Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.79 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán là một kênh truyền dẫn vốn, kênh đầu tư quan trọng, một hàn
thử biểu cho cả nền kinh tế với “Sự nhạy cảm” của mình, thị trường này cho thấy nhanh
nhất sức khỏe của một nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau 13 năm hoạt động đã trải qua rất nhiều
biến đọng cả thăng lẫn trầm, có những sự tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng có lúc đây
chỉ là sự tăng trưởng theo trào lưu bày đàn hay chiêu trò làm giá trên thị trường còn non
trẻ của nước ta. Việc nhận định về thực trạng cũng như đưa ra những định hướng về sự
phát triển của thị trường này, mặc dù không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết. Do đó,
đề tài tiểu luận của nhóm xin trình bày vài nét về TTCK Việt Nam cũng như những định
hướng và giải pháp thực hiện cho TTCK giai đoạn hiện nay.
Tiểu luận gồm ba phần:
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết này được hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!
2
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về TTCK :
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, nhưng thị trường chứng khoán
trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động
giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được hiểu là các loại
giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp
khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị


trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường
sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ
chứng khoán.
Thị trường chứng khoán không giống với các thị trường hàng hóa thông thường khác vì
hàng hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng
hóa này cũng có giá trị sử dụng.
Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mốI quan
hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin
về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khaón là hình thức phát triển
bậc cao của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính
(cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một
số cách phân loại TTCK cơ bản:
1.2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp
3
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường
này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua
các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
1.2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).

1.2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường:
thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
- Thị trường cổ phiếu : thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các
loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu : thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các
trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty,
trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh : Thị trường các chứng khoán phái
sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như:
quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn
1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán
- Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản
cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế.
- Thứ hai, thị trường cứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn,
thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công
chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung
vốn cho phát triển kinh tế.
4
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
- Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở hữu và quản lý
- Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán . Việc mở của thị trường
chứng khoán làm tăng tính thanh khoản và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thứ năm, thị trường cứng khoán tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các nguồn tài
chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực
hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ.
- Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo hiệu quả về các chu kỳ kinh
doanh trong tương lai.
1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính
(cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một
số cách phân loại TTCK cơ bản:
1.4.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường
này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua
các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
1.4.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
1.4.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu,
thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
5
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
- Thị trường cổ phiếu : thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các
loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu : thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các
trái phiếu đ. được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái
phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái
sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như:
quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn
1.5. Thị trường chứng khoán Việt Nam :
- Sự hình thành của TTCK trên thế giới vào thế kỷ 15 và cùng với sự thăng trầm của lịch

sử nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Sau nhiều năm chờ đợi và chuẩn bị vào ngày
11/7/1998, chính phủ nước ta đã ký nghị định 18/CP ban hành về chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Và ngày đó cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam.
- TTCK đã ra đời từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam đây vẩn càn là một khái niệm khá
mới mẻ. Tuy nhiên để Việt Nam có thể hoà vào cùng với sự phát triển của thế giới và tạo
đà thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển chúng ta phải cố gắng để xây dựng nên một
TTCK. Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm của nhiều ban
ngành cũng như của các cấp lãnh đạo. Sau ba tháng ráo riết chuẩn bị, một sự kiện đáng
ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế chính trị của nước ta đó là việc khai trương
TTCK đầu tiên của nước ta ngày 20/7/2000.
- Tại thời điểm thành lập, nước ta có 600 công ty cổ phần, trong đó có 60 công ty đủ điều
kiện niêm yết trên TTCK nhưng chỉ có 5 công ty tham gia niêm yết. Sau đó có sự biến
đổi nhưng chưa đáng kể đã có tới 660 công ty cổ phần trong đó có 80 công ty có đủ tiêu
chuẩn tham gia niêm yết nhưng số lượng các công ty tham gia niêm yết vẫn chỉ dừng lại
ở con số 5 gồm : Hpaco, REE, SAM ,Laffooco và TMS. Với cầu cổ phiếu từ lúc đầu và
sau khi thành lập tăng nhanh nhưng số công ty tham gia niêm yết ít nên hàng hoá trên
TTCK thiếu rất nhiều, cung không đáp ứng đủ cầu. Để giúp cho TTCK hoạt động sôi
động và có hiệu quả, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế , phí … nhằm kích
thích sự tham gia niêm yết của các công ty cổ phần.
1.6. Những rủi ro trên thị trường chứng khoán việt nam:
6
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định dựa vào phân tích 2 yếu tố là rủi ro và thu nhập kỳ
vọng để xây dựng danh mục đầu tư hữu hiệu. Đó là sự kết hợp giữa danh mục đầu tư thị
trường và lãi suất không rủi ro. Dựa vào kết quả này chúng ta sẽ tìm ra một mô hình để
định giá cho những tài sản có nguy cơ rủi ro. Trước tiên là rủi ro của danh mục đầu tư.
Rủi ro hệ thống, rủi ro không hệ thống và đa dạng hóa đầu tư.
1.6.1. Rủi ro hệ thống
-Rủi ro thị trường: giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian mặc dù
thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau như

phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư của các loại cổ phiếu nói chung
hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần
lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi
và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do những phản ứng của nhà đầu tư
đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với những chiều hướng sụt
giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các
loại cổ phiếu thường bị sụt giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở
những sự kiện hiện thực, hữu hình như sự kiện kinh tế chính trị xã hội.
Sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường
thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình nhưng với tâm lý sợ hãi của các nhà đầu tư
nên họ hay phản ứng vượt quá các sự kiện đó.
-Rủi ro lãi suất: nói đến sự không ổn định trong giá thị trường và số tiền thu nhập trong
tương lai. Nguyên nhân là do sự dao động của lãi suất chung mà cốt lõi là sự lên xuống
của lãi suất trái phiếu chính phủ. Khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lợi kỳ vọng của
các loại chứng khoán khác. Nói cách khác chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán
không rủi ro sẽ dẫn tới sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro.
-Rủi ro sức mua: rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến
cố về số tiền thu được hiện nay của doanh nghiệp. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua
của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư.
Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giảm là giảm phát, cả lạm phát và giảm
7
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
phát đều liên quan tới khái niệm rủi ro sức mua.
1.6.2. Rủi ro không hệ thống:
Là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể
nào đó. Ngoài những rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường. Những yếu tố này có thể là
khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và những yếu tố khác là nguyên nhân gây
ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu của công ty, do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng
tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét theo từng công ty.
- Rủi ro kinh doanh: là do tình trạng hoạt động của công ty khi có những thay đổi trong

tình trạng này, công ty có thể bị sụt giảm lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh có thể
được chia thành 2 loại cơ bản: bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh
trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những
trường hợp xảy ra bên ngoài năm ngoài kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng tới tình
trạng hoạt động của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay tới sự cắt giảm
ngân sách, thuế nhập khẩu tới sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
- Rủi ro tài chính: liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Người ta
thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của công ty. Rủi ro tài
chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi của công ty mà các nhà quản lý có quyền
quyết định vay hay không vay. Một công ty có thể không vay chút nợ nào, tức là không
có rủi ro tài chính.
2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Các giai đoạn của tiến trình phát triển TTCK Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn 2000-2007
- Mở đầu “gà gật”:
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận
hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện
phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh
nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái
phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.
Trong những giai đoạn đầu, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, chỉ có một giai đoạn
đầu năm 2001 thị trường có những khởi sắc (chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm
8
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các
cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào
ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng
“hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền
không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua
bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Trong 5 năm đầu thành lập chỉ số VN-Index lúc cao

nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là số lượng cổ
phiếu giao dịch ít, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn
nhà đầu tư trong nước cùng với giới hạn khả năng sở hữu của khối ngoại đã làm cho tình
hình thị trường trong những năm đầu phát triển một cách chật vật.
Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi
vào hoạt động. Thời điểm này cũng đánh dấu nhiều bước phát triển của thị trường khi tỷ
lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân
hàng).
Nhìn chung, trong 5 năm đầu tiên mới thành lập, dường như thị trường vẫn còn quá mới
đối với các nhà đầu từ nước ta và do đó nó vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm
của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động
xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc
sống của mỗi người dân.
- Tăng trưởng nóng:
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị
thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập
quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300
tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng
trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ
đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.
Sau giai đoạn chập chững bước đi, năm 2006 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự
phát triển “đột phá” của thị trường chứng khoán nước ta, Thị trường chứng khoán Việt
Nam đã thoát khỏi sự ì ạch của giai đoạn hình thành và đã tạo ra được một diện mạo hoàn
9
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh,
Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC.
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán
Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-

ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Với một màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong năm 2006, thị
trường chứng khoán nước ta đã có một sự phát triển đáng kinh ngạc mà gia đoạn sau này
không thể lập lại đó là khối lượng vốn hóa thị trường đã tăng gấp 15 lần trong 1 năm, chỉ
số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn
giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4%, cuối năm VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so
đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD vào cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP).
Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên
800 điểm cuối 2006.
Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang
tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo
phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có
thật. Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006
đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị
trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch
chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC-
Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có
mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà
các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng.
Năm 2007, đánh dấu thị trường có những bước phát triển về khung pháp lý góp phần làm
nhà đầu tư vững tin hơn vào tiềm năng phát triển của thị trường và đưa thị trường trường
dần hòa nhập với thị trường tài chính thế giới. Cụ thể tính công khai minh bạch của các tổ
chức niêm yết được tăng cường hơn kể từ khi Luật chứng khoản có hiệu lực vào ngày
10/01/2007.
Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có
nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc
10
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55

điểm. Sau 1 năm hoạt động VN-Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-
Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.
2.1.2. Giai đoạn 2008-2012
- Giai đoạn sụt giảm:
Trong 2008, thị trường hoạt động có vẻ ảm đạm hơn so với các thời kỳ trước đó, với các
đặc điểm nổi bậc như sau: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh
(nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối
ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT.Tính
từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCKVN trải qua 03 giai đoạn chính:
• Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động
của kinh tế vĩ mô
Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một
trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ
nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ
của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với
các khoản đầu tư vào TTCK.
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu
đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:
(1) UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch;
(2) SCIC tham gia mua vào cổ phiếu;
(3) NHTM được vận động ngừng giải chấp;
(4) Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị
trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các
nhà đầu tư. Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất là
nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là các doanh
nghiệp BĐS).
Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị
trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008,

UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Nhằm
11
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng
khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường:
Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ
Sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, đặc biệt vào những tháng cuối năm đã đưa
đến những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô. Cụ thể: Chỉ số tiêu dùng CPI, thị trường
hàng hóa, tiền tệ, Thâm hụt thương mại cao nhất vào trong năm tháng đầu năm với mức
trung bình là khoảng 2,6 tỷ USD/tháng.
• Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu Blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là
SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những
phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. VN-Index và HASTC-Index liên tiếp vượt
qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm
kéo dài. Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo
theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VN-Index tăng
được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu
CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng
80,33%), nguyên vật liệu và công nghệ (tăng 89,78%). Các đại diện tiêu biểu cho nhóm
cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…
• Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Đây là thời kỳ VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được
trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex mất 223,48 điểm,
tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương
đương 497,58 tỷ đồng/phiên.
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh

của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu thế giảm điểm của TTCK
các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86
phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên VN-Index mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai
đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008.
12
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn giữa
những phiên giảm điểm , TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh. Tuy
nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định.
Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngành nguyên vật
liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ. Nguyên nhân của sự suy giảm trong giai đoạn
này được nhận định một phần do sự tác động của xu thế chung thị trường, ngoài ra, cũng
là hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các các cổ phiếu này trong giai đoạn trước đó.
Một trong những đề tài nóng hổi và được báo giới chú ý trong những tháng cuối năm là
phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt, với tỷ lệ khá cao của các công ty niêm yết.
Nguồn vốn FII vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, kể từ cuối
tháng 08/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung, TTCK Việt Nam cũng
giảm mạnh. Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đầu tư nước ngoài
rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng
của khối ngoại trong những tháng cuối năm.
Năm 2009 lại là một năm tồi tệ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Dường như
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã bắt đầu ngấm vào thị trường, Việt Nam là thị
trường tăng trưởng tệ nhất châu Á năm 2009. Chỉ số Vn-Index giảm 22%, mức giảm tệ
nhất so với các thị trường châu Á khác. Giá trị giao dịch cổ phiếu trung bình trong ngày
năm 2009 tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
chỉ là 13 triệu USD. Tổng giá trị vốn hoá thị trường rơi xuống mức khoảng 10 tỷ USD,
không một cổ phiếu niêm yết nào có giá trị vốn hoá thị trường lớn hơn 1 tỷ USD và chỉ
có 4 cổ phiếu có giá trị vốn hoá hơn 500 triệu USD.
Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị 127 triệu
USD trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008, nhà đầu tư nước

