Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chép V1 ( Cyprinus carpio ) tại phòng Di Truyền – Chọn Giống thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 18 trang )

Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập nước ngọt em đã nhận được sụ giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong bộ môn, các bạn trong lớp giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Qua
đây, em xin cảm ơn tới :
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo nhiều thuận lợi cho đợt thực tập
giáo trình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn tới các thầy cô giáo
trong bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản đã trang bị kiến thức, cung cấp tài liệu,
cũng như liên hệ địa điểm thực tập cho chúng em
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ, công nhân viên , các anh chị
trong phòng Di Truyền – Chọn Giống của viện Nuôi Trồng Thủy Sản I đã chỉ
bảo, hướng dẫn, cung cấp cho chúng em những kiến thức thực tế để chúng em
định hướng rõ nghề nghiệp tương lai
Tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp NTTSK53 đã động viên tôi trong suốt thời
gian thực tập cũng như trong quãng đời sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Đỗ Thị Huyền
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản có những bước tiến
vượt bậc, mang lại hiệu quả kinh tế cao đóng góp đáng kể vào ngành kinh tế
quốc dân. Không những thế nó còn là hướng làm giàu của nhiều nông dân
nghèo,việc sản xuất không dừng lại ở những mô hình nuôi quảng canh nữa mà
đã phát triển thành những mô hình nuôi bán thâm canh, thâm canh. Vì thế nhu
cầu con giống là rất cao, việc sản xuất giống là một giải pháp quan trọng để
cung cấp giống một cách chủ động đưa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển.


Hiện nay cá chép V1 đang được nuôi rộng rãi trong cả nước và là một trong
những đối tượng phát triển mạnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cá chép
V1 là kết quả lai giữa 3 loài cá ( cá Chép trắng Việt Nam, cá Chép vẩy Hungari,
cá Chép vàng Indonesia ) đã được Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 lai
tạo thành công. Cá Chép giống V1 có những ưu điểm nuôi mau lớn, cho năng
suất cao, thịt thơm ngon, bán được giá trên thị trường.
Trong quá trình thực tập em đã được tiếp cận và tham gia trực tiếp vào một
số khâu trong quá trình sinh sản nhân tạo giống cá Chép V1. Vì vậy , em thực
hiện chuyên đề “ Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chép V1
( Cyprinus carpio ) “ tại phòng Di Truyền – Chọn Giống thuộc Viện Nghiên
cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh”
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÁ CHÉP LAI V1.
2.1.1 Vị trí phân loại.
Theo hệ thống phân loại FAO:
Bộ: Cyprinifomes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus caprio ( Linaeus, 1785 )
2.1.2 Đặc điểm hình thái.
 Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạnh hình cá Chép
trắng Việt Nam do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép
trắng Việt Nam.
 Cá chép V1 dòng Vàng (Indo) có ngoại hình thiên về cá chép
Hung thuần vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép
Indonesa thuần.

 Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần
vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép hungari thuần.
Tuy nhiên khi tái sản xuất trong phạm vi từng dòng chép lai để thu F2, F3…
thì sự khác biệt về sinh trưởng và hình thái ở F2, F3 không còn rõ rệt nữa. Cũng
không tìm thấy sự khác biệt có tính chất quy luật giữa 3 dòng cá đó về mặt hình
thái.
2.1.3 Phân bố.
Cá chép sống ở tầng giữa, tầng đáy, phân bố hầu hết các thủy vực nước
ngọt, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thưc ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống trong
điều kiện khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ 0 – 40 ºC, thích hợp ở 20 – 27 ºC
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
Ở nước ta cá chép phân bố chủ yếu ở miền Bắc.
2.1.4 Tính ăn.
- Cá chép ăn tạp thiên về động vật không xương sống ở đáy.
Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác
( copeporda, decaporda, gatstropoda ), ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng, thân
mềm. Tùy theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự
thay đổi nhất định.
- Khi còn nhỏ ăn thực vật phù du, động vật phù du. Trưởng thành
ăn
động vật đáy, mùn bã hữu cơ.
- Ngoài thức ăn tự nhiên có trong thủy vực ra thì cá còn ăn thức ăn
nhân tạo như cám nổi, cám ngô.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.
Cá chép lai có tốc độ tăng trưởng nhanh thể hiện rõ ở cuối giai đoạn con
giống và tăng dần theo thời gian nuôi cá thịt.
Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng
lượng

