Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã hà ngọc – huyện hà trung – tỉnh thanh hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.71 KB, 51 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HÀ NGỌC Độc lập – tự do – hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
-Khoa Tài nguyên & Môi trường
Ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc xác nhận:
Sinh viên: Trần Thị Ngọc
Lớp: Khoa học đất – k54
Về địa bàn xã Hà Ngọc thực hiện đề tài: : “Đánh giá hiện trạng sử dụng
hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Hà Ngọc – huyện Hà
Trung – tỉnh Thanh Hóa”.
Trong thời gian thực tập tại xã Hà Ngọc từ ngày 15/1/2013 đến 30/4/2013
sinh viên đã đi điều tra phỏng vấn 30 hộ gia dình sản xuất nông nghiệp trong xã.
Vậy ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc xác nhận và đề nghị khoa Tài nguyên &
Môi trường trường ĐHNN Hà Nội tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp sinh viên Trần
Thị Ngọc hoàn thành bài thực tập cuối khóa của mình.
Hà Ngọc, ngày tháng năm
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong
và ngoài nhà trường.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Tài
nguyên & Môi trường - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô bộ môn Hóa,
các anh chị cục Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Hoàng Hiệp đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo.
Khóa luận này sẽ không thực hiện được nếu không có lòng tốt và hiếu khách
của người dân xã Hà Ngọc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cán bộ


của Ủy ban nhân dân xã Hà Ngọc đã ủng hộ và giúp đỡ tận tình cho em thực hiện
đề tài này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Ngọc
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
iii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết cuả đề tài
Việc sử dụng hóa chất BVTV là chìa khóa của sự thành công trong cuộc
cách mạng xanh trong nền nông nghiệp công nghiệp hóa (nông nghiệp đầu tư cao)
để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên trong những năm
gần đây nhiều người lo ngại về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức
khỏe con người. Điều lo ngại không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước
đang phát triển rất được quan tâm.Thật vậy, khi người nông dân áp dụng những
công nghệ hiện đại và “công nghệ cả gói” (giống mới, phân bón hóa học, thuốc
BVTV, máy móc, công nghệ tưới tiêu…) thì rất nhiều các vấn đề nảy sinh. Đặc biệt
là vấn đề ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức xã hội và nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Việt nam là một nước sản xuất nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới nóng
và ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do
vậy, việc sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh, bảo vệ mùa
màng và giữ gìn an ninh lương thực vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.

Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết(2005) [1] nếu không sử dụng thuốc BVTV thì
thiệt hại các sinh vật gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm
20%- 50% năng suất cây trồng, có khi lên đến 50% thì loài người cần đến 3 lần
diện tích trồng cấy như hiện nay.
1
Ở nước ta do điều kiện sống và điều kiện lao động và nhận thức của người
dân về tác hại của thuốc BVTV còn nhiều hạn chế, cộng thêm với chính sách quản
lý lỏng lẻo trong việc nhập khẩu, lưu thông sử dụng thuốc BVTV. Theo báo nông
thôn (17/03/2006) [2] thuốc BVTV được lưu thông tự do, có một số loại đã bị cấm
hoặc không rõ nguồn gốc vẫn được lưu hành và sử dụng một cách tùy tiện. Giống
như tân dược, đa phần các loại thuốc BVTV trên thị trường hiện nay không có nhãn
mác, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Nông dân sử dụng theo thói quen hoặc
chỉ dẫn của các đại lý thuốc, mà không phải đại lý nào cũng có một “dược sĩ nông
học” để hướng dẫn đến nơi đến chốn. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng ô nhiễm thuốc BVTV trong rau quả, thực phẩm, nó tác động trực tiếp đến sức
khỏe con người, động vật máu nóng, thủy sinh… làm cho người nông dân tiền mất
tật mang. Theo Lê Văn Khoa, 2004 [8] khi phun thuốc BVTV thì có tới 50% lượng
thuốc rơi vào đất và khi đó thuốc BVTV sẽ bị biến đổi, phân tán theo nhiều con
đường khác nhau gây ô nhiễm môi trường.
Xã Hà Ngọc –huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa là một vùng chuyên sản
xuất lúa. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân. Vì vậy, họ rất chú trọng tới
việc đầu tư thuốc BVTV với mục đích làm thế nào để cây trồng đạt năng suất cao
nhất. Do đó, tình hình sử dụng thuốc BVTV đáng được quan tâm hàng đầu.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Hà
Ngọc – huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa”.
2
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong sản xuất nông nghiệp ở
xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa,
- Kiểm tra một số mẫu tồn dư thuốc BVTV trong nước
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
* Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa và rau
màu và công tác quản lý thuốc tại địa phương.
*Đánh giá được tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong sản xuất nông
nghiệp.
*Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và dễ áp dụng đối với nông dân, nâng
cao ý thức của người dân trong sử dụng, quản lý thuốc BVTV, bảo vệ môi trường
sinh thái.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những hiểu biết chung về hóa chất BVTV
2.1.1. Khái niệm
Lê Văn Khoa, 2004 [8] thuốc BVTV là các loại hóa chất có nguồn gốc thiên
nhiên hoặc tổng hợp bằng con đường công nghiệp dùng để phòng chống hoặc tiêu
diệt những sinh vật gây hại mùa màng trong nông lâm nghiệp hoặc gây bệnh đối
với sức khỏe con người.
Trần Quang Hùng, 2000[5] đã định nghĩa về hóa chất BVTV như sau: Hóa
chất BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp theo con
đường hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặn nhấm… gây hại cho
cây trồng ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là
sinh vật gây hại cây trồng và nông sản. Theo một số tác giả thì hóa chất BVTV
nhiều khi được gọi chung là thuốc trừ dịch hại(Pesticides) và khái niệm này bao
gồm cả thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng y tế, thuốc làm
rụng lá cây, điều hòa sinh trưởng cây trồng.
2.1.2. Phân loại hóa chất BVTV
a) Phân loại dựa vào đối tượng phòng chống

Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, (1996) [15] và Lê Trung (1997) [21]
phân loại như sau:
• Thuốc trừ sâu (Insecticides)
• Thuốc trừ nấm và vi khuẩn (Fungicides, Bactericides)
4
• Thuốc diệt nấm loài gặm nhấm (Rodenticides, Zoocides)
• Thuốc trừ kí sinh trùng (Acarcides, Miticides)
• Thuốc trừ cỏ dại và cây dại (Herbicides, Arboricides)
• Thuốc gây rụng lá (Defulicumts)
• Chất điều hòa sinh trưởng (Growth regulators)
b) Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, (1996) [15] phân loại như sau:
-Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua da.
-Thuốc có tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập
qua con đường tiêu hóa.
-Thuốc xông hơi: là thuốc có khả năng bốc hơi đầu độc bầu không khí bao
quanh dịch hại và xâm nhập vào bên trong cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp.
-Thuốc nội hấp: là nững thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân,
lá hoặc rễ và được dịch chuyển ở trong cây.
-Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu
bì lá cây và thấm sâu vào lớp tế bào nhu mô.
c) Phân loại dựa nguồn gốc và cấu trúc hóa học
Phùng Minh Phong, 2002 [17] dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học người ta
phân các hóa chất BVTV thành 11 nhóm chính, các thuốc còn lại thuộc nhóm 12.
5
- Nhóm 1: Lân hữu cơ gồm Diazinon, Dichlorovos, Trichlofon…
- Nhóm 2: Clo hữu cơ gồm DDT, Aldrin, Heptachor…
- Nhóm 3: Cacbamat gồm cacbaryl, Cacbofuran…
- Nhóm 4: Các hợp chất chứa axit Phenoxy alkanic.

- Nhóm 5: Các hợp chất Cacbon mạch thẳng, mạch vòng và chế phẩm.
- Nhóm 6: Dithocacbamat gốm Cartap(Padan).
- Nhóm 7: Các hợp chất Nitro mạch vòng.
- Nhóm 8: Triazin (Alrazin, Simazin).
- Nhóm 9: Các hợp chất chứa Nito.
- Nhóm 10:Các hợp chất vô cơ.
- Nhóm 11: Các hợp chất chứa Ure (Fenuron).
- Nhóm 12: Các loại thuốc còn lại.
d) Phân loại theo thời gian phân hủy
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1] Các thuốc BVTV có thời gian
phân hủy khác nhau.Nhiều chất có thể tồn dư lâu trong môi trường đất, nước,
không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng cũng có những chất dễ phân hủy
trong môi trường. Dựa vào thời gian phân hủy của chúng có thể sắp xếp thuốc
BVTV vào các nhóm sau:
6
- Nhóm thuốc BVTV dễ phân hủy: Nhóm này gồm các hợp chất photpho hữu
cơ, cacbamat.Các hợp chất này có thời gian bán phân hủy trong đất trong vòng
từ 1- 2 tuần.
- Nhóm thuốc BVTV phân hủy trung bình: Các hợp chất này có thời gian
bán phan hủy trong đất từ 1 – 18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt
cỏ 2,4-D (thuộc hợp chất hưu cơ chứa clo).
- Nhóm thuốc BVTV khó phân hủy: Các hợp chất này có thời gian phân hủy
từ 1 – 2 năm.Thuộc nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở Việt
Nam là DDT, 666 (HCH) và các hợp chất clo khó phân hủy.
- Nhóm thuốc BVTV hầu như không phân hủy: Là các hợp chất hữu
cơ có chứa kim loại như: thủy ngân (Hg), Asen (As)… các kim loại nặng Hg, As
khôn bị phân hủy theo thời gian.Các hóa chất này đã bị cấm sử dụng ở Việt nam.
Ngoài 4 cách phân loại như trên còn có nhiều cách phân loại khác nhằm phục
vụ cho mục đích sử dụng hay nghiên cứu.
2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV

Theo Lê Trung, 1997 [21], cho biết hiện nay do hiểu biết dầy đủ hơn
về tương tác giữa vật chủ - côn trùng nên đã có những quan điểm mới về sản xuất
và sử dụng thuốc BVTV để giảm thiểu những nguy cơ nhiễm độc. Nhiều viện
nghiên cứu trên thế giới hiện đang nghiên cứu những tác nhân diệt côn trùng
là những chế phẩm sinh học và vi khuẩn.
Theo tư liệu của phòng quản lý thuốc – Cục bảo vệ thực vật hiện nay trên
thế giới có khoảng 1000 hoạt chất trừ dịch hại chính với khoảng 5000 chế phẩm,
7
dẫn xuất khác nhau và khoảng 1000 hợp chất hóa học được tổng hợp để làm hóa
chất BVTV.Số lượng hóa chất BVTV trên thế giới hàng năm ước tính khoảng hàng
chục triệu tấn (Theo thống kê năm 1991 – 1992 là 25 triệu tấn).
Theo Phùng Minh Phong, 2002 [17]
Từ lâu con người đã biết sử dụng một số sản phẩm tự nhiên để diệt trừ sâu
bệnh bảo vệ cây trồng như các hợp chât Asen, các hợp chất Flo, các hợp chất
có nguồn gốc thực vật và dầu sa khoáng.
Cuối thế kỷ 19 người ta bắt đầu nghiên cứu hệ thống việc sử dụng hóa chất
bảo vệ mùa màng.Năm1867 các hợp chất Asen được nghiên cứu và sử dụng ở Hoa
Kì. Đến năm 1990 do việc sử dụng quá rộng rãi hóa chất này nên người ta đã ban
hành những điều luật quy định và đây có lẽ là điều luật đầu tiên về sử dụng hóa
chất BVTV trên thế giới.
Theo một số tác giả thì từ năm 1913 ở Đức, hợp chất thủy phân hữu cơ đầu
tiên được sử dụng để bảo quản hạt giống.Năm 1924, Zeidler đã tổng hợp được DDT
nhưng đến năm 1939 Muler mới phát hiện ra khả năng diệt sâu hại của nó.Điều đó đã
đặt nền móng đầu tiên cho việc sử dụng các hợp chất hữu cơ, hữu cơ –vô cơ vào mục
đích làm hóa chất BVTV. Sau đó là các hợp chất Clo hữu cơ, Cacbamat, các hợp chất
Photpho hữu cơ được phát hiện và dùng rộng rãi trên thế giới.
Năm 1972, người ta đã thành công trong việc sản xuất từ cây cỏ tự nhiên
nhóm hoạt chất Pyrethroid, đây là nhóm hóa chất diệt côn trùng mới và có ý nghĩa
hết sức quan trọng.Trong những năm của thập kỷ 70 – 80, có nhiều thuốc BVTV
mới ra đời, những hợp chất này có hiệu quả ở nồng độ thấp hơn các loại trước đây.

8
2.2.1. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới
Theo Phùng Minh Phong, 2002 [17], Các nhà khoa học nghiên cứu về tình
hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới đã tiêu thụ trên toàn cầu năm 1985
khoảng 3 triệu tấn, trong đó khoảng 20% lượng thuốc BVTV sản xuất ra xuất sang
các nước đang phát triển, 75% được dùng ở Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Năm 1985,
Mỹ sử dụng 486.000 tấn, riêng ngành nông nghiệp sử dụng 464.000 tấn. Indonesia
năm 1982 sử dụng 45.285 tấn bao gồm 405 loại thuốc BVTV.Thái Lan, năm 1981
sử dụng khoảng 35.000 tấn thuốc BVTV trị giá 130 triệu USD. Malaixia trong năm
1983 bán hơn 100 triệu USD, trong đó thuốc diệt cỏ chiếm 80%, thuốc diệt côn
trùng chiếm 12%.
Theo Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên và Bùi Trọng Thủy, 2007 [16]
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hóa học có nhiều lúc thăng trầm, song
tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên không
ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú, nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an
toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuấy hiện bất chấp các quy định quản lý
ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho
nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng giảm
nhưng giá trị của thuốc không ngừng tăng.Nguyên nhân là cơ cấu thuốc thay đổi:
Nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh môi trường được
thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng với lượng ít hơn
nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc này
tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước.
9
2.2.2. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam
Theo Nguyễn Duy Trang (1996) [20] cho biết 100% số nông dân vùng trồng
rau thường hỗn hợp các loại thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng. Theo như quan
niệm của nông dân việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc,

