Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả điều trị cấp cứu ngộ độc paraquat tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 104 trang )

ĐặT VấN Đề
Paraquat là từ viết tắt của Paraquaternary - bipyridyl, là thuốc diệt cỏ có
công thức 1 - 1 dimethyl, 4 - 4 bipyridyl. Được tổng hợp đầu tiên năm 1932
do Mychaelis và được ông đặt tên methyl viologen bởi vì là chất có thể khử
thành gốc tự do bền có màu tím hay xanh dương, được sử dụng nh một chất
chỉ thị màu dùng cho phản ứng oxy khử. Năm 1955, người ta phát hiện ra đặc
tính diệt cỏ do có khả năng gián đoạn chu trình quang hợp tạo diệp lục tố, đây
là một cation tan trong nước, nhanh chóng bị bất hoạt và huỷ hoại trong đất.
Paraquat được phổ biến ra thị trường và từ năm 1962 được sử dụng rộng rãi,
vì paraquat là một trong nhóm hoá chất diệt cỏ có nhiều ưu điểm nh: hiệu quả,
rẻ tiền, được phân huỷ nhanh trong đất… Tuy nhiên nếu bị ngộ độc paraquat
qua đường tiêu hoá thì rất nguy kịch và tỷ lệ tử vong rất cao. Điều này hiện
nay cũng là một vấn đề hết sức bức xúc ở các nước đã phát triển cũng nh ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chóng ta.
Trường hợp đầu tiên tử vong do ngộ độc Paraquat được báo cáo năm
1966, sau đó số ca tử vong tăng nhiều qua các báo cáo, 60 trường hợp tử vong
một năm tại Pháp, và tại Nhật khoảng 1000 trường hợp mỗi năm. Tỉ lệ tử
vong theo các tác giả là 70 - 80% [17], [18].
Ở Việt Nam: Tại Trung tâm chống độc (TTCĐ) bệnh viện Bạch Mai
theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị Dụ (2007) ngộ độc
paraquat có tỷ lệ tử vong là 72,5% [20].
Ở một số tỉnh phía nam theo nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Hà bệnh
viện Chợ Rẫy tỷ lệ tử vong do ngộ độc paraquat là 85% [8].
Ở Bệnh viện tỉnh Bến Tre theo báo cáo của tác giả Lê Mộng Toàn về
tình hình ngộ độc hoá chất tại Bệnh viện tỉnh trong 2 năm 2004 - 2005, ngộ
độc do Paraquat có 7 bệnh nhân và cả 7 bệnh nhân này đều tử vong [12].
Hiện nay với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều trường hợp ngộ
1
độc paraquat được cứu sống, lọc máu hấp phụ và dùng các thuốc chống oxy
hoá đang được quan tâm.
Với mong muốn tìm ra các đặc điểm về lâm sàng cũng như cận lâm sàng


của các trường hợp ngộ độc paraquat nhằm định hướng cho việc điều trị có
hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc paraquat.
2. Bước đầu đánh giá kết quả điều trị cấp cứu ngộ độc paraquat tại
Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.
2
Chương 1
TổNG QUAN
1.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật và hoá chất diệt cỏ
1.1.1. Hóa chất bảo vệ thực vật ( pesticide).
- Hóa chất bảo vệ thực vật là những hợp chất nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp dùng để phòng và trừ sâu bệnh (insecticide), cỏ dại (herbicide), diệt
chuột (rodenticide),trừ nấm mốc (fungicide) gây hại cây trồng và nông sản.
Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo nhóm sinh vật
hại, như hóa chất trừ sâu dùng để trừ sâu, trừ bệnh, nh nâu rầy, dạ ôn… [2],
[9], [14].
- HCBVTV nhiều khi còn được gọi là hóa chất trừ dịch hại và khái niệm
nầy bao gồm cả hóa chất trừ các loài ve, bọ chét, rệp hại vật nuôi và hóa chất
trừ côn trùng y tế, hóa chất làm rụng lá cây, hóa chất điều hòa sinh trưởng cây
trồng [9].
1.1.2. Hoá chất diệt cỏ
Theo quyết định số 59/2006/QĐ - BNN và PTNT ngày 02 tháng 08
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - các loại hoá chất bảo vệ
thực vật được đăng ký bổ sung vào danh mục hoá chất BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam thì danh sách hoá chất diệt cỏ được phép lưu hành tại Việt
Nam hơn 40 loại gồm: paraquat, Acetochlor, glyphosate IRA Salt,
Pyrazosulfuron Ethy, Piuron, glyprosate ammonium, Butachlor, 2, 4D,
Metolachlor…
Hóa chất diệt cỏ (herbicides) thường sử dụng ở nước ta và gây ra ngộ
độc chết người là paraquat và diquat.

Paraquat là hoá chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất và đang được
tiêu thụ mạnh nhất ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Paraquat là loại hoá chất
3
trừ cỏ có tác dụng tiếp xúc rất nhanh và bị bất hoạt ngay khi chạm đất, không
để lại tác dụng độc hại nào trong đất. Việc sử dụng thường xuyên không gây
tác động nguy hại gì cho đời sống hoang dại và môi trường cũng như không
hề gây hại gì cho sức khỏe người đi phun. Paraquat với công dụng diệt cỏ cho
nhiều loại cây trồng khác nhau, đã giúp tăng năng suất và sản lượng nông
nghiệp ở các nước đã phát triển cũng như ở các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, nếu bị ngộ độc do vô ý uống nhầm paraquat, hay bị đầu độc thì dẫn đến
tử vong rất cao.
Thông qua việc giảm chi phí công lao động trong canh tác đồng thời
ngăn ngừa sự sói mòn đất và giúp duy trì độ Èm của đất. Paraquat đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc canh tác mà không cần làm đất, tiết kiệm được thời
gian và chi phí công lao động.
1.2. Các nguy cơ gây ngộ độc hóa chất diệt cỏ.
* Hóa chất diệt cỏ luôn chiếm số lượng chủ yếu trong số các HCBVTV
và phần lớn là các hóa chất có độc tính cao.
Trong nhiều năm qua paraquat đã chiếm một phần lớn trong số các mặt
hàng hóa chất nông nghiệp bán ra nhiều nhất của hãng Zeneca (24% vào năm
1987) với sản phẩm chủ yếu là Gramoxon, paraquat ở dạng dung dịch 20%,
đóng chai nhựa 100ml, và hiện nay vẫn là một sản phẩm chính trong danh
mục vốn đầu tư hóa chất nông nghiệp của hãng.
* Nhiều vùng nông thôn trình độ dân trí thấp, nhiều nơi còn thiếu các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc hoạt động tuyên truyền chưa hiệu quả
đến người dân về HCBVTV.
* Phần lớn người nông dân không xử dụng trang bị hoặc thiếu các trang
thiết bị an toàn lao động khi xử dụng hóa chất, không biết về các tác hại của
HCBVTV với cơ thể người.
4

