Sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ
trực tiếp của NHNN Việt Nam
từ năm 2011 đến nay
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và 2009, nền kinh tế thế
giới luôn biến động không ngừng, đối mặt với những khó khăn khơng thể lường
trước được: giá vàng dao động mạnh chưa từng có và liên tiếp lập các đỉnh lịch
sử, khủng hoảng nợ của Hy Lạp lan rộng ra khắp các nước châu Âu, giá nguyên
vật liệu leo thang đặc biêt là giá dầu..Trong nước, đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ
mô là một thách thức lớn nhất. Ngoài tác động của biến động kinh tế thế giới,
những khó khăn trong nước cịn xuất phát từ những yếu kém nội tại của nền
kinh tế giá cả tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 và 11/2010 lần lượt
là 1,9% , 2% và vượt lên trên 2% vào các tháng 2, 3/2011.Trong bối cảnh như
vậy, chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt đã được áp dụng kể từ ngày 5/11/2010
và được tăng cường với Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011. Chính sách tiền tệ thắt
chặt của NHNN đã đem lai những kết quả nhất định trong việc kiềm chế lạm
phát và ổn định được tỷ giá góp phần ổn định nền kinh tế trong nước và cho tới
nay NHNN vẫn duy trì thực hiện chính sách này. Để thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt trong 2 năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012, NHNH đã sử dụng cả
công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp can thiệp vào thị trường tiền tệ trong đó
cơng cụ trực tiếp cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định.
I.Các cơng cụ chính sách tiền tệ trực tiếp
Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông( hoặc các
mức lãi suất). Loại công cụ này được NHTW sử dụng dưới các hình thức: quy
định hạn mức tín dụng, khống chế trực tiếp lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay,
khống chế trực tiếp tỷ giá mua – bán ngoại tệ của các ngân hàng.
1.Hạn mức tín dụng
- Khái niệm: Hạn mức tín dụng là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các
NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất
định(một năm) để thực hiện vai trị kiểm sốt mức cung tiền của mình.Việc định
ra hạn mức tín dụng cho tồn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mơ (tốc độ tăng trưởng ,lạm phát ...) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM
và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định .
- Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với
lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho
nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của NHTM.
2
- Đặc điểm: Hạn mức tín dụng giúp NHTW điều chỉnh, kiểm sốt được lượng
tiền cung ứng khi các cơng cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất
thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá
cao của nền kinh tế. Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh
tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ
phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngồi sự kiểm sốt của NHTW và nó sẽ trở
nên q kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên.
2. Lãi suất
- Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho
vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng
tới qui mơ tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức
cung tiền của mình.
- Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng
tiền cung ứng thay đổi theo.
- Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của từng thời kỳ; điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện
để phát huy tác dụng của các cơng cụ gián tiếp.Song nó dễ làm mất đi tính
khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của
vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trng nền
kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các
NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tỷ giá
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ( mà đại diện là NHTW)
thơng qua một chế độ tỷ giá nhất định( hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống
các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ
giá biến động đến một mức nào cần thiêt phù hợp với mục tiêu chính sách kinh
tế quốc gia. Chính sách tỷ giá có vai trị rất quan trọng. Nó có thể được sử dụng
như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm
phát, tăng trưởng kinh tế, tăng công ăn việc làm tuy nhiên hiệu quả tác động của
chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng nhất
do vậy trong điều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự do hóa thương mại, các
quốc gia ln sử dụng tỷ giá trước hết như là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình.
II. Thực trạng sử dụng cơng cụ trực tiếp từ năm 2011
đến nay
1.Hạn mức tín dụng
Năm 2011
Trong năm 2011 nhờ áp dụng các biện pháp mạnh tay, kiên quyết và linh hoạt
của cơ quan điều hành, thị trường tiền tệ đã tương đối ổn định. Tín dụng được
kiểm sốt chặt chẽ, tăng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích
cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu,
3
giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất. Đến cuối năm 2011, tốc độ tăng
trưởng tín dụng tồn hệ thống tăng 12%, trong đó tín dụng Việt Nam đồng tăng
10,2%; tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%. Các biện pháp bình ổn thị trường ngoại
hối đã góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị
trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Thêm vào đó, các mức lãi suất
trên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ và chỉ
đạo của Chính phủ. Những nỗ lực chung của cả hệ thống ngân hàng đã góp
phần làm giảm lạm phát trong cả năm 2011.
