Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 65 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đặc biệt khi nước ta bắt đầu hội nhập vào
WTO, nền kinh tế có nhiều thay đổi cả về lượng và chất. Nhiều thách thức, cơ
hội được đặt ra, không nằm ngoài xu thế ngành nông nghiệp nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng chịu nhiều thay đổi rõ rệt trong đó có ngành chăn
nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn manh mún, hộ gia đình với số đầu con ít sẽ ngày càng bị
thu hẹp do không có được đầu ra cho sản phẩm, chi phí lớn và chịu biến động
nhiều về giá sản phẩm, giá vật tư Xu thế tất yếu là phải tiến lên chăn nuôi
trang trại, quy mô công nghiệp. Các giống nội với năng suất kém cũng đã
được thay thế bằng các giống ngoại với chất lượng cao hơn hẳn, có ưu thế
cao, nhằm lạc hoá giống lơn Việt Nam như: yorkshire, landrace, duroc, pidu
Chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp, chăn nuôi các giống ngoại
chất lượng cao cũng đặt ra nhiều thách thức đó là vấn đề dịch bệnh có tính
chất lây lan mạnh, vấn đề phòng bệnh, khống chế dịch bệnh, việc tìm hiểu sâu
hơn và kĩ càng hơn về các đặc tính sinh sản của các giống ngoại mới, đây
cũng là việc cần phải xem xét.
Do những vấn đề cấp thiết đó, trong thời gian thực tập tốt nghiệp chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn
ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên
Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’
1
1.2. MỤC ĐÍCH
- Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức
công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng – Xã Kim
Sơn – Thị xã Sơn Tây - Hà Nội.
- Khảo sát bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn của công ty và đưa ra biện
pháp khống chế bệnh.


2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
A. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN
TRÊN ĐÀN NÁI
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN NÁI
2.1.1. Khái quát về sinh sản ở lợn
Sinh sản là một thuộc tính quan trọng của sinh vật nói chung và của
gia súc nói riêng, là một đặc trưng quan trọng vào loại bậc nhất của sinh
vật nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo sự tiến hóa của loài. Ở gia súc nói
chung và lợn nói riêng thì sinh sản mang một chức năng quan trọng mang ý
nghĩa tái sản xuất ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. chính vì vậy
sinh sản được con người hết sức quan tâm nhằm mục đích là làm sao trong
một thời gian ngắn nhất gia súc đẻ được nhiều nhất, thế hệ sau có nhiều đặc
tính tốt hơn thế hệ trước. Trong đó năng suất sinh sản được nâng cao thì sẻ
mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
Quá trình sinh sản chịu sự điều tiết của thần kinh, thể dịch. Cơ thể được
hoàn thiện dần trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo cho sự điều tiết trong
quá trình sinh sản.
Trong từng giai đoạn khác nhau của cơ thể luôn chịu sự điều tiết giữa
thần kinh và thể dịch. Mối quan hệ này luôn tuân theo một qui luật hệ thống
kế tiếp và thống nhất trong cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều. Nếu một
khâu nào trong hệ thống này bị rối loạn thì cơ thể gia súc sẻ thay đổi theo
hướng có lợi hoặc có hại cho khả năng sinh sản. Sự thay đổi này được thể
hiện dưới hình thức thời gian động dục ở lợn nái hậu bị và lợn nái sinh sản
sau khi cai sữa lợn con, kết quả đậu thai sau khi phối giống, số con sinh ra
trong một lứa…
3
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của gia súc, các mối quan hệ mang
tính bản chất bên trong là một vấn đề quan trọng mang tính then chốt để từ đó

chúng ta có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất sinh sản.
2.1.2. Đặc điểm sự thành thục về tính ở lợn cái
Sinh sản là một quá trình sinh lý cơ bản và quan trọng nhất của gia súc
trong việc duy trì nòi giống. Ở gia súc khi có sự kết hợp giữa giao tử đực và
giao tử cái để tạo thành hợp tử, cũng có nghĩa là tạo thành một cá thể mới.
Hoạt tính sinh dục của gia súc chưa được biểu hiện khi còn là bào thai và cả
ngay khi mới sinh ra. Sự biểu hiện về giới tính chỉ được thể hiện rõ ràng khi
gia súc thành thục về tính, cơ thể có những biến đổi sinh lý.
Lúc này các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tuyến sữa, âm đạo của
con cái được phát triển khá hoàn chỉnh và có khả năng sinh trứng. Ở con đực
tuyến sinh dục phát triển như dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống sinh tinh, bầu
dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ như tuyến tinh nang, tuyến cowper, tiền
liệt tuyến, tuyến củ hành. Ở lợn đực có phản xạ sinh dục (nhảy). Song song
với quá trình trên thì các đặc điểm sinh dục phụ cũng xuất hiện như gà trống
biết gáy, mọc cựa. Sinh lý gia súc (1996) [5].
Sự thành thục về tính của gia súc được đặc trưng bởi hàng loạt những
thay đổi bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi bên trong cơ
quan sinh dục. Cùng với sự biến đổi bên trong cơ quan sinh dục là sự biến đổi
bên ngoài mang tính chất qui luật, nó đặc trưng cho từng loài gia súc. Sự
thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sinh sản, gia súc chỉ có
thể bước vào giai đoạn sinh sản khi đã có sự thành thục về tính, tùy theo các
gia súc khác nhau mà có sự thành thục về tính khác nhau. Tuổi thành thục về
tính của lợn vào khoảng 6 tháng, dao động trong khoảng 5 – 8 tháng.
Sự thành thục về tính sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Bởi vậy để
đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể mẹ bình thường, đảm bảo cho
sự phát triển con giống về sau nên cho gia súc phối giống khi đã phát triển về
4
tính và thể vóc. Thông thường với lợn nái hậu bị tuổi phối giống lần đầu là
khoảng 8 tháng tuổi, tuy nhiên không nên phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ
chưa được thành thục về thể vóc nó sẻ ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có

