Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn lợn thịt và so sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi của một số phác đồ tại trại lợn thị trấn Nếnh - Huyện Việt Yên- Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.45 KB, 61 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Nước ta nghề nuôi lợn đó cú từ rất lâu đời và đã trở thành một thành
phần quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần
đây nhờ có chớnh sách mở cửa của nhà nước và sự mở rộng thị trường tiêu
thụ mà chăn nuôi lợn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cũng như bao địa phương khỏc trờn cả nước, ở tỉnh Bắc Giang số
lượng và quy mô chăn nuôi lợn trang trại ngày càng mở rộng, thay dần cho
hình thức chăn nuôi truyền thống, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho
người chăn nuôi.
Tuy nhiên bờn cạnh những thành tựu đạt được, người chăn nuôi lợn
trang trại vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, đặc biệt là
trong chăn nuôi lợn giống ngoại. Đây là các giống lợn có khả năng sinh
trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao đáp ứng được thị hiếu của người
tiêu dùng. Song do khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta cũn
kộm nờn dịch bệnh còn xảy ra rất phức tạp, trong đó có bệnh viêm phổi. Bệnh
thường xày ra trên đàn lợn ở tất cả các lứa tuổi, gây thiệt hại đáng kể cho
người chăn nuôi.
Nhằm nắm được tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh viêm phổi nói
riêng xảy ra trên đàn lợn theo quy mô trang trại, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn lợn thịt và so sánh hiệu quả điều trị
bệnh viêm phổi của một số phác đồ tại trại lợn thị trấn Nếnh - Huyện Việt
Yờn- Tỉnh Bắc Giang ”.
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Nắm được tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh viêm phổi nói riêng
trên đàn lợn của trang trại.
- Xây dựng được phác đồ điều trị bệnh viêm phổi đạt hiệu quả cao cho
đàn lợn của trại.
1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH SINH DỊCH


2.1.1. Quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ con
vật ốm sang con vật khoẻ. Như chúng ta đã biết, con vật ốm luôn luôn bài
mầm bệnh ra ngoài suốt cả thời gian mắc bệnh. Mầm bệnh được truyền thẳng
sang con vật khoẻ hoặc được bài ra ngoại cảnh rồi xâm nhập vào con vật
khoẻ. Con vật ốm được coi là nguồn bệnh, ngoại cảnh - nơi mầm bệnh tạm
thời tồn tại - bao gồm rất nhiều nhân tố có tác dụng làm trung gian truyền
mầm bệnh, gọi là nhân tố trung gian truyền bệnh. Con vật khỏe phải là con
vật cảm thụ đối với bệnh thỡ quỏ trinh sinh dịch mới xảy ra. Vậy một vụ dịch
muốn phát sinh cần phải có đủ 3 yếu tố: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian
truyền bệnh và súc vật cảm thụ. Ba yếu tố trên là 3 khâu của dây chuyền quá
trình sinh dịch. Chỉ cần thiếu một trong 3 khâu là dịch bệnh không thể phát
sinh. (Nguyễn Vĩnh Phước -1978) [14]
2.1.2. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch.
Gramasipxki cho rằng nguồn bệnh là nơi mầm bệnh khu trú và sinh sản thuận
lợi, và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng
cách này hay cách khác để gây bệnh. Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện
cho mầm bệnh tồn tại mãi mãi. Theo quan điểm đúng đắn của dịch tễ học bất
cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng không thể coi là nguồn bệnh được, vì ở đó
tuy có chứa mầm bệnh, thậm chí mầm bệnh tồn tại khỏ lõu, nhưng không có
điều kiện nào để chúng tồn tại lâu dài. Nhiều loài mầm bệnh thật ra sống rẩt
lâu trong đất , nước nhưng nguồn bệnh chính vẫn là súc vật gây bệnh, vỡ cú
chỳng thỡ đất, nước mới có mầm bệnh và mầm bệnh mới tồn tại mãi mãi
trong thiên nhiên. Theo quan điểm trờn thỡ nguồn bệnh phải là sinh vật đang
2
mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh. Cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên
duy nhất cho mầm bệnh sinh sống và phát triển.
Nguồn bệnh được chia thành 2 loại:
- Con vật đang mắc bệnh: gồm có gia súc, gia cầm , dã thú mắc bệnh ở

các thể khác nhau. Trong nhiều bệnh, con ốm ở thời kì nung bệnh là nguy
hiểm nhất vì con ốm đã mang và bài mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước
khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Về mặt dịch tễ học, những con
vật mắc bệnh nhẹ nguy hiểm hơn những con mắc bệnh nặng; vỡ chỳng
thường khó bị phát hiện, dễ bị bỏ qua hoặc coi thường, lại có khả năng tiếp
xúc với con khoẻ nên làm bệnh dễ lây lan.
- Con vật mang trùng: gồm gia súc, gia cầm, dã thú cụn trùng và cả
người mang trùng. Hiện tượng mang trùng có thể bao gồm gia súc, gia cầm
sau khi mắc bệnh khỏi có miễn dịch (lao) hoặc không có miễn dịch
(leptosoirosis) nhưng có mang trùng, cũng có thể là vật mới lành bệnh nhưng
còn mang và bài xuất mầm bệnh trong một thời gian ( dịch tả lợn) hoặc có thể
là vật chưa mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh ( lợn đóng dấu, tụ huyết trùng,
phó thương hàn). Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ
học.sỳc vật mang trùng thường làm lây lan bệnh lớn hơn cả bản thân súc vật
ốm. (Nguyễn Vĩnh Phước -1978) [14]
2.1.3. Các nhân tố trung gian truyền bệnh
Là khâu thứ hai của quá trình sinh dịch có vai trò chuyển mầm bệnh từ
nguồn bệnh tới súc vật thụ cảm. Muốn lan truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể
khoẻ, mầm bệnh thường phải sống một thời gian nhất định ở ngoại cảnh trờn
cỏc nhân tố trung gian truyền bệnh. Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào
loại mầm bệnh, loại nhân tố trung gian truyền bệnh, điều kiện thời tiết khí
hậu. Mầm bệnh nếu không sinh sản phát triển ở đó và sau một thời gian nhất
định sẽ bị tiêu diệt. Có rất nhiều loại nhân tố trung gian truyền bệnh :
- Thức ăn nước uống: Là nhân tố phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền lây
bằng đường tiờu hoá qua thức ăn nước uống. Thức ăn nước uống bị ô nhiễm
3
là do các chất bài tiết của con bệnh, do đất bị ô nhiễm, do dụng cụ chứa và
chế biến thức ăn, do các loại gia súc , gia cầm khác, do côn trùng vv….
- Đất: đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây lan bệnh. Đất bị ô
nhiễm là do các chất bài tiết của con bệnh, do chẩt thải của cống rãnh, của các

