Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước VN giai đoạn 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.42 KB, 11 trang )

Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn hậu khủng
hoảng, năm 2010.
1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2010
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế
4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%) nhờ
động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu
dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền
kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo.
Lạm phát và giá cả: diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá
tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng
đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát
đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng
cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế
lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.
1
Tỷ giá : khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai
lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị
trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên
thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do
đã đạt mức 21.500 đồng/USD.
2

Thu chi ngân sách: bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã
duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm
phát.
3
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại : nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong
bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như
Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009.


Cán cân thanh toán: vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD. Thực tế, tình trạng căng
thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh
4
nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh
toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một
mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt
khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

Nợ công : Đến năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam ước khoảng 42,2% GDP và
tổng nợ công đã vượt quá 50% GDP. Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân
sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp đặt ra những lo ngại về tính bền vững của nợ
cả trong ngắn hạn và dài hạn.
5
1.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng năm 2010
Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt
và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát
tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
* Các công cụ gián tiếp:
Các công cụ gián tiếp đã được sử dụng là: nghiệp vụ thị trường mở, tái
cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc, để tăng lượng tiền cung ứng bổ
sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ
tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so
với các năm trước.
1.2.1 Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở.
Phối hợp giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ với chính sách tài
khoá, các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng số vốn dự trữ thanh toán để
mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển, tăng tỷ
lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.
Thực tiễn điều hành NVTTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp
các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở

6
theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi
suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn
7,5% - 7%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28
ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy
trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại
đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia.
Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào
nền kinh tế thông qua các NHTM. Điều này có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, các
NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng.
Thứ hai, lãi suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay
hơn. Thứ ba, các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn
do lượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn. Cùng với các biện pháp tiền tệ
như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các
NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái
chiết khấu,… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần
không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng.
1.2.2 Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)
Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở
mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát
việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho
vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động
VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN
điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt
chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn
định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối
tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm,
7
cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ
liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

1.2.3 Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12
tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị
trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường
mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ
nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
=> đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) và nền
kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường.
1.2.4 Chính sách quản lý ngoại hối
Điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện
các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7 tập đoàn,
tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế bằng
USD 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các TCTD
hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và không khuyến khích. Thị
trường ngoại tệ và tỷ giá tương đối ổn định trong hơn 9 tháng đầu năm; từ tháng
10, tỷ giá thị trường tăng phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô.
Tháng 1/2010 tỷ giá VND/USD giảm nhẹ, đứng ở mức 18.479 đồng/USD.
Sự giảm giá này của đồng USD là do sự tạm thời “dư thừa” ngoại tệ, xuất phát từ
các nguyên nhân như: nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp, vốn
hỗ trợ phát triển chính thức), kiều hối tăng. Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công
ty lớn của nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng. Sự “dư thừa” này là kết quả của
hàng loạt chính sách được NHNN ồ ạt ban hành.
Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức
17.941 đồng/USD lên mức 18.544 đồng/USD nhằm khuyến khích các tập đoàn,
tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng
thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng.
8
Chỉ số CPI trong 7 tháng được kiểm soát chỉ ở mức 4,84% so với đầu năm,
trong đó riêng tháng 7/2010 chỉ tăng 0,06% so với tháng trước và là mức tăng thấp
nhất kể từ tháng 4/2009 và dự báoCPI của tháng 8/2010 chỉ tăng ở mức 0,2% và

lạm phát có thể được kiểm soát ở mức 8% năm 2010. Nhưng nhập siêu trong 7
tháng đầu năm ở mức 7,355 tỷ USD và vẫn đang có xu hướng tiếp tục tăng, tạo sức
ép về cầu ngoại tệ. Trước tình hình đó, ngày 17/8/2010, NHNN thông báo điều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND áp dụng từ ngày
18/3/2010 là 1USD = 18.932 VND. So với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày
17/3 tăng thêm 388 đồng/USD (tương ứng tăng +2,09%).
Quyết định điều chỉnh tỷ giá trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát là
một bước đi nhạy bén nhằm hạn chế hiệu ứng tăng giá do điều chỉnh tỷ giá gây ra.
Chỉ số CPI từ tháng 3 (sau khi điều chỉnh tỷ giá vào tháng 2 với mức tăng +3,36%)
đến nay cho thấy hiệu ứng tăng giá do điều chỉnh tỷ giá là không lớn, do vậy, việc
điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ không tác động lớn tới CPI. Điều chỉnh tỷ giá 2 lần
trong năm 2010 cho thấy NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá dựa vào “tín hiệu
thị trường”, đây là cách tiếp cận linh hoạt trong một lộ trình tiến tới sử dụng các
công cụ thị trường trong điều hành chính sách tiền tệ.
Việc “đẩy” lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng trong thời gian này cũng là một quyết định cộng hưởng để giảm áp lực
vay bằng ngoại tệ và thúc đẩy các tổ chức đang găm giữ ngoại tệ bán ra nhằm cân
đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ,
góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.
Với 2 lần điều chỉnh tỷ giá +5,39% trong năm 2010, VND đã dần tiếp cận gần
tới sức mua thực so với USD, điều này cũng có nghĩa sẽ tạo động lực khuyến khích
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước vào những tháng cuối năm,
khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp và dòng kiều hối chuyển về Việt Nam
trong thời gian tới. Những dòng tiền này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào cân
đối ngoại tệ của Việt Nam.
9
Điều hành tỷ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống suy
giảm dự trữ ngoại hối nhà nước, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro
về thanh khoản ngoại tệ và tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh tăng tỷ
giá USD/VND bình quân liên ngân hàng. Quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa

bằng USD 1%/năm của tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng. Can thiệp mua,
bán ngoại tệ ở mức hợp lý để điều tiết cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản
cho thị trường và hỗ trợ ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu
phục vụ sản xuất trong nước. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai sâu rộng việc
mua ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tăng nguồn cung
ngoại tệ cho thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc mua, cho vay, thanh toán ngoại tệ
phục vụ nhập khẩu nhằm hạn chế nhập siêu
* Các công cụ trực tiếp
1.2.5 Chính sách tín dụng
Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay vốn từ 50-
500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản; ban hành cơ chế khuyến khích
các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng cho vay vốn đối với nông nghiệp và nông
thôn với lãi suất thấp hơn lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc, cho vay
tái cấp vốn, mở rộng mạng lưới TCTD. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD
tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu
quả thiên tai. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 27,65% (giảm dần trong 3 tháng
cuối năm); tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn tăng 23,2%, cao hơn năm
2009 (18,8%).
1.2.6. Chính sách lãi suất
Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và
các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009
và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng 12, dư nợ cho vay hỗ
10
trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách
28.000 tỷ đồng.
1.2.7 Kiểm soát thị trường vàng
Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu

năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở
nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; ban
hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho
vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng
trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và đầu cơ có xu
hướng giảm.
11

×