Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da bằng dịch chiết M2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 82 trang )

Đặt vấn đề
NÊm da là mét bệnh tương đối phổ biÕn tại các nước trên thÕ giíi, đặc
biệt hay gặp ở những nước nhiệt đới. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới giã mùa nãng Èm, điều kiện vệ sinh còn nhiều hạn chế rÊt thuận lợi cho
nÊm phát triÓn và lây lan. Trong nhân dân, bệnh có tỉ lệ cao hàng thứ hai sau
bệnh chàm. Trong Quân đội, nấm da chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh da,
trung bình từ 7 đến 10%, có thể tăng cao tới 30% đến 40%. Tỉ lệ tăng cao vào
mùa hè, trong điều kiện luyện tập chiến đấu lao động vất vả [10], [22].
Bệnh nấm da tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng là bệnh thường
mãn tính dai dẳng, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập
rèn luyện và công tác của bộ đội [11]. Vì vậy việc phòng chống nấm da là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tuyến quân y đơn vị [23].
BiÓu hiện lâm sàng rất đa dạng tùy vào chủng loại nấm và vị trí tổn
thương [68], như nấm lông tóc, nấm móng, nấm da vùng khe kẽ, da thân
mình, da tay chân.
Hiện nay cã nhiÒu loại thuèc chèng nÊm cã hiệu quả cao như các nhóm
Azole, nhóm Allilamine nhưng giá thành còn cao và phải nhập khÈu [49].
Việc nghiên cứu các thuèc víi nguyên liệu sẵn cã trong nước vÉn luôn là mét
đòi hái của công tác phòng và điều trị nấm trên ngưêi nói chung và nấm da
nói riêng.
Trong dân gian, chóng ta đã có kinh nghiệm điều trị nấm da bằng rễ cây
kiến cò, lá hoặc rễ cây muồng trâu, lá cây chút chít, cao săng lẻ [14].
Xuất phát từ kinh nghiệm điều trị một số bệnh ngoài da của đồng bào
dân tộc Ýt người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta bằng cây Mác miều
[35].
1
Qua các kết quả nghiên cứu trên invo và invtro đối với một số chủng
nấm da bằng dịch chiết từ hạt quả Mác miều.
Qua khảo sát, cho thấy đây là loại cây khá phổ biến, dễ trồng, dễ chăm
sóc, thu hái, năng suất cao, có thể gieo trồng trên diện rộng.
Vì vậy, chúng tôi thấy việc nghiên cứu tác dụng điều trị nấm da của dịch


chiết quả mác miều trên lâm sàng là khả thi. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc
ứng dụng điều trị bệnh nấm da của cây mác miều được sáng tỏ hơn, có thể sớm
có thêm một sản phẩm thuốc điều trị nấm da để các nhà lâm sàng lựa chọn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da bằng dịch
chiết M2“ với các mục tiêu sau:
1- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nấm da.
2 - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da của dịch chiết quả Mác
miều (dịch chiết M2).
2
CHƯƠNG 1
tổng quan tài liệu
1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về nấm da
1.1.1. Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật [36]
Nấm là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế
bào. Trong cấu tạo tế bào có nhân thực, không có chất diệp lục. Nấm là sinh
vật dị dưỡng, sống theo kiểu hoại sinh hoặc ký sinh, một số vừa hoại sinh vừa
ký sinh, chúng nhận chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài bằng cách hấp
thụ. Nấm gần gũi với thực vật hơn là động vật vì cấu tạo của nấm cũng có
thành tế bào, không có khả năng di chuyển, do vậy trước đây người ta xếp
nấm là một thành viên của giới thực vật. Theo quan niệm hiện nay, nấm được
coi như một giới riêng trong thế giới sinh vật.
Bệnh nấm da là nhiễm nấm ở mô Keratin hóa do một nhóm nấm ưa
Keratin gây ra.
1.1.2. Hình thể của nấm da :
* Hình ảnh đại thể :
+ Nấm da phát triển trên môi trường tạo khuẩn lạc phẳng hoặc gồ
cao, có nếp gấp, bề mặt trơn bóng, có lông mịn, đôi khi bề mặt có dạng bột do
sự xuất hiện của bào tử.
+ Nhiều loại sinh sắc tố đỏ hoặc vàng không ngấm vào môi trường,

một số sinh sắc tố đỏ, vàng, nâu đen, xanh đen lan tỏa vào môi trường.
* Hình ảnh vi thể :
Nấm có hai bộ phận chính là bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản.
3
+ Bộ phận sinh dưỡng : những sợi nấm có vách ngăn, không màu, có
thể có một số hình dạng đặc biệt như sợi nấm xoắn, sợi hình lược, hình sõng
nai, thể cục.
+ Hình thể bộ phận sinh sản: nấm sinh nhiều loại bào tử có hình thể
và kích thước khác nhau. Hình thể, kích thước và cách sắp xếp bào tử của nấm có
giá trị lớn trong định loại nấm, những bào tử vô tính có giá trị định loại nấm
như bào tử nấm nhỏ, bào tử nấm lớn, ngoài ra còn có bào tử đốt, bào tử màng dầy.
Một số loại nấm da có khả năng tạo bào tử hữu tính là những thể quả
kín, khi đó nấm thuộc nấm túi (Ascomycetes) và có tên là Athroderrma (khi
giai đoạn vô tính là Trichophyton) và Nannizia (khi giai đoạn vô tính là
Microsporum).
1.2. Đặc điểm sinh học của nấm da [44], [36]
1.2.1. Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng, chuyển hóa :
Nấm da gây bệnh ở da người và động vật, không gây bệnh ở nội tạng.
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào đáp ứng của vật chủ và độc lực của nấm.
Bệnh nấm da là nhiễm nấm ở mô keratin hóa do một nhóm nấm ưa
keratin (nấm da) gây ra.
Nấm da tuy ký sinh ở những mô keratin hóa nhưng vẫn có thể mọc ở
môi trường không có keratin như môi trường Sabouraud. Một số loại nấm da
chỉ mọc tốt khi môi trường có insitol, axit nicotinic, vitamin B1, L-
histidin. Đặc điểm này được sử dụng trong chẩn đóan định loại nấm.
Các nấm da đề kháng các kháng sinh thông thường và Cycloheximid, kháng
sinh này thường được pha vào trong môi trường nuôi cấy, phân lập nấm da.
4
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh của nấm :
* Nhiệt độ và độ Èm :