chửa có sự phân tán dinh dưỡng, chất dinh dưỡng ưu tiên cho sự phát triển
của bào thai ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể mẹ, do đó sự phát triển
của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Hậu quả là lợn mẹ yếu, lợn con sinh ra nhỏ.
Mặt khác khung xương chậu chưa phát triển hoàn thiện, nhỏ, hẹp làm
cho con vật khó đẻ. Sinh lý gia súc (1996) [5]. Nhưng cũng không nên phối
giống quá muộn vì nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian khai thác của con cái từ đó
làm giảm năng suất sinh sản. Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh (1994) [8] cho biết
tuổi phối giống tốt nhất của lợn nái là bỏ qua 1- 2 chu kỳ động dục đầu, gia
súc có độ 8 tháng tuổi và đạt trọng lượng hơn 130 kg.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính ở lợn
2.1.3.1. Yếu tố giống
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào từng giống khác nhau hay nói
đúng hơn là nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Thông thường các giống lợn
có khối lượng nhỏ thì thành thục về tính sớm hơn các giống lợn khối lượng
lớn. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành thục về tính lúc 4 – 5 tháng tuổi, lợn
Yorkshire có tuổi thành thục về tính ở 5 – 6 tháng tuổi.
2.1.3.2. Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính
của lợn nái, thường thì những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi
thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng trong những điều
kiện kém. Lợn nái được nuôi dưỡng trong những điều kiện dinh dưỡng tốt
thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày với khối lượng cơ thể là 80kg và
nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẻ xuất hiện vào 234,8 ngày với
khối lượng cơ thể 48,8kg.
5
Nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng
tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi
dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng,
tăng số phôi sống.
Dinh dưỡng thiếu làm tác động lên tuyến yên, tác động đến sự tiết kích

dục tố sinh dục, từ đó làm chậm quá trình phát triển về tính của gia súc.
Ngược lại dinh dưỡng quá thừa cũng làm chậm lại sự thành thục về tính đó là
do sự tích lũy về mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục, làm giảm
các chức năng bình thường của chúng.
Vì vậy một chế độ nuôi dưỡng với khẩu phần ăn hợp lý có một ý nghĩa
lớn đối với sự thành thục về tính của gia súc và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.1.3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng đến tuổi thành
thục về tính dục
Nhiệt độ môi trường cao gây trở ngại cho sự biểu hiện chịu đực, do
nhiệt độ cao làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, làm giảm sự trao đổi chất từ
đó ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng và thải trứng của lợn nái hậu bị, mặt khác
yếu tố nhiệt độ cũng gây stress cho lợn nái nên làm giảm các phản xạ sinh dục,
biểu hiện chịu đực. Ngược lại nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng đến tuổi thành
thục về tính do vấn đề stress nhiệt. Tóm lai tất cả những yếu tố làm cho con vật
stress đều có thể ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của gia súc.
Thời kỳ chiếu sáng cũng như là một thành phần của mùa vụ, bóng tối
hoàn toàn làm chậm thành thục so với những biến đổi của ánh sáng tự nhiên
hay nhân tạo.
2.1.3.4. Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục
Mật độ nuôi nhốt đông, trên một diện tích nhỏ trong một thời gian kéo
dài sẽ làm kéo dài tuổi động dục. Mật độ nuôi nhốt thích hợp đối với lợn nái
hậu bị là 2m
2
/nái, không nuôi nhốt quá 10 nái/ô chuồng vì ảnh hưởng đến quá
6
trình theo dõi, phát hiện động dục, mặt khác mật độ nuôi nhốt với mật độ quá
dày làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng khí NH
3
, H
2

S
tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe lợn. Lợn không có thời gian nghỉ ngơi vì sự
đụng chạm do mật độ nuôi nhốt quá dày. Tất cả những yếu tố trên làm lợn bị
stress, căng thẳng dẫn đến làm chậm thời gian thành thục về tính.
2.1.3.5. Ảnh hưởng của đực giống đến tuổi phối giống lần đầu
Nếu nuôi nhốt nái hậu bị với nhau thì sẽ kéo dài thời gian tuổi phối
giống lần đầu, sử dụng đực kích thích là một biện pháp rút ngắn tuổi phối
giống của nái hậu bị, thông qua mùi, động tác kích thích của đực giống làm
xuất hiện các phản xạ sinh dục đối với nái hậu bị, tuy nhiên sử dụng đực kích
thích phải có phương pháp tiến hành thích hợp, có thời gian kích thích, tuổi
của đực giống đưa vào sử dụng để kích thích, không sử dụng lợn quá già hoặc
quá trẻ, tuổi thích hợp để sử dụng là 18 – 36 tháng tuổi, không nên kích thích
quá lâu, khoảng 15 phút mỗi ngày.
2.2. CHU KỲ TÍNH
2.2.1. Khái niệm
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh
dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều
tiết của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có
chu kỳ được biểu hiện bằng những triệu chứng động dục theo chu kỳ được gọi
là chu kỳ tính. Thời gian một chu kỳ tính được tính từ lần rụng trứng trước đến
lần rụng trứng tiếp theo. Các loại gia súc khác nhau thì chu kỳ tính khác nhau,
ở lợn chu kỳ tính giao động từ 17 – 24 ngày, trung bình là 21 ngày.
7
2.2.2. Các giai đoạn của chu kỳ tính
2.2.2.1. Giai đoạn trước động dục
Giai đoạn này kéo dài trung bình khoảng 2 ngày. Trong giai đoạn này
cơ quan sinh dục hoạt động ở mức độ cao, bộ phận sinh dục ngoài có những
thay đổi. Âm hộ mọng dần lên và sưng to, màu đỏ tươi do các vi ti huyết quản
ở đây dãn rộng và cường độ trao đổi chất trong máu mạnh hơn gây hiện tượng
xung huyết, thành âm đạo xung huyết có dịch nhầy. Những thay đổi của cơ

