Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống hầu Thái Bình Dương ( Crassostrea gigas, Thunberg, 1793 ) tại trung tâm giống Thịnh Long, tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.65 MB, 21 trang )

Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường, khoa chăn nuôi và NTTS, và bộ môn
NTTS của trường đại học nông nghiệp Hà Nội cùng trung tâm giống Thịnh
Long đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua
Em xin cảm ơn cô Trần Ánh Tuyết và cô Nguyễn Thị Hậu đã chỉ bảo kiến
thức và dẫn chúng em đến địa điểm thực tập
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bố đã động viên em trong suốt thời gian thực tập
vừa qua
Bài báo cỏo cũn nhiều thiếu sót em mong nhận được sự đóng góp của các thấy
cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Đỗ Thị Huyền
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Nuôi động vật thân mềm là một trong những hướng phát triển mạnh mẽ
của của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở vùng Châu Á – Thái Bình
Dương. Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ
trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn, nên nguồn lợi của các loài có giá trị
kinh tế đang bị khai thác quá mức giới hạn khai thác bền vững cho phép, làm
cho nguồn lợi thủy sản của một số loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế ngày càng
cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Hầu Thái Bình Dương ( Crassostrea giagas, Thunberg, 1793 ) có nguồn gốc
từ Nhật Bản, là đối tượng nuôi đang được chú ý và được nuôi tại các vùng biển
Việt Nam. Do sinh trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng thích nghi
với điều kiện môi trường nờn đó được nuôi ở nhiều nước. Ở Việt Nam không có
loài này phân bố ngoài tự nhiên nên việc nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào con
giống nhân tạo. Vì vậy, kỹ thuật sản xuất nhân tạo con giống đang được quan


tâm rất nhiều, nhằm đưa nghề nuôi hầu Thái Bình Dương phát triển.
Trong thời gian thực tập nước mặn em được tiếp xúc và làm quen với kỹ
thuật sản xuất nhân tạo giống hầu Thái Bình Dương nên em thực hiện chuyên đề
“ Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống hầu Thái Bình Dương (
Crassostrea gigas, Thunberg, 1793 ) tại trung tâm giống Thịnh Long, tại thị trấn
Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định “.

Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
2.1 Mục đích yêu cầu
- Tham gia cùng làm với trại sản xuất trong quá trình thực tập, nắm vững và
hiểu rõ kiến thức giữa lý thuyết với thực hành
- Nắm bắt được quy trình kĩ thuật sinh sản hầu Thái Bình Dương
- Hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình làm tiền đề cho thực tập tốt nghiệp
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, định hướng được hướng đi trong
tương lai
2.2 Phương pháp hoàn thành báo cáo
- Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất của trại
- Quan sỏt cỏc thao tác kĩ thuật thực hiện, cách ương nuôi ấu trùng hầu, tảo,
cách nhận biết phân biệt hầu đực, cỏi…
- Trực tiếp hỏi các công nhân và cán bộ kĩ thuật tại trung tâm, các bạn
trường khác đến thực tập giáo trình
- Tham khảo một số tài liệu liên quan
2.3 Nội dung tìm hiểu
Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo giống hầu Thái Bình Dương (
Crassostrea gigas, Thunberg, 1793 )
2.4 Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian: Từ ngày 20/04/2011 – 10/05/2011

Địa điểm: Tại trung tâm sản xuất giống Thịnh Long, thị trấn Thịnh Long,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1 Nguồn gốc và phân loại
3.1.1 Nguồn gốc
Hầu Thái Bình Dương ( TBD ) có nguồn gốc từ Nhật Bản, có tốc độ sinh
trưởng nhanh, khả năng phân bố rộng. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và
khả năng xuất khẩu cao. Hiện nay hầu Thái Bình Dương được nuôi ở 64 nước
trên thế giới, đặc biệt là một số quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Phỏp… Việt
Nam không có loài hầu này phân bố tự nhiên, do vậy so với các loài hầu bản địa
và động vật thân mềm khác đang được nuôi ở nước ta thì hầu Thái Bình Dương
có những ưu việt hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh
trưởng nhanh, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn
Năm 2007 Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản 1 phối hợp với công ty
đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long đã nhập giống hầu Thái Bình Dương từ
Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Đến nay hầu đã được nuôi tại
nhiều vùng biển Việt Nam, chúng được xem là đối tượng lý tưởng để thay thế
các loài hầu bản địa.
3.1.2 Phân loại
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ cơ lệch: Anisomyaria
Họ hầu: Ostreaidea
Giống hầu: Crassostrea
Loài hầu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas, Thunberg,
1793
3.2 Đặc điểm sinh học của hầu Thái Bình Dương