1.3. Tình hình ngộ độc các hóa chất bảo vệ thực vật.
1.3.1. Trên thế giới.
Tại Mỹ, trung tâm chống độc đã nhận được 97.677 cuộc điện thoại gọi
đến để tư vấn về ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 4.1% tổng số các
cuộc gọi điện thoại đến trung tâm) và đứng hàng thứ 9 trong số các nhóm độc
chất được tư vấn trong năm 2003 [28].
Tại Trung Quốc, hàng năm có khoảng 600.000 tấn HCBVTV được xử
dụng (loại có đăng ký ). Từ năm 1992 đến 1995, có 214.094 ca ngộ độc
HCBVTV và 22.545 ca tử vong. Trong đó, ngộ độc trong khi xử dụng
HCBVTV chiếm 25% và tỷ lệ tử vong dưới 1%, ngộ độc do cố ý hoặc ăn
uống nhầm chiếm 75% và tử vong khoảng 10% [46].
Tại Nhật Bản hàng năm có hơn 1000 người chết do uống paraquat, điều
này đã dẫn đến việc chính phủ nước này năm 1986 cấm sử dụng paraquat ở
nồng độ 20% [17], [18], [21].
Tại Malaysia, một báo cáo trong 10 năm có 700 cas ngộ độc, 73% do tự
tử, còn lại là tai nạn nghề nghiệp, uống Paraquat tử vong 60%.
Tại Mỹ, hiệp hội các trung tâm chống độc của nước này thông báo 3
trường hợp tử vong do diquat và 29 trường hợp tử vong do paraquat từ năm
1983 đến 1998. Hầu hết các trường hợp ngộ độc đó đều do cố tình uống, chỉ
một vài trường hợp ngộ độc do cố ý tiêm chích.
Tại Pháp 60 trường hợp tử vong do ngộ độc paraquat trong 1 năm [17],
[18], [21].
Tại Ên Độ theo nghiên cứu trong vòng 5 năm (1998 - 2002) của tác giả
Sandhu J.S có 17 bệnh nhân bị ngộ độc paraquat được điều trị khỏi là 7 bệnh
nhân (41,2%), xin ra viện không theo ý kiến của y tế 4 BN (23,5%) và tử
vong 6 bệnh nhân (35,3%) [60].
5
1.3.2. Tại Việt Nam.
Số liệu từ cuộc điều tra trên 39 bệnh viện trên toàn quốc từ năm 1996
đến 2000 của Bộ Y Tế:

Bảng 1.1: Số bệnh nhân ngộ độc cấp và tử vong do thuốc BVTV
1996 1997 1998 1999 2000
Bệnh nhân 9524 10372 8110 8339 8916
Tử vong 273 335 305 252 244
Tỉ lệ % 2,68 3,23 3,76 3,02 2,74
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, theo nghiên cứu của tác
giả Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị Dụ trong hơn 3 năm từ tháng 1/2004 đến
tháng 1/2007 có 16 bệnh nhân ngộ độc paraquat tỷ lệ tử vong là (72,5%) do
suy đa tạng [16].
Ở một số tỉnh phía Nam: theo nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Hà - Bệnh
viện Chợ Rẫy. Phân tích tình hình ngộ độc ngộ độc paraquat được gửi đến
bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm (1995 - 1997) cho thấy: số bệnh nhân ngộ
độc paraquat ngày càng gia tăng. Trong 42 bệnh nhân được gửi đến bệnh viện
Chợ Rẫy 3 năm qua thì 95% là do tự tử. Tỷ lệ tử vong là (85%). Tỉnh gửi bệnh
nhân đến nhiều nhất là Đồng Nai (27 bệnh nhân), chiếm (62,8%), rồi tới Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Lâm Đồng [8].
Theo nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Trọng Kim
bệnh viện Nhi đồng I - TP Hồ Chí Minh từ tháng 1/1997 đến tháng 3/2002 có 12 trẻ
em bị ngộ độc paraquat. Tỷ lệ tử vong là 58,3% [10]
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa còn báo cáo một trường hợp ngộ độc
paraquat sơ sinh do mẹ tự tử [11].
6
MỘT SỐ SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI CỦA
PARAQUAT TRÊN THỊ TRƯỜNG

7
1.4. Paraquat và Diquat
Paraquat và diquat là các hợp chất bipyridylium (BHs), chất diệt cỏ qua
tiếp xúc trực tiếp và không diệt riêng loại cỏ nào; hai hợp chất nầy trước tiên
được các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp đưa vào xử dụng rộng rãi

trong nông nghiệp, nhằm diệt trừ cỏ dại. Vì paraquat là một thuốc diệt cỏ
dùng không hạn chế, dưới hầu hết các dạng, để đáp ứng hầu hết các yêu cầu
xử dụng ở Hoa Kỳ, thì chính việc xử dụng rộng rãi thuốc như vậy đã dẫn tới
hậu quả là việc dùng thuốc không đúng cách,và gây ra các trường hợp ngộ
độc ngẫu nhiên và cố ý. Paraquat và diquat là các hợp chất có độc tính rất cao,
và việc chăm sóc các bệnh nhân bị ngộ độc bởi hai chất này yêu cầu người
thầy thuốc phải có kỹ năng và kiến thức về các biện pháp điều trị thật đúng
đắn.
1.4.1. Paraquat
1.4.1.1. Công thức hoá học
Công thức cấu trúc:
Công thức phân tử: C
12
H
14
N
2
Cl
2
Trọng lượng phân tử: 257,2
1.4.1.2. Dược động học
Các dữ liệu về dược động học của paraquat trên người hiếm có, vì các
nghiên cứu hệ thống về chất này là khó thực hiện ở người. Paraquat được hấp
thụ kém ở đường tiêu hoá đoạn dạ dày - ruột, chỉ có khoảng từ 1% đến 5%
liều đã uống được hấp thụ vào trong cơ thể người, chuột cống và chó [20],
8
[31], [58]. Hầu hết lượng paraquat sau khi uống thì nhanh chóng tới ruột non,
đặc biệt là khi được uống lúc đói (dạ dày rỗng). Nồng độ paraquat trong huyết
tương đạt tới đỉnh điểm sau từ 0,5 đến 2 giê.
Sau khi được hấp thụ ở đường tiêu hoá, paraquat sẽ được phân bố tới hầu

