ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ ĐẮC CẦM
Tên đề tài:
“THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON
SAU CAI SỮA (4-10 TUẦN TUỔI) TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TRẦN ĐĂNG
PHẨM, XÃ PHÚC THUẬN, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Hệ chính quy
Chuyên ngành
: Chăn nuôi Thú y
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khoá học
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ ĐẮC CẦM
Tên đề tài:
“THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON
SAU CAI SỮA (4-10 TUẦN TUỔI) TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TRẦN ĐĂNG
PHẨM, XÃ PHÚC THUẬN, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Lớp
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Hệ chính quy
: 43 – Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Minh Toàn
Giảng viên Khoa CNTY – ĐHNL Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ ĐẮC CẦM
Tên đề tài:
“THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON
SAU CAI SỮA (4-10 TUẦN TUỔI) TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TRẦN ĐĂNG
PHẨM, XÃ PHÚC THUẬN, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Lớp
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Hệ chính quy
: 43 – Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Minh Toàn
Giảng viên Khoa CNTY – ĐHNL Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2015
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 27
Bảng 4.1: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 33
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc và chết của bệnh tiêu chảy ở đàn lợn
con trong 3 năm (2012-2014) ......................................................... 34
Bảng 4.3:Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở đàn lợn con sau cai
sữa qua các tháng ............................................................................ 35
Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo độ tuổi ................. 36
Bảng 4.5: Triệu chứng lợn con mắc bệnh tiêu chảy ....................................... 39
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi khối lượng của lợn con ....................................... 40
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đến 10 tuần tuổi.................... 41
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết của bệnh tiêu chảy trên đàn lợn con trong
3 năm (2012-2014).......................................................................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ tỉ lệ mắc bệnh theo độ tuổi ................................................ 37
iv
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề bài ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chung về bệnh tiêu chảy.......................................................... 4
2.1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.......................................................... 5
2.1.3. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................... 15
2.1.4. Triệu chứng ................................................................................................... 17
2.1.5. Bệnh tích ........................................................................................................ 17
2.1.6. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy ......................................... 17
2.1.7. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn .............................................. 19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 24
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
v
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 27
3.4.2. Phương pháp theo dõi................................................................................. 27
3.4.3. Phương pháp tính toán ............................................................................... 28
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 29
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 30
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 33
4.2.1 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở đàn lợn con sau cai sữa của trại .... 33
4.2.2 Ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy đến khả năng sinh trưởng của lợn .. 40
Phần 5 . KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ ................................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................. 43
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, trồng trọt và chăn nuôi là hai thành phần quan trọng
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng luôn đóng góp một phần lớn vào thu nhập của người
dân. Chăn nuôi không những cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho nhu
cầu tiêu thụ trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu. Vì thế chăn nuôi
ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp.
Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được
đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là
phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo
ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong
nước và một phần cho xuất khẩu.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân
dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là
nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị
trí hàng đầu khu vực Đông Nam Châu Á.
Để có được kết quả trên ngoài việc tăng nhanh số đầu lợn, ngành chăn
nuôi lợn nước ta đã và đang từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào thực tế sản xuất, từ khâu cải tạo con giống, nâng cao chất lượng thức
ăn đến việc hoàn thiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy vậy bên
cạnh những tiến bộ đạt được, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng còn gặp không ít khó khăn đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Dịch bệnh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Minh Toàn đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo trong khoa Chăn nuôi thú y
đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty RTD cùng toàn thể anh em kỹ thuật,
công nhân trong trại lợn ông Trần Đăng Phẩm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi
sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức
của tôi ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đỗ Đắc Cầm
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Minh Toàn đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo trong khoa Chăn nuôi thú y
đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty RTD cùng toàn thể anh em kỹ thuật,
công nhân trong trại lợn ông Trần Đăng Phẩm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi
sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức
của tôi ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đỗ Đắc Cầm
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm chung về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý đường tiêu hoá, con vật có hiện tượng ỉa
nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng
tiêu hoá (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch), hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự
thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với
những thay đổi trong khẩu phần ăn.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, loài gia súc hoặc nguyên
nhân chính gây bệnh mà bệnh tiêu chảy được gọi bằng nhiều tên khác nhau:
bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ gọi là bệnh lợn con phân trắng hay bê
nghé phân trắng... còn ở gia súc sau cai sữa gọi là chứng khó tiêu hay hội
chứng rối loạn tiêu hoá... Nếu xét về nguyên nhân chính gây bệnh có các tên
gọi như: bệnh phó thương hàn, bệnh viêm dạ dày ruột...
Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra và được đánh giá là bệnh phổ
biến trong các bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi với các
triệu chứng chung là ỉa chảy, mất nước, mất chất điện giải, suy kiệt dẫn đến
có thể chết. Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể
nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 – 6 lần trở lên) và nước
trong phân từ 75 -76% trở lên gọi là bệnh tiêu chảy.
Ở nước ta trong những năm gần đây, bệnh tiêu chảy của lợn vẫn đang là
vấn đề nan giải, xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành, gây thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành chăn nuôi (Lê Minh Chí, 1995) [1]. Đánh giá sự thiệt hại do tiêu
chảy gây ra trong chăn nuôi, Lê Minh Chí (1995)[1] cho thấy có tới 70 – 80%
sự tổn thất về số lượng gia súc của thời kỳ bú sữa, trong đó 80 – 90% là do
hậu quả của tiêu chảy gây ra.
5
2.1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy kết quả cho thấy
nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một bệnh
lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên
nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Song cho dù bất cứ
nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm
nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Qua
nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên
nhân sau đây:
2.1.2.1. Do vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm mốc.
Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát
gây tiêu chảy.
* Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy nhiều tác giả đã kết
luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của
vi khuẩn.
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới
dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng
động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ
diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng.
Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của
con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi
sinh vật đường ruột.
6
Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ
dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu
về bệnh tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi,
những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với
số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1964)[37], Vũ Văn Ngữ (1979)[26], Trương Quang
(2005)[31] cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cần bằng của khu hệ
vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên
quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây ỉa chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào
thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng.Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên
O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc
hiệu, khả năng thực bào. ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát
triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Đào Trọng Đạt và cs (1996)[6] cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm
sút E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh
và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy.
Khi tiến hành xét nghiệm 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác
nhau (từ sơ sinh đến lợn nái) Hồ Văn Nam và cs (1997)[20] đã cho biết 100%
các mẫu phân lợn ở các lứa tuổi có E.coli, xét nghiệm 170 mẫu phân lợn bị
tiêu chảy ở các lứa tuổi tương tự, tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có sự bội
nhiễm vi khuẩn đường ruột một cách rõ rệt. Trong phân lợn không tiêu chảy
số lượng vi khuẩn 150,70 triệu/1gram phân, nhưng khi bị tiêu chảy số lượng
này đã là 196,35 triệu, tăng hơn 45, 65 triệu.
7
Radostits O.M. và cs (1994)[45] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các
chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan
trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985)[24], các tác nhân bệnh tiêu chảy cho lợn
ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli,
Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do
E.coli, Salmonella và Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004)[3] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn
không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò
quan trọng trong bệnh tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococcus
tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
Phùng Quốc Chướng (1995)[2] kết luận Salmonella có vai trò quan trọng gây
nên bệnh tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn con sau cai sữa tại các tỉnh Tây Nguyên.
Tô Thị Phượng (2006)[30] khi nghiên cứu biến động của Salmonella và
E.coli ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100% các mẫu phân có vi khuẩn
E.coli dù lợn bị tiêu chảy hay không bị tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày
tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng
dần từ 58,33% đến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng lên
đáng kể, tỷ lệ nhiễm là 81,25% ở lợn từ 1 đến 21 ngày tuổi; 85,71% ở lợn 22 60 ngày tuổi và 75% ở lợn >60 ngày tuổi. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng
tăng lên từ 13,91 triệu đến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn từ 1 đến
>60 ngày tuổi.
Nguyễn Thị Ngữ (2005)[25] khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella trong
phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy cho biết: ở lợn không tiêu chảy có
83,30% - 88,29% số mẫu có E.coli; 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella.
8
Nguyễn Bá Hiên (2001)[9] nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường
ruột thường gặp ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng: Khi lợn bị
tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E.coli trung bình tăng 1,90 lần, số lượng vi
khuẩn Cl.perfringens tăng 100 lần so với lợn khoẻ mạnh.
* Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như
Porcine circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus,
Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây bệnh tiêu chảy ở lợn. Sự xuất
hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề
kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Trước tiên là virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý
nhiều trong bệnh tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là
nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn
nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong
niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1997)[18] virus TGE có sự liên hệ đặc biệt
với các tế bào màng ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào nó nhân lên và
phá hủy tế bào trong vòng 4 – 5 tiếng. Sữa và các thức ăn khác ăn vào không
tiêu hóa được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng không được tiêu
hóa, nước không được hấp thu, con vật tiêu chảy, mất dịch, mất chất điện giải
và chết.