mở rộng phổ tác động, giảm giá thành (do không phải mua những loại thuốc đắt
tiền). Do hỗn hợp theo cảm tính, liều lượng thường dùng áng chừng nên lượng
thuốc thực tế cao hơn 2 – 3 lần liều bình thường và cao hơn khuyến cao 6 – 8 lần.
Số lần phun cũng thay đổi khá nhiều: từ 5 – 7 lần với 4 – 5 kg a-i/ha/vụ với bắp cải
sớm đến 7 – 10 lần với 5 – 10 kg a-i/ha/vụ với bắp cải chính và vụ muộn.
Theo thống kê của Sở tài Nguyên Môi Trường, lượng thuốc BVTV được
sử dụng ở Việt Nam từ năm 1986 – 1990 khoảng 13 – 15 nghìn tấn (Hoàng Lê,
2003) [9] và thống kê của viện BVTV Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc BVTV
từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005
là 50.000 tấn (Phương Liễu, 2006) [10]. Đây là con số đáng báo động.
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (năm 2005) [1]: hàng năm Việt Nam
sử dụng 13 – 15 nghìn tấn thuốc BVTV bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1ha
gieo trồng là 0,4 – 0,5 kg a-i/ ha. Vùng song Thuận Hải là 1,7 – 3,5 kg a-i/ha. Vùng
rau Hà Nội là 6,5 – 9,5 kg a-i/ha. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu long là 1,5 – 2,7 kg
a-i/ha. Hòa Bình là 3,2 – 3,5 kg a-i/ha.
Cho đến năm 2002 đã có 354 hoạt chất với 1.113 tên thuốc thương phẩm đang
được phép lưu hành. Tại tỉnh Thái Nguyên (năm 2005) một vụ lúa, ngô trung bình
người nông dân dùng thuốc BVTV từ 3 – 5 kg a-i/ha đất nông nghiệp. Lượng thuốc
BVTV dùng trong 1 vụ lúa lên tới hàng trăm tấn. tại các vùng thâm canh rau, tỷ lệ
10
lượng thuốc BVTV và phân hóa học được sử dụng cao gấp 3 – 5 lần các vùng trồng
lúa (Hoa Xương Rồng, 2007) [18].
Năm 2006 trên cả nước có 140 cơ sở sản xuất hóa chất (Ja Minh, 2006) [12]
để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất hóa chất này đa dạng
về chủng loại sản phẩm, loại hình và số lượng cung cấp thuốc BVTV cho việc sử
dụng trong nông nghiệp. Mặc dù vậy nhưng năm 2007 theo thống kê của vụ Khoa
Học Công Nghệ và Môi Trường lượng thuốc BVTV vẫn nhập khẩu trong nước 77
nghìn tấn (Ngọc Huyền, 2008) [6]. Điều này cho thấy lượng thuốc BVTV ở nước ta
có chiều hướng ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, sản xuất nông

nghiệp đã liên tục phát sinh nhiều dịch bệnh mới như vàng lùn, xoăn lá làm gia
tăng lượng thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp. Trước tình hình dịch bệnh
vàng lùn, xoăn lá tỉnh Đồng Tháp đã ứng trước 70.000 chai thuốc cấp phát cho
nông dân phun xịt (Tuổi Trẻ, 2006) [23] và sau dịch bệnh vàng lùn, xoăn lá, nhà
nước cấp phát hàng trăm tấn thuốc BVTV cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long qua 3 đợt nhận trên 64 tấn thuốc BVTV phân phát cho dân.
Mặc dù hiện nay đã có những chương trình như: ba tăng, ba giảm, biện pháp
phòng trừ dịch hại tổng hợp nhưng tình trạng sử dụng thuốc BVTV không giảm.
Đối với các đối tượng như ốc bưu vàng, cỏ dại người nông dân hiện nay đều sử
dụng các loại thuốc để phòng trừ.
11
2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến cây trồng, thực phẩm, môi trường và sức
khỏe con người
Về nguyên tắc, thuốc BVTV phải được sử dụng đúng, bao gồm: đối tượng
( công trùng, bệnh nấm…), liều lượng nồng độ. Đó là 3 yếu tố bắt buộc. Ví dụ như
Simazin dùng cho ngô và cây ăn quả: Diphenamid (nhóm Amid) dùng cho lạc,
thuốc lá, rau tươi; Propanil dùng cho lúa nước.
Ở nước ta thường không dùng đúng chủng loại, không đúng đối tượng, dùng
nồng độ cao gây cháy táp lá, thân dẫn đến giảm năng suất. Mặt khác khi sử dụng
xong các bao nilon, chai đựng thuốc vứt tùy tiện ra đồng ruộng thuốc BVTV lại đi
vào đất, nước tiêu diệt các sinh vật có ích khác hoặc đi vào sản phẩm cây trồng, vật
nuôi và con người.
2.3.1. Ảnh hưởng đến cây trồng
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1]. Đôi lúc, do tính quen thuốc
của sâu, nồng độ của thuốc BVTV sau khi phun trực tiếp lên cây trồng phải rất cao,
mới đủ hiệu lực chống lại sâu hại. Nồng độ thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khỏe
con người phụ thuộc vào tồn lưu thuốc BVTV trong cây trồng tại thời điểm được
đưa vào sử dụng trong sinh hoạt, nồng độ này đóng vai trò chính trong việc đánh
giá tác hại của thuốc BVTV đối với con người và môi trường thiên nhiên.
Con người mong muốn đạt sản lượng cao, nhất là những cây trồng có giá trị