hết các cơ quan của cơ thể. Nồng độ cao nhất đầu tiên thấy ở thận, và sau đó
là phổi [31]. Thận là cơ quan chủ yếu giữ vai trò chính trong việc bài xuất
paraquat ra khỏi cơ thể. Trong máu, paraquat không gắn kết với protein của
huyết tương. Chất độc này được phân bố chủ yếu vào các cơ quan bao gồm
phổi và cơ paraquat lại tái phân bố chậm vào dòng máu. Điều này, phần nào
giải thích cho việc paraquat được bài xuất liên tục vào trong nước tiểu vào
nhiều ngày tới hàng tuần sau khi uống chất độc này .
Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi uống, paraquat được bài xuất một
cách đều đặn vào trong nước tiểu [47], [58], ngay cả ở những bệnh nhân xảy
ra suy thận. Trước khi suy thận xảy ra, tốc độ thanh thải của thận đối với
paraquat là lớn hơn, so với tốc độ thanh thải creatinin, vì có thêm sự chế tiết
của các ống thận [58]. Cùng với chức năng thận bị suy giảm dần, thì tốc độ
thanh thải paraquat của thận cũng giảm theo, vì vậy vào giai đoạn cuối thì
thời gian bán huỷ trong huyết tương của paraquat đã tăng lên; điều này giải
thích lý do tại sao vẫn có thể phát hiện thấy paraquat trong nước tiểu của bệnh
nhân trong nhiều ngày tới hàng tuần sau khi uống [58].
Paraquat không chuyển hoá đáng kể, và được bài xuất ra ngoài cơ thể
qua lọc ở tiểu cầu thận, và bởi chế tiết ở các ống thận [55]. Các ống thận chỉ
tái hấp thu một lượng tối thiểu paraquat. Một số lượng paraquat đã được hấp
thu lại được bài xuất qua mật vào đường tiêu hoá.
Phân tử paraquat có đường kính tương đối nhỏ (0,702nm) và không gắn
kết với protein của huyết tương. Paraquat tù do qua lọc ở tiểu cầu thận, và
không bị chuyển hoá bởi thận hoặc bất kỳ cơ quan nào [25]. Trước khi suy
9
thận cấp khởi phát, thì tốc độ thanh thải paraquat vượt quá tốc độ lọc ở tiểu
cầu thận, điều này cho phép nghĩ rằng, paraquat còn được bài xuất tích cực
bởi một hệ thống chuyển tải ở trong các ống thận [25], [44].
1.4.1.3. Độc chất học:
* Hấp thu:
- Tốc độ hấp thu của parquat và diquat giống nhau. ở đường tiêu hoá

paraquat được hấp thu rất nhanh nhưng Ýt (5 - 10%). Hấp thu chủ yếu ở ruột
non. Khi dạ dày ruột bị tổn thương lan rộng, số lượng chất độc được hấp thu
sẽ tăng lên. Paraquat không gắn với protein huyết tương. Nồng độ đỉnh của
paraquat trong huyết tương đạt được trong vòng 2 giê sau uống.
- TiÕp xóc qua da, hấp thu vào cơ thể nói chung chỉ xảy ra khi tiếp xóc
kéo dài hoặc da bị tổn thương.
- Trong hoàn cảnh nghề nghiệp hoặc nông nghiệp, tiếp xúc với paraquat
qua đường hô hấp không làm cho lượng paraquat được hấp thu đến mức đủ để
gây nhiễm độc. Bởi vì kích thước các hạt chứa paraquat trong không khí lớn
(hầu hết trên 5µm) làm cho paraquat không đi sâu được xuống đường hô hấp
để cho hoạt động hấp thu xảy ra.
- Người ta đã thông báo một trường hợp tử vong do ngộ độc paraquat
qua đường âm đạo. Mắt tiếp xúc với paraquat sẽ bị tổn thương nhưng nếu đơn
thuần thì không đủ để gây nhiễm độc toàn thân.
* Phân bố
- Ngoài mật, paraquat phân bố nhanh chóng nhất tới phổi, thận, gan, và
cơ. Thể tích phân bố của paraquat là 1,2 - 1,6L/kg. Cũng ngoài mật, diquat
phân bố chủ yếu tới thận, và với số lượng Ýt hơn tới lách, phổi, gan và cơ.
- Paraquat đạt được nồng độ cao hơn và tồn tại lâu hơn trong phổi, nồng
độ trong phổi có thể cao hơn so với nồng độ huyết tương gấp 50 lần. Sau
10
uống 5 - 7 giờ, nồng độ paraquat trong tổ chức phổi đạt cao nhất khi chức
năng thận bình thường. Paraquat được các phế bào type I và II đón nhận mà
không phụ thuộc bậc thang nồng độ. Hiện tượng này xảy ra theo cơ chÕ vận
chuyển tích cực phụ thuộc vào ATP. Số lượng paraquat huyết tương cần đạt đến
một ngưỡng tới hạn để cho quá trình đón nhận ở phổi diễn ra. Trên thực nghiệm,
xơ phổi có thể xảy ra sau khi cho phổi chuột tiếp xóc với diquat nhưng với
paraquat thì theo cách tiếp xóc này phải cần liều cao hơn nhiều.
- Paraquat qua được nhau thai, trong một nghiên cứu, nồng độ paraquat
trong dịch ối và máu dây rốn, bào thai đã cao hơn nồng độ trong máu người mẹ

