Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 61 trang )

Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch với đặc điểm là “ngành không khói” ngành du lịch đã và đang tích
cực nâng cao vai tròn trách nhiệm của mình. Phát triển du lịch là một hướng đi
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước bởi vì ngành
du lịch là một nganh “kinh tế mũi nhọn” mang tính đa ngành, đa mục tiêu, đa
thành phần có tính mùa vụ, liên vùng và tính chi phí.
Khi nền kinh tế ngày một đi lên thì nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần
của con người đòi hỏi ngày càng cao và ngành du lịch ra đời đã đáp ứng một
phần tất yếu đó. Cuộc sống hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa khiến con người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi… lúc này du lịch giúp họ thư
giãn hơn, làm việc hiệu quả hơn. Và thực tế đã cho thấy số lượng khách du lịch
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Sự hoạt động
mạnh mẽ của ngành du lịch đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế văn hóa xã
hội của vùng, của địa phương nới đó. Hạ Long – Quảng Ninh là một trong ba
vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh có nền kinh tế phát
triển mạnh, đặc biệt là ngành du lịch .
Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo lớn nhỏ kỳ
vĩ nên thơ, đã thu hút được số lượng khách lớn hoạt động thăm quan nơi này làm
cho Hạ Long ngày thêm sôi động và đem lại nguồn thu lơn về kinh tế. Ngoài ra
nó còn ảnh hưởng tới môi trường văn hóa xã hội của vùng tạo cho xã hội một sự
chuyển dịch lớn.
Ngày 17/12/1994 trong phiên bản họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản thế
giới thuộc UNESSCO tổ chức tại Thái Lan, Vịnh Hạ Long đã chính thức được
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu
của Vịnh Hạ Long. Và tháng 11/2000 một lần nữa Vịnh Hạ Long lại vinh dự
được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về những giá trị địa
chất địa mạo.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
1


Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài.
- mục đích thâm nhập quan sát thực tế từ việc sắp xếp, tổ chức, điều
hành tour thực tế của công ty du lịch, nhằm làm quen với thực tế,dựa trên cơ sở
các chuyên đề, nghiệp vụ, lý thuyết… đã được học trên lớp.
- Học tập,theo dõi,xử lý tình huống, phát sinh trong thời gian tổ chức tour
để rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu cho bản thân và nghề nghiệp
tương lai – Cử nhân văn hóa du lịch – Hướng dẫn viên tương lai.
- Tự mình trải nghiệm thực tế với chính công việc của mình đã và sẽ làm
sau này.
- Năm 2010 năm du lịch quốc gia “ Hà Nội – Thăng Long “” ngàn năm
văn hiến, từ đất Thăng Long “ Rồng lên “” đến nơi Hạ Long “ Rồng hạ”. Hai
nơi có mối quan hệ mang chiều sâu lịch sử và văn hóa.
- Đến với Hạ Long để cảm,hiểu,và cùng có ý thức và tinh thần và có
những hành động thiết thực để bảo vệ và giữ gìn di sản thiên nhiên thế giới 2
lần được UNESCO công nhận,đang có nguy cơ bị loại khoải danh sách 7 kì
quan thiên nhiên của thế giới
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Mục đích của đề tài.
Trong suốt quá trình đào tạo, các thầy cố giáo trong trường đã thường xuyên
kết hợp việc giảng dạy và học tâp đi song song với việc trải nghiệm thực tế thông
qua các chuyến đi thăm quan học hỏi tại các tuyến điểm mà mình đã học, nhằm
bổ sung kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết cho mỗi sinh viên.
“Học đi đôi với hành” đó cũng chính là mục đích quan trọng nhất mà thầy
cô đặt ra trong mỗi chuyến đi. Do vậy trong chuyến đi thực tế lữ hành vừa qua
nhằm giúp cho mỗi sinh viên hình dung ra công việc cụ thể trong qua trình tổ
chức, sắp xếp , xử lý tình huống ra sao trong mỗi một tuor du lịch của hướng
dẫn viên.