kinh tế, nên thuốc BVTV được sử dụng đối với các loại cây trồng này nhiều hơn là
đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp hơn. Trên thực tế, các thuốc BVTV
thường lại được sử dụng trước khi thu hoạch chỉ vài ngày hoặc vài giờ. Do vậy, dư
lượng thuốc BVTV trong cây trồng còn cao, gây ngộ độc cho con người nếu chúng
12
được tiêu thụ sớm ngay sau thu hoạch. Đây là nguyên nhân chính gây ra các ngộ
độc thuốc BVTV hiện nay, bởi vì rất nhiều loại rau, quả sau khi phun thuốc BVTV
chỉ được rửa sơ rồi đem thẳng tới chợ bán.
2.3.2. Ảnh hưởng đến thực phẩm
Theo Hữu Điển, 2008 [3] việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc,
dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn cũng như lạm dụng thuốc BVTV đã gây
ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực hoặc để lại tồn dư thuốc BVTV
quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm.
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1]
Ngoài việc gây ô nhiễm trực tiếp quá trình phun thuốc BVTV, thực phẩm có
thể bị ô nhiễm bởi nhiều con đường khác nhau. Ví dụ: thịt có thể chứa một lượng
thuốc BVTV cao do các con vật ăn thức ăn bị nhiễm thuốc BVTV; cá bắt ở những
ruộng lúa đã được phun bằng thuốc BVTV qua tiếp xúc bùn đất ở ruộng.
Người ta còn dùng thuốc BVTV để bảo quản thực phẩm tránh bị tác hại của
các động vật chân đốt hoặc các loài gặm nhấm.Việc sử dụng thuốc BVTV để xử lý
thực phẩm và hạt giống là một thói quen hiện nay, mặc dù vấn đề này đã được
khuyến cáo nhiều lần, được xử lý bằng cách này có thể sẽ chứa nồng độ thuốc
BVTV cao.
Trong thời gian bảo quản, đã có những trường hợp nhiễm độc hàng loạt do
người và vật nuôi trong nhà ăn phải một cách vô tình hoặc cố ý như giống lúa đã
được xử lý bằng thuốc BVTV.
Dư lượng thuốc BVTV đôi khi còn bị phát hiện trong cả sữa mẹ của các bà
mẹ cho con bú khi thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
13
Bảng 2.1. Trường hợp xấu nhất của bệnh ung thư do tồn thuốc BVTV trong

thực phẩm
Thực phẩm Số trường hợp trên số dân
Cà chua 87.500
Thịt bò 64.900
Khoai tây 52.100
Cam 37.600
Rau diếp 34.400
Táo 32.300
Đào 32.300
Thịt lợn 26.700
Lúa mì 19.200
Đậu nành 12.800
Nguồn: Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1]
2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường
a) Tác động đến môi trường đất (Theo Lê Văn Khoa, 2004 [8])
Đất được phun thuốc BVTV một cách có tính toán là kiểm soát côn trùng,
giun tròn hoặc bệnh tật. Ngoài ra có tới 50% lượng thuốc BVTV được phun để diệt
sâu cho cây trồng trong các vụ mùa hoặc được sử dụng như thuốc diệt cỏ đã bị rơi
14
vãi trên mặt đất. Một vài loại thuốc BVTV (đặc biệt là clo hữu cơ) lại rất khó phân
huỷ nên chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất.
Sự tồn tại và vận chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hoá học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phương
thức tưới tiêu, loại cây trồng và các vi sinh vật hiện có trong đất.
Sơ đồ 2.1. Sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất

Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2005 [1]. Quá trình di chuyển khuyếch
tán lan truyền độc hại thuốc trừ sâu bệnh trong môi trường đất có nhiều loại có tính
bền trong đất. Dư lượng thuốc sau khi xuống đất, đất được hấp thụ và nằm lại đây
rất lâu mà các nhà môi trường đất gọi là “Thời gian bán phân huỷ”. Thuật ngữ này

Bay hơi
Phân huỷ
quang hoá
Thực
vật hấp
thụ
Hấp thụ bởi các
khoáng sét và
chất hữu cơ của
đất
Rửa trôi
bề mặt và
xói mòn
Rửa trôi
Phân huỷ
sinh học
15
Chuyển
hoá hoá
học
được xác định là cả một thời gian dài nó ẩn tích trong các dạng cấu trúc hoá học
khác nhau hoặc các hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Tai hại hơn,
các dạng hợp chất mới này lại thường có tính độc cao hơn là bản thân nó. Ví dụ:
Sản phẩm tồn lưu DDT trong đất cũng như DDE nó cũng có tác dụng độc như một
loại thuốc trừ sâu. Nhưng nó có tác hại đối với sự phát triển phôi bào trứng chim
độc hơn DDT từ 1 – 2 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, khả năng
lưu tồn trong môi trường sinh thái đất rất lâu dài và cũng bị phân ly thành một sản
phẩm gọi là “ Diedrin” mà tính độc của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ
2,4 – D có khả năng lưu tồn trong môi trường sinh thái đất và cũng có khả năng
tích luỹ trong quả hạt cây trồng. Một tác hại khác của sự xâm nhập thuốc vào đất là