Hầu hết các nấm gây bệnh đều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ
25-30ºC và độ Èm trên 70%.
- Nhiệt độ :
+ Nấm da phát triển mạnh ở nhiệt độ 25- 30ºC. Nhiệt độ bề mặt da rất
phù hợp cho nấm da phát triển.
+ Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mà còn
làm thay đổi một phần tính chất sinh lý của nó như: trong môi trường chứa
L-cystein nếu ở nhiệt độ 37ºC hầu hết các loài nấm tạo ra các bào tử áo
(chlamydospora) còn ở nhiệt độ 26ºC các chuỗi bào tử áo xuất hiện Ýt hơn.
+ Nhiệt độ còn ảnh tới sự tạo màu của khuẩn lạc nấm da như
T.violaceum tạo mầu hồng tím còn ở 37ºC thì tạo màu vàng.
- Độ Èm :
Độ Èm là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nấm. Nấm
thường phát triển mạnh ở những nơi có độ Èm cao. Khi đó nấm dễ sử dụng
nguồn thức ăn ở môi trường xung quanh nên dễ phát triển. Tỉ lệ bệnh tăng cao
vào mùa hè khi điều kiện nhiệt độ Èm cao. Trên da, nấm thường phát triển ở
những vùng da Èm ướt như bẹn, kẽ chân, thắt lưng, những người đi giầy
nhiều, nhiệt độ và độ Èm tại chỗ cao hay bị nấm kẽ chân.
Sự liên quan của và độ Èm với sự phát triển của nấm đã được Nonomiya
chứng minh bằng cách quan sát sự xâm nhập của T.mentagrophytes vào lớp
sừng. Khi độ Èm 100%- nhiệt độ 35ºC và 27ºC thì chỉ 2 ngày nấm đã xâm
nhập được, nếu ở 15ºC thì phải tới ngày thứ 4; Khi độ Èm 90%- nhiệt độ 35ºC
5
nấm xâm nhập ngày thứ 5, nếu ở 27ºC thì ngày thứ 7 ; Khi độ Èm 80% - nhiệt
độ 35ºC và 27ºC ngày thứ 7 nấm mới xâm nhập được.
* Độ pH:
pH thích hợp với nấm da là 6.9 đến 7.2. Trên cơ thể người pH của da
phụ thuộc vào hai yếu tố chính là axit béo trong chất bã và mồ hôi. pH của da
thay đổi tùy thuộc vào vùng da và lứa tuổi.
Ở trẻ em các tuyến bã chưa hoàn thiện do đó hay bị nấm tóc và các bệnh

thường tự khỏi khi trẻ em đến tuổi dậy thì khi đó các tuyến bã đã tăng cường
hoạt động, do đó tuổi nhỏ thì pH da còn axit hơn, còn tuổi thanh thiếu niên thì
pH kiềm hơn, dao động trong khoảng 6.1- 6.4.
Trên cơ thể độ pH thay đổi tùy từng vùng da khác nhau như da ở vùng
đầu, ngực, tay độ pH từ 4.5-5.9, vùng bẹn, nách từ 6.0- 6.9 . Do vậy nấm dễ
dàng phát triển ở vùng bẹn, nách.
Mồ hôi cũng có tác dụng điều tiết độ pH của da, tuy nhiên mô hôi ra
nhiều hoặc những vùng Èm ướt (các kẽ như nách, bẹn, kẽ chân) lượng
Amoniac tăng làm cho pH của da chuyển hướng kiềm tạo điều kiện cho nấm
phát triển, do đó bệnh hay gặp ở những vùng này.
* Ánh sáng :
Nấm phát triển không cần ánh sáng nhưng trong quá trình tạo bào tử thì
nấm lại cần ánh sáng.
* Oxy :
- Oxy rất cần cho quá trình hô hấp của nấm vì nấm là sinh vật hiếu khí.
Nhưng nếu nồng độ oxy cao quá nấm sẽ không phát triển được (sự phát triển
của các loài Microsporum bị hạn chế ở nồng độ 98% oxy).
- Khí Cacbonic cũng ngăn cản sự phát triển của nấm (M.audouinii và
M.canis không mọc được ở nồng độ 60% CO2).
6
* Rối loạn chuyển hóa đường: Sự phát triển gây bệnh của nấm có vai
trò của rối lọan nội tiết, rối loạn chuyển hóa đường đã được các tác giả trong
nước và nước ngoài nghiên cứu.
1.3. Phân loại nấm da [36], [44]
Nấm da thuộc lớp nấm bát toàn(Fungi Imperfecti), có khoảng 30 loài
thuộc ba chi :
- Microsporum.
- Trichophyton.
- Epiderphyton.
Theo C.W.Emmons, có thể dựa vào đặc điểm bào tử lớn của nấm để

phân biệt ba chi. Số lượng bào tử lớn ở Microsporum rất nhiều, ở Epiderphyton
nhiều trung bình còn ở Trichophyton là rất hiếm, đôi khi không có.
1.4. Tình hình nhiễm nấm da trong nước và thế giới:
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới :
- Năm 1986, trong sè 719 nấm da được nghiên cứu tại Thái Lan bệnh
gặp chủ yếu ở lứa tuổi 12-21. Tỉ lệ mắc các bệng nấm nông ở nữ là: nấm da
29%, nấm bẹn 23%, nấm kẽ chân 16%; và ở nam giới là: nấm bẹn 39%, nấm
da 28%, nấm kẽ chân 14%. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 4 chủng
nấm gây bệnh: T.rubrum 66%, E.floccosum 13%, T.mentagrophytes 15%,
M.gypseum 6% [64]
- Năm 1999, trong sè 7393 bệnh nhân ở Ba Lan bị nấm nông, nấm da
chiếm tỉ lệ nấm da 29.8%. Các chủng nấm gây bệnh gồm : T.rubrum 17.8%,
E.floccosum 7.7%, T.mentagrophytes 21.6%, M.canis 23.5% [66]
- Năm 2001, ở Nepan, Agarwalla A và cộng sự nghiên cứu 100 bệnh
nhân bị nấm nông thì nấm da chiếm 43%, nấm bẹn 33%, nấm kẽ chân 20%.
7
Trong đó tỉ lệ nuôi cấy thành công là 94%, tỉ lệ nam/nữ là 5/2. Các tác nhân
gây bệnh gồm: T.rubrum 45,74%, T.mentagrophytes 26.6%, T.tonsurans
11.7%, M.audouinii 8.36% và các chủng khác [51]
- Năm 1997, ở Iran, Chadeganipou và cộng sự đã nghiên cứu 2204 bệnh
nhân bị nấm nông cho kết qủa như sau: nấm tóc 54.1%, nấm da 23.8%, nấm
kẽ chân 8.9%. Các chủng nấm gây bệnh gồm : E.floccosum 17.6% ,
T.mentagrophytes 16.2%, M.canis 12.3%, T.verrucosum 32.8% [56]
Các nghiên cứu trên cho thấy nấm da còn khá phổ biến ở các vùng khác
nhau trên thế giới. Tỉ lệ bệnh nấm da trong khoảng 30-40% trong các bệnh
nấm nông. Các tác nhân chủ yếu là : T.rubrum, T.mentagrophytes,
E.floccosum.
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ Èm cao,
đó là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh nấm ở người. Tỷ

