Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Một số giải pháp phát huy vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 189 trang )


1

T.Ư ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BÁO CÁO KHOA HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Mã số:KTN 2010 - 04





Chủ nhiệm đề tài: Ths. PHẠM HUY GIANG
Cơ quan chủ trì: BAN THANH NIÊN NÔNG THÔN



8936

Hà Nội, tháng 12/2010

2
MỤC LỤC


Nội dung Trang
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Error! Bookmark not defined.
1.1. Một số khái niệm Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm về nông thôn Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm về nông dân Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm về nông nghiệp Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Khái niệm nông thôn mới Error! Bookmark not defined.
1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông
nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Chủ trương, nghị quyết của Đảng Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Chính sách của Nhà nước Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Những nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Error!
Bookmark not defined.
1.3. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong động viên đoàn viên, thanh niên
tham gia phát triển kinh tế - xã hội Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên trong động viên thanh niên tham gia phát
triển kinh tế - xã hội Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội
ở nông thôn
Error! Bookmark not defined.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN NÔNG THÔN Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn Error! Bookmark not
defined.
2.2. Thực trạng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn Error!
Bookmark not defined.

3

2.2.1. Kết quả hoạt động của Đoàn tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn
Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Xây dựng và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác phát triển
kinh tế trong thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân, lập
nghiệp Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Kết quả hoạt động của Đoàn tham gia xây dựng đời sống văn hóa phong
phú, lành mạnh ở nông thôn Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Phát triển mạnh mẽ
các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao quần chúng ở cơ sở Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa thanh, thiếu nhi trên
cả nước Error! Bookmark not defined.
2.2.2.3. Cung cấp các ấn phẩm văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho thanh thiếu
nhi Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kết quả hoạt động của Đoàn tham gia bảo vệ, phát triển và nâng cao chất
lượ
ng môi trường nông thôn Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi về bảo vệ
môi trường Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về
công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ Đoàn các cấpError! Bookmark not defined.
2.2.3.3. Phối hợp xây dựng các mô hình can thiệp tại cộng đồng, tạo mẫu cho thanh
thiếu nhi và nhân dân học tập Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Kết quả hoạt
động của Đoàn tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở
nông thôn Error! Bookmark not defined.
2.2.4.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên nông thôn Error!
Bookmark not defined.
2.2.4.2. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; phụ trách Đội thiếu niên

tiền phong Hồ Chí Minh Error! Bookmark not defined.

4
2.2.4.3. Công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, góp
phần từng bước nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng đội ngũ cán bộ
Đoàn và chất lượng đoàn viên Error! Bookmark not defined.
2.2.4.4. Công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân Error! Bookmark not
defined.
2.2.5. Kết quả hoạt động của Đoàn tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở nông
thôn Error! Bookmark not defined.
2.2.5.1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ Error! Bookmark not defined.
2.2.5.2. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làmError! Bookmark not
defined.
2.2.5.3. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội Error!
Bookmark not defined.
2.2.6. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Đoàn thanh niên trên địa bàn
nông thôn trong thời gian vừa qua Error! Bookmark not defined.
2.2.7. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm Error! Bookmark not defined.
2.2.7.1. Nguyên nhân Error! Bookmark not defined.
2.2.7.2. Bài học kinh nghiệm
Error! Bookmark not defined.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN
THANH NIÊN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Error!
Bookmark not defined.
3.1. Những vấn đề đặt ra với hoạt động Đoàn trên địa bàn nông thôn Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Về hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế - xã hội Error! Bookmark
not defined.
3.1.2. Về củng cố tổ chức Đoàn, Hội; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở

nông thôn Error! Bookmark not defined.