nó làm cho cơ lý tính đất giảm sút, “chai hoá”. Khả năng diệt khuẩn rất cao do đó
nó diệt cả những vi sinh vật có ích khác trong đất.
b) Tác động đến môi trường nước
Theo Lê Huy bá và Lâm minh Triết, 2005 [1] nước có thể bị ô nhiễm thuốc
BVTV trong các trường hợp sau:
- Đổ các thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng.
- Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống hồ, ao.
- Cây trồng cạnh mép hồ, ao, sông, suối được phun thuốc BVTV.
- Sự chảy rò rỉ hoặc quá trình xói mòn, rửa trôi đất đã bị ô nhiễm thuốc
BVTV.
- Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ô nhiễm
thuốc BVTV.
- Dùng thuốc BVTV ở các hồ để giết cá và vớt cá bán cho người tiêu dùng
gây ngộ độc hàng loạt. Điều này đã và đang xảy ra ở một số nơi.
Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú
Thọ cho thấy hàm lượng DDT trong đất bằng 1,56 mg/kg. Ở Thanh Sơn, Phú Thọ
16
là 30 mg/kg, huyện Diễn châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2.800
mg/kg (Ja Minh, 2006) [12]. Sự tích tụ hoá chất này trong đất thấm vào nguồn
nước ngầm làm cho nguồn nước giếng bị nhiễm thuốc BVTV ảnh hưởng đến
nguồn nước sinh hoạt và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gây bệnh
ung thư tại các làng xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nghệ An, Phú Thọ,Tuyên Quang. Tại
Tiên Lãng, Vĩnh Bảo nguồn nước giếng khoan, giếng đào đã có 70% mẫu nước lấy
từ các giếng bị ô nhiễm bởi chất sắt, asen và dư lượng thuốc BVTV ( Nhân Dân,
2006) [13].
2.3.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Trong 2 năm 2004 và 2005, tình hình ngộ độc thuốc BVTV đứng hàng thứ 5
trong 12 loại ngộ độc và gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ con
người. Chẳng hạn như với tác hại cấp tính có thể gây co giật, liệt cơ… nhẹ nhất gây
nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng… cấp tính hơn nữa là co giật, hôn mê, trụy mạch…

Những loại thuốc BVTV quen thuộc như : thuốc diệt chuột, diệt cỏ, trừ sâu, đặc
biệt là hoá chất neretockskin mới xuất hiện 1 – 2 năm gần đây đều gây tử vong cao.
Ngoài ra, thuốc BVTV còn gây ra những tác dụng mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến
sức khoẻ. Nếu tích luỹ mỗi ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn,
mất ngủ, thiếu máu, ảnh hưởng đến tinh thần, hệ miễn dịch, di truyền, gây biến dị
trong các tế bào, ảnh hưởng đến thế hệ sau. (Nhân Dân, 2006) [13].
2.4. Tình hình ngộ độc thuốc BVTV
Theo FAO, những năm gần đây trên thế giới hàng năm có khoảng trên 20
triệu người ngộ độc thuốc BVTV trong đó có 80% ở các nước đang phát triển. Kết
quả điều tra của Shu – jen – juan (2001) về tình hình dư lượng thuốc BVTV trên
rau ở một số nước ( Nguyễn Trường Thành, 2004) [19] được trình bày ở bảng 2.2.
17
Bảng 2.2. tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước
Nước
Tỷ lệ % mẫu có dư
lượng thuốc BVTV
Tỷ lệ % mẫu có dư
lượng thuốc BVTV >
MRL
Năm
Hoa Kì 72 4,8 1996
Cộng đồng Châu
Âu(EU)
37 1,4 1996
Hàn Quốc 37 0,8 2000
Đài Loan 71,4 1,3 2000
Nguồn: Nguyễn Trường Thành, 2004 [19]
Theo số liệu của cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y Tế: Số vụ ngộ độc
thuốc BVTV tăng từ 2 vụ năm 1999 lên đến 9 vụ năm 2001(bằng 128,5%) và năm
2001 giảm xuống còn 59 người(54,6%). Nhưng nguy hiểm là số người chết tăng

