Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò thịt ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.5 KB, 34 trang )

Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính, tính quy
luật quan hệ tốc độ phát triển của hai ngành là : Tốc độ phát triển chung của
ngành chăn nuôi phải lớn hơn tốc độ phát triển của ngành trồng trọt để đưa chăn
nuôi thành ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt. Hiện nay, tỷ trọng giá trị
sản lượng ngành chăn nuôi chỉ chiếm hơn 30% tổng giá trị sản lượng nông
nghiệp. Do vậy, cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi nói chung,
chăn nuôi bò thịt nói riêng. Thịt bò hiện nay được coi là “thịt đỏ”, là một loại thịt
hấp dẫn và cao cấp, và thịt bò còn được chế biến thành những món ăn với hương
vị đặc biệt cung cấp lượng đạm lớn cho con người. Với sự phát triển ngày càng
cao của xã hội thì thịt bò có đầy đủ các yêu cầu đáp ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, ở việt nam “thịt bò” vẫn còn là món ăn xa xỉ chính vì do giá của nó
còn quá cao do ngành chăn nuôi bò thịt chưa được chú trọng phát triển và những
thuận lợi trong chăn nuôi bò thịt chưa được khai thác tận dụng hết. Chính vì vậy
việc tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò thịt để đáp
ứng nhu cầu trong nước cũng như quốc tế, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu
vật nuôi trong ngành nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước sự cần
thiết phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt do yêu cầu của thị trường nói riêng
cũng như yêu cẩu của ngành chăn nuôi nói chung em làm đề án “Một số giải
pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò thịt ở việt nam” hy vọng sẽ đưa ra
được các giải pháp khắc phục được những tồn tại, và phát huy được những thế
mạnh của ngành chăn nuôi bò thịt để ngành có thể mang lại những đóng góp to
lớn về kinh tế, xã hội cho đất nước cả trước mắt lẫn trong lâu dài.
1
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Phần 1 : Vai trò của ngành chăn nuôi bò trong nền kinh tế quốc
dân
1. Vai trò, vị trí của ngành chăn nuôi bò trong nền kinh tế quốc dân
a. Vai trò, vị trí
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, bò đã được thuần hoá và phát


triển phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội. Ở việt nam hình ảnh con trâu, con bò
gắn liền với luỹ tre làng, gắn liền cuộc sống của người dân. Con trâu, con bò đã
trở thành “đầu cơ nghiệp” đối với người nông dân. Ngày nay vị trí của chúng
ngày càng được mở rộng hơn. Vì vậy ngành chăn nuôi bò có vị trí vô cùng quan
trọng như :
• Là nguồn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển
Từ ngàn xưa, nông thôn việt nam đã lưu truyền câu hát thiết tha
“Trâu ơi ! ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Nghề chăn nuôi trâu, bò ở nước ta gắn liền với truyền thống lúa nước, tiến bước
trên con đường dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Ngày nay, mặc dù nhà nước ta đã đầu tư lớn vào cơ khí hoá nông nghiệp, nhưng
công việc nặng nhọc vẫn thu hút gần 65% trâu và 40% bò trong toàn quốc
(1999), đáp ứng khoảng trên 70% sức kéo. Khoảng 2 tỷ người ở các nước châu á,
châu phi và mỹ la tinh vẫn sử dụng sức kéo vật nuôi. Theo thống kê của FAO
(1985) sự phân bổ sức kéo trong nông nghiệp nh trong bieu 1.
Ngoài việc làm đất, trâu bò còn được sử dụng để vận chuyển. Lợi thế của
sức kéo trâu bò là có thể lao động ở bất cứ địa bàn nào và sử dụng tối đa những
thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phế phụ phẩm công nông .
2
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Biểu1 : Tỷ lệ % sức kéo/ha
Vùng Loại sức kéo (% trên ha)
Người Súc vật Máy kéo
Châu Á (trừ Trung Quốc)
Châu Phi
Mỹ - La Tinh
26
35
09

57
17
20
23
57
71
• Ngành chăn nuôi bò cung cấp cho loài người hai loại thực phẩm quí là
sữa và thịt.
Sữa là loại thực phẩm quí đối với con người, đặc biệt đối với trẻ em, người
già yếu, những người lao động nặng nhọc. Sữa được xếp vào loại thực phẩm cao
cấp vì sự hoàn chỉnh về dinh dưỡng của chúng và rất dễ tiêu hoá (98%). Sự chế
tạo sữa ở trâu bò thật là kỳ diệu. Bò sữa đã biến thức ăn như cây, cỏ, rơm, rạ, bã
mía thành hàng trăm thực phẩn khác nhau của sữa. Hàng năm toàn thế giới thu
được khoảng 500 triệu tấn sữa trong đó 80-90% từ bò.
Thịt bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Theo tài liệu
của FAO, năm 1980 toàn thế giới sản xuất được 45,6 triệu tấn thịt trâu bò, chiếm
32% tổng số thịt sản xuất từ vật nuôi. Ngành chăn nuôi bò thịt ít bị cạnh tranh
các loại ngũ cốc với con người nên trong những năm gần đây ngành chăn nuôi
bò thịt trên thế giới phát triển nhanh.
• Là nguồn cung cấp phân
Phân bò là loại phân hữu cơ có giá trị và khối lượng đáng kể. Hàng ngày
mỗi bò trưởng thành thải ra từ 10-15kg phân. Phân bò được làm phân bón cho
cây trồng ở nước ta rất phổ biến. Phân bò chứa 73,8% nước, nếu nung lên sẽ thu
được 5,44% chất tro, 10,58% axitphotphoric, 2,21% kalihydroxit & 4,57% canxi.
Phân đặc có 6,28% nitơ, 0,57% axitphotphoric… Như vậy dù chất lượng phân
bò thấp nhưng khối lượng lớn đã đáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho
3
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
nông nghiệp nước ta. Ở nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan… phân bò ở đây làm
chất đốt khá phổ biến. Phân được trộn rơm băm nắm thành bánh và phôi nắng