Lecce J.G. (1976)[41] nghiên cứu về virus gây bệnh đường tiêu hóa đã
xác định được vai trò của Rotavirus trong bệnh tiêu chảy ở lợn. Rotavirus
thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 dến 6 tuần tuổi hay
mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy nhiều lần
9
trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một chỗ. Giai đoạn
cuối, con vật biểu hiện thiếu máu, truy tim mạch và chết trong vòng 2 đến 3
ngày. Lợn hậu bị thường mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít hơn nhưng để lại
những biến chứng. Lợn sơ sinh và cai sữa thường có tỷ lệ bệnh và chết do
Rotavirus cao nhất.
Lecce J.G. (1976)[41], Nilson O. (1984)[43] nghiên cứu về virus gây
bệnh đường tiêu hoá đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn.
Khoon Teng Hout (1995)[12] đã thống kê được 11 loại virus có tác động
làm tổn thương đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy như Adenovirus type IV,
Enterovirus, Rotavirus.
Theo Bergenland H.U. (1992)[39] trong số những mầm bệnh thường gặp
ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân
lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có
Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
* Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây bệnh tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng
cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ,
chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và
là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh
trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)…
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996)[13] sán lá ruột lợn và giun đũa
lợn ký sinh trong đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu
hóa gây viêm ruột ỉa chảy.
10
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1997)[16] giun đũa ký sinh
trong ruột non của lợn là loài Ascaris suum. Vòng đời giun đũa lợn phát triển
và gây bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng gây
nhiễm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa. Số
lượng giun có thể từ vài con đến hàng nghìn con trong một cơ thể lợn.
Tác giả Nguyễn Kim Thành (1999)[35] cho biết trong đường ruột của lợn
tiêu chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với số lượng không nhỏ. Trong quá trình
ký sinh, trao đổi chất của giun sán còn thải ra các chất cặn bã gây hại cho cơ thể
lợn, làm lợn gầy còm, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng xuất chăn nuôi.
Theo Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995)[16], lợn nhiễm giun đũa với
biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm
ruột, tiết độc tố để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn
con gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không
đầy đủ, sản phẩm thịt giảm đến 30%.
2.1.2.2. Nguyên nhân khác
Do thời tiết khí hậu, do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, do strees, do ảnh
hưởng của điều kiện chuồng trại, do ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến
bệnh tiêu chảy ở lợn.
* Do thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ
thểgia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá
lạnh, mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác
động đến tình trạng sức khỏe của lợn. Ở lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh
lý của các hệ cơ quan chưa ổn định, hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng
phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối
tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng
thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 27
Bảng 4.1: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 33
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc và chết của bệnh tiêu chảy ở đàn lợn
con trong 3 năm (2012-2014) ......................................................... 34
Bảng 4.3:Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở đàn lợn con sau cai
sữa qua các tháng ............................................................................ 35
Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo độ tuổi ................. 36
Bảng 4.5: Triệu chứng lợn con mắc bệnh tiêu chảy ....................................... 39
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi khối lượng của lợn con ....................................... 40
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đến 10 tuần tuổi.................... 41
12
khâu bảo quản hay các khâu chế biến không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc, với
biều hiện nhiễm độc đường tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội, mà thường chúng
ta không nghĩ tới nguyên nhân này nên mọi phác đồ điều trị đều không có
hiệu quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc độc tố nấm mốc còn gây độc
trực tiếp cho người từ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ những
độc tố còn tồn dư trong thực phẩm.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protid và axit amin không cân đối dối dẫn đến
quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng,
hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng γglobulin huyết
thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Nếu khẩu phần thức ăn của
lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm cho lợn con dễ mắc
bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và chất béo.
Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề
kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó đảm
bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một
vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.
Laval A (1997)[15] cho biết, thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần
thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm
giảm sức đề kháng của gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy. Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là
nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn.
* Do strees
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuông nuôi, vận chuyển đi xa
đều là các tác nhân strees quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức
khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [3].