3.2.1 Đặc điểm hình thái
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Hình 1. Hình dáng bên ngoài của Hầu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas, Thunberg, 1793)
Là loài có kích thước lớn nhất trong các loài hầu trên thế giới, trung bình từ
8 – 20 cm, có sức sinh trưởng nhanh có thể đạt 100 mm trong 12 tháng đầu
Hầu TBD có hình dạng giống với hầu cửa sông
Là loài có vỏ dày, tương đối lớn hình dạng Oval, hai vỏ trái phải không
bằng nhau, có những sọc đối xứng của 2 vỏ thì bắt đầu từ những mấu lồi
Màu của vỏ ngoài hơi trắng vàng có những sọc màu nâu, phía trong vỏ có
màu trắng sữa. Trong gồm cỏc lỏ mang khá phát triển, gắn với nhau ở phía
cuối và mở ra ở phía ngoài. Gồm 2 cơ khép vỏ
3.2.2 Phương thức sống
Giai đoạn ấu trùng có khả năng bơi lội. Giai đoạn trưởng thành hầu bỏm
trờn cỏc giỏ thể suốt đời
3.2.3 Thức ăn và phương thức bắt mồi
Thức ăn: Ấu trùng hầu ăn thức ăn bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mựn bó
hữu cơ, tảo silic. Hầu trưởng thành ăn chủ yếu thực vật phù du, mựn bó hữu cơ
Phương thức bắt mồi thụ động theo hình thức lọc. Hầu bắt mồi trong quá
trình hô hấp, nước có mang thức ăn sẽ đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
giữ lại nhờ cỏc tiờm mao , và dịch nhờn được tiết ra từ cỏc tiờm mao. Các hặt
thức ăn nhỏ sẽ được tiêm mao cuốn về phía miệng, các hạt cỡ lớn sẽ theo dòng
nước cuốn khỏi bề mặt mang, bị màng áo đẩy ra ngoài
3.2.4 Sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng của hầu thì nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lờn
nhất. Ở vùng nhiệt đới nhiệt độ ấm áp nên tốc độ tăng tăng trưởng của hầu rất
nhanh và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm

Định kỳ 15 ngày kiểm tra tốc độ lớn nhanh hay chậm của hầu. Nếu hầu lớn
nhanh phải san thưa bằng cách tỉa bớt nhũng con nhỏ yếu , hoặc làm thưa các
chuỗi giá thể đảm bảo điều kiện thức ăn cho hầu. Nếu điều kiện môi trường bất
lợi, phải có biện pháp đề phòng hay di dời đến điểm nuụi khỏc
Trong thời gian 8 – 10 tháng hầu đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65
– 75 mm/con, trọng lượng từ 70 – 80 g/con, tỉ lệ sống đạt từ 54 – 63%
3.2.5 Sinh sản
Hầu TBD là loài lưỡng tính, lúc mới đẻ là con đực, trong quá trình sống thì
giới tính thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống. Trong vùng thức ăn phong
phú thì đàn hầu cái chiếm ưu thế. Khi môi trường nghèo dinh dưỡng thì số lượng
hầu đực tăng.
Ở nước ta hầu thành thục sau 1 năm tuổi. Trong mùa sinh sản, từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm, tuyến sinh dục phát triển mạnh, trọng lượng cở thể đạt
50 % trọng lượng, hầu cái đẻ 50 – 200 triệu trứng/lần đẻ. Sau 3 – 4 tuần phát
triển thành spat, thời gian biến thái phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn độ mặn
( FAO, 2003 )
Nhìn bề ngoài của hầu không phân biệt được con đực, cái. Vì vậy phân biệt
sản phẩm sinh dục bằng kính hiển vi. Nếu phân biệt bằng mắt thường thì ta lấy
dao mở vỏ, cho một chút sản phẩm sinh dục lên lam kính nhỏ vài giọt nước lên
lam kính , là con đực thì sản phẩm sinh dục tan nhanh, con cái thì không tan, có
những hạt nhỏ li ti
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Phương thức sinh sản của hầu : Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Trứng và tinh
trùng của hầu được phóng vào môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển
của ấu trùng diễn ra trong nước
Trứng thụ tinh sau khoảng 12h sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng hầu phát triển
qua nhiều giai đoạn trước khi bám vào giá thể trở thành con non
Trong điều kiện nuôi vỗ , hầu có thể tái phát dục sau 10 – 15 ngày, sau đẻ
lần đầu