4 - 6 lần. Không có bào thai nào sống sót. Tuy nhiên nếu người mẹ đã tiếp xóc
với paraquat còn sống thì đến lần có thai sau không nguy hiểm đến bào thai.
* Chuyển hoá, thải trừ:
- Paraquat được đào thải hầu nh hoàn toàn qua thận nhờ cả quá trình lọc
của cầu thận và quá trình bài tiết tích cực của ống thận. Trong vòng 12 - 24
giê sau uống, trên 90% paraquat được đào thải dưới dạng không đổi qua thận,
nếu chức năng thận bình thường. Tuy nhiên có thể xét nghiệm thấy paraquat
trong nước tiểu vài ngày sau do có sự tái phân bố paraquat từ các cơ quan.
Nửa đời sống của paraquat có thể kéo dài 12 - 120 giờ hoặc lâu hơn khi có
suy thận. Với diquat uống vào được đào thải qua cả thận và dạ dày ruột.
1.4.1.4. Bệnh sinh:
- Paraquat trải qua chu trình oxy hoá/ khử cùng với NADPH (Nicotinamide
Adenine Dinucleotide Phosphate) và oxy dẫn tới hình thành gốc superoxide
(CO
2
). Bipyridyls có hai ion dương bị NADPH khử thành các gốc tự do có
một ion dương và theo chu trình trở về dạng ban đầu của chúng bằng việc
cho oxy một điện tử để hình thành gốc superoxide .
- Trong giai đoạn đầu của chu trình này, paraquat hai ion dương (PQ
2+
)
cùng với NADPH trải qua một phản ứng tạo ra ion paraquat bị khử (PQ
1+
) và
NADP
+
. PQ
1+
phản ứng hầu nh ngay lập tức với oxy tái tạo lại PO
2+

và gốc
superoxide. Có sẵn NADPH và oxy, chu trình oxy hoá - khử của paraquat xảy ra
11
liên tục, với việc NADPH liên tục bị mất đi và không ngừng tạo ra gốc
superoxide. Gốc tù do superoxide sau đó phản ứng với bản thân nó để tạo ra
peroxide hydro (H
2
O
2
), và với H
2
O
2
+ sắt để tạo thành gốc tự do hydroxyl (OH).
Chu kyứ oxy hoaự khửỷ: Redox cycling
1. PQ
2+
+ e
-
PQ
+
(PQ goỏc tửù do)
NADPH NADP
+
2. PQ
+
+ O
2

PQ

2+
+ O
2
-
(Superoxide)
O
2
-
+ O
2
-
+ H
2
-
= H
2
O
2
(Peroxide hydro)
H
2
O
2
+ Fe = OH
-
(hydroxyl) phaự huyỷ maứng lipid teỏ baứo laứm cheỏt
teỏ baứo.
- Chu trình oxy hoá - khử liên quan đến paraquat, oxy, NADPH cũng như
là việc sau đó tạo thành gốc tự do hydroxyl dẫn tới nhiều cơ chế làm tổn thương
tế bào. Can thiệp NADPH dẫn tới chết tế bào. Các gốc tự do hydroxyl có độc

tính cao và phản ứng với lipid trên màng tế bào, đây là một quá trình huỷ hoại
được biết với tên gọi là peroxide hoá lipid. DNA và các protein tối cần thiết cho
tế bào sống sót cũng bị các gốc tự do hydroxyl phá huỷ.
- Hậu quả trên tế bào do việc hình thành các gốc tự do (superoxide và
các gốc tự do khác) là đối tượng của rất nhiều các tài liệu trong y học. Người
ta đã tiến hành các thử nghiệm điều trị nhằm vào việc thay đổi các gốc tự do
bằng các chất như desferioxamine, superoxide dismutase, alpha - tocopherol
và vitamin C cùng với bài niệu cưỡng bức. Không may là cho đến hiện nay
không có chất nào trong số này được khuyến cáo dùng.
- Mặc dù chi tiết đầy đủ về độc chất học của các gốc tự do do paraquat
sinh ra vẫn chưa được biết nhưng những gì người ta đã biết về cơ sở để ngộ
độc là sự tương tác giữa paraquat, NADPH và oxy. Sau đó, ở mức độ tế bào,
oxy là yếu tố tối cần thiết cho việc hình thành bệnh lý do paraquat. Đây là cơ
12
sở cho việc hạn chế cung cấp oxy trong việc điều trị ban đầu bệnh nhân ngộ
độc paraquat.
- Bipyridyls có tính ăn mòn và gây tổn thương giống như kiềm khi tiếp
xúc với da, mắt và các niêm mạc. Các cơ quan đích bị tổn thương trong ngộ
độc toàn thân paraquat là đường tiêu hoá, thận và phổi. Dạ dày ruột bị tổn
thương nặng nề do tác dụng ăn mòn trực tiếp khi bệnh nhân uống paraquat có
chủ ý với nồng độ cao. Thận là cơ quan đào thải paraquat và diquat và có
nồng độ bipyridyls cao hơn so với các cơ quan khác.
- Riêng paraquat được phổi đón nhận tích cực nhờ quá trình phụ thuộc
năng lượng.
1.4.1.5. Giải phẫu bệnh:
- Sau khi tiếp xúc với paraquat, phổi tổn thương qua 2 giai đoạn. Giai
đoạn phá huỷ đặc trưng bởi huỷ hoại biểu mô phế nang do hậu quả của chu
trình oxy hoá khử. Sau đó là giai đoạn tăng sinh, kế tiếp của giai đoạn huỷ
hoại, giai đoạn này gây huỷ hoại thêm. Trong giai đoạn 2, các tế bào biểu
mô bình thường bị thay thế bởi tổ chức xơ, dẫn tới xơ phổi ồ ạt, thiếu oxy

và tử vong.
- Ở người, chuột, chó bị ngộ độc paraquat, mổ tử thi cho thấy phổi bị phù
và xuất huyết, xuất huyết khoảng giữa các phế nang, huỷ hoại tế bào phế
nang, thâm nhập các tế bào xơ, sau đó phổi bị mất tính đàn hồi, hoạt động hô
hấp bị giảm, trao đổi khí kém hiệu quả. Trên động vật bị ngộ độc, thường
không thấy các tác dụng ngay lập tức, tuy nhiên trong vòng 10 - 14 ngày, con
vật bị suy hô hấp, các thay đổi hình thái bao gồm thoái hoá và hình thành các
không bào ở các phế bào, tổn thương với các tế bào biểu mô phế nang type I
và II, huỷ hoại màng biểu mô, tăng sinh tế bào sợi. Gan bị hoại tử trung tâm tiểu
thuỳ, thận bị hoại tử ống thận, cầu thận. Trọng lượng phổi của con vật tăng đáng
kể nhưng cân nặng toàn thân của con vật lại bị giảm.
13
Hình 1.1. Bệnh sinh của ngộ độc paraquat
1. Cấu trúc của paraquat và putrescine cả hai có khoảng cách giữa hai nguyên tử N
+
(mang điện tích dương) gần bằng nhau: paraquat 0,702nm và putrescine là 0,622nm.
2. Receptor được coi là chịu trách nhiệm trong hoạt động gắn paraquat vào tế bào biểu
mô phế nang (alveolar epithilial cells).
3. Ban đầu nhờ có các enzyme mà paraquat (PQ
2+
) trở thành gốc đơn (PQ
+