nhà máy chế biến thú sản, lũ sát sinh, do chôn xác súc vật….Từ đất mầm
bệnh qua vết thương hay qua thức ăn, nước uống bị dính đất mà vào cơ thể.
- Không khí: mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí và truyền bệnh.
Không khí có chứa mầm bệnh là do mầm bệnh dính vào bụi hoặc dính vào
các bọt nước nhỏ khi gia súc kêu, rống hoặc ho bắn ra. Không khí là nhân tố
truyền bệnh duy nhất của những bệnh hô hấp
- Côn trùng: gồm rất nhiều loài động vật (ruồi, muỗi, rận, ve ) có vai
trò hết sức nguy hiểm trong việc truyền bệnh.Côn trùng là những nhân tố
sống truyền bệnh nên có thể chủ động mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi
khỏc.Cụn trựng truyền bệnh theo 2 phương thức: cơ học và sinh học.
- Các loại động vật khác: tất cả các loài động vật khỏc khụng cảm thụ
hoặc ít cảm thụ bệnh đều là những nhân tố trung gian truyền bệnh cơ học. Đặc
biệt cần chú ý đến loài chim vỡ chỳng có khả năng mang mầm bệnh đi xa và
loài gặm nhấm, nhất là chuột vỡ chỳng thường xuyên tiếp xúc với gia súc và
các chất nhiễm mầm bệnh. Chuột có vai trò rất nguy hiểm trong việc truyền
nhiễm bệnh cho gia súc và người.
- Người: có thể mang nhiều mầm bệnh, nhất là những người trực tiếp
tiếp xúc với gia súc như: cụng nhân chăn nuôi vắt sữa, cán bộ nhân viên thú
y, người chăm sóc gia súc
- Dụng cụ đồ vật: tất cả nhưng dụng cụ đồ vật dùng cho gia súc trong
chăn nuôi, sản xuất hoặc tiếp xúc với gia súc đều có thể truyền bệnh. Mức độ
tác hại phụ thuộc vào thời gian tồn tại của mầm bệnh trên dụng cụ đó.
- Sản phẩm gia súc: thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt, sữa và các sản
phẩm chế biến từ sữa, cỏc thỳ sản khác như xương, sừng, lụng , múng, cỏc
sản phẩm nông nghiệp đều có thể mang và truyền mầm bệnh đi xa.
4
Vì vậy một biện pháp vô cùng trọng yếu trong công tác phòng chống
dich bệnh là phải tìm cách phá huỷ các nhân tố trung gian (giữ vệ sinh thức ăn
, nước uống, tiêu diệt côn trùng )
Mà mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường trên nhân tố trung gian

truyền bệnh trong thời gian dài hay ngắn. Tuy nhiờn nú cũn chịu ảnh hưởng
của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ thời tiết, ánh sáng, mưa, gió (Nguyễn
Vĩnh Phước -1978) [14]
2.1.4. Súc vật thụ cảm
Là khâu thứ ba không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Có nguồn
bệnh và nhân tố trung gian truyền bệnh thuận lợi mà cơ thể súc vật không
cảm thụ với bệnh thì dịch không thể phát sinh. Vì vậy làm tăng sức đề kháng
không đặc hiệu (nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh ) và sức đề
kháng đặc hiệu (tiêm phòng) là những biện pháp chủ động tích cực nhằm xoá
bỏ khâu thứ ba của quỏ trình sinh dịch (Nguyễn Vĩnh Phước -1978) [14]
2.2. NHỮNG BỆNH PHỔ BIẾN GÂY VIÊM PHỔI LỢN
2.2.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV)
2.2.1.1. Đặc điểm
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) là bệnh truyền nhiễm
cấp tính nguy hiểm đối với lợn, bệnh lây lan rất nhanh gõy viờm đường hô hấp
và rối loạn sinh sản do vi-rỳt Lelystad gây ra. Phát hiện đầu tiên ở Mỹ 1987,
bệnh do virus PRRSV, có 2 type chính: Mỹ, Châu Âu. Bệnh gây rối lọan sinh
sản ở lợn nái viờm phổi nặng, gây chết lợn con. Bệnh gây viêm phổi ở thể nhẹ
trên lợn thịt, lợn giống. Tổ chức dịch tể thế giới xếp loại : nhóm B
(Nguyễn Văn Thanh – 2007) [16]
2.2.1.2. Nguyên nhân
Đó là một loại virus thuộc họ Togaviridae, có cấu trúc ARN được gọi
là virus Lelystad gây ra hội chứng rối loạn sinh sản như: sẩy thai, chết lưu
thai, lợn con chết non sau khi đẻ và bị viêm phổi ở lợn con và lợn choai.
5
2.2.1.3. Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp, khi lợn hít thở
không khí có mầm bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn, virus tác động đến
cơ quan sinh dục lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử cung và âm đạo, làm giảm
tỷ lệ gây thụ thai, đặc biệt gây sẩy thai ở lợn cái chửa thời kỳ 2, chết lưu thai

ở thời kỳ 3, đẻ non và lợn con chết non. Virus được bài thải trong dịch mũi
(lên đến 30 ngày), tinh dịch (43 ngày) và nước tiểu, bài thải qua đường phụ là
phân. Virus đi qua nhau thai trong tháng cuối của thời kỳ mang thai và một số
chủng có lẻ qua nhau thai trong giữa thai kỳ
2.2.1.4. Triệu chứng
- Trên lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm
virus lợn thường biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15% tổng đàn), sốt 39-40
0
C, sảy
thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%), tai chuyển màu xanh trong giai đoạn
ngắn (2%), đẻ non (10-15%), động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình
dục hoặc châm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
- Lợn nái giai đoạn chửa và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước trong
khoảng 1-4 ngày (triệu chứng điển hình). Thở khó nhưng sốt thường không cố
định, ít khi vượt quá 40
0
C. Sảy thai xảy ra ở nhiều giai đoạn của thai kỳ có thể
vào ngày thứ 22, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày , có sự biến đổi ở da như cương
mạch hay đông huyết ở lỗ tai, mũi, đuôi, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15%
thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh
(30%). Lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong
vài giờ, pha cấp tính này kéo dài trong đàn khoảng 6 tuần, điển hình là đẻ
non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3
tuần cuối trước khi sinh. Ở một vài đàn con số này có thể lên tới 30% tổng số
lợn con sinh ra.
- Trên lợn con: vài lợn con sinh ra yếu ớt, chân bẹt, tỷ lệ nuôi sống
thấp, có thể thuỷ thủng ở mí mắt, viêm màng tiếp hợp mắt. Có sự biến màu ở
da (da tái xanh). Xuất huyết ở ruột, phân lỏng màu nâu đỏ hoặc lợn cú phõn
6
xỏm. Cú một số thở khó và viêm màng não. Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng

rơi vào trạng thái tụt đường huyết do khụng bỳ được, mắt có dử màu nâu, trên
da có vết phồng rộp, hội chứng tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót,
tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chõn choói ra đi run rẩy.
- Trên lợn cai sữa và lợn nuôi vỗ béo: Có thể thấy gia tăng xáo trộn hô
hấp và biến đổi màu da sau 5-7 ngày cảm nhiễm. Chán ăn, ho nhẹ, lông xơ
xỏc… Tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Trong trường
hợp ghép với một số bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính, hình
thành nhiều ổ áp xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, hội chứng tiêu chảy, ho nhẹ,
hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%.
- Trên lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, dáng dấp lờ đờ hoặc hôn mê, giảm
hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém. Có thể
biểu hiện tái xanh ở lỗ tai.
2.2.1.5. Bệnh tích
Da có thể xuất huyết, thâm tím do chảy máu trong mô, phổi tụ huyết
hoặc xuất huyết điểm màu đỏ tím lan tràn khắp bề mặt. Ở phổi có các đốm
xuất huyết, ổ áp xe, và viêm phổi xuất huyết, viêm bao tim. Ở dạ dày, ruột:
niêm mạc sung huyết, một số trường hợp thấy phù và có khối u. Bên cạnh đó,
lợn chết khi mổ khám thấy nhồi huyết và chảy máu ở thanh quản và khí quản,
khí quản đầy chất nhày và bọt khí. Thận xuất huyết lấm chấm như đầu đinh
ghim. Hạch amidan ở hầu họng sưng, sung huyết.
2.2.1.6. Điều trị
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Có thể sử
dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu
ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát.
Nguyên tắc điều trị: trợ sức, trợ lực, điều trị triệu chứng chống nhiễm
trùng kế phát và kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng.
7
2.2.1.7. Phòng bệnh
Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh
học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường

chế độ dinh dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, hạn chế khách
tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các
trại khác, thực hiện “cựng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng, thường
xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi. Một biện pháp phòng bệnh hiệu quả
là dùng vacxin. Hiện tại, vacxin phòng PRRS đã được Bộ NN và PTNT cho
phép nhập vào Việt Nam để phòng bệnh cho lợn. Có 2 loại vacxin đã được sử
dụng ở các địa phương:
+ Vacxin phòng PRRS BSL-PS100: là loại vacxin sống nhược độc dạng
đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng virus gây PRRS Bắc
Mỹ. Vacxin chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp
với liều 20ml/ lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 tuần và kéo dài 4 tháng.
+ Vacxin phòng PRRS BSK-PS100: Là loại vacxin vô hoạt chứa chủng
virus PRRS dòng gây bệnh ở châu Âu. Vacxin an toàn và gây miễn dịch tốt.
2.2.2. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma
2.2.2.1. Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn Mycoplasma
hyopneumoniae gây ra. Lợn chăn nuôi tập trung thường bị mắc bệnh với tỷ lệ
mắc cao nhưng tỷ lệ chết lại thấp song lợn bệnh thường gầy yếu, ho, khó thở,
tiêu tốn thức ăn cao, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, sức đề kháng yếu nên dễ
mắc các bệnh kế phỏt khỏc. Bệnh lây từ con này sang con khác, từ chuồng
này sang chuồng khác, từ trại này sang trại khác qua tiếp súc trực tiếp hoặc
qua dụng cụ chăn nuôi. (Nguyễn Như Pho – 2003 [12]; Nguyễn Ngọc Nhiên –
2002 [10] )
2.2.2.2. Nguyên nhân
Nguyờn nhân gây bệnh dịch viêm phổi địa phương (thường gọi là suyễn)
của lợn là Mycoplasma hyopneumoniae. Mycoplasma là những thực thể hữu
8
cơ nhỏ, không di động, không sinh nha bào. Nó là cơ thể sống có kích thước
trung gian giữa virus với vi khuẩn (kích thước lớn hơn virus và nhỏ hơn vi
khuẩn). Mycoplasma không bắt màu Gram, rất khó có thể nhuộm vì dễ biến

dạng qua các bước nhuộm, có thể quan sát Mycoplasma bằng kính hiển vi tụ
quang nền đen, nhưng rất khó phát hiện vỡ nú có nhiều hình thái khác nhau
(Nguyễn Như Pho – 2003 [12]; Nguyễn Ngọc Nhiên – 2002 [10] )
2.2.2.3. cơ chế sinh bệnh
- M. hyopneumoniae gây viêm phổi ở lợn bằng các cơ chế tác động như
sau:
+ Xâm nhiễm vào đường hô hấp trên và vào phổi, nếu sức đề kháng của
lợn tốt tạo được thăng bằng
+ Tấn công vào hệ thống lông rung và gây hư hại cho hệ thống lông
rung của vỏch cỏc phế quản.
+ Làm suy yếu hệ thống phòng vệ của phổi, mở cửa cho các loại vi sinh
vật khỏc xõm nhập gây bệnh và gây ra bệnh viêm phổi.
2.2.2.4. Triệu chứng
Sau khi nhiễm M. hyopneumoniae từ 7 – 20 ngày thì triệu chứng đầu
tiên là ho, hắt hơi, thở khó. Ho và khó thở là triệu chứng điển hình và kéo dài.
Bệnh biểu hiện dưới 4 thể:
• Thể cấp tính:
Lợn ăn uống chậm chạp, da xanh hoặc nhợt nhạt, thân nhiệt bình
thường hoặc hơi cao một chút (39 – 39,5
0
C)
Lợn khó thở, thở nhanh và nhiều, thở khò khè, thở từ 60 – 150 lần/
phút, há hốc mồm để thở, thở như chó ngồi, thở dốc, bụng hóp lại để thở.
• Thể á cấp tính:
Thể này thường gặp ở lợn lai, lợn con theo mẹ, lợn mẹ. Triệu chứng
giống như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn, ho và khó thở vẫn là triệu chứng điển
hình của lợn khi mắc bệnh ở thể này.
9
• Thể mạn tính:
Thường nối tiếp từ thể ẩn tính hay hai thể trên sang. Lợn thịt hay mắc

bệnh ở thể này. Ho từng tiếng một hay từng hồi, tiếng ho như không có cảm giác
bật khỏi cổ họng, khó thở, tần số hô hấp tăng, nhiệt độ tăng. Bệnh ở thể này kéo
dài, lợn gầy rõ rệt, ăn kém, dễ kế phỏt cỏc loại vi khuẩn gây bệnh khác.
• Thể ẩn tính
Thường thấy ở lợn đực giống, lợn vỗ béo. Các triệu chứng ở thể này
không xuất hiện rõ, thỉnh thoảng ho, thời gian nuôi lợn kéo dài, lợn mắc ở thể
này ít bị chết.
2.2.2.5. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu tập chung ở bộ máy hô hấp và hạch phổi. Sau khi
nhiễm vài ngày, bệnh tích đầu tiên là viêm phổi thuỳ, viêm từ thuỳ tim sang
thuỳ nhọn, thường viêm ở phần rìa thấp của phổi. Phổi xuất hiện những chấm
đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần rồi tập chung thành từng vùng rộng
lớn. Khi mổ khám thấy chỗ viêm cứng lại, màu xám nhạt hay đỏ như màu
mận chín, mặt phổi bóng láng, bên trong có chứa chất keo nên gọi là viêm
phổi kính. Khi bị viêm nặng phổi cứng, đặc lại lúc này khi cắt miếng phổi chỉ
còn một ít dịch lẫn bọt. Phổi bị nhục hoá, đục màu tro, phổi chắc lại, biểu hiện
gan hoá, lúc này cắt miếng phổi thả vào nước thấy phổi chìm.
2.2.2.6. Phòng bệnh
• Phòng trừ tổng hợp
Chuồng trại phải thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, khô ráo, tránh
ẩm ướt. Trời rét phải có rơm lót chuồng, phải lo giữ cho chuồng ấm, kín gió.
Chuồng phải có đủ ánh sáng và có sân vận động.
Tiến hành tiêu độc thường xuyên toàn bộ trại. Tất cả dụng cụ, máng ăn
sau khi dùng phải rửa sạch và phơi nắng. Thường xuyên quét vôi và tiêu độc
nền với những chất như NaCl 5%, nước vôi 15%, Lizon 3%, Crezin 5%
Cho lợn ăn no đầy đủ các chất, nhiều thức ăn tươi, tăng thức ăn tinh, bổ
xung đầy đủ các loại vitamin, khoáng
10
• Phòng bệnh bằng vacxin
Việc tiêm phòng đem lại những kết quả đáng khích lệ. Hiệu quả vacxin