Chuyến đi còn giúp cho sinh viên có điều kiện chứng minh kiểm tra, so
sánh lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn. Đồng thời bổ sung những kiển
thức đã học trên lớp.
Mặt khác chuyến đi này còn giúp cho sinh viên nhìn nhận đưng hơn về
nghê nghiệp trong tương lai của mình, ý thức nghề nghiệp và đánh giá năng lực
của mỗi sinh viên từ đó giúp sinh viên tự điều chỉnh đúng hướng cho tương lai
sau này của mình.
1.2 Ý nghĩa của đề tài.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
2
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Qua chuyến đi thực tế này đã giúp sinh viên tiếp cận với các hoạt động
trong ngành du lịch: thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, thăm quan được
nhiều địa danh, phong cảnh đẹp của từng dịa phương nơi mà mình đã đi qua.
Làm quen với các loại phương tiện vận chuyển như: oto, tàu thủy, các thủ tục
xuất nhập cảnh và rèn luyện được sức bền trong những chuyến đi dài ngày.
Bên cạnh đó chuyến đi còn có sự tham gia, giúp đỡ của các thầy cô trong
khoa đã giúp chúng em học hỏi được rất nhiều điều vầ kiến thức cũng như
những kinh nghiệm của bản thân:kỹ năng hướng dẫn thu hút khách ở trên xe,
hướng dẫn tại điểm.
Trong suốt chuyến đi đã giúp chúng em tận mắt chứng kiến các di tích, các
danh lam thăng cảnh, và được hiểu rõ hơn về nó. Giúp cho mỗi người, có ý thức
gìn giữ và bảo vệ nó hơn. “ Việt Nam – một vẻ đẹp tiềm ẩn”.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở những môn học cơ bản cà chuyên ngành du lịch, sinh viên
chúng em có điều kiện đi thâm nhập vào thực tế để củng cố,hệ thống kiến thức
và kiểm nghiệm giữa lí luận và thực tiễn.
1.Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về các giá trị tiềm năng, tài nguyên của các tuyến điểm đã đi

qua.
- Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, tài nguyên phục vụ du lịch.
- Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ và khoẳng cách giữa các tuyến
điểm thăm quan.
- Tìm hiểu công tác quản lý và bảo tồn di sản tại các tuyến điểm thăm quan.
- Nghiên cứu về chất lượng phục vụ du lịch.
2.Phạm vi nghiên cứu :
- Khu du lịch quốc tế Vịnh Hạ Long.
- Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông, Chùa Long Tiên, Đình Trà Cổ.Đền và
- Khu du lịch biển Bãi Cháy, Trà Cổ. khu tưởng nhớ Hưng Nhượng Vương
Trần Quốc Tảng
- Thủ tục xuất nhập cảnh ( tại cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh )
- Khu di tích lịch sử hữu nghị Việt Trung ( Đông Hưng – Trung Quốc ) nơi
lưu giữ những hiện vật có giá trị về Hồ Chí Minh. Và nhà tư sản Trần Tế Đức.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
3
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
PHẨN II. CẤU TRÚC BÁO CÁO
Chương 1: Chương trình tuor và cấu tạo giá
Chương 2: Khảo sát tuor tuyến
Chương 3: Nhận xét đánh giá tuyến điểm và tổ chức tuor
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
4
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
CHƯƠNG I
CHƯƠNG TRÌNH TUOR VÀ CẤU TẠO GIÁ
1.1 Chương trình tuor.
HÀ NỘI –CỬA ÔNG - MÓNG CÁI – HẠ LONG – ĐÔNG HƯNG –