). Trong sự
có mặt của oxy, phản ứng tự nhiên giữa (PQ
+

) với O
2
sẽ tạo thành các gốc tự do

(superoxide radical (O
2
+

) và PQ
2+
và như vậy phản ứng oxy hoá khử lại nhanh chóng
được thực hiện.
4. Tạo thành các gốc OH

hyroxyl (OH

) từ đây sinh ra những hậu quả độc làm chết tế bào.
5. Sự khử độc của hydrogen peroxide (H
2
O
2
)
14
1.4.2. Biểu hiện lâm sàng và các biến chứng gây tử vong
1.4.2.1. Gây độc tại chỗ:
* Da: Bình thường, lớp biểu bì bề mặt của da là một rào cản tuyệt vời
đối với paraquat [69], ngoại trừ các trường hợp da có các thương tổn [54].
Paraquat pha loãng ở nồng độ để phun thì không có khả năng kích thích da,
ngoại trừ trường hợp găng tay của người phun thuốc bị rách lâu ngày [20],
hoặc dụng cụ phun thuốc bị rò rỉ [20], [42], [44], [51], hoặc người phun thuốc
không mang quần áo bảo hộ lao động [51].
Các hạt phun mù paraquat có đường kính khoảng 5 micromet, có nghĩa
là các hạt này không tác động đến màng phế nang để gây ra độc, kể cả tại chỗ
lẫn toàn thân, khi người ta hít phải chúng. Áp suất bốc hơi của paraquat là

thấp làm cho không có khả năng người ta hít phải hơi này. Tuy nhiên, nếu hít
phải nhiều quá các hạt phun mù paraquat, thì có thể gây ra viêm miệng, chảy
máu mũi, nhức đầu, và đau họng [22].
Paraquat với dung dịch đậm đặc, có tác động kích thích mạnh. Nếu bị
phơi nhiễm lâu hoặc với dung dịch đậm đặc, thì có thể xuất hiện các nếp
ngang và móng tay lõm thành các rãnh, tiến triển dần tới thân móng (nail
plate) biến dạng không đều và mất móng. Sau nhiều tuần phơi nhiễm với
paraquat, thì có thể nhìn thấy rõ các vết nằm ngang màu trắng do mất màu ở
phần thân móng [67], [75]. Nếu ngừng phơi nhiễm với paraquat, thì một thời
gian sau móng bình thường lại mọc lại.
Đã có các báo cáo cho biết phơi nhiễm với paraquat gây ra các tổn
thương da sau đây: ban đỏ, bọng nước, kích thích và loét [24], [59], viêm da
chàm (eczematous dermatitis) [67]. Cũng đã xảy ra trường hợp tử vong do
paraquat tiếp xúc với da [21]. Có trường hợp một người đi xe đạp đèo bình
paraquat, người này bị ngã xe và sau đó 12 ngày thì chết. Do sử dụng nhầm,
15
paraquat đã gây ra suy thận và suy hô hấp. Đôi khi người ta đã sử dụng sai
paraquat để giết chấy rận và điều trị ghẻ [42], [53].
* Mắt: Nếu mắt bị phơi nhiễm với dung dịch paraquat đậm đặc, thì có
thể gây ra viêm mắt nặng [59]. Viêm mắt tiến triển dần, và đạt tới đỉnh điểm
sau 12 đến 24 giờ, và có thể tiến triển tới loét kết mạc và giác mạc [65]. Mặc
dù thời gian phục hồi các tổn thương mắt này kéo dài, nhưng thường là khỏi
hoàn toàn [40]. Người ta chưa biết liệu có thể xảy ra các biến chứng mắt khác
nữa không, nếu mức phơi nhiễm với paraquat là nghiêm trọng, ví dụ: giảm thị
lực đáng kể vì phù giác mạc hoặc giác mạc bị đục [65], biến chứng hẹp ống
dẫn lệ sau khi phơi nhiễm với paraquat cũng đã được báo cáo.
1.4.2.2. Gây độc toàn thân (hệ thống)
Mức độ gây độc toàn thân của paraquat phụ thuộc vào lượng thuốc mà
bệnh nhân đã uống [37]. Cũng đã từng có trường hợp ngộ độc toàn thân do
tiêm dưới da, tiêm vào ổ phúc mạc, và tiêm tĩnh mạch dung dịch paraquat