thay đổi tuỳ theo phương pháp sản xuất. Những vacxin tế bào chết đã được
đưa ra trên thị trường quốc tế khác nhau. Nói chung được dựng tiờm cho lợn
con, bằng tiêm bắp với liều 2ml/con lúc 7 – 21 ngày tuổi. Tuy nhiên việc tạo
miễn dịch cho lợn nái chửa cũng tạo độ bảo hộ tốt cho lợn con.
Hiện nay đã có nhiều cơ sở phòng bệnh suyễn bằng vacxin và loại
vacxin được sử dụng rộng rãi nhất là M
+
PAC.
- M
+
PAC (vacxin nước trong dầu)
Là loại vacxin vô hoạt chứa 15 loại protein của M. hyopneumoniae .
Đây là loại vacxin được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam.
- HYOREST (Vacxin vô hoạt có chứa chất bổ trợ)
Tạo được miễn dịch tích cực phũng cỏc bệnh viêm nhiễm ở phổi gây
ra do Mycoplasma hyopneumoniae.
(Việc tiêm phòng cần được thực hiện trước khi con vật lây nhiễm)
- PORCILIS M: Vacxin vô hoạt phòng bệnh suyễn lợn.
Đây là vacxin của hãng Intervet (Hà Lan) hiện nay đang được sử dụng
ở Việt Nam.
2.2.2.7. Trị bệnh
Trong các trại chăn nuôi lợn, rất khó chống lại M. hyopneumoniae nếu
đã bị nhiễm và thường tồn tại ở dạng mãn tính. Việc điều trị bằng kháng sinh
có thể được sử dụng dưới dạng điều trị liên tục, ngay từ khi xuất hiện các
triệu chứng lâm sàng hoặc dưới dạng điều trị từng đợt (pulse dosing). Các loại
kháng sinh điều trị mang lại hiệu quả cao trong việc khống chế và tiêu diệt
mầm bệnh như:
• Tylosin, Tiamulin: Đây là kháng sinh có tác dụng diệt Mycoplasma
và các vi khuẩn đường hô hấp khác.
• Sử dụng kết hợp các loại kháng sinh: Gentamycin + Tylosin,

Tylosin + Spectinomycin, Thiamphenicol + Oxytetracycline + Prednisolone
11
Kết hợp với các thuốc trợ sức : Vitamin B, Dexamethason, Cafein… và chăm
sóc hợp lý.
2.2.3. Bệnh tụ huyết trùng
2.2.3.1. Đặc điểm
Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Pastaurella multocida gây ra với
các triệu chứng, bệnh tích như: bại huyết, xuất huyết, gây hiện tượng thùy phế
viêm. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, có tính chất địa phương.Tất cả các loài lợn đều mắc
bệnh tụ huyết trùng nhất là lợn con sau khi cai sữa lợn từ 3-6 tháng tuổi, bệnh
có thể lây sang các con vật nuụi khỏc như trõu, bũ, gà và ngược lại. Bệnh
thường phát ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa khí trời oi
bức, điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng kém
2.2.3.2. Nguyên nhân
P. multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, có hình trứng, bầu dục
hay hình cầu, bắt màu gram õm, khụng lụng, khụng di động, không hình
thành nha bào. Kích thước vi khuẩn 0,25 – 0,4 àm x 0,4 – 1,5 àm, vi khuẩn
thường đứng riêng lẻ, đôi khi ghép đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn.
2.2.3.3. Cơ chế sinh bệnh
Bình thường, trong niờm mạc hầu họng của lợn khỏe mạnh có vi khuẩn
tụ huyết trùng ký sinh. Khi trạng thái cân bằng cơ thể – mầm bệnh bị phá vỡ,
Vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh. Dấu hiệu đầu tiên là con vật bị sưng đám hạch
vùng hầu, họng. Vi khuẩn tác động gây bại huyết làm thịt ướt, tím bầm, nhão.
Vi khuẩn gây viêm phổi làm con vật khó thở sau đó chết.
2.2.3.4. Triệu chứng
Thường xuất hiện 3 thể:
• Thể quá cấp tính
Những con vật mắc bệnh thường thấy chứng nhiễm trùng huyết, khó
thở, cố ra sức để thở, sốt cao nhiệt độ lên tới 41- 42
0

C, tỷ lệ chết cao (5 -
40%). Trong trường hợp những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết
12
đổi màu tím ở tai, bụng, bẹn do hoạt động của tim bị rối loạn (Phạm Sỹ Lăng,
Phan Địch Lân, 1995) [6].
• Thể cấp tính
Ngoài sốt ra có nhiều triệu chứng khác chủ yếu ở phổi, lợn bị ho ngày
càng nặng, ấn mạnh vùng ngực lợn có phản ứng đau. Hiện tượng ứ máu phát
triển nên xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da đặc biệt ở vùng hầu niêm mạc bị
tím tái, chảy nước mũi có lẫn máu, bao tim tích đầt nước. Thường lợn chết
sau 3 – 4 ngày do hiện tượng ngạt thở. Đôi khi bệnh kéo dài vài tuần, ít khi
lợn khỏi bệnh.
• Thể mạn tính
Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40 - 41
0
C, khó thở, bỏ ăn, phõn tỏo,
ho khan hoặc ho liên miên, mũi khụ cú dịch mũi đặc, trên da nhất là những
chỗ da mỏng như tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn xuất hiện những đám xuất
huyết đỏ.
2.2.3.5. Bệnh tích
• Thể quá cấp tính: Các niờm mạc và phủ tạng tụ máu, thấm tương
dịch. Hạch lâm ba sưng to, thủy thũng, thấm nước. Trên da có nốt đỏ hoặc tím
bầm. Phổi xuất huyết, thủy thũng, thấm tương dịch
• Thể cấp tính: con vật chết nhanh nên xác chết vẫn béo, thịt ướt tím
bầm. Tổ chức liên kết dưới da thấm dịch nhớt keo nhày dễ đông. Hạch lâm ba
sưng to, tụ máu, hầu viêm thấm tương dịch. Viêm phổi thùy, trong lũng khớ,
phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng. Xuất huyết lớp mỡ vành tim,
xuất huyết điểm trên da, phù nề dưới da vùng cổ, vùng ngực, Tích nước vàng
trong các xoang (x. ngực, x.bao tim); nước vàng đưa ra ngoài dễ đông. Các cơ
quan bộ phận khác chủ yếu là tụ máu.