5
3.1.3. Về hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, bảo vệ môi trường ở nông thôn
Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Về tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan ở nông thôn Error! Bookmark
not defined.
3.1.5. Về phối hợp với các đoàn thể khác trong tổ chức hoạt động Error!
Bookmark not defined.
3.2. Dự báo tình hình thanh niên nông thôn những năm tới Error! Bookmark
not defined.
3.3. Quan điểm và mục tiêu của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông
thôn mới Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Quan
điểm Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Mục tiêu Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng
nông thôn mới Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Tích cực góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn
Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế ở nông
thôn Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng đời sống văn hóa mới, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống trên địa bàn nông thôn Error!
Bookmark not defined.
3.4.4. Phát huy vai trò của thanh niên trong giữ
gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ
dòng sông quê hương; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ở nông thôn Error!
Bookmark not defined.
3.4.5. Phát huy vai trò của thanh niên tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng,

cảnh quan ở nông thôn Error! Bookmark not defined.
3.4.6. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, Hội; tích cực tham gia xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở nông thôn Error! Bookmark not defined.

6
3.4.7. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa Đoàn thanh niên và các ngành, đoàn
thể trong tham gia xây dựng nông thôn mới Error! Bookmark not defined.
3.4.8. Tham gia xây dựng, giám sát chính sách về phát triển nông nghiệp, nông
thôn Error! Bookmark not defined.
3.5. Kiến nghị Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Error! Bookmark not
defined.
3.5.2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - thường trực Ban chỉ
đạo quốc gia về xây dựng nông thôn mới Error! Bookmark not defined.
3.5.3. Đối với cấp u
ỷ, chính quyền các cấp Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.


7
DANH MỤC VIẾT TẮT


TT Viết tắt Viết đầy đủ
01 THCS Trung học cơ sở
02 THPT Trung học phổ thông
03 TNNT Thanh niên nông thôn
04 TƯ Trung ương
05 UVBTV Ủy viên Ban Thường vụ
06 TNCS Thanh niên Cộng sản

07 XHCN Xã hội chủ nghĩa
08 LHTN Liên hiệp thanh niên
09 CNH Công nghiệp hóa
10 HĐH Hiện đại hóa
11 KT - XH Kinh tế - xã hội
12 KHCN Khoa học công nghệ
13 ĐVTN Đoàn viên thanh niên
14 HTX Hợp tác xã
15 TNLN Thanh niên lập nghiệp
16 TBKT Tiến bộ kỹ thuật
17 NXB Nhà xuất bản


8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đưa ra mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải hướng sự phát
triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, tạ
o nên sự phát triển cân đối, hài hoà, thu hẹp khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị. Tại Hội nghị lần thứ 7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành
động và ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ dành nhiều sự quan tâm
để thúc
đẩy phát triển vùng nông thôn, trong đó lấy nông dân là nhân tố trung

tâm; đầu tư cho phát triển sản xuất, phát triển khu dân cư, bố trí hợp lý các công
trình phúc lợi công cộng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân.
Hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi)
khoảng trên 22 triệu người, chiếm khoảng 26,7% dân số cả nước, trong đó, thanh
niên ở nông thôn chiếm 68,8% [18]. Đây là lực lượng quan trọng trong sự
nghiệp
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Điểm nổi bật của đại đa số
thanh niên nông thôn là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia
chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo; là lực lượng xung
kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở khu vực nông thôn. Nhi
ều thanh
niên nông thôn đã bứt ra khỏi lối tư duy cũ kỹ, tư tưởng bao cấp, ỷ lại, trông chờ
vào Nhà nước, mạnh dạn đầu tư vốn, sức lực, chất xám để sản xuất, kinh doanh;

9
tích cực tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và phát triển các nghề truyền thống, ngành nghề dịch vụ; tự học hỏi,
trang bị kiến thức, đi đầu trong việc đưa giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Đã xuất hi
ện nhiều thanh niên nông thôn trở thành nông
dân giỏi, thành đạt trong lao động, sản xuất, trong kinh doanh, dịch vụ nông
nghiệp, làng nghề truyền thống, trở thành triệu phú, tỷ phú trẻ. Nhiều thanh niên
nông thôn hiện nay có tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, tích cực
tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội phát động; tính tích cực chính trị xã hội
được phát huy. Có thể thấy, trong thanh niên nông thôn hiện nay, ý chí tự lực, tự
cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngày càng được khẳng định;
không ngừng vươn lên nâng cao trình độ họ