Chia quá trình phát dục của hầu bố mẹ thành 3 giai đoạn
• GĐ1 ( giai đoạn nghỉ ): TB sinh dục nhỏ, không phân biệt đực
cỏi. Nhìn bên ngoài các ống dẫn trứng trống rỗng
• GĐ2 ( hình thành và phát triển ): các TB trứng có nhân nhưng
không tròn, tinh trùng kém hoạt động. Ống dẫn chứa đầy TB sinh dục
• GĐ3 ( giai đoạn đẻ ): ống dẫn chứa đầy sản phẩm sinh dục, khi
chạm nhẹ vào phần nội tạng sẽ có 1 số sản phẩm sinh dục tràn qua lỗ liệu sinh
dục.

Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1 Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và tình hình hoạt động của trại sản
xuất
4.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thủy văn
 Vị trí địa lý: Trại giống Thịnh Long nằm ở thị trấn Thịnh Long
, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trại một mặt giáp biển, một bên là đường giao
thông và khu dân cư ở, một bên là cánh đồng lúa. Điều kiện giao thông ở đây rất
thuận lợi
 Điều kiện khí hậu thủy văn: Nam Định là một tỉnh nằm ở phía
đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt
độ trung bình trong năm từ 23 – 24oC. Nam Định có bờ biển dài 72 km thuận
lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên
hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, bình
quân từ 6 – 8 cơn/năm. Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều
4.1.2 Tổ chức quản lý
Trung tâm sản xuất giống Thịnh Long là một trại sản xuất tư nhân. Nguồn nhân lực
của trại gồm có 5 người. Trong đó có 1 giám đốc (kiêm kỹ thuật), 2 nhân viên kỹ thuật
thường xuyên ở trại, 1 bảo vệ và 1 người chịu trách nhiệm thu chi trong trại.

 Giám đốc: Thạc sỹ Nuôi Trồng Thủy Sản: Đỗ Văn Kiên.
 2 nhân viên kỹ thuật: Được tập huấn làm cùng chuyên gia nước ngoài
người Trung Quốc trong một năm.
4.1.3 Nguồn điện, nguồn nước cấp và xử lý nước trước khi sử dụng
• Nguồn điện: Nguồn điện phục vụ cho trung tâm là nguồn điện lưới
220 V.
• Nguồn nước cấp cho trung tâm được bơm trực tiếp từ biển với công
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
suất máy bơm 300kw/h và được lấy vào khi thủy triều lên, sóng gió ít nước lấy vào
trong hơn. Nước được lấy vào và xử lý khoảng 4 – 5 ngày mới đưa vào hệ thống nuôi
( thường tuần lấy nước 1- 2 lần).
• Ngoài ra cũn cú bể lọc, chứa nước ngọt phục vụ cho vệ sinh dụng cụ,
giảm độ mặn khi cần thiết cũng nhưng sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên
* Xử lý nước trước khi sử dụng.
o Nguồn nước biển có độ mặn 25 – 30%
o
, pH = 8. Sau khi được lắng và
lọc bằng cát, qua hệ thống lọc 5 àm, 2 àm.
• Đối với nước nuôi cấy tảo: Nước được xử lý bằng chlorin 20 – 30
ppm, sau 12h được trung hòa bằng natrithiosulfat 20 – 30 ppm. Nếu không phải
phơi nắng 2 – 3 ngày để hết lượng tồn dư chlorin. Nếu không sẽ gây ra phản ứng
sinh học cục bộ.
• Đối với nuôi ương ấu trùng: Xử lý bằng vôi với liều lượng 10 –
12 kg/100m
3
nước.
o Nguồn nước ngọt phục cho trung tâm với mục
đích làm giảm độ mặn
trong nuôi ương tảo không cần lọc ( do tảo cần cả Fe, CO