• Thể mạn tính: Trong mô phổi cú cỏc mảng Fibrin, phổi bị gan hoá.
Dịch Fibrin tích tụ trong xoang ngực và bao tim gây hiện tượng viờm dớnh
màng phổi với lồng ngực. Xuất huyết các cơ quan nội tạng, niêm mạc bàng
quang. Dạ dày, ruột viờm, loột niêm mạc.
13
2.2.3.6. Phòng bệnh
Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm tăng cường sức đề kháng cho
con vật.
- Nhốt riêng lợn mới mua về. Cách ly lợn ốm.
- Tiờm phũng vacxin tụ huyết trùng định kỳ cho vật nuôi
Ở nước ta đã và đang sử dụng phổ biến 3 loại vacxin sau: Vacxin nhũ
hoá, Vacxin keo phèn, Vacxin nhược độc.
2.2.3.7. Trị bệnh
Việc điều trị bệnh do lây nhiễm vi khuẩn P. multocida bằng thuốc
kháng sinh đã được quan tâm. Một số thuốc kháng sinh đã được dùng có hiệu
quả cho điều trị P. multocida như: Streptomycin, Lincomycin-Spectinomycin,
tylosin+oxytetraxylin.
2.2.4. Bệnh viêm phổi do A. pleuropneumoniae gây ra
2.2.4.1. Đặc điểm
Viêm phổi màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô
hấp của lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn.
Bệnh này quan trọng ở chỗ nó có thể gây viêm phổi mà kết quả là lợn bị chết
hoặc có thể trở thành bệnh mạn tính hoặc các thể bệnh nhẹ trên nhiều lứa tuổi
lợn dẫn đến nhiều thiệt hại do lợn chết hay giảm năng suất, tăng giá thành do
việc dùng thuốc hoặc vacxin.
2.2.4.2. Nguyên nhân
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh viêm phổi –
màng phổi ở lợn. A. pleuropneumoniae là trực khuẩn nhỏ, Gram âm, có hình
thái với hình dạng đặc trưng là cầu trực khuẩn, có kích thước là 0,4 – 1 àm.
Vi khuẩn không có khả năng di động, 95% chủng này khụng gõy dung huyết

thạch máu, dung huyết dạng β. Vi khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi điện
tử có nhung mao với đường kính 0,5 – 2 nm, dài 60 – 450 nm.
2.2.4.3. Triệu chứng
14
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào tuổi của gia súc, tình trạng
miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ lây nhiễm với tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mạn tính.
• Quá cấp tính
Lợn bệnh sốt cao 41,5
0
C, đờ đẫn và không muốn ăn, nôn mửa và đi
ngoài, nằm trên nền chuồng, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch đập tăng
lên rất sớm và trụy tim mạch. Da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ
thể trở nên tím tái và chết. Thời gian ngắn trước khi chết thường có những
biểu hiện khó thở dữ dội, thở bằng mồm, gia súc vẫn ở tư thế ngồi nhiệt độ ở
hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết thường có chảy nhiều dịch bọt
nhuốm máu ở mồm và lỗ mũi. Tử vong xảy ra 24 – 36 giờ sau khi xuất hiện
các dấu hiệu lâm sàng. Ở lợn sơ sinh bệnh xảy ra như nhiễm trùng huyết với
hậu quả là tử vong.
• Thể cấp tính:
Lợn sốt cao 40,5 – 41
0
C, da đỏ, con vật buồn bã mệt không muốn dậy,
không muốn uống và bỏ ăn. Các dấu hiệu hô hấp nặng với thở khó, ho và đôi
khi là thở bằng mồm trở lên rõ. Thường xuất hiện trụy tim mạch, với xung
huyết các đầu chi. Toàn bộ cơ thể suy sụp trong vòng 24 giờ đầu.
• Thể bán cấp và mạn tính :
Lợn bệnh không sốt hoặc sốt ít, xuất hiện ho tự phát hoặc thỉnh thoảng,
với các cường độ khác nhau. Có thể súc vật kém ăn, giảm tăng trọng, có thể
xác định các gia súc bị ốm bằng các dấu hiệu các con vật này mệt mỏi.

2.2.4.4. Bệnh tích
Tổn thương bệnh lý đại thể chủ yếu ở đường hô hấp. Đa số các trường
hợp bị viêm phổi hai bên, với tổn thương ở các thuỳ đỉnh và thuỳ tim, cũng
như ít nhất một phần các thuỳ đỉnh trờn vũm hoành ở đó viêm phổi thường
khu trú, ranh giới rõ.
15
2.2.4.5. Điều trị
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae rất nhạy cảm với gentamycin, tylosin,
Ampicillin, Cephalosporin, Colistin, Tetracycline, Sulfonamide,
Cotrimoxazole (Trimethoprim + Sulfamethoxazole) và Gentamycin với nồng
độ ức chế tối thiểu thấp.
2.2.4.6. Phòng bệnh
Hiện nay các vacxin thử nghiệm là các vacxin nhược độc được dùng
theo đường khí dung hoặc theo đường uống đã cho thấy có một số tác dụng
bảo vệ nhất định. Thường dùng vacxin khi kháng thể của mẹ giảm đi và đem
lại sự bảo vệ cao trong các thí nghiệm.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Cụ thể
giữ chuồng trại, nơi chăn thả lợn sạch sẽ, khô ráo và định kì tiêu độc bằng
Crezin 2%, cứ mỗi tháng một lần. Phân rác trong chuồng phải tập chung ủ
đống để tiêu diệt mầm bệnh.
2.2.5. Bệnh liên cầu
2.2.5.1. Đặc điểm
Streptoccocus suis nhiễm phổ biến ở lợn con một vài tuần tuổi đến sau
cai sữa vài tuần. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm
màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Streptoccocus suis típ 2 có thể
gây bệnh cho người.
2.2.5.2. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Streptoccocus suis gây ra. S.suis là vi khuẩn gram
dương, hình cầu hay hỡnh ụvan, kỵ khí tùy tiện.
2.2.5.3. Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn khu trú ở các hốc của hạch amidan, sau đó xâm nhập vào hệ
tuần hoàn gây ra bệnh ở một số lợn. Chúng có thể sống và nhân lên trong đại
thực bào, vi khuẩn có thể xâm nhập vào dịch não tuỷ thông qua bạch cầu đơn
nhân di chuyển qua lưới mao mạch. Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn theo cách
“nội cụng” cũng xảy ra ở một số vi rút gây bệnh ở hệ thần thần kinh trung ương.
16
2.2.5.4. Triệu chứng
Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở lợn khó nhận biết, khó phân biệt với
các bệnh do nhóm cầu khuẩn gây nên, nhất là khi có hiện tượng kế phát, bội
nhiễm của một số bệnh khác. Lợn mắc bệnh thường có triệu chứng sốt cao
40-41,5
o
C, ủ rũ, biếng ăn, có biểu hiện thần kinh như run rẩy, đứng không
vững, liệt. Ngoài ra, cũn cú biểu hiện khác như viêm khớp, viêm khí quản,
viêm phổi và bị chết đột ngột. Lợn bệnh có thể bị chết rất nhanh trọng trường
hợp quá cấp mà không cú cỏc triệu chứng điển hình của bệnh. Bệnh cấp tính
với các biểu hiện sốt (có thể tới 42 độ C), bỏ ăn, giảm vận động. Các triệu
chứng muộn hơn như mất khả năng giữ thăng bằng, run, giảm thớnh giỏc và
thị giác, viêm khớp, què. Lợn sống sót có thể trở thành vật bệnh ở thể mãn
tính hoặc vật mang mầm bệnh. Thể mãn tính cú cỏc biểu hiện như viêm tai
giữa, què. Trên lợn có thể có các biểu hiện sau: da lợn có thể có các màng đỏ,
sần, các hạch lympho bị sưng, sung huyết, bao khớp dày lên, khớp bị sưng và
có dịch, màng não và não có thể bị tổn thương dạng phù nề, dịch não tuỷ đục,
phổi bị tổn thương với nhiều dạng khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế
quản, viêm phổi.
2.2.5.5. Bệnh tích
Bệnh tích tuỳ thuộc vào nhóm vi khuẩn gây bệnh. Thể viêm đường hô
hấp: sưng hầu họng, viêm phế quản phổi có dịch mủ, phổi tụ huyết -xuất huyết,
viêm màng phổi hóa, viờm màng não: phù thũng, tụ máu ở não và màng não,
có nhiều dịch não tuỷ màu đục, viêm màng não có mủ, nhiễm trựng mỏu: thịt

