Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SKKN Một số biện pháp tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng theo chủ điểm tháng góp phần xây dựng liên đội mạnhpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.98 KB, 6 trang )




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG LIÊN ĐỘI
MẠNH”
1

Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng theo
chủ điểm tháng góp phần xây dựng Liên đội mạnh”

Lĩnh vực áp dụng: Công tác hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Tác giả sáng kiến: Huỳnh Thanh Phụng
Ngày sinh: 05/8/1971
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Thới B huyện Mỏ Cày Nam
Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học

Mô tả giải pháp
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết ngày nay giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng
đầu. Trong đó giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể
chất cho trẻ. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì
hoạt động Đội đặc biệt là sao nhi đồng góp phần không nhỏ trong mục đích giáo
dục trên.
Ta biết rằng, nhi đồng là lực lượng đông đảo trong nhà trường. Tuy nhiên do


đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tự
quản về một tổ chức riêng của mình. Vì vậy quy mô tập hợp, tiến hành các hoạt
động thường xuyên của các em là “Sao nhi đồng”. Người giáo viên Tổng phụ trách
cần phải nắm được tầm quan trọng của sinh hoạt Sao nhi đồng để có cách thức tiến
hành sinh hoạt một cách hợp lý, đạt kết quả cao.
Thực tế trong nhiều năm làm giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi nhận thấy bằng
những việc làm cụ thể của các em qua từng tiết sinh hoạt sao hàng tháng đã góp
phần đưa Liên Đội trường tôi luôn đạt Liên Đội mạnh xuất sắc liên tục nhiều năm
liền cấp huyện và cấp tỉnh. Việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm
tháng đã góp phần đáng kể vào việc nâng chất lượng học tập và giáo dục đạo đức,
văn hóa, ý thức tập thể cho các em trong nhà trường. Từ đó các em trở thành con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt và phấn đấu trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Tôi nhận thấy việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm tháng là việc rất
cần thiết cho cấp bậc tiểu học.
2. Nội dung giải pháp đè nghị công nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của giải pháp:
Mục đích của đề tài nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn đồng nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường.
Đề tài được viết qua việc tích lũy kinh nghiệm trong thời gian làm công tác
Đội và được ứng dụng ngay trong quá trình công tác.
Bản chất của đề tài là làm tốt công tác tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng.
2

2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã,
đang được áp dụng
- “Sao nhi đồng” là một tổ chức chính trị nhỏ tuổi của học sinh tiểu học, là
hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi. Ở trường tiểu học mỗi lớp 1, lớp
2, lớp 3 được tập hợp thành một lớp nhi đồng, mỗi lớp nhi đồng có từ 4 đến 5 sao,
mỗi sao có từ 5 đến 6 thành viên và được đặt một tên sao, tên sao ứng với một đức
tính tốt như: Chăm chỉ, siêng năng, cần cù…mỗi sao có một phụ trách Sao là Đội

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Hình thành tổ chức Sao nhi đồng là một tập hợp các thành viên nhỏ tuổi
thành những “nhóm nhỏ” để các em sinh hoạt, học tập, giao lưu, làm quen với ý
thức tập thể. Vì thế “Sao” là tổ chức tập thể đầu tiên của trẻ khi bước vào trường
Tiểu học, là đội ngũ kế cận của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Sinh hoạt Sao nhi đồng có thể xem xét bằng nhiều cách:
+ Quan sát trẻ em thì sinh hoạt Sao nhi đồng là một cuộc vui chơi thích thú
của một nhóm nhi đồng.
+ Xem xét dưới góc độ giáo dục thì sinh hoạt Sao là một hoạt động giáo dục
được tiến hành bằng các hoạt động tập thể, các hình thức vui chơi có tổ chức của
nhóm nhi đồng dưới sự hướng dẫn của anh chị em phụ trách.
- Nội dung sinh hoạt theo chương trình Dự bị Đội viên, Điều lệ và nghi thức
Đội nhằm phục vụ yêu cầu của công tác Đội trong giai đoạn hiện nay.
Định hướng cụ thể rõ ràng sinh hoạt Sao theo chủ điểm tháng, theo tình hình
thực tế hoạt động của đơn vị. Thông qua tiết sinh hoạt giúp các em nâng cao sự
hiểu biết, tính nhạy bén, tính tập thể, mang lại niềm vui cho các em nhi đồng, giúp
các em thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy” xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt,
cháu ngoan Bác Hồ.
2.3 Chi tiết bản chất của giải pháp
Sinh hoạt Sao nhi đồng sẽ đem đến hiệu quả giáo dục, hình thành và phát triển
những tình cảm, thói quen hành vi tốt, sự mạnh dạn, chủ động trong các em. Muốn
tiết sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt ta cần xác định rõ yêu cầu, nội dung giáo dục với
việc lựa chọn phương pháp, hình thức hoạt động và việc sắp xếp chương trình phù
hợp, để đạt yêu cầu đó người phụ trách phải tiến hành hai công việc chủ yếu đó là:
+ Soạn kế hoạch, chương trình buổi sinh hoạt Sao nhi đồng tốt.
+ Điều khiển buổi sinh hoạt Sao đúng theo phương pháp dự định.
a) Soạn thảo kế hoạch chương trình
Trước hết phải xác định yêu cầu giáo dục của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đó
là việc xác định mục đích giáo dục của buổi sinh hoạt: nhằm giúp các em hiểu về
vấn đề gì? (nhận thức), phát triển khả năng hoạt động là gì (năng lực). Đó là xác