 Cá sau khi nở 3 – 4 ngày, cá dài 6 – 7,2 mm, cá phân bố ở lớp nước
mặt, bắt đầu ăn thức ăn ngoài.
 Sau khi nở 8 – 10 ngày, cá dài 9,6 – 10,5 mm, cá phân bố ở tầng đáy
nhiều
 Sau khi nở 15 – 20 ngày, cá dài 14,3 – 19 mm, cấu tạo cơ thể cá bắt
đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vẩy, râu.
 Sau khi nở 20 – 28 ngày, cá dài 19 – 28 ngày, cá dài 19 – 28 mm,
vẩy đầy đủ, sống ở đáy.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000 –
200.000 trứng/kg cá cái.
Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất
vào các tháng xuân hè khoảng tháng 3 – 6, mùa thu tháng 8 – 9.
Trứng cá chép ở dạng trứng dính, trứng sau khi đẻ bám vào thực vật thủy
sinh. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, sau các cơn mưa rào, hoặc khi nước mới
vào.
2.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.
Phòng Di Truyền – Chọn Giống thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy
sản 1 tại xã Đình Bảng – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1 Vị trí địa lý.
Phòng Di Truyền – Chọn Giống nằm cạnh quốc lộ 1A cũ, cách trung tâm
Hà Nội 15km về phía Bắc.
Viện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
Nguồn nước cấp cho các ao ở Viện được lấy từ trạm bơm Bắc Đuống
thông qua kênh mương Trịnh Xá.
Nguồn nước cấp cho hệ thống bể đẻ và ấp trứng được lấy từ nước giếng
khoan.

2.2.2 Cơ sở vật chất.
Phòng Di Truyền – Chọn Giống có 4 ha diện tích mặt nước phục vụ cho
sản xuất và nghiên cứu.
Có 2 phòng thí nghiệm ( 1 phòng Di Truyền, 1 phòng Chọn Giống ), 1 dãy
nhà sản xuất, 1 nhà bình Weis phục vụ cho sản xuất nhân tạo cá, 3 bình Weis
(200 lít/bình), dàn khay ấp trứng cá rô phi, cá chép.
Hệ thống ao nuôi:
 11 ao C diện tích mỗi ao từ 800 – 1000m
2
 8 ao D diện tích khoảng 100m
2
 4 ao E diện tích khoảng 1000m
2
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
 3 ao F diện tích khoảng 1500m
2
 Ao cá bác Hồ diện tích khoảng 7000m
2
2.2.3 Tổ chức quản lý
Phòng gồm 31 người: Một trưởng phòng , và 30 cán bộ kĩ thuật và công
nhân viên.
- Phòng nghiên cứu các loài cá nuôi có khả năng sinh sản tốt vừa sản xuất
giống, thuần hóa các loài mới, bảo quản nguồn gen, chuyển giao công nghệ kỹ
thuật.
- Kế hoạch sản xuất năm 2011: Tiếp tục nghiên cứu và sản xuất giống rô
phi, chép có chất lượng cung cấp cho thị trường.
- Đối tượng sản xuất và nghiên cứu: Chép, Rô phi, Lăng chấm, Anh vũ,
Trạch sông, cá Chiên …

Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 3
PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN THỰC TẬP
3.1 Phương pháp hoàn thành báo cáo.
• Quan sát cách làm của cán bộ và công nhân trong phòng.
• Trực tiếp tham gia vào các khâu trong chu trình sản xuất của phòng.
• Thu thập thông tin từ các cán bộ kỹ thuật trong phòng.
• Tham khảo một số tài liệu chuyên ngành.
3.2 Thời gian thực tập nước ngọt
Thời gian từ ngày 22/03/2011 – 11/04/2011
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
4.1 Nội dung.
Nội dung “ Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chép V1 (
Caprinus carpio )”
4.1.1 Chuẩn bị dụng cụ.
• Bể nhốt cá bố mẹ có thể tích 1- 2m
3
, có lưới chắn trên tránh cá nhảy
ra ngoài.
• Kim tiêm, thuốc kích dục tố.
• Dung dịch khử dính ( dùng nước dứa ép đã pha loãng với nồng độ
khoảng 2.5% ).
• Bát men sạch đã lau khô, tã sạch.
• Lông gà đã được tẩy trùng.

