Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu Luận Những yếu tố ảnh hưởng đến nghĩa của tính từ chỉ phẩm chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.62 KB, 10 trang )

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHĨA CỦA
TÍNH TỪ CHỈ PHẨM CHẤT
Họ và tên: Trịnh Thanh
Thuỷ
Lớp: 061F7
Khoa: Ngôn ngữ và Văn
hoá Pháp
Giáo viên hướng dẫn:
Đặng Kim Hoa
Lời nói đầu
Trong thời toàn cầu hoá hiện nay, ngoại ngữ đóng 1 vai
trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Học 1
ngoại ngữ mới đồng nghĩa với việc chúng ta biết thêm 1
nền văn hoá mới. Mặt khác, chúng ta sẽ có cơ hội tìm
được 1 công việc tốt nếu như chúng ta biết nhiều ngoại
ngữ. Để học tốt 1 ngoại ngữ đã khó nhưng để học tốt
được tiếng Pháp còn khó hơn vì có rất nhiều điểm khác
nhau giữa Việt và tiếng Pháp.
Như mọi người đều biết rằng tính từ chiếm 1 số lượng
lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Pháp, nhưng để xác
định đúng nghĩa của 1 tính từ không hề dễ dàng chút nào
vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghĩa của chúng: vị
trí, cách cấu tạo, cách phối hợp với những từ khác. Đó là
1 trong những khó khăn lớn đối với người học tiếng
Pháp. Lí do trên đã khiến hình thành ở em ý tưởng làm
nghiên cứu này. Trong khuôn khổ 1 nghiên cứu khoa học
của sinh viên, em không thể nghiên cứu 1 cách sâu sắc
tất cả những vấn đề liên quan, em chỉ giới hạn ở việc
nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí, cách cấu tạo lên nghĩa
của tính từ
Bài nghiên cứu bao gồm 2 phần


Phần thứ nhất: Nghiên cứu về những nét khái quát về
tính từ trong lúc đưa ra khái niệm, chức năng, vị trí của
tính từ
Phần thứ hai: Đề cập đến nội dung chính : Sự ảnh hưởng
của vị trí, cách thức cấu tạo đến nghĩa của tính từ chỉ
phẩm chất
Đây là lần đầu tiên tác giả làm nghiên cứu khoa học, vì
vậy không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn. Hi vọng rằng bài nghiên cứu
nhỏ này của tác giả sẽ có thể giúp được phần nào cho
những người học tiếng Pháp dễ dàng hiểu rõ nghĩa của
tính từ trong những tình huống khác nhau
Cuối cùng tác giả xin gửi những lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô giáo hướng dẫn, cô Đặng Kim Hoa. Chắc
hẳn, nếu không có những lời chỉ dẫn, những lời khuyên
và sự khuyến khích của cô, tác gỉa không thể hoàn chỉnh
được bài nghiên cứu của mình
Phần thứ nhất: Những nét khái quát về tính từ chỉ
phẩm chất
1. Định nghĩa: Tính từ chỉ phẩm chất là những từ dùng
để nêu lên tính chất của 1 danh từ ( chỉ người, vật, sự
vật)
2. Chức năng: Tính từ chỉ phẩm chất có thể giũ chức
năng là tính ngữ, đồng ngữ, thuộc ngữ
2.1. Tính ngữ: Khi tính từ đứng bên cạnh danh từ ( đứng
trước hoặc sau) thì khi đó nó giữ chức năng là tính ngữ
2.2: Đồng ngữ: Khi tính từ được ngăn cách với danh từ
bởi 1 dấu phẩy thì khi đó nó giữ chức năng là đồng ngữ
2.3: Thuộc ngữ: Khi tính từ được ngăn cách với danh từ

bởi 1 số động từ như: “ être” ( thì, là), “avoir l’air” (có
vẻ), “sembler” (dường như)…khi đó tính từ giữ chức
năng là thuộc ngữ
3. Vị trí:
3.1. Những tính từ nào thường đứng trước danh từ ?
Khi tính từ giữ chức năng là tính ngữ có 1 âm tiết, đôi
khi là hai hoặc ba thường đứng trước danh từ để chỉ ra
tính chất toàn thể của điều được nói đến trong câu. Tuy
nhiên những tính từ này sẽ đứng sau danh từ nếu như
được dùng kèm 1 trạng từ hoặc 1 bổ ngữ của tính từ
3.2. Những tính từ nào thường đứng sau dang từ?
Tính từ đặt sau cho phép định dạng cái mà người ta nói.
Có nghĩa là đó là những tính từ chỉ: hình dạng, màu sắc,
quốc tịch, hình dạng, cách thức, quốc tịch, tôn giáo, khoa
học, kĩ thuật, chính trị, nghệ thuật…
Nhưng nếu như người ta muốn dùng với ý mạnh thì
người ta vẫn có thể đặt những tính từ này trước danh từ
Phần thứ hai: Những yếu tố ảnh hưởng đến nghĩa của
tính từ
1. Vị trí:
1.1. Những tính từ nào có thể vừa đứng trước vừa đứng
sau?
- Phần lớn tính từ không thay đổi nghiã khi chúng ta thay
đổi vị trí của chúng
Vd: “Une superbe voiture” và “une voiture
superbe” đều có nghĩa như nhau và đều có nghĩa là “1
chiếc xe hơi tuyệt vời”
- Và cũng có 1 số lượng không nhỏ tính từ thay đổi nghĩa
khi vị trí của chúng thay đổi. Có nghĩa là nghĩa của tính
từ khi chúng đứng trước hoàn toàn khác khi chúng đứng

