Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.73 KB, 63 trang )


Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới xu hướng uống chè ngày càng tăng lên mãnh mẽ
do những phát hiện mới ngày càng nhiều hơn về lợi ích của chè đối với sức khoẻ
con người. Nằm trong vùng khí hậu đất đai và thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây chè, Thái Nguyên trở thành tỉnh có diện tích trồng
chè rộng lớn và chè là đặc sản của thủ đô Gió Ngàn.
Nằm trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái nguyên nơi có diện tích
trồng chè lớn của Tỉnh Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam là
một công ty chuyên trồng và chế biến các loại chè. Cùng với sụ phát triển không
ngừng của nền kinh tế, công ty cũng ngày càng có sự phát triển to lớn, hòa nhập
chung với nền kinh tế trong nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công ty trong viêc phát triển kinh tế
tỉnh Thái Nguyên và đưa thương hiệu chè Thái nguyên phát triển lên một tầm
cao mới, cũng như sự đóng góp vào nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn
hiện nay và được tạo điều kiện bởi các thầy cô trong trường em đã may mắn
được thực tế tại công ty để có thể hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất và kinh
doanh của công ty. Giúp em tiếp cận, tìm hiểu và vận dụng các kiến thức đã học
ở trường vào điều kiện làm việc thực tế ở công ty.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Hùng cùng với sự giúp
đỡ của Ban giám đốc cùng các phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng
kỹ thuật nông nghiệp và các phòng ban khác trong “ Chi nhánh chè Sông Cầu –
Tổng công ty chè Việt Nam” em đã hoàn thành báo cáo thực tập môn học của
mình. Qua báo cáo này, em đã có cái nhìn tổng quan hơn về các mặt của quá
trình sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc và các bác, các cô, các chú
trong Công ty.
Và cuối cùng em xin dành lời cám ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Văn
Hùng. Thầy đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốt quá trình thức
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 2 Lớp: K6-QTM


Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam và hoàn thiện bài
báo cáo này.
Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều
nên bài báo cáo của em còn nhièu thiếu sót rất mong được sự thông cảm góp ý
của thầy để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 3 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Các thông tin chung về công ty
∗ Tên doanh nghiệp: CHI NHÁNH CHÈ SÔNG CẦU – TỔNG CÔNG TY
CHÈ VIỆT NAM
∗ Địa chỉ: Thị trấn Sông Cầu - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
∗ Điện thoại: 0280.3820114
∗ Fax: 0280.3823020
∗ Website:
∗ Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh
∗ Cơ sở pháp lý: ngày 18/12/1995 theo Quyết định số 293/ QĐ-NN&PTNT
của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xí nghiệp công nông nghiệp
chè Sông cầu được đổi tên thành Công ty chè Sông Cầu trực thuộc Tổng
công ty chè Việt Nam (Vinatea)
∗ Vốn điều lệ: 2.740.000.000 đồng.
∗ Hình thức doanh nghiệp: chi nhánh thuộc Tổng công ty
∗ Nhiệm vụ chính: trồng, chế biến và xuất khẩu chè các loại
2. Các sản phẩm chính mà công ty đang sản xuất
- Chè xanh Nhật: Được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của
Nhật Bản đảm bảo chất lượng an toàn.

- Chè xanh Việt Nam: Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến
của Hàn Quốc, Trung Quốc đảm bảo chất lượng.
- Chè đen các loại: OP, OPA, P, BP, FBOP, PS, BPS, F, D được sản xuất
theo công nghệ OTORO, … đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu – đáp
ứng yêu cầu của mọi khách hàng.
- Chè đóng gói nhỏ nội tiêu: 100gram, 50gram, 150gram. Các loại chè xanh
Nhật, chè xanh Việt Nam, Hương Sen, Hương Nhài,…
- Các loại sản phẩm trên được đóng trong bao bì: Giấy thiếc hút chân
không – thùng Cattông / Bao 6 RaP / Bao PP/PE.
3. Quá trình hình thành và phát triển
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 4 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
Chi nhánh chè Sông Cầu là đơn vị thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, tiền
thân là nông trường chè Sông Cầu được hợp nhất 3 nông trường :
+ Nông trường Tháng Tám
+ Nông trường Trần Phú
+ Nông trường Thanh niên vào năm 1962, với nhiệm vụ chính là: Trồng
cây công nghiệp lâu năm ( cây chè ), ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, gia cầm và
trồng cây lương thực ngắn ngày.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển, trước sự tàn phá do chiến tranh của
đế quốc Mỹ vào những năm của thập kỷ 60 và những năm thập kỷ 70 nông
trường vẫn đứng vững và phát triển .
Đến tháng 5/1975 nông trường đã xây dựng được một dây chuyền chế
biến chè xanh và đưa vào hoạt động, sản xuất được 827 tấn chè búp tươi, chế
biến được 196 tấn chè búp khô .
Năm 1985, xây dựng nhà máy với dây chuyền chế biến chè đen, sản xuất
được 1.322 tấn chè búp tươi và sản phẩm đạt 237 tấn chè khô. Nông trường chè
Sông cầu được Bộ công nghiệp thực phẩm thành lập xí nghiệp công nông nghiệp
chè Sông Cầu, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam .
Ngày 18/12/1995 theo Quyết định số 293/QD-NN&PTNT của Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đổi tên xí nghiệp công nông nghiệp
chè Sông cầu thành Công ty chè Sông cầu với vốn điều lệ là 2 tỷ 740 triệu đồng.
Năm 1996, trong nông nghiệp, Công ty giao khoán vườn chè theo nghị
định 01/ CP ngày 5/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ .
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đổi tên
Công ty chè Sông Cầu thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chè
Sông Cầu.
Năm 2007, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển cây chè cùng với kết quả
của việc giao khoán vườn chè theo nghị định 01/ CP, nên năng suất vườn chè đạt
tới đỉnh cao, sản lượng chè búp tươi đạt 3.323 tấn chế biến được 747 tấn chè
khô, doanh thu đạt 20,5 tỷ, lợi nhuận đạt 500triệu đồng.
Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định sáp nhập
Công ty về Tổng Công ty chè Việt Nam và đổi tên thành Chi nhánh chè Sông
Cầu - Tổng công ty chè Việt Nam. Năm 2008, sản lượng chè tươi đạt 3.877tấn,
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 5 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
chế biến được 1.094tấn chè khô, doanh thu đạt 22,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 300
triệu đồng. Lương bình quân của 1 công nhân: 1.650.000đ/người/tháng.
Trước những thắng lợi sản xuất, chế biến chè những năm cuối thế kỷ 20
đầu thế kỷ 21, hàng loạt nhà máy chè tư nhân được xây dựng và đi vào sản xuất
dẫn đến việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu chè búp tươi của các nhà máy, và
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm chè búp khô gay gắt. Mặt khác, do
khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 và đầu năm 2009 làm thị trường chè bị ảnh
hưởng trầm trọng, nhất là mặt hàng chè đen, cung vượt quá cầu, đòi hỏi sản
phẩm phải có chất lượng, giá cả hợp lý mới có điều kiện đứng vững trên thị
trường. Đây là một khó khăn rất lớn cho đơn vị, song với sự nỗ lực của Ban
giám đốc và sự ủng hộ của ngành, cơ quan, nhiều đơn vị liên quan nên đơn vị
vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thủ thách để tồn tại và phát triển đến
ngày hôm nay.
Qua 50 năm xây dựng trưởng thành, trong từng giai đoạn Chi nhánh chè