định chủ điểm sinh hoạt. Để xác định chủ điểm phải lấy chương trình hành động
một năm, một tháng, chương trình Dự bị đội viên, lấy yêu cầu và hoàn cảnh trực
tiếp làm cơ sở, làm căn cứ.
3

Trong soạn kế hoạch chương trình thì vấn đề chọn nội dung là cụ thể hóa yêu
cầu, là định tính, định lượng, vấn đề cần giáo dục.
Thí dụ: Với chủ điểm “Em là con ngoan” đi vào trọng tâm là lễ phép với cha
mẹ, sinh hoạt sao phải giúp các em hiểu và biết cách làm thế nào để thể hiện là con
ngoan. Muốn vậy, người phụ trách cần hướng dẫn các em biết vâng lời, giúp đỡ cha
mẹ thông qua những hình ảnh, hành vi, hành động, tình huống cụ thể. Bằng một số
hình thức như tổ chức trò chơi “Con ngoan lễ phép”, hát múa, kể chuyện, đọc thơ,
đóng kịch…với mỗi loại hình thức người phụ trách phải có những phương pháp đặc
trưng để tạo sức hấp dẫn, hiệu quả và phải biết lựa chọn kết hợp nhiều loại hình
phù hợp với nội dung với thực tế trong sinh hoạt tránh duy trì một hình thức đơn
điệu gây tẻ nhạt buồn chán.
b) Điều khiển một tiết sinh hoạt Sao
Điều khiển một tiết sinh hoạt Sao là việc tổ chức thực hiện toàn bộ kế hoạch
chương trình đã đề ra, mà người điều khiển là Phụ trách Sao.
Đối với nhi đồng, Phụ trách sao có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, phụ
trách sao là “Linh hồn là tấm gương sáng ” của sao. Thực tế cho thấy phụ trách sao
giỏi là người có nhiệt tình, năng động, có nghiệp vụ công tác Đội và có năng khiếu
về một vài lĩnh vực hoạt động như múa hát, kể chuyện, trò chơi… Ngược lại, nếu
phụ trách sao năng lực kém sẽ làm cho hoạt động của nhi đồng tẻ nhạt, hiệu quả
giáo dục không cao. Mặt khác các phụ trách nhi đồng (giáo viên) không thể sâu sát
đến từng em và từng nhóm nhỏ các em được. Trong khi đó, Phụ trách sao, là người
có lứa tuổi gần lứa tuổi nhi đồng nên dễ gần gũi, dễ gây thiện cảm với các em nhi
đồng. Như vậy để điều khiển được tiết sinh hoạt sao nhi đồng có kết quả tốt phải có
đầy đủ các phụ trách sao và phải bồi dưỡng các em theo một nội dung chương trình
nhất định. Một trong số những nội dung cơ bản đó là:

Để làm tốt công tác bồi dưỡng phụ trách sao, cần phải cố gắng sưu tầm sách
báo của Đội, các tư liệu trong sách giáo khoa. Nên phải phối hợp với các giáo viên
bộ môn như: hát nhạc, mĩ thuật, thể dục… kết hợp để bồi dưỡng cho các em, ngoài
ra các em trong Ban chỉ huy Liên đội cũng phối hợp để hướng dẫn các bạn phụ
trách sao những kỹ năng cơ bản về nghi thức đội.
Về phương pháp, có thể đưa ra phương pháp để các em ghi chép lại rồi học
theo, hoặc có khi làm mẫu cho các em quan sát, và các em phải thực hành sáng tạo
các kỹ năng hoạt động, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
Ngoài các buổi tập huấn theo định kỳ, Tổng phụ trách cùng với Ban giám hiệu
nhà trường tổ chức cho các em các cuộc thi nhỏ như: Hội thi Hoạ mi vàng, Hội thi
Tay xinh tay khéo, Hội thi Vẻ đẹp tuổi hoa… Để tổ chức các cuộc thi đó, cần phải
triệu tập các phụ trách sao để phổ biến cho các em cách thức tiến hành.
Ngoài việc tập huấn, nên khuyến khích các em tham khảo các chương trình
trên ti vi và trên Internet: Búp măng xinh, giao thông thông minh, Đường lên đỉnh
4

