Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận Ứng dụng của tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.34 KB, 28 trang )

Ứng dụng của tâm lý học
1.TÂM LÝ HỌC TRONG KHÁM BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh, người thầy thuốc có kiến thức tâm lý
học nhìn nhận người bệnh một cách toàn diện, giúp cho việc điều trị một cách
tối ưu. Nhiều bệnh tật do các căn nguyên tâm lý thì không thể điều trị khỏi
bệnh chỉ đơn thuần bằng thuốc men, mà phải sử dụng phối hợp các phương
pháp tâm lý học để tác động lên người bệnh. Nói chung tất cả các người bệnh
đều có những rối loạn tâm lý chung, lo lắng chung khi mắc bệnh, người thầy
thuốc phải hiểu được những đặc điểm tâm lý chung của người bệnh để vận
dụng trong khi đối thoại, thăm khám và tác động tâm lý bên cạnh việc sử dụng
các phương pháp điều trị khác.
I.KHÁM LÂM SÀNG TÂM LÝ
Người thầy thuốc phải áp dụng tâm lý học để góp phần hoàn thiện
phương pháp chẩn đoán, điều trị đồng thời hoàn thiện các phẩm chất tâm lý và
uy tín của thầy thuốc. Vì vậy thầy thuốc phải có kiến thức về tâm lý và phải rèn
luyện phẩm chất của người thầy thuốc.
II.ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRONG KHÁM BỆNH
1.Thầy thuốc và bệnh nhân
1.1.Thầy thuốc:Trong xã hội, cùng với bố mẹ, cán bộ nhà nước ( ngày xưa gọi
là ông quan) còn có những ông thầy: Thầy giáo, thầy thuốc, thầy tu( thầy cúng,
thầy mo )
Đặc điểm của người thầy là:
-Không có quan hệ huyết thống với đối tượng.
-Không sử dụng quyền lực nhà nước như ông quan
-Không tác động lên vật chất như người thợ mà tác động lên con người
Để tác động lên con người, người thầy phải:
- Nắm được một học thuật nhất định. "Thuật" tức là cách làm, "học" là vốn
kiến thức có hệ thống, có bằng cấp hay chức vị
- Không có quyền lực nhưng được 2 bên thỏa thuận cho nên có thể tìm hiểu
những tình tiết thầm kín của con người như có thể cởi áo quần để khám, hỏi về
tâm tư riêng, quan hệ nội bộ, vì vậy người thầy phải giữ bí mật nghề nghiệp,


không được phổ biến những gì thầm kín đã phát hiện.
- Cần có tinh thần trách nhiệm, làm hết khả năng đối với người bệnh.
- Phải đối xử bình đẳng với mọi người, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc,
tôn giáo.
- Tránh đặt người bệnh vào thế thụ động, chỉ biết nhờ vào sự giúp đỡ của người
khác. Cần lưu ý về khía cạnh tâm lý tính chủ động của đương sự là rất quan
trọng. Tác động cả về mặc ý thức và vô thức. Tác động thông qua ngôn ngữ và
cả những tín hiệu phi ngôn ngữ. Vì vậy một đức tính cần thiết là người thầy cần
cảm nhận được những phản ứng phi ngôn ngữ và vô thức của bản thân khi
đứng trước người này, người khác, đứng trước những thái độ hay hành vi này
khác. Không có đức tính này, không thể làm thầy được.
1.2.Về phía bệnh nhân
- Có quyền đòi hỏi sự giúp đỡ của người thầy và đặt tín nhiệm vào sự tận tình
và hiểu biết của người thầy.
- Có nhiệm vụ làm đúng theo những chỉ định của người thầy như cần nghỉ
ngơi, cách ly.
- Cần tích cực hợp tác với người thầy và có những cố gắng bản thân.
Như vậy mối quan hệ giữa người thầy, là bác sĩ hay là nhà tâm lý với
bệnh nhân là một mối quan hệ đặc biệt, dựa trên nhiều yếu tố tâm lý xã hội, và
phần nào pháp lý.
Chưa nói đến thuốc men, hay bất kỳ biện pháp trị liệu nào được đề xuất, chỉ
riêng việc tiếp xúc với người thầy, mối quan hệ qua lại giữa hai bên trong quá
trình khám và chữa đã có tác dụng trị liệu. Trong y học thường nói bản thân
người thầy thuốc đã là một vị thuốc, nhiều khi còn quan trọng hơn một hóa
chất nào đó.
Có thể diễn ra những tình huống:
- Bệnh nhân hôn mê, lên cơn cuồng động, trong tình trạng cấp cứu hoàn toàn bị
động, người thầy hoàn toàn chủ động.
- Người thầy chủ động chẩn đoán và chỉ định cách chữa, bệnh nhân hợp tác.
- Bệnh kéo dài qua nhiều giai đoạn hay bước ngoặt đòi hỏi nhiều sự thay đổi

trong tâm tư hay cuộc sống của người bệnh. Đây là trường hợp phức tạp, nhiều
khi chính người thầy cũng đâm ra lo hãi rồi viện lẽ này lẽ khác để thoái thác
như thiếu thì giờ, như đôí trách nhiệm sang cho một chuyên khoa khác và
chuyển đến thầy này hay thầy khác.
2.Những đặc điểm tâm lý trong khám bệnh
Phòng khám yên tỉnh không có ai ra vào trong lúc khám, trong những
trường hợp phức tạp không để sinh viên tham dự, người thầy không ngồi gần
quá cũng không xa quá, thường không nên trực diện, mặt đối mặt mà ngồi né
một bên. Có khi cần khám với sự có mặt của người thân, có khi chỉ cần có một
mình bệnh nhân, không nên khám hỏi quá vội vàng cũng không kéo dài quá.
Khi khám người thầy vận dụng một số thao tác : Quan sát, hỏi han, khám và
thử nghiệm, ba thao tác này quyện vào nhau, không nhất thiết cái trước, cái sau
theo một trình tự nhất định.
Khi hỏi bệnh nên để người bệnh tự nói ra nhưng không để bệnh nhân
nói thao thao bất tuyệt, và cuối cùng hỏi một số câu vào những điểm chưa được
nói đến hoặc chưa rõ ràng.
Hỏi bệnh là một "kỹ thuật" cần được tiến hành chặt chẽ, vừa là một "nghệ
thuật" cần được tiến hành một cách linh động.
Trong lúc khám thông qua những câu hỏi, đối đáp làm cho người bệnh
yên tâm và cũng có dịp để tâm sự những điều thầm kín của mình để giải tỏa
bớt.
Người bệnh thường bắt đầu nói triệu chứng hiện đang làm rối nhiễu cuộc sống:
Một triệu chứng hoặc mang tính thể chất, như đau nhức hay rối loạn một chức
năng sinh lý nào đó, hoặc mang tính chất tâm lý như quên, thay đổi tính tình
hoặc xung đột trong cuộc sống xã hội. Điều đầu tiên là phân tích kỹ triệu
chứng trên cơ sở hiểu biết nhất định về các loại bệnh chứng và rối nhiễu tâm
lý, mặc dù sự phân tích triệu chứng đầu tiên chưa nhất thiết dẫn đến chẩn đoán.
Cần tìm hiểu tính chất của triệu chứng như thời điểm xảy ra và những tình
huống, tình tiết có liên quan ví dụ: uể oải xãy ra vào buổi sáng sau khi ngũ dậy
hay buổi chiều sau khi lao động về.

Khám nghiệm tâm lý có thể tiến hành sau , trước hay cùng một lúc với khám y
khoa.
Bác sĩ Y khoa vừa đồng thời biết tâm lý là rất thuận lợi.
Không phải lúc nào khám y khoa cũng cho những kết quả rõ ràng, trong nhiều
trường hợp, thầy thuốc không tìm ra một tổn thương thực thể nào, rồi đó gọi là
triệu chứng chức năng, đối với thầy thuốc chưa học tâm lý điều này nói lên sự
bất lực của y học, rồi hoặc bỏ qua, hoặc đưa đâíy bệnh nhân đến chuyên khoa
tâm thần.
Những rối nhiễu tâm lý có thể gặp ở tất cả các chuyên khoa, những triệu chứng
thực thể dẫn đến thầy thuốc như: nhức đầu, nhức xương, rối loạn tim mạch,
nhiều khi chỉ là một cách vô thức kêu cứu để mong có sự giúp đỡ về tâm lý,
đằng sau những triệu chứng là những nỗi khổ, nan giải trong cuộc sống
Tóm lại: Ngay từ lúc đầu trong quá trình khám quan sát theo dõi dáng mạo, tư
thế , cách đứng ngồi, cử động, nét mặt, nếp nhăn ở trán, đôi mắt quầng đen, nét
mặt bi?n động, nhìn thẳng hay tránh né, nhìn xuống đất hay ngẫng đầu. Về
ngôn ngữ có thể mất luôn hay ngập ngừng, tự nói hay chỉ trả lời câu hỏi, rụt rè,
giọng nói cao thấp, ngôn ngữ thô lỗ, tế nhị
Quan sát tư thế, vận động , ngôn ngữ có thể thực hiện trong lúc tiếp xúc giữa
hai bên. Người thầy có kinh nghiệm sau buổi tiếp xúc đã thu thập những thông
tin có giá trị (con mắt tinh đời) hoặc vận dụng một số trắc nghiệm vận động,
ngôn ngữ.
3.Chẩn đoán tâm lý
Sau khi tập hợp được các thông tin thu được trong khám nghiệm cần vẽ
ra được toàn bộ nhân cách của người bệnh với những mặt như thể trạng, trí
năng, văn hóa, cá tính.
-Trong phần chẩn đoán bệnh cần chú ý chẩn đoán phần nhân cách và trạng
thái tâm lý người bệnh trên những nét tâm lý đại cương. Có loại người nghi
bệnh, trầm cảm , bi quan, ngược lại có loại người lạc quan vô tư quá mức hoặc
mặc kệ coi thường bệnh tật vì vậy việc xác định nhân cách và trạng thái tâm lý
của người bệnh trong mối liên quan với bệnh tật và hoàn cảnh gây bệnh, hình