Sông Cầu - Tổng công ty chè Việt Nam ngày nay nằm trên địa bàn của thị trấn
Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều đóng góp cho
nền kinh tế địa phương và đất nước, được Nhà nước tặng huân chương lao động
hạng Ba cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của Bộ và UBND tỉnh Thái Nguyên
và các ngành chức năng như: Tổng cục Thuế, BHXH Việt Nam vv
4. Quy mô hiện tại của công ty
Doanh nghiệp thuộc vào loại doanh nghiệp vừa với số vốn kinh doanh là
9.297.470.000 đồng và tổng số lao động là 296 người.
∗ Về lao động: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên
được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp cụ khá cao.
Phân loại lao động:
- Cơ cấu giới tính:
+ nam: 118 người chiếm 40%
+ nữ: 178 người chiếm 60%
- Độ tuổi:
+ 18 – 35 tuổi: 157 người chiếm 53%
+ 35 – 49 tuổi: 133 người chiếm 45%
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 6 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
+ > 50 tuổi: 6 người chiếm 2%
- Trình độ:
+ Đại học và cao đẳng: 11%
+ Trung cấp : 27%
+ Phổ thông: 62%
Số lượng lao động, tỷ lệ lao động đang phù hợp với qui trình tổ chức sản
xuất, công nghệ sản xuất của công ty. Nguồn lao động dồi dào vì công ty nằm
trong địa phận dân cư đông, tập trung, người dân ở đây hầu hết là đã từng công
tác tại nông trường cũ nên nguyện vọng công tác gần nhà là chủ yếu.
Hiện nay, công ty đang rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực. Hàng năm, công ty xem xét các nguyện vọng của người lao

động, bố trí công việc hợp lý giúp cho người lao động có thời gian nâng cao tay
nghề, nâng cao trình độ học vấn của bản thân. Người lao động đi học Đại học
được hỗ trợ một phần kinh phí và công ty luôn đảm bảo về công việc giúp cho
người lao động yên tâm trong thời gian đi học.
Ngày lễ, Tết công ty luôn chăm lo tới đời sống của người lao động, quà
Tết, quà thăm hỏi ốm đau, quà cho các con em học giỏi, một phần khích lệ
người lao động ổn định công tác và tâm lý thoải mái giúp tăng năng suất trong
lao động.
∗ Về trang thiết bị: Công ty có 3 dây chuyền sản xuất chè máy móc thiết bị
hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc, được lắp ráp đồng bộ trên
dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại. Đồng thời công ty đã trang bị máy tính,
máy in cho hầu hết các phòng ban và sử dụng phần mềm cho phòng kế toán.
∗ Về sản lượng: Hàng năm công ty sản xuất ra hơn 800 tấn chè thành
phẩm.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và
nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
+ Nhiệm vụ
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 7 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
- Xây dựng và tổ chức các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
do Tổng công ty đề ra, kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, đảm bảo hoạt
động đúng mục đích thành lạp doanh nghiệp đúng như quy đingj ở phậm vi kinh
doanh.
- Nghiên cứu các thông lệ kinh doanh, nhu cầu, thị hiếu, hía cả các loại sản
phẩm chè, tư kiệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất và kinh doanh
chè.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ

vững các thị trường có lợi nhất.
- Tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý thực
hiện và phải tuân thủ nghiêm chỉnh các hợp đồng công ty đã kí kết.
- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có
lãi.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, các tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái,
điều kiện làm việc của công nhân, phòng cháy, thực hiện theo đúng các tiêu
chuẩn kỹ thật công ty áp dụng và các quy định có liên quan đến công ty.
+ Quyền hạn
- Được chủ động đàm phán kí kết và thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh
doanh, giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp
luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước để mở rộng sản xuất của công ty theo
cơ chế hiện hành.
- Tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ, hội thảo chuyên đề có lien
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHÈ SÔNG CẦU
Chương 1: NỘI DUNG THỰC TẬP QUẢN TRỊ HỌC
1.1. Hệ thống kế hoạch của công ty
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 8 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
1.1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh
nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh
gay gắt như hiện nay thì vai trò của hệ thống kế hoạch càng trở nên quan trọng
và cần thiết. Nó không những giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn
lực sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra được sự gắn kết giữa các bộ phận
chức năng của doanh nghiệp vào những mục tiêu chung, thống nhất của doanh