khô, dự trữ và sử dụng đun nấu quanh năm.
• Ngành chăn nuôi bò thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy
nghề thủ công cổ truyền và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Các nhà máy chế biến sữa và thịt ra đời trên cơ sở phát triển qui mô ngành
chăn nuôi bò theo hướng này.
Sừng bò được gia công chế biến cẩn thận có thể sản xuất nhiều mặt hàng mỹ
nghệ khác nhau. Sừng bò là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các nghệ
nhân và các thợ thủ công để chế tạo ra các mặt hàng như: cúc áo, trâm cài, lược,
đồ trang trí…
Da bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da. Đáng tiếc,
ta chưa có những cơ chế thích hợp để thu thập nguồn nguyên liệu này. Nhiều
vùng nông thôn đã dùng da bò làm thực phẩm. Da bò thuộc có thể làm áo da,
găng tay, bao súng, dây lưng, xăng đan, vali, cặp…
b. Phương thức chăn nuôi
Việc xác định phương thức chăn nuôi bò thịt liên quan trực tiếp đến
phương án đầu tư cơ sở vật chất, thức ăn, chuồng trại cũng như bố trí lao động
và có kế hoạch bán sản phẩm. Cần phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai,
trình độ chăn nuôi mà quy định quy mô đàn. Thông thường có một số phương
thức chăn nuôi bò thịt như sau:
- Chăn nuôi thả có bổ sung thức ăn tại chuồng: bò được chăn tả nhiều giờ
ngoài đồng cỏ tự nhiên nhằm tận dụng hết khả năng tiếp nhận thức ăn thô xanh.
Sau khi chăn thả, bò được bổ sung thêm một lượng cỏ xanh hoặc rơm khô tại
chuồng. Phương thức này thường được áp dụng ở những vùng trung du, miền
núi.
4
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
- Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: Phương thức này chủ yếu được áp
dụng ở những vùng có đồng cỏ hẹp như ven đê và đồng bằng.
- Nuôi nhốt hoàn toàn thường được áp dụng cho bò vỗ béo: Phương thức
này thường được áp dụng cho những nhà sản xuất bò thịt với quy mô lớn, sản

xuất hàng hoá.
2. Đặc điểm ngành chăn nuôi bò
a. Đặc điểm chung
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng là ngành chính của
sản xuất nông nghiệp song lại có đặc điểm rất khác với ngành trồng trọt.
- Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò là các cơ thể
sống động vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những tính qui luật sinh vật nhất
định. Để tồn tại các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn
tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng các đối tượng này có nằm trong
quá trình sản xuất hay không.
- Thứ hai, chăn nuôi bò có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất
như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như sản xuất
nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện ba phương
thức chăn nuôi khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức chăn
nuôi công nghiệp và phương thức chăn nuôi sinh thái.
- Thứ ba, chăn nuôi bò là ngành sản xuất cho đồng thời nhiều sản phẩm.
Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản
phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư. Ví dụ, trong chăn nuôi bò sinh sản
thì bê con là sản phẩm chính, nhưng trong chăn nuôi bò lấy sữa hoặc cày kéo thì
bê con là sản phẩm phụ. Chính vì chăn nuôi đồng thời một lúc cho nhiều sản
phẩm và nhiều khi giá trị sản phẩm phụ cũng không thua kém gì so với sản phẩm
chính, nên trong đầu tư chăn nuôi bò người ta phải căn cứ vào mục đích thu sản
5
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
phẩm chính để lựa chọn phương hướng đầu tư, lựa chọn qui trình kỹ thuật sản
xuất chăn nuôi cho phù hợp.
b. Đặc điểm riêng
Trong tự nhiên do phải chống lại các loài thú ăn thịt nên bò rừng có phần
thân trước phát triển, sừng to dài, phần sau thon, nhỏ chỉ chiếm khoảng 1/3 trọng
lượng cơ thể, chân cẳng to chắc chắn, đầu cổ phát triển to và chắc. Tuy nhiên,

phần thịt ngon và có giá trị cao là ở phần thân sau, phần đầu cổ và chân không có
giá trị cao. Vì vậy công tác tạo giống bò chuyên thịt được chọn theo hướng có
phần sau phát triển, đầu cổ và chân cẳng phải thanh và không có sừng thì tốt hơn
có sừng.
Giống bò thịt có các đặc điểm mong muốn như sau:
• Bắp thịt phát triển mạnh, nở nang khắp toàn thân.
• Bộ máy tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và tuyến sữa ít phát triển.
• Da mỏng, lông mượt.
• Vai nhỏ, ngực sâu và rộng.
• Bụng thon nhỏ, hỏm hông nhỏ cao.
• Bắp thịt mông và đùi phát triển rộng và sâu xuống phía dưới…
Nói chung, bò thịt có thân hình dài rộng và sâu có dạng hình vuông vức,
hình chữ nhật, để có thể chứa được nhiều thịt nhất, xương nhỏ, chân ngắn.
Nên bò chuyên thịt có hình dáng cục mịch, tròn úc mà các nhà tạo giống
thường diễn tả là một hình hộp đứng trên bốn cái que.
3. Các nhân tố tác động đến ngành chăn nuôi bò
a, Nhân tố thị trường
Cũng giống như bất kỳ một ngành sản xuất nào, ngành chăn nuôi bò thịt
với mục tiêu chính là lợi nhuận nên khâu tiêu thụ hay thị trường tiêu thụ là nhân
tố rất quan trọng. Thị trường quyết định quy mô cũng như chất lượng sản phẩm
6
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
của ngành. Do sản phẩm của ngành chăn nuôi bò thịt là những sản phẩm có giá
trị kinh tế tương đối cao nên những vùng nông thôn thị trường tiêu thụ sản phẩm
của ngành còn tương đối hạn hẹp nhưng có tới 80% dân số sống ở đây. Vì vậy
việc tìm ra thị trường ổn định cho phát triển chăn nuôi ngành bò thịt là rất quan
trọng đối với người sản xuất để có thể chuyên tâm sản xuất không ngừng nâng
cao số lượng và chất lượng của các sản phẩm của ngành bò thịt.
b, Nhân tố tiến bộ KHCN trong chăn nuôi bò
Trong xã hội phát triển việc ứng dụng những tiến bộ KHCN vào trong sản

