Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận TÌM HIỂU THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ô NHIỄM NGUỒN nước ở SÔNG PHỦ, TỈNH hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.44 KB, 15 trang )

Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG PHỦ, TĨNH HÀ
TĨNH.
2.1. Nước và ô nhiễm nước
2.1.1 Khái niệm nước
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước
2.1.3. Tình trạng ô nhiễm nước trên trên thế giới
2.1.4. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
2.2. Tìm hiểu về thực thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở sông Phủ, Hà Tĩnh
2.2.1. Khái quát về sông Phủ, Hà Tĩnh
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước nguồn nước ở sông Phủ
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở sông Phủ
2.3.1. Ô nhiễm do tự nhiên
2.3.2. Ô nhiễm do nhân tạo
2.4. Hậu quả
III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, KHẮC PHỤC NGUỒN NƯỚC MẶT Ở SÔNG
PHỦ
3.1. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt ở sông phủ
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Lời cảm ơn
“Trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa hoc. Em chân thành biết ơn thầy giáo Lê
Danh Minh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này”


Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Nguyễn Thị Trang
2
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC Ở SÔNG PHỦ, TỈNH HÀ TĨNH
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Về phương diện khoa học, môi trường là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành; còn về
phạm vi ảnh hưởng của nó là một trong những đối tượng mang tính toàn cầu rỏ rệt
nhất. nếu ô nhiễm môi trường là một tai họa thì “tai họa này không chỉ của riêng ai”,
mà là chung của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Ai trong chúng ta cũng đều biết nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá,
không có nước thì không thể có sự sống. Đối với con người không yếu tố nào quan
trọng hơn nước. Chúng ta có thể khổ sở vì thiếu năng lượng, vận tải, chỗ ở, thậm chí
là thức ăn, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước. Vì thế mà nước chiếm 80%
trọng lượng cơ thể. Trên bề mặt địa cầu nước chiếm 75% diện tích, với một lượng
khổng lồ khoảng 1,4 tỉ Km
3

(1 400 triệu tỉ m
3
). Tưởng rằng có thể dùng lượng nước đó
cho còn người dùng mãi mãi, thế nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển công nghiệp,
đô thị và sự bùng nổ dân số làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp nước ta, tình
hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Do đặc thù nền công
nghiệp mới phát triển chưa có sự quy hoạch tổng thể, điều kiện kinh tế của nhiều xí

nghiệp còn có nhiều khó khăn hoặc chưa có kinh phí nhiều. Nên hầu như các nhà máy
chưa xử lí được nước thải mà thải trực tiếp ra môi trường ngoài đặc biệt là nguồn
nước. Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng có dân số đông và mật độ dân cư cao,
nhưng trình độ nhận thức của con người về môi trường, nguồn nước còn chưa cao nên
lượng nước thải trực tiếp ra môi trường ngoài ngày càng nhiều. Điều đó dẫn tới sự ô
nhiễm trầm trọng của nguồn nước ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước, sức khỏe
đời sống của người dân. Vì thế, con người phải biết xử lý các nguồn nước để có đủ số
lượng và đảm bảo chất lượng cho mọi nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, cho
3
chính mình và giải quyết hậu quả do chính mình gây ra Vấn đề bảo vệ môi trường
nói chung và vấn đề xử lý nước nói riêng đang trở thành vấn đề cấp bách mang tính
chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Nhằm giúp mọi người thấy rõ thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm xuất phát từ
thực tiễn của các vấn đề trên chúng tôi thấy việc “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở SÔNG PHỦ, TỈNH HÀ
TĨNH” là một trong những vấn đề cấp bách để cùng con người Hà Tĩnh chung tay bảo
vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước góp phần phát triển kinh tế và sức khỏe của con
người.
2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước sông Phủ ở phường Đại Nài,
TP Hà Tĩnh
- Nguyên nhân và hậu quả do ô nhiễm
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục ô nhiễm
- Hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học
3. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng nước sông Phủ ở Hà Tĩnh
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu qua người dân, internet
- Chụp ảnh và quan sát thực tế
- Thảo luận làm việc nhóm

