Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn kinh nghiệm rèn chữ đẹp chuẩn cho học sinh lớp 1 trường tiểu học ngĩa nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.73 KB, 12 trang )

V SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ới tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung, đặc biệt đối với
lớp Một nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ
vở. Trong các năm dạy lớp Một tôi thường kể cho các em nghe chuyện
“Văn hay nhưng chữ phải đẹp”, nói về danh nhân Cao Bá Quát nổi tiếng
là văn hay chữ đẹp để giáo dục các em vì sao phải rèn chữ đẹp. Vì bài
văn, bài toán dù hay, dù đúng đến đâu mà chữ viết nguệch ngoạc, xấu,
không đọc được thì bài văn, bài toán đó không còn giá trị vì có ai đọc
được nó đâu. Xuất phát từ đây tôi quyết định dạy học sinh cách rèn chữ
sao cho đẹp, giữ vở sao cho sạch. Và sau đây là kinh nghiệm dạy học
sinh cách rèn chữ giữ vở của tôi.
 Thuận lợi:
 Đa số các em đều qua mẫu giáo.
 Sĩ số lớp vừa, 40 em nên thuận lợi trong việc quản lý và đi
sâu sát đến học sinh.
 Cơ sở vật chất tốt, bàn ghế đúng kích cỡ, đủ ánh sáng, không
gian thóang mát.
 Ban Giám Hiệu quan tâm sâu sát tạo cơ sở vật chất tốt cho
lớp học.
 Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của các em, các em
có đầy đủ đồ dùng học tập.
 Khó khăn:
 Đa số các em chưa có ý thức rèn chữ giữ vở, cần đến sự nhắc
nhở nhiều của giáo viên.
 Một số em viết chữ ẩu, nguệch ngoạc không đúng nét.
 Các em cầm bút nhưng chưa đúng, cầm sát ngòi bút, cầm bút
chặt quá, ngồi chưa đúng tư thế, chưa biết cách để vở đúng.
 Còn một vài phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các
em.
 Phụ huynh chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo chương trình
mới.


Giai đoạn chuẩn bị:
Trước tiên giáo viên giới thiệu cho các em xem một vài quyển vở
mẫu của các anh chị học năm trước có ý thức tốt trong việc “Rèn chữ –
giữ vở”, Từ đó giáo dục các em xem thế nào là một quyển vở sạch, chữ
đẹp.
 Về vở :
 Vở được gọi là sạch, tốt là vở:
 Được bao bìa dán nhãn cẩn thận.
 Không làm rách vở, long bìa, nhàu nát, không để vở quăn
góc.
 Không giây mực ra vở, không bôi xoá nhiều.
 Trình bày đúng qui định, không bỏ phí giấy.
 Biện pháp : Để có một quyển vở tốt ta phải:
Ngay từ đầu năm giáo viên thống nhất bao vở cho học sinh ngoài
tờ giấy bao bên trong, bên ngoài còn được bao thêm một tờ bọc nhựa
(loại nhựa ép plastic), loại nhựa này rất tốt giữ vở được suốt năm .
Khi bao vở cho học sinh ta phải bao thêm trang một vào sẽ tránh
được tình trạng sút bìa.
Vở phải mua loại có hàng kẻ rõ ràng, các ô li đều nhau, trắng và
giấy không bị lem mực.
Để vở được sạch không bị quăn góc, không bị vết lem do mồ hôi
tay và hạn chế được tình trạng chữ bút chì in từ trang này qua trang kia,
mỗi em cần sử dụng tờ giấy kê (lọai giấy bìa)bọc cả quyển vở bên ngoài
lẫn bên trong lại , khi viết trang nào lật trang đó lên và một tờ giấy kê
rời có kích thước chiều rộng khỏang 15cm chiều dài dài hơn chiều
ngang quyển vở. Khi viết ta đặt tờ giấy kê nằm ngang giữ cho mồ hôi
tay không bị lem vở và vở không quăn góc.
Để tránh tình trạng đổ mực ra vở (giai đoạn viết bút mực) giáo
viên yêu cầu học sinh sử dụng bút máy khi viết và không được mang
bình mực vào lớp, ở lớp giáo viên có sẵn bình mực để bơm mực cho các