ngoài chỉ bán ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 2 triệu USD ttrong ba tháng đầu năm
2009. Nguyên nhân chính cho điều này là phần lớn tiền đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài, nếu không tính đến những quỹ đóng, đã rút hết khỏi thị trường Việt Nam (Quỹ đầu
tư chứng khoán PXP Vietnam Emerging Equity Fund mới đây cho phép nhà đầu tư rút cổ
phiếu ra và sau đó họ có thể bán số cổ phiếu này).
Năm 2010, Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 trải qua trải qua một năm giao
13
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
dịch với nhiều biến đầy biến động không kém năm 2009 và để lại nhiều cảm xúc trái
ngược cho nhà đầu tư, từ cao trào thất vọng cho đến cảm xúc thăng hoa.
Nữa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm
với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong suốt 6 tháng
đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của
dòng tiền. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng
vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động
sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho
dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán bước vào giai
đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm.
Trong vòng 2 tháng, Vn - Index mất hơn 16%.
Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11,
Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi - thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát, kéo theo
một cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng. Với thị trường chứng khoán, điểm ngạc nhiên
là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và
ngoài nước, thị trường đã quay đầu hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể
coi là thành công của chứng khoán Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới
đều mất điểm trong thời gian này.
Năm 2010 được xem là năm của các “đội lái”. Nếu như trước đây, các “đội lái” hoạt động
tác chiến riêng lẻ nay nhiều “đội lái” đã phối hợp lại với nhau để cùng để đẩy giá một mã
cổ phiếu. Những điển hình cho thành công của các “đội lái” trong năm 2010 vừa qua có

thề kể đến như AMV, AAA, HTV, MKV, DHT, VHG… Trước đây, những mã này rất ít
được nhà đầu tư biết đến nhưng sau khi có “bàn tay” của các “đội lái” thì những mã này
tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn với thanh khoản tăng ầm ầm. Thế nhưng, sau khi
bị “đội lái” nhả, phần lớn những mã này lại quay về với những gì vốn có, thậm chí giá cổ
phiếu còn thấp hơn giai đoạn trước khi được “đội lái” tung hứng.
Hậu quả của những phi vụ tác chiến của các “đội lái” thường là những nhà đầu tư nhỏ
14
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
“đu gió”. Tuy nhiên, với trình độ ngày càng được nâng cấp thì nạn nhân của các “đội lái”
trong năm vừa qua còn có cả các công ty chứng khoán, những lão làng trên thị trường
hiện nay mà điển hình là vụ đánh lên AAA. Lợi nhuận quá lớn từ việc thao túng cổ phiều
cũng khiến cho lãnh đạo của không ít doanh nghiệp lơ làng việc kinh doanh cốt lõi để trở
thành “đội lái” như trường hợp bộ sậu của DVD làm giá DHT.
Hơn 10 năm qua, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động thì 2010 là
năm khối ngoại mua vào với số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất. Thống kê cho
thấy trong năm 2010, khối ngoại đã mua vào khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ
quỹ. Như vậy, tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn từ đầu năm đã lên đến 16.000 tỷ đồng,
gấp 5 lần so với năm 2009 và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng của năm 2007.
Thực tế, tổng giá trị mua vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với năm
2007 nhưng khối lượng cổ phiếu mua vào đạt trên 200%. Ngoài ra, giá mua trung bình
tính theo giá cổ phiếu năm 2010 là 44.000 đồng mỗi cổ phiếu so với 48.000 đồng năm
2009 và 140.000 đồng năm 2007. Như vậy, giá trị cổ phiếu của khối ngoại mua vào năm
2010 thấp hơn nhiều so với những năm trước đây. Chính mức giá hấp dẫn này là động lực
giúp cho khối ngoại tăng cường mua ròng trong năm 2010.
Nếu như trước đây, cổ phiếu ngân hàng được xem là cổ phiếu vua nhờ vốn hóa lớn và
khả năng dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, trong cả năm vừa qua, nhóm cổ phiếu này đã
không cỏn là chính mình khi liên tục mất giá, thậm chí trong những phiên tăng nóng của
thị trường thì nhóm cổ phiếu này cũng chỉ đi ngang. Nhóm cổ phiếu này chỉ có một đợt
phục hồi ngắn trong tháng cuối năm sau thông tin các ngân hàng được gia hạn thời gian
tăng vốn lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, thay vì năm 2010 như trước đây.

Nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng mất đi tính hấp dẫn, ngoài quy định bắt
buộc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng (đã được giải tõa) còn bởi lý do lợi nhuận. Lợi nhuận từ
hoạt động tín dụng giảm so với cùng kỳ năm 2009 khiến cho kết quả kinh doanh của các
ngân hàng trong quý III đạt được cho là không cao (tính đến cuối quý III, tăng trưởng tín
dụng của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 19,5%). Đặc biệt, sau 9 tháng hoạt động, nhiều
ngân hàng mới chỉ thực hiện được hơn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận cả năm và nhiều ngân hàng
15
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số
lượng lẫn hình thức trong năm 2010. Các vụ sát nhập doanh nghiệp điển hình là KMR
với KMF, HT1 với HT2, KDC với NKD. Các vụ chào mua công khai có VHG mua AGF,
Thành Thành Công chào mua cổ phiếu NHS, Prudential chào mua chứng chỉ quỹ
PRUBF1, Thành Thành Công cùng một số công ty khác mua lại toàn bộ phần vốn của
Tập đoàn Bourbon tại SBT, Bình Thiên An cùng các bên có liên quan thâu tóm đối với
DCC Trong bản báo cáo về tình hình M&A tại thị trường Việt Nam, Avalue Việt Nam
(tổ chức chuyên về các lĩnh vực tư vấn kinh doanh, định giá, mua bán sáp nhập và quan
hệ nhà đầu tư tại Việt Nam) cho rằng sự trỗi dậy của khu vực kinh tế tư nhân, sự đổi mới
khu vực doanh nghiệp nhà nước, đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một
thị trường 86 triệu dân là những động lực phát triển của Việt Nam. Các yếu tố kế trên
cũng là các yếu tố thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có hoạt động
M&A.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục được kỳ vọng phát triển cả về quy
mô và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế thị trường có những diễn biến trầm lắng do sự bất
ổn của kinh tế của thế giới kéo theo những tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam. Thị
trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 ở tình trạng khó khăn nhất so với các năm
trước, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều hành vi vi phạm với diễn biến phức tạp.
UBCKNN đã ban hành 86 quyết định xử phạt đối với trường hợp vi phạm về chế độ báo
cáo và công bố thông tin. Tổng số tiền nộp phạt vào ngân sách nhà nước là 4,7 tỷ đồng.
Trong năm 2011, UBCKNN cũng đã quyết định xử phạt nặng đối với hành vi thao túng

giá cổ phiếu AAA của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát với mức phạt
cho 4 cá nhân vi phạm số tiền lớn nhất từ trước tới nay, lên đến 1,2 tỷ đồng.
Khung pháp lý cũng có những thay đổi đáng kể, như việc quy trách nhiệm cá nhân vi
phạm công bố thông tin. Theo đó, các công ty niêm yết vi phạm chế độ báo cáo, công bố
thông tin phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm
pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, báo cáo
16
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
UBCKNN; đồng thời báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất về các thiếu sót, sai phạm
của cá nhân này.
Cổ phiếu “giá bèo” áp đảo trên sàn niêm yết: Hàng loạt cổ phiếu nằm dưới mệnh giá và
lần đầu tiên xuất hiện cổ phiếu VKP có giá dưới 1.000 đồng . Việc các cổ phiếu trên có
mức giá quá “bèo” tồn tại trên thị trường là do các công ty này đang làm ăn thua lỗ và
đang trêm bờ vực phán sản. Bên cạnh đó trên thị trường xuất hiện làn sóng niêm yết.
Nhiều cổ phiếu khác cũng đã hoặc đang có động thái hủy niêm yết như MKP, IFS, SGT,
SQC, V11, S27, TRI và mới nhất là ORS…
Năm 2012, thị trường chứng kiến sự phá đáy liên tục của chứng khoán nước ta. Tính đến
thời điểm 14/12, VN-Index tăng 11,6% so với cuối năm 2011 trong khi HNX-Index giảm
7,6%. HNX-Index đã liên tục phá đáy lịch sử trong những ngày giao dịch của tháng
11/2012. Sự tăng vọt này chủ yếu là do các thông tin tích cực liên quan đến khung pháp
lý để quàn lý thị trường do Chính Phủ ban hành như thông tin Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK Việt Nam ngoài ra
còn có các yếu tố khác hỗ trợ sự gia tăng này như sự ra đời của chỉ số VN30-Index, động
thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm, kéo dài thời gian giao
dịch buổi chiều.
Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% trong vòng 5
tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên
thế giới.
Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012. Nợ xấu tăng cao,
thị trường gần như bị “shock” sau thông báo chính thức của NHNN về tỷ lệ nợ xấu của

toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các NHTM báo cáo. Những bất ổn vĩ mô và hệ
thống ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Niềm tin thị trường lung lay sau “quả bom”
Habubank công bố tình hình tài chính bê bét đã được che đậy với tỷ lệ nợ xấu lên tới 13%
và cần được giải cứu.
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh, SHB tham gia vào tái cơ cấu
Habubank. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các
17
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu.
Tính hình trở nên bê bét hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của
TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ngân
hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều
tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn
liên tiếp, thị trường gần như lao dốc không phanh.
So với đỉnh thiết lập tháng 5, mặc dù đã hồi phục khá nhiều trong tháng 12 song VN-
Index vẫn giảm 20% và HNX-Index giảm 36%.
Thanh khoản giảm mạnh và gần như cạn kiệt trong những ngày giao dịch tháng 11, bình
quân 2 sàn giao dịch khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên nếu tính tổng thể cả năm
2012, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm
2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.
2.1.3. Giai đoạn đầu 2013
Vn-Index chốt phiên giao dịch cuối tháng 6/2013 đạt 481,12 điểm, giảm 7,19% so với
tháng trước, giảm 2,02% so với cuối quý 1 nhưng so với cuối năm 2012 vẫn tăng
16,29%. Trong khi đó, HNX-Index chốt phiên cuối tháng 6 ở mức 62,59 điểm, giảm
3,14% so với cuối tháng 5 nhưng 6 tháng vẫn tăng 9,63%.
18
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
Tháng 6 thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi động thái rút vốn của các quỹ ETF, khá nhiều
Bluechips giảm từ 10-15% trong tháng 6 đã khiến Vn-Index giảm 7% so với tháng 5. Thị
trường cũng đã giảm xuống dưới mốc 500 điểm với thanh khoản có dấu hiệu giảm dần về

cuối tháng.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 14,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên
2 sàn, giá trị giao dịch đạt 178.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,48 tỷ USD). Trong đó
giá trị giao dịch sàn HoSe đạt hơn 127.500 tỷ đồng, sàn Hà Nội giao dịch hơn 50.500 tỷ
đồng trong 6 tháng đầu năm 2013.
Giá trị giao dịch hai sàn được đẩy lên mức cao trong tháng 1/2013 khi KLGD bình quân
1 phiên trên sàn HoSe lên tới hơn 83 triệu cổ phiếu (1.169 tỷ đồng/phiên); con số này tại
sàn Hà Nội đạt 85,5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 1 phiên đạt 624 tỷ đồng.
Sang tháng 6, KLGD bình quân 1 phiên của sàn HoSE chỉ đạt hơn 67,3 triệu cổ phiếu,
tuy nhiên giá trị giao dịch vẫn ở mức cao, đạt 1.196 tỷ đồng/phiên do giá các cổ phiếu đã
tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013.
19
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
-
Trong khi đó, KLGD bình quân 1 phiên tại sàn Hà Nội trong tháng 6/2013 chỉ đạt hơn
44,2 triệu cổ phiếu, giảm gần một nửa so với tháng 1/2013 và giảm nhẹ 1,1% so với
tháng 5.
-
Vốn hóa thị trường hai sàn đều tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Giá trị vốn hóa
sàn HoSE tăng gần 122.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013, nhưng giảm 54.200 tỷ
so với cuối tháng 5. Vốn hóa sàn Hà Nội đạt 99.870 tỷ đồng, tăng 21.000 tỷ so với đầu
20
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
năm. Tính chung vốn hóa hai sàn tại thời điểm 30/6/2013 đạt hơn 900.166 tỷ đồng, tương
đương 42,86 tỷ USD, tăng 6,8 tỷ USD so với đầu năm.
Theo số liệu thống kê của UBCK Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2013, số lượng công
ty niêm yết mới tăng khoảng 7 công ty; trong khi đó có 21 công ty và 1 chứng chỉ quỹ bị
hủy niêm yết (16 công ty huỷ niêm yết bắt buộc, 3 công ty hủy niêm yết tự nguyện, và 2
công ty chuyển sang thị trường UPCoM), đưa tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn khoảng
737 công ty (chưa kể 135 công ty giao dịch trên hệ thống UPCoM).

Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá
cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 114.840 tỷ
đồng (tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012).
Tuy nhiên, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu giảm mạnh, chỉ đạt 2.344 tỷ đồng (giảm
58% so với cùng kỳ năm ngoái); đấu giá cổ phần hoá đạt 420 tỷ đồng (tăng 75% so với
cùng kỳ); Tổ chức được 110 đợt đấu thầu TPCP với tổng giá trị trúng thầu đạt trên
112.000 tỷ đồng (chiếm 67% so với tổng khối lượng trúng thầu cả năm 2012).
21
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
2.2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1. Tâm lý bày đàn
Tâm lý bầy đàn hay tâm lý đám đông là sự mô tả cách một số người bị ảnh hưởng bởi các
người thân cận của họ thông qua những hành vi nhất định, theo xu hướng, và/hoặc theo
những điểm tựa.
Tâm lý bầy đàn xuất hiện trong nhiều ngành, lĩnh vực trong xã hội và tác động rất lớn
đến hoạt động đời sống đối với những đám đông bị chi phối. Nếu quan sát, chúng ta có
thể thấy tâm lý bầy đàn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày cũng như các hoạt động kinh
tế khi chúng ta “chạy theo phong trào” đầu tư chứng khoán(2006-2007)
Hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên TTCK thường diễn biến và khuếch đại nhanh do có sự “hỗ
trợ đắc lực” của công nghệ cao, cần hành động can thiệp tức thời từ các cơ quan quản lý.
Để tránh rơi vào tình thế bị thụ động, UBCKNN nên được trao thêm quyền và trách
nhiệm trong việc quản lý, điều hành, giám sát và xử lý các tình huống thị trường
Tâm lý bày đàn không xa lạ và như là một đặc tính của TTCK Việt Nam,đã có nhiều lúc
thị trường phát triển hưng thịnh, tăng trưởng nóng nhờ tâm lý hưng phấn của cá nhà đầu
tư, nhưng cũng có khi chính tâm lý đám đông làm thị trường xuống dốc nhanh chóng vì
những tin đồn khiến một đám đông nhà đầu tư bán gấp các cổ phiếu nắm giữ, tạo điều
kiện cho các nhà đàu tư “ngược dòng”. Tâm lý đầu tư theo các nhà đầu tư, quỹ ngoại để
đầu tư cũng là một làn sóng thường thấy trên thị trường nước ta.
2.2.2. Hiện tượng “làm giá” trên TTCK Việt Nam
Hiện tượng làm giá có thể dễ nhận biết qua việc một số mã chứng khoán bỗng tăng giá