[45], [71]. Tuy nhiên, đường uống vẫn thường hay gặp hơn cả trong các
trường hợp ngộ độ nặng paraquat.
- Đường tiêu hoá đoạn dạ dày - ruột: paraquat tự nó trực tiếp gây ra các
triệu chứng: buồn nôn, nôn (trong một số trường hợp chất nôn có máu), và ỉa
chảy; các triệu chứng này được coi như tác động tại chỗ của paraquat trên
đường tiêu hoá đoạn dạ dày - ruột. Các chế phẩm dạng hạt có chứa thêm
sulfat magie có khả năng gây ra ỉa chảy. Các bệnh nhân bị ngộ độc từ trung
bình tới nặng thường có các triệu chứng khó chịu, đau ở miệng, ở họng, vùng
sau xương ức, và ở bụng. Triệu chứng đau bụng, nôn, và ỉa chảy thường hay
xuất hiện sớm sau khi bệnh nhân uống paraquat. Loét ở miệng họng gây bong
lớp niêm mạc ở các cơ quan này, làm cho bệnh nhân không nuốt được nước
bọt, khó nuốt, và mất tiếng là triệu chứng phổ biến [23], [59]. Các hiệu quả
gây loét càng về sau càng trở nên nặng hơn sau khi bệnh nhân uống paraquat.
16
Đã có báo cáo về hình thành giả mạc rõ rệt ở họng [45], và thủng thực quản
[63], dẫn tới viêm trung thất, khí phế thũng và tràn khí màng phổi hoặc tràn
dịch màng phổi, kết hợp với viêm phổi [69].
* Gan: Vàng da, viêm gan, và đau bụng ở sâu do viêm gan, cũng là các
biến chứng hay gặp. Khi mổ tử thi các bệnh nhân này, người ta phát hiện thấy
các dấu hiệu hoại tử tế bào gan ở trung tâm tiểu thuỳ và ứ mật [30], [39]. Mức
enzyme transaminase trong huyết thanh cũng có thể cao [23].
* Thận: Suy thận thiÓu niệu hoặc không thiểu niệu có thể xảy ra bất ngờ
là do hoại tử ống thận cấp tính; tổn thương này sẽ trở nên rất nặng sau khoảng
24 giờ. Hiếm khi gặp các tổn thương xuất huyết tiểu cầu thận hoặc xuất huyết
ống thận [76]. Trong các trường hợp khác, thì rối loạn chức năng ống lượn
gần có thể xảy ra trong vòng từ 2 đến 6 ngày, và có thể tiến triển tới vô niệu.
Rối loạn chức năng thận phổ biến kèm theo các dấu hiệu labô prôtein niệu,
đái máu vi thể, glucose niệu, acid amin niệu, phosphat niệu, và mất quá nhiều
natri và urat. Mô bệnh học phát hiện thấy hình ảnh thoái hoá và hoại tử tế bào
ở ống lượn gần và ở tiểu cầu thận [59], [70]. Suy thận không phải là nguyên

nhân phổ biến gây tử vong trong các trường hợp ngộ độc paraquat [32].
* Phổi: Hầu hết các bệnh nhân ngộ độc paraquat đều có triệu chứng ho,
có thể ho có đờm và có lẫn máu. Khó thở là đặc điểm nổi bật của biểu hiện
phổi ở các bệnh nhân đã uống một lượng lớn paraquat, và trong các trường
hợp này, khó thở là biểu hiện của hội chứng suy hô hấp cấp người lớn. Ở các
bệnh nhân mà ngộ độc paraquat nhẹ hơn, thì triệu chứng khó thở có thể
khởi phát muộn hơn và là biểu hiện của xơ phổi. Các trường hợp hiếm gặp
hơn là tràn khí màng phổi kết hợp với viêm trung thất, tràn dịch màng phổi
và phù phổi do thầy thuốc, các thương tổn này làm cho triệu chứng khó thở
càng nặng thêm.
17
Cộng thêm với các sự kiện là yếu tố chuyển vận khí và dung lượng sống
của phổi bị giảm, các bệnh nhân ngộ độc paraquat nặng còn có phân áp oxy
thấp và giảm dần, tạo thành tình trạng tím tái trung ương. Các biến đổi
xquang không phải bao giờ cũng song hành với các triệu chứng lâm sàng.
Hình ảnh xquang lồng ngực có thể bình thường, đặc biệt là ở các bệnh nhân tử
vong sớm do suy đa cơ quan. Xảy ra phổ biến hơn là hình ảnh thâm nhiễm
từng mảng, có thể từ đó tiến triển tới mờ toàn bộ một hoặc cả hai phế trường.
Các bệnh nhân ngộ độc paraquat sống sót, có thể còn lại di chứng là rối loạn
chức năng phổi thuộc týp hạn chế.
* Hệ thống tim mạch: Ngoại trừ dấu hiệu nhịp xoang nhanh, thường
không phát hiện thấy các biến chứng ở hệ tim mạch, cho tới khi ngộ độc tiến
tới pha cuối cùng. Nhịp nhanh nhất, rối loạn dẫn truyền nội - thất, và các biến
đổi sóng T không đặc hiệu trên điện tâm đồ có thể xuất hiện ở pha cuối cùng
này. Cũng có thể bất ngờ xảy ra nhịp tim chậm, tụt huyết áp, và ngừng tim.
Hình ảnh xquang lồng ngực cho thấy bóng mờ tim rất to, và khám nghiệm tử
thi cho thấy các dấu hiệu viêm cơ tim do độc chất [29], [56].
* Hệ thống thần kinh: Ở các bệnh nhân ngộ độc paraquat nặng, hôn mê
là sự kiện xảy ra cuối cùng và phổ biến, mặc dù đôi khi cũng có thể xuất hiện
một số dấu hiệu khác ví dụ như thất điều và liệt mặt nhẹ [74]. Đã có báo cáo

về dấu hiệu co giật, và dấu hiệu này được cho là do phù não mà truyền dịch
quá tải cho bệnh nhân sẽ làm cho nhanh chóng xuất hiện [35].
* Hệ thống nội tiết: Khám nghiệm tử thi các bệnh nhân chết do ngộ
độc paraquat thường hay phát hiện được các dấu hiệu hoại tử ở tuyến thượng
thận [57], [76], nhất là ở các bệnh nhân ngộ độc nhẹ với hội chứng suy đa cơ
quan. Ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này còn chưa được rõ, vì khi sử dụng
corticosteroid cho các bệnh nhân ngộ độc paraquat cũng không hiệu chỉnh được
hạ huyết áp, tình trạng này có nhiều khả năng hơn là do suy cơ tim gây ra.
18
* Các dấu hiệu huyết học: Tăng bạch cầu hạt là một phát hiện thường
gặp, nhưng bất sản hồng cầu dẫn tới thiếu máu đẳng sắc [50], và thiếu máu
tan huyết [34] cũng đã được báo cáo. Nhiễm acid máu là phổ biến. Giảm calci
huyết đôi khi gây ra co giật, và có thể sau đó thận cũng bị hư hại [35], khiến
cho phải điều trị bệnh nhân bằng biện pháp bài niệu cưỡng bức hoặc lọc máu
với than hoạt. Tăng hoạt tính của creatinine kinase là dấu hiệu thứ phát từ
thương tổn các cơ do paraquat gây ra [69].
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng
- Việc hỏi bệnh sử cần nhanh chóng nhưng nhất thiết vẫn phải đảm bảo
đầy đủ. Chú ý chính xác tên của hoạt chất, của thương phẩm, các thành phần
khác đồng thời có trong đó, liệu chất đó đã được pha loãng hay chưa, số
lượng bệnh nhân uống, thời gian từ khi bệnh nhân uống, sự có mặt của thức
ăn trong ruột và liệu bệnh nhân đã nôn tự nhiên hay chưa.
- Khám thực thể cẩn thận, bao gồm đánh giá các tổn thương với miệng,
da hoặc các niêm mạc. Đánh giá màu sắc của chất nôn, màu xanh hay có máu
và cần lưu lại để xét nghiệm.
- Các dấu hiệu tại chỗ sau khi tiếp xúc với paraquat 12 - 24 giờ có thể
vẫn chưa đạt đỉnh điểm.
- Cách tiếp cận lâm sàng bệnh nhân là trẻ em bị ngộ độc paraquat và
diquat tương tự như với người lớn.
Ngộ độc paraquat có thể được chia thành 3 bệnh cảnh lâm sàng tuỳ thuộc