lệ bệnh nấm nông trong tổng số các bệnh da tương đối cao (9,71%) [15] [17].
Theo một nghiên cứu của Trần Liên Hương, tỷ lệ nấm nông ở các tỉnh phía
Bắc là 32.19%, trong đó tỷ lệ nam/nữ bị bệnh là 1.5/1. Thường gặp nhất là
nấm da nhẵn 38.44%, nấm bẹn 22.84% sau đó là nấm kẽ 3.9%, nấm móng
10.17%, nấm tóc 4.04%, Kerion de Celssa 1.95%. Các tác nhân nấm gây
bệnh đã phân lập được bao gồm: T.rubrum 62.71%, T.mentagrophytes
9.75%, C.albicans 8.87%, T.violaceum 5.82%, E.floccosum 3.93%, M.canis
2.53%. Bệnh xảy ra chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11 [26]. Theo Nguyễn Cảnh
Cầu (1994), khám 5663 quân nhân có 2634 người bị bệnh ngoài da, trong đó
bệnh nấm da chiếm 37.31%, bệnh lang ben chiếm 14.12%, ghẻ chiếm
13.17%, viêm da liên cầu và các bệnh ngoài da khác chiếm 15,86% [10]
8
Nguyễn Thị Đào (năm 1984), trong sè 2268 trường hợp bệnh nấm da, tỷ
lệ T.rubrum 77,4%, T.violaceum 6,9%, M.gypseum 3,6%, T.mentagrophytes
3,5%, E.floccosum 3,8%, M.canis 1,8%, M.ferrugineum 1,5%,
T.concentrium1,5% [18]
Trần Xuân Mai (1981), tại thành phố Hồ Chí Minh, cấy 490 bệnh
phẩm, kết quả mọc nấm 324 (66,12%) với cơ cấu chủng loại nấm nuôi cấy
được như sau: T.rubrum 80,26%, T.mentagrophytes 4,72%, T.tonsurans
4,63%, T.violaceum 0,86%, T.verrucosum 0,43%, T.concentrium 2,15%,
M.canis 5,60%, M.gypseum 0,86%, E.floccosum 1,72% [32]
Năm 1989, Nguyễn Cảnh Cầu và cộng sự điều tra cơ cấu chủng loại
nấm gây bệnh ngoài da ở 512 bệnh nhân thì thấy kết quả cấy nấm mọc
29,68%, trong đó: T.rubrum chiếm 54%, T.mentagrophytes 26%,
T.verrucosum 11/152T.violaceum 2/152, E.floccosum 6%, M.gypseum 2/152,
M.canis 2/152, M.ferrugineum 1/152, C.albicans 9,4% [10]
Trong quân đội, do điều kiện ăn ở, sinh hoạt tập trung, vệ sinh còn
hạn chế là những điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm da phát sinh, phát triển và
lây lan trong đơn vị. Năm 1988, tại viện Quân Y 103, trong số các bệnh da
thường gặp thì bệnh nấm nông chiếm tỉ lệ 23.06%. Trong sè bệnh nhân bị

bệnh thì hăc lào (nấm bẹn và nấm da nhẵn) chiếm 80.7%, lang ben 16.14%,
nấm móng 2.46%. Các chủng được phân lập là T.rubrum 47.37%,
T.tonsurans 5.26%, T. mentagrophytes26.32%, E. Floccosum 21.05% [46]
Nguyễn Ngọc Thụy và cộng sự năm 1998 nghiên cứu ở một đơn vị
biên giới phía Bắc, đã cấy 85 bệnh phẩm, kết quả mọc nấm là 49 (57,6%),
trong đó: T. rubrum 65,3%, T. mentagrophytes 16,3%, T. violaceum 6,1%, T.
verrucosum 2%, E. floccosum 12,2% [45].
9
Dương Văn Khiêm và Nguyễn Khắc Viện (năm 1992) khám cho 739
bộ đội, có 341 người mắc bệnh ngoài da chiếm 46,1%. Trong đó số người bị
nấm da là 106 (14,34%) và chiếm 31,08% tổng số người mắc bệnh ngoài da.
CÊy 83 mẫu, kết qua mọc nấm 56 (67,47%), trong đó T.rubrum 36 (64,28%),
T.mentagrophytes 6 ( 10.71%), T.concentrium 1, T.violaceum 2, M.gypseum
2, M. canis 2, E. floccosum 3, C. albicans 3 [30].
Lê Trần Anh (năm 2001) khám bệnh ở 2 đơn vị quân đội thấy tỷ lệ
bệnh ngoài da là 14.6%, trong đó bệnh nấm da chiếm 57.7%, ghẻ 12,3%, lang
ben 10,9%, viêm da mủ 4.8%, các bệnh da khác 14,3%. Phân lập 111 mẫu
nấm da thấy tỷ lệ T.rubrum 64.9%, T.mentagrophytes 14.4%, E.floccosum
12.65%, M.gypseum 4.5% và M.nanum 3.6% [1]
Theo Phạm Hoàng Khâm (năm 2002) trong sè 349 bệnh nhân nấm da,
tỷ lệ T.rubrum 51.1%, T.mentagrophytes 20.9%, E.floccosum 16.8%,
T.violaceum 7.8%, T.tonsurans 3.4% [29]
Một nghiên cứu của Phạm Văn Hiển và công sự ( 1996) ở khu công
nghiệp Thượng Đình Hà Nội cho thấy tỷ lệ bệnh nấm da ở người lớn là 1.6%
ở nhà máy cao su, 1.2% ở nhà máy xà phòng và 1.3% ở nhà máy cơ khí [21]
Như vậy, tuy tỉ lệ mắc và cơ cấu nấm da có khác nhau giữa các tác
giả do được nghiên cứu tại các thời điểm cũng như trên các quần thể khác
nhau nhưng nói chung tỉ lệ mắc bệnh nấm nông nói chung và bệnh nấm da
trong cộng đồng là khá cao.
1.4.3. Đặc điểm hình thể, sinh lý của một số chủng nấm da thường gặp.