HÀ NỘI
Thời gian : 04 ngày 03 đêm
Phương tiện : Ô tô, Tàu thuyền
Khởi hành : Từ 29/11 ®Õn 2/12/2010.
GIỜ NGÀY ĐIỂM ĐI – ĐIỂM ĐẾN – CÔNG VIỆC
Ngày 01
06h45’ 29/ 11/ 2010 - Xe và HDV đón khách tại điểm quy định
08h40’ - Dừng nghỉ ngơi và ăn sáng tại Hải Dương
10h30’ - Tới Hạ Long , nhận phòng khách sạn
11h00’ - Ăn trưa tại nhà hàng Kim Hằng – TP Hạ Long
12h00’ - Trở về khách sạn nghỉ ngơi
14h35’ - Đi thăm Chùa Long Tiên,Cầu Bãi Cháy.
Chiều - Tự do dạo chơi và mua sắm.
18h00’ - Ăn tối tại nhà hàng Kim Hằng.
19h00’ - Đi thăm Khu du lịch Đảo Quốc tế Tuần Châu
21h00’ - Dời Tuần Châu về Bãi Cháy.
22h00’ - Có mặt tại khách sạn để nghỉ ngơi.
Ngày 2
06h45’ 30/ 11/ 2010 - Trả phòng khách sạn và ăn sáng.Sau đó đi Móng Cái.
07h55’ - Đến Đền Cửa Ông ,thăm tượng Hưng Nhượng
Vương Trần Quốc Tảng.
08h50’ - Dời Đền Cửa Ông .
12h25’ - Đến Móng Cái , ăn trưa tại khách sạn.Sau đó
nhận phòng.
15h00’ - Đi tới Biển Trà Cổ.
16h15’ - Thăm đình Trà Cổ.
16h30’ - Trở về Móng Cái.
18h30’ - Ăn tối tại khách sạn.
Tối - Dạo chơi và tự do mua sắm.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.

5
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
22h00 - Có mặt ở Khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 03
07h15’ 01/ 12/ 2010
- Trả phòng khách sạn,ăn sáng tại khách sạn.Sau đó
rời khách sạn đi Cửa khẩu Móng Cái.
08h30’ - Đến Cửa khẩu và làm thủ tục Xuất cảnh.
09h15’
- Sang Cửa khẩu Bắc Luân,đi tham quan Tòa Thị
Chính,đại lộ Bắc Luân,Khu di tích Hữu nghị Việt –
Trung,tự do dạo chơi và mua sắm tại Chợ và Siêu thị.
11h40’ - Tập trung về nhà hàng “ Hạnh phúc”tại Đông
Hưng ăn trưa.
13h00’ -Trở lại cửa khẩu Bắc Luân làm thủ tục nhập
cảnh về Việt Nam.
14h00’ -Tập trung tại cửa khẩu Móng Cái về Hạ Long.
19h45’ -Tới Hạ Long.
18h50’ -Ăn tối tại nhà hàng,sau đó tự do dạo chơi và mua
sắm.
22h00 - Có mặt tại khách sạn để nghỉ ngơi
Ngày 04
06h30’ 02/ 12/ 2010 - Ăn sáng tại khách sạn,sau đó làm thủ tục trả
phòng.
07h30’ - Đến Vịnh Hạ Long
07h50’ - Lên thuyền,ngắm Vịnh Hạ Long trên thuyền.
09h30 - Đến Hang Sửng Sốt.
11h50’ - Ăn trưa trên thuyền.
13h40’ -Kết thúc chương trình ngắm Vịnh Hạ Long

14h40’ -Lên bờ và dời Hạ Long
17h45’ - Về Hà Nội
1.2 Cấu tạo giá.
1.2.1 Giá tuor.
- Giá trọn gói 1.280.000 đồng/01 sinh viên
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
6
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
( Một triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng )
- Công ty đảm bảo việc ăn nghỉ cho 03 thầy cô quản lý trong toàn tour.
- Tổng khách là 133 người.
Giá tuor bao gồm:
STT
KHOẢN MỤC- CHI PHÍ
CHI PHÍ
TỪNG NGƯỜI
( VND)
CHI PHÍ TỔNG
CẢ ĐOÀN
(133 KHÁCH)
( VND)
1
Dịch vụ vận chuyển
Trong đó :
+ Xe
+ Tàu gỗ Vịnh Hạ Long
290.000
260.000
30.000