vào số lượng paraquat.
1.4.3.1. Ngộ độc nặng:
- Uống ion paraquat với số lượng lớn hơn 40mg/kg (>20ml) dẫn tới suy
đa phủ tạng tiến triển nhanh chóng, tử vong trong 2, 3 ngày đầu.
- Các triệu chứng sớm bao gồm tổn thương tại chỗ với đường tiêu hoá,
bao gồm cả thực quản. Lúc đầu bỏng miệng họng, hoại tử và bong niêm mạc
miệng, họng, viêm dạ dày ruột nặng với tổn thương thực quản, dạ dày. Bệnh
19
nhân nôn nhiều, đau bụng, chảy máu đường tiêu hoá cũng như các triệu chứng
toàn thân. Các biến chứng của giai đoạn sớm này gồm tràn khí màng tim, tràn
khí trung thất và tràn khí màng phổi.
- Hô hấp: khó thở, ho, suy hô hấp tiến triển.
- Tổn thương thận bao gồm hoại tử ống thận, cầu thận, xuất hiện rõ sau
24 giờ, biểu hiện protein niệu, tế bào và trụ, tăng urê, creatinin máu, thiểu
niệu, vô niệu. Trong một nghiên cứu, suy thận báo hiệu một tiên lượng xấu
95% (19/20) bệnh nhân có suy thận đã tử vong.
- Thượng thận/gan: giải phẫu bệnh thấy hoại tử vỏ thượng thận, tổn
thương gan biểu hiện sớm với tăng bilirubin, AST, ALT, suy gan.
- Tim mạch: điện tim thay đổi từ nhịp nhanh xoang đến các loạn nhịp
thất, suy tim.
- Thần kinh: Hôn mê, phù não, co giật, xuất huyết vỏ não, thân não.
- Máu: tăng bạch cầu, DIC. Giai đoạn sau, tuỷ xương bị ức chế biểu hiện
bằng thiếu máu, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu.
- Bệnh nhân bị hoại tử cơ lan rộng, hoặc suy tuỵ, có thể tử vong trong
thời gian tính bằng giờ tới tối đa là vài ngày, thường do sốc tim.
1.4.3.2. Ngộ độc trung bình:
- Uống paraquat với số lượng từ 20mg - 40mg/kg (10ml - 20ml) gây một
bệnh cảnh âm thầm hơn.
- Các triệu chứng tại chỗ da, niêm mạc tiến triển từ từ hơn.
- Phổi: Suy hô hấp tiến triển nặng dần. Lúc đầu, trong vòng vài ngày đầu

phim x quang phổi bình thường, sau đó, sang giai đoạn tổn thương thứ 2,
thâm nhiễm và mờ hai bên phổi.
20
- Tổn thương thận, suy thận tiến triển nặng dần và có thể dẫn tới tăng
creatinin nhanh một cách khác thường không tương ứng với urê máu (tỷ lệ
Bun/creatinin thấp). Trong một trường hợp các tác giả quan sát thấy giá trị
creatinin tăng cao bất thường khi so với giá trị urê máu và bệnh nhân bị
xuất huyết tiêu hoá trên (lẽ ra tăng cao urê chứ không phải creatinin), điều
này giúp tác giả chẩn đoán ngộ độc paraquat mặc dù bệnh nhân phủ nhận
việc uống paraquat.
- Cuối cùng với các trường hợp bệnh nhân uống paraquat với số lượng
trung bình, hiện tượng xơ phổi xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần. Đa
số các bệnh nhân uống 20 - 40mg/kg ion paraquat sẽ tử vong trong 2, 3 tuần
sau.
1.4.3.3. Ngộ độc nhẹ:
- Uống ion paraquat với số lượng dưới 20mg/kg (<10ml) không gây
triệu chứng gì hoặc chỉ các triệu chứng nhẹ đường tiêu hoá. Tất cả các trường
hợp như vậy sẽ hy vọng hồi phục hoàn toàn. Tác giả Bismuth coi liệu dưới
30mg/kg là lành tính, 30 - 50mg/kg có thể gây ngộ độc trung bình và trên
55mg/kg là gây tử vong.
- Mặc dù nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bị ngộ độc nặng
paraquat là tiếp xúc đường uống hoặc tiêm, nhưng mức độ ngộ độc nặng hoặc
gây tử vong có thể do tiếp xúc các đường khác.
- Tiếp xúc qua da có tổn thương có thể dẫn tới tử vong khi tiếp xúc kéo
dài hoặc theo cách khác thường với BHs dạng đậm đặc. Đã có các trường hợp
tử vong do ngộ độc paraquat khi bệnh nhân bôi chất này lên râu và tóc để diệt
trấy hoặc bôi toàn thân (trừ mặt) để chữa ghẻ. Có nhiều thông báo tử vong do
ngộ độc paraquat khi người ta nhúng chất này đậm đặc lên quần áo và mặc
trong thời gian kéo dài. Tiếp xóc với paraquat qua da với nồng độ loãng theo
đúng hướng dẫn hoặc với dạng đậm đặc nhưng trong thời gian ngắn thì không