1.4.3.1. Tricophyton rubrum.
+ Tên khác: T.purpureum, T.rubidum, T.marginatum, E.perneti,
T.spadix E.salmonum, T.lanoroseum, T.coccineum, T.kagawaense,
T.plurizoniforme.
10
+ Hình dạng đại thể: Nấm phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, bề
mặt khuẩn lạc giống như nhung nhưng không xốp mà sít lại với nhau, hoặc có
dạng như len hơi mịn. Màu trắng tuyết, sau một thời gian có màu rượu hồng,
ở xung quanh thỉnh thoảng có màu hồng tím. Mặt dưới thỉnh thoảng có màu
hồng tối.
+ Hình dạng vi thể:
- Bào tử lớn có hình bút chì, hình chùy, kích thước 60-100 × 3 - 5µm.
- Bào tử nhỏ hình quả lê, hình giọt nước, một số có hình cầu, hình thành
xung quanh những sợi nấm không khí, Ýt khi tạo thành chùm, không tạo dạng
chùm nho như T. mentagrophytes.
- Có thể thấy bào tử áo, sợi nấm hình vợt, dạng cuộn do các sợi nấm
quấn vào nhau.
+ Đặc điểm riêng:
- Tạo bào tử lớn trên môi trường Sabouraund.
- Trên môi trường Triptoz, Triptikaz và môi trường thạch máu có chứa
dịch tiết tim bò thì bào tử lớn được hình thành với số lượng nhiều.
- Trên môi trường Clauberg, môi trường xanh - brillan bào tử cũng hình
thành nhiều. Tạo màu hồng và khuyếch tán vào môi trường nuôi cấy trên môi
trường glucoza - bột ngô, môi trường glucoza - khoai tây và môi trường
glucoza - dịch chiết nấm men; không tạo màu trên môi trường glucoza - bột
ngô có chứa axit ascorbic.
- Khác với những loài thuộc nhóm T.mentagrophytes, trong in vitro
T. rubrum không tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc, một số chủng có tạo
nhưng rất yếu, chỉ có khả năng làm thủy phân keratin làm mòn sợi tóc.
11

T.rubrum không yêu cầu nguồn vitamin B
1
đến sự phát triển. Hoạt tính ureaza
yếu, hoạt tính proteaza trên môi trường gelatin mạnh.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh.
- Chủ yếu sống ký sinh gây bệnh ở người, thường hay gây bệnh nấm kẽ
chân, có thể lan truyền rất nhanh từ người này sang người khác. Còn gây bệnh
nấm da ở phần mình, móng tay, bẹn.
- Loài này Ýt khi gây bệnh ở động vật, không xuất hiện trong đất.
1.4.3.2. Tricophyton mentagrophytes :
+ Tên khác: T.felineum, T.gypseum, T.granulasum, T.radiolatum,
T.radians, T.lacticolor, T.niverum , T.dendiculatum, T.farinulentum.
+ Hình dạng đại thể: Bề mặt giống như bột bó hoặc dạng hạt, thỉnh
thoảng bề mặt gồ ghề, mép có viền tua và từ những tua này sau hình thành
dạng hình “sao”. Màu trắng hoặc màu nâu, một số chủng màu vàng sáng.
+ Hình dạng vi thể: Bào tử lớn nhiều, hình chùy, kích thước 40 - 60 ×
3 -6µm. Bào tử nhỏ hình cầu hoặc hình trứng, thành từng chùm giống chùm
nho. Bào tử áo, dạng sợi hình vợt và dạng cuộn do những sợi nấm tạo nên
cũng xuất hiện.
+ Đặc điểm riêng:
- Trên môi trường casein không chứa vitamin cũng phát triển, không yêu
cầu nguồn vitamin cũng như các acid amin khác nhau đến sự phát triển. Khí
CO
2
kích thích tạo bào tử lớn. Trên in vitro các chủng của loài này đều tạo cơ
quan “đâm chọc”. Trên môi trường ureaza có hoạt tính ureaza cao. Hoạt tính
thủy phân gelatin được thể hiện trên môi trường thạch gelatin.
- Một số chủng của loài này khi cấy vào môi trường đất có tóc thì cơ
quan sinh sản hữu tính “đẻ non” được hình thành. Dựa vào những phần phụ
12

của thể quả mà người ta xác định các dạng sinh sản của các loài thuộc chủng
Arthroderma.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh.
- Thường ký sinh gây bệnh nấm da ở người và động vật có vú.
- Ở người, loài nấm này thường gây bệnh ở da, mãng tay, kẽ chân. Khi
soi trực tiếp bệnh phẩm có thể thấy những bào tử đốt. Loài này có thể gây
bệnh ở đầu (Tinea corporis), ở cằm (Tinea barbae), ở bẹn (Tinea crusis), đặc
biệt có thể gây bệnh ở kẽ chân.
+ Dạng sinh sản hữu tính: có hai loại là Arthroderma benhamiae và
Arthroderma vanbreuseghemii.
1.4.3.3. Tricophyton violaceum :
+ Tên khác : T.Glabrum, T.Grourvile, Achorion violaceum.
+ Hình dạng khuẩn lạc : NÊm phát triển chậm, khuẩn lạc hơi nhô lên
trên mặt môi trường nhưng bám sâu vào môi trường, có dạng như sáp ong.
Khuẩn lạc trụi, hình dạng quanh co, rất Ýt khi có dạng như lông.
Trên môi trường nuôi cấy tạo ra màu tím đen nhưng không khuyếch tán,
sự tạo màu giảm đi khi cấy sang các môi trường mới.
+ Hình dạng vi thể :
- Trên môi trường không có chất bổ sung thường chỉ có những sợi nấm
và bào tử áo dạng chuỗi, thường xuất hiện những sợi nấm phân nhánh quanh
co, có chỗ phình lên.
- Bào tử áo chỉ hình thành trên những môi trường có thiamine. Bào tử
lớn hình côn hơi kéo dài. Bào tử nhỏ trên môi trường trên cũng nhiều.
+ Đặc điểm riêng: Loài này yêu cầu nguồn thiamin cho sự phát triển.
Trong in vitro không tạo cơ quan “đâm chọc” trên sợi tóc.
13
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: Không sống trong đất, chỉ phân lập
được từ người, khi gây bệnh ở tóc, lông tạo bào tử đốt. Thường gây bệnh ở
da, mãng tay. Khi soi bệnh phẩm thường thấy sợi nấm và bào tử đốt.
1.4.3.4. Epidermophyton floccosum:

+ Tên khác: Trichthecium floccosum, Trichophyton intertrigines,
Trichophyton ingunale, Epidermophyton crusis, Epidermophyton plicarum
+ Hình dạng khuẩn lạc: Nấm phát triển tốt trên môi trường
Sabouraund, khuẩn lạc màu vàng xanh, bề mặt không đồng dạng, giữa có
dạng giống như “ bét”, các phần xung quanh những sợi nấm không khí phát
triển nhô lên giống như những sợi bông. Khi cấy chuyển nhiều lần khuẩn lạc
thay đổi chuyển sang dạng như nhung mịn.
+ Hình dạng vi thể:
- Bào tử lớn nhiều, thường đứng tập trung và phân nhánh tạo nên dạng
nải chuối hay dạng găng tay. Bào tử lớn có dạng hình thoi hay chùy ngắn,
thành mỏng, bề mặt nhẵn, kích thước 20 – 35 x 6 - 8 µm. Khi cấy chuyển trên
những môi trường tiếp theo thì bào tử thường biến dạng, kéo dài ra.
- Không có bào tử nhỏ, bào tử áo xuất hiện nhiều tạo thành chuỗi.
+ Đặc điểm riêng: cơ quan “đâm chọc” trên tóc in vitro cũng hình
thành nhưng yếu. Trên môi trường urea hoạt tính ureaza yếu. Hoạt tính
cellulaza được thể hiện trên môi trường có chứa celluloza. Hoạt tính thủy
phân gelatin tương đối mạnh.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: Không xuất hiện trong đất, sống ký
sinh và gây bệnh ở người, thường gây bệnh ở thân mình, móng tay, móng
chân, ở bẹn, dưới vú. Từ bệnh phẩm đem soi thường thấy sợi nấm hoặc bào tử
đốt dạng chuỗi.
14
1.4.3.5. Candida albicans.
- Nấm Candida thuộc họ Cryptococcacae, là nấm men hình cầu hoặc
hình oval, thỉnh thoảng dạng hình ống, kích thước 3,5 - 6× 6 - 10 µm, sinh sản
bằng mọc chồi. Thường hội sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp và niêm mạc, một
số có thể gặp trong môi trường tự nhiên. Khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ hội)
thì trở thành tác nhân gây bệnh.
- Ở người bình thường khỏe mạnh tìm thấy Candida trong miệng 30%,
ruột 38%, âm đạo 39%, phế quản 17% Trong số các loài phân lập được hay

gặp nhất là C. albicans, có thể gặp các loài khác như C. tropicalis, C.
parapsilopsis, C. glabrata
- Trong trạng thái hoại sinh, số lượng tế bào nấm rất Ýt, thường chỉ xét
nghiệm thấy một hai tế bào hạt men nảy búp, nấm giữ cân bằng với các loại vi
sinh vật hội sinh khác. Trong một số điều kiện nhất định, nấm Candida
chuyển sang trạng thái ký sinh gây bệnh, số lượng tế bào tăng lên nhiều, xuất
hiện những sợi tơ nấm giả cho phép nấm len lỏi giữa những tế bào và xâm
nhập sâu hơn vào cơ thể. Loài gây bệnh hay gặp nhất là C. albicans [19].
- Khả năng gây bệnh: bệnh ở da và cơ quan phụ cận ( viêm móng và
quanh móng, bệnh da mãn tính, hăm), bệnh ở niêm mạc (viêm âm hộ, âm
đạo,chốc mép), bệnh ở nội tạng (bệnh ở dạ dày ruột, viêm thực quản, bệnh ở
phổi, bệnh ở hệ tiết niệu, nhiễm nấm máu) [19].
1.5. Tổng quan về bệnh nấm da:
Bệnh nấm da (Dermatophytosis) là nhiễm nấm ở mô Keratin hóa (da,
lông, tóc, móng ) do một nhóm nấm ưa Keratin- nấm da (Dermatophytes)
gây ra.
15
Nấm da gây bệnh ở da của người và động vật, không gây bệnh ở các
cơ quan nội tạng. Mức độ tổn thương tùy thuộc vào đáp ứng của vật chủ và
độc lực của nấm gây bệnh.
1.5.1. Căn nguyên:
Tất cả giống nấm sợi đều có thể gây bệnh nấm da, nhưng đặc biệt hay
gặp là do các chủng T.rubrum, T.mentagrophytes, M.canis [16], [59]
1.5.2. Bệnh sinh [6],[23]
Các bào tử hay sợi nấm bám vào trên da người ở những vùng da Èm
ướt, nhiều mồ hôi như nách, vú, kẽ mông, chân tay và từ đó phát triển lan
rộng ra, len lỏi vào lớp sừng.
Sợi nấm phát triển theo hướng ly tâm từ tổn thương ban đầu và tiết ra
các độc tố kích thích các đầu dây thần kinh gây cảm giác khó chịu, ngứa
ngáy. Đáp ứng miễn dịch xảy ra sau khoảng 1- 3 tuần ở nhiều mức độ khác