2
trong quá trình sinh
trưởng và phát triển). Và dùng trong ương nuôi ấu trùng làm ổn định các yếu
tố môi trường và phục vụ cho sinh hoạt của trung tâm, phải lọc trước khi sử
dụng
o Nhận xét: Nguồn nước của trung tâm giống tuy đã được xử lý, nhưng
chưa cẩn thận trước khi đưa vào các bể. Trung tâm chưa dùng các test thử để
biết được chất lượng nước cung cấp cho bể ương có thuận lợi hay không chính
vì thế trong quá trình ương nuôi ấu trùng hầu thì tỉ lệ sống còn rất thấp.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
4.1.4 Cở sở vật chất
Sơ đồ trung tâm sản xuất giống Thịnh Long

Máy bơm nước
từ biển

Ao
lắng

Ao nuôi hầu
cấp 1 lên cấp 2 Bể Lọc
Khu nuôi tảo
Ao nuôi hầu
cấp 1 lên cấp
2

Cổng
vào Khu nuôi tảo
Khu C

Ao
lắng Phòng hóa chất
Bể lọc


Khu
A
Khu
B
Nhà
kho Nhà ở


Tổng diện tích toàn trung tâm hiện có khoảng 1 ha. Trong đó chia làm các khu vực
riêng sau. Các khu ương nuôi đều có hệ thống sục khí (4 quả sục khớ trờn 1 bể).
 Khu A: Khu ương nuôi ấu trùng gồm 2 dãy bể, mỗi dóy có 6 bể ương loại 5
m
3
, hệ thống bể có trang bị hệ thống nâng nhiệt (để dùng vào phương pháp sốc nhiệt
trong sinh sản ngao, tu hài nhân tạo).
 Khu B: Khu ương nuôi ấu trùng gồm 2 dãy bể, mỗi dóy cú 10 bể loại 5 m
3
.
 Khu C: Khu ương nuôi ấu trùng gồm 6 dãy bể và tổng có 16 bể loại 5 m
3
.
 2 khu nuôi tảo: gồm có 1 bể loại 10 m
3
(dùng để nuôi san ra các bể khác), 3
bể loại 3 m

3
, 24 bể loại 1 m
3
.
Hệ thống bể nuôi đều được xây bằng bê tông nên nhiệt độ ổn định. Cũn cỏc ao
thì đều được lót tấm bạt để dễ vệ sinh, trên trải cát để làm trong nước.
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
 3 ao lắng chứa nước phục vụ ương ấu trùng hầu mỗi ao diện tích khoảng
140 m
2
.
 1 ao lắng chứa nước phục vụ nuôi cấy tảo với diện tích khoảng 450 m
2.
.
Ngoài ra trung tâm cũn có 1 phòng hóa chất, 1 nhà kho, khu nhà ở và hệ thống bể
chứa nước, bể lọc.
Nhiệm vụ của trại: Trại sản xuất giống hầu Thái Bình Dương ương nuôi ấu
trùng thành con giống, ngoài ra nuôi tu hài và cho sinh sản nhân tạo ngao Bến
Tre nhưng số lượng rất ít. Cung cấp giống cho thị trường, tạo lợi nhuận cao
4.1.5 Thức ăn cung cấp cho ấu trùng hầu
• Thức ăn: Tảo Nannochlosis sp được ương nuôi để làm thức ăn
cho ấu trùng hầu
• Nuôi sinh khối tảo cung cấp thức ăn cho ấu trùng hầu
Phương thức nuụi: Nuụi theo hình thức sản xuất ngoài trời, nuôi
mở. Nuôi trong bể xi măng có thể tích lớn 3 m
3
, và bể loại nhỏ 1 m
3
. Kỹ thuật