ảnh bên trong của bệnh và đặc điểm nhân cách bên ngoài của ngưòi bệnh là
điều rất cần thiết. Dựa vào sự đánh giá nhân cách và trạng thái tâm lý người
bệnh để đề ra nghệ thuật tiếp xúc, chẩn đoán tâm lý , điều trị tâm lý.
Tóm lại thấy rõ "con người " chứ không phải như trong y học chỉ thấy
"ca bệnh”, tệ hơn nữa chỉ thấy một triệu chứng, một đặc điểm nào đó (Huyết
áp, điện não, điên tâm đồ )
Câu hỏi đầu tiên là: Con người này khỏe hay yếu. Khỏe cần hiểu theo nghĩa là
có khả năng thích nghi với mọi biến động trong môi trường, đáp ứng với những
đòi hỏi và thách thức trong lao động và cuộc sống. Thách thức không những về
thể lực mà cả về tâm trí.
Câu hỏi thứ 2 là: Con người này dại hay khôn, có thể đặt các câu hỏi, gợi ý kể
chuyện và đánh giá qua những yếu tố cơ bản:
-Trí nhớ
-Khả năng chú ý vào một điểm nào đó
-Khả năng định hướng trong không gian
-Khả năng định hướng thời gian
-Đánh giá khả năng suy tư
-Đánh giá khả năng suy luận phán đoán
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
1.Mục đích
- Vận dụng kiến thức và phẩm chất tâm lý y học vào công tác điều trị
- Vận dụng tâm lý y học để tác động lên bệnh nhân các quá trình tâm lý, trạng
thái tâm lý, đặc điểm tâm lý cá nhân.
- Áp dụng tâm lý y học tham gia tích cực vào công tác điều trị toàn diện, điều
trị bằng tâm lý để rút ngắn ngày điều trị.
2.Yêu cầu
- Người thầy thuốc là một nhà tâm lý học, có kiến thức y học và tâm lý học, có
phẩm chất đạo đức y học của người thầy thuốc Xã Hội Chủ Nghĩa
- Luôn rèn luyện phẩm chất tâm lý, áp dụng tâm lý học hai chiều ( tác động cho
bệnh nhân và cho chính mình)

3.Ý nghĩa
-Điều chỉnh các rối loạn hiện tượng tâm lý ( cảm giác , tâm trạng, nhân
cách, )
-Bình thường hóa nhận thức về bệnh tật không hoang mang lo sợ.
-Thích nghi với môi trường bệnh viện cũng như ở nhà
-Nâng cao nhận thức phòng bệnh, tự phấn đấu loại trừ các bệnh chức năng do
nguyên nhân tâm lý.
-Cũng cố tâm lý bệnh nhân qua các giai đoạn bệnh lý
-Chuẩn bị cho bệnh nhân về sống hài hòa với gia đình và xã hội
4.Các phương pháp tác động tâm lý bệnh nhân
4.1.Phương pháp gián tiếp
- Tâm lý môi trường tự nhiên: Quang cảnh , cây xanh, vườn hoa, bóng mát,
phòng bệnh, trang thiết bị, khí hậu , nhiệt độ, màu sắc ( tùy theo bệnh lý để có
màu sắc thích hợp có tác động tâm lý bệnh nhân (đen xám ức chế gây buồn,
bệnh nhân tim mạch lo sợ màu đỏ, 60% bệnh nhân cường giáp thích màu
tím )
- Tâm lý môi trường xã hội:Sự tác động của gia đình , cơ quan, xóm làng, tinh
thần thái độ Bác sỹ , y tá , hộ lý
4.2.Phương pháp tác động trực tiếp
- Lời nói: Nhỏ nhẹ , dịu dàng, khuyến khích an ủi bệnh nhân
- Ám thị bằng lời nói : Thầy thuốc ám thị bệnh nhân để bệnh nhân tin tưởng,
an tâm điều trị,
- Thôi miên ( ám thị trong giấc ngủ): Bác sỹ cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ
bằng lời nói, ám thị , hoặc những kích thích đơn điệu đều đều. Bệnh nhân được
ngũ không hoàn toàn có khoảng tỉnh dành cho bác sỹ thôi miên điều khiển,
bệnh nhân chỉ nghe theo hướng dẫn của thầy thuốc về chữa bệnh và làm theo
lời bác sỹ. Trong thôi miên người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của thầy thuốc .
Chữa bệnh thôi miên có kết quả đối với những bệnh rối loạn chức năng.
- Điều trị nhóm: Thầy thuốc điều khiển một nhóm bệnh nhân trao đổi lẫn nhau
để chữa bệnh

- Dùng chế phẩm thuốc Placebos.
- Các phương pháp không dùng thuốc: Dưỡng sinh thái cực quyền, yoga, giải
trí, thể thao, du lịch
- Tâm lý học điều trị trong điều trị toàn diện
- Giữ bí mật cho bệnh nhân: Bệnh nhân nào cũng có nỗi niềm riêng không
muốn cho người khác biết thầy thuốc phải giữ bí mật cho bệnh nhân nếu điều
đó không ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Đối với bí mật có hại thầy thuốc phải
biết phân tích vận động để bệnh nhân xử thế đúng đắn. Những bí mật có hại
cho xã hội thầy thuốc phải ngăn chặn và đồng thời báo các ngành hữu quan.
- Phải có lập trường giai cấp trong phục vụ bệnh nhân: Trong khám chữa bệnh
không phân biệt đối xử giàu nghèo, già trẻ, xấu đẹp Đối với người lao động ,
người có công, cần được quan tâm,thể hiện tình cảm giai cấp , gần gũi họ
- Chú ý công tác truyền thông GDSK trong thời gian điều trị
- Chống đau đớn cho bệnh nhân: Chống đau là vấn đề hết sức quan trọng trong
tâm lý y học, thầy thuốc phải chú ý điều trị bằng tâm lý kết hợp với các loại
thuốc an thần , chống đau , không nên điều trị chống đau kéo dài mà chủ yếu
điều trị bằng tâm lý hoặc dùng thuốc thế phẩm (placebo) làm cho bệnh nhân
yên tâm tin tưởng
- Điều trị bằng tâm lý : Các nhà khoa học đều thấy trên 80% bệnh có thể tự
khỏi mà không cần điều trị, vì vậy trong điều trị phải áp dụng điều trị bằng tâm
lý. Trong thực tiễn có nhiều bệnh do nguyên nhân tâm lý nếu không chữa khỏi
bằng tâm lý bệnh có thể chuyển từ cơ năng thành thực thể, tồn tại suốt đời.
Điều trị tâm lý có thể kết hợp thuốc, xoa bóp
- Giải quyết tốt các khâu đối với bệnh nhân ra vào viện: Từ phòng bảo vệ đến
phòng tiếp đón đến phòng khám đến bệnh phòng các khâu phải hoàn chỉnh,
chăm sóc chu đáo. Khi chuyển khoa phải đả thông và có cán bộ đưa đi. Khi ra
viện phải có hướng dẫn cụ thể nếu được thỉnh thoảng có thể đến thăm lại bệnh
nhân. Khi bệnh nhân hấp hối phải tích cực hết lòng cứu chữa, nếu bệnh nhân
chết phải làm tốt quy chế đối với người bệnh tử vong: ít nhất có hai Bác sỹ
chứng kiến, vuốt mắt, thay áo và đưa đến nhà vĩnh biệt thì chú ý phong tục tập

quán tôn giáo, theo yêu cầu của gia đình.
Nguồn ”Nguyễn Trí Dũng”
2.Tâm Lý Học Trong Marketing Và Hiệu ứng Lan Tỏa
Marketing và tâm lý học có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu xem tâm lý
học là “nghiên cứu mang tính hệ thống về hành vi con người” thì
marketing có thể được gọi là “nghiên cứu mang tính hệ thống về hành vi
con người trên thị trường”.
Trước tiên, hãy xem một vài con số về iPod. Sau một chiến dịch marketing rầm
rộ chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất – iPod doanh số trong năm tài
khóa 2005 của Apple tăng đến 68%, lợi nhuận trên 384% và cổ phiếu tăng vọt
đến 177%.
Hiệu ứng lan tỏa (halo effect)
Bạn có thấy rằng những người có vẻ ngoài chỉnh chu, đẹp đẽ thường được xem
là thông minh hơn, thành công và nổi tiếng hơn? Đây chính là hiệu ứng lan tỏa
trong tâm lý học, nói một cách nôm na là hiệu ứng từ một ấn tượng tốt.
Hiệu ứng lan tỏa cũng hữu hiệu khi ứng dụng vào marketing. Bí mật đằng sau
thành công phi thường của Apple Computer? Tóm gọn trong 1 từ, đó là iPod.
Năm tài khóa 2005, doanh thu của Apple Computer tăng 68% so với năm
trước. Lợi nhuận cũng tăng 384%, và cổ phiếu trên 177%. Tỉ suất lợi nhuận
ròng nhảy từ 3.3% lên 9.6%, một thành tích đáng nể.
Thành công rực rỡ của Apple Computer không chỉ đến từ iPod. Thực tế, trong
năm tài khóa 2005, cả iPod và iTunes cộng lại chỉ chiếm khoảng 39% doanh số
của Apple. 61% đến từ tất cả những sản phẩm còn lại (máy tính, phần mềm và
dịch vụ). Máy tính Apple và các dịch vụ liên quan khác đều tăng 27% trong
năm tài khóa 2005 so với năm trước. Theo các báo cáo trong ngành, Apple đã
gia tăng thị phần máy tính cá nhân từ 3% lên 4%. Đây chính là hiệu ứng lan tỏa
trong marketing.
73.9% thị phần
Trong năm này, Apple liên tục “dội bom” công chúng với quảng cáo TV, báo
và billboards chào hàng máy nghe nhạc iPod. Và kết quả rất đáng khâm phục.