quan sinh dục ngoài là do những thay đổi xẩy ra bên trong. Buồng trứng có
một số noãn bao phát triển từ đường kính 4 mm lên đến 8 – 12 mm và một số
thoái hóa đi, đường kính chỉ còn 1-2mm, lúc này thể vàng của chu kỳ động
dục trước đường kính 9mm teo dần chỉ còn 7 mm và tiếp tục teo biến đi.
Niêm mạc đường sinh dục tăng sinh nhiều lớp tế bào, trong niêm mạc tử cung
xuất hiện nhiều lớp tế bào bị thoái hóa.
2.2.2.2. Giai đoạn động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày. Trong giai đoạn động dục, hoạt
động sinh dục của con cái mãnh liệt hơn giai đoạn trước động dục. Thời gian
đầu trên buồng trứng có 2 loại noãn bao, một số phát triển có đường kính 10-
12mm và một số noãn bao teo đi còn 1-2mm, những noãn bao phát triển lộ rõ
trên bề mặt buồng trứng nhưng chúng chưa đạt tới mức độ chín hoàn toàn,
trung bình số noãn bao của lợn nái tơ là 8 – 14 noãn bao trên một chu kỳ động
dục, với số nái cơ bản số noãn bao chín đạt 12 – 20 noãn bao.
Tại thời điểm chịu đực những noãn bao chín và khối lượng lớn lồi lên
có lớp vỏ mỏng trong suốt, căng phồng nhưng chưa vỡ ra. Trong giai đoạn
này lợn biểu hiện các triệu chứng toàn thân: đứng yên, vễnh tai, hai chân sau
dạng ra, đuôi cong về lên toàn thân run lên khi gặp con đực và cơ thể đứng ở
trạng thái sẵn sàng chờ phối. Các triệu chứng cục bộ bên ngoài như: âm môn
nhạt màu dần, giảm sung huyết và teo đi. Ở niêm mạc âm hộ xuất hiện chất
8
dịch màu trắng mới đầu trong, loãng sau đó đục dần và đặc, có lẫn các sợi tơ
huyết. Các biến đổi bên trong lúc gia súc chịu đực là những noãn bao chín,
căng phồng nhưng chưa vỡ nên không cho phối giống vào giai đoạn này. Sau
18 giờ từ khi con cái bắt đầu chịu đực các noãn bao phát triển bình thường,
dịch noãn nang có màu trắng đục nhưng chưa xuất hiện các sợi huyết.
Sau 20 – 36 giờ dịch noãn nang có màu trắng đục, lúc này có một số
bao noãn vỡ nên niêm dịch có màu hồng nhạt đôi khi có lẫn những sợi tơ
huyết do noãn bao vỡ ra. Sau 36 – 42 giờ đa phần các noãn bao vỡ để lại
những chấm nhỏ có màu đỏ tươi gọi là thể hồng. Các thể hồng là do thành

noãn bao co lại và các sợi huyết đông lại ở đó tạo nên, dần dần thể hồng
chuyển sang thể vàng.
Sau 48 giờ buồng trứng của con cái nhỏ lại, nhăn nheo, buồng trứng lúc
này chỉ còn đường kính 5- 6 mm và chuyển từ màu đỏ tươi sang đỏ tím (Lê
Xuân Cương, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ (1978) [4].
Nếu ở giai đoạn này trứng được gặp tinh trùng, hợp tử được hình thành
thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻ
xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại.
2.2.2.3. Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này thường kéo dài 3 – 4 ngày. Đặc điểm của giai đoạn này
là toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần dần trở lại trạng
thái bình thường, các phản xạ hưng phấn về sinh dục dần dần mất hẳn và
chuyển sang thời kỳ yên tĩnh
Trên buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron.
Progesteron tác động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn kết
thúc giai đoạn động dục, niêm mạc của buồng trứng ngừng tiết dịch, cổ tử
cung đóng lại.
9
2.2.2.4. Giai đoạn yên tĩnh
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ động dục, ở lợn thường kéo dài 9-
12 ngày, các biểu hiện về tính dục của gia súc ở thời kỳ này là hoàn toàn mất
hẳn. Trên buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, các noãn bao bắt đầu phát
triển. Sau giai đoạn yên tĩnh lại bắt đầu sự phát triển nhanh của noãn bao và
những thay đổi trong đường sinh dục, điều đó có nghĩa là bắt đầu giai đoạn
động dục của một chu kỳ mới. Nếu được thụ tinh thì chu kỳ tính dừng lại và
chuyển sang thời kỳ có chửa, tiết sữa, nuôi con. Sau cai sữa lợn nái lại trở lại
bình thường sau 5 – 10 ngày và một chu kỳ tính nữa lại bắt đầu.
2.3. ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH THỤ TINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRỨNG SAU THỤ TINH
2.3.1. Đặc điểm quá trình rụng trứng