nhau. Các chủng có nguồn gốc từ động vật thường có đáp ứng miễn dịch rất
mạnh, vì vậy bệnh nhân thường đến khám và điều trị sớm. Trong khi đó các
chủng nấm có nguồn gốc từ người đáp ứng miễn dịch yếu hơn, bệnh nhân đến
khám và điều trị muộn hơn, làm cho bệnh nặng hơn, tổn thương chiếm diện
tích lớn và thường mạn tính.
1.5.3. Triệu chứng lâm sàng:
Tổn thương ở bệnh nấm da thường có nhiều hình ảnh khác nhau do
nhiều tác nhân khác nhau. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng da hở: mặt, cổ,
cánh tay sau đó lan ra các vùng da khác, do những vùng da này là nơi dễ tiếp
xúc với bào tử hay sợi nấm. Tổn thương cơ bản điển hình là các đám da đỏ
hoặc hồng, có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rỏ, có bờ viền rõ rệt, trên bờ
viền có mụn nước. Tổn thương rải rác toàn thân, ngày càng lớn dần, liên kết
với nhau thành dám bờ đa cung, có xu hướng lành giữa, vảy nhỏ khô thường
16
ở bờ viền, nhưng vảy cũng có thể ở bề mặt tổn thương, bờ tổn thương thường
liên tục tuy vậy có nơi bờ không liên tục.
Bệnh nhân thường ngứa, đặc biệt là khi ra nhiều mồ hôi, khi đi ra nắng.
Khi bệnh nhân gãi nhiều hay bôi thuốc không thích hợp làm cho tổn thương
dễ nhiễm khuẩn, da sưng tấy, sốt và có hạch vùng lân cận. Nếu không điều trị
đúng và đủ liều bệnh trở thành mạn tính và biến chứng chàm hóa hay lichen
hóa, thậm chí viêm da mủ, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận [22], [62].
Trong những bệnh gây ra do các chủng nấm có nguồn gốc từ súc vật.
Tổn thương thường thấy ở vùng da hở: đầu, nách, mặt và tay. Tổn thương
thường viêm tấy, bề mặt có nhiều vảy, kích thước nhỏ.
Tổn thương do các loài có nguồn gốc từ người có ở bất kỳ vùng nào trên
cơ thể. Vùng hay bị sang chấn tổn thương có kích thước lớn, bờ có nhiều vảy,
hoạt tính, trung tâm thường sạch. T.rubrum có thể gây nên các u xương quanh
nang lông, và mức độ viêm tấy không rõ rệt bằng các chủng nấm có nguồn
gốc từ súc vật. Một số trường hợp tổn thương không điển hình rất khó chẩn
đoán như:

+ Ở mặt: dát đỏ, bề mặt phủ vảy, không có mụn nước, đối xứng hai bên,
dễ nhầm với bệnh Lupus ban đỏ.
+ Tổn thương gò cao, ranh giới rõ, có một vài sẩn xung quanh giống với
phong thể cùi.
+ Tổn thương nhiều mụn nước dễ nhầm với chàm, mày đay [63].
+ Tổn thương do M.canis thường đỏ, có nhiều vảy ở bề mặt dễ nhầm với
bệnh vảy nến [60]
+ Cá biệt trường hợp nấm thân do T.rubrum có biểu hiện giống đỏ da
toàn thân.
17
+ Có trường hợp thương tổn là bọng nước lớn ở chân do M.canis rất khó
chẩn đoán [72]
+ Tổn thương do T.concentrium, thường bắt đầu bằng những chấm màu
nâu trên nền da bình thường, lớn dần và bong vảy với bờ trong tù do, bờ ngoài
dính vào da tạo thành những vòng vảy đồng tâm. Tổn thương càng ngày càng
lớn liên kết với nhau tạo thành đám lớn có khi lan lên da đầu nhưng không tổn
thương tóc, lan đến lòng bàn tay, bàn chân, ở các mónglàm cho da bàn tay,
bàn chân dày và móng cũng dày lên [59].
1.5.4. Triệu chứng cận lâm sàng.
* Soi tươi:
- Lấy vảy da ở tổn thương vào lam kín, nhỏ một hai giọt dung dịch
KOH 20% lên vảy da, hơ lamen trên đèn cồn, để nguội, rồi đặt lamen lên và
hơ lam kính trên đèn cồn cho nóng (không để dung dịch KOH bị sôi). Sau đó
để nguội và soi, nếu không hơ nóng lam kính thì để lam kính có bệnh phẩm
15- 20 phút ở nhiệt độ phòng rồi soi dưới kinh hiển vi. Khi soi sẽ thấy sợi
nấm hoặc đoạn sợi nấm, bên trong bào tương hơi đục. Trong một số trường
hợp có thể thấy bào tử đốt của nấm [19]
- Khi soi tùy theo chủng nấm chúng ta có thể phân biệt được sợi nấm da
(Dermatophytes), sợi nấm giả của nấm men (Yeast) và sợi nấm của nấm mốc
(Mould), nhưng không thể xác định được loài nấm gây bệnh. Vì vậy, cần kết

hợp với cấy nấm để xác định chính xác loài nấm gây bệnh [19] .
* Nuôi cấy [44]
- Bằng phương pháp xét nghiệm trực tiếp soi bệnh phẩm dưới kính hiển
vi chỉ cho biết có nấm hay không nhưng không thể biết đó là loài nấm gì, vì
vậy cần phải tiếp tục nuôi cấy để phân lập nấm và định danh. Môi trường hay
18
dùng nhất là môi trường Saboraud, thường nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, sau 1 –
2 tuần quan sát sự phát triển của nấm có thể xác định loài.
- Trên thực tế tỷ lệ giữa triệu chứng lâm sàng, kết quả soi trực tiếp và
nuôi cấy là 3 : 2 : 1 .
1.5.5. Điều trị bệnh nấm da:
- Trong những thập niên qua có rất nhiều công trình nghiên cứu của
nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng các chủng gây
bệnh và việc điều trị các bệnh nấm. Việc sử dụng các thuốc bong sừng cũng
có kết quả, tuy nhiên các thuốc này có mùi khó chịu và gây cảm giác bỏng rát.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được ở màng tế bào nấm thành
phần chủ yếu là ergosterol. Từ đó họ đã tổng hợp ra các thuốc kháng nấm làm
ức chế quá trình tổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm [59].
- Việc điều trị nấm da cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Thông thường,
nếu mới bị và diện tích tổn thương nhỏ thì chỉ cần bôi là đủ. Tuy nhiên, nếu
tổn thương mạn tính và diện tích tổn thương rộng thì phải kết hợp bôi tại chỗ
và uống kháng sinh chống nấm.
1.5.5.1. Điều trị tại chỗ :
Từ lâu đã có nhiều loại thuốc được dùng điều trị tại chổ để bôi, rắc hoặc
ngâm rửa vào vùng tổn thương nhiễm nấm [11], [44]
* Dung dịch để rửa hoặc ngâm vùng tổn thương của nấm.
- Dung dịch thuốc tím, dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch
Natrihypoclorit 0,5%, dung dịch Natrinitrat, axit Boric
* Thuốc dạng bột để rắc vào tổn thương nhiễm nấm.
- Dung dịch Asterol, bét Iod- Thymol- acid Saliaflic, bét Sopronol