lợn chết có màu đỏ, viờm đa khớp có mủ trong các bao hoạt dịch của các ổ
khớp. Bệnh tích ở lợn bệnh tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và thường phát
hiện khi lợn cú cỏc biểu hiện lâm sàng tương ứng. Nếu lợn cú cỏc biểu hiện
thần kinh, mổ khám có thể thấy biểu hiện viêm màng não. Viêm khớp và tích
dịch dạng kem bao khớp dễ thấy đổi với những con có biểu hiện què. Da và thịt
của lợn bệnh thường có màu đỏ; hạch bạch huyết sưng to và sung huyết. Tim:
màng bao tim có thể bị viêm tơ huyết; viêm van tim và nội tâm mạc.
17
2.2.5.6. Trị bệnh
Có thể tạo miễn dịch bị động cho lợn bằng cách tiờm khỏng huyết
thanh. Miễn dịch thụ động cũng có thể được mẹ truyền cho con vì vậy tiờm
vỏc xin cho đàn nái là một biện pháp tốt. Trong một vài thử nghiệm tính mẫn
cảm kháng sinh cho thấy vi khuẩn mẫn cảm với: Ampicillin, tiamulin, tylosin,
clindamycin, Penicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole, kháng với
lincomycin, erythromycin, neomycin, streptomycin và tetracyclin.
2.2.5.7. Phòng bệnh
-Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây
nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn.
- Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng
hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuục sát trùng,
để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
- Nên tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề vì
đó chắc chắn là lợn bệnh. Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.
- Phải rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc với thịt
lợn. Dựng riờng cỏc dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
- Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết không dùng để ăn hoặc
làm thức ăn cho loài khác, phải tiêu huỷ đúng cách. Đeo các phương tiện bảo
hộ khi giết mổ, đảm bảo rằng tất cả các vết xây xước ở da được bịt kín. Giữ
nơi giết mổ được sạch sẽ và phải cách ly với nơi chế biến. Bỏ trang bị bảo hộ

và rửa sạch những nơi tiếp xúc sau khi giết mổ. Đối với vựng cú lợn bệnh cần
theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi
hẳn bệnh mới cho nhập đàn. Cần nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống
bệnh liên cầu lợn
2.2.6. Bệnh cúm lợn con
2.2.6.1. Đặc điểm
Bệnh cúm lợn là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp gây ra do một
18
virus kết hợp vi khuẩn Hemophilus influenzae suis. Virus cỳm tớp A, ở Mỹ,
hai phú tớp của virus cúm (H1N1 và H3N2) là nguyên nhân chính gây bệnh.
Virus cúm là một trong những mầm bệnh phổ biến gây bệnh đường hô hấp
phức hợp ở lợn (PRDC). Bệnh nổ ra đột ngột và nhanh chóng lây lan trong
đàn là đặc điểm của cúm lợn. Virus có trong phổi, hạch phổi và các chất bài
tiết từ phổi. Ở lợn ốm và lợn khỏi bệnh bên ngoài (vật mang virus). Điều này
giải thích sự truyền bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Nguyễn Đức Lưu,
Nguyễn Hữu Vũ – 2002) [7]
2.2.6.2. Nguyên nhân
Theo Vanman và Koebe (1933) bệnh cúm lợn con gây ra do một virus-
virus cúm lợn con kết hợp với vi khuẩn Hemophilus influenzae suis. Virus cúm
lợn con là một virus có hướng phổi đường kính độ 100-200nm (Bestt, 1952)
khụng gõy ngưng kết hồng cầu, đề kháng với sức lạnh. Hemophilus influenzae
suis là một vi khuẩn nhỏ, gram(-), không di động, thường đa hình thái.
2.2.6.3. Cơ chế sinh bệnh
Virus thích nghi chọn lọc với phổi và đặc biệt thích nghi với hệ thống
phế quản mà nó tác động từ đường hô hấp vào theo không khí và gây bệnh
tớch viờm cuống phổi-phổi (phế quản-phế viêm). Một số vi khuẩn khoẻ có
thể cùng tác động gây những biến chứng dưới thể ổ mủ hoặc ổ hoại tử làm
cho bệnh thêm trầm trọng như: Hemophilus influenzae suis, bacterium-
pyoseptiemn lúc đầu, và sau cùng có những vi khuẩn như streptococcus,
staphtlococcus, pasteurella suiseptica, samonella cholerae suis chủng

kunzendorf làm cho bệnh đần dần trở thành mãn tính. Bacterium pyogenes
làm thay đổi tính chất viêm, viêm phổi cata trở thành viêm phổi có mủ. Và từ
những áp xe phổi, trực khuẩn sinh mủ có thể vào tuần hoàn và gây những ổ
mưng mủ di chuyển trong các khí quan phủ tạng. Hemophilus influenzae suis
xâm nhập vào tuần hoàn và gây viêm não, viêm màng não, viêm tương mạc
và viêm khớp.
19
2.2.6.4. Triệu chứng
Lợn đột ngột phát bệnh hô hấp, sau đó sốt, bỏ ăn, lười vận động, chảy
nước mắt, nước mũi.có khi thấy triệu chứng trên da: nổi mẩn đỏ ở da tai, da chân
và da ở một số nơi khác tím bầm; triệu chứng tiờu hoỏ: đi tháo nhiều hoặc trái lại
đi táo, phân rắn như hòn bi. Thường xuyên hắt hơi và thở không đều. Phần lớn
lợn khỏi bệnh trong vòng 1 tuần, tuy nhiên một số con có thể chết nếu sức đề
kháng yếu. Một số chuyển sang thể mạn tính với triệu chứng ho kéo dài, thở
khó, sinh trưởng chậm, lở da có vẩy đen (da như bị bôi bồ hóng).
2.2.6.5. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu là viêm phế quản - phổi hoặc dải rác có nhiều ổ viêm
ở các thuỳ, hoặc tập trung ở một khối thuỳ, thường phía trước và bên dưới
thuỳ. Bệnh tớch cú ranh giới rõ rệt với phần tổ chức khoẻ. Phế quản phế viêm
thường xuất hiện ở cả hai phổi: thường thấy là viêm phế quản - phổi hoặc
viêm rải rác các thuỳ hoặc tập chung ở một khối thuỳ. (ở lợn con bú mẹ hoặc
lợn con cai sữa) là bệnh tích viêm phổi cata vựng viờm sưng, cứng, tổ chức
chắc, màu nâu hoặc xám, mặt cắt ướt. Cắt phế quản, tiểu phế quản và bóp
thấy chảy ra một chất dịch đục dính, màu đỏ hoặc xám, phế quản và phế nang
chứa một tương dịch. Xung quanh phế quản và mạch quản có thấm tế bào như
lâm ba cầu, bạch cầu đa nhân. Bệnh tích cũ gồm những ổ cazein (bã đậu)
hoặc mủ, có khi có hang do tác động của tạp khuẩn kế phát với những biến
chứng: viờm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc Thể mạn tính, vùng phổi bị
viờm cú giới hạn rõ ràng với vùng phổi khoẻ. Ở lợn bú mẹ có triệu chứng
hạch phế quản sưng. Ngoài bệnh tích viêm dạ dày, hạch màng treo ruột sưng.