Rụng trứng là một hiện tượng sinh lý phức tạp, thông thường rụng
trứng và động dục gắn liền nhau nhưng cũng có trường hợp rụng trứng không
kèm theo động dục (động dục thầm lặng), có khi động dục không kèm theo
rụng trứng (động dục giả).
Hiện tượng rụng trứng gồm: vỡ trứng và rụng trứng. Hiện tượng này
thông qua cơ chế thần kinh thể dịch mà các noãn bao chính được giải phóng.
Khi lượng Hormone LH trong máu tăng lên kích thích buồng trứng sản sinh
ra enzim đặc trưng, enzim này bắt đầu giải phóng ra các axid
mucopolyzaharide trong dịch nang trước khi rụng trứng. Song song với quá
trình này thì áp lực thẩm thấu tăng lên làm cho thành noãn bao căng phồng
với điểm yếu nhất tạo thành điểm rụng trứng. Trong xoang trứng dịch thể
được đẩy về phía trứng, rụng cùng với trứng. Áp suất của dịch thể và chất
lỏng thẩm thấu vào noãn nang làm cho trứng rụng xuống, còn dịch thể chuyển
thành sợi tơ huyết rồi hình thành thể vàng. Quá trình trứng rụng được loa kèn
đón nhận và di chuyển đến 1/3 ống dẫn trứng.
10
2.3.2. Đặc điểm của quá trình thụ tinh
2.3.2.1. Sự chuẩn bị tế bào trứng
Sau khi noãn bao chín, trứng rụng vào loa kèn và di chuyển trong ống
dẫn trứng. Quá trình di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng nhờ chất lỏng
trong niêm mạc qua sự co bóp của ống dẫn trứng. Khi di chuyển đến 1/3 phía
trên ống dẫn trứng, là thời điểm xẩy ra quá trình thụ thai tốt nhất, tỷ lệ thụ thai
cao nhất. Nếu quá trình thụ tinh xẩy ra ở phía trên hoặc phía dưới của 1/3 ống
dẫn trứng thì quá trình thụ tinh khó xẩy ra, vì ở những vị trí này không có
điều kiện thuận lợi để xẩy ra quá trình thụ tinh nên kết quả không cao.
Một số tác giả cho rằng thời gian phối thích hợp khoảng 12 giờ sau khi
lợn nái có biểu hiện chịu đực. Với lợn hậu bị nên phối ngay khi lợn bắt đầu có
biểu hiện chịu đực vì thời gian chịu đực của lợn hậu bị ngắn.
2.3.2.2. Tinh trùng đi vào tế bào trứng
Đây là giai đoạn tinh trùng chui qua màng trong suốt và màng noãn

hoàng để đi vào tế bào trứng, Lợn có đặc điểm mà các loài khác không có
được đó là toàn bộ tinh trùng có khả năng thụ thai đều chui qua màng trong
suốt nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe nhất chui vào kết hợp với trứng. Quá
trình tinh trùng đi vào tế bào trứng sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai. Do vậy trong
thụ tinh nhân tạo việc xác định chỉ tiêu VAC rất quan trọng, theo một số
chuyên gia khi phối tinh nhân tạo cho lợn nái nội cần thiết phải phối liều 20 –
30ml trong đó tinh trùng tiến thẳng phải đạt 1 – 1,5 tỷ. Đối với nái ngoại liều
phối phải từ 60 – 100ml, số lượng tinh trùng tiến thẳng phải đạt 2- 2,5 tỷ.
2.3.2.3. Sự đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và trứng
Giai đoạn này tinh trùng tách đầu ra khỏi các bộ phận khác, phần đầu
tinh trùng đồng hóa với nguyên sinh chất của tế bào trứng làm cho thể tích
tăng nhanh bằng tế bào trứng. Phần thân, đuôi tinh trùng và các tinh trùng
khác bị nguyên sinh chất đồng hóa. Quá trình đồng hóa giữa tế bào trứng và
11
đầu tinh trùng tạo thành hợp tử và hợp tử này phát triển thành phôi thai.
2.3.3. Đặc điểm sinh lý của quá trình phát triển của trứng sau khi thụ
tinh
Quá trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn, hiểu rõ các giai đoạn
này có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái
mang thai nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
2.3.3.1. Giai đoạn phôi
Giai đoạn này được tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến ngày thứ
14. Sau khi thụ tinh 20 giờ thì hợp tử bắt đầu phân chia, sau 5- 6 ngày thì
mầm thai và túi phôi được hình thành. Sang ngày thứ 7, 8 thì màng ối bắt đầu
hình thành làm nhiệm vụ bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai. Sau 12
ngày màng niệu hình thành, nhau thai chưa phát triển hoàn chỉnh. Thời gian
này bào thai hấp thụ chất dinh dưỡng từ một ít chất noãn hoàng chứa trong
hợp tử và từ sản phẩm tiết ra của tuyến nội mạc tử cung dưới sự điều tiết của
Oestrogen.
2.3.3.2. Giai đoạn tiền thai