38.570.000
34.580.000
3.990.000
2 Dịch vụ ăn uống ( 7 bữa ) 350.000 / 7 bữa 46.550.000
3
Dịch vụ lưu trú :
Trong đó :
+ Khách sạn Tiên Long (HL)
+ Khách sạn Công Đoàn MC
195.000
130.000/ 2 đêm
65.000/ 1 đêm
25.935.000
17.290.000
8.645.000
4
Vé thăm quan.
Trong đó :
+ Hạ Long
+ Tuần Châu
70.000
40.000
30.000
9.310.000
5.320.000
3.990.000
5
Phí xuất nhập cảnh + 01 bữa
ăn tại Đông Hưng TQ
280.000 37.240.000

6 Hướng dẫn viên. 30.000 3.990.000
7 Bảo hiểm du lịch 5.000 798.000
8 Nước uống khăn lạnh 10.000 1.330.000
9 Phí quản lí và dịch vụ phát sinh 50.000 6.650.000
TỔNG CHI PHÍ 1.280.000 170.240.000
- Xe ô tô HUYNDAI – Euro Express High Class đại.
- Khách sạn 2* ở trung tâm khu du lịch.
- 07 bữa ăn chính tại nhà hàng, trong đó có 01 bữa ăn tại Trung Quốc.
- Vé thắng cảnh
- 03 hướng dẫn viên suốt tuyến,các phụ tour và các hướng dẫn viên tại điểm.
- Bảo hiểm.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
7
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
- Nước uống, khăn lạnh, thuốc y tế.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
8
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT TUOR TUYẾN
Trong suốt chuyến đi thực tế vừa qua đoàn đã đi và dừng lại ở nhiều địa
danh nổi tiếng với bề dày lịch sử, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước,
những nơi đã từng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, văn hóa của
thế giới. Sau đây em xin được phép trình bày về một số tuyến điểm mà em đã
được dừng chân và thăm qua
I. TỈNH BẮC NINH.
Hình 01 : Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh – NXB Thống kê 2003
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội
Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
9
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các
Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc ? Việt Nam:
• Đường Quốc lộ 1A
• Quốc lộ 1B mới
• Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện
đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh.
• Quốc lộ 38
• Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc,
Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển
Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh
tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là
vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi
hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Có nhiều công trình văn hoá nghệ thuật
đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật
tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước.
Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc
Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là
đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân
gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều
địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc
Việt Nam. Trong những kỳ thi đình dưới các triều đạo phong kiến, cả nước chọn
được 47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng
nguyên và 622 tiến sĩ.
Địa hình Bắc Ninh tương đồi bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ

tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện
tích tự nhiên tòan tinh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được bồi
đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng
bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện
tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước
và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo
kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất
nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệ p có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
10
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông
suối, đồi núi chưa sử dụng.
Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp
huyện, bao gồm thị xã Bắc Ninh và 7 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du,
Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Tại thời điểm 15/4/2002, Bắc
Ninh có 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn.
* Một vài chỉ số đáng quan tâm
• Dân số: 956.000 người (tính đến hết tháng 6/2001). Trong đó: 620.944
người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
+ Nội thị: 76.660 người
+ Ngoại thị: 884.259 người
• Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,3oC.
• Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm: 30,1oC.
• Nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm: 16,3oC.
• Số giờ nắng cả năm: 1429 giờ.
• Lượng mưa cả năm: 1558 mm.