Apple chiếm 73.9% thị phần nhạc số. Thương hiệu iPod mạnh đến nỗi hầu như
không ai nhớ ra thương hiệu thứ 2 sau iPod là gì. (Xin thưa chính là iRiver với
4.8% thị phần nhỏ nhoi.) Thế những hoạt động marketing hỗ trợ cho dòng sản
phẩm máy tính cá nhân của Apple là gì? Không đáng kể vì hầu như chẳng nhớ
được có quảng cáo nào cho Macintosh trong năm ấy hay không. Đây chính là
mấu chốt. Apple đã dồn mọi ngân sách marketing cho iPod, tạo ra hiệu ứng lan
tỏa bao phủ cho mọi dòng sản phẩm khác. Motorola cũng làm điều tương tự
khi chỉ tập trung ca tụng dòng điện thoại Razr. Chỉ trong quý 3/2005, hãng này
đã chuyển đi 38.7 triệu điện thoại. Doanh thu của quý tăng 26%. Nhưng trong
số đó, chỉ có 6.5 triệu máy tương đương 17% – thuộc dòng Razr. Rõ ràng ấn
tượng Razr đã lan rộng sang dòng sản phẩm còn lại.
O bế sản phẩm tốt nhất
Tập trung mọi thông điệp marketing vào một từ hoặc một ý tưởng duy nhất từ
lâu đã là tôn chỉ sáng suốt trong tiếp thị. Nhưng đưa ý tưởng đi xa hơn 1 bước
có thể mang lại hiệu quả đáng kể. Để phá vỡ rào cản trong xã hội quá tải bởi
truyền thông ngày nay, nên đặt ngân sách tiếp thị vào sản phẩm tốt nhất bạn
có.Rồi sau đó để hiệu ứng từ đây lan tỏa sang cả dòng sản phẩm còn lại. Đây
không phải là một ý tưởng dễ thuyết phục với ban giám đốc. “Tại sao lại dồn
hết tiền vào một sản phẩm chỉ chiếm 39% doanh số?” (Phản ứng này hẳn còn
gay gắt hơn trên thực tế, bởi vì ngân sách tiếp thị của năm 2005 của Apple phải
được hoạch định từ năm 2004, khi doanh số của iPod và iTunes cộng lại chỉ
chiếm khoảng 19%.)
Một ví dụ rõ ràng hơn về hiệu ứng lan tỏa là Sirius Satellite Radio và Howard
Stern. Sirius có tổng cộng 120 kênh phát thanh, nhưng họ chỉ tập trung quảng
bá cho “cây hề” Stern. Kết quả thu được hết sức ấn tượng. Ngày Sirius công bố
ký hợp đồng với Stern năm 2004, đài này chỉ có 660,000 thính giả đăng ký
nghe. Đến năm 2006, con số này là 3.3 triệu người.
Tất nhiên, Stern không phải là “gu” của tất cả mọi bạn nghe đài. Có thể hơn
một nửa người đăng ký Sirius không buồn nghe kênh của Stern. Nhưng việc
tập trung quảng bá cho Stern đã mang về khối lượng PR khổng lồ và tạo hiệu

ứng lan tỏa trong toàn bộ hệ thống phát thanh vệ tinh. (Tương tự như tác động
của series phim truyền hình The Sopranos lên đài HBO.)
Hiệu ứng lan tỏa trong lịch sử marketing
Hiệu ứng lan tỏa có lịch sử lâu dài trong marketing. Từ năm 1930, khi Michael
Kullen tạo ra chuỗi siêu thị đầu tiên mang tên King Kullen. Ý tưởng đột phá
của ông chính là ở phương pháp định giá. Ông quyết định bán 300 mặt hàng ở
mức giá gốc. 300 mặt hàng khác chỉ nhỉnh hơn giá gốc một tí, và 600 mặt hàng
còn lại với mức lời kha khá.
Kullen quyết định quảng cáo cho nhóm hàng thứ nhất nhóm bán ở mức giá
gốc. Những gì bạn quảng cáo và những gì mang lại lợi nhuận thật sự có thể là 2
thứ hoàn toàn khác biệt. Hầu như mọi nguyên tắc tâm lý học đều có một ứng
dụng trong marketing, ví như nguyên lý “khắc ghi dấu ấn” chẳng hạn. Thương
hiệu đầu tiên trong mọi ngành sản phẩm/dịch vụ sẽ khắc ghi một ấn tượng sâu
đậm trong tâm trí người tiêu dùng như thương hiệu gốc, nguyên thủy, đích
thực. Như Kleenex với khăn giấy, Hertz với xe hơi cho thuê, và Heinz với
ketchup. Việc học hỏi marketing, vì thế, nên bắt đầu từ học hiểu tâm lý.
3.Tâm Lý Trong Du Lịch
1. Phong tục tập quán
a. Định nghĩa: Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh
hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
- Phong tục: ấn Độ thờ bò, Indonêxia thờ vượn người, tinh tinh…
b. Đặc điểm của phong tục tập quán.
- Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình
phát triển lịch sử
- Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các
thành viên trong nhóm.
- Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con
đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân.

- Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật
chất và tinh thần của con người.
c. Chức năng của phong tục tập quán.
- Hướng dẫn hành vi ứng xử� của con người trong nhóm xã hội.
- Giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành
vi ban đầu cho con người
- Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới
hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm.
- Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viên trong
nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau
- Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn
hoá nhóm.
d. Áp dụng phong tục tập quán trong kinh doanh du lịch
- Người quản lý du lịch cần phải nắm vững phong tục tập quán của du khách và
tập quán của địa phương nơi hoạt động du lịch tiến hành để đưa ra kế hoạch
chương trình du lịch hợp lý, khoa học.
- Người phục vụ cần phải nắm được du khách từ đâu tới, phong tục tập quán
của họ ra sao? Đồ ăn uống phải phù hợp với tập quán của du khách.
- Du khách phải hiểu phong tục tập quán của địa phương nơi tiến hành hoạt
động du lịch. Trên cơ sở phong tục tập quán của mình và tôn trọng phong tục
tập quán ở địa phương mà điều chỉnh hoạt động của mình.
2. Thị hiếu của nhóm.
a. Định nghĩa: Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó phản ánh sự phát
triển nhu cầu thẩm mỹ của con người trong nhóm xã hội được quy định bởi văn
hoá truyền thống, phong tục tập quán của các nhóm đó, thể hiện ở thái độ lựa
chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Ví dụ:
- Thị hiếu về sản phẩm du lịch, màu sắc, kiểu dáng…
- Thị hiếu về cách tổ chức hoạt động du lịch vùng, địa phương…
b. Đặc điểm của thị hiếu.

- Được hình thành một cách nhanh chóng dưới tác động của các quy luật tâm lý
như “lây lan”, “ám thị”, “bắt chước”
- Thị hiếu không ổn định, nó có tính nhất thời, dễ thay đổi. Ví dụ: Mốt thời
trang
- Thị hiếu phụ thuộc rất nhiều vào nhánh văn hoá, phong tục tập quán và truyền
thống của nhóm.
Ví dụ: Việc sử dụng màu sắc của các dân tộc có ý nghĩa rất lớn.
- Người Phương Đông: Màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, quyền lực,
phú quý- Rất trân trọng
- Thị hiếu là cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh các hành vi trong
nhóm.
c. Chức năng của thị hiếu.
- Tạo ra sự đồng nhất tâm lý trong nhóm xã hội. Ví dụ: Các dân tộc vùng cao
dùng hàng dệt thổ cẩm (màu sắc, hoa văn, chất liệu) tạo ra sự thống nhất trong
sinh hoạt lễ hội.
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất, sự sáng tạo phát huy tính độc đáo điển hình của
các nền văn hoá khác.
- Thể hiện trình độ phát triển tình cảm thẩm mỹ của các nhóm xã hội.
- Thị hiếu quy định xu hướng hành vi tiêu dùng của du khách
d. áp dụng trong du lịch
- Phải nắm chắc được thị hiếu của các nhóm đối tượng (du khách)- đưa ra
chương trình du lịch và sản phẩm du lịch hợp với thị hiếu của họ.
- Nhờ thị hiếu du lịch để quảng cáo những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản
sắc dân tộc của địa phương, từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển của mốt, từ đó đưa ra chiến lược
kinh doanh phù hợp.
3. Truyền thống.
a. Định nghĩa: Truyền thống là những giá trị xã hội tương đối ổn định trong
nhóm, thể hiện qua cách thức ứng xử hành động và quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm và với các nhóm khác.

Ví dụ:
- Truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
b. Đặc điểm của truyền thống
- Tính ổn định của các cách thức, hành vi ứng xử của con người trong một cộng
đồng qua nhiều thế hệ
Ví dụ: Truyền thống kính già, yêu trẻ
- Truyền thống luôn mang tính chất tiến bộ: So với phong tục tập quán thì
truyền thống là những giá trị� xã hội mang tính chất tiến bộ hơn nhiều.
- Truyền thống góp phần lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử, tri thức của xã hội
loài người
- Truyền thống là chất keo gắn kết các thành viên trong nhóm thúc đẩy sự phát
triển của tập thể.
c. Chức năng của truyền thống.
- Duy trì các quan hệ xã hội, đảm bảo cho sự ổn định hoạt động của các thành
viên.
- Góp phần xây dựng những chuẩn mực, khuân mẫu hành vi ứng xử cho các
thành viên trong nhóm, đặc biệt cho thế hệ trẻ.
- Tạo ra sự khác biệt độc đáo, cần thiết giữa các nhóm xã hội và cộng đồng.
- Là cơ� chế tâm lý bên trong thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hoạt động
của các cá nhân và nhóm.
d./ áp dụng trong du lịch:
- Người cán bộ quản lý phải xây dựng cho mình� truyền thống tốt đẹp của tập
thể tạo ra sự phát triển của tập thể.
- Phải hiểu được truyền thống của du khách thì nó mới có thể đưa ra chương
trình kế hoạch du lịch phù hợp.
- Cần phải cho du khách biết được những truyền thống tốt đẹp của địa phương
nơi họ tiến hành hoạt động du lịch để từ đó� đưa ra hành vi du lịch phù hợp.
4. Tín nghưỡng – Tôn giáo:
a. Định nghĩa: Là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó chi

phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên chúa giáo- Chúa, Phật giáo- Phật
Tổ, Bồ Tát)
b. Đặc điểm của Tín ngưỡng- Tôn giáo.
- Đó là niềm tin vào những điều hư ảo, không có thực như: Thánh, Chúa, Đức
mẹ…
- Niềm tin tôn giáo là một định hướng giá trị vững chắc và bền vững.
- Niềm tin tôn giáo không theo một trật tự tự nhiên, logic.
- Nó phụ thuộc nhiều vào trình độ, nhận thức và hoàn cảnh, điều kiện của từng
người.
c. Chức năng của Tín ngưỡng- Tôn giáo.
- Là những cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con
người.
- Là chất keo để gắn kết các thành viên của một cộng đồng người.
- Là sự lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm, lối sống, cách ứng xử…Từ thế
hệ này qua thế hệ khác.
d. Áp dụng trong công tác du lịch.
- Cần phải hiểu được tín ngưỡng, tôn giáo của các loại du khách khác nhau,
biết được những điều kiêng kỵ của họ, từ đó đưa ra hình thức phục vụ phù hợp.
Ví dụ: Đối với du khách theo đạo Thiên chúa giáo thì du lịch cần được bố trí
gần nơi có nhà thờ để thứ 7, Chủ nhật còn đi lễ nhà thờ; Đối với những du
khách theo đạo phật thì cần phải bố trí gần những nơi có chùa, động… để họ
thắp hương nơi cửa Phật, chọn ngày- giờ xuất phát.
- Cần phải nắm được tín ngưỡng, tôn giáo của các địa phương nơi tiến hành
hoạt động du lịch. Từ đó thiết kế các hình thức, biện pháp phù hợp, tránh xảy
ra mâu thuẫn đáng tiếc.
5. Tính cách dân tộc.
a. Định nghĩa: Tính cách dân tộc là những nét điển hình riêng biệt, mang tính
ổn định, đặc trưng trong các mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng
đó (ví dụ: người Anh thì lạnh lùng, người Braxin thì sôi nổi, nhiệt tình…).
b. Đặc điểm của tính cách dân tộc.

- Được hình thành một cách từ từ cùng với sự phát triển của một dân tộc.
- Tính ổn định rất cao
- Những nét đặc trưng điển hình, phản ánh lối sống, các giá trị văn hoá, nghệ
thuật của một dân tộc.
- Tính cách dân tộc là phương thức lưu giữ, truyền đạt những tri thức, kinh
nghiệm và vốn sống từ thế hệ này qua thế hệ khác, của một cộng đồng nào đó.
c. Chức năng của tính cách dân tộc.
- Là cơ chế tâm lý bên trong, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người.
- Thông qua tính cách của dân tộc, ta có thể hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật,
đời sống của một cộng đồng người nào đó.
- Là những nét độc đáo, điển hình của nhân cách, giúp ta phân biệt được các
nhóm người và cộng đồng người khác nhau.
d. Áp dụng trong hoạt động du lịch.
- Thông qua tính cách của du khách thuộc về một quốc gia, dân tộc nào đó,
người kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch và cách thức phục vụ phù
hợp với họ.
- Giới thiệu với du khách về giá trị, bản sắc văn hoá, dân tộc, tính cách dân tộc,
giúp cho du khách hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
- Cần cho du khách hiểu biết tính cách dân tộc ở nơi tiến hành hoạt động du
lịch để tăng cường sự phối hợp với các cơ quan địa phương.
6. Hiện tượng nhóm trong du lịch.
a. Định nghĩa: Nhóm là sự liên kết tâm lý- xã hội từ hai người trở lên nhằm
thực hiện một hoạt động nào đó trong đời sống của họ.
Trong hoạt động du lịch, chúng ta gặp lại hai loại nhóm cơ bản:
Nhóm
Chính thức: các tập thể, công ty… kinh doanh du lịch
Không chính thức: Các nhóm nhỏ trong các nhóm chính thức và các nhóm du
khách
Ở đây, chúng ta đi sâu phân tích nhóm không chính thức trong hoạt động du
lịch, đặc biệt là nhóm du khách.

b. Đặc điểm của nhóm du khách:
- Các thành viên liên kết với nhau theo một sở thích nhu cầu, mục đích du lịch
nào đó.
- Thành phần nhóm thường gồm các lứa tuổi khác nhau (trẻ em, người lớn,
người già…), đặc biệt là du lịch gia đình.
- Thời gian tồn tại của nhóm ít (từ 10- 15 ngày)
- Số lượng thành viên trong nhóm ít (thường từ 15- 30 người)
- Các thành viên trong nhóm thường có ngôn ngữ, trình độ, đặc điểm văn hoá,
lịch sử, xã hội khác nhau
- Việc giao tiếp giữa các thành viên thường bị hạn chế do những bất đồng, các
phương tiện phi ngôn ngữ ở đây được sử dụng rất hiệu quả
c. Sử dụng các nhóm nhỏ trong du lịch.
Tuỳ theo tổ chức hoạt động du lịch mà nên tổ chức nhóm bao nhiêu người để
đạt hiệu quả.
- Nếu là nhóm leo núi, lướt ván thì nên tổ chức
2 (số chết)±N= 7
Nếu có số lượng phù hợp thì các thành viên dễ kiểm soát và hỗ trợ giúp đỡ
nhau hơn.
- Nên sắp xếp các nhóm du khách theo châu lục bởi như vậy họ thường có
những đặc điểm, tính cách, tôn giáo gần giống nhau và do đó sự hiểu biết và
tạo dựng các mối quan hệ dễ dàng hơn.
- Tạo ra được bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể để xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp. Phải cử các cán bộ có năng lực phụ trách các nhóm du lịch, có
sức khoẻ và am hiểu hoạt động du lịch. Có thể dùng các phương pháp test hoặc
đánh giá để tuyển nhân viên tốt hơn.
4.Tâm Lý Học Trong Tư Vấn
Xã hội công nghiệp hóa với tốc độ thay đổi của xã hội nhanh chóng, những
công việc với cường độ cao, những mối quan hệ phức tạp, những vấn đề mới
luôn phát sinh, tính cá nhân ngày càng tăng cường… khiến cho không ít người
rơi vào tình trạng căng thẳng, bức bối về tâm lý. Stress (căng thẳng) trở thành

một bệnh xã hội. Để giải quyết vấn đề này, các bạn cần tìm đến các chuyên gia
tư vấn tâm lý.

Tư vấn tâm lý là gì?
Tư vấn tâm lý là một mối quan hệ, một quá trình tương tác giữa Nhà tư vấn
tâm lý với thân chủ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng
cách khai thác nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ cảm xúc và hành vi của
họ.

Nhà tư vấn tâm lý là người được đào tạo một cách bài bản trong ngành tâm lý
và cụ thể là tư vấn tâm lý. Họ là người được đào tạo chuyên sâu, có đủ các
phẩm chất và kỹ năng cần có của một nhà tư vấn để có thể trợ giúp tốt nhất cho
khách hàng của mình.
Công việc của nhà tư vấn tâm lý?
Nhiệm vụ của nhà tư vấn tâm lý phải biết lắng nghe thân chủ, làm chủ các cuộc
nói chuyện trong các cuộc gặp gỡ tư vấn, sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể
để “khai thác” các cảm xúc, trải nghiệm suy nghĩ và quan điểm của thân chủ,
và tập hợp các thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về tình huống của họ, thể hiện sự
thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, nhà tư vấn làm việc với họ để xác định
các bước họ có thể thực hiện để có thể tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn
đề của họ, giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ có thể đã góp
phần vào các vấn đề hiện tại, giúp thân chủ suy nghĩ và xử sự theo các cách
khác nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các sự kiện quá khứ, giúp
thân chủ phân loại các vấn đề trong cuộc sống của họ và khám phá sâu hơn về
bản thân mình, giúp thân chủ bày tỏ các cảm xúc của họ và có cái nhìn sâu sắc
về việc các cảm xúc này tác động dến cách họ ứng xử, suy nghĩ và ra các quyết
định như thế nào.
Bình thường khi gặp vấn đề, chúng ta luôn có thể tìm đến và nói chuyện với
những người bạn mà chúng ta thấy quý mến họ hoặc chúng ta tìm thấy sự vui
vẻ trong những mối quan hệ đó. Khi nói chuyện với bạn bè chúng ta có thể nói

về một chủ đề vặt vãnh nào đó hoặc có thể chuyển sang đề tài không mấy thú
vị, đôi khi cuộc nói chuyện đó xoay quanh nhu cầu của chính người tham gia
nói chuyện cùng chúng ta, đặc biệt họ có thể áp đặt cho chúng ta phải làm thế
này thế kia.
Nhưng với tư vấn họ phải luôn luôn tôn trọng ranh giới chuyên môn giữa thân
chủ và nhà tư vấn, đảm bảo tính khách quan chuyên nghiệp.
Nhà tư vấn phải đặt các nhu cầu của mình sang một bên và tôn trọng tối đa các
nhu cầu của khách hàng, họ tập trung tối đa để xoay quanh vấn đề của thân
chủ. Đó là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó một người
dành thời gian, sự quan tâm, và sử dụng các kỹ năng của họ một cách rõ ràng
và có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai
những giải pháp khả thi trong giới hạn cho phép, sao cho thân chủ cảm thấy
thoải mái nhất sau cuộc nói chuyện mà nhà tư vấn không hề áp đặt những gì họ
cho là tốt cho thân chủ.
Về đào tạo, bộ môn TVTL mới chỉ được giảng dạy như một môn học chung.
Nó chưa được coi như một chuyên ngành sâu. Sinh viên chỉ học môn này trong
khoảng từ 2-6 đơn vị học trình, việc thực hành còn rất sơ sài. Do vậy tính
chuyên nghiệp của những người làm tư vấn chưa cao.
Phần nhiều những người làm tư vấn thường đưa ra những lời khuyên với khách
hàng dựa trên sự nhìn nhận vấn đề của mình, đôi khi mang tính áp đặt. Điều
này sẽ dẫn đến việc khách hàng bị lệ thuộc, trong khi nhà tư vấn lại không chịu
trách nhiệm về lời khuyên của mình. Vì vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp rất
được coi trọng trong lĩnh vực này. Tại một số nước phương Tây, muốn hành
nghề tư vấn phải có bằng hành nghề cấp quốc gia do hội đồng nghề tư vấn sát
hạch.