19
* Các thuốc dạng cồn hay dung dịch để bôi.
- Dung dịch BSI 1 - 3%, dung dịch ASA, mì Salicylic 5%, mì Whitfield,
mỡ lưu huỳnh 10%, ung dịch Castellani
Đây là những thuốc đã được sử dụng trước khi có các thuốc kháng nấm
tổng hợp, nhưng trong những năm gần đây, một số tác giả như Phạm Văn Sơn
(1995) và Phạm Hoàng Khâm (1997) nghiên cứu và cho thấy kết quả điều trị
tương đối tốt.
- Các thuốc dạng kem của nhóm Azole và nhóm Allylamine,
Clotrimazol, Econazol, Ketoconazol, Miconazol, Itraconazol, Bioconazol và
Terbinafine.
Đây là những thuốc tác động vào quá trình tổng hợp thành tế bào nấm,
nên có hiệu quả cao. Thường dùng liều bôi 1- 2 lần/ngày trong thời gian 2
tuần là đạt hiệu quả cao.
1.5.5.2. Điều trị toàn thân [11], [23]
Từ năm 1950 đến nay, hàng loạt thuốc kháng nấm được tổng hợp. Việc
điều trị nấm da trở nên dễ dàng hơn và thời gian điều trị cũng giảm đáng kể.
Năm 1958, Griseofulvin được sử dụng để điều trị các bệnh nấm nông.
Thuốc có tác dụng làm giảm tổng hợp chitin của màng tế bào nấm. Mặc dù có
một số chủng nấm kháng Griseofulvin nhưng thuốc này được sử dụng rộng
rãi trong một thời gian dài do phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
Những năm sau đó, nhiều loại kháng sinh kháng nấm ra đời như: nhóm
Imidazoles (Clotrimazole, Ketoconazole, Econazole ), nhóm Triazoles
(Itraconazole, Terconazole, luconazole), nhóm Allyamine (Erbinafine).
- Liều điều trị dạng uống (dành cho nấm da không có thương tổn móng)
[9].
20
+ Griseofulvin: 10mg/kg/ngày × 10 – 15 ngày.
+ Itraconazole: 3 - 4mg/kg/ngày × 10 – 15 ngày.
+ Fluconazole: 8mg/kg/tuần × 4 tuần.

+ Terbinafine: < 20kg thể trong thì uống 62,5 mg/ngày.
20 - 40kg thể trong thì uống 125 mg/ngày.
> 40kg thể trong thì uống 250 mg/ngày.
+ Ketoconazole [23]:
< 30kg thể trong thì uống 100 mg/ngày.
> 30kg thể trong thì uống 200 mg/ngày.
Thời gian điều trị từ 10 – 15 ngày.
* Ketoconazole (Nizoral) [9], [23]
- Dược lực:
+ Nizoral là dẫn xuất của Dioxolane imidazole có hoạt tính diệt nấm
hoặc kìm nấm đối với nấm sợi, nấm men và nấm lưỡng dạng.
+ Nizoral có tác dụng diệt nấm do ngăn cản sự hoạt động của
enzym cytocrome P - 450. Vì vậy nó ức chê sự tổng hợp ergosterol từ
lanosterol. Khi quá trình đó bị ngăn cản thì lanosterol, các acid béo khác cũng
sẽ tích tụ nhiều lên trong tế bào, ngoài ra nó sẽ làm cho màng thay đổi cấu
trúc. Từ các yếu tố trên các tế bào nấm có thể vỡ và chết.
- Dược động học :
+ Sau khi uống 1 liều 200mg sau bữa ăn, thuốc được hấp thu theo chủ
yếu ở ruột non. Nồng độ thuốc trong huyết tương trung bình 3,5µg/ml trong
vòng 1 - 2 giê sau khi uống.
+ Thời gian bán hủy là 2 giê.
21
+ Chuyển hóa: trong huyết tương, 99% thuốc kết hợp với protein và
được chuyển thành một vài chất chuyển hóa không hoạt tính, bằng con đường
chính là oxy hóa và sự thoái biến các vòng Immidazole và Piperazine. Thuốc
nhanh chóng chuyển đến tuyến mồ hôi và tuyến bã, lớp sừng của da, tóc,
móng [68]
+ Thải trừ: thải trừ chủ yếu qua đường mật và ống tiêu hóa, khoảng 13%
được thải qua nước tiểu, trong đó 2- 4% ở dạng thuốc uống không thay đổi
- Chỉ định:

+ Nhiễm vi nấm ở da, tóc, móng do các chủng nấm ngoài da và nấm men.
+ Nhiễm vi nấm men ở đường tiêu hóa, âm đạo.
+ Nhiễm vi nấm hệ thống.
- Chống chỉ định:
+ Người bệnh lý gan cấp hay mãn.
+ Quá mẫn với thuốc.
+ Không dùng kèm với Astemizole,Terfenadine vì tăng nguy cơ xoắn
đỉnh.
- Thận trọng khi dùng:
+ Bệnh nhân điều trị dài ngày trên 2 tuần bằng Nizoral viên phải
được cảnh báo về các triệu chứng của bệnh gan như mệt mỏi bất thường kèm
theo sốt, nước tiểu vàng, phân nhạt màu hoặc vàng da, vàng mắt. Vì vậy nên
làm các xét nghiệm chức năng gan trước, sau điều trị và tiếp tục sau đó mỗi
tháng một lần. Và sau khi các thử nghiệm này xác nhận là có bệnh gan thì cần
ngừng điều trị bằng Nizoral viên.
+ Bệnh nhân có thai và nuôi con bó:
22
Nizoral viên có khả năng gây dính ngón trên chuột ở liều 80µg/kg.
Hiện chưa có các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc này trên phụ nữ mang
thai, vì vậy không nên dùng Nizoral viên trong giai đoạn này.
Nizoral có thể được tiết qua sữa mẹ, không cho con bó trong thời
gian các bà mẹ đang điều trị bằng thuốc này.
- Khi phối hợp thuốc cần lưu ý:
+ Nizoral được hấp thu tối đa trong môi trường acid hay phụ thuộc
vào việc tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, do đó cần phải tránh dùng Nizoral viên
đồng thời với các thuốc ức chế tiết dịch dạ dày.
+ Không nên dùng Nizoral với Rifampicine vì sẽ làm giảm nồng độ
Nizoral trong máu.
- Tác dụng ngoài ý muốn:
+ Một số trường hợp khi dùng Nizoral có thể biểu hiện các rối loạn ở

