Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.83 KB, 9 trang )

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO”
HỌ VÀ TÊN: NGÔ THỊ BÉ TƯ
Đơn Vị: Trường Mẫu Giáo Phú Mỹ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc - giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của gia đình – nhà trường và xã hội, trong đó ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất
nước, có thể nói giáo dục mầm non được xem là viên gạch nền để xây nên các công trình vĩ đại ,và ở
đó người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất lượng để xây
nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy,nếu nền móng mà không được xây dựng vững
chắc thì không thể nào làm cho công trình đó vững chắc được. Chính vì lẽ đó ngày 25 tháng 7 năm
2009 Chương trình giáo dục mầm non mới được biên soạn trên cơ sở quy định của Luật Giáo dục và
đào tạo đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-
BGĐT. Chương trình giáo dục mầm non mới được ban hành là chương trình khung, có kế thừa
những ưu việt của chương trình chăm sóc trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm đảm bảo đáp
ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ
hội cho trẻ phát triển.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì đòi hỏi giáo viên phải thực sự gắn bó tâm huyết với nghề,
hết lòng vì học sinh thân yêu, vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm được tâm sinh lý trẻ, tổ
chức được các hoạt động học, hoạt động cho trẻ, làm sao cho trẻ được học một cách thoải mái, có
nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm và giáo dục trẻ các lĩnh vực về
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ tự tin hơn, nhanh
nhẹn, hoạt bát hơn trong giao tiếp.
Với những yêu cầu trên là cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn tôi luôn suy
nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn để kịp thời thực hiện Chương trình giáo dục
mầm non mới. Từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài :
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mẫu giáo”.
II. THỰC TRẠNG
Năm 2010 – 2011 trường Mẫu Giáo Phú Mỹ mới được thành lập (Trường được tách ra từ


trường Mầm Non Phú Mỹ) thuộc địa bàn ấp thượng 2, Thị Trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Tỉnh An
Giang. Trường được sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh về cơ sở vật
chất và tạo mọi điều kiện cho cháu đi học đầy đủ, sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng giáo dục
huyện, của hiệu trưởng, được tập huấn chương trình giáo dục mầm non do sở giáo dục và phòng
giáo dục tổ chức, đa số đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, năng động sáng tạo trong công tác,
bám trường bám lớp, trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
- 1 -
Bên cạnh mặt thuận lợi trên thì trường vẫn còn một số mặt khó khăn cũng ảnh hưởng ít nhiều
đến công tác chuyên môn.
Do là trường vừa được tách ra nên đầu năm vẫn còn phải sửa chữa các phòng học,tuy được sự
giúp đỡ của chính quyền, phòng giáo dục, trường và phụ huynh học sinh nhưng đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho công tác dạy và học còn hạn chế chưa đáp ứng được với nền giáo dục hiện tại (Năm đầu
tiên thực hiện chương giáo giáo dục mầm non theo chương trình khung).
Đa số giáo viên còn lung túng trong việc thực hiện chương trình khung. Chưa nắm được cách
lên kế hoạch năm, mạng nội dung, mạng hoạt động và kế hoạch giáo dục hằng ngày. khi lên lớp còn
nặng về mặt cùng cấp kiến thức cho trẻ chưa cho trẻ trải nghiệm tự thể hiện mình, sử dụng đồ dùng
chưa khoa học, lồng ghép tích hợp còn thiếu tính khoa học, ít sử dụng nguyên vật liệu mở, chưa giải
quyết được tình huống kịp thời, Trang trí lớp chưa phong phú, chưa nỗi bật chủ đề.
Sỉ số học sinh ở các lớp khá đông.
Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến viêc học của các cháu ,không am
hiểu về chương trình giáo dục mầm non, yêu cầu giáo viên phải dạy trẻ học viết chữ và làm toán.
Từ thực trạng trên với trách nhiệm là người quản lý chuyên môn luôn mong muốn chất lượng
chuyên môn của nhà trường được đi lên. Từ mong muốn trên tôi đã tìm ra và thực hiện đề tài “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mẫu giáo”.
III . KẾ HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn.
2. Hướng dẫn giáo viên lên các kế hoạch và chương trình giáo dục mầm non mới.
3. Tổ chức và kiểm tra hoạt động chuyên môn: Nhắc lại chuyên đề, thao giảng, tiết dạy tốt, hội
thi màu xanh, làm đồ dung đồ chơi...
4. Tham quan học tập chuyên môn từ đơn vị bạn.

5. Tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất cũng như quan tâm đến việc
học của cháu.
Sau khi đã xây dựng kế hoạch tôi bắt đầu tiến hành thực hiện bằng các biện pháp sau:
III . BIỆN PHÁP
1/. Xây dựng kế hoạch chuyên môn:
Đầu năm học tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng cụ thể, rõ ràng
phát triển số lượng và chất lượng. Trước tiên tôi tham khảo các kế hoạch về chuyên môn trên
mạng và dựa vào mẫu kế hoạch của phòng giáo dục huyện tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch
chuyên môn cho trường. Trong đó tôi đi sâu vào nhiệm vụ cụ thể về chuyên môn.
Đưa các lĩnh vực phát triển trẻ cần đạt được trong năm học dựa theo chương trình
khung và điều kiện thực tế của trẻ ở địa phương
ví dụ:
* Phát triển thể chất:
- Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
* Phát triển nhận thức:
- Ham hiểu biết thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
- 2 -
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán chú ý ghi nhớ có chủ định
- Có khả năng diễn đạt hiểu biết bằng các cách khác nhau (hành động, hình ảnh, lời
nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, hiện tượng sự vật xung quanh và một số
khái niệm sơ đẳng về toán.
* Phát triển ngôn ngữ:
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ…)

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong đời sống hằng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ
tuổi.
- Có một số kỹ năng ban đầu về đọc viết.
* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Có ý thức về bản thân,
- Có khả năng nhận biết và thể
hiện tình cảm với con người sự
vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm chia sẻ.
- Thực hiện một số quy tắc quy định ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi.
* Phát triển thẩm mỹ:
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc trong hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.
Gợi ý tổ trưởng họp tổ viên để dưa ra các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề trong
năm từ đó dự kiến chủ đề chung cho các khối để tiện việc trang trí và giáo dục các cháu.
Ví dụ:
DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GD MN MỚI - MẪU GIÁO LỚN
TT CHỦ ĐỀ CHÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN GHI CHÚ
1 Trường mầm non 3 tuần (Từ 16/8 – 3/9)
2 Gia đình – Tết trung thu 4 tuần (Từ 6/9 – 8/10)
Nghĩ giữa HKI ( 11-18/10)
3 Nghề nghiệp 5 tuần (Từ 18/10 - 19/11)
4 Động vật 4 tuần (Từ 22/11- 17/12)
5 Thực vật
4 tuần (20/12/2010- 21/1/2011)

1 tuần dự trữ ( 27-31/12)
6 Tết và mùa xuân 2 tuần (Từ 24/1 – 18/2) 2 tuần nghĩ tết (26-9/02)
7 Phương tiện giao thông 4 tuần (Từ 21/2 – 18/3
8 Quê hương, đất nước, Bác Hồ 4 tuần (28/3 – 22/4)
9 Trường tiểu học 2 tuần (Từ 25/4 – 6/5
10
Nước và các hiện tượng tự nhiên
2 tuần ( Từ 09/5 – 20/5) 1 tuần dự trữ ( 23-27/05)
- 3 -
DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GD MN MỚI - MẪU GIÁO CHỒI – MẦM
TT CHỦ ĐỀ CHÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN GHI CHÚ
1 Trường mầm non 3 tuần (Từ 16/8 – 3/9)
2 Bản thân 3 tuần (Từ 6/9 – 24/9)
3 Gia đình – Tết trung thu 4 tuần (Từ 27/9 - 29/10)
Nghĩ giữa HKI (11-18/10)
4 Nghề nghiệp 3 tuần (Từ 1/11- 19/11)
5 Động vật 4 tuần (Từ 22/11- 17/12) 1 tuần dự trữ ( 27-31/12)
6 Thực vật
4 tuần (20/12/2010- 21/1/2011)
2 tuần nghĩ tết (26-9/02)
7 Tết và mùa xuân 2 tuần (Từ 24/1 – 18/2)
8 Phương tiện giao thông 4 tuần (Từ 21/2 – 18/3)
9 Quê hương, đất nước, Bác Hồ 4 tuần (28/3 – 22/4)
10 Nước và các hiện tượng tự nhiên 4 tuần ( Từ 25/4 – 20/5) 1 tuần dự trữ ( 23-27/5)
Bên cạnh đó khuyến khích giáo viên đổi tên chủ đề cho gần gũi với trẻ.
Ví dụ: chủ đề trường mầm non có thể đổi thành trường mẫu giáo phú mỹ thân thương ...
Trong kế hoạch tôi dự kiến các chuyên đề, tiết thao giảng, tiết dạy tốt cần mở trong năm.
Trên cơ sở dựa vào nâng lực, điều kiện của các cô năm học vừa qua để tôi phân công cụ thể từng
giáo viên. Những tháng có nhiều việc nhưng tham gia hội thi An toàn giao thông, màu xanh của bé