Từ đầu năm 2011, hạn mức tăng trưởng tín dụng nói chung và giới hạn tỷ lệ
dư nợ cho vay phi sản xuất trong tổng đư nợ, trực tiếp là chứng khoán và bất
động sản được đưa ra áp dụng. Năm 2011, hệ thống ngân hàng đã phải "thắt
lưng buộc bụng", kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong
lịch sử phát triển ngành ngân hàng, dự kiến kết thúc năm 2011, chỉ từ 12 - 13%
so với trung bình của 5 năm gần đây là 33% và 10 năm là 29,4%.Theo đánh giá
từ chính NHNN, tổng phương tiện thanh tốn năm 2011 ước tăng khoảng 10%,
tín dụng tăng khoảng 12%, góp phần đưa lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến
nay, lạm phát tăng dưới 1%/tháng); đồng thời góp phần giảm mạnh nhập siêu,
cải thiện đáng kể cán cân thanh toán quốc tế.
Từ tháng 9-2011, trên cơ sở theo dõi sát diễn biến tín dụng của từng TCTD
và tồn hệ thống, NHNN đã có những điều chỉnh linh hoạt, cho phép một số
TCTD được tăng trưởng vượt mức 20% trong năm 2011, cho phép loại bỏ một
số nhu cầu vay vốn ra khỏi phạm vi kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với
lĩnh vực khơng khuyến khích.
Cuối năm 2011, tổng dư nợ của tồn hệ thống là 2,63 triệu tỷ đồng, với tỷ lệ
nợ xấu 3,2% thì lượng vốn “khỏe” cịn lại khoảng 2,55 triệu tỷ đồng. Nhưng với
tỷ lệ nợ xấu lên tới 8,6% đến cuối tháng 3/2012 mà Ngân hàng Nhà nước cơng
bố, lượng vốn “khỏe” chỉ cịn khoảng 2,41 triệu tỷ đồng… Nếu xét theo hướng
này thì lượng vốn “khỏe” khơng những khơng tăng mà cịn giảm đi.
Tăng trưởng cung tiền mở rộng (M2), tổng tín dụng nội địa và
tổng huy động của nền kinh tế 2008-2011
2008
Tăng trưởng cung tiền
2009
20.31%
28.67% 33.3%
6 tháng 2011
đầu năm
2011
3.05%
10.88%
27%
36.3%
3.96%
9.89%
45.3%
31.86%
4.78%
12%
1.13
1.1
1.11
1.12
Tăng trưởng tổng huy 22.84%
động
Tăng trưởng tín dụng 27.6%
nội địa
Tỉ lệ tổng tín dụng nội 1.01
địa trên tổng huy
2010
4
động(LDR)
Tốc độ tăng trưởng cung tiền mở rộng (M2) của cả năm 2011 chỉ khoảng
10,8%, so với mức tăng 33,3% năm 2010 và 29% năm 2009. Tuy nhiên, chính
sách thắt chặt tiền tệ có phần tương đối mạnh tay trong nửa đầu 2011. Số liệu
của IMF cho thấy, trong sáu tháng đầu năm 2011 tốc độ tăng M2 chỉ có 3,05%.
Do cung tiền thắt chặt nên tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng bị giảm mạnh, chỉ ở
mức 4,78% trong nửa đầu 2011 và ước khoảng 12% trong cả năm 2011, so với
mức tăng 30,9% năm 2010 và 45,3% năm 2009. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng tín
dụng vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động, chỉ khoảng 10% năm
2011. Chính vì thực tế này nên tỉ lệ tín dụng trên huy động (LDR) của tồn hệ
thống vẫn ở mức rất cao, 110-115%. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều các nước trong
khu vực chẳng hạn Thái Lan (95,8%), Malaysia (79,3%), Indonesia (75,5%),
Philippines (62,6%). Chênh lệch tín dụng - huy động không được