nhiều: 3 người năm 1999 tăng lên 7 người năm 2001(bằng 233,3%) (Nguyễn Trần
Oánh, 2002) [14]. Theo Võ Mai, 1990 [11], khi liều lượng thuốc thuốc trừ sâu trên
vài loại rau ăn lá tại 3 chợ đầu mối khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Tháng2/1994 tại Long An có 155 người bị ngộ độc thuốc BVTV cũng rất trầm
trọng: Số vụ ngộ độc thuốc BVTV trong 7 tháng đầu năm 2002 tăng 6 lầnvà số
người bị ngộ độc tăng 5,5 lần so với năm 2000 nhưng cả 2 năm không có người
chết. Các trường hợp ngộ độc nêu trên đều do người tiêu dung ăn phải các loại rau
ngoài chợ có nhiễm thuốc trừ sâu liều cao (Nguyễn Trần Oánh, 2002) [14]. Theo số
liệu của chi cục BVTV Hà Nội (1997) có 66,7% mẫu rau cải, đậu đõ trong vụ hè
thu và 50% số mẫu các loại rau trong vụ thu đông lấy tại các cơ sở trồng rau khu
cực Hà Nội có dư lượng thuốc BVTV. Rau cải trong vụ hè thu vượt MRL là 33%
số mẫu, trong vụ thu đông dao động 8,3 – 16,7 %.
2.5. Một số phương pháp xác định hóa chất BVTV
2.5.1. Phương pháp lấy mẫu:
18
Độ chính xác của phương pháp lấy mẫu tăng lên theo kích thước mẫu và tính chất
phức tạp của sơ đồ lấy mẫu. Về nguyên tắc có 2 sơ đồ lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu
nhiên và lấy mẫu hệ thống. Có 2 loại mẫu: Mẫu đơn và mẫu tổng hợp. Giá trị tồn
dư HCBVTV trong mẫu đơn có thể dao động rất lớn, với hệ số biến động khoảng
100%. Vì vậy số lượng mẫu phải lấy để phân tích để đạt được độ tin cậy cần thiết là
rất lớn. Do đó việc nghiên cứu trở lên rất tốn kém.
Khi lấy mẫu tổng hợp thì độ biến động sẽ giảm đi khi tăng kích thước mẫu, do đó
số lần phân tích để đạt độ tin cậy cần thiết sẽ ít hơn trường hợp trên nhiều và giá
thành nghiên cứu sẽ giảm. Vì vậy việc lấy mẫu tổng hợp thường dùng để nghiên
cứu tồn lượng.
Việc lấy mẫu hệ thống theo thứ tự thời gian hoặc không gian thì đơn giản, thuận
tiện ít gây sai số hơn nên hay được sử dụng để lấy mẫu phân tích tồn lượng . Một
vài ví dụ xác định vị trí lấy mẫu theo hệ thống a, b, c hoặc d
2.5.2. Phương pháp chiết tách hóa chất BVTV
Phân tích tồn lượng chất bảo vệ thực vật trong môi trường là phân tích lượng

vết nên khi phân tích luôn phải tách chiết HCBVTV ra khỏi mẫu, làm giàu mẫu,
tinh chế loại các tạp chất sau đó mới đem phân tích bằng phương pháp đã chọn.
Phần lớn các HCBVTV đều tan trong các dung môi hữu cơ. Do đó người ta thường
dùng các dung môi hữu cơ như hexan, benzen, ete, axeton, axetonnitrin…để chiết
19
các HCBVTV ra khỏ mẫu rau quả, thực phẩm, nước, đất…tùy theo đối tượng mẫu
mà có các phương pháp khác nhau.
2.5.3. Phương pháp phân tích.
a. Phương pháp cực phổ
Trong phương pháp này, người ta phân cực điện cực giọt thủy ngân bằng
một điện áp một chiều biến thiên tuyến tính với thời gian để nghiên cứu các quá
trình khử cực của chất phân tích trên điện cực đó. Vì vậy, thiết bị cực phổ gồm hai
phần chính là máy cực phổ và hệ điện cực bao gồm điện cực giọt thuỷ ngân và điện
cực so sánh. Đường cực phổ biểu diễn sự phụ thuộc của chiều cao cường độ dòng
với nồng độ chất phân tích. Để xác định các lượng nhỏ chất thường dùng cực phổ
cổ điển (10
-3
– n.10
-5
). Để xác định các lượng chất cực nhỏ thường dùng các
phương pháp cực phổ hiện đại như cực phổ sóng vuông, cực phổ xung vi phân. [5]
A. Guiberteau , T. Galeano Diáz, F. Salinas và J.M. Ortiz [12] đã xác định
carbaryl và carbofuran bằng phương pháp cực phổ xung vi phân. Phương pháp
được ứng dụng xác định các mẫu nước sông. Các mẫu nước sau khi xử lí sẽ được
xác định bằng phương pháp cực phổ xung vi phân với các điều kiện sau: tốc độ
quét 20mV/s (bước nhảy thế: 5mV, khoảng thời gian 0,25s), biên độ xung 50mV
trong khoảng từ + 0,4V đến + 0,8V. Khoảng tuyến tính của carbaryl từ 5.10
-7
10
-