em quên bơm mực khi đến lớp và yêu cầu các em phải bơm mực sẵn
trước khi đi học.
Về chữ:
Chữ được gọi là đẹp thì phải đúng cỡ chữ, đúng mẫu, cách nối nét
đúng, mềm mại, đặt dấu phụ đúng chỗ, khoảng cách giữa các con chữ
đúng quy định.
Hướng dẫn cách trình bày vở theo qui định của giáo viên, cách
trình bày bài văn xuôi, bài thơ lục bát, thơ tư do, thơ thất ngôn bát cú…
 Biện pháp : Giúp các em viết chữ đẹp đòi hỏi:
Tư thế ngồi viết của các em rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng
thẳng, không được tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 20
cm -> 25 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì
vào mép vở giữ cho vở không xê dịch khi viết, không lệch vai, hai chân
vuông góc với mặt đất . Làm thế nào để có được tư thế ngồi thoải mái sẽ
là điều kiện giúp các em học tốt suốt buổi. Giáo viên cần kiểm tra và
nhắc nhở thường xuyên trong các tiết học. Muốn có tư thế ngồi tốt ít
nhất bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi và giáo viên phải hướng dẫn tư
thế ngồi ngay từ đầu để các em hình thành thói quen tốt.
Có tư thế ngồi tốt, ta cần chú ý đến cách cầm bút, để vở của học
sinh. Khi viết ta cầm bút và điều khiển bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón
cái và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên cách
đầu bút khoảng 3 cm, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của
bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều
khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Khi viết cần có sự phối hợp cử
động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay luôn tạo cho đôi tay mềm mại
khi cầm bút để viết, không viết bằng toàn thân. Vở phải để nghiêng về
bên trái so với mép bàn từ 20 -> 25 để các em dễ viết.
Giáo viên cần hướng dẫn các em xác định vị trí các nét nằm trên
dòng kẻ nào, độ dài ra sao thật chính xác. Muốn vậy giáo viên hướng
dẫn cho các em xác định được 5 đường kẻ ngang, 4 dòng li và đường kẻ

dọc.
• Giai đoạn học kỳ I : sử dụng bút chì
Ở giai đoạn này nên cho học sinh sử dụng loại bút chì 2B mềm dễ
viết và chuốt nhọn bút khi viết ,tẩy mềm tốt để tẩy khỏi giây ra vết bẩn.
Để học sinh có chữ viết chuẩn và đẹp, thì trước tiên các em phải viết
đúng các nét cơ bản, có nghĩa là các em phải nắm được điểm đặt bút,
điểm uốn lượn, điểm kết thúc trong quá trình viết. Trong chương trình
phần dạy nét cơ bản ở các tiết tập viết rất ít, nên tôi đã phối hợp tuần lễ
đầu để dạy cho các em các nét cơ bản .
Khi thực hiện viết các nét, giáo viên phải hướng dẫn từng dòng li,
từng đường kẻ của ô thật kỹ. Hướng dẫn viết nét phải hướng dẫn từng
nét, từng dòng và quan sát, phát hiện và sửa chữa kịp thời những nét viết
sai : chưa đúng khoảng cách, chưa đúng mẫu về độ cao, điểm đặt bút,
điểm kết thúc của các nét . . .
Ví dụ : Nét khuyết trên cắt nhau ở đường kẻ 3,bụng nét phải tròn
đều không viết xiên.
Nét khuyết dưới cắt nhau ở đường kẻ 1
Ngay từ đầu giáo viên phải quy định cho học sinh khoảng cách
giữa các nét, các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng, các từ trong một
hàng.
Ví dụ : Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau một thân con chữ
o.
Sau giai đoạn viết các nét cơ bản giáo viên tiến hành kiểm tra để
phân loại học sinh. Tách các em viết yếu hoặc viết chưa chuẩn ngồi về
một bên. Trong quá trình dạy, giáo viên bao giờ cũng kiểm tra những em
này trước để có hướng giúp đỡ.
Ngoài ra trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần giải
thích cho phụ huynh thấy được ích lợi và tầm quan trọng của việc rèn
chữ, giữ vở. Từ đó nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm về việc dạy các em học ở
nhà.