nghiệp.
Kế hoạch chiến lược thường do những nhà quản trị cấp cao của tổ chức
quyết định nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho cả tổ chức. Bên cạch đó,
kế hoạch chiến lược tác động đến các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương
lai của toàn bộ tổ chức, các mục tiêu đưa ra thường cô đọng và mang tính tổng
thể. Công ty chè Sông Cầu là công ty trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam nên
kế hoạch chiến lược do Tổng công ty quyết định đưa ra những kế hoạch cụ thể
cho từng chi nhánh trên cơ sở đảm bảo thực hiện chiến lược chung của Tổng
công ty.
Kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hóa của các kế hoạch
chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, thâm chí
hàng ngày. Các kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể chi tiết đặt ra các mục tiêu cụ
thể về khối lượng sản phẩm cần phải sản xuất.
Hàng năm công ty đề xuất nên tổng công ty một kế hoạch kinh doanh cho
một năm trên cơ sở tình hình kinh tế và tìnhh hình nguyên vật liệu Tổng công ty
sẽ quyết định các chỉ tiêu cụ thể cho doanh nghiệp.
 Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp
Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Các bước thực hiện kế hoạch
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng,
thị trường, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của
mình so với đối thủ cạnh tranh, đưa ra các dự báo về nhu cầu của thị trường
trong hiện tại và tương lai, dự báo những biến động về giá cả nguyên – nhiên vật
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 9 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
liệu môi trường kinh doanh, từ đó có những phương án kịp thời ứng phó với
những trường hợp rủi ro.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Mục tiêu của doanh nghiệp gồm những mục tiêu chính:

- Mục tiêu về sản lượng và lợi nhuận: doanh nghiệp đưa ra các biện pháp
nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ cho quá
trình sản xuất, tiết kiệm nguyên – nhiên liệu.
- Mục tiêu về đời sống công nhân viên trong doanh nghiệp: sản xuất chè là
sản xuất theo mùa vụ nên mục tiêu của doanh nghiệp là đảm bảo đời sống
của công nhân viên trong doanh nghiệp trong toàn năm, đảm bảo có công
việc cho công nhân.
- Mục tiêu hiệu quả của tổ chức: tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả,
tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng một cách hợp lí.
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra công ty phải xác định rõ điểm mạnh,
điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đó tận dụng các cơ hội
và ngăn ngừa những thách thức.
Bước 4: Xây dựng các phương án
Công ty xây dựng các phương án liên quan đến mua nguyên – nhiên vật
liệu, vận chuyển hàng hóa. Lập kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, các phương
án phụ trợ khi có sự cố do mất điện,do thời tiết, …gây ra, kế hoạch giao hàng
hóa.
Bước 5: Đánh giá các phương án
Các phương án mà công ty đưa ra đều nhằm mục đích giữ vững uy tín,
đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, tăng sản lượng sản xuất, tiết
kiệm chi phí.
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sau khi đánh giá các phương án công ty sẽ laoị bỏ những phương án
không có lợi, lựa chọn phương án tốt nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất đồng
thời phát huy được nhiều ưu điểm hạn chế tối đa nhược điểm nhằm thực hiện
một cách hiệu quả các mục tiêu mà công ty đã đề ra.
 Kế hoạch hoạt động của công ty năm 2011 và 2012
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 10 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh

a/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: 1000đ
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch(%)
1 Tổng lao động 296 323 91,64
2 Quỹ lương công nhân 3702,38 2837,
3 Tổng vốn Nhà nước 9297,47 9071,852
4 Tổng phát sinh nộp
ngân sách
5 Nợ phải trả 5246,42 6258,478
7 Doanh thu 31784,86 23260,552
8 Chi phí 21627,7
9 Lãi gộp 1632,86
10 Lợi nhuận sau thuế 250,981 225,618
b/ Phân tích một số chỉ tiêu trong
 Kế hoạch hoạt động của công ty năm 2012
TT Chỉ tiêu kế hoạch ĐVT KH đã thực
hiệnnăm 2011
KH năm2012
A. Chỉ tiêu pháp lệnh
I. Sản phẩm giao về công
ty
Tấn 300 360
+ Chè xanh sencha Tấn 300 360
II. Lợi nhuận và các khoản
nộp NS
1. Lợi nhuận phát sinh 1000đ 280.000 250.000
2. Các khoản nộp NS 1000đ 1.512.695 1.512.845
+ Thuế VAT 1000đ 1.400.000 1.400.000
+ Thuế sử dụng đất nông
nghiệp

1000đ 96.215 96.215
+ Thuế sử dụng đất văn
phòng
1000đ 15.480 15.480
+ Thuế môn bài 1000đ 1.000 1.150
3. Tỉ suất lợi nhuận % 0.53
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 11 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
III. Các chỉ tiêu định mức
KT-KT
1. Tiêu hao nguyên liệu chè
búp tươi cho 1 tấn sp
Tấn/tấn 4,40 4,30
+ chè đen bán thành phẩm Tấn/tấn 4,40 4,30
+ chè xanh Nhật bán
thành phẩm
Tấn/tấn 4,80 4,70
+ chè xanh Việt Nam Tấn/tấn 4,5 4,45
2. Tổng thu hồi chè thành
phẩm từ chè búp tươi
+ chè đen % 92 85
+ chè xanh Nhật % 87 90
+ chè xanh Việt Nam 75 75
3. Tiêu hao than cho 1 tấn sp
+ chè đen Tấn/tấn 1,5 1,45
+ chè xanh Nhật Tấn/tấn 1,5 1,2
+ chè xanh Việt Nam Tấn/tấn 1,5 1,2
4. Tiêu hao điện cho 1 tấn sp
+ chè đen Kwh/tấn 500 450
+ chè xanh Nhật Kwh/tấn 520 480