xuất là tất yếu khách quan, không thể thiếu được. Nó góp phần không nhỏ vào
tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra, đặc biệt là các
phương pháp chăn nuôi khoa học cho phép đem lại kết quả cao nhất.
c, Nhân tố giống
Trong chăn nuôi đặc biệt là trong chăn nuôi bò một ngành đòi hỏi vốn
đầu tư ban đầu rất lớn thì việc chọn con giống là rất quan trọng, phải chọn con
giống sao cho phù hợp với khả năng chăn nuôi của hộ và đạt được hiệu quả cao
nhất. Con giống quyết định tới hơn 50% thành công trong chăn nuôi nên việc lựa
chọn con giống là nhân tố quyết định trong chăn nuôi.
d, Nhân tố điều kiện tự nhiên
Đối tượng của chăn nuôi bò là cơ thể sống nên tuân theo các quy luật sinh
học vì vậy việc cung cấp môi trường sạch cho bò là không thể thiếu. Hơn thế
nữa, bò là động vật có thân nhiệt cố định nên nhiệt độ môi trường quá cao hay
thấp do với thân nhiệt của chúng đều làm giảm khả năng phát triển của chúng.
Chính vì vậy người chăn nuôi luôn phải đáp ứng các điểu kiện về tự nhiên tốt
nhất trong điều kiện có thể.
e, Nhân tố thức ăn và nước uống
Muốn phát triển được trước hết phải tồn tại được vì vậy thức ăn và nước
uống rất quan trọng trong chăn nuôi bò. Nước còn có tác dụng điều hoà thân
7
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
nhiệt, là dung môi cho sự trao đổi chất nó chiếm tới 80% trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra nước còn dùng để tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh
cho bò. Bên cạnh đó còn phải kể đến thức ăn, nó là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng chủ yếu cho bò đặc biệt là đối với bò thịt.
f, Nhân tố vốn
Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành nào. Trong chăn nuôi
bò đặc biệt là yêu cầu vốn lớn để xây chuồng trại, bò giống, thức ăn… Nhất là
trong kinh tế thị trường khi phương pháp chăn nuôi bò phần lớn lại là thâm canh
nên yêu cầu một lượng vốn không nhỏ. Chính vì vậy mà việc tạo ra huy động

nguồn vốn cho phát triển chăn nuôi bò là rất quan trọng.
g. Những nhân tố khác
Ngoài những nhân tố kể trên thì còn rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp và
gián tiếp đến ngành chăn nuôi bò như chuồng trại, trình độ của người sản xuất,
dịch bệnh, công tác thú y… Khi đầu tư một số vốn tương đối lớn như trong đầu
tư phát triển chăn nuôi bò thì việc quan tâm đến các nhân tố tác động đến ngành
là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới việc thành công hay thất bại trong chăn
nuôi bò.
Phần 2 : Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt
nam trong thời gian qua
1. Lịch sử phát triển bò thịt trên thế giới
Bò cũng như các động vật khác đã được con người thuần hoá từ bò rừng
trở thành bò nhà vào khoảng 8.000-7.000 năm trước công nguyên. Bò đã được
chăn nuôi trong một thời gian dài với hình thức quảng canh: trước đây chăn nuôi
bò chủ yếu là để lấy phân, sức kéo còn sản phẩm thịt chỉ tận dụng bò già, bò phế
thải.
8
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Đầu thế kỷ XVIII người anh tạo ra được giống bò hướng thịt đầu tiên trên
thế giới và tiến hành đánh giá cá thể ra đời sau chúng.
Đến thế kỷ XIX ngành chăn nuôi bò thịt mới phát triển. Hiện nay, nhiều
nước, nhiều vùng lãnh thổ đã có những công ty, trang trại, tập đoàn chuyên kinh
doanh bò thịt tạo thành những liên hiệp nông-công nghiệp hoạt động từ chăn
nuôi-vỗ béo, giết mổ-chế biến-tiêu thụ sản phẩm đến đáp ứng sức mua.
Thịt bò hiện nay được coi là “thịt đỏ”, nghĩa là một loại thịt hấp dẫn và
cao cấp. Nó có tới 20% đạm, 10% mỡ, 1% các khoáng chất…
Kích thước trước cung-cầu, 20 năm qua ngành chăn nuôi bò thịt thế giới
đã tạo ra những giống bò thuần và bò lai chuyên thịt có chất lượng dinh dưỡng
cao và hàm lượng xẻ thịt từ 60-70%, thịt lọc từ 40-50%. Ví dụ : Bò Charolais, bò
Santa Gertreedis, bò Limousin, bò Hereford, bò Abendeen Angers…

Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt của
thế giới có một số biểu hiện như: Ở Mỹ xuất hiện sự biến đổi về tỷ lệ giữa đàn
bò hướng sản xuất thịt và sữa. Nên ở đây có khuynh hướng mở rộng nghề nuôi
bò lấy thịt còn thu hẹp bò lấy sữa, có sự thay đổi lớn này là do nhu cầu trong
nước và xuất khẩu đòi hỏi. Ngoài ra sự phát triển các giống bò thịt còn thấy ở
các nước Trung và Nam Mỹ.
Theo tài liệu của FAO (1980) sản xuất thịt trên toàn thế giới đạt 142,2
triệu tấn, trong đó thịt trâu bò đạt 45,4 triệu tấn chiếm 32%. Các nước Châu Âu,
Bắc và Trung Mỹ phát triển ngành chăn nuôi bò lấy thịt rất mạnh. Đặc biệt ở
Mỹ, sản lượng thịt chiếm 24,4% tổng sản lượng toàn thế giới (biểu 2). Việc sử
dụng bò để sản xuất thịt ở Châu Á và Châu Phi rất thấp.
9
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Biểu 2 : Sản xuất thịt ở các nước trên thế giới
Tên nước Khối lượng (1000t) Trên 1 bò (Kg) Trên 1 đầu người
Liên Xô
Mỹ
Achentina
Brazin
Trung Quốc
Pháp
Úc
Tây Đức
Urugoay
Đan mạch
Etiopia
6391
10002
2923
2200

1683
1825
1557
1520
330
245
109
60,1
90
43
41
33
176
51
101
92
85
80
25,4
45
112
21
1,8
34
110
25
106
47
3,9
Sản xuất thịt tính trên đầu người không chỉ biểu hiện trình độ thâm canh