c vấn, chính trị, rèn luyện tư cách,
phẩm chất để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật
của thanh niên nông thôn còn thấp, trung bình chỉ có khoảng 12% đã tốt nghiệp
THPT; tỷ lệ lao động có chuyên môn, kỹ thuật thấp hơn so với khu vực thành thị
khoảng 4 lần (3,11% so với 13,39%); trình độ cao đẳng, đại học trở lên của
thanh niên nông thôn thấp hơn 6 l
ần so với thanh niên thành thị; trình độ học vấn
của thanh niên nông thôn cũng có sự khác biệt lớn giữa các nhóm ngành [18].
Những người có trình độ học vấn thấp thường tập trung ở nhóm ngành nông -
lâm - thuỷ sản; những người có trình độ cao hơn thường tập trung ở nhóm ngành
công nghiệp và dịch vụ; tình trạng thiếu việc làm ở thanh niên nông thôn còn cao
và cao hơn tỷ lệ chung. Phần lớn thanh niên nông thôn thiếu kiến thức và kinh
nghiệm làm ăn, thiế
u vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt ở các
địa bàn miền núi, biên giới và hải đảo; sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo kinh
nghiệm gia truyền, hoặc theo dạng tập huấn ngắn ngày cho từng loại cây, con. So
với các đối tượng thanh niên khác, thanh niên nông thôn ít có điều kiện tiếp cận
với thông tin thị trường, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; ít có điều kiện đượ
c

10
học nghề và đào tạo nghề, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Điều kiện để
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá tinh thần ở nông thôn
cũng hết sức khó khăn, thiếu thốn do thiếu địa điểm, trang thiết bị cho sinh hoạt,
vui chơi. Tỷ lệ đoàn viên, thanh niên nông thôn đi làm ăn xa ngày càng lớn trong
tổng số thanh niên ở các địa phương, trong đó, thời gian đi làm
ăn xa thường dao
động trong khoảng từ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm; địa bàn đi làm ăn xa thường
là các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất Mặc dù đã có rất

nhiều cố gắng, song công tác nắm bắt, quản lý đoàn viên, thanh niên đi lao động
xa còn rất nhiều bất cập, vẫn là vấn đề nổi cộm của công tác đoàn viên trong giai
đoạn hiện nay ở các địa phương. Hơn nữa, việc tổ ch
ức các hoạt động trên địa
bàn nông thôn của Đoàn trong thời gian qua mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các
hoạt động tình nguyện, các đợt phát động mang tính thời điểm (Tháng Thanh
niên, Chiến dịch mùa hè thanh niên tình nguyện…), mà chưa có hệ thống các
giải pháp mang tính lâu dài, gắn với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vừa
ban hành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng Đề tài “ Một số giải pháp
phát huy vai trò của
Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới” là hết
sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, là cơ sở để tổ chức cho
thanh niên tham gia tích cực, có hiệu quả những hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần tăng cường thu hút tập hợp thanh niên tham gia xây dựng nông thôn
mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của
Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn thực
trạng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn thời gian qua: những kết quả
đạt được, những tồn tại, hạn chế; giải pháp cụ thể phát huy vai trò của Đoàn
thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

11
- Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh
niên tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Khách thể nghiên cứu: cán bộ, đoàn viên, thanh niên nông thôn…
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn nông thôn Việt Nam (chủ yếu ở một số xã thí

điểm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đại diện 3 miền Bắc,
Trung, Nam)
- Về thời gian: đề xuất các giải pháp thực hiện từ nay đến hết năm 2017
(gắn với nhiệm k
ỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê, phân tích số liệu, tài liệu, kế thừa kết quả các nghiên cứu trước.
- Tọa đàm, phỏng vấn, đối thoại, lấy ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
+ Số lượng điều tra: 500 phiếu
+ Đối tượng điều tra: cán bộ cấp uỷ, chính quyền các cấ
p, cán bộ Đoàn,
người dân và thanh niên về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của
thanh niên.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ chức Đoàn trên địa bàn nông
thôn thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên
tham gia xây dựng nông thôn mới.
7. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu;
- Báo cáo tóm t
ắt;
- Kỷ yếu hội thảo;
- Bảng tổng hợp số liệu điều tra xã hội học.
8. Cơ quan phối hợp nghiên cứu