4
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG PHỦ, TĨNH HÀ
TĨNH.
2.1. Nước và ô nhiễm nước
2.1.1. Khái niệm nước
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hydrô, có công thức hóa học là H2O. Nếu
tính theo khối lượng thì trong nước có hydrô chiếm 11.11% còn oxy chiếm 88.89%.
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của moi sự sống trên trái
đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Nước là một trong
những nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống, ở đâu có nước là ở đó có sự
sống
Hình: 1.1. Cấu trúc phân tử nước
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi, thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình ngfcuar con người và sinh vật. Là một biến đổi do
con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho
việc sử dụng, cho công nghiệp. nông nghiệp, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi
cũng như các loài hoang dại.
5
Hình: 1.2. Nước bị ô nhiễm
2.1.3. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là
vài thí dụ tiêu biểu:
Anh Quốc: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào
giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra
các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề cũng
không khác bao nhiêu. Cuối thế kỷ 18. các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không
còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.

Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trọng.
Mới đây ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc)
gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ
cho phép.
Hiện nay, cơ cấu sử dụng nước ngọt trên toàn thế giới như sau: cho nông nghiệp 73%,
cho công nghiệp 21%, cho sinh hoạt dân dụng 6%.
Vấn đề nhiễm bẩn nguồn nước đã đạt đến mức báo động trên toàn cầu. Ở các Quốc
gia kém phát triển có khoảng 70% dân số ở nông thôn và 25% dân số trong các đô thị
6
sống trong điều kiện không đủ nước cho sinh hoạt và ăn uống. Tổ chức Y tế Thế giới
đã ước tính hằng năm có đến 25 triệu người chết vì bệnh dịch tả, bệnh lỵ và các bệnh
đường ruột Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên Thế giới.
2.1.4. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị
chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ
nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa màu, chủ yếu
là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón
hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải
khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen,
mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi
ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt…
xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hoà và
TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất
cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và các đô
thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.

Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả. Nước
ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. việc khai
thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở
những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền
Trung…
7
Hình: 1.3. Ô nhiễm nước ở sông thị vải
Tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị
hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tình trạng ô nhiễm nước ở nông
thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra biển ở nước ta cũng bị ô nhiễm khá
nặng nề, vì nó nhận các chất gây ô nhiễm từ lục địa và từ biển .
Hệ thống sông Đồng Nai mỗi ngày tiếp nhận khoảng 480.000 m3 nước thải công
nghiệp, 900.000m
3
sinh hoạt, 17.000m
3
nước thải y tế.
Ở Việt Nam nước thải chưa được xử lý đổ ra sông, hồ. Năm 2010 khoảng 510.000
m3/ngày. Khoảng 80% các trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô
nhiễm gây ra, chủ yếu là ở các địa phương nghèo.
2.2. Tìm hiểu về thực thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở sông Phủ, Hà Tĩnh
2.2.1. Khái quát về sông Phủ, Hà Tĩnh
8
Hình 2.1: Sông Phủ
Sông Phủ là đoạn sông chảy qua thành phố Hà Tĩnh, bắt nguồn từ hệ thống sông Rào
Cái, được coi là con sông đẹp với làn nước trong xanh, uốn khúc lượn lờ, hai bên bờ
sông cây cối phủ mát, dưới sông thuyền bè đi lại tấp nập. Thơ xưa đã viết về sông Phủ
như thế này: “Nhiều khúc quanh co sông hiểm thế/ Lòng người nào phải hiểm như
sông”. Đúng vậy, người dân Đại Nài bao đời nay sống dung dị, hiền hòa với ý thức