sau.
Vd: “ amer” khi đứng sau danh từ thì có nghĩa là “
đắng”, khi đứng trước thì có nghĩa là “ nghiêm khắc”
“brave” khi đứng sau danh từ thì có nghĩa là “dũng cảm”
nhưng khi đứng trước danh từ thì lại có nghĩa là “trung
thực”
“cher” khi đứng sau danh từ thì có nghĩa là “đắt”, đứng
trước có nghĩa là “thân yêu”
“douce” khi đứng sau thì có nghĩa là “ ngọt”, đứng sau
thì lại có nghĩa là
“ hiền dịu”
“ pauvre” khi đứng sau nghĩa là “nghèo”, khi đứng
trước nghĩa là “ đáng thương”
Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa…
1.2. Gía trị ngữ nghĩa khi tính từ đứng sau danh từ:
Nói chung là tính từ thường mang nghĩa chủ quan nếu
chúng đứng sau danh từ. Điều đó có nghĩa là những tính
từ này phản ánh 1 cách khách quan những cái mà người
ta quan sát thấy. Cái được miêu tả trong phát ngôn tất cả
mọi người đều dễ dàng quan sát thấy. Nói theo 1 cách
khác thì khi đặt sau danh từ, tính từ chứa đựng nghĩa đen
1.3. Gía trị ngữ nghĩa khi tính từ đứng trước danh từ:
Những tính từ đứng trước thường mang nghỉa chủ quan
hơn. Tức là chúng chưa đựng nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn,
những tính từ này thường có thêm nét cảm xúc, thái độ
của người nói
2. Cấu tạo của tính từ:
Người ta có thể biết được nghĩa của tính từ nhờ vào cách
thức cấu tạo của chúng. Trong tiếng Pháp rất nhiều tính
từ được cấu tạo bằng 1 tiền tố hoặc bằng 1 hậu tố

2.1: Bằng tiền tố:
Khi so sánh hai tính từ “ possible” và “ impossible”
chúng ta thấy rằng tính từ “ impossible” được cấu tạo
bằng tiền tố “ im” và từ căn “ possible” và hai tính từ này
có nghĩa trái ngược nhau “ có thể” và “ không thể”. Như
vậy tiền tố “im” dùng để cấu tạo 1 tính từ mới có nghĩa
trái ngược với tính từ ban đầu. Ngoài ra chúng ta có thể
liệt kê những tiền tố khác cũng diễn đạt nghĩa trái ngược
như “ in”, “a”, “anti”, “mal”, “dé”, “ir”, “il”…
Chúng ta có thể rút ra 1 quy luật là “im” được dùng với
những tính từ bắt đầu bằng “p”, hoặc “m”. Với 1 tính từ
bắt đầu bằng 1 nguyên âm chúng ta có thể dùng các tiền
tố “in”, “des”, “anti”. Với 1 tính từ bắt đầu bằng 1 phụ
âm chúng ta có thể dùng tiền tố “ in” , “mal”, “a”. “Il”
với tính từ bắt đầu bằng phụ âm “l”. “Ir” với tính từ bắt
đầu bằng phụ âm “r”
Ngoài ra cũng có 1 số tiền tố khác dùng để cấu tạo tính
từ ở mức độ cao nhất như “archi”, hyper”, “extra”
2.2. Bằng hậu tố:
- Hậu tố “able” và những biến thể của nó “ible”, “uble”
diễn tả ý nghĩa khả năng
- Những tính từ được cấu tạo từ 1 động từ nhưng có tận
cùng khác nhau thì cũng mang nghĩa khác nhau: tính từ
kết thúc bằng “ant”, khác với tính từ kết thúc bằng “é” vì
những tính từ tận cùng bằng “ant” thì nhấn mạnh đến yếu
tố gây ra hành động, trong khi những tính từ tận cùng
bằng “ é” thì lại nhấn mạnh đến trạng thái của sự vật
được nói đến trong câu. Những tính từ tận cùng bằng
“ant” thì giữ nguyên nghĩa của động từ còn tình từ tận
cùng bằng “é” thì lại mang giá trị hoàn thành, mang

nghĩa bị động của phân từ quá khứ của động từ
- Những hậu tố nói lên tính chất nói chung của sự vật
như “ace”, “ anc”, “ and”, “u”, “ if”….
- Những hậu tố làm giảm ý nghĩa của từ : “et”, “ot”,
“elet”
- Những hậu tố chỉ nguồn gốc, quốc tịch như là “ain”,
“ien”, “ois”…
Tóm lại, cũng như tiền tố thì hậu tố của tính từ cũng ảnh
hưởng đến nghĩa của tính từ.

×