13
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[11] hệ thống tiêu hóa (dạ dày, ruột)
của lợn mẫn cảm đặc biệt với strees. Hiện tượng strees thường gây nên biểu
hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
* Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại
Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng kiểu,
đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với
chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả năng
sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng,
ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải
khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng
chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây
dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ
tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006)[38] nếu chuồng nuôi kém thoáng khí,
ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt độ trong chuồng nuôi lên
cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH3, H2S làm con vật bị trúng độc thần kinh
nặng, con vật bị stress – một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Nếu chuồng
nuôi khô ráo thoáng khí, sạch sẽ sẽ làm giảm lượng khí độc trong chuồng
nuôi đồng thời hơi nước thừa được thoát ra ngoài làm cho độ ẩm trong
chuồng nuôi vừa phải. Cũng theo các tác giả trên, trong cùng điều kiện chăn
nuôi, thời gian nào độ ẩm cao ở chuồng mà nền không thoát nước, xây dựng ở
chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triền mạnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986)[4], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[11]
chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp
hơn so với chuồng ẩm, tối.
14
* Ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi
Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 –
25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 – 15% từ không khí bên ngoài
chuồng nuôi đưa vào. Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao ảnh hưởng rất
xấu đến cơ thể gia súc cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong
chuồng nuôi từ 55 – 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu
độ ẩm chuồng nuôi >90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều
thí nghiệm cho thấy lợn nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài
không muốn ăn, giảm sức tiêu hóa thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật
trong đó có bệnh tiêu chảy.
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu
độ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho
con vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ
thể lợn lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ
thể lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều
tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp,
ẩm độ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút
thân nhiệt lợn con có thể giảm thấp đến 5 – 6ºC sau đó mới dần ổn định. Nếu
nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và
ngược lại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian
phục hồi thân nhiệt sẽ làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị strees nhiệt –
nguyên nhân gây ỉa chảy. Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80 – 85%.
Đào Trọng Đạt và cs (1996)[6], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[11] cũng
cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài
ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và
độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 đến 85%. Vì thế việc làm khô và giữ
ấm chuồng là vô cùng quan trọng.
15
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1997)[16] chuồng trại ẩm, lạnh
tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa.
Theo dõi tiểu khí hậu trong các kiểu chuồng khác nhau cho thấy sau những
trận mưa hay khi có gió mùa đông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tăng
lên (Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1997)) [16]. Cũng theo các tác giả trên,
chuồng trại sạch sẽ, kín, ấm vào mùa đông và vào mùa xuân giữ cho chuồng khô
ráo, chống ẩm ướt sẽ giúp lợn con phòng được bệnh lợn con phân trắng.
2.1.3. Cơ chế sinh bệnh
*Do E.coli
Khi nói đến nguyên nhân gây bệnh do E.coli, cơ chế gây bệnh được diễn
ra như sau: khi có điều kiện thuận lợi từ môi trường và vật chủ, vi khuẩn
E.coli tăng sinh trong ruột và gây tiêu chảy bằng các yếu tố gây bệnh đặc
hiệu. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp gồm các loại: Kháng
nguyên O (kháng nguyên thân), kháng nguyên H (kháng nguyên lông), kháng
nguyên K (kháng nguyên bề mặt, vỏ bọc) và F (kháng nguyên bám dính).
E.coli xâm nhập vào cơ thể động vật từ rất sớm, sau vài giờ được sinh ra. Sau
khi phát triển và tăng nhanh ở tế bào thành ruột, vi khuẩn xâm nhập vào hệ
lâm ba, hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng. Vi khuẩn theo máu tới các cơ quan tổ
chức phá huỷ các tổ chức tế bào, gây viêm ruột, tiêu chảy và ngộ độc cấp làm
cho gia súc chết nhanh. Các chủng E.coli thuộc nhóm ETEC và VTEC thường
gây tiêu chảy ở lợn sơ sinh và lợn con sau cai sữa. Dựa vào các yếu tố gây
bệnh, người ta đã phân vi khuẩn E.coli thành các loại sau: Enterotoxigenic
E.coli (ETEC), Enteropathgenic E.coli (EPEC), Sdherenc Enteropathogenic
E.coli (AEEC) và Verotoxingenic E.coli (VTEC). Hầu hết vi khuẩn E.coli gây
bệnh sản sinh một hay nhiều kháng nguyên bám dính (Fimbriae), 4 loại kháng
nguyên bám dính quan trọng của ETEC gây bệnh ở lợn sơ sinh là F4(K88),
F5(K99), F6(987P) và F41. Nhờ các kháng nguyên bám dính này mà vi khuẩn
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết của bệnh tiêu chảy trên đàn lợn con trong
3 năm (2012-2014).......................................................................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ tỉ lệ mắc bệnh theo độ tuổi ................................................ 37
17
Lợn con trong tình trạng nhiễm độc, truỵ tim mạch mà chết. Những con
chữa khỏi bệnh thường tăng trọng giảm, chậm lớn, còi cọc.
