Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tư duy kinh nghiệm, tư duy giáo điều trong cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.24 KB, 13 trang )

TƯ DUY KINH NGHIỆM, TƯ DUY GIÁO ĐIỀUTRONG
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP TỈNH HIỆN NAY
trong c¸n bé l·nh ®¹o, qu¶n lý cÊp tØnh hiÖn nay
ThS. Dương Minh Đức
Cấp tỉnh là khâu trung gian giữa cấp Trung ương và cấp địa
phương, là gạch nối hết sức quan trọng trong việc cụ thể hóa
đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực tế
đã và đang chứng minh rằng: cấp tỉnh mạnh thì địa phương mạnh,
đất nước phát triển. Điều này càng trở nên có ý nghĩa to lớn khi
đất nước ta đi lên CNXH không qua TBCN, không có tiền lệ,
không có kinh nghiệm cụ thể để tham khảo, do đó chúng ta phải
tự làm, tự rút kinh nghiệm. Đơn vị hành chính phù hợp nhất để
triển khai đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
chính là cấp tỉnh mà đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là hạt
nhân lãnh đạo quá trình này.
Chính đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là những
người sẽ trực tiếp cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách của nhà nước cũng như tổng kết việc thực hiện đường
lối, chủ trương, chích sách Êy ở địa phương mình. Bởi thế năng
lực tư duy lý luận ở đội ngò này là yêu cầu không thể thiếu được
nhất là trong tình hình hiện nay khi công cuộc đổi mới đang đi
vào chiều sâu và lan tỏa về bề rộng.
1
Thực tế hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều
thành tựu quan trọng nhưng cũng bộc lé nhiều yếu kém, khuyết
điểm cần được sửa chữa khắc phục. Để thu được kết quả cao trong
công cuộc đổi mới có rất nhiều việc phải làm, trong đó không thể
không nói tới việc khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, tư duy giáo
điều ở đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp tỉnh nói riêng. Bởi lẽ, chủ nghĩa giáo điều, chủ
nghĩa kinh nghiệm với biểu hiện khác nhau đã ảnh hưởng không


nhỏ tới cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
tỉnh nói riêng. Ở nước ta do điều kiện kinh tế - xã hội nên CNKN,
CN giáo điều không biểu hiện rõ nét, mà được thể hiện ra bằng
"bệnh" giáo điều, "bệnh" kinh nghiệm.
Trước khi đi sâu tìm hiểu hai căn "bệnh" trên phải khẳng
định ngay rằng: kinh nghiệm, tư duy kinh nghiệm (TDKN) có vai
trò nhất định trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người. TDKN như là một trình độ tất yếu phải trải qua trong
quá trình phát triển tư duy của con người. Đó là sự bám sát hiện
thực, mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng và trong phạm vi kinh nghiệm thì điều đó là đúng, là
có giá trị nhất định.
Đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh đại đa số được
trưởng thành trong chiến đấu, lao động sản xuất. Họ lại được
trưởng thành từ cấp cơ sở lên vì thế kinh nghiệm là vốn quí báu,
là thế mạnh của họ trong chỉ đạo và lãnh đạo nhiệm vụ chính trị ở
2
địa phương. Tuy nhiên, tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi kinh
nghiệm là duy nhất thì sẽ mắc phải "bệnh" kinh nghiệm chủ
nghĩa.
"Bệnh' kinh nghiệm là gì?
"Bệnh " kinh nghiệm về bản chất là khuynh hướng tư tưởng
tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò
của lý luận. Kết quả điều tra 1025 (tự đánh giá) cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở một số tỉnh, thành của Việt Nam cho thấy:
Tư duy kinh nghiệm:có 302/1025 cán bộ.
Tư duy lý luận : có 327/1025 cán bộ.
Nặng về tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận chỉ là hình thức: có
400/1025.
Những con số trên phần nào phản ánh trực trạng tư duy của

cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở nước ta hiện nay. TDKN trong
cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hiện nay có những đặc điểm sau đây:
Một là, họ là những người thường xuyên chỉ đạo, tiếp xúc,
lý giải những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Khi gặp phải những
vấn đề phức tạp của cuộc sống sinh động lẽ ra họ phải sử dụng
sức mạnh của tư duy lý luận thì khi Êy họ thường sử dụng TDKN
để giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong chỉ đạo thực tiễn, cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp tỉnh còn thiếu nhìn xa, trông rộng, thấy trước
mắt, không thấy lâu dài, "thấy cây mà không thấy rừng" v.v
3
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, sản xuất nông nghiệp đã quá
quen thuộc với đa số người dân Việt Nam kể cả những người cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, song trong điều kiện mới lại không
thể chỉ tùy tiện nuôi, trồng nhiều cây, con đã có mà phải đẩy
mạnh đổi mới cơ cấu cây trồng vật, nuôi đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Trong điều kiện toàn cầu hóa, còn phải tính đến yếu tố cạnh
tranh trong nước, quốc tế. Như vậy, nếu chỉ bằng kinh nghiệm,
TDKN thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh giỏi lắm là chỉ
đạo duy trì được sản xuất nông nghiệp. Điều này là cần nhưng
chưa đủ, bởi lẽ nếu chỉ phát triển mà không tính đến cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh quốc tế hóa thì chúng
ta sẽ bị tụt hậu về kinh tế.
Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng XHCN lại không
cho phép người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh chỉ đạo bằng
mệnh lệnh hành chính đơn thuần, mà phải chỉ đạo bằng chủ
trương định hướng đúng đắn.
Hai là, thực tiễn 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng
đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Đó là những kinh nghiệm quý báu nhưng đồng thời cũng đang đặt
ra nhiều vấn đề mới rất khó khăn và phức tạp. Kinh nghiệm của

ngày hôm qua (dẫu là đúng đắn) cũng không thể đem vận dông
nguyên xi để giải quyết vấn đề của ngày hôm nay. Bởi lẽ, kinh
nghiệm luôn là kinh nghiệm của ngày hôm qua, không có kinh
nghiệm của ngày mai. Do còn sùng bái kinh nghiệm nên đứng
4
trước những vấn đề mới mẻ, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh
nước ta thường hay lúng túng, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán, giải
quyết vấn đề còn dùa vào cảm tính, kinh nghiệm cũ là chủ yếu.
Chẳng hạn, phát triển kinh tế nhiều thành phần là đúng đắn, là
phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất của đất nước ta hiện nay.
Nhưng làm thế nào để phát triển kinh tế nhiều thành phần mà vẫn
giữ được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các thành phần
kinh tế khác phát triển mạnh mẽ trong sự điều tiết của kinh tế nhà
nước như thế nào?
Hoặc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường với giữ gìn bản sắc văn hoá dân téc, giữ gìn và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân téc như thế nào
cho tốt v.v
Đó lại là những vấn đề đang đặt ra một cách cÊp bách.
Đương nhiên, để giải quyết tốt những vấn đề đó đòi hỏi phải có
một quá trình và không phải chỉ bằng TDKN mà giải quyết được.
Có một thực tế không bình thường hiện nay là: ở tỉnh nào
cũng nói đổi mới, CNH, HĐH, phát triển kinh tế nhiều thành phần
nhưng nó diễn ra với nét đặc thù ở tỉnh mình như thế nào thì
thường không được chỉ rõ. Những vấn đề mới đặt ra lại không
được tổng kết một cách nghiêm túc và kịp thời.
Trên thực tế TDKN vẫn còn khá phổ biến ở đội ngò cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Vì sao có tình trạng này?
5
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, về mặt khách quan do

điều kiện kinh tế - xã hội; trình độ dân trí chưa cao không tạo ra
những đòi hỏi có tính chất như là những yếu tố thôi thúc người
cán bộ lãnh đạo, quản lý phát triển tư duy lý luận, mà không phát
triển TDLL thì sớm hay muộn sẽ rơi vào TDKN. Do ảnh hưởng của
chiến tranh kéo dài, nên cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp tỉnh nói riêng không có điều kiện học tập nâng cao
trình đé về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận và trình độ tư duy lý
luận. Hơn nữa, những kinh nghiệm chiến tranh thường có giá trị tiết
kiệm xương máu rất lớn, nên dần dần đã hình thành ở những cán bộ
trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh sự sùng bái kinh nghiệm.
Chúng ta cũng không thể phủ định ảnh hưởng của tư tưởng tiểu tư
sản còn rơi rớt ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, nhưbệnh
thành tích, bệnh hình thức, chủ nghĩa cá nhân v.v những tư tưởng
này đã góp phần làm cho "bệnh" kinh nghiệm ở đội ngò cán bộ này
thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Tất cả những điều này đã cùng nhau
tác động, ảnh hưởng tới "bệnh" kinh nghiệm ở đội ngò cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp tỉnh nước ta.
Như trên đã nói, trưởng thành từ cơ sở cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp tỉnh dễ có tâm lý dùng cái cũ "mài" ra để giải quyết
cái mới đem lại cái lợi trước mắt.
Về mặt chủ quan, cán bộ cấp tỉnh rất ngại va chạm, sợ tai
tiếng nên họ có tâm lý giải quyết vấn đề xuê xoa "dĩ hòa vi quý"
6
cốt sao duy trì được sự ổn định địa phương để chờ sự thăng tiến
đề bạt chức vụ tiếp theo.
Chính điều này đã làm thui chột tài năng của họ. Cơ chế đề
bạt cán bộ hiện nay như là một mảnh đất tốt cho thực tiễn trên đây
nảy nở và phát triển.
Từ đó họ coi khinh lý luận, cho rằng không cần lý luận vẫn
giải quyết được mọi chuyện ở địa phương.