Giai đoạn này tính từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 39. Đây là thời gian mà
phôi thai được cố định và làm tổ ở hai bên sừng tử cung. Khi lá phôi tiếp xúc
với nội mạc tử cung thì các tế bào lá nuôi phôi thai tiết ra enzim phân hủy
protit, phá vỡ biểu mô nội mạc tử cung và đó là nguồn dinh dưỡng chủ yếu
của bào thai. Ở thời điểm này các khí quan hình thành rõ rệt, nếu nguồn dinh
dưỡng bào thai không đảm bảo sẽ dẫn đến hiện tượng thai yếu hoặc chết.
2.3.3.3.Giai đoạn bào thai
Tính từ ngày 40 đến ngày đẻ, giai đoạn này thai phát triển mạnh nhất từ
ngày 90 trở đi. Trong giai đoạn này thai lấy dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai
cho đến khi thai phát triển hoàn thiện thì mối liên hệ này mới mất đi và trong
giai đoạn này yếu tố dinh dưỡng mới có ảnh hưởng đến chất lượng đàn con
12
sinh ra.
Trong quá trình chăn nuôi để tiện cho việc chăm sóc cũng như lợi ích
kinh tế mà người ta chia quá trình mang thai của lợn ra làm 3 kỳ như sau
Lợn chửa kỳ 1: từ khi thụ tinh đến ngày thứ 84, đây là giai đoạn bào
thai cần ít chất dinh dưỡng. Mặt khác nhau thai chưa thực sự hoàn thiện nên
khẩu phần ăn của lợn chửa kỳ 1 chưa ảnh hưởng đến sự phát triển của bào
thai. Để tiết kiệm thức ăn thì giai đoạn này nên cho lợn nái ăn khẩu phần ăn
hạn chế. Mặt khác nếu trong giai đoạn này nếu cho ăn với khẩu phần quá thừa
chất dinh dưỡng sẽ làm tiêu thai do cơ thể lợn mẹ quá nóng.
Lợn chửa kỳ 2: Từ ngày 85 – 107, giai đoạn này bào thai đòi hỏi nhiều
chất dinh dưỡng cho sự phát triển khối lượng, lúc này mối liên hệ giữa bào
thai và cơ thể mẹ rất khăng khít. Bởi vậy giai đoạn này phải tăng khẩu phần
cho lợn nái để phát triển khối lượng lợn con.
Lợn chửa kỳ 3: Từ ngày thứ 108 – 114 ngày, đây là giai đoạn bào thai
phát triển tương đối hoàn chỉnh nên mối quan hệ về dinh dưỡng giữa mẹ và
bào thai dần dần được cắt đứt, do sự phát triển của bào thai chèn ép vào dạ
dày nên lợn nái giảm tính thèm ăn, vì thế giai đoạn này cần cho nái ăn nhiều
bữa và ăn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

2.4. QUÁ TRÌNH ĐẺ
Quá trình đẻ của gia súc chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị (Mở cửa tử cung): Kéo dài khoảng 2 – 12 giờ tính
từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên cho đến khi tử cung mở hoàn toàn. Giai
đoạn này thời gian co bóp tương đương với thời gian nghỉ, Kết quả làm vỡ
màng ối, dịch ối chảy ra ngoài và lợn nái xuất hiện hiện tượng cắn ổ.
Giai đoạn đưa thai ra ngoài (Thời kỳ đẻ): Giai đoạn này được tính từ
lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn cho đến khi thai cuối cùng ra ngoài. Lúc này
cơ trơn tử cung co bóp mạnh với tần số ngày một tăng tạo nên những cơn đau
13
giữ dội. Kết hợp với sự co bóp của tử cung còn có sự tham gia của cơ bụng,
cơ hoành tạo nên lực đẩy, đẩy thai ra ngoài. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 –
4 giờ, nếu quá 6 giờ thì hiện tượng này không bình thường và cần theo dõi để
can thiệp.
Giai đoạn bong nhau (Thời kỳ sổ nhau): Giai đoạn này diễn ra sau khi
bào thai cuối cùng được đẩy ra, kéo dài khoảng 1 - 4 giờ, nếu thời gian này
kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng sót nhau đều gây viêm tử cung, viêm vú,
mất sữa hoặc bỏ ăn.
2.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN
NÁI
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con
cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc
vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ
nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc.
Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến
hành nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Đồng thời
cũng phải làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con
và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau.
Trong các trại chăn nuôi hiện đại, số con cai sữa do một nái sản xuất trong
một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái.

Trần Đình Miên (1997) [9] cho biết việc tính toán khả năng sinh sản
của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về
tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, số
con đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả.
Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con
đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa
14
đẻ/nái/năm, các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn
nuôi lợn nái.
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên
cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Hiện nay
trong nghiên cứu thường dùng hai nhóm chỉ tiêu đó là: nhóm chỉ tiêu về đặc
điểm sinh lý sinh dục và nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái.
Tuổi phối giống lần đầu: Sau khi đã thành thục về tính và thể vóc thì có
thể đưa lợn vào phối giống. Tuổi phối giống lần đầu được tính từ khi sinh đến
lần phối giống đầu tiên, thông thường để cho bộ phận sinh dục được phát triển
hoàn thiện thì người ta thường bỏ qua 2 – 3 chu kỳ động dục đầu tiên rồi mới
tiến hành phối giống.
Thời gian mang thai: Sau khi phối giống đến ngày đẻ ta có thời gian
mang thai. Thông thường thời gian mang thai của lợn giao động trong khoảng
112 – 117 ngày, trung bình là 115 ngày.
Tỷ lệ đậu thai: Sau khi phối giống, tùy theo các phương pháp phối khác
nhau, nếu tinh trùng gặp trứng ở thời điểm thích hợp thì sẽ có hiện tượng
mang thai, nếu không thì sau 1 chu kỳ tính, lợn nái sẽ có hiện tượng lên giống
trở lại, tỷ lệ đậu thai đánh giá kỹ thuật phối giống, chất lượng tinh con đực và
thời điểm phát hiện động dục.
Tuổi đẻ lứa đầu: Là số ngày tuổi từ khi nái sinh ra cho đến khi nái đẻ
lứa đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, kết quả
phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau, đối với lợn nái

nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tính
sớm hơn.
Số con đẻ ra trên lứa: Tính cả bao gồm số con sống, số con chết, số con
dị tật và số thai khô. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng đẻ sai và khả năng
nuôi thai của lợn nái.
15
Số lợn sinh ra còn sống: Là số con sinh ra còn sống và để lại nuôi, tùy
theo các chỉ tiêu để lại nuôi khác nhau của từng trại sản xuất, chỉ tiêu này
không bao gồm những con dị tật, những con có khối lượng nhỏ không có khả
năng nuôi sống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của lợn, Trình độ kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
Khối lượng lợn con lúc sơ sinh/ổ: Là tổng khối lượng của toàn ổ sau
khi con cuối cùng được sinh ra, không bao gồm những con dị tật và những
con có khối lượng nhỏ.
Khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ: Là khối lượng cân toàn ổ lúc cai sữa,
chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn nái, đánh giá kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của người chăn nuôi. Khối lượng
lợn con cai sữa quyết định thời gian, khối lượng lợn thương phẩm sau này.
Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ: Trong thời gian theo mẹ lợn con có
thể chết bởi rất nhiều nguyên nhân: Do bệnh tật, do quản lý, do chăm sóc…
sản phẩm của quá trình mang thai và đẻ là số lượng lợn con sau cai sữa, chăm
sóc nuôi dưỡng, quản lý tốt có thể làm giảm tỷ lệ này, và đây là yếu tố để làm
tăng số con cai sữa/nái/năm.
Thời gian nuôi con: Thời gian nuôi con càng ngắn thì càng tăng được
số con cai sữa/nái/năm và số lứa đẻ/nái/năm. Nhưng nếu cai sữa sớm quá thì
ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, vì thế thông thường cai sữa từ 18 – 25
ngày là thích hợp nhất, trung bình là 21 ngày.
Thời gian lên giống sau khi cai sữa: Thời gian lên giống sau được tính
từ khi lợn nái tách con đến khi lợn được phối giống lại. Sau khi tách con, lợn
mẹ được nhốt riêng và sẽ lên giống trong khoảng 4 -7 ngày, Quá thời gian

trên được coi là lợn có vấn đề cần phải được xử lý bằng các biện pháp khác
nhau để rút ngắn thời gian chờ phối.
Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Được tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp
16
theo, thời gian này bao gồm có: Thời gian mang thai + thời gian nuôi con +
thời gian chờ phối. Rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ là mục tiêu của
người chăn nuôi nhằm tăng số con/nái/năm.
17
B. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY PED TRÊN LỢN
I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN LỢN
1.1. Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa lợn con
Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự
phân tiết không đủ lượng axit chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh
dưỡng. Trên lợn con sơ sinh, khả năng tiết axit chlohydric rất ít, chỉ đủ để
hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa protein), lượng axit
chlohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy độ
toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày,
vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các
men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại
thức ăn đơn giản như sữa; thí dụ men tiêu hóa protein (protease) gồm pepsin,
trypsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa và không đủ để tiêu
hóa được protein của gạo, bắp, bột cá, bánh dầu trong vòng tuần lễ đầu sau
khi đẻ. Men saccharase chỉ hoạt động mạnh sau 2 tuần, men mantase chỉ được
phân tiết đầy đủ sau 4 tuần. Sinh lý gia súc (1996) [5], Đặc điểm tiêu hóa lợn
con. www.nhanong.net ngày 29/08/2007 [14].
Yếu tố này cho thấy trong vòng 2 tuần lễ sau khi đẻ, lợn con chỉ có thể
tiêu hóa được sữa hoặc loại thức ăn tập ăn với thành phần chủ yếu là sữa .
Trên những đàn lợn quá đông, hoặc phải nuôi bộ vì lợn nái mẹ mắc bệnh, nếu
sử dụng thức ăn không đúng, thí dụ dùng sữa đặc có đường cho lợn con bú sẽ
dẫn đến tiêu chảy vì đường saccharose không hề được tiêu hóa trong giai