bò thịt, mà còn phụ thuộc vào mật độ đàn và dân số mỗi nước. Ví dụ: với mật độ
thâm canh trung bình, nhưng các nước Achentina, Úc, Urugoay đạt chỉ tiêu này
cao hơn hẳn nhiều so với nhiều nước khác trên thế giới.
Đồng thời ngành chăn nuôi bò cũng tạo ra khoảng 300 giống bò. Phương
thức nuôi dưỡng bò tuỳ thuộc vào điều kiện và tập quán của từng nước. Ở Châu
Âu, chăn nuôi bò theo hướng thịt, sữa chiếm cao do hệ thống quản lý chủ yếu là
bãi chăn-chuồng nuôi cùng với việc sử dụng rộng rãi đồng cỏ lâu năm, khẩu
phần thức ăn trong gia đình mùa hè là thức ăn thô xanh và cỏ trên đồng cỏ, còn
mùa đông dùng thức ăn nhiều nước như củ quả. Ở đây, người ta đặc biệt chú ý
đến thức ăn phơi tái củ. Thức ăn tinh trong khẩu phần bò vỗ béo lấy thịt là 30-
40%.
10
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
2. Lịch sử phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Việt nam là nước nông nghiệp, trước kia có tới 90% dân số sống bằng
nghề nông, nên việc chăn nuôi bò gắn với sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi bò ở
việt nam tuy đã có từ lâu đời nhưng nói lột nghề thì chưa phải vì trước kia nuôi
bò chủ yếu là nuôi tận dụng. Nghĩa là lấy phân, lấy sức kéo, con nào tố được giữ
lại làm giống, con nào già yếu phế thải bán làm thịt.
Trong điều kiện chăn nuôi bò chưa được chú trọng như vậy nên công tác
giống không được chú ý. Phương thức nuôi chủ yế là quảng canh không có đồng
cỏ chuyên dùng nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bò như: bò nhỏ,
sức cày kéo kém, năng suất kém (30-31% thịt lọc).
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã có những vùng nuôi bò tập trung nổi
tiếng như Ba Vì (Hà Tây), Phù Cát (Bình Định), Phủ Quỳ (Nghệ An), Kỳ Anh
(Hà Tĩnh), Thọ Xuân (Thanh Hoá)…
Sau năm 54 hoà bình lặp lại Đảng & Nhà nước đã có chính sách cải tạo và
phát triển chăn nuôi đại gia súc trong chiến lược phát triển kinh tế nước nhà sau
chiến tranh. Do vậy quy mô đàn gia súc không ngừng tăng lên đặc biệt là bò. Đã
có 2 dự án lớn về chăn nuôi bò được triển khai vào các năm 1970 và 1994. Đàn

bò vàng Việt nam được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay cơ giới
hoá trong khâu làm đất ở ĐBSCL chiếm khoảng 54,60%; ĐBSH chiếm khoảng
20-21% nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng bò trong những năm gần đây.
11
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Biểu 3: Số lượng bò phân theo địa phương
Nghìn con
2000 2001 2002 Sơ bộ 2003
Cả nước
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nan Trung
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
4127,9
488,3
507,4
158,2
890,6
937,2
524,9
423,9
197,2
3899,7
482,9
524,1

173,7
849,4
772,4
439,4
437,8
220,0
4062,9
502,1
543,9
182,0
855,9
793,5
432,5
474,8
278,2
4397,3
542,3
577,8
193,6
903,7
842,1
476,0
532,7
329,1
Qua biểu 3 ta thấy số lượng bò trong cả nước tăng không đều năm 2001
giảm so với năm 2001 là 228,2 nghìn con tương ứng làm giảm một lượng là
5,89%. Tuy nhiên năm 2002 và 2003 số lượng bò đã tăng lần lượt là 163,2 và
334,4 nghìn con tương ứng đã tăng là 4,18 và 8,23% so với các năm trước đó. Có
thể thấy xu hướng đang diễn ra là số lượng bò đang tăng đều qua các năm với tốc
độ tăng của năm sau gần gấp đôi so với năm trước. Nếu xu hướng tăng số lượng

bò diễn ra như vậy thì chúng ta không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà có
thể xuất khẩu một lượng lớn thịt bò trong những năm tới đây.
Trong đó bò lai trước năm 75 toàn quốc có dưới 10%, năm 98 toàn quốc
có dưới 20%. Mục tiêu đến năm 2010 toàn quốc có 40% đàn bò lai.
Trong những năm vừa qua nhờ sự giúp đỡ của chính phủ CuBa anh em,
chúng ta đã xây dựng trung tâm nuôi bò đực giống phục vụ chương trình nhân
giống trong cả nước. Các chương trình nuôi thích nghi các giống bò ngoại như
Holstein friesian ở Mộc Châu, Lâm Đồng, Sông Bé; giống bò Sind và Saliual ở
12
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Ba Vì. Ngoài ra các chương trình lai tạo cũng đang phát triển, công việc lai tạo
nhằm mục đích nâng cao tầm vóc và thể trạng của các giống bò nội để lai tạo
thành các đàn bò hướng thịt việt nam.
Ngoài ra nhà nước đã có các dự án chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt
theo hướng đưa ngành chăn nuôi bò thành một trong những ngành sản xuất
chính, sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp. Nhà nước đã có kế hoạch nhập
bò giống cao sản, tinh phối tốt để cải tạo nâng cấp nhanh chất lượng đàn bò việt
nam.
Theo con số thống kê hàng năm cho thấy, đàn bò nuôi ở các địa phương đang có
xu hướng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Một trong những yếu tố quan trọng
góp phần to lớn cho sự phát triển chăn nuôi bò là việc duy trì và phát triển đàn
bò cái sinh sản. Khả năng sinh sản càng cao càng nhanh chóng càng cung cấp
được nhiều con giống cùng nhiều loại sản phẩm khác. Ví dụ như tình hình sinh
sản của đàn bò tại một số khu vực thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc.
Khu vực trung du, miền núi phía bắc có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát
triển nuôi bò. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát tại vùng thì tuổi xuất hiện động
dục lần đầu của bò hậu bị ở các tỉnh vùng cao chủ yếu tập trung trong giai đoạn
từ 15-24 tháng tuổi, bò vàng địa phương chiếm 81,92%, bò lai Sind chiếm
76,19%. Tuổi động dục trở lại sau đẻ của bò sinh sản tập trung chủ yếu trong
khoảng thời gian 4 tháng: ở bò vàng địa phương chiếm 75,17%, bò lai Sind

chiếm 70,00%. Bò có tuổi động dục lần đầu ngoài 25 tháng tuổi (đối với bò hậu
bị) và động dục trở lại sau đẻ sau 4 tháng (đối với bò cái sinh sản) còn chiếm
một tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ bò động dục trở lại sau đẻ sau 4 tháng ở bò vàng địa
phương là 24,83% còn ở bò lai Sind là 29,98%. Đây là những đối tượng bò thuộc
diện chậm sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả chăn nuôi.
13
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Trong hướng phát triển kinh tế hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều gia
đình tập trung vào chăn nuôi bò, xây dựng thành trang trại chăn nuôi bò kết hợp
với các cây công nghiệp, cây ăn trái…
Biểu 4: Hộ nuôi bò phân theo quy mô nuôi chăn nuôi bò.
Số hộ
Chia theo quy mô nuôi
1con 2con 3-5con 6-
10con
11-
20con
21-
50
con
51con
trở lên`
Cả nước
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải
NTB
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
ĐBSCL
184484
7
371558
251875
64517
472175
269882
187269
133586
93985
100355
6
286709
137958
22230
302847
90054
99201
36854
27703
476924
71694
60695
18383
10443
5
86445
44005