• Tốc độ gió mạnh nhất: 34 m/s.
• Độ ẩm tương đối trung bình tháng: 79%.
• Cơ sở khám chữa bệnh: 142 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu
chuẩn Quốc gia.
• Di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng: 203 di tích.
Thị xã/Thành phố: Thị xã Bắc Ninh
Huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du,
Từ Sơn
• Diện tích tự nhiên: 80393 ha
Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm
2001 là 14,1%.
• Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu
chuẩn Quốc gia.
• Di tích lịch sử đã được Nhà nươc xếp hạng: 233 di tích.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
11
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Hình 02: Hát dân ca quan họ Bắc Ninh – tỉnh Băc Ninh
Với những lợi thế và truyền thống ấy, Bắc Ninh đã và đang là địa điểm
tin cậy, là vùng đất có nhiều cơ hội to lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
• Tiềm năng kinh tế và du lịch.
Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, đã chứng minh rằng Bắc Ninh
từng là một trong những đô thị cổ, một trung tâm thương mại khá phồn thịnh
của người Việt từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10. Kinh bắc là vùng đất đạo phật sớm
thâm nhập từ những thế kỷ đầu trước công nguyên. Đến đời nhà Lý, đạo phật đã
phát triển đến độ cực thịnh. Nhiều tòa tháp đã được xây dựng ở xứ Kinh Bắc và
đã trở thành di tích kiến trúc – văn hóa. Bắc Ninh có nhiều di sản vật thể và phi

vật thể thu hút được nhiều khách thập phương đến thăm quan.
Bắc Ninh là vùng đất hội tụ nhiều di tích văn hóa và tôn giáo lớn, vùng
đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt.
Vùng đất đã sản sinh ra Vương triều Lý - một triều đại đã khai mở ra nên văn
minh Đại Việt và phát triển rực rỡ hơn 200 năm. Bắc Ninh là nơi sinh ra nhiều
nhân tài lịch sử trong đất nước. Bắc Ninh còn là vùng đất cổ của những làn điệu
dân ca quan họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc bộ, mang
đậm bản sắc vùng miền. Ngày nay quan họ Bắc Ninh đã trở thành di sản quý giá
của dân tộc Việt Nam. Bắc Ninh còn là quê hương của các chùa tháp, lễ hội và
các văn hóa cổ truyền.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
12
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Bắc Ninh là nơi có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng: gỗ Đông kỵ,
tranh Đông Hồ,….Trên vùng đất cổ thấm đẫm bề dày văn hóa, cứ mỗi độ xuân
về Bắc Ninh lại vui chảy hội.
II. TỈNH HẢI DƯƠNG.
Hình 03: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương – NXB Thống kê 2005
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một
trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng
ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng
trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của
nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư
Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
- Diện tích: 1662 Km
2

- Vị trí địa lý:
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía

Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:
+ Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
13
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
+ Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên
+ Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
+ Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Khí hậu:
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng
năm là 23,3
0
C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình
hàng năm là 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ
ẩm trung bình là 85 - 87%.
- Địa hình:
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng
đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc
huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp
với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng
bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất
màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
- Điều kiện xã hội
* Dân số & lao động:
- Dân số hơn 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009).
Trong đó:
+ Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km
2
.

+ Dân số thành thị: 324.930 người+ Dân số nông thôn: 1.378.562 người
+ Nam: 833.459 người
+ Nữ: 870.033 người
* Giao thông & cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố
hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường
cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp
ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận
chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua
cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
14
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ
dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng
về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương
đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
* Kinh tế:
Năm 2008, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%; Giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
tăng 13 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
* Du lịch :
Hình 04 : Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc tại Chí Linh – Hải Dương


Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng
cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống
giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan
tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn
di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm
tự hào của nhân dân địa phương.
Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu
bước đầu, 127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng
hàng thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
15
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
nước. Trong số những di tích đã xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-
đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng
mộ, 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động. Trong số các di
tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu
di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
* Hành chính sự nghiệp :
- Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị
xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh
Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.
- Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế -
chính trị - văn hóa của cả tỉnh.
* Tiềm năng kinh tế và du lịch.
Hải Dương là vùng đất có tiềm năng du lịch dồi dào, Hải Dương một miền
đất trù phú, phong cảnh trữ tình, có di tích thắng cảnh Côn Sơn- Kiếp Bạc được
nhiều người biết đến. Nhiều di tích tích sử đã được nhà nước công nhận và xếp
hạng.