nuụi bỏn liên tục kéo dài việc sử dụng tảo, nuôi trong bể lớn bằng việc định kỳ
thu hoạch một phần, mỗi khi cho ấu trùng ăn, sau đó bổ sung nước và chất dinh
dưỡng với dung tích ban đầu
Nước biển dùng trong nuôi tảo được bơm từ biển qua bể lắng, lọc
cát sau đó cho vào ao chứa. Dùng chlorin để khử trùng nước biển với nồng độ
20 – 30ppm, có sục khí. Trước khi sử dụng dùng Na2S2O3 tiến hành trung hòa
chlorin còn trong nước
Dung dich nuôi tảo Nannochlorosis sp pha chế gồm: đạm(N),
lõn(P), Fe, lượng dùng các yếu tố ở phạm vi nhất định
Cấy giống: Tỉ lệ cấy giống là 1 : 1. Bể nuôi có thể tích 1 m
3
thì theo
tỉ lệ 1 : 1 để cấy giống cần 0,5 m
3
Nuôi trong 3, 4 ngày đạt mật độ 8 – 14.10
6
tế bào/ml thì thu hoạch
được
Thời gian cấy và xan giống thường 8 – 10 h sáng
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
4.2 Tìm hiểu quy trình sản xuất giống hầu Thái Bình Dương nhân tạo tại cơ
sở
4.2.1 Chuẩn bị dụng cụ
* Bộ dụng cụ mổ hầu
* Chậu sạch có chứa nước biển đã qua xử lý
* Lưới lọc
* Bể ương là bể xi măng có thể tích 5 m
3
.

 Bể ương sau khi rút hết nước ta dùng vôi bột té đều khắp bể,
để trong 1 – 2 ngày
 Sau thời gian đó ta rửa lại bể bằng nước ngọt, rửa sạch cho
hết vôi bột
 Dùng nước rửa chén cọ rửa xung quanh bể từ dưới nền đáy
nên thành bể, cọ rửa hệ thống sục khớ cú trong bể
 Dùng nước ngọt rửa kĩ bể
 Cấp nước biển đã qua khử trùng vào bể, độ mặn của nước
18 – 32%ₒ, nhiệt độ kiểm soát từ 22 - 27◦C. Nước được cấp vào bể trước khi
ương ấu trùng 2 – 3 ngày, trong bể có bố trí sục khí 24/24 cung cấp oxy, nhiệt kế
để kiểm tra nhiệt độ của nước
*Một số dụng cụ cần thiết khác
4.2.2 Hầu bố mẹ
Hình 2: Hầu bố mẹ
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Hầu bố mẹ được mua từ đảo Cát Bà. Hầu bố mẹ được chọn mua những cá thể
khỏe mạnh, vỏ không bị trầy xước
Cá thể hầu được chọn kích thước lớn, mình dày, chiều cao trung bình 7 – 8
cm, trọng lượng 70 – 100g, nuôi khoảng từ 8 – 9 tháng
4.2.3 Thu trứng và tinh trùng
- Hầu được chuyển về ta dùng dụng cụ chuyên dụng ( thường là cái ốc vít )
để mở vỏ : lật ngửa con hầu, xác định bên gần phía cơ khép vỏ, dùng dụng cụ
đưa vào cơ khép vỏ cắt đứt cơ khép vỏ, lật mảnh vỏ phía trên lên, tiếp đến luồn
dụng cụ xuống cơ khép vỏ còn lại cắt chúng, tránh làm tổn thương đến sản phẩm
sinh dục.
* Phân đực, cái
Khi đã có cơ quan bên trong con hầu, ta quan sát tuyến sinh dục của hầu,
bên trong chứa đầy sản phẩm sinh dục. Bằng mắt ta thấy nếu sản phẩm sinh dục
có màu vàng thì là con cái, màu trắng đục là con đực. Khi ta không thể phân biệt