12
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn

- Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp
- Viện Nghiên cứu kinh tế vùng Bắc Bộ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
9. Cơ quan chủ trì đề tài
- Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn.
10. Ban Chủ nhiệm đề tài:
- Chủ nhiệm: Th.s Phạm Huy Giang - UVBTV, Trưởng Ban TNNT TƯ Đoàn.
- Phó chủ nhiệm: Th.s Phương Đình Anh - Phó Trưở
ng Ban Thanh niên
Nông thôn TƯ Đoàn.
- Thư ký: Nguyễn Thanh Hương - Chuyên viên Ban TNNT TƯ Đoàn.
Đặng Đức Chiến - Chuyên viên Ban TNNT TƯ Đoàn.
11. Bố cục: gồm 3 phần
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 2: Thực trạng hoạt động của Đoàn thanh niên trên địa bàn nông thôn
Phần 3: Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham
gia xây dựng nông thôn mới

13
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là
nông dân, nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp. Nông thôn là nơi cung cấp
lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp lao động
cho công nghiệp và thành thị, là thị trường r
ộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm
của công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt
kinh tế - chính trị - xã hội [21]. Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt

tự nhiên - kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2009, nông thôn Việt Nam có đến
70,4% dân số sinh sống [19].
1.1.2. Khái niệm về nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghi
ệp

[21]. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ
lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành
nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã phát
triển giai cấp nông dân, đượ
c tổ chức chặt chẽ nhất là là trong nền văn minh Ai
Cập. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu nông từ những cơ
sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất. Tiếp đó, ở nông thôn tầng lớp phú
nông, địa chủ, cùng với tư sản thành thị.
Ngày nay, nông dân có sinh hoạt, tổ chức khác nhau trên từng địa phương,
quốc gia. Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị
phụ thuộc vào các
tầng lớp trên. Ở các quốc gia vùng châu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, người
nông dân lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động

14
thấp. Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp tiểu
nông ngày các ít đi. Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư,
hóa chất, cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời. Các chủ trang trại chiếm
10% dân cơ nhưng nông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ.
Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam: tính đến năm 2009, nước ta có
khoảng 13 triệ

u hộ nông dân [20].

1.1.3. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp [21]. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, s
ơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây, khi công nghiệp chưa phát triển.
Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát
triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại
cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia
tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô. Từ đó, an ninh
lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành
những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường
quốc tế như gạo, th
ủy hải sản, cà phê, cao su Đời sống vật chất và tinh thần của
đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội
phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại; hệ
thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông
thôn ngày càng phát triển. Theo Hội Nông dân Việt Nam, tính
đến năm 2008, ở
nông thôn, 96,8% số xã đã có điện lưới; 96,9% số xã có đường ôtô đến trung

15
tâm; 100% số xã có trường tiểu học; 100% số xã có điện thoại; 99,45% số xã có
trạm y tế; 70% cư dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh [20]

1.1.4. Khái niệm nông thôn mới
Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020 của Chính phủ: nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắ
n nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa [1].
1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển
nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Chủ trương, nghị quyết của Đảng
Qua các giai đoạn cách mạng của nước ta, nông dân luôn là lực lượng có
đóng góp to lớn về tinh thần, sức lực, tính mạng và của cải, vượt qua muôn vàn
hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo đị
nh hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm
vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy,
Ðảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan
trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn
định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mốc son khởi đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước được xác định là Ðại
hội VI của Ðảng (tháng 12 - 1986). Nhưng, những bước đi đầu tiên trong cải tiến
cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới
trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10 - 1981) của Ban Bí thư