• Bình ấp Weis thể tích 200 lít.
• Và một số dụng cụ cần thiết khác.
4.1.2 Chọn cá bố mẹ cho đẻ.
Riêng đối với cá chép thì cá bố mẹ phải được nuôi vỗ riêng ( cá đực được
nuôi ao E13, cá cái được nuôi ao C20, C28, D26 ) để tránh hiện tượng cá đẻ tự
nhiên khi có điều kiện thuận lợi.
• Điều kiện nuôi vỗ:
- Thời gian nuôi vỗ từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Ao nuôi cá cái, và đực có diện tích rộng khoảng 400 – 2.000 m
2
, mực
nước sâu 1,2 – 1,4 m, đáy có lớp bùn đáy dày 0,15 – 0,2 m, bờ cao, không bị rò
rỉ, độ pH từ 6,5 – 8. Chú ý ao phải được tẩy vôi với lượng 5 – 10 kg vôi/100m
2
Tuổi cá bố mẹ thích hợp là 2 – 6 tuổi, cỡ nhỏ nhất cá cái: 1kg/con, con đực là
0,7 kg/con.
- Mật độ nuôi cá cái nhỏ hơn cá đực, hàng tuần có bón phân xanh.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
- Thức ăn có hàm lượng đạm trên 25%. Lượng thức ăn hàng ngày
bằng 3 – 5 % khối lượng của cá trong ao, ngoài ra bổ xung thêm thức ăn có
chứa hàm lượng vitamin E: thóc mầm, đậu tương… nguồn dinh dưỡng tốt cho
quá trình phát triển của tuyến sinh dục.
- Sau thời gian nuôi vỗ tiến hành kéo lưới tuyển chọn cá bố mẹ cho
tham gia sinh sản.
• Yêu cầu cá bố mẹ cho đẻ.
- Cá cái khỏe mạnh, biểu hiện thành thục tốt : bụng cá to, mềm, lỗ sinh
dục lồi có màu phớt hồng, khi lật ngửa con cái hơi nghiêng về phía đuôi thì thấy
2 buồng trứng hơi sệ xuống. Dùng que thăm trứng kiểm tra trứng tròn căng rời

là được ( Thao tác thăm trứng phải cẩn thận nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương
cá )
- Cá đực khỏe mạnh, lỗ sinh dục lõm, khi vuốt nhẹ thấy sẹ chảy ra có
màu trắng, hơi đặc là tốt, tránh những con có sẹ loãng vì chúng cho tỉ lệ thụ tinh
thấp
- Tỉ lệ cá đực/ cá cái là : 1/2 hoặc 1.5/2.
4.1.3 Vận chuyển cá bố mẹ, nhốt và đánh dấu cá.
Cá bố mẹ sau khi tuyển chọn được đưa nhanh chóng về bể nhốt, thay nước
liên tục. Cá đực và cá cái nhốt riêng với mật độ thích hợp. Sau đó tiến hành cân
cá, đánh dấu cá để dễ dàng định lượng thuốc tiêm.
4.1.4 Tiêm kích dục tố
- Kích dục tố thường dùng là LRH – A ( Luteotropin releasing
hormoned analog ) kết hợp với DOM ( Moltilium – M ).
- Công thức tiêm: một ống thuốc LRH – A chứa 2 mg + 5 viên DOM
tiêm cho 4,5 – 5 kg cá cái.
- Cách pha: Cho DOM vào cối sứ, nghiền mịn, thêm vài ml nước sạch
vào hòa tan rồi ly tâm 15 – 20 phút thu lấy nước trong +LRH – A theo liều đã
tính toán.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
- Nguyên tắc pha thuốc: Lấy thể tích thuốc theo nguyên tắc 0.3cc/ 1kg

- Liều tiêm : + Cá cái tiêm 2 lần
Lần 1: liều sơ bộ dùng 1/3 – 1/4 lượng dùng vào khoảng 5 - 6
tối.
Lần 2 : sau khi tiêm lần 1 từ 6 – 8h tức là khoảng 11 – 12h
đêm, tiêm liều quyết định tiêm 2/3 số thuốc còn lại.
+ Cá đực tiêm 1 lần ngay trước lần 2 của cá cái khoảng 2 – 3h và
liều tiêm bằng 1/3 liều tiêm của cá.