bất thường, thậm chí tăng trần liên tục nhiều phiên trong khi cả thị trường đi xuống. Nếu
để ý trong phiên giao dịch ta thấy mã chứng khoán được làm giá có dư mua rất cao, trong
khi dư bán lại rất thấp, rất dễ cuốn hút, hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, nếu các NĐT nhỏ muốn đặt lệnh để mua được CP đó không dễ dàng, bởi
lượng dư bán rất ít, nhiều lúc bằng không. Liên tiếp ở nhiều phiên, các mã chứng khoán
như vậy đều tăng trần (có thể đem tới từ 5 – 7% lợi nhuận/phiên) lại càng hấp dẫn các
nhà đầu tư nhỏ, khiến họ luôn mong muốn tìm cách mua bằng được. Khi giá đã được đẩy
22
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
tới mức cao nhất định thì các thế lực làm giá mới nhất loạt bán ra trong sự khát khao của
thị trường. Các nhà đầu tư theo xu hướng này sẽ mua vào các cổ phiếu bị làm giá, coi
như bị thua lỗ nặng, trong khi các những nhà đầu tư làm giá nhanh chóng thu được khoản
lãi vốn rất lớn từ các chứng khoán ấy. Các Cty chứng khoán cũng được hưởng lợi nhiều
hơn từ việc thu phí giao dịch theo quy định, chưa nói tới việc có thể họ sẽ còn được
hưởng một phần “lại quả” từ phía những kẻ “thắng cuộc”.
2.2.3. Các yếu điểm cần xem xét
Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam có đa số các cổ phiếu với thanh khoản kém
và chỉ có khoảng tầm 20 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao. Ngoài ra,
mặc dù vốn hóa thị trường của nhiều cổ phiếu cao (trên 2 tỷ USD), nhưng tỷ lệ cổ phiếu
không bị hạn chế chuyển nhượng/giá trị vốn hóa của nhiều cổ phiếu rất thấp (dưới 5%).
Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế Room đầu tư vào cổ phiếu của các công ty
đại chúng, làm hạn chế sự tham gia của nhiều nhà đầu tư khiến họ bỏ cơ hội đầu tư vào
Việt Nam.
Thứ hai, pháp chế của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cho phép giao dịch cổ
phiếu trong ngày và chưa có phương tiện cho vay và vay chứng khoán để cho phép các
thành viên, các nhà tạo lập thị trường và các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể mua và bán
khống dễ dàng trong việc quản lý rủi ro trạng thái.
Thứ ba, mức biến động giá các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam khá cao so với
các thị trường chứng khoán trong khu vực vì chính sách vĩ mô như lãi suất, ngoại hối hay
thuế vẫn chưa thật sự ổn định.

Thứ tư, chính sách quản lý rủi ro thị trường của nhiều công ty chứng khoán vẫn chưa đủ
chuẩn để tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quản lý rủi ro để phòng ngừa các sự cố liên quan đến các sự kiện gây biến động
giá cao.
Các chuyên gia Cho rằng để phát triển được thị trường chứng khoán phái sinh, cần xây
dựng pháp chế, công nghệ và thu hút sự tham gia của nhiều thành viên nhằm xây dựng
23
GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22
thanh khoản đồng thời bảo đảm sự an toàn của hệ thống và tài chính của các thành viên
cũng như những thành phần tham gia thị trường.
Kinh nghiệm cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh thường phải phát triển từ từ theo
từng giai đoạn, bắt đầu với những sản phẩm đơn giản trước khi đưa ra các các phẩm phức
tạp hơn.
Các đề xuất cho rằng để bắt đầu xây dựng thị trường phái sinh, các cơ quan chức năng
nên bắt đầu quan tâm tới việc lên kế hoạch để mời các chuyên gia trong nước và nước
ngoài chuẩn bị xây dựng khung pháp lý và các tổ chức cần thiết như Trung tâm Bù trừ,
quỹ bù trừ.
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Mục tiêu:
Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường
tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản
lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng
bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh đến việc mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản
lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; nâng cao
khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán liên hệ mật thiết với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020 nói riêng.

Cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc (phá sản, thâu
tóm, sáp nhập); giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 như hiện nay xuống
khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứng khoán là 4 tỷ USD).
Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản
là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; tạo cơ chế để các cơ quan
quản lý có tính độc lập; tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực
24
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò
tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức.
3.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK:
Phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập
với thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Xây dựng thị trường chứng khoán thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả
góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các
doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt
động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các
chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia,
gắn việc phát triển thị trường chứng khoán với việc phát triển thị trường vốn, thị trường
tiền tệ, thị trường bảo hiểm.
3.3. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2020:
Mở rộng quy mô của thị trường chứng khoán tập trung. Về định hướng chiến lược, dự
kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô
vốn hóa thị trường đạt 90-100% GDP.
Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động
vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển.
Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm

tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
các công ty niêm yết.
Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam:
25

×