm đều chăn nuôi gia súc
và gia cầm các loại. Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1- 2 con lợn ;
14- 15 con gia cầm các loại và 0,07 con trâu bò.
Bảng: Số lượng gia sóc, gia cầm trong các xã vùng đệm
(Đơn vị tính: con)
TT Xã Gia sóc, gia cầm
Trâu Bò Lợn Gia cầm
1 Giao Thiện 250 94 3.704 30.370
2 Giao Lạc 45 80 2.470 37.000
3 Giao An 125 25 4.000 39.000

4 Giao Xuân 12 120 3.500 20.000
22
5 Giao Hải 5 35 4.000 40.000
Tổng 437 354 17.710 166.370
Nguồn: theo thống kê các xã năm 2002
Trong mấy năm gần đây đàn lợn, đàn gia cầm có su hướng tăng nhanh
hơn, đàn trâu bò có xu hướng giảm. Trong các xã đã xuất hiện nhiều mô
hình kiểu trang trại, các mô hình chăn nuôi công nghiệp mở rộng phát triển
như mô hình thịt lợn siêu nạc, vịt siêu trứng… bước đầu đã đem lại hiệu quả
kinh tế đáng kể trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình. Còn lại là các hộ chăn
nuôi theo kiểu tận dụng nên năng suất và hiệu quả chưa cao.
Ngành chăn nuôi ở các xã vùng đệm mới chỉ góp phần cải thiện điều kiện
sinh hoạt gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp.Tuy nhiên do
mạng lưới thó y còn quá mỏng nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra đã hạn chế sự
phát triên của đàn gia sóc, gia cầm.
b. Phát triển kinh tế biển
Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển còng được xác
định là ngành kinh tế mòi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nông, lâm, thuỷ
sản.
Các xã vùng đệm đều đã có chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nuôi
trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó nuôi trồng chiếm 51,5%, khai
táhc tự nhiên chiếm 48,5%.
c. Thương mại dịch vụ
Trong khu vực thương mại dịch vụ quốc doanh hầu nh không có, trong
khi đó hoạt động thương mại ngoài quốc doanh có những bước phát triển
khả quan. Phương thức hoạt động khá đa dạng nh trao đổi, vận chuyển, mua
23
bán hàng hoá cần thiết cho nhu cầu người dân và các khách du lịch đến thăm
quan.

d. Công nghiệp và TTCN
Ngành CN- TTCN còn yếu kém, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc
hậu, sản phẩm chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tỷ trọng trong
cơ cấu kinh tế chỉ đạt 5%. Tuy nhiên, cũng đã góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thu hót lao động và khai thác các nguồn lực của địa
phương.
2. Đặc điểm về xã hội
a. Dân số và mật độ dân số
Các xã vùng đệm VQG Giao Thuỷ có 45.967 khẩu, 11.464 hộ với diện
tích 38,66 km
2
(Theo số liệu thống kê các xã năm 2002). Thực tế cho thấy số
người trong 1 hộ hơi thấp, bình quân 4 người/ hộ, trong mỗi hộ thường từ 2-
3 thế hệ, rất Ýt hộ có từ 8- 9 người và có đến 4 thế hệ sống chungtrong một
mái nhà. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.189
người/km
2
. Xã có mật độ cao nhất 1.331 ngươi/km
2
, xã có mật đọ thấp nhất
là 1002 người/ km
2
.
Bảng: Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng đệm.
TT Xã Diện tích
(ha)
Số hé Số thôn Dân sè
(người)
Mật độ
(người/km

2
)
1 Giao Thiện 993,5 2445 14 9.950 1.023
2 Giao An 821,3 2473 22 9.688 1.180
3 Giao Lạc 740,7 2325 22 9.850 1.331
4 Giao Xuân 757,7 2357 10 9.780 1.291
5 Giao Hải 555,4 1864 18 6.699 1.207
24
Tổng 5 xã 3.868,6 11.464 86 45.967 1.206
6 Bãi Trong 3.171,4 0 0 0 0
7 Cồn Ngạn 960,0 0 0 0 0
Vùng đệm 8.000,0 11.464 86 45.967 575
b. Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của 5 xã vùng đệm tương đối đồng đều, bình
quân qua các năm là 1,2%. Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3, 4 vẫn
còn, thường tập trung ở các xx, thôn có đông thành phần thiên chóa giáo.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của người phụ nữ và ảnh hưởng
của luật tục. Tỷ lệ tăng dân số của các xã vùng đệm được thể hiện ở bảng
sau.
Bảng: Tỷ lệ tăng dân số các xã vùng đệm từ 2000- 2002.
Xã Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Dân sè Tăng% Dân sè Tăng % Dân sè Tăng %
Tổng sè 44.733 1.8 45.426 1,5 45.967 1,2
Giao Thiện 9.639 2,0 9.805 1,7 9.950 1,5
Giao An 9.449 1,9 9.583 1,4 9.688 1,1
Giao Lạc 9.596 1,9 9.742 1,5 9.850 1,1
Giao Xuân 9.488 2,0 9.642 1,6 9.780 1,4
Giao Hải 6.561 1,6 6.654 1,4 6.699 1,0
Nguồn: theo các báo cáo của các xã vùng đệm.


c. Tôn giáo và dân téc
25

×