+ chè xanh Việt Nam Kwh/tấn 500 480
5. Tiêu hao gas cho 1 tấn sp
+ chè xanh Nhật xuất
khẩu
Kg/tấn 22 21
6. Tiêu hao dầu DO cho 1
tấn sp
+chè xanh Nhật xuất khẩu Lit/tấn 230 215
+ chè nội tiêu Lit/tấn 0 0
7. Công LĐTT cho 1 tấn sp
+ chè đen Công/tấn 25,00 26,75
+ chè xanh Nhật Công/tấn 16,00 17,92
+ chè xanh Việt Nam Công/tấn 25,00 27,25
B. CHỈ TIÊU HƯỚNG DẪN
I. Giá trị tổng sản lượng(theo giá cố
định 1994)
1. Ngành công nghiệp 1000đ 9.188.000 8.680.000
2. Ngành nông nghiệp 1000đ 2.175.000 2.175.000
3. Ngành XDCB 1000đ
II. Sản phẩm sản xuất ra Tấn 835 800
+ chè đen Tấn 400 200
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 12 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
+ chè sencha Tấn 335 400
+ chè xanh Việt Nam Tấn 100 200
III. Nguyên liệu
1. Chè búp tươi tự sản xuất Tấn 1450 1450
2. Chè búp tươi mua ngoài Tấn 2373 22180
3. Chè búp khô( sx chè đen) Tấn 0 0
IV. Giá thành công ty sp

+ chè đen đ/tấn 26.374.465 25.474.372
+ chè xanh Nhật đ/tấn 36.442.076 43.463.732
+ chè xanh Việt Nam đ/tấn 30.587.641 36.341.982
V. Doanh thu bán hàng 1000đ 26.093.000 29.773.800
VI. Sửa chữa lớn 1000đ 89.914
VII. Xây dựng cơ bản 1000đ 1.100.000 702.497
VIII. Mức trích khấu hao 1000đ 625.682 650.808
IX. Tiền lương bình quân cho
1 tấn sp
+ chè đen đ/tấn 4.136.372 4.268.436
+ chè xanh Nhật đ/tấn 3.610.666 3.305.263
+ chè xanh Việt Nam đ/tấn 4.324.466 4.268.436
Với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 công ty dự tính hoàn thành kế
hoạch năm 2012 với tổng doanh thu bán hàng là 29733,8 triệu đồng tăng 1,14%
so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 250 triệu đồng thấp hơn so với năm 2011
là 30 triệu đồng. Mặc dù doanh thu lớn hơn nhưng công ty dự tính trong năm tới
giá nguyên nhiên vật liệu, giá nhân công sẽ tăng trong năm tới. Cụ thể giá thành
cho 1 tấn chè xanh nhật năm 2011 là 36.442.076 đồng năm 2012 đã tăng lên là
43.463.732 đồng cho 1 tấn chè xanh Nhật, giá thành cho 1 tấn chè xanh Việt
Nam là 30.587.641 đồng năm 2012 tăng lên 36.341.982 đồng cho 1 tấn sản
phẩm. Trong khi mức tăng giá bán thành phẩm tăng không nhiều và phải phụ
thuộc vào mức giá chung của thị trường chè.
Kế hoạch của năm 2012 sẽ giảm định mức sản xuất của nguyên vật liệu
đầu vào và giảm định mức tiêu thụ năng lượng. Công ty dự kiến trong năm 2012
định mức của nguyên vật liệu đầu vào sẽ giảm xuống từ 4,4 tấn xuống còn 4,3
tấn chè búp tươi đối với sản phẩm chè đen, chè xanh Nhật sẽ giảm từ 4,8 tấn
xuống còn 4,7 tấn, chè xanh Việt Nam giảm từ 4,5 xuống còn 4,45 tấn. Định
mức về mức tiêu thụ năng lượng của các sản phẩm cũng giảm; đối với chè xanh
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 13 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh

Nhật bản sẽ giảm mức tiêu hao gas từ 22 kg/tấn xuống còn 21 kg/tấn, mức tiêu
hao dầu giảm từ 230 lít/tấn xuống còn 215 lít/tấn.
Ngoài ra chi nhánh có kế hoạch áp dụng công nghệ xử lí chất thải mới để
giảm 10% tiêu thụ điện năng.
Kế hoạch thay thế lò đốt hiện tại bằng lò đốt thế hệ mới nhất có hiệu suất
cao hơn 70%.
 Giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2012
 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Đầu tư cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ đi đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn và kĩ năng làm việc
 Đầu tư bằng cơ chế lương thưởng, khuyến khích cán bộ công nhân
viên trong quá trình làm việc.
 Đầu tư cơ sở vật chất
 Sửa chữa và bảo dường dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất và
tiết kiệm nguyên, nhiên liệu.
 Phát triển và bảo vệ nguồn nguyên liệu sãn có, trồng mới nguồn nguyên
liệu để đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Để giảm thiểu định
mức nguyên vật liệu và mức tiêu hao năng lượng, cait hiện tốt điều kiện làm
việc công ty cần phải thực hiện những giải pháp sau: Hoàn thiện công tác bảo
dưỡng, triệt để khắc phục sự cố chảy dầu; thay thế hệ thống truyền động trục
vít của các máy vò chè bằng hệ thống truyền động mới có hiệu suất cao hơn
và không bị chảy dầu; điều chỉnh lại tốc độ và lượng nguyên liệu hợp lý để
tránh tình trạng rơi vãi nguyên liệu trên các băng tải; nâng cao ý thức công
nhân trong thao tác, tránh làm rơi vãi chè ra sàn và bám dính chè vào các
thiết bị hay công cụ làm việc (quang treo, khay chứa ); cải tiến các thiết bị,
tạo thuận lợi cho thao tác của công nhân và công tác vệ sinh; lắp đặt hệ thống
lọc bụi, thu hồi vụn chè kết hợp với thông gió, tăng công suất hút bụi; tăng
cường vệ sinh, thu hồi chè vụn triệt để; cải tiến các khung lắp bao tải. Đây là
những giải pháp nhằm thu hồi và tái sử dụng lượng chè rơi vãi một cách đáng
kể, nâng cao hiệu suất máy móc, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ. Cải