Olympia…để các em sáng tạo thêm các hình thức sinh hoạt cho phong phú, đa
dạng và hấp dẫn.
Để giúp các em phụ trách sao trong buổi đầu gặp gỡ, phải tổ chức cho các em
gặp giáo viên phụ trách lớp mình được tham gia sinh hoạt, đồng thời phối hợp với
các giáo viên sắp xếp lịch sinh hoạt sao cho phù hợp với tình hình của lớp. Bên
cạnh việc bồi dưỡng cho các em những kỹ năng cơ bản, cách thức tiến hành sinh
hoạt sao, phải hướng dẫn các em cách viết kế hoạch vá báo cáo công tác nhi đồng ở
lớp mình phụ trách.
Nhằm phát huy tính tự giác và khả năng của các em, sau mỗi đợt sinh hoạt,
Ban phụ trách tập hợp lại những việc thực hiện được, những việc chưa thực hiện,
cần thiết cho các em kiểm tra chéo nhau. Các em dựa vào những lần đánh giá rút
kinh nghiệm đó để học hỏi lẫn nhau, để ngày càng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ điều
khiển sinh hoạt sao.
Cách tiến hành sinh hoạt Sao không chỉ dừng lại ở nội dung hướng dẫn đã nêu

ở trên, kết quả sẽ cao hơn nhiều mỗi khi phụ trách biết vận dụng một cách sáng tạo
phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng Sao, từng lớp nhi đồng và thực tế của đơn
vị, tổ chức nhiều hình thức thi đua để lôi cuốn các em ham thích sinh hoạt.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những giải pháp trên là đề tài để tất cả giáo viên Tổng phụ trách ở bậc Tiểu
học tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác, nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động Đội và giáo dục toàn diện cho các em học sinh khi mới vào trường.
Tôi xin giới thiệu với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau nghiên cứu, thực hiện
và mong sao đề tài này sẽ giúp cho chúng ta đạt được kết quả như mong muốn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Đối với bản thân tôi qua áp dụng đề tài này trong những năm qua đã thu được
nhiều kết quả cao trong quá trình hoạt động. Nên trong năm học này tôi mạnh dạn
vận dụng và đã mang lại kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo
dục đạo đức cho toàn thể học sinh trường.
Liên đội tôi phụ trách đã có 24 năm đạt Liên đội mạnh xuất sắc cấp huyện, 12
năm liền là Liên đội mạnh cấp tỉnh.
Nhiều năm liền có Phụ trách Sao đạt danh hiệu Chỉ huy Đội-Phụ trách Sao
giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, cụ thể:
Năm học Cấp huyện Cấp tỉnh
2010-2011 02 giải nhì 01 giải nhì, 01 khuyến khích
2012-2013 01 giải nhất, 01 giải nhì 01 giải nhì, 01 giải ba

Tỉ lệ Nhi đồng đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ ngày một tăng, song song
với chất lượng Đội viên cũng tăng:

5


Năm học Tỉ lệ NĐ đạt Sao CNBH Tỉ lệ ĐV đạt CNBH

2010-2011 96,78% 98,9%
2011-2012 97,09% 99,19%
2012-2013 98,26% 100%
Kết quả này đã chứng minh cho những biện pháp mà tôi đã áp dụng phần nào
mang lại hiệu quả thiết thực.
Bài viết “một số biện pháp tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm
tháng góp phần xây dựng Liên đội mạnh” là việc làm thực tế không mang tính lí
luận. Trong quá trình công tác ở từng đợt, từng năm bản thân tôi luôn học hỏi và
trao đổi kinh nghiệm cùng các anh chị em đồng nghiệp đã rút ra được kết quả cụ
thể bằng việc làm thiết thực đã mang lại hiệu quả cao trong công tác.
Đề tài trên có thể áp dụng cho tất cả các Liên đội trường Tiểu học trong hoạt
động đội, trong công tác giáo viên Tổng phụ trách Đội có thể khái quát vấn đề để
áp dụng trong từng tháng theo từng chủ điểm và tùy theo thực tế của đơn vị để đạt
kết quả cao hơn.

Thành Thới B, ngày 15 tháng 8 năm 2013
GV TPT Đội

Huỳnh Thanh Phụng

Huỳnh Thanh Phụng
Trường Tiểu học Thành Thới B, huyện
Mỏ Cày Nam
Tổng phụ trách đội 8,0đ

×