cùng nhau xây dựng đời sống tiến bộ. Sông Phủ rất thuận tiện cho giao thông đường
thủy, thuyền bè ngược xuôi nối liền với các huyện trong tỉnh. Sông bắt nguồn từ núi
Cúc Thảo ở phía đông huyện Cẩm xuyên tỉnh Hà tĩnh. Chảy từ địa bàn tỉnh Cẩm
Xuyên theo hướng Đông Nam- Tây Bắc, từ địa bàn huyện Thạch Hà theo hướng Nam
Bắc và đổ ra biển Đông ở cửa Sót ở Đông Bắc huyện Thạch Hà. Sông tạo thành ranh
giới tự nhiên giữa Cẩm Xuyên với Thạch Hà và giữa Thạch Hà với TP Hà Tĩnh. Dài
74km. Mùa nắng thì Rào cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở
thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà Tĩnh. Cũng từ đây có thể qua Cẩm Xuyên
vào tận cửa khẩu Kỳ Anh, ngược ra Cửa Sót, qua Nghèn nhập vào sông La lên miền
Chu Lễ, Phố Châu… Vắt qua sông Phủ có cầu dài khoảng 79m, nhân dân quen gọi là
cầu Phủ. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Phủ là một trong những trọng điểm đánh
phá ác liệt suốt 4 năm hòng cắt đứt sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến. Ngày
nay tuy không còn cảnh trên bến dưới thuyền như xưa nữa nhưng sông Phủ vẫn là một
nét vẽ mềm mại, thơ mộng cho thành phố và đêm đêm những ánh đèn điện hắt xuống
9
dòng sông những dải ánh sáng lung linh, huyền ảo, khiến sông Phủ vẫn thật quyến
rũ…
Sông Phủ với với vẻ đẹp thiên nhiên và những trầm tích văn hóa trong đó đã là nguồn
cảm hứng văn, thơ, nhạc cho biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, trong đó người dân
Đại Nài luôn luôn tự hào về các tác giả Cẩm Lai, Văn Linh, Hồ Tôn Trinh… Nhờ
những tác giả đó mà Đại Nài đã đi vào văn thơ một cách chân thật và dung dị.
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước nguồn nước ở sông Phủ
Hình 2.2: ô nhiễm ở sông Phủ và bên bờ sông phủ
Ở dọc hai bên bờ sông Phủ dòng nước có màu nâu đục và có hiện tượng bốc mùi. Dọc
hai bên bờ sông thi thoảng lại có những đống rác thải bừa bãi không có người xử lý
10
thu gom. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều cống xả nước sinh hoạt cũng như nhà máy
bia Hà Tĩnh trực tiếp không qua xử lý đều đổ ra sông. Nước thải từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, dịch vụ và đặc biệt bên dòng sông thuộc TP Hà Tĩnh cạnh đường
quốc lộ 1A là nơi mua bán giao thương của người dân TP Hà Tĩnh và các xã, huyện

lân cận tại chợ Cầu phủ nên rác thải và nước luôn luôn được xả trực tiếp xuống sông.
Bên bờ sông còn là nơi tập trung của các quán nước vỉa hè vào những ngày nắng để
lại rác trực tiếp ngay bên đường bờ sông. Sông Phủ ngày xưa vốn là một con sông
trong xanh tấp nập thuyền bè qua lại. Thế mà nay dòng sông cứ thu hẹp dần, 2 bên
mép sông cây cối um tùm mọc chen lấn là nơi cản và chặn lại rác, ni lông, xác động
vật Tạo điều kiện muỗi phát triển. Dọc hai bờ sông Phủ vẫn còn nhiều hộ gia đình
chăn nuôi gia súc gia cầm đổ trực tiếp nước thải ra sông. Hiện tượng đóng cọc lấn
chiếm lòng sông xây dựng những nhà hàng ăn, quán cà phê còn tiếp diễn. Nước sông
Phủ thực tế đã ô nhiễm. Nước sông hoàn toàn không thể sử dụng sinh hoạt. Thực
trạng ô nhiễm nước sông phủ đang là hồi chuông báo động đòi hỏi chính quyền địa
phương và tỉnh Hà Tĩnh quan tâm và có biện pháp khắc phục.
Ước tính trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số
năm 2004 của phường Đại Nài là 5748 người thì mỗi ngày toàn phường có tới 2874
tấn rác. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới chỉ thu gom, xử lý
được gần 70% lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh
hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ
bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước
trong đó co sông Phủ (Nguồn cục bảo vệ môi trường)
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở sông Phủ
2.3.1. Ô nhiễm do tự nhiên
Do các quá trình vận động của vỏ trái đất hay các thiên tai như: bão, lũ lụt, gây ra,
do sự phân hủy một số lượng lớn xác động, thực vật chết. Tuy nhiên tất cả các nguyên
nhân đó đều được điều hòa bởi các quy luật tự nhiên và không gây ảnh hưởng quá
lớn.
11
2.3.2. Ô nhiễm do nhân tạo
Ô nhiễm do công nghiệp: Ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, nước thải được thải ra từ nhà máy bia chưa được xử lý.
Nước thải do sinh hoạt, bao bì : Thải ra trực tiếp từ các hộ dân cư, kinh doanh, trường
học, chợ, Rác và nước thải chưa qua xử lý được thải một cách vô tư xuống sông.