đường tiêu hóa, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt nhưng tỷ lệ thấp.
+ Viêm gan có thể xảy ra nhưng rất hiếm (1/12000) khi dùng thuốc
Nizoral, chức năng gan sẽ phục hồi hoàn toàn khi ngừng điều trị và nó
thường xảy ra ở người có tiền sử bệnh gan.
- Liều lượng: <30 kg: 100 mg/ngày.
>30 kg: 200 mg/ngày.
- Thời gian điều trị: 10 – 15 ngày.
1.6. Tình hình điều trị bệnh nấm da bằng thuốc y học cổ truyền
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều thầy thuốc đã quan tâm nghiên
cứu và sử dụng được nhiều cây thuốc cổ truyền dân tộc để điều trị bệnh nấm da.
23
Y học cổ truyền Mexico đã sử dụng lá cây Solanum Chrysotrichum dưới
dạng kem 5%, kết quả khỏi 45% sau 4 tuần bôi thuốc. Chất chiết của cây ức
chế sự phát triển nấm trên ống nghiệm với các chủng T.rubrrum,
T.mentagrophytes, M.gypseum ở nồng độ ức chế tối thiểu dưới 15mg/ml [69]
Năm 1991, tại Guatemala các tác giả đã sử dụng dịch chiết của 22 cây ức
chế một hoặc nhiều chủng nấm: E.floccosum 43.2%, T.rubrrum 36%,
T.mentagrophytes 31.8%. Với các chủng khác tỷ lệ ức chế thấp hơn [55]
Ở nước ta, nhiều loại cây có tác dụng điều trị nấm da như rễ hoặc lá cây
Uy linh tiên, rễ hoặc lá cây Muồng trâu, rễ Mận rừng, lá Chút chít, Trầu
không, lá ô môi, lá Ngải san và đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời
[40].
Thời gian gần đây, có một số công trình nghiên cứu về thảo dược để điều
trị bệnh nấm da và cũng đã đưa lại một số hiệu quả nhất định.
Nguyễn Khắc Viện - Nguyễn Ngọc Thụy ( 1989) dùng cồn chút chít
50% điều trị cho 20 bệnh nhân nấm da mức độ nhẹ không có viêm da nhiễm
khuẩn theo phác đồ bôi 2 lần trong 15 ngày. Kết quả: tốt 3, vừa 7, còn 10
bệnh nhân không kết quả [49]
Huỳnh Văn Trượng ( 1989) dùng Mecalin ( dầu Mù u + hỗn hợp chiết
xuất từ cây Tràm + tá dược) dưới dạng kem. Điều trị cho 51 bệnh nhân cho

kết quả sau: khái 84.32%, đỡ nhiều 5.88%, đỡ Ýt 3.92%, không đỡ 5.88%
[48].
Nguyễn Thị Kim Dung ( năm 2007) đã sử dụng dịch chiết của quả Xà
Sàng, sau đó đã bào chế ra mì Osthol 0.1% để điều trị bệnh nhân nấm da và
cũng đã mang lại hiệu quả khá tốt. Số bệnh nhân khỏi 65.7%, số bệnh nhân
24
đỡ 21.8% và không kết quả là 12.5% [14].
Năm 1999, Trần Duy Điệt và cộng sự đã tiến hành chiết xuất acid
Chrysophanic từ Muồng trâu, Chút chít, Thảo quyết minh và Đại hoàng để
điều chế cream Chrysophanic, đã thử tác dụng chống nấm trên in vivo có tác
dụng tốt. Acid Chrysophanic được chiết xuất đạt tiêu chuẩn dược điển của
Tiệp Khắc 1970 về độ tinh khiết. Đã bào chế dưới dạng Cream Chrysophanic
5% đạt được các tiêu chuẩn cơ sở xây dựng theo dược điển Việt Nam (dạng
thuốc mới). Sản phẩm thuốc Cream Chrysophanic 5% có tác dụng chống nấm
C.albican, T.rubrum, T.mentagrophytes tương đương với thuốc mì
Chrysophanic của Traphaco [13] Sau đó Nguyễn Khắc Viện và cộng sự đã
tiếp tục nghiên cứu điều trị nấm da cho bộ đội. Kết quả cho thấy tốt 65.59%,
khá 22.58%, vừa 7.53% và kém là 4.30% [50].
Trong sách Bệnh nấm y học do Nguyễn Ngọc Thụy biên soạn ( 2004)
[44].đã đưa ra một số công thức điều trị bệnh nấm da bằng đông y đã được sử
dụng trên lâm sàng như:
- Cồn rễ cây Bạch hạc ( uy linh tiên, kiến cò): rễ cây Bạch hạc thái nhỏ,
giã nát 20 - 50gam, cồn etylic 70
0
vừa đủ 100ml. Ngâm trong 1 - 2 tuần, sau
lọc qua bông, lấy dịch bôi ngày hai lần vào tổn thương nấm.
- Cồn hạt muồng trâu: hạt muồng trâu giã nhỏ 30gam, cồn etylic 70
0
vừa
đủ 100ml. Ngâm trong 2 tuần, lọc lấy dịch bôi nấm

- Cây chút chít: lá cây chút chít 100 gam, củ riềng 100gam, chanh 1 quả.
Lá cây chút chít và củ riềng giã nát, vắt chanh vào, đun nóng rồi bôi vào vết
tổn thương nấm.
1.7. Bệnh nấm da theo quan niệm y học cổ truyền
25

×