được khi nhìn bề ngoài, thi dùng lam kính lấy một ít sản phẩm sinh dục nhỏ lờn
đú vài giọt nước, nghiêng lam kính, sản phẩm sinh dục theo nước chảy xuống.
Nếu là con đực thì sản phẩm sinh dục chảy hết xuống, con cái thì thấy có vài hạt
nhỏ li ti trên lam kính
Những con không có sản phẩm sinh dục bên trong, những con lưỡng tính ta
loại bỏ
- Con đực, cái được chọn ra, ta dùng tay vuốt sản phẩm sinh dục vào chậu
nước sạch, khi vuốt nên để tất cả cơ quan con hầu chìm trong nước, vuốt nhẹ
nhàng tránh làm cho phần nội tạng và sản phẩm tiêu hóa của hầu vỡ ra. Sau đó
ta thụ tinh cho trứng
- Tỉ lệ cỏi/đực trong quá trình thụ tinh là: 5/1 tùy thuộc vào tỉ lệ trứng chín
* Chú ý: Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, các dụng cụ dùng phải được rửa sạch
khử trùng trước khi sử dụng
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Hình 3: Các thao tác cho đẻ
4.2.4 Thụ tinh cho trứng
Đổ sản phẩm sinh dục đực, cái vào một bể tròn nhỏ, sau đó khuấy đảo đều
trứng với tinh trùng trong nước biển sạch khoảng 5 – 10 phút
Khi tinh trùng và trứng được khuấy đảo đều, ta dùng vợt lưới lọc những cặn
bẩn. Sau đó dùng sục khí sục trong 30 phút cho quá trình thụ tinh hiệu quả hơn.
Trong quá trình sục khớ cú xuất hiện nhiều bọt ta phải dùng vợt lưới vớt hết bọt
ra, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh
Sau 30 phút ta cho sản phẩm thụ tinh vào bể ương ấu trùng, trước khi cho vào
bể ương cần lọc qua lưới lọc có mắt lưới phù hợp để lọc tất cả những tinh trùng
thừa trong quá trình thụ tinh. Có sục khí trong bể 24/24
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
4.2.5 Ương nuôi ấu trùng
* Mật độ ương:

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của ấu trùng có thể ương với
mật độ 10 - 13 ấu trựng/ml nước, sau 5 – 7 ngày san thưa xuống còn 7 - 9 ấu
trùng /ml nước và 4 - 5 ấu trựng/ml sau 20 ngày
* Cho ấu trùng ăn:
Một ngày sau khi thụ tinh ta không cho ấu trùng ăn vì giai đoạn này sử dụng
noãn hoàng. Sau đó ấu trùng chuyển qua giai đoạn đỉnh vỏ thẳng ( ấu trùng chữ
D ), lúc này ấu trùng bắt đầu dinh dưỡng ngoài. Trước đó 2 – 3 h ta phải cung
cấp cho ấu trùng. Trong giai đoạn này thức ăn cho ấu trùng là tảo
Nannochloropsis sp
Từ ngày thứ ngày 5 trở đi ngoài cho ăn tảo Nannochloropsis sp, ta còn cung
cấp thức ăn bổ sung VTM C, đạm ……
Cách cho ấu trùng ăn:
+ Cho ăn trực tiếp bằng cách bơm trực tiếp vào bể
+ Cho ấu trùng ăn tảo, cần phải lọc tảo bằng vợt
+ Ngày cho ấu trùng ăn 2 lần ( lần 1: 6h sáng, lần 2: 4h30 chiều ), cung cấp
đủ thức ăn cho ấu trùng ăn mật độ thức ăn 30 l tảo/ bể 5 m3 còn tùy thuộc vào
thức ăn thừa hay thiếu. Thông thường khi sản xuất sau khi cho ấu trùng ăn 1 – 2
h lấy mẫu kiểm tra thấy trong ruột ấu trùng đầy thức ăn và bể cung cấp vẫn còn
tảo thì lượng tảo cung cấp đủ không cần bổ xung. Nếu trong ruột ấu trùng cú ớt
thức ăn mà bể hết tảo thì cần cho ấu trùng ăn thêm
Trong quá trình ương nếu thấy ấu trùng ăn ít ta có thể cho ăn bổ xung
Diolax
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Hình 4: Cho ấu trùng hầu ăn
* Quản lý bể ương:
Sau 2 ngày thay 85% -100% nước
Cách thay nước: Dùng ống xi phông hút nước trong bể ra, miệng ống hút xi
phông buộc một túi lưới, kích cỡ mắt lưới nhỏ hơn ấu trùng, để ấu trùng không
thể theo ống xi phông ra ngoài. Khi đỏy cũn một mức nước nhất định thì tiến

