TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 505
-----o0o-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-----o0o-----
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUÍ I NĂM 2010
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp :
1 - Hình thức sở hữu vốn :
Công ty cổ phần Sông đà 505 được thành lập theo quyết định số 980/QĐ-BXD
ngày 22/06/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi từ một bộ phận
doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là
do các cổ đông góp vốn. Trong đó vốn điều lệ : 24.960.000.000,VNĐ (Công ty cổ phần
Sông đà 5 nắm giữ cổ phần với tỷ lệ góp vốn 32,6% tương ứng : 8.139.600.000,VNĐ;
vốn góp của các cổ đông khác : 16.820.400.000,VNĐ); Thặng dư vốn cổ phần :
48.241.472.500,VNĐ; Vốn quĩ DN : 14.305.507.904,VNĐ. Công ty là đơn vị hạch toán
độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội Nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005 ; Điều lệ và tổ chức hoạt động . Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển
vốn đảm bảo lợi ích cho tất cả các cổ đông, Việc phân chia lợi nhuận do Hội đồng quản
trị trình Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh
đã được kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính năm và báo cáo của ban kiểm soát
Công ty.
2 - Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh:
Công ty cổ phần Sông đà 505 có trụ sở đăng ký kinh doanh tại Xã IaO - Iagrai - Gia
Lai, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000041 do Sở kế
hoạch đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp ngày 09/08/2004, Từ khi thành lập đến nay Công ty đã 6
lần hiệu chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần hiệu chỉnh gần nhất là vào
ngày 27/11/2009 với số chứng nhận đăng ký kinh doanh mới là 5900320629. Ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là:
- Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, dân dụng, nhà ở thuỷ điện, thuỷ lợi,
giao thông.
- Xây dựng và vận hành đường dây, công trình thủy điện vừa và nhỏ
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện
kim loại, phụ tùng, phụ kiện phục vụ xây dựng.
1
- Thi công khai thác đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn, xử lý công trình bằng
phương pháp khoan phun, khoan phụt
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công trình, kiểm định hiệu
chuẩn các thiết bị, phương tiện đo lường và thử nghiệm
- Khai thác quặng sắt
- Khai thác cát, đá, sỏi
- Kinh doanh bất động sản
- Nhận ủy thác đầu tư, mua bán cổ phiếu
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2004
3- Đặc điểm hoạt động của Công ty trong kỳ có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Hiện nay công ty đang tham gia thi công tại một số công trình thủy điện trọng
điểm của Nhà nước, một số công trình này đang áp dụng cơ chế thanh toán theo văn
bản 797-400 của Chính phủ áp dụng đối với một số dự án thủy điện được phép triển
khai khởi công khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chính thức và
cho phép chủ đầu tư tạm thanh toán trên cơ sở đơn giá địa phương, bên cạnh đó việc
huy động nguồn vốn thanh toán cũng như công tác triển khai nghiệm thu thanh toán
cho các nhà thầu của các chủ đầu tư trong giai đoạn đầu năm là rất chậm đã dẫn đến
việc thu hồi vốn của Công ty không đảm bảo kế hoạch .
II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán .
1- Kỳ kế toán năm : Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm
2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam, viết tắt (đ)
III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
1- Chế độ kế toán áp dụng : Chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn kế toán
thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam, quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp đồng thời có điều chỉnh bổ
sung theo hướng dẫn tại thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về việc hướng
dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp
2- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
3- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Các báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam, tuân thủ mọi qui định của từng chuẩn mực, các thông tư hướng dẫn của
từng chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính và chế độ kế toán hiện hành
IV. Các chính sách kế toán áp dụng
1- Nguyên tắc ghi nhận những khoản tiền và tương đương tiền :
2
- Các khoản tiền : Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
- Các khoản tương đương tiền : Là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có
khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi
thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Các khoản tương
đương tiền được đánh giá theo giá gốc
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Đồng tiền được sử dụng
trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND); các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
đồng tiền khác với Đồng Việt Nam được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại
thời điểm phát sinh. Các tài khoản có số dư ngoại tệ được chuyển đổi sang Đồng Việt
Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ
kế toán. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của các khoản nợ dài hạn được phản ánh vào kết quả hoạt
động kinh doanh trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của
tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn thì để lại số dư trên báo cáo
tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư
2- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho :
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
o Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá
gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh
để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
o Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn
lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí
khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho
o Giá gốc hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí SX chung
o Những chi phí không được tính vào hàng tồn kho bao gồm : Các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng tồn kho do không đúng qui cách phẩm chất, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo giá bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Được lập khi có đủ bằng
chứng tin cậy về việc giá trị thực tế thấp hơn giá gốc, tăng hoặc giảm khoản dự
3
phòng giảm giá hàng tồn kho được kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong năm.
(Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo
hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính)
3- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Được xác định bằng giá
mua thực tế cộng với các chi phí phát sinh đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng
- Nguyên tắc đánh giá tài sản : Theo 2 chỉ tiêu là nguyên giá và giá trị còn lại,
được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế
- Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức
khấu hao nhanh 2 lần, thời gian khấu hao của TSCĐ áp dụng theo Quyết định số
203/2009/QĐ- BTC ngày 20/10/2009.
4- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư : Được xác định giá trị ban đầu theo
nguyên giá và Nguyên giá bất động sản đầu tư bao gồm các chi phí giao dịch liên
quan trực tiếp ban đầu
- Phương pháp khấu hao áp dụng : Được xác định bằng nguyên giá chia cho thời
gian sử dụng hữu ich ước tính
5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn vào cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát : Khoản đầu tư vào Công ty con ( 50% quyền biểu quyết
trở lên ) và công ty liên kết (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) được phản
ánh theo giá gốc bao gồm giá mua + các chi phí mua ( nếu có) như chi phí môi
giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí và lệ phí; khoản vốn góp vào cơ sở
đồng kiểm soát được ghi nhận bằng giá trị do hai bên thống nhất đánh giá ghi
vào biên bản
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn : Được ghi nhận theo giá mua thực tế
chứng khoán ( giá gốc) bao gồm giá mua + chi phí mua ( nếu có) như chi phí môi
giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí và lệ phí
- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác : Được ghi nhận theo giá mua thực tế
( giá gốc) bao gồm giá mua + chi phí mua ( nếu có) như chi phí môi giới, giao
dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí và lệ phí
4
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn : Được lập dự
phòng vào thời điểm cuối mỗi liên độ kế toán nếu như giá trị thị trường của các
khoản đầu tư giám xuống thấp hơ so với giá gốc được ghi trên sổ sách kê toán
(Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-
BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính)
6- Nguyên tắc ghi nhận vốn hóa các khản đi vay
- Chi phí đi vay bao gồm : Lãi vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay
trên các khoản thấu chi, khoản phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát
sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu và phần phân bổ các
khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đi vay: Được ghi nhận theo từng khế ước vay,
đối tượng vay và cho vay, trong đó theo dõi chi tiết cho từng khoản vay bao gồm
cả gốc và lãi
- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ :
Việc xác định chi phí đi vay và vốn hóa trong kỳ được thực hiện theo đúng
chuẩn mực kế toán được hướng dẫn tại thông tư 105/2003/TT-BTC ngày
04/11/2003 của Bộ tài chính theo đó được chia thành 02 trường hợp là : Vốn hóa
chi phí đi vay đối với các khoản vay riêng biệt và vốn hóa chi phí đi vay đối với
các khoản vay chung
7- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác :
- Chi phí trả trước : Đối với các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí trả trước là
các khoản chi phí chủ yếu là công cụng dụng cụ SX có thời gian sử dụng hữu ích > 3
tháng < 12 tháng và được phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng ước tính
Nguyên giá
Giá trị phân bổ = -------------------------------------
Thời gian sử dụng ước tính
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại : Giá trị lợi thế thương mại của
Công ty được xác định tại thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp và được phân bổ dần
vào chi phí theo thời gian ước tính của đơn vị ≤ 3 năm ( Được tính bằng giá trị ghi sổ
chia cho thời gian phân bổ )
8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả :
Là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí SXKD
trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí
SXKD trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.Các khoản
5