Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.02 KB, 2 trang )
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sinh thời,
Bác Hồ đã từng nhắc nhở mọi người dân Việt Nam, muốn yêu nước trước hết
phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà, từ đó mới kế thừa và phát huy truyền
thống cách mạng của cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh
nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con
người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có nhiều cấp
độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn
vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Trong đó, giáo dục lịch sử,
truyền thống văn hóa địa phương cho thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa hết sức quan
trọng, các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc,
tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc ấy. Công tác giáo dục học sinh
hiện nay ngoài việc trang bị các tri thức khoa học còn cần phải giáo dục các giá
trị văn hóa truyền thống giúp các em nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu
bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Đạo đức, nhân cách cũng như bản lĩnh của một con người luôn gắn bó mật
thiết với truyền thống của quê hương, đất nước. Muốn cho con em chúng ta phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời kỳ mới, chúng ta cần coi
trọng giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc. Học sinh chỉ có thể
phát triển toàn diên khi được tiếp thu một nền giáo dục toàn diện, nhưng trên
thực tế các môn học có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục truyền thống như
lịch sử, văn học...còn bị xem nhẹ; mặt khác chưa biết tận dụng các hình thức
hoạt động ngoại khóa sinh động để bồi đắp thêm ý thức tự hào dân tộc.
Nếu lãnh đạo nhà trường cũng như các thầy cô giáo đều quan tâm đến việc
giáo dục ý thức truyền thống cho học sinh thì chắc chắn sẽ có nhiều sáng kiến và
biện pháp sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học
sinh.
2. Mục đích đề tài