21
gây ngộ độc toàn thân. Mắt tiếp xúc với paraquat đậm đặc sẽ bị tổn thương ăn
mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ.
- Ở California, cộng đồng dân cư tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm
paraquat đã biểu hiện rất nhiều- triệu chứng tại chỗ và một số triệu chứng
toàn thân, bao gồm ho, ỉa chảy, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, chảy nước
mắt nhiều. Các triệu chứng này tăng đáng kể so với nhóm cộng đồng làm
chứng. Tiếp xúc trong nghề nghiệp do bất cẩn có thể gây kích ứng niêm mạc,
viêm kết mạc, giác mạc, chảy máu mũi và đau họng.
1.4.4. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm gián tiếp có thể giúp đánh giá bệnh nhân và tránh phải
tiến hành các biện pháp xâm nhập và không hiệu quả ở những bệnh nhân
không có hy vọng sống sót. Làm hàng loạt các xét nghiệm chức năng thận bao
gồm creatinin máu, urê máu, điện giải máu giúp đánh giá mức độ nặng và tiến
triển của tổn thương ống thận. Sự có mặt của hoại tử ống thận cấp là một dấu
hiệu xấu trong bệnh cảnh ngộ độc các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl. Cần chụp
phim xquang phổi ban đầu cho tất cả các bệnh nhân ngộ độc paraquat để giúp
đánh giá, theo dõi sau này.
* Các phương pháp xét nghiệm paraquat
- Xét nghiệm độc chất nhanh: sự có mặt của cả paraquat và diquat có thể
được xác định nhanh chóng bằng xét nghiệm định tính nước tiểu có dùng
kiềm/natri dithionite. Xét nghiệm này được dùng chủ yếu để chẩn đoán loại
trừ tiếp xúc của bệnh nhân. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách thêm
10ml nước tiểu vào 2ml dung dịch natri dithionite 1% trong NaOH 1N. Khi
có màu xanh da trời xuất hiện cho thấy có paraquat trong khi diquat cho màu
xanh nõn chuối. Nguyên lý của xét nghiệm là thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl bị
khử thành gốc ion dương, gây nên sự thay đổi màu của nước tiểu. Thời gian
xét nghiệm chỉ tốn 5 phút. Với chức năng thận bình thường, xét nghiệm này
22
có thể phát hiện được paraquat trong nước tiểu trong 24 giờ, nếu suy thận, trong

vài ngày sau uống vẫn có thể tìm thấy. Nếu trong vòng 4 - 6 giê sau tiếp xúc, xét
nghiệm âm tính sẽ cho thấy lượng paraquat hấp thu không đủ để gây tổn thương
phổi trong những ngày sau. Nếu xét nghiệm dương tính, có thể làm tiếp xét
nghiệm định lượng nồng độ paraquat trong máu để giúp tiên lượng.
- Sắc ký láng cao áp: độ nhạy cao.
- Miễn dịch phóng xạ: nhanh chóng thường được sử dụng nhất.
- Các phương pháp đo màu, sắc ký khí: không nhanh chóng, thường
dành cho nghiên cứu.
- Đánh giá tiên lượng:
+ Xét nghiệm định lượng các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl hiếm khi có
được trong hoàn cảnh lâm sàng, chỉ có ở một vài labo chuẩn mực. Các xét
nghiệm độc chất có thể được dùng để khẳng định bệnh nhân đã tiếp xúc và
trong trường hợp ngộ độc paraquat để ước tính tiên lượng. Nếu thời gian bệnh
nhân uống paraquat được xác định thì với nồng độ trong máu và đồ thị Hart
có thể ước tính khả năng bệnh nhân tử vong.
23
+ Đồ thị ước tính khả năng sống sót của bệnh nhân (%) dựa trên đường
cong xác suất được xác định bởi nồng độ paraquat đo được ở từng thời điểm
cụ thể sau uống.
+ Nồng độ các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl không cho thấy sự cần thiết
để điều trị can thiệp đặc hiệu như trường hợp đồ thị acetaminophen, do đó
thời gian không mang tính thúc bách trong việc có được kết quả. Nồng độ ở
đây giúp dự báo mức độ nặng và khả năng tử vong.
+ Chỉ số phổi: người ta đã đưa ra chỉ số phổi (RI) để đánh giá diễn biến
chức năng phổi trong ngộ độ paraquat. Điều này có thể có giá trị hơn ở những
bệnh nhân đến viện sau uống hơn 36 giê. Trong một nghiên cứu 51 bệnh
nhân, tất cả 43 bệnh nhân có chỉ số phổi ≥ 1,5 đều tử vong, tất cả 8 bệnh nhân
có RI < 1,5 đã sống sót (p < 0,0001). RI được tính dựa trên thông số khí máu
hoặc bằng A - DO
2

/PO
2
.
24
RI = 713 x FiO
2
- PCO
2
[FiO
2
+ (1 - FiO
2
)/R] - PO
2
= A - DO
2
/PO
2
Thương số hô hấp R được cho là 0,8.
1.4.5. Chẩn đoán xác định
- Tiếp xúc với paraquat
- Tổn thương niêm mạc: miệng, họng, thực quản,…
- Nếu bệnh nhân đến trong vòng 24 giờ: xét nghiệm nhanh paraquat,
trong nước tiểu giúp khẳng định chẩn đoán.
1.4.6. Chẩn đoán phân biệt
Một bệnh nhân đến viện với bệnh sử uống BHs và có suy đa tạng thì
chẩn đoán không có gì quá khó khăn. Các trường hợp khó khăn là do vô tình,
tai nạn, mức độ nhỏ, đầu độc hoặc bệnh nhân cố tình che đậy.
- Ngộ độc Diquat: cũng là hóa chất diệt cỏ nhưng không gây xơ phổi,
liều tử vong ở người lớn 30-60ml dd 20%, triệu chứng chính là niêm mạc dạ

dày ruột, mất dịch, điện giải gây suy thận, có thể nhồi máu, chảy máu ở não,
tiểu não.
- Ngộ độc Nereistoxin: là hóa chất trừ sâu không thuộc nhóm kháng
cholinesteraza, triệu chứng ngộ độc chủ yếu là đường tiêu hóa, sốc, co giật,
suy hô hấp.
1.4.7. Chẩn đoán mức độ ngộ độc:
Chẩn đoán mức độ ngộ độc theo PSS (Poisoning severity score)
Bước 1: Đánh giá riêng biệt độ nặng của triệu chứng từng cơ quan theo
nhóm cơ quan ở 12 cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh …. theo
5 mức độ.
• Không ngộ độc (0): có bị nhiễm, nhưng không có triệu chứng ngộ độc
• Nhẹ (1): nhẹ, thoáng qua, có triệu chứng có thể tự hồi phục
25

×