Hải Dương là một trong những cái nôi văn hó lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất nayfmootj tài sản vô giá
với hàng trăm di tích lịch sử. Vùng đất này gắn bó và tên tuổi của nhiều danh nhân
như: Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra
và lớn lên của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nơi đây có nhiều lang nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã
từng nổi tiếng ở nhiều thế kỷ Hải Dương cũng là nơi có nền văn hóa dân gian đặc
sắc của vùng Đồng Bằng Sông Hồng với lại hình nghệ thuật: ca trù, chèo.
III. TỈNH QUẢNG NINH.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
16
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)

Hình 05 : Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh – NXB Thống kê 2004
- Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một
hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng
vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ
với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo
chưa có tên.
* Địa hình :
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn
hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
*Khí hậu :
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa
có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và
Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
* Dân số:
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.

17
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793
người;
Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn
quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 người
(chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người.
Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%).
* Dân tộc :
Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có
hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản
sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ,
Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường.
Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'me, Hrê,
Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Ðăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Ðây
là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo
chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh
sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số.
* Tôn giáo :
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã
được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa
phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để
tôn thờ: Phật giáo, Ky Tô giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngưỡng dân gian
khác.
* Vị trí địa lí
Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40'.
Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.

Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực
tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông
trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc
Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp
huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
18
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8
Km.
Biển Quảng Ninh có hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước
(2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913
km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô
(thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như
đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo
Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn,
đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo
Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những
đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài
gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía đông đến địa giới thành phố Hải
Phòng.
* Kinh tế
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công
nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân
Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương
giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.

* Văn hóa, Du lịch
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam
giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi
tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du
lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. Tiềm năng di lịch
Việt Nam nổi bật lên với:
* Các Thắng cảnh nổi tiếng
Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế
giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị
đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo
đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
19
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng
điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.
Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu
đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu
cầu của khách.
* Các di tích lịch sử văn hóa
Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ
hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên
Tử, đền Cửa Ông, Đình Trà Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình
Quan Lạn,chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. đây là những điểm
thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất
là vào những dịp lễ hội.
* Ấm thực Quảng Ninh
Quảng Ninh nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của

biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm,
cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu.
IV. HẠ LONG.
1. Thành phố Hạ Long.
1.1. Vị trí địa lý.
Toạ độ địa lý của thành phố Hạ Long hiện nay, từ 20
0
55’ đến 21
0
05’ vĩ độ
bắc, 106
0
50’ đến 107
0
30’ kinh độ đông. Phía bắc- tây bắc giáp huyện Hoành Bồ,
phía nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía đông-
đông bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía tây- tây nam giáp huyện Yên Hưng.
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 22.250 ha, có
quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ
biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới với diện tích 434km
2
.
Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã, cách
thủ đô Hà Nội 165km về phía tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố
Hải Phòng 70km về phía Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái
180 km theo quốc lộ 18A.
Dân số của Thành phố tính đến 1 tháng 4 năm 2009 là 215.795 người,
đông nhất là người Kinh mà nguồn gốc chủ yếu là từ các tỉnh khác đã chuyển
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.