Ý thức của người dân khi đổ rác 2 bên lòng sông
Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp: Do lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và
phân bón hóa học một cách tràn lan, không có phương pháp.
Nguyên nhân khác:
Do tác động của ô nhiễm không khí: các khí thải nhà máy, xe máy, ô tô đã mang theo
CO. CO
2
, SO
2
, làm ô nhiễm không khí, kết hợp với hơi nước bốc lên gây mưa axit,
làm giảm độ PH của sông Phủ, làm chết các loài thủy sinh.
2.4. Hậu quả
Nguồn nước bị ô nhiễm đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Thiếu nước sach cho sinh hoạt của con người.
Việc sử dụng không hợp lý làm lãng phí tài nguyên nước và gây thiếu hụt nước, nhất
là vào mùa khô.
Thiếu nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Ô nhiễm nguồn nước là một trrong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh.
Cạn kiệt tài nguyên nước.
12
III. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT Ở SÔNG
PHỦ
3.1. Các biện pháp khắc phục bảo và bảo vệ nguồn nước mặt ở sông phủ.
Sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường đang trở thành mối đe dọa với nhân
loại, vì vây giữ cho trái đất trong lành tươi xanh và bền vững là trách nhiệm của con
người chúng ta.
- Trong sản xuất nông nghiệp có chế độ tưới nước, bón phân hợp lý. Tránh sử dụng
thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng phương pháp khoa học là
dùng thiên địch đề diệt sâu bọ có hại.
- Trong chăn nuôi gia súc gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lí chất

thải. Có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra sông.
- Tránh việc xả nước thải của chợ nước thải sinh hoạt của người dân trực tiếp ra sông.
Hệ thống cống thoát nước từ hộ dân cư cần có nắp đậy để tránh tình trạng rác thải ra
sông. Xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh.
- Không lấn chiếm lòng sông để xây nhà, chăn nuôi thủy sản.
- Sử dụng nguồn nước tiết kiệm, có mục đích.
- Tuyên truyền cho người dân biết về tình trạng ô nhiễm cũng như tác hại của việc xả
nước thải trực tiếp ra dòng sông ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của họ như thế
nào.
13
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho
một số dòng sông ở Hà Tĩnh nói chung và ở sông Phủ nói riêng trở nên ô nhiễm
gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân để từ đó có nhiều biện pháp khắc phục
và can thiệp của cơ quan chức năng.
4.2. Kiến nghị
Cần phải tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm và những tác hại của nó tới sức khỏe trực
tiếp đến người dân. Để người dân hiểu rằng bảo vệ dòng sông là bảo vệ chính cuộc
sống của họ. Đồng thời chính quyền địa phương, cơ quan chức năng có những
biện pháp xử lý đối với tình trạng xả rác bừa bải, lấn chiếm lòng bờ sông.
14
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Ngọc Đỉnh, 1998, Tài nguyên và khoáng sản Việt Nam. NXB ĐHQG
Hà Nội.
2. Lê Văn Khoa, 1995 Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo dục
3. Th.S Lê Danh Minh Giáo dục môi trường .NXB DDH Hà Tĩnh
15

×