đoạn này. Sự tập ăn cũng phải được cân nhắc, phải sử dụng các loại thức ăn
tập ăn có chất lượng cao, nếu tập ăn bằng thức ăn có chất lượng kém, do heo
con không thể tiêu hóa được sẽ dẫn đến tiêu chảy.
18
1.2. Do các yếu tố quản lý, chăm sóc chưa hợp lý
Không cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ : Sữa đầu ngoài thành phần dinh
dưỡng cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng
chống bệnh trong 3 - 4 tuần lễ đầu. Sữa đầu chỉ có giá trị phòng bệnh cho lợn
con khi hội đủ 2 vấn đề sau đây. Heo con phải được bú càng sớm càng tốt và
càng nhiều càng tốt, sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng
thời lúc này men tiêu hóa chất đạm bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng
thể trong sữa đầu.
Phải tiêm phòng cho lợn mẹ các bệnh mà lợn con dễ mắc phải, thí dụ
dịch tả, giả dại, thương hàn, tiêu chảy do E.coli nhằm tạo miễn dịch chủ
động cho lợn mẹ, và từ đó chất miễn dịch mới được truyền sang cho lợn con.
Nếu không tiêm phòng cho nái, việc lợn con bú sữa đầu cũng không tạo ra
được cho lợn con khả năng phòng bệnh. Không úm cho lợn con, hoặc úm
không đúng quy cách làm lợn con bị lạnh, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể
hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình
trạng không tiêu, rồi viêm ruột, tiêu chảy.
Vệ sinh rốn không tốt: Lợn con bị viêm rốn sẽ tiêu chảy, do đó sau khi
đẻ phải dùng dây và dụng cụ sạch cột và cắt rốn, sát trùng bằng IODINE sau
khi cắt và sau đó tiếp tục sát trùng rốn ngày 2 lần cho đến khi rụng.
Không tiêm sắt cho lợn con: Sắt rất cần cho lợn con để thành lập hồng
cầu, do trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, do đó phải cấp thêm cho lợn con
bằng cách tiêm chất sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu chảy.
19
Do heo mẹ mắc hội chứng M.M.A (còn gọi là hội chứng: Viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa): Sự nhiễm trùng vú hoặc tử cung sau khi đẻ sẽ gây lây

nhiễm vi khuẩn vào đường tiêu hóa lợn con.
Điều kiện vệ sinh kém: Bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi
đẻ, cho nái ăn thức ăn kém phẩm chất, có chứa độc tố vi khuẩn hoặc nấm
mốc. Nguồn nước uống không sạch cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn
đến sự nhiễm trùng đường ruột.
1.3. Do nhiễm trùng đường ruột
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có
sẵn trong chuồng trại (do sát trùng không hợp lý), do mầm bệnh từ lợn mẹ
truyền sang hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú
y, sức kháng bệnh lợn con tốt, dù nhiễm khuẩn xảy ra, thì cơ thể lợn con có
thể tự chống chọi được hoặc mắc bệnh với thể nhẹ. Ngược lại nếu sự nhiễm
trùng đường ruột đi kèm theo các yếu tố đó đề cập trên chắc chắn bệnh sẽ rất
nặng, việc chữa trị sẽ rất tốn kém và ít hiệu quả. Theo nhanong.net - ngày
29/08/2007 [14].
20
II. VÀI NÉT VỀ VIRUS CORONAVIRUS
2.1. Đặc điểm sinh học của virus coronavirus

Viện thú y Cáp Nhĩ Tân />Coronavius là virus thuộc phân họ Coronaviridae, thuộc nhóm
Coronaviridae.
Coronavirus có bộ gen là ARN, ARN là một sợi đơn, được xoắn đối
xứng và có vỏ bọc Kích thước bộ gen của Coronavirus dao động từ khoảng
16 – 31 kilobaes. Coronavirus là virus ARN lớn nhất cho đến nay.
Protein cấu trúc của virus coronavirus gồm : cành (S), phong bì (E),
màng (M) và nucleocapid (N). S-gene (phần cấu trúc bên ngoài của virus, là
phần quan trọng để tạo kháng thể trung hòa) và M- gen (phần cấu trúc protein
ẩn sâu hơn S- gene là phần kích thước để tạo IFN-).
[19].
2.2. Phân loại virus Coronavirus

Detetion and differentiation of coronaviruses (Li FENG, Cap Nhi Tan
Institute of Veterinary Research and Chinese Academy of Sciences, Madriit,
14
th
, July 2010) [17].
21
Tác nhân gây bệnh tiêu chảy trên lợn là virus coronavirus thuộc nhánh
alphacoronavirus tên là Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV).
2.3. Bệnh do virus Coronavirus gây ra
Coronavirus chủ yếu lây nhiễm trên đường hô hấp và đường tiêu hóa
của động vật có vú và chim. Bốn đến năm chủng khác nhau hiện đang được
biết đến gây bệnh cho người. Việc công bố công khai nhất coronavirus gây
bệnh cho con người, SARS-CoV gây bệnh SARS, gây nhiễm trùng đường hô
hấp và cũng có thể gây viêm dạ dày ruột. Coronavirus được cho là gây ra một
tỷ lệ đáng kể của tất cả các bệnh cảm lạnh thông thường ở người lớn.
22
Coronavirus gây ra cảm lạnh ở người chủ yếu là vào mùa đông và mùa xuân
sớm. Coronavirus gây bệnh cảm lạnh thông thường là khó đánh giá bởi vì,
không giống như rhinoviruses (một virus cảm lạnh thông thường), rất khó
khăn để phát hiện coronavirus trong phòng thí nghiệm.
Coronavirus cũng gây ra một loạt các bệnh ở vật nuôi và động vật
hoang dã, một số trong đó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng và là một mối
đe dọa đối với ngành nông nghiệp. Coronavirus gây tổn thất kinh tế đáng kể
cho ngành chăn nuôi. Trên lợn coronavirus gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm TGE, bệnh tiêu chảy trên lợn PED, gây bệnh trên bò, mà gây cả tiêu
chảy ở động vật nhỏ như trên mèo coronavirus gây bệnh với triệu chứng lâm
sàng nhẹ, nhưng đột biến tự phát của virus này có thể dẫn đến viêm nhiễm
trùng phúc mạc (FIP), một căn bệnh liên quan đến tỷ lệ tử vong cao. Có hai
loại chủng coronavirus, một là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa nhẹ và
một trong đó được tìm thấy gây bệnh đường hô hấp. Trên chuột virus gây

