SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN
CẢM CHO HỌC SINH TRONG GIỜ
HỌC NGỮ VĂN
I.Đặt vấn đề:
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề
được đề cập và chú trọng trong suốt nhiều năm qua và ngày càng trở nên
cấp thiết hơn. Đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động học
của học sinh dưới sơ tổ chức, hướng dẫn của giáo viên: Học sinh tự giác
chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận
dụng linh hoạt, các kiến thức kĩ năng đã thu nhận thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới
việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Năm học 2008 -2009 tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới
phương pháp dạy học, ngành giáo dục đã triển khai phong trào thi dua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả.
Với đặc thù của môn văn, đối tượng là những tác phẩm văn học được
chọn lọc từ trong kho tàng văn học của nhân loại và dân tộc. Nghệ thuật
ngôn từ là đặc trưng của tác phẩm văn học. Dạy học văn là phải làm nổi bật
được sự rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến học sinh say mê thích thú.
Có thể hiểu: Giờ học Ngữ văn theo định hướng đổi mới phương pháp
dạy học không chỉ chỉ trọng đến hoạt động dạy của giáo viên mà còn chỉ
trọng đến hoạt động học của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối
tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá….để có thể hiểu,
cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng văn học, ngôn ngữ học…dưới sự
tổ chức, hướng dẫn cảu giáo viên, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể
của giờ học.
II. Nội dung:
1.Thực trạng:
Trong thực tế sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học của
người học vào quá trình dạy học của giáo viên chưa được thường xuyên,
còn máy móc, thiếu linh hoạt đã khiến cho giê học Ngữ văn trở nên khô
khan, trở lại với thói quen dạy học theo kiểu thầy nói trò nghe ghi, tái
hiện.Điều đó đã gây nên cảm giác “buồn ngủ” trong giờ học văn.
Để tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh trong giờ học văn học ở
nhà trường luôn là vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên có tâm huyết.Làm thế
nào để thoát khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, để mỗi giờ học văn trở thành
một niềm vui, thực sự hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
II.Giải pháp:
Để một giờ dạy văn đạt hiệu quả giáo viên có thể kết hợp rất nhiều
phương pháp như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp tái hiện,
phương pháp bình giảng…Điều đó còn tùy thuộc giờ dạy đó thuộc phân
môn gì để vận dụng một cách linh hoạt nhất các phương pháp dạy học.
Với giờ học tiếng người ta thường thiên về phát triển các kĩ năng thực hành
vận dụng, kĩ năng viết và tạo lập văn bản. Với giờ văn(phân tích tác phẩm
văn học) đã có chất văn, kĩ năng đọc (đặc biệt là đọc diễn cảm) được chú
trọng. Một trong những phương pháp đem lại thành công cho giờ học
chính là phương pháp đọc sáng tạo.
Phương pháp đọc sáng tạo có nhiều biện pháp và hình thức: Đọc diễn
cảm, đọc phân vai, đọc thuộc lòng, ngâm thơ, nghe nghệ sĩ đọc…ở đây chỉ
đề cập đến về đọc diễn cảm trong giờ học tìm hiểu tác phẩm trữ tình.
Việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ dạy văn học là phát
triển ở học sinh khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc phù hợp
với hiểu biết của mình.Một giờ học ngữ văn mà giáo viên đọc tốt, học sinh
đọc tốt góp phần làm cho giờ dạy hứng thú. Để được như thế giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh cách đọc diễn cảm (đọc tự nhiên, đúng giọng
mình, có cảm xúc, thái độ yêu cầu) dưới nhiều hình thức: Đọc ở nhà, đọc
một mình, đọc trước tập thể: Đọc trên lớp trước khi tìm hiểu tác phẩm, sau
khi đã cảm thụ tác phẩm.
Để có thể đạt hiệu quả cao trong vận dụng phương pháp đọc sáng tạo
trong giờ học ngữ văn giáo viên phải rèn luyện cách đọc cho học
sinh.Người giáo viên cần phải:
- Chú ý các vấn đề giúp học sinh thể hiện tác phẩm qua cách đọc nh:
Cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng trong đọc.