- Vị trí tiêm: xoang ngực gần gốc vây ngực.
- Cách tiêm: sau khi kiểm tra dấu đánh, đối chiếu với khối lượng cá đã
cân đã tính toán khối lượng tiêm ta tiến hành tiêm kích dục tố. Bắt cá để lộ ra
gốc vây ngực, đặt mũi tiêm tiêm sát vây ngực chếch 45, độ sâu của mũi kim là 1
– 1.5 cm. Khi tiêm không nên tiêm quá sâu, điều này gây nguy hiểm cho cá. Khi
rút kim tiêm phải rút từ từ, sau khi rút dùng ngón tay bịt chỗ vừa tiêm tránh
thuốc chảy ra ngoài.
4.1.5 Cho cá đẻ.
Sau khi tiêm kích dục tố lần 2 người trực phải thường xuyên theo dõi kiểm
tra cá cái. Bắt cá lật ngửa bụng, dùng tay ấn nhẹ vào bụng cá thấy trứng chảy ra
thành dòng ta tiến hành thu trứng cá.
- Kĩ thuật bắt cá :
 Một người dùng vợt lưới bắt cá, người kia cầm sẵn
băng cá để khống chế cá, một tay đỡ đầu tay kia đỡ khấu đuôi bịt lỗ liệu sinh
dục ( tránh trứng cá chảy ra ngoài ). Dùng băng ca và vải mềm lau khô thân cá,
xung quanh lỗ sinh dục.
 Lúc này người ôm cá nghiêng cá, mở ngón tay bịt lỗ liệu
sinh dục vuốt nhẹ từ ngực xuống lỗ liệu sinh dục cho trứng chảy vào bát men
( bát phải lau khô sạch ). Sau mỗi động tác vuốt ta đặt nghiêng cá, nhẹ nhàng vỗ
vào bụng cá cho trứng chảy xuống phía dưới rồi tiếp tục vuốt.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
 Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm cá xây xát, khi vuốt thấy
dấu hiệu chảy máu thì ngừng ngay không vuốt trứng nữa.
- Lượng trứng cho vào khoảng 1/3 bát men. Sau khi thu trứng ta cần
tiến hành vuốt sẹ vào bát trứng để thụ tinh cho trứng. Trứng mỗi con cái cần
được thụ tinh với 2 – 3 con đực để tránh trường hợp tinh trùng của con đực kém
chất lượng sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh.
Hình 1: Vuốt trứng. Hình 2: Vuốt sẹ.

4.1.6 Thụ tinh cho trứng.
- Sau khi đã tưới sẹ lên trứng, ta dùng lông gà nhẹ nhàng khuấy đều
trứng với sẹ để trứng được thụ tinh.
- Chúng ta cho khoảng 5ml nước sạch vào bát trứng khuấy 1 – 2 phút
nữa. Khi đã thụ tinh xong ta tiến hành khử dính.
4.1.7 Khử dính cho trứng.
- Dung dịch khử dính là nước dứa ép đã pha loãng với nồng độ 2% -
2,5% ( dứa xanh gọt vỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước, rồi pha với nước nguyên chất
)
- Lượng dung dịch khử cần dùng gấp 5 – 7 lần khối lượng trứng cần
được khử dính.
- Cho khoảng 1/3 – 1/4 lượng dung dịch khử vào bát trứng, khuấy đều
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
2 – 3 phút. Sau đó đổ ra chậu men, cho lượng dung dịch khử còn lại vào khuấy
trong 10 – 15 phút tùy vào điều kiện nhiệt độ tại thời điểm đó. Khi kiểm tra
trứng bằng cách cho 1 ít trứng vào bát nước sạch, lắc nhẹ thấy trứng rời nhau thì
dừng lại.
- Trứng được khử dính xong, ta tiến hành rửa trứng qua nước sạch
nhiều lần để loại bỏ chất bẩn, tinh trùng thừa, rồi cho trứng vào bình vây để ấp.
Trước khi cho vào bình vây ta dùng vợt lọc những tinh trùng thừa còn lại.
Chú ý: thao tác không quá mạnh tránh làm trứng vỡ, tránh xuất hiện bọt khi
khuấy.
Hình 3: Thụ tinh cho trứng. Hình 4: Khử dính cho trứng.
4.1.8 Ấp trứng.
Hình 5: Bình ấp.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS

- Dụng cụ ấp trứng là bình Weis có thể tích 200 lít. Miệng bình được
bao bọc màng lưới chắn, có hệ thống nước chảy bố trí ở trên miệng bình, vì vậy
có thể thay nước trong suốt thời gian ấp trứng.
- Mật độ ấp trứng là 1 – 1.5 triệu trứng/ bình.
- Trong bình có dòng nước xoáy để đảo trứng, tạo cho trứng chuyển
động phân bố đều, cung cấp oxy cho trứng, cần chú ý điều chỉnh lưu tốc nước
để cung cấp đầy đủ oxy cho sự phat triển của trứng.
- Sau khi ấp trứng được 6 -8 h ta tiến hành xiphong loại bỏ trứng hỏng,
trong quá trình ấp ta phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh bể ấp.
- Sau khi ấp được 40 -48 h thì cá nở, thời gian nở của cá phụ thuộc vào
nhiệt độ. Khi trứng nở ta cung cấp thêm oxy cho ấu trùng bằng cách phun nước
vào tầng mặt trên bình ấp.
4.1.8 Ra cá bột.
Cá sau khi nở khoảng 2 – 3 ngày thì tiêu hết noãn hoàng, ta có thể đưa ra ao
ương hoặc bán cá bột. Trước khi đưa cá ra ao ương ta cho cá ăn lòng đỏ trứng
gà.
4.1.9 Ương cá bột lên cá hương.
• Chuẩn bị ao ương:
- Ao có thể tích 500 m
2
, đáy có bùn khoảng 15 – 20 cm, trước khi cho
nước vào ao cần bón vôi bột để tẩy trùng, diệt tạp. Sau khoảng 1 – 2 ngày ta
cho vào khoảng 30 cm nước vào ao, cắt là dầm cho vào ao, phân bố đều xung
quanh ao, mỗi ao khoảng 8 – 10 bó là dầm. Khi lá dầm phân hủy, nước trong ao
xanh ta cấp nước vào ao khoảng 1, 2 – 1,5 m. Và bắt đầu có thể thả cá.
 Mật độ thả là 10.000 – 15.000 con/m
2.
 Thời gian thả vào buổi sáng sớm.
 Thức ăn: 7 ngày đầu cho ăn lòng đỏ trứng gà.
7 ngày tiếp theo cho ăn bột đậu tương.

7 ngày tiếp theo cho ăn bột cám nghiền.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
 Thời gian cho ăn: Sáng sớm và chiều tối.
- Sau 20 – 21 ngày thì thu hoạch.

Hình 6: Cho cá bột ăn. Hình 7: Thu hoạch cá hương.
4.2 Kết quả.
Trong quá trình thực tập phòng cho cá chep V1 đẻ 5 đợt, do số lượng niều nên
em chỉ ghi được kết quả của ngày 29/03/2011.
Ngày 29/03/2011 phòng cho cá đẻ
- Tổng khối lượng cá cái đạt 65 kg
- Số lượng cá: Cá cái 13 con, cá đực 7 con được nhốt riêng bể
- Cá cái: Lượng hormon sử dụng: 16 ống LRH – A ( 2 mg ) + 146
DOM. Lượng hóc môn này được lọc li tâm trước khi tiêm
+ Lần 1: Tiêm 3 ống + 27 DOM (tiêm lúc 5h chiều)
+ Lần 2: Tiêm 13 ống + 117 DOM (tiêm lúc 12h30

đêm)
- Sử dụng 22,4 ml nước cho mỗi lần tiêm
- Cá đực: Tiêm 1 ống + 8 DOM
- Tỉ lệ đực:cái = 2:1
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
 Kết quả:
1 kg cá cho từ 10 – 12 vạn trứng, cho 4 – 6 vạn cá bột.
Tỷ lệ bột lên hương từ 40 – 60%
Bảng thống kê cho cá đẻ