50373
40894
28943
0
11957
40416
18730
53319
78749
32534
31221
22504
61724
987
10901
4300
9693
13041
9251
11076
2475
10751
173
1691
724
1632
1324
1929
2968
310

2162
36
202
135
226
224
314
938
87
300
2
12
15
23
45
35
156
12
Qua biểu 4 ta thấy phần lớn các hộ nuôi 1 con chiếm tới 54,4% trên tổng
số hộ của toàn quốc, số hộ nuôi 2 con chiếm tới 25,85% trên tổng số hộ
của toàn quốc. Những hộ có xu hướng nuôi bò kinh doanh thành ngành sản xuất
hàng hoá chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé trên tổng số hộ chăn nuôi bò trên
toàn quốc. Số hộ nuôi từ 11 đến 20 con chỉ chiếm 0,58%, số hộ nuôi từ 21 đến
50 con chỉ chiếm 0,12%. số hộ nuôi trên 51 con chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng
kể so với tổng số hộ trên toàn quốc là 0,02%. Số hộ nuôi với quy mô lớn phần
lớn tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (156 hộ nuôi từ 51 con trở lên), trong khi
những vùng có mật độ dân số thấp, có nhiều đồng cỏ tự nhiên như Tây Nguyên,
Duyên Hải Miền Trung, Tây Bắc, Đông Bắc thì số hộ nuôi với quy mô lớn rất ít
thậm chí chiếm tỷ lệ không đáng kể so với cả nước chỉ khoảng dưới 10%. Chính
vì vậy mà việc tìm ra các giải pháp để tăng tỷ lệ số hộ cũng như số lượng bò ở

14
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
các vùng có mật độ dân số thấp, có đầy đủ các điều kiện tự nhiên phù hợp cho
việc nuôi bò.
Tuy nhiên có một số hộ ở vùng núi phía bắc, khu 4 cũ, Duyên hải miền
trung, Đông nam bộ có quy mô 100 con bò trên một hộ. Đặc biệt là hộ của ông
Nùng Mười Hai ở xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có đến
1000con bò.
Song bên cạnh đó có những vùng, những tỉnh hộ nông dân còn gặp nhiều
khó khăn trong chăn nuôi bò. Điển hình như ở tỉnh Quảng Bình tuy những điều
kiện về địa hình và đất đai với diện tích đồi núi chiếm phần lớn trong tổng diện
tích tự nhiên, có nhiều gò đồi có thể làm bãi chăn thả nhưng ngành chăn nuôi bò
ở Quảng Bình còn thiếu ổn định. Tốc độ tăng đàn chậm, thậm chí có năm số
lượng đàn còn giảm chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Qui mô nuôi của
các hộ trong tỉnh chủ yếu là từ 1-2 con chiếm 53,8%, nuôi 3-4 con chỉ chiếm
27,8%. Hộ khá bình quân nuôi 3,6 con, hộ trung bình là 2,1 con và hộ nghèo là
1,3 con, bình quân chung của cả ba nhóm hộ là 2,1 con/hộ. Thực tế, việc nuôi
nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện của đồng bãi chăn thả, không phụ
thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ. Hầu hết các hộ nuôi nhiều là những hộ
ở vùng trung du và miền núi, ở đấy bò được nuôi thành từng đàn và thả rông vào
trong rừng, sự tác động của chủ hộ về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng là rất hạn
chế. Phần lớn các hộ dân ở Quảng Bình còn chăn nuôi theo lối sản xuất nhỏ có
tính chất tận dụng và quảng canh, chưa thực sự đầu tư chăn nuôi lớn và thâm
canh như một số địa phương khác. Mục đích chăn nuôi bò thịt chiếm một tỷ lệ
thấp nhất (9,1%) điều này chứng tỏ rằng chăn nuôi bò của hộ nông dân Quảng
Bình chưa mang tính sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi tận
dụng, giải quyết sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt nên thu nhập từ chăn
nuôi không cao. Hộ được gọi là có thu nhập khá từ nuôi bò đạt 1,9 triệu
đồng/năm (chiếm 28,85% so với nguồn thu nhập chăn nuôi), hộ nghèo thu 0,568
15

Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
triệu đồng (30% chăn nuôi). Nếu so với tổng thu nhập từ chăn nuôi bò của các hộ
khá là 11,17%, hộ trung bình9,47% và 8,71% ở hộ nghèo. Điều đáng lưu tâm ở
đây là, ở những hộ nghèo thu nhập từ chăn nuôi bò có tỷ lệ cao nhất (30,68%) so
với chăn nuôi các con khác và tỷ lệ này hơn hẳn nhóm hộ khá và nhóm hộ trung
bình. Chính vì vậy việc chăn nuôi bò, loại gia súc không cạnh tranh lương thực
đối với người là một ngành sản xuất hiện tại đang phù hợp với người nghèo chưa
nhiều, dư thừa lao động là tình trạng phổ biến. Do vậy việc tận dụng các lao
động dư thừa để chăn nuôi bò thịt cũng là một hoạt động phù hợp với người
nghèo, đặc biệt là ở các vùng có dự án phát triển chăn nuôi bò thịt nơi mà người
nghèo đang được hỗ trợ về vốn để chăn nuôi phát triển bò thịt. Ở Quảng Bình có
một số hộ không nuôi bò trong đó có cả hộ khá. Hộ không nuôi bò vì lý do
không có nơi chăn thả, thiếu lao động hoậưc nuôi bán bị lỗ, hoặc bò bị chết.
Riêng đối với hộ nghèo, lý do thiếu vốn dẫn đến không nuôi là 33,9%. Do vậy
hỗ trợ vốn cho người nghèo là một trong những giải pháp để giúp họ phát triển
chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Thiếu nơi chăn thả là
nguyên nhân chung ở tất cả các nhóm hộ, đây là một thực tế hiện nay không
riêng gì Quảng Bình. Khi mà áp lực dân số tăng lên, đất đai giành cho sản xuất
lương thực ngày càng được mở rộng, đồng thời với chủ trương giao đất rừng cho
hộ thì việc sử dụng các đất trồng đồi núi trọc ngày càng triệt để sẽ làm giảm
đáng kể nguồn cỏ tự nhiên và diện tích có thể dùng để chăn thả bò. Có một số hộ
khá (30%) và hộ trung bình (24,7%) không nuôi bò là do không có người chăn
và do điều kiện về vốn và kinh nghiệm làm ăn, các hoạt động kinh tế khác của
các hộ này phong phú hơn và hiệu quả hơn chăn nuôi bò nên họ không đầu tư lao
động vào chăn nuôi bò. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân trong một vài năm gần
đây giá bò luông không ổn định, đôi khi người chăn nuôi bị lỗ vốn. Mặc dù trong
cùng một điều kiện thị trường như vậy, nhưng người nghèo không còn cách lựa
chon nào khác, họ phải nuôi bò để tận dụng lao động nhàn rỗi, để lấy phân và lấy
16
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