hành rút nước qua đáy bể, miệng ống có buộc túi lọc ngăn không ấu trùng. Ấu
trùng được giữ trong bể, rửa sạch, rồi cấp nước sạch vào bể
Chú ý: Không xả đáy khi nước còn nhiều vì nước chảy mạnh làm ấu trùng
và đập mạnh dẫn đến ấu trùng bị vỡ. Thao tác rửa ấu trùng phải nhẹ nhành,
nhanh gọn
Kiểm tra ấu trùng hàng ngày qua kính hiển vi để kiểm tra kích thước của ấu
trùng để chọn kích thước lưới phù hợp cho việc thu, lọc ấu trùng, san thưa san
thưa ấu trùng
Đo nhiệt độ, kiểm tra độ mặn, hệ thống sục khí. Nếu có yếu tố thay đổi cần
phải điều chỉnh
Hàng ngày dùng đèn pin để kiểm tra mật độ của ấu trùng. Nếu quan sát thấy
mật độ ấu trùng giảm thì phải tiến hành thay nước thu ấu trùng, rửa sạch, chuyển
ấu trùng sang bể khỏc vỡ có thể bị nhiễm nấm hoặc nước bị ô nhiễm. Nếu bị
nhiễm nấm thì phải ngâm và cọ rửa thật kỹ bằng chlorin trước khi cấp nước mới
vào
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
4.2.6 Thu con giống bám
Trong điều kiện nuôi bình thường ở trại sản xuất, thì sau 18 – 20 ngày ấu
trùng xuất hiện chân bám, chuyển sang giai đoạn sống bám
Trước đó trong quá trình chăm sóc quan sát thấy ấu trùng có một điểm đen
tròn nằm ở giữa vỏ, chân xuất hiện thò ra khỏi vỏ, kích thước ấu trùng 290 – 310
àm thì phải cho vật bám vào trong bể để thu giống
Chuẩn bị vật bám: Vật bám là nắp vỏ hầu cửa sông, vỏ hầu Thái Bình
Dương, vỏ điệp được đục lỗ ở giữa nắp vỏ sõu chỳng thành chuỗi dây, mỗi dõy
cú 70 vỏ. Khi sâu phải sâu một nắp ngửa, một nắp ỳp. Cỏc dõy sõu này được rửa
sạch nhiều lần, phơi khô. Trước khi treo vào bể cỏc dõy sõu này được rửa lại lần
nữa
Thời gian để thu con giống kéo dài từ 3 -5 ngày, khi thấy ấu trùng đó bỏm
hết, ta thay nước 100 % , rồi cấp nước vào, ương nuôi đến khi con giống đạt

kích thước 1 mm. Nếu cỏc dõy sõu hầu bỏm ớt dưới 10 con/ vỏ thì ta chuyển
sang bể khác để tiếp tục cho chỳng bỏm thờm
4.2.7 Ương thành con giống cấp 1
Hình 5: Ấu trùng hầu bám
Sau khi ấu trùng bám vào vật bám ta tiến hành ương nuụi lờn giống cấp 1 có
kích thước 1 mm
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
Hàng ngày cho ấu trùng ăn tảo đơn bào Nannochloropsis sp và có bổ sung
chất dinh dưỡng ngoài, ngày cho ăn 2 lần ( buổi sáng và buổi chiều ), có chế độ
thay nước như với bể ương nuôi ấu trùng, sục khí 24/24
Quá trình ương thành con giống cấp 1 kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, con
giống đạt kích cỡ 1 mm
Sau khi đạt kích cỡ 1 mm tiến hành nuôi thành con giống cấp 2
4.2.8 Nuôi thành con giống cấp 2
Hình 6: Hầu giống cấp 2
Sau khi ương thành con giống cấp 1, chuyển ra môi trường tự nhiờn để nuôi
thành con giống cấp 2 kích cỡ 1 – 1.5 cm. Cỏc sõu hầu chuyển ra ngoài ao, được
treo lên cỏc bố, cú sục khí thường xuyên
Ao nuụi cú thể tích = , nơi có độ sâu 1 – 2 m, độ mặn trên 25 %ₒ
Có phương pháp vệ sinh định kỳ kiểm tra 5 ngày/ lần vớt rong rêu, kiểm tra
tỉ lệ sống của hầu giống
Thức ăn là tảo và các chất dinh dưỡng bổ xung
Hầu giống sau một thỏng nuôi đạt kích thước 1 – 2 cm đạt tiêu chuẩn con
giống cấp 2
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
4.2 Kết quả
Trong đợt thực tập vừa qua, em được 2 lần tham gia cho hầu sinh sản, cả 2
đợt ương nuôi ấu trùng lên giống cấp 2