tạo kho chứa than để giảm tổn thất than và nâng chất lượng than; có cơ chế
định mức và thưởng phạt rõ ràng đối với công nhân đốt lò; nâng cao kỹ thuật
đốt lò cho công nhân; xây thêm một lớp gạch cho các kênh dẫn; cải tiến bảo
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 14 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
ôn vỏ các thiết bị sấy; sửa lại cửa lò và vách lò sấy nhằm tiết kiệm than, gas
và điện, giảm nhiệt độ của khu vực sấy và thành phẩm, giảm lượng khí thải
từ lò than vào môi trường, giảm thải rắn (xỉ than). Cải tiến hoặc thay thế lò
kiểu mới; thay thế các động cơ quấn lại bằng động cơ mới; xử lý tình trạng
quá nhiệt của các động cơ khác, thay mới nếu cần thiết, nhằm nâng cao hiệu
suất đốt, giảm phát thải khí thải. Lắp đặt hệ thống xử lý làm sạch và làm
mềm nước; xem xét lại hệ thống đường ống để sửa chữa hoặc thay mới bằng
nhựa; thay thế than đá bằng than củi trong khâu quay hương; làm kín, lắp
điều hòa cho phòng lên men; cải tiến kho bảo quản chè để ổn định về nhiệt
độ và độ ẩm, tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian sản xuất. Lắp các
bao che cho các bộ truyền động hở để đảm bảo an toàn; lắp các tấm lợp trong
mờ để cải thiện chiếu sáng tự nhiên; lắp thêm bóng đèn chiếu sáng buổi tối;
lắp đặt hệ thống hấp thụ âm thanh và cách ly đơn giản; trang bị thêm bảo hộ
lao động cho công nhân; kiểm tra và bố trí lại các bảng điện và đường dây
điện tránh hiện tượng rò rỉ điện để nâng cao ý thức về an toàn lao động cho
công nhân, đảm bảo an toàn lao động, cải tạo môi trường lao động (giảm ồn,
tăng cường ánh sáng ).
1.1.2. Tìm hiểu và nhận thức chiến lược của công ty
1.1.2.1. Sứ mệnh của công ty
Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty chè Việt nam, sứ mệnh của công ty là
trồng cây công nghiệp lâu năm và sản xuất chế biến các loại chè xanh Nhật, chè
đen, chè xanh Việt Nam nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời
đơn vị luôn làm tốt công tác xúc tiến thương mại, củng cố các bạn hàng truyền
thống và tìm kiếm thị trường mới để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được hết.
Ngoài việc trồng cây công nghiệp lâu năm và sản xuất các loại chè, để nâng cao

nguồn thu nhập cho CBCNV và người lao động trong toàn đơn vị, đơn vị còn
khuyến khích người lao động chăn nuôi gia súc, gia cầm trồng những cây lương
thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
1.1.2.3. Các chiến lược phát triển
Chiến lược có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp làm chức năng định hướng các hoạt động của doanh nghiệp, tạo
khung và các khuôn mẫu cho các hoạt động, các tiền đề nghiên cứu và phát
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 15 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
triển. Làm giảm chi phí tổn thất cho những quyết định sai lầm, cải thiện tình
hình vị thế của doanh nghiệp, xác định được lợi ích tài chính và phí tài chính của
doanh nghiệp.
Nằm trong khu vực có nhiều đồi núi, Chi nhánh Chè Sông Cầu – Tổng
công ty Chè Việt Nam sở hữu vùng nguyên liệu chè với diện tích khoảng 471 ha
chè, công ty có thể chủ động được 35% nguyên liệu. Khảo sát thực tiễn sản xuất,
Chi nhánh sản xuất theo mùa vụ, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng
10. Từ nguyên liệu là chè búp tươi đưa về kho bảo quản, sau đó được phân loại,
búp chè chất lượng tốt được đưa vào dây chuyền sản xuất chè xanh, búp chè còn
lại kém chất lượng hơn được dùng cho dây chuyền sản xuất chè đen. Chè sơ chế
được chuyển sang phân xưởng thành phẩm để sàng phân loại, đóng bao thành
các loại chè khác nhau rồi chuyển sang kho bảo quản.
Công ty chú trọng hơn trong việc cải thiện vùng nguyên liệu chè, chủ
động hơn trong việc cung uengs nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Công ty đưa ra nhiều giải pháp trong việc giảm định mức, tiết kiệm
nguyên liệu và nâng cao hiệu suất.
BẢNG ĐỊNH MỨC
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
so với năm
trước(%)
I. Thành phẩm sản xuất ra

1. Chè đen Tấn 648,604 168,794
2. Chè xanh Nhật Tấn 320 449,268
3. Chè xanh Việt Nam Tấn 445,174 93,046
II. Định mức
1. Tiêu hao nguyên liệu chè
búp tươi cho 1 tấn sp
+ chè đen
Tấn/tấn 4,45 4,4 98,87
+ chè xanh Nhật
Tấn/tấn 4.85 4,8 98,97
+ chè xanh Việt Nam
Tấn/tấn 4.6 4.5 97.83
2.
Tiêu hao than cho 1 tấn
sp
+ chè đen
Tấn/tấn 1.55 1,5 96,77
+ chè xanh Nhật
Tấn/tấn 1.49 1,5 100,67
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 16 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
+ chè xanh Việt Nam
Tấn/tấn 1,55 1,5 96,77
3.
Tiêu hao điện cho 1 tấn
sp
+ chè đen
Kwh/tấn 495 500 101,01
+ chè xanh Nhật
Kwh/tấn 510 520 101,96