sức kéo cho trồng trọt. Đó là lý do tại sao có một tỷ lệ ít hơn các hộ nghèo không
nuôi là do bán bị lỗ.
Trong những năm gần đây quy mô đàn bò năm 2003 đã tăng gấp đôi tốc độ tăng
của năm 2002 là 8,23%, một trong những nguyên nhân giúp việc tăng quy mô
đàn ở trên là do việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ đã đạt được các kết quả đáng
kể. Hàng ngàn hecta đồng cỏ luân phiên đã được xây dựng mới, các giống cỏ
năng suất cao như Mộc Châu, cỏ Ghinê, cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ King grass…
đang được mở rộng ra nhiều vùng khí hậu khác nhau trên mọi miền đất nước.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt là rất lớn nhưng đồng thời đi cạnh
nó là rủi ro trong chăn nuôi thì cũng rất cao. Hiện nay việc bảo hiểm trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng là chưa có và chưa được các công
ty bảo hiểm quan tâm đến lĩnh vực này do rủi ro trong bảo hiểm là rất lớn trong
khi đó còn nhiều lĩnh vực bảo hiểm đem lại nhiều lợi nhuận hơn như: bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm học sinh… So với các ngành chăn nuôi
truyền thống thì ngành chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt
qua biểu 5 ta sẽ thấy rõ hơn.
Biểu 5 : So sánh định tính hai ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi bò thịt Ngành chăn nuôi truyền thống (bò,
lợn, gà, vịt)
+Ngành mới phát triển nên thiếu kinh
nghiệm sản xuất.
+Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn
chế.
+Yêu cầu đầu tư lớn.
+Rủi ro ảnh hưởng lớn tới kinh tế của
hộ.
+Ngành có kinh nghiệm sản xuất lâu
đời.
+Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng
lớn.

+Yêu cầu đầu tư ít.
+Rủi ro ảnh hưởng nhỏ tới kinh tế
của hộ.
17
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
+Kỹ thuật chăn nuôi phức tạp.
+Phát triển mạnh gây ô nhiễm
môitrường

+Hiệu quả kinh tế cao.
+Kỹ thuật chăn nuôi đơn giản.
+Ít gây ô nhiễm môi trường.

+Hiệu quả kinh tế thấp.
Kết quả ghi ở biểu 5 cho thấy, chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn các ngành chăn nuôi truyền thống, như chăn nuôi lợn, gà, ngan, giải
quyết tốt việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, thoả mãn một phần nhu cầu thịt
cho xã hội, song tốc độ phát triển của ngành lại chậm và không ổn định so với
chăn nuôi truyền thống. Nguyên nhân là do: Chưa có quy hoạch phát triển ngành
cụ thể, chi tiết, kỹ thuật chăn nuôi bò thịt của hộ nông dân còn thấp, năng suất
chất lượng thịt còn thấp, ảnh hưởng của rủi ro đến hộ nông dân lớn, thiếu vốn
trong sản xuất, vấn đề tiêu thụ thịt không ổn định, hộ chăn nuôi chưa tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm sản xuất.
18
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Biểu 6 : Sản lượng thịt bò phân theo địa phương
Đơn vị: Tấn
Tỉnh /Thành phố Năm
1996 1997 1998 1999 2000
Cả nước

Miền Bắc
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Miền Nam
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
70.400
25.000
7.000
4.700
4.4100
8.900
45.400
14.100
9.400
15.500
6.400
72.000
27.800
7.100
6.800
4.700
9.200
44.200
16.100
10.500

13.300
4.300
83.400
28.900
8.200
5.400
4.500
10.800
54.500
19.900
13.300
16.000
5.300
88.500
30.600
8.500
6.100
4.800
11.200
57.900
20.700
11.900
17.200
8.100
92.268
32.943
9.440
6.915
4.858
11.730

59.325
23.854
13.516
16.641
5.314
Qua biểu 6 ta thấy sản lượng bò trong cả nước đã tăng liên tục qua các
năm 1996, 1997, 1998, 1999 và năm 2000. Sự gia tăng sản lượng này là do nông
dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với yêu cầu của xã hội và
góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao mức sống ở nông thôn. Tuy
nhiên không phải tỉnh nào cũng có tốc độ tăng sản lượng thịt đều qua các năm
mà phát triển không ổn định như vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Điển hình là vùng Đông Bắc sản lượng thịt bò
không những tăng lên mà còn giảm đi, cụ thể năm 1997 đạt 6.800 tấn năm 1998
giảm xuống chỉ còn 5.400tấn, năm1999 tăng nhẹ lên đến 6.100tấn. Nguyên nhân
của việc giảm sản lượng này do nhiều yếu tố tác động như thị trường, giá của
thịt, giá của các yếu tố đầu vào, trình độ của người sản xuất… Nhưng bên cạnh
đó có những vùng có sản lượng thịt bò cao và tăng đều qua các năm điển hình
như vùng Duyên hải nam trung bộ từ năm 1996 đến 2000, trong vòng 5 năm đã
19
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
tăng 9.754tấn thịt bò tương ứng với tốc độ tăng là 69,18% đây thật là một kết
quả đáng trân trọng. Muốn đạt mục tiêu tổng sản lượng bò thịt trong cả nước
tăng như kết quả của vùng thì các vùng trong cả nước đặc biệt là các vùng có tốc
độ tăng sản lượng thịt bò còn chậm cần phải học hỏi kinh nghiệm cũng như kỹ
thuật của vùng duyên hải nam trung bộ.
Cầu thịt bò của thị trường thế giới nói chung và cầu thịt bò của thị trường
việt nam nói riêng không ngừng gia tăng trong các năm qua không chỉ do đời
sống xã hội ngày càng được cải thiện mà còn do dân số và mật độ dân số không
ngừng gia tăng. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ thịt bò còn gặp nhiều khó khăn đặc
biệt là ở ngay những vùng chăn nuôi bò thịt. Ví dụ như thị trường bò thịt ở huyện

chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Chợ Đồn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Kạn có
điều kiện thự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt cũng như
phát triển chăn nuôi đại gia súc. Theo số liệu của phòng thống kê Chợ Đồn, tốc
độ phát triển bình quân của đàn bò giai đoạn 1990-2000 là 22% với tổng số 5156
con năm 2000. Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò đang là vấn đề đặt
ra đối với người chăn nuôi. Các tác nhân tham gia vào sản xuất lưu thông tiêu
thụ đàn bò gồm: Các hộ nông dân chăn nuôi bò, những người thu gom, những
người bán buôn lớn, những người làm nghề môi giới, những người dắt bò thuê,
những người giết mổ bò, những người mua ngoài huyện và những người tiêu
dùng. Ở đây, số hộ chăn nuôi là rất nhiều nhưng không có hộ nào chế biến các
sản phẩm chăn nuôi bò thịt mà chủ yếu là bán trực tiếp bò sống. Mặt khác, số
lượng người giết mổ khá lớn nhưng thực chất họ chủ yếu là người giết mổ lợn
làm thêm. Số lượng bò được giết tại chợ Đồn rất ít, chỉ những con bò già yếu
thương tật họ mới giết mổ. Một số lượng nhỏ bò được bán cho người giết mổ tại
địa phương, phần còn lại được bán ra ngoài huyện thông qua những người thu
gom, những người buôn bán lớn, những người mua hàng ngoài huyện. Tổng
trọng lượng thịt bò (thịt xô) của những người sản xuất được bán ra trên thị
20
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
trường theo điều tra là 5.215 tấn/tháng, trong đó lượng thịt được tiêu thụ tại thị
trường địa phương là 13,7% còn 86,3% được tiêu thụ tại thị trường ngoài huyện.
Qua biểu 7 ta thấy, người giết mổ đứng vị trí thứ nhất về chỉ tiêu sản phẩm
nhưng lại đạt vị trí thứ hai về chỉ tiêu IC, VA, NPr, GPr. Người chăn nuôi đứng
thứ nhất về 3 chỉ tiêu
Biểu 7 : Các chỉ tiêu kết quả tổng hợp tính trên 1000kg thịt cho từng tác
nhân
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Chỉ tiêu IC P VA GPr NPr
Người chăn nuôi
Người thu gom

Người buôn bán
lớn
Người giết mổ
1.994,444
21.554,240
24.680,123
23.554,545
21.000,000
23.383,333
27.942,424
28.515,455
19.055,556
1.829,903
3.262,301
4.960,909
7.805,556
1.124,436
2.384,112
3.779,091
7.805,556
1.090,123
2.828,207
3.688,182
VA, GPr, NPr còn các chỉ tiêu khác đều đứng sau cùng. Người thu gom
đứng thứ ba về tất cả các chỉ tiêu. Người buôn bán lớn có các chỉ tiêu P, VA,
GPr, NPr đứng thứ 3 và chỉ tiêu IC lại đứng thứ 2. Như vậy, mọt tác nhân tham
gia vào ngành hàng đều góp phần tạo nên GDP của cả ngành hàng và đều có lãi.
Điều này khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt. Chăn nuôi bò thịt là một
ngành hàng có lãi và đầy triển vọng. Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện qua
nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng do thời gian có hạn nên chỉ xét các chỉ tiêu: Tỷ

suất sản phẩm (P), giá trị gia tăng (VA), lãi thô (GPr), lãi ròng (NPr) theo chi phí
trung gian và chi phí lao động. Hiệu quả kinh tế theo chi phí trung gian của các
tác nhân trong ngành hàng được xác định qua biểu 6.
Biểu 8 : Hiệu quả kinh tế theo chi phí trung gian của các tác nhân trong
ngành hàng
Đơn vị tính: lần
21
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Tên tác nhân P/IC VA/IC GPr./IC NPr./IC
Người chăn nuôi
Người thu gom
Người buôn bán lớn
Người giết mổ
10,08
1,08
1,13
1,21
9,80
0,80
0,13
0,21
4,01
0,05
0,10
0,16
4,01
0,05
0,09
0,15
Qua biểu 8 ta thấy, người chăn nuôi có mức hiệu quả kinh tế cao nhất,

người giết mổ đứng thứ 2 ( vì giá mua đầu vào thấp cộng với 1 khoản thu khá
lớn từ việc bán sản phẩm phụ), người buôn bán lớn đứng thứ 3, cho dù khối
lượng buôn bán khá lớn, người thu gom đứng sau cùng bởi chênh lệch giữa giá
mua với người chăn nuôi và giá bán cho những người buôn bán lớn trong và
ngoài huyện thấp. Để thấy được một cách đầy đủ hiệu quả kinh tế của các tác
nhân chúng ta cùng xem xét hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí lao động
qua biểu 7 sau.
Biểu 9 : Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí lao động của các tác nhân trong
ngành hàng.
Đơn vị tính: lần
Tên tác nhân P/1đlđ V/1đlđ GPr./1đlđ NPr./1đlđ
Người chăn nuôi
Người thu gom
Người buôn bán lớn
Người giết mổ
1,86
43,46
85,51
36,90
1,69
3,40
9,98
6,42
0,69
2,09
7,30
4,89
0,69
2,03
7,12