5.Tâm lý học trong thiết kế website
Một website được thiết kế tốt là website hướng tới việc thu hút nhiều đối tượng
mục tiêu ghé thăm website của bạn, chứ không phải là thiết kế cho các
designer. Những người sử dụng internet thường xuyên thì rất dễ nhận biết được

một website nào có giá trị hay không. Khi bạn truy cập vào một website lần
đầu tiên thì ngay lập tức bạn đã có ấn tượng về chất lượng và sự hợp lý của nó.
Mặc dù nó là vô thức, nhưng thông thường cảm nhận đó rất chính xác. Theo
báo cáo năm 2006 của BBC News chỉ ra bộ não đưa ra quyết định chỉ trong
1/20 của giây khi xem một trang web. Và ấn tượng đầu tiên đó sẽ theo bạn
trong suốt quá trình duyệt web, cả về nội dung và độ chuyên nghiệp. Từ đó bạn
có thể thấy tại sao việc tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp lại được nhấn mạnh đến
thế.
Bạn liệu có đặt ra câu hỏi làm thế nào được như thế?
Nó đơn giản nằm ở việc nhìn nhận – bạn phải nhìn nhận dưới góc độ kết hợp
cả tâm lý học con người nói chung và các yếu tố thiết kế website (không có
cái nào độc lập với cái nào) ở một mức độ cao,ví như việc bạn sắp xếp rất
nhiều chữ cái lộn xộnlại cùng với nhau thành một từ cụ thể và có nghĩa. Tâm lý
luôn đóng vai trò là 1 phần trong việc sử dụng internet, và đó chỉ mới bắt đầu
hiểu sự sâu sắc về tầm ảnh hưởng của nó. Khi chúng ta chia nhỏ vấn đề ra thì
việc thiết kế website đơn giản là đưa các nội dung hình ảnh lên website để xuất
hiện một cách phù hợp nhất theo nhận thức của đối tượng mục tiêu mà website
hướng tới.
Tâm lý học hữu ích như thế nào đối với thiết kế website?
Cộng đồng tâm lý học đã thực hiện các nghiên cứu từ những ngày đầu tiên có
internet. Tôi nhớ đã từng đọc một thông tin một năm trước đây chỉ ra rằng
website nếu như sử dụng màu xanh bích hoặc màu nâu làm màu chủ đạo thì sẽ
nhận được sự phản hồi từ người dùng tốt hơn so với các giao diện sử dụng các
màu sắc khác. Nó có thể có nhiều lý do, tuy nhiên đối với cá nhân tôi nghĩ nó
xuất phát từ chính những yếu tố tự nhiên xung quanh chúng ta. Ví dụ, những
nghiên cứu không liên quan cho thấy những bé gái có xu hướng thường bị thu
hút bởi các màu xanh bích. Bên cạnh đó, 70% trái đất bao phủ bởi nước, và cơ
thể của chúng ta cũng cấu thành từ nước với cùng 1 tỉ lệ đó, chưa kể đến bao
trùm trên đầu chúng ta là bầu trời xanh thăm thẳm. Nếu đã từng ghé vào
website của Barack Obama, bạn sẽ thấy nó thực sự thu hút. Và theo tôi thì khó

có màu nào khác tạo được sự thu hút như thế.
Một ví dụ khác về tâm lý ảnh hưởng tới website là việc đọc chữ màu đen trên
nền trắng. Ngay từ những ngày mới bắt đầu đọc sách, chúng ta đã được đọc
những cuốn sách với các dòng chữ đen trên nền trắng. Vì thế, nó là lý do so với
các màu sắc khác, thì chúng ta luôn thấy dễ dàng khi đọc những dòng chữ đen
trên nền trắng.
Vậy còn những yếu tố thiết kế website là gì?
Hầu hết mọi người không phải là những nhà thiết kế website hay designer đều
không thực sự biết tại sao một site trông đẹp mắt, họ chỉ biết được là họ thích
nó. Tất nhiên là có những nguyên lý cơ bản về thiết kế web được làm nền tảng
chính cho các designer dựa vào, đó là: bố cục rõ ràng, điều hướng dễ dàng, các
bức ảnh phù hợp và gây sự thu hút… Tuy nhiên khi bạn cố gắng tạo một
website theo những chuẩn đó thì thật khó để thực hiện được, bạn cần những
thông tin cụ thể hơn. Dưới đây là một số chi tiết bạn có thể nhớ khi thiết kế
website:
• Những bức ảnh nào phù hợp với nội dung nhất?
• Đâu là điểm nhấn của website? (Hoặc là: nơi nào là điểm thu hút mắt
nhất trên trang?)
• Tiêu điểm của site đã được đặt đúng hay chưa? Nếu chưa thì làm thế
nào để chỉnh lại? (Ví dụ: thay đổi màu sắc, hình dáng của phần Call-to-
action đặt trên site)
• Đâu là đường “trọng tâm của mắt”? (Đường trọng tâm của mắt là
đường mà mắt tập trung vào nhiều nhất khi theo dõi nhanh trang web).
Dưới đây là đường trọng tâm phổ biến nhất:
• Những website nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn trông như thế nào?
Điều này là hết sức quan trọng. Những công ty lớn cùng ngành tạo nên
các cách thiết kế phổ biến tới nhiều người, giống như là các site báo chí,
phóng sự, forum … và nếu bạn đang thiết kế một trong số các loại site
này thì bạn cần xét tới những yếu tố này để tạo một trang web thân
thiện.

• Càng đơn giản càng tốt – Những thiết kế đơn giản nhất thường tốt
nhất. Bạn không muốn bị choáng bởi một website nhồi nhét quá nhiều
thứ (ảnh, nội dung …) và tất nhiên bạn cũng không muốn người đọc
phải mất tận 30 giây chỉ để tìm thấy những gì họ đang tìm trong mớ hỗn
độn trên website. Hãy tạo sự cân bằng tốt nhất, cố gắng tạo mọi thứ thật
đơn giản, và giản tiện website càng nhiều càng tốt. Khi mọi thứ được đặt
đúng cách theo một trật tự nhất định, nó sẽ tạo ấn tượng chuyên nghiệp
và dễ sử dụng. Đồng thời nếu sắp xếp khoa học thì việc mở rộng website
về sau cũng sẽ dễ dàng hơn.
Cách tốt nhất để hiểu những yếu tố thiết kế đó và không thiếu sót là dành nhiều
thời gian phân tích các website khác cùng ngành nghề và lĩnh vực để nhìn ra
được những gì mà các designer khác đã làm tốt và những điểm không tốt từ đó.
Từ đó tìm ra những phương pháp để nâng cao các yếu tố của website mà bạn
đã sử dụng.
Bạn cần chú ý rằng thiết kế web và tâm lý không hề tách biệt nhau
Tâm lý học và thiết kế web luôn song hành cùng nhau, thậm chí trước cả khi
những nghiên cứu được tiến hành. Một yếu tố để xem xét cho cả hai, và một
yếu tốt quan trọng phổ biến cho cả 2, là sự bảo mật. Tất cả mọi người đều cần
cảm thấy an toàn, và trên môi trường internet điều đó được xem xét thường
xuyên hơn bất cứ nơi nào khác. Với việc ngày càng nhiều có các website lừa
đảo, gian lận xuất hiện trên toàn thế giới, việc bảo mật trở thành một vấn đề lớn
nhất trong ngành công nghiệp thương mại điện tử. Điều đó dẫn tới là một
website PHẢI tạo ra cảm giác an toàn cho một khách ghé thăm trước khi họ
thực hiện tương tác gì đó trên website.
Có nhiều cách để thực hiện điều đó: xây dựng các quy chế, chính sách gắt gao,
đăng ký chứng thực từ các các thương hiệu bảo mật tốt … Nhưng có một cách
đơn giản nhất là nêu rõ tất cả liên quan thông tin về website của bạn, sản phẩm
hay việc kinh doanh của bạn. Người dùng rất hay bị mất phương hướng và
thiếu thông tin. Và những thông tin quan trọng dạng này thường được xếp vào
những vùng không quan trọng hay cho cỡ chữ nhỏ hoặc là bị ẩn đi. Nếu bạn có

một website trung thực, hãy làm cho mọi người nhận ra điều đó.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc sử dụng một hệ thống thanh
toán nổi tiếng (ví dụ như của các ngân hàng lớn, Paypal, SecurePay, ClickBank
…) với các đơn hàng bảo đảm thường giúp mọi người cảm thấy an toàn hơn để
quyết định mua hàng.
Đó là một số các ví dụ nổi bật. Hãy bỏ một chút thời gian và bạn sẽ có những
điều hữu ích về việc thiết kế website. Cố gắng chú ý vào ấn tượng đầu tiên của
những người ghé thăm và khiến cho nó thật hiệu quả. Lưu ý những gì bạn cảm
thấy khi bạn nhìn vào một site và cố gắng hiểu tại sao bạn lại cảm thấy thế. Sau
một thời gian, bạn sẽ bắt đầu chú ý tới những chi tiết nhỏ hữu ích để thu hút
những khách hàng của bạn, đó là những gì và thiết kế web phải làm được.
6.Tâm Lý Trong Lao Động
Một sinh viên it học rất giỏi mới ra trường nhưng chỉ xin được vào một công ty
nào đó thuộc chuyên ngành với mức lương chỉ có 2 triệu ,nhưng 1 sinh viên
khác cũng mới ra trường học lực chỉ thuộc loại trung bình khá nhưng mức
lương lại cao hơn và làm ở một công ty danh tiếng hơn .
Bởi vì sao ? dễ hiểu thôi . Anh sinh viên có học lực trung bình khá nhưng có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đó hơn anh sinh viên giỏi nhưng chưa có kinh
nghiệm làm việc . tâm lý của các nhà tuyển dụng bao giờ cũng đánh giá cao
những hồ sơ tuyển dụng của những người có kinh nghiệm và dựa vào năng lực
của họ chứ không phải dựa trên bằng cấp mà họ đánh giá.
7.TÂM LÝ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý
“đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từ đó dẫn đến
những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Ngoài ra,
trong một số trường hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng
mắc phải những “lệch lạc trong nhận thức” (cognitive biases). Những nghiên
cứu về các hành vi không hợp lý tiêu biểu trong thị trường tài chính là kết hợp
giữa tâm lý học, mà chủ yếu là trường phái tâm lý nhận thức (cognitive
psychology) với trường phái tâm lý hành vi (behavioral psychology). Có một