Khi hướng dẫn các con chữ, giáo viên có thể nâng cao hơn về kỹ
thuật viết như: hướng dẫn các em viết nét thanh, nét đậm ở mỗi con chữ.
Tạo nét thanh bằng các nét đưa lên tay viết nhẹ, tạo nét đậm bằng các
nét kéo xuống ta viết mạnh tay và lưu ý trong quá trình viết tránh trường
hợp để gãy bút.
Hàng tháng giáo viên nên có nhận xét cụ thể về việc rèn chữ, giữ
vở của từng em và nhận xét những mặt hạn chế mà học sinh cần sửa
chữa. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục gởi về cho phụ huynh xem để
giúp thêm cho các em. Chúng ta không thể bỏ qua giai đọan chấm và
sửa bài hàng ngày, vì qua chấm bài hàng ngày giáo viên phát hiện kịp
thời những em viết chưa đúng, chưa đẹp. Từ đó, giáo viên cho học sinh
sửa bài trước khi qua bài mới.
• Giai đoạn học kỳ II : Sử dụng bút mực.
Giáo viên quy định học sinh sử dụng cùng một màu mực và dùng
bút máy. Trên bút máy phải dán tên để không lầm lẫn bút với nhau và
không mang theo bình mực để tránh đổ mực ra bàn ghế, tập vở . . .
Sang giai đoạn này, các em đã đọc được nên giáo viên bắt đầu
hướng dẫn các em trình bày một bài viết vào vở. Hướng dẫn từ bài tập
viết, tập chép, chính tả
Thứ thì lùi vào một ô từ lề kẻ đỏ, phân môn lùi vào 6 ô, tựa bài lùi
vào 4 , 5 hoặc 6 ô tuỳ theo số chữ của tiêu đề, xuống dòng lùi vào 2 ô,
hết bài phải kẻ bài.
Hướng dẫn cách bỏ chữ viết sai: dùng thước gạch ngang một gạch
lên chữ viết sai rồi viết chữ viết đúng bên cạnh, không được tẩy xóa,
không được tô đen, không dùng bút xóa.
Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực đòi hỏi mẫu chữ của giáo
viên cũng phải đẹp và chuẩn mực từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc của
một con chữ hay một chữ.
Song song vào đó, giáo viên phải hướng dẫn thật cẩn thận, cho
học sinh viết từng dòng. Trong quá trình học sinh viết, giáo viên phải