Kết quả 2 lần cho đẻ:
+ Lần 1 cho đẻ 60 kg hầu bố mẹ, tỉ lệ đực /cái : 1/5, ấp ương trong 29 bể
( thể tích mỗi bể ), hầu chết hết, không thành công
+ Lần 2 cho đẻ: 30 con cái, 6 con đực
Cả 2 lần cho đẻ đều không thành công, các ấu trùng đến giai đoạn sống
bỏm thỡ chết
Nguyên nhân chết là do ấu trùng ăn phải tảo lam độc
• Ngoài quá trình tham gia cho sinh sản nhân tạo hầu ra, em đã được
tham gia thực tập và tìm hiểu
+ Đục và xõu giỏ thể làm vật bám: vỏ hầu cửa sông và hầu Thái
Bình Dương được đục, xâu bằng dây, mỗi dõy xõu khoảng 70 mảnh xâu một vỏ
ngửa, một vỏ úp
+ Vận chuyển giá thể vào bể ngâm và xịt sạch bằng nước biển
+ Ngõm giá thể hầu trong bể tảo
+ Cọ rửa các bể ương xi măng nuôi ấu trùng và khử trùng bằng vôi
+ Chuyển hầu giống cấp 2 về tách và phân loại những mảnh vỏ có
số lượng hầu bàm trên 10 con xâu thành một xâu
+ Lấy nước biển vào bể ương nuôi ấu trùng




Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Trong quá trình sinh sản nhân tạo hầu TBD mỗi khâu trong quy trình đều
quan trọng quyết định đến việc thành công.
Việc sản xuất nhân tạo hầu đòi hỏi người làm phải nắm được kỹ thuật trong

quá trình thụ tinh cũng như việc chăm sóc và quản lý sự sinh trưởng và phát
triển của ấu trùng
Quy trình sản xuất hầu giống không thể thiếu được khâu quan trọng là nuôi
sinh khối tảo, giúp trung tâm chủ động về thức ăn cho ấu trùng
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hầu, đặc
biệt là nhiệt độ.
4.2 Đề xuất
• Đối với cơ sở thực tập:
Cần phải khử trùng nguồn nước cũng như dụng cụ trong ương nuôi ấu
trùng hầu cẩn thận hơn
Cần có biện pháp khống chế nhiệt độ, pH, độ mặn khi có sự thay đổi
Trong quá trình cung cấp thức ăn cho ấu trùng cần có sự kiểm tra thức ăn
trước khi cung cấp để tránh hiện tượng ấu trùng ăn phải tảo độc dẫn đến chết
hàng loạt
Cần đầu tư thêm trang thiết bị như sục khí, máy bơm nước, máy phát điện
Nên giúp đỡ sinh viên thực tập trong thời gian thực tập tại trung tâm
• Đối với bộ môn: Cần bố trí địa điểm thực tập trong thời gian sớm
và đáp ứng được yêu cầu
• Đối với nhà trường: Nhà trường nên tạo điều kiện thêm thời gian
thực tập cho sinh viên được tiếp xúc với thời gian thực tế nhiều hơn
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53
Báo Cáo TTGT Nước Mặn Chăn Nuôi & NTTS
PHẦN 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cao Trường Giang, 2007, “ Nghiên cứu về công nghệ sản xuất và nuôi thương
phẩm Hầu Thái Bình Dương, (Crassostrea gigas, Thunberg, 1793 ) phục vụ xuất
khẩu”, thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
2.Hà Đức Thắng, 2006, Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm, NXB Hải Phòng
3. Website: WWW.Vietlinh.com.vn
Đỗ Thị Huyền Lớp NTTS K53

×