tôi sẽ không tổ chức chuyên đề và thao giảng.
Ví dụ: Trường tôi có 8 giáo viên. Trong năm tôi sẽ thực hiện 3 chuyên đề và mỗi 2 tiết dạy
tốt, tiết thao giảng tôi dự kiến kế hoạch như sau:
Bên cạnh đó trong những tuần đầu năm tôi tham gia vào họp tổ chuyên môn để xem các cô
trao đổi và thực hiện như thế nào để điều chỉnh kịp thời.
Qua việc chuẩn bị tốt kế hoạch nhưng thế thì tôi mvà 16 tiết dạy tốt, kế hoạch mỗi tháng một
giáo viên sẽ thực hiện 2 tiết dạy và một chuyên đề . Vậy thì trong tháng trường sẽ thực hiện được 2
tiết và 1 chuyên đề. Sau đó tôi phân công cụ cho từng giáo viên trong kế hoạch tháng.
Dự kiến các hội thi trong năm của trường trên cơ sở các hội thi của phòng, của sở.
Ví dụ: * Cấp trường
-Hội thi “An toàn giao thông”.
-Hội thi “ Màu xanh của bé”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “ làm đồ dùng đồ chơi”.
-Hội thi “ Viết sáng kiến kinh nghiệm”.
-Hội thi “ Sáng tác bài hát mầm non”.
* Cấp huyện:
-Hội thi “An toàn giao thông”.
- 4 -
-Hội thi “ Màu xanh của bé”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “Viết sáng kiến kinh nghiệm”.
-Hội thi” Sáng tác bài hát mầm non”.
* Cấp tỉnh:
- Phấn đấu tham gia các hội thi cấp Tỉnh.
Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và hưỡng dẫn và quản lý giáo viên.
2/. Hướng dẫn giáo viên lên các kế hoạch, chương trình giáo dục mầm non mới (chương
trình khung)
Kế hoạch năm học. Tổ trưởng: Dựa vào kế hoạch chuyên môn của trường lên kế hoạch cho tổ

của mình. Và đề ra các biện pháp để thực hiện các kế hoạch. Giáo viên dựa vào kế hoạch của tổ
trưởng để xây dựng kế hoạch cho lớp của mình theo tình hình thực tế của lớp.
Do năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo chương trình khung nên đa
số giáo viên lên kế hoạch cho các chủ đề còn lẫn lộn giữa các lĩnh vực. Chẳng hạn lĩnh vực giáo dục
phát triển nhận thức với lĩnh vực giáo dục phát triển tình kỹ năng xã hội, hay trong lĩnh vực chỉ chọn
một loại đề tài. Ví dụ: Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ chỉ chọn các đề tài là thơ
( đề tài gia đình thân yêu: Thơ làm anh, thơ cái bác xinh xinh, thơ em yêu nhà em ...). Vào các cuộc
hợp chuyên môn tháng của trường và của tổ trưởng tôi hướng dẫn cách lên mạng nội dung và mang
hoạt động. Mạng nội dung của một chủ đề thì thể hiện các chủ đề nhánh và số tuần cần thực hiện
cho chủ đề nhánh đó. Ví dụ chủ đề “ Trường Mẫu giáo phú mỹ thân yêu” thực hiện trong 3
tuần1: trường mẫu giáo của bé; Tuần 2: Lễ hội đến trường; Tuần 3: Lớp học của bé.
Mạng hoạt động phải thể hiện được 5 lĩnh vực phát triển ( Giáo dục phát triển thể chất, giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tẩm
mĩ ) trong mỗi chủ đề. Trong các lĩnh vực giáo dục phải chọn các đề tài phù hợp và rải đều các kỹ
năng cho trẻ. Chẳng hạn giáo dục phát triển thẩm mỹ có âm nhạc và tạo hình phải được xen kẻ với
nhau và các kỹ năng phải được luân phiên nhau về tạo hình thì luân phiên các kỹ năng: vẽ nặn, cắt,
xé dán. Âm nhạc thì luân phiên các nội dung trong tâm: dạy hát, nghe hát, trò chơi, biểu diễn văn
nghệ. Và trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Ví dụ giáo dục phát triển ngôn ngữ trong chủ đề trường
trường mẫu giáo phú mỹ thân yêu có 3 tuần ( tuần 1: Thơ: Bé vào lớp lá, tuần 2: Làm quen chữ cái,
tuần 3: truyện Sự tích đêm trung thu. Phân tích cho giáo viên hiểu rõ lĩnh vực giáo dục phát triển
nhận thức (trọng tâm là trẻ sẽ nhận biết được các đặc điểm, các mối quan hệ, thể hiện các hiểu biết
của mình về các đối tượng sự vật), còn lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ( Trẻ có
ý thức về bản thân: Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người và hiện tượng xung
quanh. Phát triển kỹ năng xã hội: Có phẩm chất cá nhân: mạnh dan, tự tin, tự lực; Có một số kỹ
năng sống: Tôn trọng, hợp tác, than thiện, quan tâm, chia sẻ; Thực hiện một số qui định, qui tắc
trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi).
3/. Tổ chức và kiểm tra hoạt động chuyên môn trong trường:
Xây dựng lớp điểm:
Để giáo viên tự phát huy khả năng khéo tay, thẩm mỹ trong khâu trang trí lớp theo chủ đề và
để cho chị em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mỗi một chủ đề chọn 1 lớp làm lớp điểm. Trong năm

có 10 chủ đề nhưng trường chỉ có 8 giáo viên thì tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm 2 chủ đề.
Ví dụ: chủ đề: Trường mầm non Lớp Lá 1 - Tổ trưởng
Bản thân Lớp Lá 2
- 5 -

×