2.2.6.6. Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hầu hết lợn mắc bệnh tự khỏi, nên
việc cần thiết phải làm để hạn chế bệnh là chăn nuôi tốt, giữ lợn mắc bệnh
thoải mái và giảm stress. Có thể điều trị bằng kháng sinh với những con nặng
để giảm nguy cơ nhiễm trùng kế phát.
20
2.2.6.7. Phòng chống
Đối với bệnh cúm lợn do virut gây nên, hiện tại chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu do vậy lấy biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Về nguyên tắc phòng
bệnh cúm lợn chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng.
Do vi rút cúm lợn thường lây nhiễm qua tiếp súc trực tiếp, nếu phát
hiện lợn bệnh cú cỏc triệu chứng như trên cần khẩn trương cách ly lợn ốm để
nhanh chóng hạn chế lây lan. Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực có lợn ốm
và khu vực chuồng nuôi để ngăn chặn mầm bệnh. Một số loại thuốc sát trùng
nờn dựng là BKA, Han Iod, Vikol, Biocid Việc phun thuốc sát trùng tốt
nhất phun theo định kỳ để phòng bệnh cúm lợn cũng như một số bệnh truyền
nhiễm khác. Nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng
tốt, hàng ngày bổ sung thuốc bổ trợ, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vác
xin theo đúng quy trình để tránh hiện tượng khi lợn mắc bệnh cúm sẽ kế phỏt
cỏc bệnh truyền nhiễm khác.Vì bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp giữa con khoẻ
với con bệnh nên phải tách riêng những con ốm. Tuy nhiên, một khi có bệnh
xảy ra trong đàn, khó có thể ngăn được bệnh lây lan.
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH
VIÊM PHỔI
2.3.1. Những nghiên cứu ngoài nước về bệnh viêm phổi lợn
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng môi trường không khí và khí hậu tác động
rất lớn tới hoạt động hô hấp của sinh vật như yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, gió. Sự ô
nhiễm môi trường không khí đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính chất và mức độ
bệnh phổi trên lợn (Khoo Teng Huat, 1995 [4]; Blowey R. W, 1999 [18]). Yếu tố
stress, nhất là ở những cơ sở chăn nuôi công nghiệp và ảnh hưởng của điều

kiện đất đai, khí hậu của vùng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh viêm
phổi ở gia súc (Niconxki V. V., 1986) [11].
Blowey R. W. (1999) [18] cho rằng yếu tố stress như nhiệt độ tăng đột
ngột hay sự thay đổi của môi trường cùng với sự nhiễm trùng là nguyên nhõn
gõy viêm phổi. Nhiều tác giả đã cho rằng ở các lứa tuổi khác nhau gia súc
21
cũng có khả năng mắc bệnh viêm phổi khác nhau. Theo Niconxki V. V.
(1986) [11], dịch viêm phổi mẫn cảm với lợn con, nhất là lợn con từ 3 - 4
ngày tuổi.
Theo Jorgensen (1988), sự rối loạn tiờu hoỏ làm giảm khả năng chống
lại của cơ thể với bệnh phổi.
Nhiều tác giả nhấn mạnh tiểu khí hậu chuồng nuôi, nền lạnh, độ ẩm
cao, gió lùa là nguyên nhân gây bệnh ở cơ quan hô hấp (Kelley K. W., 1980)
[19]. Blowey R. W. (1999) [18] cho rằng chỗ nằm và sàn chuồng của lợn bị ẩm
ướt, nhiều phân, nước tiểu dẫn đến tăng nồng độ NH
3
, H
2
S, CH
4
kích thích
niêm mạc hô hấp, hoạt động của lông rung đường hô hấp bị ảnh hưởng dẫn tới
viêm phổi.
Theo Cuningham (1982), cỏc kớ sinh trùng như ấu trùng giun đũa,
giun phổi thường vào cơ thể qua đường tiờu hoỏ ăn, uống, xâm nhập vào máu
rồi di hành lên phổi lợn từ đó gây viêm phổi.
Theo Archie Hunter (2000) [1], triệu chứng lâm sàng khi viêm đường
hô hấp rõ nhất là ho. Ho là do ngứa lớp màng bên trong khí quản và đường hô
hấp dưới (phế quản) phân nhánh từ khí quản vào phổi. Đó là phản xạ tự phát
nhằm loại bỏ vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Ho liên tục là dấu hiệu khí quản,

phế quản bị bệnh.
Khi lợn mắc viêm phổi, đã xảy ra hiện tượng rối loạn trao đổi khí, do
vậy lượng O
2
mô bào giảm, lượng khí CO
2
trong mô bào tăng lên, gây cho mô
bào trở thành có màu xanh gọi là xanh tím (Archie Hunter, 2000) [1].
Theo tác giả Blowey R. W. (1999) [18], Huỳnh Văn Kháng (2006) [3]
việc phòng bệnh phải chú ý đến các yếu tố như: lợn phải được ấm, tránh gió lùa,
chỗ nằm phải khô ráo, hệ thống thoát nước tốt và tăng cường sự thông thoáng
của chuồng nuôi
Việc điều trị bằng kháng sinh trong viêm phổi nên chọn thuốc có
phạm vi và công hiệu rộng với mầm bệnh, khả năng khuyếch tán tốt vào mô
phổi khi bị viêm như các tetracyclin (oxytetracyclin, doxycillin), macrolid
(tylosin, tilmycosin) và fluoroquinon (enrofloxacin, flumequin) (Renaud
22
Maillard, 2002).
Trong điều kiện sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và vi sinh vật
cũng như giữa các nhóm vi sinh vật khác với nhau trong tập đoàn của chúng
trong điều kiện cân bằng. Do một nguyên nhân bất lợi nào đó hỗ trợ sẽ làm
giảm sức đề kháng của cơ thể, trạng thái cân bằng bị phá vỡ. Một hoặc một số
vi sinh vật có điều kiện phát triển, tăng nhanh về số lượng, độc lực gây bệnh.
Hậu quả là cơ thể rơi vào tình trạng bệnh lý (Collier J.k and Rosson C.F,
1964[57]).
2.3.2. Những nghiên cứu trong nước về bệnh viêm phổi lợn
Cơ thể là một khối thống nhất, khi một cơ quan, bộ phận bị ảnh hưởng
sẽ kéo theo sự ảnh hưởng tới một số cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Theo
Hồ Văn Nam (1997) [9], bệnh viêm phổi là do kế phát từ cỳm, viờm màng
mũi thối loét, giun đũa, bệnh tim, ứ huyết ở phổi gây ra.