quan sát, theo dõi và uốn nắn cho các em viết chưa đúng hay ngồi sai tư
thế. Nếu tập cho học sinh mà không theo dõi thì sẽ không có kết quả tốt.
Khi viết lưu ý học sinh từng nét , từng con chữ, từng chữ và cách
viết như thế nào là đúng đẹp.
Ví dụ: Các chữ viết ở cỡ chữ vừa.
 Chữ a nét móc dưới lưu ý viết thẳng móc lên tròn nhỏ
xiên tránh trường hợp viết nét móc tròn to quá.
 Chữ b khi viết lưu ý cắt nhau ở đường kẻ 3,nếu đứng
một mình thì viết nét thắt nhỏ vừa, nối với chữ e thì thắt to hơn.
 Chữ ch từ nét khuyết qua nét móc hai đầu kéo lên
đường kẻ 2 rồi mới viết nét móc hai đầu và nét móc hai đầu xiên tròn
tránh trường hợp không tròn hay kéo lên đến đường kẻ 3 mới viết nét
móc hai đầu.
 Viết chữ gh lưu ý học sinh nét khuyết dưới cắt nhau ở
đường kẻ1 và nét khuyết trên cắt nhau ở đường kẻ 3, khoảng cách giữa
con chữ g và con chữ h vừa phải không xa quá cũng không gần quá.
 Chữ m lưu ý học sinh viết nét móc độ rộng cho đều
nhau.
 Chữ r lưu ý học sinh nét thắt nằm trên đường kẻ 3, từ nét
thắt qua nét móc dưới tròn.
 Chữ s nét thắt tương tự chữ r, lưu ý nét xiên hơi cong thì
chữ sẽ đẹp hơn.
 Chữ u,ư, t,y nét hất và nét xiên đầu tiên hơi cong.
 Chữ ơ,ư khi viết móc, móc hơi nghiêng về bên phải
không viết thẳng quá.
Chữ viết đúng nhưng thêm dấu không đúng thì cũng
không đẹp nên khi thêm dấu cần lưu ý : dấu huyền,dấu sắc đi với chữ có
mũ ^ thì nằm bên phải mũ^.
Luyện chữ viết, giáo viên phải chấm và nhận xét hoặc nêu những
điểm sai học sinh hay mắc phải để hướng dẫn chung cho cả lớp.

Thêm vào đó, giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để cùng hợp
tác nhắc nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ không phải
một ngày, một buổi mà phải luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả
các phân môn, cả ở trường lẫn ở nhà.
Ngoài ra giáo viên còn phải dùng thêm các phương pháp nêu
gương, cho học sinh xem mẫu những bài viết đẹp và khích lệ các em
trước lớp khi có tiến bộ.
Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, tôi thấy chữ viết của các
em có nhiều tiến bộ.
Kết quả
Năm học 2000 -2001: Em Tất Ninh Thanh Nhã đạt giải II VSCĐ cấp
Quận.
Năm học 2004 -2005: Lớp đạt giải I tập thể VSCĐ cấp Quận
 Cá nhân : Em Mai Thùy Nhã Trân đạt giải I VSCĐ cấp
Quận.
Em Nguyễn Thị Trà My đạt giải III VSCĐ cấp
Quận.
Em Nguyễn Hoàng Vy được công nhận VSCĐ cấp
Quận.
Năm học 2005 -2006: Lớp đạt giải I tập thể VSCĐ cấp Quận.
 Cá nhân: Em Nguyễn Lệ Song đạt giải II VSCĐ cấp Quận,
giải II VSCĐ cấp Thành phố và đạt giải II VSCĐ cấp Quốc gia.
Em Huỳnh Anh Tuấn, Ngô Quốc Nga được công
nhận VSCĐ cấp Quận.
Năm học 2006 – 2007:
 Cá nhân: Em Thái Bảo Ngọc đạt giải I VSCĐ cấp Quận.
Em Trần Nguyễn Ngọc Hỷ Từ đạt giải III VSCĐ
cấp Quận. Em Vũ Ánh Minh Trang đạt giải
khuyến khích VSCĐ cấp Quận.
Nói tóm lại rèn chữ vở sạch chữ đẹp cho học sinh là một công

việc đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và nhẫn nại, không nôn nóng.
Không những rèn cho các em viết đúng mà còn phải tiến đến viết đẹp.
Với óc thẩm mỹ và năng lực sáng tạo đã giúp con người chúng ta tạo ra
nhiều mẫu chữ để trang trí và phục vụ nhu cầu đời sống con người.
Tôi nghĩ những biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi ở các
lớp và tôi mong rằng kinh nghiệm này sẽ được nhân rộng ra ở các khối
lớp nhất là ở lớp Một để chữ viết của các em ngày càng đẹp hơn.

×