Cần phải làm sao cho khi đọc bài văn, học sinh phải truyền đạt được
nội dung tác phẩm đã được tiếp thu một cách cụ thể (như tư tưởng, hình
ảnh, sự đánh giá, ý định của tác giả) làm cho người nghe hiểu được những
điều đã nói trong đoạn văn bằng hình ảnh cụ thể. Có nghĩa là làm cho
người đọc giao tiếp với người nghe một cách chân thực và có mục đích rõ
ràng.Bởi chúng ta biết đặc điểm của ngôn ngữ câm (không phải là ngôn
ngữ nói to)là sự cÂu âm ẩn kín. Y nghĩa được diễn tả đôi khi bằng một tị
hay cụm từ. Một từ hoặc một cụm từ có thể thay thỊ và làm tín hiệu cho
một loạt lời nói.
- Đặc biệt khi đọc cần chú ý đến ngữ điệu trong câu. Ngữ điệu bao
gồm tất cả các dấu hiệu âm thanh phức tạp: Sự thay đổi của giọng nói cơ
bản, độ vang to, âm sắc, độ dài, chỉ nghĩ hơi (những chỉ ngắt câu). Đó
chính là cơ sở của việc đọc diễn cảm.Nhiệm vụ của việc đọc diễn cảm là tái
hiện lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung nghệ thuật và chủ
đề tác phẩm một cách chân thực.Qua đọc có thể giúp cho học sinh rèn
luyện kĩ năng tổng hợp, phê phán vận dụng những kĩ năng đã học để cảm
nhận những giá trị thẩm mĩ của văn bản. Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên đã
quyết định vấn đề học sinh có yêu thích tác phẩm hay không. Những ấn
tượng ban đầu là những ấn tượng mới mẻ, là “nền móng” cho sự sáng tạo
trong quá trình phân tích văn bản.
Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh sẽ được hình thành trong quá
trình phân tích logich ngữ tác phẩm văn học và trong quá trình biểu diễn
những tác phẩm đó. Có nghĩa là việc rèn luyện đọc diễn cảm sẽ có tác dụng
góp phần làm hoàn thiện ngôn ngữ.
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng
đầu ở cấp THCS, bao gồm việc đọc diễn cảm . Đó là một trong những hình
thức phát triển ngôn ngữ nói của học sinh.Nghệ thuật đọc diễn cảm là quá
trình rèn luyện lâu dài, không ngừng tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng
dần dần từng bước.
- Trong bất kì trường hợp nào không thể tách rời hoạt động đọc với
tìm hiểu văn bản.Giáo viên có thể hổ trợ học sinh bằng những câu hỏi hay
những gợi ý trong giờ học. Ví dụ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng
nhiều cách đọc khác nhau vừa tìm những từ ngữ khó hiểu và giải
nghĩa,phát hiện các biện pháp nghệ thuật và các chi tiết quan trọng của văn
bản để tái hiện, đồng cảm với những gì tác giả nói đến trong văn bản.
- Khi đọc diễn cảm nên kết hợp với chặt chẽ với việc phát triển kỹ năng
nghe. Có thể giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe một kiểu ngâm bài
thơ đó, giới thiệu hay mô phỏng cách hát những bài ca dao theo những làn
điệu dân ca, hoặc đọc phân vai đối với những tác phẩm kịch, truyện
ngắn….Thí dụ khi tìm hiểu về văn bản “Ca Huế trên sông Hương” giáo
viên có thể cho học sinh nghe một làn điệu dân ca Huế, hay có thể cho học
sinh nghe mẫu đoạn băng trong vở “Quan Âm Thị Kính” khi đọc văn
bản…
3. Kết luận sư phạm:
Đọc diễn cảm chỉ thực sự thành công khi học sinh thực hiểu và rung
động với những gì văn bản đề cập đến. Việc xác lập cách đọc diễn cảm
phải dựa trên việc xác định giọng đọc (âm lượng to hay nhỏ, vui hay buồn,
sôi nổi hay nhẹ nhàng…), nhịp điệu đọc (tốc độ đọc nhanh hay chậm, dồn
dập hay chậm rãi…),và cách ngắt nhịp (theo dấu câu hoặc theo mạch cảm
xúc…)phù hợp với văn bản.
Khi đọc diễn cảm cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Đọc tự nhiên, đúng giọng của mình.
- Người đọc phải thâm nhập vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác
phẩm. Truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả.
- Thể hiện rõ thái độ của mình đói với tác phẩm.
- Phát âm rõ ràng, chính xác.
- Truyền đạt được đặc điểm về thể loại và phong cách của tác phẩm.
Nh vậy từ khâu đọc cũng có thể hình thành cho học sinh các kỹ năng
phân tích, bình giá, cảm thụ và nghe tốt, nói tốt, viết tốt Tiếng Việt.