số dạng lệch lạc trong nhận thức tiêu biểu trong thị trường chứng khoán như
sau:
*Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics). Các kinh nghiệm, hay
quy tắc học được thường giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng
hơn nhiều (chính các trường dạy về kinh tế về mặt nào đó cũng chỉ ra một số
các quy tắc quyết định cho một số trường hợp kia mà). Nhưng trong một số
trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc
biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi. Và đặc biệt là người ta thường đề
cao hiệu quả của những quy tắc đơn giản, gần gũi và dễ nhớ, kiểu hiệu ứng mà
Tversky và Kahneman (1979) gọi là hiệu ứng quy tắc có sẵn (availability
heuristic). Shiller (2000) đã đưa ra một ví dụ là khi nhiều người đều dùng
internet thì họ dễ dàng nghĩ đến những điển hình thành công và những đổi mới
hấp dẫn đang diễn ra trên mạng, thế là họ nghĩ ngành kinh doanh này sẽ thành
công, rốt cuộc đã dẫn đến vụ bùng nổ giá cổ phiếu các Công ty công nghệ cao,
dot.com vào cuối những năm 1990. Một ví dụ khác gây bất ngờ là của Benartzi
và Thaler (2001) khi họ ghi nhận qua thí nghiệm cho một số người N lựa chọn
cho việc đầu tư tiền tiết kiệm, nhiều người nhanh chóng áp dụng quy tắc 1/N
(đa dạng hoá đầu tư kiểu đơn giản nhất, đầu tư 1/N số tiền vào mỗi loại hình
đầu tư), trong khi nếu phân tích kỹ, họ sẽ đầu tư theo những quy tắc khác (như
chia phần nào vào cổ phiếu, phần nào vào chứng khoán thu nhập cố định, và
tuỳ vào điều kiện thị trường, v.v…).
*Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness), thường được diễn tả
một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài
hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn.
Ví dụ khi giá cổ phiếu bắt đầu tăng liên tục 3, 4 năm hoặc dài hơi hơn (như
trường hợp của Mỹ và Tây Âu từ 1982 đến 2000, hay Trung Quốc trong 10
năm trở lại đây, và có lẽ cũng có cả Việt Nam chúng ta nữa), trong đầu nhiều
người bắt đầu suy nghĩ rằng lợi nhuận cao từ cổ phiếu là việc “bình thường”.
Nếu trở lại giai đoạn 2001, 2002 của thị trường Việt Nam khi giá chứng khoán
đi xuống, chắc hẳn những qi kinh doanh cổ phiếu niêm yết (không tính cổ

phiếu OTC) trong giai đoạn này sẽ thấy sự khác biệt, một mức lợi nhuận 30-
50% thời điểm ấy là không bình thường, song trong 1, 2 năm gần đây là quá
“bình thường”.
Tversky và Kahneman (1974) đưa ra một định nghĩa hàn lâm hơn cho tình
huống này là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương
lai dựa vào mức độ “tương tự” với một tình huống điển hình nào đó. Điểm
quan trọng là người ta thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của
một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một
giai đoạn dài (điều này gọi là luật số quan sát nhỏ, “law of small numbers”).
Chẳng hạn cho rằng điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam “tương đồng”
với giai đoạn này trong năm 2006 nhiều hơn là giống với năm 2001 thì đương
nhiên sẽ cho rằng xác suất giá cổ phiếu còn lên nữa là cao hơn xác xuất giá cổ
phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu nhìn cho một giai đoạn 2000-2006, người ta sẽ thấy
thị trường lúc lên, lúc xuống, không phải lên mãi không ngừng, thì sẽ có đánh
giá khác về xác suất tăng, giảm.
*Bảo thủ (conservatism). Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng
nền kinh tế chẳng hạn), người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay
đổi đó, và gắn nhận định (anchoring) của mình với tình hình chung trong một
giai đoạn dài hơi trước đó. Tức là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng
kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không nhận thấy có thể
tin đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu.
Hiệu ứng này (gắn với kinh nghiệm dài hạn) là ngược lại với hiệu ứng lệch lạc
do tình huống điển hình (đặt nặng vào các tình huống điển hình ngắn hạn).
Phối hợp 2 hiệu ứng này có thể giúp giải thích hiện tượng phản ứng chậm
(undrrreaction) trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, khi ban đầu tin tức công bố
của một Công ty cho thấy lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin rằng đây chỉ là giảm
tạm thời, và phản ứng chậm với thông tin này, nên giá cổ phiếu Công ty có tin
xấu vẫn giảm chậm. Đến khi liên tục vài quý sau, tình hình vẫn xấu, thì người
ta đã “phát hiện” ra một tình huống điển hình mới: Công ty này quý trước cũng
kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanh kém, vậy nên bán tống cổ phiếu

Công ty này đi tránh lỗ. Thế là mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết quả, lại
dẫn đến phản ứng thái quá.
*Quá tự tin (overconfidence) Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường
tài chính cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra quá tự tin (một số bằng chứng thí
nghiệm đã được trình bày trong các tác phẩm “Irrational Exuberance” (2000)
của Shiller, một số khác trình bày trong “A survey of behavioral finane” (2003)
của Barberis và Thaler). Bằng chứng gần đây nhất là việc nhiều nhà đầu tư ít đa
dạng hoá danh mục của mình và đầu tư nhêìu vào những Công ty mà mình
quen thuộc (một số nghiên cứu tranh cãi rằng có thể vì họ có thông tin nội bộ
về những Công ty đó, nhưng những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực quản trị
Công ty đã bác bỏ luận cứ này). Như vậy, một cách giải thích khả dĩ là các nhà
đầu tư ít đa dạng hoá này tự tin quá mức vào tầm hiểu biết của mình đối với
Công ty, Barber và Odean (2001) còn công bố một kết quả thú vị là những nhà
kinh doanh chứng khoán là nam thì quá tự tin nhiều hơn nữ, và nam càng thực
hiện nhiều giao dịch thì… kết quả càng tệ hại hơn nữ.
*Định nghĩa hẹp (narow framing) cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn
đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu
cho khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục. Phương pháp này có thể hữu
ích trong một số trường hợp giới hạn về nguồn lực, hay không đủ thời gian
phân tích nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có thể đưa đến sai lầm.
*Tính toán bất hợp lý (mental accounting). Đây là một dạng của định nghĩa
hẹp. Chúng ta có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết
hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta (metal
account) và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra
các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm. Ví dụ, có người có
xu hướng tách biệt ra 2 ngân sách gia đình, một dành cho mua thức ăn trong
gia đình, một dành cho đi ăn nhà hàng cuối tuần. Và khi chi tiêu mua đồ ăn,
người này thường không mua hải sản cao cấp vì nghĩ rằng nó mắc và chỉ ăn thịt
bình thường, nhưng khi vào ăn nhà hàng, người này lại gọi tôm hùm, thay vì ăn
một bữa thịt bình thường (đương nhiên rẻ hơn tôm hùm). Nếu thay vì như vậy,

người này đi mua tôm hùm cho bữa ăn tại nhà, và chỉ ăn thịt bình thường trong
nhà hàng, anh ta có thể tiết kiệm tiền. Vấn đề nằm ở chỗ anh ta đã tách biệt ra 2
tài khoản riêng cho thức ăn tại nhà và đi ăn cuối tuần !
Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều
hiện tượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ
(loss aversion), và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở
chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì
hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Ví dụ,
khi mua cổ phiếu giá 30.000, sau đó giá giảm xuống 22.000, người ta vẫn
không bán cổ phiếu (thậm chí còn mua tiếp) và chờ đến khi giá lên trên 30.000
một chút mới bán ngay kiếm lời. Giá có giảm tiếp người ta cũng cứ giữ cổ
phiếu đó tiếp. Vì họ đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong
tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài
khoản lỗ, nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa
bị chuyển qua tài khoản lỗ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được
lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dỗi (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản
thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu ứng tiếc nuối (lỡ bán rồi mà giá lên thì
sao). Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị trường tăng
giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại Mỹ và
Nhật.
Trên đây chỉ là một số hiệu ứng tâm lý đã được đề cập và đưa vào một số mô
hình tài chính hành vi. Còn nhiều hiệu ứng tâm lý khác nhau có thể tác động
đến các quyết định lệch lạc của nhà đầu tư, có thể được tổng hợp trong bảng .
Bảng : Các trường phái tâm lý và ứng dụng trong tài chính hành vi
Trường phái
chính
Các hiệu ứng chính Ứng dụng trong tài chính
Tâm lý hành vi
Do John B.Watson
sáng lập năm 1913,

nghiên cứu các
điều kiện khiến con
người sẽ hành động
theo một cách nào
đó
-Tin vào điều thật ra không
tồn tại (magical thinking)
-Ưa thích sự chắc chắn
(certainty effect)
-Lý thuyết triển vọng
(prospect theory)

Hiệu ứng ưa thích sự chắc chắn và lý
thuyết triển vọng liên quan đến các
vấn đề không ưa thích rủi ro và thích
mạo hiểm khi bị lỗ hơn khi đang lời
trong tài chính
Tâm lý nhận thức
Do Uric Neiser
sáng lập năm 1967,
nghiên cứu về cách
mà suy nghĩ của
con người điều
khiển hành vi của
họ
-Hội chứng tự tôn (touchy
feely syndrome), lý thuyết
nuối tiếc (regret theory)
-Mâu thuẫn về nhận thức
(cognitive dissonance)