4,77
Qua biểu 9 xét theo giá trị sản cũng như giá trị gia tăng và lãi so với chi
phí lao động thì những người buôn bán lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất, thấp
nhát là người chăn nuôi. Tuy nhiên tỷ suất VA/1đlđ của các tác nhân chưa cao
(từ 1,69 đến 9,98 lần), riêng tác nhân chăn nuôi do chu kỳ sản xuất dài dẫn đến
công lao động bỏ ra lớn nên có tỷ suất GPr/1đlđ và NPr/1đlđ thấp. Nhưng dù sao
đầu tư lao động vào ngành hàng này là an toàn và có hiệu quả. Như vậy, chăn
nuôi bò thịt là một ngành hàng đầy triển vọng, magn lại thu nhập lớn, lãi cao.
22
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Người sản xuất cần tập trung đầu tư tăng quy mô đàn. Trong các tác nhân tham
gia thị trường thịt bò thì khâu sản xuất là khâu có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
nhất (tính theo chi phí trung gian), nhưng thấp nhất về các chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế (tính theo chi phí lao động). Mua gom là một khâu quan trọng, tác nhân này đã
góp phần tích cực trong việc giải quyết đầu ra cho sản xuất song do các khoản
chi phí trung gian lớn, chênh lệch giữa giá bán và giá mua không cao vì vậy hiệu
quả kinh tế ở khâu này là thấp. Tác nhân buôn bán lớn là quan trọng nhất và là
một mắt xích không thể thiếu được, nó quyết định đến sự phát triển của ngành
hàng vì khối lượng bò được tiêu thụ ngoài huyện thông qua tác nhân này khoảng
65-70%. Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí lao động là lớn nhất. Giết mổ là khâu
có hiệu quả kinh tế cao, nhưng sau khi giết mổ chưa bảo quản thật tốt, các chất
thải từ việc giết mổ chưa được xử lý, gây ô nhiễm các vùng xung quanh nơi giết
mổ.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò thịt trong thời gian qua
a. Thuận lợi
Trong những năm qua ngành chăn nuôi bò thịt của việt nam đã có những
bước phát triển nhảy vọt đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước có được
những kết quả đáng mừng như vậy cũng là nhờ một phần vào những chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành có liên quan. Như thông tư liên
tịch giữa bộ tài chính và bộ NN & PTNT số 101/2001/TTLT-BTC-BNN &

PTNT (10/12/2001) hỗ trợ vốn cho phát triển chăn nuôi. Nghị quyết
09/2000/NQ-CP (15/6/2000) đưa ra chương trình và chính sách về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào
việc phát triển chăn nuôi bò thịt.
Điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa của việt nam rất thuận lợi cho việc
phát triển ngành chăn nuôi bò. Đặc biệt là ở các vùng trung di miền núi, những
vùng có mật độ dân số thấp thì những vùng này thường có diện tích đồi núi
23
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
chiếm phần lớn so với diện tích tự nhiên nên có diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn do
đó có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò thịt.
Do nước ta là nước nông nghiệp nên nông dân có thói quen chăn nuôi đại
gia súc, đặc biệt là bò để lấy sức kéo, lấy phân bón cho trồng trọt và là môt
khoản tiết kiệm khi có giỗ tết trong gia đình thì thịt. Trong suốt quá trình dài như
vậy nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý trong chăn nuôi và nuôi
dưỡng bò.
Thêm một thuận lợi vô cùng quan trọng trong chăn nuôi phát triển bò thịt
đó là tốc độ dân số thế giới nói chung và dân số việt nam nói riêng không ngừng
gia tăng trong các năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc gia tăng nhu cầu vể
thịt bò cũng như các sản phẩm được chế biến từ chúng. Bên cạnh đó cũng phải
kế đến mức sống của nhân dân ngày được cải thiện nên nhu cầu vể thực phẩm
nhiều chất dinh dưỡng ngày càng cao góp phần thúc đẩy vào việc phát triển
ngành chăn nuôi bò thịt
b. Khó khăn
Về vốn: Các hộ chăn nuôi bò thịt vẫn sử dụng vốn tự có của gia đình là
chính, chưa huy động và sử dụng nguồn vốn đi vay nên quy mô chăn nuôi của
các hộ phần lớn vẫn nhỏ bé, manh mún tự phát vẫn chưa đạt đến trình độ sản
xuất hàng hoá. Những hộ đi vay vốn để chăn nuôi bò thịt còn gặp nhiều khó
khăn vướng mắc như thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp mất nhiều thời
giờ, vay số tiền không lớn nhưng phải thế chấp tương đối nhiều, thời gian vay

chủ yếu là ngắn hạn trong khi chu trình sinh trưởng của bò kéo dài… Các ngân
hàng thương mại không có các chính sách ưu đãi hộ trợ hộ nông dân, trong khi
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng lại có tính chất thời vụ, tính
rủi ro cao trong sản xuất chăn nuôi. Còn các ngân hàng chính sách, ngân hàng
nông nghiệp thì nguồn vốn cho mỗi hộ vay còn hạn hẹp, phải xét các đối tượng
24
Đề án một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
trước khi cho vay… không thuận lợi cho việc chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi
hàng hoá.
Về vị trí địa lý: do địa hình nước ta kéo dài từ bắc đến nam nên việc chăn
nuôi không tập trung mà cũng trải dài theo địa hình. Việc này là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc chăn nuôi bò không tập trung, tốc độ phát triển của
mỗi vùng là khác nhau nên việc đưa ra hay thực hiện các chính sách của nhà
nước về chăn nuôi không đồng bộ, thiếu tính nhất quán. Thêm vào đó là việc tiêu
thụ sản phẩm, việc phòng trừ dịch bệnh… gặp nhiều khó khăn.
Tập quán chăn nuôi lâu đời của nhân dân là quảng canh, thả rông, súc
vật sống chung với người không có chuồng riêng nên việc lây nhiễm các bệnh từ
người sang vật và ngược lại diễn ra thường xuyên. Chất lượng của bò cũng bị
ảnh hưởng đáng kể do thả rông lên điều kiện ăn uống, vệ sinh không được đảm
bảo.
Năng suất chăn nuôi bò thịt còn thấp do nuôi chủ yếu vẫn là nuôi tận dụng
những sản phẩm của trồng trọt và thức ăn thừa trong gia đình, quy mô nhỏ, kỹ
thuật chăn nuôi thấp, trình độ của người chăn nuôi không cao. Trọng lượng giết
mổ trung bình của bò việt nam khoảng 300kg hơi (nuôi 27 tháng), còn trọng
lượng giết mổ trung bình của bò thế giới là 500 kg hơi (nuôi 15 tháng).
Nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính mới xuất hiện như bệnh than (bệnh
nhiệt thán) gây nguy hiểm đến tính mạng của bò, cũng như làm giảm chất lượng
của thịt bò. Ngoài ra còn làm tốn thời gian, tiền bạc công sức chăn nuôi của
người nuôi, cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm giảm tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.

Giá của các yếu tố đầu vào ngày càng cao như giá thức ăn chẳng hạn. Giá
thức ăn chăn nuôi ở việt nam cao hơn từ 20-30% so với các nước trên thế giới.
Ví dụ, giá ngô của việt nam là 160 USD/tấn còn của thế giới chỉ có 84 USD/tấn,
25

×