Đợt ngày
Số
lượng
cái:đực
(con)
Tổng
khối
lượng cá
cái (kg)
Liều
lượng
LRH-A +
DOM cá
đực
Liều lượng
LRH-A +
DOM cá
cái
Thời
gian
tiêm
lần 1
Thời
gian
tiêm
lần 2
1 28/03 15:12 81,2
1,5 ống +
12 DOM
4ô +36D

16ô +
144D
18h 1h30
2 29/03 13:7 65 1ô + 8D
3ô + 27D
13ô +117D
17h 0h30
3 03/04 13:7 69,7 1ô + 8D
3,5ô + 28D
14ô +
112D
18h 0h30
4 04/04 21:15 70,8 1,5ô +12D
3,5ô + 28D
13,5ô +
120D
18h 1h
5 05/04 28:17 92,3 2ô + 13D
4,5ô +37D
16ô +128D
18h 1h30

Ngoài thời gian tham gia vào quá trình sinh sản nhân tạo cá chép V1 em có tham
gia vào một số công việc của trại.
 Khâu vá giai.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
 Kéo cá chép bố mẹ, cá chép giống, cá lăng giống.
 Vận chuyển thức ăn, cho cá ăn.

 Cải tạo ao.
 Cắt lá dầm làm phân xanh cho ao.
 Cọ rửa bể nuôi cá rô đồng.
 Đóng cá.
 Tham gia hoạt động văn nghệ của viện.
Hình 8: Khâu vá giai Hình 9: Cắt lá dầm
PHẦN 5.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
Qua quá trình thực tập em thấy:
Sinh sản nhân tạo cá chép gồm các khâu: Chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ, chọn cá
bố mẹ cho đẻ, tiêm kích dục tố, thụ tinh, khử dính cho trứng, ấp trứng, ương cá
bột nên cá hương. Mỗi khâu trong quá trình là yếu tố quyết định đến việc cho
sinh sản thành công. Trong đó chọn cá bố mẹ là khâu quan trọng hàng đầu quyết
định đến chất lượng con giống sau này.
Việc cho sinh sản nhân tạo cá chép giúp chúng ta chủ động được con giống,
tạo bước phát triển cho nghề nuôi trồng thủy sản. Cho sinh sản nhân tạo giúp ta
dễ dàng kiểm soát được số lượng trứng, tỉ lệ thụ tình, dịch bệnh… Ngoài ra tính
được khối lượng cá bố mẹ đẻ cần thiết tham gia sinh sản, chủ động sản xuất con
giống khi có đơn đặt hàng, hiệu quả công việc cao hơn.
Sinh sản nhân tạo cần nhiều thời gian, chi phí cao, đòi hỏi trang thiết bị hiện
đại, trình độ kinh nghiệm cao.
Sinh sản nhân tạo cá phụ thuộc vào nhiều điều kiện môi trường, đặc biệt là
nhiệt độ.
5.2 Đề xuất
Cần đầu tư thêm trang thiết bị, trạm bơm nước để chủ động cấp nước cho ao, cải
tạo lại bờ ao… , kiểm tra nguồn nước cấp vào ao nuôi cũng như trong quá trình

sinh sản.
Trong quá trình thực tập em thấy vần đề cung cấp con giống cho thị trường của
cơ sở còn thiếu mà yêu cầu thị trường lại cao, vì thế cơ sở cần sản xuất đủ đáp
ứng cho thị trường.
Thường xuyên theo dõi thời tiết, chọn thời điêm cho sinh sản phù hợp.
Với nhà trường có thể bố trí thời gian thực tập dài hơn để chúng em có thể tiếp
cận được nhiều với thực tế, tích lũy học hỏi nhiều kinh nghiệm, giúp chúng em
yêu nghề và định được hướng đi của tương lai.

PHẦN 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Ngọt
Khoa Chăn Nuôi & NTTS
1- Bài giảng Thủy sản đại cương – Bôn môn NTTS – ĐH Nông Nghiệp Hà
Nội.
2- Tuyển tập một số quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản – Bộ thủy
sản- Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia –NXB Nông nghệp Hà Nội.
3- Các Website: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, www.vietlinh.com,
www.khoahocthuysan.com,
4- Kĩ thuật sản xuất cá nước ngọt – NXB Nông Nghiệp
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53

×