Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành công”. Đoàn kết nhân dân, phát huy sức mạnh
tổng hợp của cộng đồng từ xa xưa đã là kim chỉ nam trong đường lối hành động
cũng như ban hành những chính sách của Đảng, của Nhà nước. Điều đó đã được
minh chứng qua sự thành công của lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta.
Ngày nay chúng ta bước vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đoàn
kết toàn dân cùng nhau hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn
luôn được Đảng ta đưa ra làm chính sách quan trọng hàng đầu của sự phát triển.
Trong đó, bảo vệ môi trường cũng là một trong những vấn đề cần có sự chung
tay góp sức của cộng đồng. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn bởi trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm
môi trường cũng gia tăng và trở thành nỗi lo của của toàn xã hội. Trong thực tế,
tư tưởng này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những quy định của pháp luật về sự
tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thực trạng cũng như giải pháp
để hoàn thiện.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về “sự tham gia của
cộng đồng trong bảo vệ môi trường”.
1.1. Khái niệm cộng đồng và một số vấn đề liên quan.
* “Cộng đồng” là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý,
hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung.
Như vậy cộng đồng là một khái niệm rất rộng, một số tổ chức đại diện cho cộng
đồng ở nước ta đó là: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh….
* Thế nào là sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường?
Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư vấn ý
kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về những kế hoạch, dự án hay quy định


của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và còn thiết thực hơn cả đó là
những hành động của chính họ trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Sự tham
gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, mỗi cá nhân có thể trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường như:
giữ gìn vệ sinh môi trường, không có những hành vi gây nguy hại đến môi
trường sống, thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó họ có
thể gián tiếp tham gia bảo vệ môi trường qua các hoạt động: tuyên truyền, giáo
dục những người xung quanh bảo vệ môi trường, lên án những hành vi làm ô
nhiễm môi trường, đóng góp ý kiến với cơ quan chức năng… Mức độ và loại
hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tính đặc trưng riêng, đặc biệt
còn tùy thuộc vào tâm lý, trình độ dân trí và khả năng nhận thức những vấn đề
liên quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của cộng đồng.
[Theo ]
1.2. Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường.
2
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và vai
trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường. Đảng và Nhà nước luôn đặt
công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát
triển kinh tế xã hội. Vì vậy, ngay từ Hiến pháp năm 1992 đã đề cập đến nghĩa vụ
bảo vệ môi trường của mỗi công dân, tổ chức: “cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang , tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định
của nhà nước sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” (điều
29 Hiến pháp 1992). Trên cơ sở Hiến định, nhiều văn bản pháp luật liên quan
đến việc quy định sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường được ban
hành.
Quan điểm này còn được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày
25-6-1998 của Bộ chính trị: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân". Như vậy nhiệm vụ bảo vệ không chỉ là nhiệm vụ của các
cơ quan Nhà nước mà trở thành sự nghiệp của “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”

bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Trong Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là
nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của
mọi người dân". Một lần nữa trách nhiệm bảo vệ môi trường của công đồng
càng được nâng cao theo thời gian. Đây là điều cần thiết trong thực trạng bảo vệ
môi trường còn chưa đạt hiệu quả cao, ô nhiễm môi trương ngày càng diễn ra
trầm trọng. Huy động tất cả các cá nhân, tổ chức vào bảo vệ môi trường sẽ tạo
nên sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường.
Đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, quy định về sự tham gia của cộng
đồng trong bảo vệ môi trường được nâng lên thành một trong năm nguyên tắc
bảo vệ môi trường: “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền,
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” (khoản 2 điều
3
4 Luật bảo vệ môi trường 2005). Có thể nói, việc quy định sự tham gia của cộng
đồng thành một nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ môi trường đánh dấu bước phát
triển quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường tạo nên những tác động tích
cực trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta trong tình hình cấp bách hiện nay.
Theo đó, khoản 1 điều 52 quy định trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư
trong bảo vệ môi trường như sau: “Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá
nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ
sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi
quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng”…
Không chỉ dừng lại ở những quy định cứng nhắc về quyền và nghĩa vụ
của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành
một số quy định, chính sách nhằm kích thích cộng đồng tích cực tham gia bảo
vệ môi trường mà không phải vì nghĩa vụ đó là việc Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành thông tư số 13 ngày 28 tháng 7 năm 2010 quy định vè giải

thưởng môi trường Việt Nam. Trong đó tại điều 2 của thông tư đã xác định đối
tượng điều chỉnh của mình là “Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân,
cộng đồng trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có thành
tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.”
2. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
2.1. Ưu điểm của những quy dịnh về sự tham gia của cộng đồng trong
công tác bảo vệ môi trường.
Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường hiện nay đã có nội dung cụ thể và chi tiết hơn. Nhiều quy định của pháp
luật kể cả quy định của Hiến pháp 1992 đã xác định cụ thể và chi tiết quyền và
nghĩa vụ của cá nhân tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Trên cơ sở những
quy định đó, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng đã được diễn ra
và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
2.1.1 Cộng đồng đã tham gia nhiệt tình các cuộc thi bảo vệ môi trường.
4
Như trên đã nói, để đạt được hiệu quả cao trong việc kích thích cộng đồng
tham gia bảo vệ môi trường thì hình thức vận động cộng đồng tham gia các cuộc
thi về bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Thông qua những cuộc thi này, ý thức
về bảo vệ môi trường của cộng đồng chắc chắn sẽ được nâng lên đáng kể. Vì
thế, trong những năm qua ở nước ta đã có rất nhiều tổ chức, đơn vị đứng ra tổ
chức những cuộc thi tìm hiểu và bảo vệ môi trường như: cuộc thi “ý tưởng
xanh” do Công ty ôtô Toyota Việt Nam phối hợp với Tổng cục Môi trường, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ ngày 28/9/2009 đến ngày 22/3/2010; cuộc thi
“Cộng đồng liên kết bảo vệ môi trường sông Tô lịch”; hay cuộc thi ảnh “Lăng
kính xanh” do Canon tổ chức cho học sinh-sinh viên;… Trong đó cuộc thi đáng
được chú ý là “Cộng đồng liên kết bảo vệ môi trường sông Tô Lịch” do Hội Bảo
vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức.
Sau một thời gian phát động, cuộc thi đã thu được những kết quả đáng
chú ý: đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình cũng như thu hút sự quan tâm của

đông đảo người dân và các tầng lớp xã hội. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vừa
được Ban tổ chức công bố vào sáng 13/07/2010 tại Hà Nội. Ngoài nhóm ảnh,
Ban tổ chức còn trao giải cho 5 đề án đoạt giải cuộc thi đề xuất các “đề án bảo
vệ môi trường sông Tô Lịch”. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch VACNE
cho biết, các đề án này mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, Ban tổ chức cùng Quỹ Châu
Á sẽ hỗ trợ các tác giả để triển khai thực hiện và sẽ sẽ hoàn thành trước ngày
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Và khi những dự án này được triển
khai, chúng ta hi vọng sẽ thấy được sự thay đổi tích cực của môi trường nói
chung và môi trường sông Tô Lịch nói riêng.
(Theo: />16.html/Vì sự hồi sinh của dòng Tô Lịch.)
2.1.2. Góp phần tích cực trong việc hoàn thiện các dự án cần sự tham gia
của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
5

×