20
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
đến sinh sống trong quá trình phát triển. Người dân gốc của Thành phố là những
người dân chài hiện còn sinh sống ở các xã chủ yếu làm nghề cá. Thành phố, do
đặc điểm của địa hình, chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía đông và khu
vực phía tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420 mét, nước chảy xiết khi
thuỷ triều lên xuống. Nối hai bờ Cửa Lục là cây cầu Bãi Cháy, một trong 5 cây
cầu dây văng một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới. Không chỉ tô điểm thêm cho
vẻ đẹp của Hạ Long, việc đưa cầu Bãi Cháy vào hoạt động còn góp phần đáp
ứng cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao của thành phố Hạ Long và của Đất
nước. Phía đông Thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh.
Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh uỷ,
Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành
chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng… Cũng ở đây, có các
mỏ than lớn của Tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm sản xuất
khoảng gần 6 triệu tấn than.
Phía tây Thành phố là trung tâm du lịch- dịch vụ, đồng thời cũng là khu
công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của cả nước. Ở đây, có khu du lịch
quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu, cùng nhiều khách sạn từ 2 sao đến 4 sao, với các
tiện nghi phục vụ hiện đại.
Trung tâm Thành phố hiện nay xưa là Bãi Hàu, đến đầu thời Nguyễn thì
đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Cách đây khoảng 100 năm, người dân ra núi Bài Thơ
vẫn phải đi bằng thuyền.
đông và phía tây của thành phố Hạ Long hiện nay, trước đây đều thuộc
huyện Hoành Bồ.
Năm 1883, người Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long và sau đó tổ chức khai thác
than, cái tên Hòn Gai ra đời. (Có thuyết cho rằng trung tâm Thành phố ngày nay,
xưa kia là những đảo có nhiều cây gai nên gọi là Hòn Gai, còn Bãi Cháy
Dải đất phía đông dần dần hình thành các xã Hà Lầm, Lũng Phong. Phía tây là

các xóm chài Vạ Cháy, Cái Lân, Bến Đáy và xã Tiêu Giao, đến thời Nguyễn thì
thành lập hai xã Giang Võng và Trúc Võng. Tất cả các xã phía có tên sớm hơn,
xuất xứ từ Vạ Cháy, nơi các buổi chiều, thuyền đánh cá về khu bãi này, người
dân chài kéo thuyền lên bãi cát lấy cỏ ràng ràng và lá thông khô thui thuyền, để
làm chết những con hà bám vào đáy thuyền. Từ vịnh Hạ Long nhìn vào, cả khu
bãi này cháy đỏ lửa thui thuyền).
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
21
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Cùng với việc mở mỏ khai thác than của người Pháp, phố mỏ Hòn Gai dần
được hình thành, tương đương như một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Yên
do triều Nguyễn quản lý. Nhưng về thực chất, đây là đặc khu của người Pháp.
Các nhà tư bản thực dân đã thiết lập ở đây một chế độ riêng.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hòn Gai trở thành thị xã thủ phủ của
vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai. Sau hiệp định
Gienève 1954, Hòn Gai nằm trong khu tập kết 300 ngày. Ngày 25/4/1955, người
lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hòn Gai. Sau đó, Hòn Gai trở thành thị xã thủ phủ
của khu Hồng Quảng.
Ngày 30/10/1963, Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phê chuẩn
việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó
Hòn Gai trở thành thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh. Thị xã mở rộng địa giới về phía
tây với các xã Thành Công, Tuần Châu, các thôn Cái Dăm, Cái Lân, Đồng
Mang, Giếng Đáy. Ở phần đất phía đông, Thành phố mở rộng đến làng Khánh.
Trên cơ sở của thị xã Hòn Gai đã được mở rộng, thành phố Hạ Long được
thành lập ngày 27/12/1993. Năm 2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện
Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long, làm cho Thành phố trải dài từ
Yên Lập (sát với địa phận huyện Yên Hưng) tới Đèo Bụt (sát với địa phận thị xã
Cẩm Phả) như hiện nay.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.

22
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
* Đất liển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm
70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy
dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về
phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo
đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A
dài khoảng 2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ
yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải
cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm
2
, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
1.2. khí hậu.
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7
0
C, dao động không lớn, từ 16.7
0
C đến
28,6
0
C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9
0
C, nóng nhất đến 38