-Định nghĩa hẹp, tính toán
bất hợp lý
-Bù đắp chi phí đã bỏ ra
-Quá tự tin
-Lệch lạc trong nhận thức
về quá khứ (hindsight bias)
khẳng định quá mức
(confirmatory bias)
Đây là trường phái đóng góp lớn cho
tài chính, ngoài những hiệu ứng đã
đề cập ở trên, hiệu ứng mâu thuẫn về
nhận thức, bù đắp chi phí bỏ ra, lý
thuyết tiếc nuối giúp giải thích vì sao
chúng ta thường nắm giữ mãi các
khoản lỗ và cứ lỗ liên tục.
Hội chứng tự tôn giải thích chúng ta
có xu hướng tự đánh giá cao cổ
phiếu mà mình chọn đầu tư.
Hiệu ứng lệch lạc trong nhận thức về
quá khứ hay khẳng định quá mức
cũng giống như hội chứng quá tự tin,
làm chúng ta nhận xét rằng mình có
khả năng dự đoán thị truờng tốt
Lý thuyết cấu trúc
hình thức (Gestait
theory)
Do Max
Werrtheirmer sáng
tạo từ 1912, nghiên
cứu cách chúng ta

suy diễn từ những
dữ liệu chúng ta
nhận được
-Hiệu ứng thuyết phục
(persuasion effect)
-Hiệu ứng tự thuyết phục
(seff-persuasion)
-Lệch lạc do tình huống
điển hình
-Xu hướng tự bảo vệ (ego-
defensive attitude)
-Hiệu ứng ước đoán sai
(false consensus effect)
-Lý thuyết phản kháng
Đây là trường phái có tác động rất
lớn đến các lý thuyết tài chính, đưa
ra các luận điểm vì sao chúng ta có
thể mắc sai lầm từ nhiều tình huống
khác nhau, đặc biệt các lý thuyết
phản kháng, lý thuyết ước đoán sai,
và hiệu ứng tự thuyết phục, thuyết
phục đưa ra nhiều giải thích khả dĩ
cho các hiệu ứng bầy đàn và nguyên
nhân hiện tượng định giá sai kéo dài
(somatic market theory)
Phân tâm học
(Psycho-analysis)
Do Sigmund Freud
sáng lập đầu thế kỷ
20, nghiên cứu về

các loại bệnh tâm
thần
-Hội chứng hoang tưởng
(paranoid personality
disorder)
-Quá chú ý đến bản thân
(narcissistic personality
disorder)
-Hội chứng phiền muộn, bi
quan (depressed personality
disorder)
Chúng ta quá lo lắng về việc có thể
bị lừa hay có thể sai lầm, hay chúng
ta quá chú ý đến việc có thành công
hay không, đều sẽ ảnh hưởng đến
quyết định của chúng ta trong kinh
doanh chứng khoán. Vì vậy, trường
phái này cũng có đóng góp trong
việc giải thích hành vi nhà đầu tư, từ
những giải thích về rối loạn tính cách
(personality đisorder)
8.Ứng Dụng Của Tâm Lý Trong Trị Liệu Và Tham Vấn
Ở Việt Nam, Tâm lý học lâm sàng là một phân ngành còn hết sức non trẻ.
Nếu như chúng ta đồng ý quan niệm cho rằng Tâm lí học lâm sàng quan
tâm đến những người bình thường và những người có “vấn đề tâm lí”, với
phương pháp đặc thù của nó, tức là làm việc với từng trường hợp cụ thể.
Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N-T được thành lập. Người
sáng lập Trung tâm là cố bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện. Trung tâm này đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu từng trường hợp riêng lẻ xuất phát từ ý
tưởng cho rằng mỗi một con người là một thế giới riêng, đòi hỏi phải có cách

tiếp cận riêng. Trung tâm đã hợp tác với bệnh viện của Hà Nội và tp. Hồ Chí
Minh, thành lập nên nhiều cơ sở thăm khám tâm lí trẻ em theo mô hình CMPP
của Pháp. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động Trung tâm N-T thể hiện ở
chỗ đã đưa tiếp cận lâm sàng tâm lí vào việc thăm khám tâm lí trẻ em và sử
dụng các biện pháp trị liệu tâm lí đối với trẻ em có rối nhiễu tâm lí.
Viện Tâm lí học thuộc Viện KHXH Việt Nam thành lập Trung tâm Tâm lí học
lâm sàng vào tháng 10 năm 2005. Hiện nay Trung tâm đón tiếp các bệnh nhân
đa dạng về vấn đề tâm lí, chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên, đó là các
trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ, háu động, trầm cảm, nghiện trò chơi
games,
Năm 1999-2000, Khoa Tâm lí học, trường ĐH KHXH và NV Hà Nội đã bắt
đầu giảng dạy những môn học thuộc bộ môn tâm lí học lâm sàng. Đến năm học
2001-2002 bộ môn “Tâm lí học lâm sàng” được thành lập ở đây với các môn
học chính là “Tâm lí học lâm sàng đại cương”, “Tâm lí học trị liệu” và “Tâm
bệnh học”. Các tổ chức giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả nhất sự phát triển của bộ
môn này của Khoa Tâm lí học là tổ chức ADEPASE của Pháp, AUF và Đại sứ
quán Pháp.
Ngoài ra Tâm lí học lâm sàng còn được phát triển ở một số trường Đại học,
đáng chú ý là mới đây Khoa Tâm lí giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội
thành lập bộ môn Tâm lí học lâm sàng.
Ứng dụng của tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn tại Việt Nam.
Tâm lí học lâm sàng nghiên cứu và góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra liên
quan đến tâm lí con người, cả con người bình thường lẫn con người có rối
nhiễu tâm lí. Phương pháp lâm sàng nghiên cứu con người theo từng trường
hợp cụ thể với hoàn cảnh cụ thể, phải xem con người từ nhiều góc độ khác
nhau, vừa có tính đơn nhất, vừa có tính tổng thể, vừa có tính lô gíc lại vừa có
tính thường trực (R. Perron). Con người là chủ thể ý thức, nhưng cũng có khi
vô thức (có những hành vi mà không biết là mình đang có những hành vi ấy)
(Freud), con người luôn luôn bị giằng co giữa những sự lựa chọn, những quyết
định bởi luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tâm (Freud). Sự lo lắng là phần tự

nhiên của mỗi thực thể người, con người cần có những quan hệ tình người mới
có thể phát triển tốt (Carl Rogers). Qua những kinh nghiệm sống và làm việc,
chúng ta bị thuyết phục sâu sắc bởi ý tưởng của Freud và của những người hậu
phân tâm học, đặc biệt của những chuyên gia về các lí thuyết “gắn bó”, “chia
li” về ảnh hưởng của thời kì thơ bé lên sự phát triển tâm lí về sau của con
người. Về thời ấu thơ, chúng ta coi trọng vai trò của người mẹ hay người thay
thế người mẹ, rất tâm đắc với ý tưởng của Winnicott về “người mẹ đủ tốt” và
sự phát triển tốt đẹp của những đứa con.
Tâm lí học lâm sàng có thể làm gì với nỗi đau của con người ? Chúng ta ưu
tiên quan điểm của R. Perron cho rằng “Tâm lí học lâm sàng nhằm mục đích
giải thích các quá trình tâm lí của sự chuyển biến mà con người là trụ sở. Con
người là một hệ thống, một cấu trúc được ngự trị bởi các luật lệ của sự tự điều
chỉnh, bởi hoạt động của sự điều chỉnh lịch đại và đồng đại”. Như vậy, trước
hết là niềm tin chúng ta có đối với con người nói chung và với con người đang
có nỗi đau riêng của mình về ý thức hoàn thiện mình và khả năng tự điều chỉnh
của họ.
Quả thật, ở thời điểm này hay thời điểm khác, nỗi đau của con người là không
thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người lại có một kiểu đau riêng và mỗi người có
một cách thức chịu đựng riêng. Khi tự họ không còn chịu được nữa bởi họ
không tự điều chỉnh được nữa cần phải có trợ giúp của nhà tâm lí tâm sàng. Sự
nói ra được, có người lắng nghe với một sự tôn trọng, với các nguyên tắc đạo
đức nghề nghiệp, với sự chấp nhận thân chủ vô điều kiện trong một bầu không
khí ấm áp, an toàn sẽ là cách thức tốt nhất để thân chủ xác định được vấn đề
của mình và từ đó dẫn đến việc tự điều chỉnh cho phù hợp. Trong trường hợp
này ta xem thân chủ là “chủ thể của lời nói”. Với đứa trẻ chưa có nhiều ngôn
ngữ thì sao ? Việc cần thiết là phải dùng các cách thức qua đó trẻ bộc lộ các
khó khăn của mình, có thể qua việc đóng kịch, qua việc vẽ tranh, qua việc sắp
xếp ngôi nhà, ngôi làng của mình, qua trò chơi, Rõ ràng việc để thân chủ dù
là trẻ em hay người lớn bộc lộ vấn đề của mình trong trị liệu lâm sàng và thái
độ của nhà tâm lí trong liên minh trị liệu là vô cùng quan trọng, quyết định sự