viêm gan (MHV) là một coronavirus gây ra một đại dịch bệnh với tỷ lệ tử
vong cao, đặc biệt trên chuột thí nghiệm. Trước khi phát hiện ra SARS-CoV,
coronavirus gây bệnh MHV là đối tượng nghiên cứu cả invivo và invitro cũng
như ở cấp độ phân tử. Nghiên cứu chủ yếu và đáng kể được tập trung vào
việc giải thích những cơ chế sinh bệnh của coronavirus trên các động vật, đặc
biệt là virus học trong ngành thú y và giải phẫu bệnh học.
[19].
2.4. Đặc điểm của bệnh tiêu chảy PED trên lợn
PDE (Porcine Epidemic Diarrhea) phát hiện lần đầu tiên tại Anh vào
năm 1972, đầu tiên quan sát thấy vào năm 1973 tại Thượng Hải- Trung Quốc.
Các tác nhân gây bệnh được xác nhận là PED năm 1978. Hiên nay bệnh đã
23
phát tán ra khắp Châu Âu, tại Châu Á bệnh được phát hiện ở Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bệnh PED có nguồn gốc từ virus coronavirus. PED là Virus dạng
ARN chuỗi đơn có vỏ bọc và được xếp vào nhóm Coronaviridae, đây là virus
gây ra nhiều bệnh ở lợn bao gồm TGE, PRCV, HEMV. Các chuyên gia
thường chia PED thành 2 chủng, gồm chủng PED 1 gây bệnh trong giai đoạn
tăng trưởng và chủng PED 2 gây bệnh ở mọi giai đoạn kể cả lợn nái và lợn
trưởng thành.
Virus ổn định trong khoảng pH 5,0-9,0 ở 4oC và giữa pH 6,5-7,5 ở 37oC.
Virus PED mất khả năng truyền nhiễm khi đun nóng ở 60oC trong 30 phút,
nhưng tương đối ổn định ở 50oC. Update on porcine epidemic diarrhea
Andreas Pospischil, Dr med vet; Angela Stuedli, med vet; Matti Kiupel, Dr
med vet, PhD, DACVP [18].
Virus PED bất hoạt bởi hầu hết các chất sát trùng bao gồm cresol,
hydroxit natri (2%), formalin (1%), natri cacbonat (4%), iotdine (1%)…
Việc nhiễm virus PED phát sinh từ việc nhiễm khuẩn có trong môi
trường hoặc từ lợn me. Bản thân virus tồn tại trong dạ dày lợn, virus chịu
được độ axit nên virus sẽ thâm nhập vào ruột non ở tá tràng và manh tràng,

đây là những bộ phận mà virus này thường cư trú. Virus PED khi vào ruột non
sẽ phá hủy tế bào thành ruột, phá hủy nhung mao, do không thể nhanh chóng
tái tạo để thay thế tế bào cũ đã chết nên đây là nguyên nhân làm cho việc hấp
thu thức ăn thấp hơn lợn sẽ có triệu chứng tiêu chảy, lượng virus PED nhiều
nhất trong khoảng 24-36 giờ sau khi nhiễm bệnh .
Triệu chứng và bệnh tích
24
Heo con nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng tiêu chảy, nôn ra sữa không tiêu
hóa, phát hiện triệu chứng sau 12 giờ kể từ lúc nhiễm bệnh và tỉ lệ chết cũng
khác nhau trong từng trại, nhóm lợn bệnh dưới 1 tuần tuổi sẽ bị thiệt hại nhiều
nhất, lợn con có thể chết do mất nước. Tỷ lệ chết của lợn mắc bệnh có tuổi 0-
5 ngày là 100%, 6-7 ngày là 50%, trên 7 ngày là 30%. Bài giảng về bệnh PED
Công ty TNHH Buntaphan Thái Lan [15].
Khi mổ khám lợn bệnh do nhiễm PED sẽ nhìn thấy tá tràng và không
tràng có thành ruột mỏng, trong suốt, bên trong có nước và sữa không tiêu
hóa tích tụ lại và sẽ không thấy mạch bạch huyết hấp thu sữa, đặc biệt là phần
không tràng ruột non, nhưng trong tá tràng ruột non cũng có thể có nhưng đây
không phải là mục tiêu của virus này. Khi đem ruột non kiểm tra mô bệnh học
sẽ thấy nhung mao của ruột non bị ngắn lại so với bình thường, nhưng tất cả
các bệnh tích nói trên không thể chứng minh rằng lợn bị bệnh PED phải chẩn
đoán để phân biệt với TGE hoặc cầu trùng, ngoài ra cần chẩn đoán thêm bằng
phương pháp khác.
Sự biến đổi của virus PED
Từ năm 2007 – 2008 từ 53 mẫu kiểm tra trên những heo bị nghi ngờ
nhiễm PED được gửi kiểm tại phòng xét nghiệm bệnh động vật, thú y học,
trường Đại học Chulalongkorn đã cho kết quả 38 mẩu dương tính với PED,
chiếm 71,70%. Nhân viên phân tích lấy 25 mẫu từ 38 mẫu có tiểu sử khác
nhau hoàn toàn mang kiểm tra thứ tự của S-gen (phần cấu trúc bên ngoài của
virus, là phần quan trọng để tạo kháng thể trung hòa) và M- gen (phần cấu
trúc protein ẩn sâu hơn S- gene là phần kích thước để tạo IFN-) rồi đi so sánh

với từng virus được tách trước đó, kết quả cho thấy PED phát tán lần này
giống nhau nhiều nhất với virus PED đã từng bùng phát tại Trung Quốc vào
25

×