+ chè xanh Việt Nam
Kwh/tấn 505 500 99
4.
Tiêu hao gas cho 1 tấn
sp
+ chè xanh Nhật xuất
khẩu
Kg/tấn 22,5 22 97,77
5.
Tiêu hao dầu DO cho 1
tấn sp
+chè xanh Nhật xuất
khẩu
Lit/tấn 235 230 97,87
Chiến lược phát triển của công ty là giảm định mức qua các năm nhằm
tiết kiệm nguồn nguyên nhiên vật liệu, tối đa hóa nguồn lực, nâng cao hiệu suất
sản xuất kinh doanh.
Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường kinh doanh có
sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt mỗi ngành mỗi doanh nghiệp đều tìm cho
mình một đường đi riêng phù hợp thích nghi được với những biến động của thị
trường. Là một trong những công ty chè ra đời từ khá sớm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và là một chi nhánh lớn của tổng công ty chè Việt Nam, công ty chè
Sông Cầu đã chọn cho mình một hướng đi riêng. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị
trường và vùng nguyên liệu công ty nhận thấy nhu cầu thị trường đã có nhiều
biến động, người tiêu dùng cần những loại chè có chất lượng tốt hơn và đảm bảo
sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu chè sạch và an toàn. Nắm bắt tình hình
đó công ty đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất, tiết
kiệm nguyên – nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Công ty đầu tư lớn cho vùng nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu
sạch đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Công ty cũng chú trọng phát triển nguồn

nhân lực, đào tạo công nhân lành nghề nhiều kinh nghiệm trong chế biến chè.
Cùng với chiến lược mở rộng thị trường không chỉ xuất khẩu mà còn chú trọng
thị trường trong nước, có nhiều chiến lược thu hút nhhững khách hàng tiềm
năng. Một trong những lợi thế của công ty là nằm trong vùng nguyên liệu chè
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 17 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
lớn của Tỉnh Thái Nguyên công nhân đã có kinh nghiệm trong chế biến chè.
Doanh nghiệp thực hiện các chiến lược nhằm định vị vị thế của doanh nghiệp,
mở rộng thị trường, mặt khác doanh nghiệp cũng đang từng bước xây dựng và
tạo lập thương hiêu chè thái nguyên trong tâm trí người tiêu dùng.
1.1.2.4. Các chính sách của công ty
Để thực hiện được các chiến lược phát triển công ty đã có những chính
sách thiết thực nhằm nâng cao năng suất lao động .
a. Chính sách lương
Công ty xây dựng và ban hành quy chế tiền lương áp dụng thống nhất
trong toàn công ty
Tổng công ty phê duyệt kế hoạch lao động và tiền lương hành năm trên cơ
sở phương án kinh doanh gắn với mục tiêu chính: sản lượng, doanh thu và lợi
nhuận.
Công ty trả lương cho người lao động theo kết quả và hiệu quả của công
việc, sử dụng tiền lương như đòn bảy kinh tế quan trọng làm động lực kích thích
người lao động tích cực làm việc, hoàn thành tốt số lượng, chất lượng công việc
được giao, tăng năng suất lao động gia tăng sản lượng, tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Bảng lương của cán bộ công nhân viên.
Chè đen
Chè xanh Việt
Nam
Chè xanh Nhật
Bản

Sản phẩm (kg) 168.794 93.460 449.268
Lương công nhân (VNĐ) 487.433.047 218.246.691 971.416.236
Mức lương tính cho 1kg
sp (VNĐ) 2.888 2.335 2.162
Hệ số lương cán bộ công ty
STT Tên Hệ số
lương
Chức vụ
1. Nguyễn Quốc Khánh 6,31
Giám đốc
2. Nguyễn Văn Bốn 5,65
Phó GĐ
3. Phạm Thị Hồng 5,65
Tr.P tổ chức HC
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 18 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
4. Đào văn Mẫn 5,32
Kế toán trưởng
5. Đặng Văn Lợi 4,51+ 0,3
Trợ lý XDCB
6. Lê Thị Hiệp 3,13
Văn thư
7. Trịnh Xuân Cường 3,8
Bảo vệ
8. Nguyễn Văn Tăng 3,18
Bảo vệ
9. Nguyễn Văn Mạnh 3,18
bảo vệ
10. Nông Quốc Hưng 2,18
Nhân viên

11. Phạm Thị Xuyến 3,89+0.4 Trạm trưởng trạm y
tế
12. Vũ Đại Lâm 1,99
Nhân viên
13. Nguyễn Thị Thuý Hằng 3,27
N.V kế toán
14. Nguyễn Thị Nhàn 3,13
N.V kế toán
15. Đinh Thị Huyền Chinh 3,51
Nhân Viên
16. Nông Quốc Trường 4,51
P.phòng NN
18. Nguyễn Thị Hồng Vân 2,65
NV phòng NN
19. Nguyễn Thị Lý 2.65
NV phòng NN
20. Phương Quỳnh Bảo Ngọc 1,8
Nhân viên
21 Nguyễn Thanh Hải 3,82
Lái xe
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
b. Chính sách khen thưởng và hoạt động từ thiện
Quỹ khen thưởng được sử dụng để khen thưởng trực tiếp cho các tập thể
và cá nhân người lao động có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua,
hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao. Năm 2010
công ty đã trích 18,5 triệu cho quỹ khen thưởng, được trao cho những cá nhân
và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2011 công ty trích 27 triệu
cho quỹ khen thưởng các tập thể và cá nhân lao động có thành tích tốt.
Quỹ phúc lợi được chi theo thỏa ước lao động tập thể với các chinh sách
khuyến khích động viên người lao động gắn bó tâm huyết với doanh nghiệp.