0
C. Về
mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.7
0
C rét nhất là 5
0
C.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2
mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa
cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông
là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20%
tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng
từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới
90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2
loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió
Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là
gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn,
sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão
mạnh cấp 11.
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
23
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
1.3. Sông, suối và chế độ thủy chiều.
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn
Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra
vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu,
Hà Phong.
Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước
không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát
ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18
0
C đến 30.8
0
C, độ mặn nước
biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng
năm).
1.4.Các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất:
Gồm 2 loại nhóm chính:
+ Nhóm đất bằng ven biển chủ yếu là đất nhiễm mặn, trong đó đất cát biển
chiếm 222ha, đất mặn là 2061ha, đất ngập mặn là 1300ha, đất ít mặn là 1500ha,
đất mặn chua là 341ha, đất chua mặn 230 ha, ngoài ra còn đất ngọt phù sa dọc
theo các sông, suối 142ha.
+ Nhóm đất thứ hai là đất vùng đồi núi gồm 891.82ha, trong đó 667.82ha là
đất trồng lúa nước.
* Tài nguyên khoáng sản:
Chủ yếu là than đá và vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm
dò được đến thời điểm này là 529 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành
phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu,
chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Vật liệu xây dựng gồm có đá vôi, đất
sét, cao lanh, đáng kể nhất là đá vôi, trữ lượng 1.3 tỉ tấn, hàm lượng CaO đạt
54.36%. Đất sét có trữ lượng 41.5 triệu mỏ, chủ yếu nằm ở Giếng Đáy, nơi sản

xuất gạch ngói nổi tiếng cả nước.
* Tài nguyên du lịch:
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
24
Báo cáo khảo sát tuyến, điểm du lịch
Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)
Gắn liền với vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới, với nhiều hang
động huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, như động Thiên
Cung, Tam Cung, Mê Cung và gần 1000 hòn đảo, trong đó có trên 300 hòn đảo
đã có tên. Một số hòn đảo có dáng hình kỳ vĩ, đẹp nổi tiếng khắp thế giới như
hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương, hòn Đầu Người… Đặc biệt khu di tích văn hoá núi
Bài Thơ, Công viên Hoàng và đảo Tuần Châu hai trung tâm du lịch quốc tế luôn
giành được sự mến mộ của khách trong và ngoài nước.
* Tài nguyên biển:
Vùng biển Hạ Long có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài
giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ,
cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò
huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm. Đây là 1 trong 4 ngư trường của
Việt Nam.
Với 50km bờ biển có diện tích bãi triều lớn như vùng Cửa Lục, Yên Cư,
Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu… Rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ
sản, nhất là tôm, cá, ngọc trai, sò huyết… Đây cũng là vùng công nghiệp đóng
tàu và cảng biển nổi tiếng, với cảng nước sâu Cái Lân, và nhà máy đóng tàu Hạ
Long đã hạ thuỷ những con tàu viễn dương có trọng tải lớn.
* Tài nguyên rừng:
Đất rừng ở thành phố Hạ Long có 5153ha, trong đó rừng tự nhiên là
1442ha, rừng trồng 3711ha. Độ che phủ thấp, chỉ đạt 16.68%. Ngoài ra Hạ Long
còn 3923ha đất trống đồi trọc và đồi cỏ, có các loại cây bụi, mở ra khả năng phát
triển trồng rừng ở những năm tiếp theo.
Hệ thực vật và động vật của vùng rừng Hạ Long có nhiều chủng loại. Hệ

thực vật chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam với
nhiều loại cây thuộc họ mộc lan, rẻ, thích, sau sau, có nhiều cây xanh quanh
năm, hoặc rụng lá theo mùa, có cây rừng trên dẫy núi đá vôi và cây rừng ngập
mặn.
Về động vật, thú có 8 bộ, 15 họ, 25 loài; chim có 17 bộ, 35 họ, 67 loài; bò
sát có 2 bộ, 9 họ, 14 loài, trong đó có một số động vật quý hiếm ghi trong sách
đỏ Việt Nam. Loài thú là khỉ mốc, khỉ lộc; bộ guốc chẵn 1 loài là sơn dương; bộ
ăn thịt có 2 loài là mèo trắng, rái cá thường; tê tê có 1 loài. Loài chim có 5 loài
quý hiếm, trong đó bộ bồ nông có 2 loài là cốc dé và bồ nông; bộ gà có 1 loài là
Nguyễn Ngọc Huyền VH1-K14.
25

×