16

Trung ương Ðảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ
đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem lại niềm phấn
khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông
dân.
Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế Khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao
động), ngày 5 - 4 - 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về Ðổi mới cơ
chế quản
lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ
gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao
quyền sử dụng ruộng đất
Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải
tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diệ
n tích
đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang
trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu
hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương
thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấ
n và
tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay…
Các văn kiện Ðại hội lần thứ VII, VIII, IX của Ðảng và nhiều chỉ thị, nghị
quyết hội nghị Trung ương trong các nhiệm kỳ đó đều thể hiện rõ chủ trương,
chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từng bước xác
định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh t
ế nông thôn và
xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và
kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước
mắt và lâu dài.
Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan tr

ọng”;
“Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” và “Xây dựng nông

17
thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
ngày càng hiện đại” [5].

Trong hơn 20 năm đổi mới của đất nước, nông nghiệp, nông thôn liên tục
phát triển, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu về phát triển nông
nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo là một trong những thành tựu kinh tế nổi
bật của nước ta trong thời kỳ mới. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công
nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đã góp phần t
ạo việc làm và tăng thu nhập cho dân
cư nông thôn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất
là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm
thay đổi bộ mặt nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục
được đổi mới, phát triển đa dạng, đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các
nguồ
n lực ở nông thôn, cư dân ở nông thôn có thêm việc làm, thu nhập được
nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng
được cải thiện; xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, hệ thống
chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường, dân chủ cơ sở được
phát huy, vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ v
ững. Tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức
mới trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Nông thôn đang phát triển thiếu

quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếm kém, môi trường ngày càng
ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp. Đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân nông thôn còn ở mức th
ấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị
và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới
chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hóa; công nghiệp, dịch vụ
nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

18
lao động ở nông thôn. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) đã
tập trung trí tuệ, thẳng thắn, dân chủ và nhất trí thông qua Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Nghị quyết 26 được ban hành vào lúc nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta
đứng trước nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó
khăn, thách thức cả ở trong nước và từ kinh tế thế giới d
ội vào. Nghị quyết đã cụ
thể hóa nội dung “xây dựng nông thôn mới” trong Văn kiện Ðại hội X của Ðảng
và đưa ra các giải pháp nhằm đưa sản xuất nông nghiệp Việt Nam tiến lên một
nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao; nông thôn hiện
đại, văn minh; nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển, không quá
chênh lệch so với đô thị và giữa các vùng miền, đ
óng góp hiệu quả vào quá trình
công nghiệp hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết 26 đã nêu rõ bốn quan điểm xây dựng nông thôn mới, trong đó
nhấn mạnh: trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí chiến lược quan trọng, là cơ sở và lực
lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh
quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh

thái. Trong mối quan hệ mật thiết nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân
là chủ thể của quá trình phát triển. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao
đời sống nông dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Giải quyết vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ
chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện từng vùng và cả nước.
Ngoài ra, Nghị quyết 26 xác định đến hết năm 2010: tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong sản xuất kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, triển
khai một bước công tác xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Chính sách của Nhà nước

19
Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đồng lòng,
chung sức của toàn Đảng, toàn dân và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đặc
biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chính phủ đã chỉ đạo các cấ
p, các
ngành tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án và các giải pháp tiếp tục
phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; tăng cường nỗ lực xoá đói, giảm
nghèo; tiếp tục cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần dân
cư nông thôn, tham gia góp phần xây dựng nông thôn mới. Ngày 28 tháng 10
năm 2008, Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết H
ội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó,
Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Chương trình được đưa ra nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát
triển nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người

dân được nâng cao, hạ tầng kinh tế xã hộ
i hiện đại, môi trường sinh thái xanh -
sạch - đẹp; bản sắc văn hoá được giữ gìn và phát huy; hệ thống chính trị được
củng cố góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu cơ bản đưa nước ta thành
nước công nghiệp và hiện đại vào năm 2020.
Sau gần 2 năm nghiên cứu và xây dựng, ngày 4 tháng 6 năm 2010, Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã được
Thủ tướng Chính ph
ủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg. Mục tiêu chung
của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bả
n sắc văn
hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời

20
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015, 20% số xã đạt tiêu
chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới) và tỷ lệ này
được nâng lên 50% đến năm 2020. Có thể nói, đây là một chương trình nhằm cụ
thể hóa một nội dung rất cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp,
nông dân và xây dựng nông thôn m
ới.
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nhà nước
sẽ hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch, đường giao
thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây
dựng trạm y tế xã, nhà văn hóa xã cũng như kinh phí cho công tác đào tạo kiến
thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác
xã. Ngoài ra, hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ươ

ng cho xây dựng công trình
cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, đường giao thông thôn, xóm,
giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng [1]
1.2.3. Những nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
491/QĐ-TTg ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu
chí và được chia thành 5 nhóm, cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng
kinh tế - xã hội, về kinh tế
và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường
và về hệ thống chính trị.
Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể
theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
của mỗi vùng.
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: quy hoạch và thực
hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,
chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ
hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa,

21
môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã
hội.
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để
được công nhận đạt xã nông thôn mới. Cụ thể, về tiêu chí giao thông, 1 xã thuộc
đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt 100% đường trục thôn, xóm
được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của B
ộ Giao thông vận tải. Tiêu chí
này đối với xã vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là
70%, còn đối với xã vùng Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu

Long chỉ là 50%.
Về hộ nghèo, xã vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt
tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo <3%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
<5%, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long <7% và Trung du miền núi phía
Bắc <10%.
Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phả
i có hệ
thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; có nhà văn hóa và
khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; có điểm phục
vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn; có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát…
Để được công nhận là huyện nông thôn mới, phải có 75% số xã trong
huyện đạt nông thôn mới. Nếu t
ỉnh có 80% số huyện nông thôn mới thì sẽ đạt
tỉnh nông thôn mới [16].

Bộ tiêu chí chính là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông
thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời kiểm
tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
1.3. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong động viên đoàn viên,
thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội

22
1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên trong động viên thanh niên tham gia
phát triển kinh tế - xã hội
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt
Nam, bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của
Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một trong những chức năng cơ bản của Đoàn,

là đội quân xung kích cách mạng, do
đó Đoàn có vai trò và trọng trách to lớn
trong việc tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên cả nước xung kích đi đầu
trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt
Nam XHCN. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, có thể xác định vai
trò của Đoàn trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thể hiện:
1.3.1.1. Đoàn là t
ổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do đó Đoàn cần
tổ chức các phong trào hành động cách mạng thu hút tập hợp thanh niên tham gia
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, đơn vị để thực
hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra
Đoàn là hạt nhân chính trị của phong trào thanh niên, do đó Đoàn phải là nòng
cốt chính tr
ị của Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam trong việc tổ
chức các hình thức tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia phát triền kinh tế - xã
hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
1.3.1.2. Đoàn là đội quân xung kích cách mạng, do đó Đoàn cần tổ chức
thu hút thanh niên tham gia vào các đội hình tình nguyện xung kích đảm nhận
các nhiệm vụ trọng yếu, các công việc ở vùng khó khăn gian khổ đòi hỏi tinh
thần xung phong, tình nguy
ện và khả năng sáng tạo của thanh niên.
1.3.1.3. Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, do đó Đoàn
cần tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội để thông qua đó bồi dưỡng, rèn luyện
kỹ năng, nghiệp vụ và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của thanh niên.
1.3.1.4. Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
thanh niên, do
đó Đoàn cần tổ chức và tạo điều kiện cho thanh niên đảm nhận