Công ty tổ chức cho người lao động đi tham quan nghỉ mát, khuyến học cho con
người lao động có thành tích cao trong học tập, tặng quà cho người lao động
trong các dịp lễ tết, kịp thời hỗ trợ người lao động có khó khăn. Công ty thực
hiện các chính sách từ thiện xã hội, tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao.
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 19 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
Quỹ từ thiện và khuyến học được lập dựa vào doanh thu hàng năm của
công ty, hàng năm công ty trích 0.3% tổng doanh thu cho các quỹ từ thiện. Năm
2010 công ty trích 70 triệu cho các hoạt động như: tặng quà đối tượng chính
sách và công nhân lao động nghèo, trẻ em tàn tật trong huyện dịp tết năm 2010
với tổng giá trị là 14,5 triệu đông; hỗ trợ công nhân trong nhà máy xóa nhà tạm
với tổng giá trị là 8 triệu đồng; ủng hộ cho các đồng bào miền trung trong các
đợt lũ lụt với tổng giá trị là 20 triệu đồng; công ty thưởng cho quỹ khuyến học
trong huyện với tổng giá trị là 10 triệu. Năm 2011 công ty đã trích 95 triệu cho
các hoạt đông: tặng quà đối tượng chính sách và công nhân lao đông nghèo, trẻ
em tàn tật trong huyện dịp tết năm 2011 với tổng giá trị là 17 triệu đồng; hỗ trợ
công nhân xóa nhà tạm với tổng giá trị là 10 triệu đồng; ủng hộ các quỹ cứu trợ
với tổng giá trị là 30 triệu đồng; thưởng cho quỹ khuyến học của huyện với tổng
giá trị là 11 triệu đồng.
c. Chính đào tạo nguồn nhân lực
Công ty luôn quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Công ty thực
hiện có hiệu quả cá kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn, thường xuyên cử cán
bộ đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lí, tin
học (lập bảng nhân lực theo: độ tuổi, giới tính, trình độ- sau đó đánh giá chính
sách này của Công ty). Hằng năm công ty mở đợt đào tạo tại chỗ cho gần 100
lượt công nhân trong nhà máy, thời gian từ 5 – 10 ngày, trong thời gian đào tạo
công nhân vẫn được hưởng lương. Năm 2011 công ty cử 2 cán bộ đi học đại học
tại chức, cán bộ đi học vẫn được hưởng lương theo chế độ và được hỗ trợ học
phí, tài liệu học tập.

1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của công ty
1.2.1. Số cấp quản lí:
Bộ máy tổ chức của công ty gồm có 3 cấp quản lí.
+ Quản lí cấp lãnh đạo: gồm giám đốc, phó giám đốc
+ Các phòng ban chức năng: gồm các phòng ban với sự quản lí trực
tiếp của cấp quản lí lãnh đạo.
+ Cấp quản lí tác nghiệp: gồm các điểm thu mua, quản đốc các phân
xưởng tại nhà máy.
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 20 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý
Ghi chú:
Quan hệ: Chỉ huy
Quan hệ: Phối hợp
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị
Chi nhánh chè Sông Cầu là một doanh nghiệp có quy mô vừa, nên để phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cũng như để đảm bảo với tiến độ sản
xuất, tăng năng suất chất lượng sản phẩm công ty đã tiến hành chuyên môn hoá
sản xuất và có sự bố trí một cách hợp lý về số lượng giữa các khâu của các công
đoạn sản xuất. Nhiệm vụ của các khâu này sẽ được thực hiện kế hoạch sản xuất
theo tiến độ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
- 1 Giám đốc
- 1 Phó giám đốc
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 21 Lớp: K6-QTM
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật

nông nghiệp
Nhà máy chế
biến
Các điểm thu mua
Các tổ sản xuất
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
- 3 Phòng ban chức năng
- 7 Điểm thu mua chè búp tươi
- 1 Nhà máy chế biến chè khô
 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các cấp.
 Giám đốc:
 Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh và đời sống văn hoá toàn công ty.
 Các lĩnh vực lãnh đạo: Công tác tổ chức cán bộ; công tác kinh tế tài
chính; Công tác đầu tư, định hướng chiến lược của công ty; công tác
tuyển dụng lao động và tổ chức thi đua khen thưởng.
 giám sát các phòng chức năng, giao nhiệm vụ và công việc cụ thể
cho phó giám đốc và điều hành mọi hoạt động của công ty.
 Mối quan hệ với các phòng ban khác:
• Quan hệ với phòng kỹ thuật nông nghiệp: Trưởng phòng kỹ
thuật báo cáo trực tiếp cho Giám đốc, kiểm duyệt, lập dự toán, triển
khai các hợp đồng của phòng kỹ thuật; Giám sát chỉ đạo phòng kỹ
thuật trong việc lập kế hoạch nghiên cứu và phát triển cá kế hoạch
về nguồn nguyên liệu mới.
• Quan hệ với phòng tổ chức hành chính: phê duyệt các văn
bản có liên quan tới vấn đề hành chính và công đoàn và cán bộ
công nhân viên.
• Quan hệ với phòng kế toán: trưởng phòng kế toán báo cáo
trực tiếp tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho
giám đốc.