thành bại của việc can thiệp và chữa trị.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không coi trọng các liệu pháp tâm lí.
Liệu pháp tâm lí của các trường phái khác nhau có những điểm nhấn khác
nhau. Nếu như của Tâm lí học hành vi là việc giải điều kiện hoá, tập luyện,
củng cố tích cực, tiêu cực, của Tâm lí học nhận thức là việc giải thích hợp lí,
tìm cách thuyết phục bằng những lời có lí, bằng những chứng cớ xác thực,
Của Tâm lí học nhân văn là quan hệ tình người, chấp nhận thân chủ vô điều
kiện, ý thức tự do cá nhân; của Ghestal là sự bộc lộ bản thân, nâng cao tự đánh
giá bản thân, hiểu biết bản thân, v.v thì ta vẫn thấy nổi rõ lên ở đây liên minh
trị liệu (quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ với những điều kiện cần và đủ của
nó được qui định bởi nguyên tắc đạo đức hành nghề), sự bộc lộ hay trải nghiệm
của thân chủ trong mối quan hệ người – người, trong sự tôn trọng và niềm tin
tưởng của nhà tâm lí đối với thân chủ. Điểm mấu chốt ở đây vẫn là để cho thân
chủ được giải toả, thể hiện và qua đó tự mình biến đổi.
Câu hỏi đặt ra là con người Việt Nam vốn có truyền thống ít bộc lộ bản thân
với người lạ, liệu việc lắng nghe hay sử dụng các liệu pháp tâm lí có hiệu quả
hay không ? Vấn đề theo chúng tôi không phải là làm cái gì với thân chủ Việt
Nam, việc này chắc chắn phụ thuộc vào việc ta chẩn đoán, đánh giá vấn đề của
họ. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào cho phù hợp với văn hoá của họ? Làm sao
để họ bộc lộ, để họ trải nghiệm và thể hiện trong một niềm tin tưởng tuyệt đối?
Điều này phụ thuộc vào nhân cách, sự nhạy cảm, các kĩ năng của nhà tâm lí
cũng như những hiểu biết văn hoá cơ sở con người Việt Nam có tính đến yếu tố
vùng, miền. Một loạt các câu hỏi đặt ra ở đây: Có phải chờ khi người ta có yêu
cầu mới tiến hành thăm khám, chữa trị hay với nhạy cảm của mình nhà tâm lí
có thể tạo ra yêu cầu nơi thân chủ hay người thân của thân chủ? Có thể đến nhà
thân chủ? Khi thân chủ đang rất đau khổ, có thể được chạm vào vai, vào tay
thân chủ? Ngồi ở vị trí như thế nào là phù hợp với việc bộc lộ của thân chủ?
Ánh mắt nhìn ra sao vừa tạo cảm giác quan tâm, chân thành đồng thời không
xoi mói? v.v Rất nhiều, rất nhiều các câu hỏi như thế buộc các nhà tâm lí lâm
sàng Việt Nam nghiên cứu và trả lời để từ đó tạo ra một nền Tâm lí học lâm

sàng mang bản sắc Việt Nam, không lạc hậu so với thế giới và phù hợp với
thân chủ Việt Nam.
(Sưu tầm)
10.ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC TRONG MỤC VỤ
Suy tư từ bộ phim "The Passion of The Christ" của Mel Gibson
Ngay từ trước khi khởi chiếu chính thức, bộ phim "cuộc thương khó của Chúa"
đã trở thành một đề tài tranh luậân nóng bỏng trên thế giới. Và, không chỉ là
tranh luận, khi bộ phim được trình chiếu, nó đã trở thành một "hiện tượng kỳ
diệu" cho mọi người sống mùa chay thánh năm nay. Bộ phim đã thành công
vượt sức tưởng tượng của đạo diễn về nhiều mặt từ kinh tế đến tâm linh.
Đã có không ít bài viết, từ phê bình, phân tích. . . . đến cảm nghiệm về bộ phim
này. Riêng tôi, một linh mục đang làm mục vụ giáo xứ, khi xem bộ phim này
cùng giáo dân, tôi chợt nhận ra nơi đạo diễn một tài năng về sự ứng dụng
những kiến thức tâm lý học vào trong bộ phim. Theo tôi, chính khả năng này
đã góp phần không nhỏ cho sự thành công cho bộ phim.
Với chút ít kiến thức tâm lý học, xin được góp đôi dòng suy nghĩ cùng với quý
cha, quý tu sỹ nam nữ về việc ứng dụng tâm lý học vào trong mục vụ, xuyên
qua việc phân tích bộ phim này.
***
1. Điều thành công trước tiên phải nói tới chính là số lượng khán giả xem
phim. Con số vượt quá sự mong đợi của chính đạo diễn - người đã bỏ tiền đầu
tư cho bộ phim. Ai đã quảng cáo cho bộ phim này? Đìều này không quan trọng
lắm. Có một điều chắc chắn, lối quảng cáo theo kiểu của bộ phim đã thu hút
khán giả đến xem phim đông hơn: một phim bài Do thái, một bộ phim quá bạo
lực. . . Chúng ta không cần xét đến động cơ của khán giả. Một điều không thể
phủ nhận: nhiều người đến xem đã bị "quật ngã" bởi bộ phim. Quả là người
quảng cáo cho bộ phim đã đánh vào trúng tâm lý của con người thời đại hôm
nay. Đồng thời, quy luật lây lan tâm lý mang tính xã hội, trong trường hợp này,
cũng thể hiện rất rõ.
Chính điều này gợi lên cho tôi về những chương trình sinh hoạt buồn tẻ, vắng

ngắt của giáo xứ mình và nhiều giáo xứ tôi đã có dịp ghé thăm. Đâu là lý do
khiến tình trạng này vẫn kéo dài ở nhiều nơi? Có cần thiết chăng một thứ
"quảng cáo" cho những chương trình sinh hoạt của giáo xứ? Cần và có thể nói
là rất cần.
Việc phổ biến những chương trình sinh hoạt của giáo xứ ở nhiều nơi vẫn bị
nhiều người đặc biệt giới trẻ coi là nặng chuyện "xin tiền". Vì thế, chuyện
lắng nghe những thông tin sinh hoạt không đủ sức tác động đến tâm lý họ.
Đàng khác, nếu có một sự lây lan tâm lý ở đây, có lẽ cũng chỉ là sự lây lan
mang âm tính.
Cần phải có một quy trình "quảng cáo" khác trong mục vụ: một tờ bướm được
trang trí đẹpï, hấp dẫn được chuyển tới mọi người; một thư mời với những gợi
ý đáp ứng cho những nhu cầu của cộng đoàn; một bảng thông tin đẹp, lôi
cuốn;. . . kể cả tên tuổi của những "nhân vật quan trọng" được mời tham dự,
trình bày, . . . nữa.
2. Điều thành công, như đã nói ở trên, mới chỉ là sự thành công ở bước khởi
đầu. Giá trị thành công của bộ phim, như chúng ta đã biết, nằm ở chính việc
cấu kết nội dung và kỹ thuật của phim.
Xem phim - nói theo từ ngữ chuyên môn - là tri giác hình ảnh. Tiến trình tri
giác này tùy thuộc rất nhiều vào cách xử lý hình ảnh. Tri giác bao giờ cũng
chịu những ảnh hưởng nhất định của những quy luật tâm lý của tri giác như:
tính ổn định, tính đối tượng, tính lựa chọn và tính ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó,
kết quả của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất kích thích, kinh
nghiệm trong quá khứ, nhu cầu hiện tại, ảnh hưởng của tình cảm, mức độ của
chú ý, tình trạng cơ thể, kết quả luyện tập của người tri giác.
Quy luật hình-nền, trong tâm lý học Gestal, thường được các nhà làm phim áp
dụng để đạt hiệu quả. Xét trong toàn thể, Mel Gibson cũng không thể vượt ra
khỏi cái chung đó. Thế nhưng, với M. Gibson, anh đã ứng dụng một cách tài
tình quy luật hình-nền trong tâm lý học Gestal để tạo nên những góc quay gây
ấn tượng. Theo quy luật này, sự tương phản giữa hình ảnh và nền sẽ tạo cho ta
sự khác biệt trong tri giác. Chẳng hạn, ngay từ cảnh đầu tiên, trong vườn địa

đàng, lúc quay Chúa Giêsu đang cầu nguyện với một tâm trạng quá đau đớn,
đạo diễn chỉ quay cảnh xa xa. Chính trong khung cảnh mở rộng của vườn cây
dầu mà ta có cảm giác Chúa Giêsu thật quá nhỏ bé. Điều này đã gây ra cho
người xem cảm giác về thân phận con người Chúa đang mang lấy. Trái lại, khi
đối diện với ma quỷ và với quân lính, hình ảnh Chúa Giêsu luôn được quay cận
cảnh - trong khi các nhóm đối nghịch vẫn quay ở góc xa - làm cho người xem
cảm giác sự uy nghi của Chúa Giêsu khi đối đầu với sự dữ. Tương tự, những
cảnh ở dinh thượng tế cũng cũng một lối quay diễn tả như thế tạo nên cho
người xem hình ảnh một Đức Giêsu thật uy nghi trước một đám đông - đang tố
cáo Ngài - lại thật nhỏ bé. . . Và còn rất nhiều những hình ảnh khác tương tự - ở
nhiều vị trí, trải dài suốt bộ phim - đã được đạo diễn dàn dựng theo quy luật
này gây ra cho người xem những cảm xúc mạnh.
Phần chúng ta, trong mục vụ, những quy luật này cũng có thể được ứng dụng ở
nhiều lĩnh vực: giảng dạy giáo lý, những giờ đạo đức, phòng truyền thống giáo
xứ, việc trưng bày và trang trí bàn thờ, nhà thờ. . . .
Chẳng hạn, có những nhà thờ, khi đến tham dự, chúng ta luôn luôn có cảm giác
hút vào chiều sâu và độ cao của nhà thờ, khiến cho mình có cảm giác chơi vơi,
lâng lâng trong nhà Chúa. Họ như bắt gặp thấy Ngài đang ở đó và cuốn hút họ,
chẳng cần đến một lời loan báo, giảng dạy nào cả. Nhưng trái lại, có những nhà
thờ, khi vào đó, ta cứ có cảm giác như đang bị đè nặng xuống trên mình của
của một khối bêtông trần, và như đang bị đẩy lùi ra ngoài cửa. Theo tôi, chỉ cần
một sự thay đổi vị trí các bóng đèn, người ta sẽ có được hiệu quả cao theo kiểu
định luật này. . .
3. Tri giác và cảm giác là hai hiện tượng tâm lý xảy ra gần như đồng thời với
nhau trong đời sống con người. Vì thế, các quy luật của cảm giác cũng có
những ảnh hưởng nhất định cùng với việc tri giác tạo nên cảm xúc cho con

×