Sự tổn thương phổi tìm thấy tại các lò mổ với sự viêm nhiễm ruột
trước đó có sự tương quan giữa lợn cần chữa viêm phổi với sự cần chữa viêm
ruột (trích theo Phạm Ngọc Thạch, 2005) [25’].
Các yếu tố này có thể do xây dựng chuồng trại chưa phù hợp với đặc
điểm sinh lí của gia súc, phân lô, chia đàn chưa hợp lý, chăm sóc và nuôi
dưỡng không đúng phương pháp, bệnh phát sinh do vận chuyển gia súc, vệ
sinh thú y, xử lí chất thải không tốt dẫn đến ô nhiễm tiểu khí hậu chuồng nuôi
gây ra viêm phổi.
Do chuồng không được che chắn kín dễ gây gió lùa lợn lạnh dẫn đến
viêm phổi (Huỳnh Văn Kháng, 2006 [3]).
Cỏc kí sinh trùng như ấu trùng giun đũa, giun phổi thường vào cơ thể
qua đường tiờu hoỏ ăn, uống, xâm nhập vào máu rồi di hành lên phổi lợn. Nó
là nguyên nhân cơ giới tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phỏt (trớch theo
Phạm Sĩ Lăng và Phan Dịch Lân, 2002) [5].
Trong thời gian dịch rỉ viêm lan truyền thì cơ thể không sốt nhưng khi
dịch viêm đọng lại gõy viờm thỡ cơ thể lại sốt. Như vậy, do hiện tượng viêm
lan từng tiểu thuỳ làm cho lợn sốt theo hình sin (Hồ Văn Nam, 1997) [9].
23
Khi phổi bị viêm nặng có thể bị hoại thư hay hoá mủ. Khi bị viêm hoại
thư thì ranh giới giữa vùng lành và vùng bệnh không rõ ràng và ở đó có sự
phân huỷ protein. Do vậy trên lâm sàng thấy gia súc thở có mùi rất thối. Khi
bị viờm hoỏ mủ thì tạo thành các ổ mủ giữa vùng lành và bệnh rất rõ ràng.
Các ổ mủ này là nguyên nhân gây nên triệu chứng sốt không theo quy luật khi
vi khuẩn từ ổ mủ này vào máu và gây ra một ổ mủ khác ở phổi (Hồ Văn Nam
và CS, 1997) [9].
Theo Hồ Văn Nam (1997) [9], trong bệnh phế quản phế viêm nước mũi
ít và đặc có màu xanh thường dính vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại
thư thì nước mũi như mủ và có mùi hôi thối; khi mắc viêm phổi thuỳ nước
mũi ít, màu đỏ hay màu gỉ sắt.
Theo Hồ Văn Nam và CS (1997) [9], trong bệnh phế quản - phế viêm

gia súc sốt cao (tăng hơn bình thường từ 1 - 2
0
C) và sốt lên xuống theo hình sin,
trong bệnh viêm phổi thuỳ đột nhiên gia súc sốt 41 - 42
0
C, sốt kéo dài liên miên
từ 6 - 9 ngày sau đó nhiệt độ hạ dần, còn trong viêm phổi hoại thư.
Trong bệnh phế quản phế viêm tần số hô hấp tăng cao (có khi tới 40 -
140 lần/phỳt). Cũn trong bệnh thuỳ phế viêm khó thở xuất hiện rõ rệt, có
những trường hợp ngồi thở như kiểu chó ngồi. Trong bệnh viêm phổi hoại thư
và hoá mủ gia súc có những triệu chứng như thở nhanh và khó thở thể bụng
(Hồ Văn Nam và CS, 1997) [9].
Khi kiểm tra bằng ống nghe ở vùng phổi có thể thấy những âm bệnh lí
khác nhau như âm ran ướt ở thời kỳ đầu, âm ran khụ, õm vũ túc ở thời kỳ cuối
của phế quản phế viêm hay âm bọt vỡ, âm thổi vò trong bệnh viêm phổi hoại
thư và hoá mủ. Ngoài ra trong bệnh viêm phổi thuỳ còn thấy âm phế nang mất
xen kẽ vựng õm phế nang tăng (Hồ Văn Nam và CS, 1997) [9].
Theo Hồ Văn Nam (1997) [8], lợn mắc viêm phổi niêm mạc mắt tím
bầm.
Do tổn thương ở phổi vì vậy gia súc thiếu dưỡng khí trong mỏu nờn ở
các niêm mạc mắt, miệng của vật bệnh đầu tiên đỏ sẫm, xung huyết, sau đó
tím tái (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002) [5].
24
Bệnh tích của vùng viêm phổi thuỳ ở gia súc có thể đối xứng hoặc
không đối xứng giữa các thuỳ của phổi (Nguyễn Vĩnh Phước, 1986; trích dẫn
theo Đỗ Văn Được, 2003) [2].
Về mặt lâm sàng, bệnh viêm phế quản - phổi gia súc trong một số
trường hợp cũn cú đặc điểm không chỉ tổn thương đường hô hấp mà cũn cú
cỏc triệu chứng ỉa chảy xen lẫn táo bón. Khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu
trung tính non tăng, bạch cầu ái toan và đơn nhân giảm (Hồ Văn Nam,

Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997) [8].
Vùng viêm phổi thùy gia súc có thể đối xứng ở cỏc thựy của phổi
hoặc không đối xứng ở cỏc thựy của phổi (Nguyễn Vĩnh Phước,1970)[15].
Theo Huỳnh Văn Kháng (2006) [3] việc phòng bệnh phải chú ý đến các
yếu tố như: lợn phải được ấm, tránh gió lùa, chỗ nằm phải khô ráo, hệ thống
thoát nước tốt và tăng cường sự thông thoáng của chuồng nuôi.Để điều trị bệnh
viêm phổi, nhiều tác giả đều cho rằng cần dùng các biện pháp chống nhiễm
trùng, trợ lực, trợ tim, các biện pháp chống thiếu dưỡng khí, điều trị trúng độc
do hậu quả của viêm.
Những thuốc làm tiêu nhầy hình như giúp cho tăng nồng độ nhiều loại
kháng sinh trong việc tiết dịch của phế quản. Một trong những thuốc điều hoà
chất nhầy hay sử dụng trong viêm phổi là bromhexine, nó có tác dụng cắt các
cầu nối disulfit của chất nhày (mucopolysaccharide) nhờ đó chất nhầy được
đẩy ra khỏi đường hô hấp qua phản xạ ho (Nguyễn Như Pho, 2004) [13].
Theo Hồ Văn Nam và CS (1997) [9], lợn bị bệnh phổi ngoài việc
dùng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm thì cần phải giải quyết vấn đề hộ
lý chăm sóc tốt gia súc thì cần phải dựng cỏc thuốc trợ sức trợ lực nâng cao
sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc. Ngoài ra, cần
dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc phong bế vào hạch sao, hạch cổ dưới
Về mặt lâm sàng, bệnh viêm phế quản – phổi gia súc trong một số
trường hợp cún cú đặc điểm không chỉ tổn thương đường hô hấp mà còn thấy
có triệu chứng ỉa chảy xen lẫn táo bón. Khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu
trung tính non tăng, bạch cầu ái toan và đơn nhân giảm (Hồ Văn Nam,
Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997[8].
25

×