 Phó giám đốc:
 Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng
kỹ thuật nông nghiệp và chỉ đạo giám sát các điểm thu mua và nhà
máy.
 Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc của mình được giao,
là người thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng .
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 22 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
 Báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho giám đốc và chịu sự giám sát của
giám đốc.
 Lập kế hoạch sản xuất về các đầu công việc, vật tư, tiến độ và
chuyển giao kế hoạch cho quản đốc nhà máy để triển khai sản xuất.
 Chịu trách nhiệm về tiến độ triển khai chất lượng sản phẩm và an
toàn lao động.
 Quan hệ với các phòng ban:
• Quan hệ với phòng kĩ thuật nông nghiệp: giám sát mọi hoạt
động của phòng kĩ thuật
• Quan hệ với phòng kế toán: giám sát sự hoạt động của phòng
kế toán, khi giám đốc vắng co thể thay giám đốc quyết định những
vấn đề của phòng kế toán
• Phòng tổ chức hành chính: phó giám đốc trực tiếp giam sát
tình hình lao động và tổ chức hành chính của công ty và báo cáo lại
cho giám đốc.
• Quan hệ với nhà máy và các điểm thu mua: Quản đốc nhà
máy và tổ trưởng các tổ thu mua báo cáo trực tiếp cho phó giám
đốc, phó giám đốc cung cấp cho nhà máy tất cả các yêu cầu kỹ
thuật, khối lượng công việc, thời gian hoàn thành, định mức tiêu
thụ vật tư để triển khai hợp đồng; Kiểm tra và phê duyệt, nghiệm
thu khối lượng công việc hoàn thành của nhà máy và các điiẻm thu
mua để hoàn tất hồ sơ nghiệm thu hợp đồng.

 Phòng kế toán: Phòng kế toán có chức năng tham mưu giúp GĐ
trong công tác huy động và phân phối vật tư, tiền vốn theo yêu cầu sản
xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty
đến nhà máy, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hện toàn bộ công tác tài
chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán
nhằm giải quyết tốt tài sản của Công ty, ghi chép phản ánh đầy đủ chính
xác quá trình hình thành, vận động và chu chuyển của đồng vốn biểu hiện
bằng số lượng và giá trị theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và những
quy định cụ thể của công ty về công tác quản lý kinh tế, tài chính.
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 23 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
 Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của công ty trình giám đốc
phê duyệt.
 Tổ chức các hoạt động ghi chép sổ sách, lưu giữ chứng từ và hạch
toán chi phí cho hoạt động kinh doanh theo các quy trình kế toán của
công ty và đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước.
 Tổ chức các hoạt động tiền gửi ngân hàng và thanh toán với ngân
hàng và đơn vị bạn.
 Xây dựng báo cáo tài chính định kỳ theo quy định.
 Tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty và kiến
nghị cho giám đốc để có các quyết định kinh doanh hợp lý.
 Tổ chức các hoạt động tiền mặt để đảm bảo chi phí cho các hoạt
động cần thiết.
 Giám sát tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế, các chứng từ
thanh toán và tính toán giá thành sản phẩm.
 Nghiên cứu các phương hướng, giải pháp để đổi mới, cải tiến hệ
thống, phương pháp quản lý trong lĩnh vực kế toán, các lĩnh vực khác
có liên quan.
 Tham khảo chiến lược và các chính sách tài chính, kế toán trong
công ty như: dự án tài chính đầu tư mới, dự án tài chính mở rộng sản

xuất, quy chế và sử dụng nguồn vốn.
 Xây dựng các quy định về thanh quyết toán, chứng từ hoá đơn, lưu
trữ các văn bản chứng từ về tài chính kế toán.
 Tham gia kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất những biện pháp uốn nắn
những sai lệch trong quá trình thực hiện những công việc trong lĩnh
vực kế toán của đơn vị, của công ty.
 Tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm
trong công tác quản lý hoặc biên soạn các tài liệu bội dưỡng kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán cho viên chức chuyên
môn nghiệp vụ ngạch thấp hơn.
 Đưa ra các giải pháp tài chính nhằm quản lý có hiệu quả nguồn
vốn.
 Xây dựng các định mức tài chính.
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 24 Lớp: K6-QTM
Trường Đại học kinh tế và QTKD Khoa Quản trị kinh doanh
 Phòng tổ chức hành chính:
 Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ,
quản lý lao động, tiền lương, quản lý về công tác hành chính Nhà nước
trong lĩnh vực của doanh nghiệp.
 Trực tiếp triển khai, hướng dẫn cơ sở và tổ chức thực hiện toàn bộ
các công việc có liên quan đến các công tác tổ chức, lao động, tiền lương,
công tác quản lý hành chính đã được giám đốc phê duyệt.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên như hội họp, tiếp
khách, trực điện thoại, điều xe, soạn thảo và gửi nhận các loại công văn
giấy tờ giữa các bộ phận trong công ty với các cơ quan bên ngoài.
 Tổ chức mua sắm văn phòng phẩm, quản lý và cấp phát cho các
đơn vị.
 Tổ chức mua sắm các máy móc thiết, dụng cụ văn phòng, bảo
dưỡng và sửa chữa nếu cần thiết.
 Tổ chức hệ thống văn thư lưu trữ hồ sơ.

 Tổ chức các hoạt động phúc lợi tập thể trong công ty như các giải
thể thao, hội diễn văn nghệ, thăm quan và nghỉ mát.
 Quan hệ với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề về an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường nếu phát sinh.
 Nghiên cứu cải tiến việc tổ chức các hoạt động hành chính văn
phòng theo hướng nâng cao hiệu quả và đơn giản, gọn nhẹ.
 Tổ chức hệ thống quản lý tài sản văn phòng của công ty; Lập sổ
sách theo dõi, cập nhật biến động, tổ chức kiểm kê định kỳ.
 Trợ giúp GĐ trong công tác đối ngoại như mua quà tặng khách,
cùng tiếp khách.
 Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Tham mưu cho giám đốc về quy trình trồng
chè và chăm sóc chè, hướng dẫn thu hái, quản lý vùng nguyên liệu đặc
biệt là về chất lượng chè tươi, quản lý các hợp đồng giao khoán, vườn chè
theo nghị định 01/ CP, trực tiếp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, quản lý nguyên liệu đầu vào ( chè tươi ) ở
nhà máy chế biến.
 Các mối quan hệ của phòng:
Sinh viên: Đỗ Hồng Quân 25 Lớp: K6-QTM

×