2.1.4. Triệu chứng
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, nếu tăng thì chỉ sau 2 – 3
ngày rồi hạ xuống trở về lúc bình thường, có con thân nhiệt hạ xuống do ỉa
chảy mất nước nhiều. Lợn gầy tóp nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo,
nhợt nhạt, hai chân sau dúm lại và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân. Tiêu
chảy có thể ở mức nhẹ lợn không có biểu hiện mất nước hoặc tiêu chảy nặng
với triệu chứng phân toàn nước. Phân lợn có màu sắc khác nhau vàng kem
hay hơi xanh, trắng hoặc xám. Phân có thể chảy tự do từ hậu môn xuống sàn.
Trong trường hợp nặng, triệu chứng lâm sàng là mất nước, rối loạn trao đổi
chất, tiêu chảy có thể gây sốt hoặc không sốt và lợn con suy nhược rất nhanh
rồi chết. Khối lượng cơ thể giảm 30 – 40% do mất nước. Cơ bụng hóp lại, lợn
gầy, suy kiệt và đi siêu vẹo, mắt trũng sâu, da tái xám và nhợt nhạt. Sự mất
nước và giảm khối lượng cơ thể làm cho lợn bị suy sụp nhanh, những con lợn
con này thường bị chết. Trong trường hợp mạn tính hay bệnh ít nghiêm trọng,
da quanh hậu môn và vùng háng có thể đỏ lên do tiếp xúc với phân kiềm tính,
lợn ít bị mất nước và điều trị tích cực thì có thể khỏi bệnh.
2.1.5. Bệnh tích
Những bệnh tích điển hình quan sát thấy như: Xác lợn gầy, vùng đuôi bê
bết phân. Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt. Trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc
thức ăn chưa tiêu, mùi khó ngửi. Thành dạ dày phù và xuất huyết, niêm mạc
ruột non xuất huyết. Trong ruột non chứa đầy khí căng phồng, có khi lẫn máu.
Gan, lách, thận không biến đổi nhiều.
2.1.6. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, sự
xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương
18
tác giữa nguyên nhân và cơ thể gia súc. Các yếu tố như tuổi gia súc, mùa vụ,
thức ăn,chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng….đều có ảnh hưởng đến
bệnh tiêu chảy ở gia súc.
Ở lợn, bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Frairbrother.J.M
(1992)[40] cho rằng khi bệnh tiêu chảy xảy ra thường gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi.Bệnh thường xuất hiện ở 3 giai đoạn phát triển của lợn:
- Giai đoạn sơ sinh: 1-4 ngày tuổi.
- Giai đoạn lợn con theo mẹ: 5-21 ngày tuổi
- Giai đoạn lợn sau cai sữa: >21 ngày tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở một số cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào điều
kiện chăm sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở
một đàn còn phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh.
Khi nghiên cứu một số địa điểm dịch tễ bệnh tiêu chảy ở lợn từ sau cai
sữa của các hộ chăn nuôi gia đình tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan
(2006)[14] cho rằng, bệnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của lứa tuổi mắc bệnh, mùa
vụ trong năm, các loại thức ăn, nền chuồng và tình trạng vệ sinh thú ý. Về độ
tuổi mắc bệnh, tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm theo tuổi, cao nhất ở giai đoạn sau cai
sữa đến 2 tháng (13,9%) sau đó giảm dần và chỉ còn(5,55%) ở lợn trên 6
tháng tuổi (Nguyễn Thị Kim Lan (2006)) [14].
Về mùa vụ, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng mùa xuân và mùa hè tỷ lệ lợn
mắc tiêu chảy cao hơn (13,67-14,75) so với 2 mùa còn lại (9,18-9,68%)
Nguyễn Thị Kim Lan (2006)[14] về thức ăn, lợn nuôi thức ăn tổng hợp
dạng viên, không qua chế biến, mắc tiêu chảy với tỷ lệ 8,96%. Tỷ lệ này tăng
lên khi cho thức ăn truyền thống mang tính tận dụng và ăn rau sống (16,1%)
(Nguyễn Thị Kim Lan (2006) ) [14].
Điều kiện chuồng trại vệ sinh cũng có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ mắc
tiêu chảy ở lợn. Lợn nuôi trong nền lát gạch có tỷ lệ tiêu chảy là 9,49%, lợn