23
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, làm giàu cho

bản thân, gia đình và cho đất nước
1.3.2. Chủ trương của Đoàn thanh niên trong tham gia phát triển kinh
tế - xã hội ở nông thôn
Với trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ có
sứ mệnh đi đầu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong
xây dựng và bảo v
ệ Tổ quốc, trong đó có vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, trong nhiều năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp một mặt đi sâu
vào tuyên truyền, vận động, định hướng và tổ chức cho thanh niên tham gia phát
triển kinh tế thông qua các nghị quyết chuyên đề, các phong trào hành động cụ
thể; mặt khác, chủ động tham mưu cho chính quyền các cấp kịp thời đưa ra các
chỉ thị, nghị quyết về phát huy vai trò của Đoàn và đoàn viên, thanh niên tham
gia phát triển kinh tế; chủ động phối hợp với các ngành chức năng, đặc biệt là
ngành Nông nghiệp thông qua ký kết các nghị quyết liên tịch, chương trình phối
hợp, nhằm tạo cơ chế, nguồn lực để hỗ trợ, thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên
hăng hái đi đầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Cùng với sự ra đời và lớn m
ạnh của các phong trào Thanh niên lập
nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước; Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi (giai đoạn 1993 – 2001), trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
VIII ( giai đoạn 2002 – 2007), Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ban hành
nghị quyết chuyên đề về hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn của thanh
niên, đó là Nghị quyết về phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong việc vận
động, hỗ
trợ và tổ chức cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế – xã hội; đặc
biệt, cuối năm 2005, xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
của thanh niên, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động
sâu rộng trong toàn Đoàn phong trào Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn
nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, gọi tắt là phong trào Bốn
mới, với: Kỹ thuật mớ

i, Ngành nghề mới, Thị trường mới và Mô hình mới. Qua

24
đó, những tấm gương thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi, vượt khó,
làm giàu chính đáng; những triệu phú, tỷ phú tuổi 30 đang ngày càng xuất hiện
nhiều, đóng góp tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Nhằm phát huy những kết quả trước đó, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2007 – 2012) đã phát động trong toàn Đoàn 2 phong
trào: 5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ qu
ốc và 4 đồng hành với
thanh niên lập thân, lập nghiệp; đồng thời, tiếp tục nêu rõ: “ Tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp; tổ chức sâu rộng các hoạt động tư
vấn nghề và hướng nghiệp, chú trọng địa bàn nông thôn và trong các trường học,
giúp cho thanh niên có nhận thức đúng về lao động và nghề nghiệp, định hướng
nghề và chọn nghề đúng. Phát triển các hình thức tư vấn nghề cho thanh niên;
lập các điểm tư vấn việc làm tại chỗ gắn liền với hoạt động của chi đoàn, đoàn
cơ sở Tăng cường nắm bắt thông tin thị trường lao động và nhu cầu việc làm
của thanh niên; tổ chức và phối hợp tổ chức các hội chợ việc làm, ngày hội việc
làm, sàn giao dịch việc làm, xây dựng các trang thông tin điện tử, ngân hàng về
lao động và việc làm, tham gia d
ạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
Tích cực hướng dẫn giúp thanh niên vay vốn phát triển sản xuất và tham gia xuất
khẩu lao động; khuyến khích và vận động thanh niên chủ động tự tạo việc làm,
tự giúp nhau lập nghiệp, góp vốn và liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Tham
mưu cho Chính phủ và các cấp chính quyền tạo cơ chế, chính sách khuyến khích
học nghề, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tạo việc làm và vay v
ốn tạo việc làm
cho thanh niên; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ”. Gần đây nhất, tại Hội
nghị lần thứ ba Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khoá IX), đã ban hành Kết

luận số 127 về Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên
địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 – 2012 với quan điểm: Nâng cao chấ
t lượng
hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn gắn liền với việc đổi mới nội dung,

25
phương thức hoạt động của Đoàn, chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác đoàn
kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn. Hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn
phải xuất phát và gắn liền với nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên và thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa
phương; tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Th
ường vụ Trung ương Đoàn (khoá IX),
đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong
lao động, sáng tạo tham gia phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2012, trong đó
nhấn mạnh: tạo môi trường thuận lợi để phát huy vai trò xung kích của thanh
niên trong lao động sáng tạo tham gia phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, làm giàu cho bản thân, gia
đình và xã hội; tăng cườ
ng thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên, xây dựng tổ
chức Đoàn, Hội vững mạnh; nâng cao năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức Đoàn.

×