4
M và của carbofuran từ 5.10
-7
– 5.10
-5
M với độ lệch chuẩn tương đối tương ứng là
1,62 và 1,86%.
b. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
20
Các tác giả Urmila Tamrakar, Vinay K. Gupta và Ajai K. Pillai [32] đã xác
định đồng thời 3 loại thuốc trừ sâu nhóm carbamat bằng phương pháp quang phổ
hấp thụ phân tử. Phương pháp dựa trên sự tạo mầu của carbamat với thuốc thử p-
aminoacetanlide. Khoảng nồng độ tuân theo định luật Lambert - Beer của carbaryl,
propoxur và carbosulfan tương ứng là 0,04 – 0,36µg/ml, 0,032 – 0,32µg/ml và 0,08
– 0,64µg/ml. Phương pháp đã được áp dụng để phân tích thuốc trừ sâu nhóm
carbamat trên các mẫu rau, đất, thức ăn, nước… với hiệu suất thu hồi khoảng 95%.
Tác giả L. Alvarez-Rodriguez [26] đã xác định thuốc trừ sâu carbamat như
carbaryl, bendiocarb, carbofuran, methiocarb, promecarb và propoxur bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ phân tử tại bước sóng 510nm. Các thuốc trừ sâu được thủy
phân trong môi trường kiềm nhẹ tạo thành 1-naphtol hoặc phenolate, sau đó nó sẽ
tạo mầu với diazo trimethylanilin có chứa mixen natri dodecyl sunfat. Giới hạn
phát hiện của phương pháp trong khoảng 0,2 – 2mg/ml.
Các phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử chỉ phân tích được một loại
thuốc trừ sâu nào đó hoặc phân tích đồng thời một số hóa chất BVTV. Hơn nữa,
phương pháp có độ nhạy kém. Do đó, hiện nay phương pháp này rất ít được ứng
dụng để phân tích hóa chất BVTV.
c. Phương pháp phân tích dòng chảy (flow injection analysis – FIA)
Phân tích dòng chảy là một kĩ thuật phân tích động, trong đó mẫu phân tích ở
dạng lỏng được bơm vào dòng chất mang chuyển động liên tục. Sau đó trong vòng
phản ứng chất phân tích sẽ phản ứng với thuốc thử có trong dòng chất mang, hay

được bơm trực tiếp vào đầu vòng phản ứng, để tạo ra một sản phẩm có thể phát
hiện được theo một tính chất hóa lí nào đó nhờ một loại detector phù hợp. Các tính
chất hóa lí đó thường là: sự hấp thụ quang phân tử UV-VIS và nguyên tử, tính chất
21
phát xạ của nguyên tử, tính chất huỳnh quang, sự thay đổi chiết suất, tính chất điện
hóa. Ứng với mỗi tính chất người ta có một loại detector. [4]
Tác giả Ana M. García-Campana và cộng sự [23] đã phát triển phương pháp
mới để xác định carbaryl trong thực phẩm thực vật và nước tự nhiên bằng kĩ thuật
phân tích dòng chảy. Đối với mẫu nước, lọc qua màng lọc 0,45µm rồi tiến hành
phân tích. Đối với mẫu quả, tiến hành chiết mẫu bằng etylacetat và làm sạch qua
các loại cột chiết pha rắn như nhôm oxit, SAX, C18, silica. Hiệu suất chiết tốt nhất
khi sử dụng cột nhôm oxit. Carbayl chỉ phát huỳnh quang khi có của chất oxi hóa
KMnO
4
trong môi trường kiềm nhẹ. Hệ thống phân tích dòng chảy để xác định
carbaryl gồm 3 kênh chứa 3 dung dịch khác nhau: NaOH, luminol và KMnO
4
. Tại
các điều kiện tối ưu, khoảng tuyến tính carbaryl từ 5 – 100ng/ml và giới hạn phát
hiện là 4,9ng/ml. Đây là một phương pháp đơn giản, nhanh và dễ dàng kết hợp với
phương pháp sắc ký lỏng để xác định đồng thời một số carbamat.
Phương pháp phân tích dòng chảy có ưu điểm là nhanh, thiết bị phân tích dễ
kiếm và rẻ tiền. Tuy nhiên, phương pháp không thể xác định đồng thời các chất
carbamat. Do vậy, phương pháp cũng ít được ứng dụng để phân tích carbamat.
d. Phương pháp điện di mao quản
Kĩ thuật điện di mao quản là một kĩ thuật mới được phát triển khoảng hơn 10
năm trở lại đây. Đây là một kĩ thuật có thời gian phân tích nhanh, tốn ít dung môi
và hóa chất. Việc xác định các hóa chất bảo vệ thực vật bằng thiết bị này vẫn đang
được nghiên cứu và chưa có nhiều loại thuốc trừ sâu được xác định bằng phương
pháp này.

Ling Wang và cộng sự [34] đã tách và xác định dư lượng thuốc trừ sâu
carbamat bằng phương pháp điện di mao quản đẳng áp. Cột mao quản có đường
22

×