Trong 1025 cán bộ được điều tra ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam và miền núi thì số có trình độ cử nhân chính trị là 767 người,
lý luận cao cấp là 417 người.vẫn còn 18 người có trình độ trung
cấp.
Đấy là chưa kể số cán bộ có trình độ cử nhân hoặc trình độ
lý luận cao cấp do đào tạo chưa tốt hoặc do chủ quan chưa cố
gắng mà TDLL vẫn không phát triển, trên thực tế họ vẫn sử dụng
TDKN là chính.
Ở Việt Nam, "bệnh" kinh nghiệm thường đi liền với "bệnh"
giáo điều. "Bệnh" giáo điều và "bệnh" kinh nghiệm là nguyên
nhân và kết quả của nhau trong tư duy của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp tỉnh.
Bệnh giáo điều là gì?
Về bản chất, "bệnh" giáo điều là khuynh hướng tư tưởng
cường điệu lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn,
thiếu quan điểm lịch sử - cô thể khi vận dụng lý luận. Ở nước ta
7
"bệnh" giáo điều thường là giáo điều kinh nghiệm. Giáo điều lý
luận ở nước ta thường thể hiện ra ở "bệnh tầm chương, trích cú";
lý luận suông, sách vở, câu chữ. Đây là đặc thù của "bệnh" giáo
điều ở cán bộ, đảng viên nói chung, ở cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp tỉnh nói riêng.
"Bệnh" giáo điều trong cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh
hiện nay được biểu hiện trên những khía cạnh sau đây:
Một là, hiện nay đang tồn tại một thực tế khá phổ biến là:
cứ Nghị quyết Trung ương nói tới vấn đề gì thì ngay lập tức ở địa
phương cũng nói đầy đủ như thế không tính đến đặc thù của địa
phương. Chúng tôi xin đơn cử một số ví dụ cụ thể.
Chủ trương xóa đói giảm nghèo bằng phát triển nhân rộng
cây ngô đông là đúng với những tỉnh có điều kiện đất bãi sông

nhiều. Tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất bãi sông nhưng lại muốn
triển khai toàn tỉnh bằng việc hỗ trợ vốn, giống nhưng người
dân không hưởng ứng vì hiệu quả kinh tế không cao cuối cùng
tỉnh phải bỏ chủ trương này.
Phát triển các làng nghề truyền thống đề thay đổi cơ cấu
ngành nghề nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho người nông
dân là đúng nhưng phải xét tới điều kiện cụ thể của tỉnh mình. Có
tỉnh làng nghề truyền thống không có, hoặc có thì rất rất nhỏ bé,
nhưng vẫn đưa chủ trương này vào nghị quyết Đại hội tỉnh đảng
bộ.
8
Từ khi trung ương có chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH ở
tỉnh nào cũng thấy nhắc đến cụm từ này nhưng hiểu nó cho đúng,
và làm thế nào để cụ thể hóa chủ trương này ở tỉnh mình, ngành
mình ra sao thì không được tính toán kỹ lưỡng. Cũng chính vì vậy
mà có một số tỉnh đã sao chép mô hình "nhà máy xi măng + nhà máy
bia + nhà máy đường" mà không biết tỉnh mình có những điều kiện
cho phát triển mô hình đó không.
Tất cả những biểu hiện trên đây đang thực sự là lực cản đối
với quá trình phát triển đất nước. Bởi vì bệnh giáo điều làm cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nghĩ rằng mình đang đi đúng
hướng chỉ đạo của cấp trên trong khi hiệu quả cụ thể của những
chủ trương Êy lại không được tổng kết một cách nghiêm túc và
khoa học. Tình hình Êy kéo dài dẫn đến kết quả là đa số các tỉnh
đang ở tình trạng "hết đói, không nghèo nhưng chưa giàu". Nếu
không kịp thời khắc phục thì tình trạng Êy còn kéo dài trong một
khoảng thời gian nhất định và sẽ là lực cản ghê gớm đối với sự
phát triển đất nước; tụt hậu về kinh tế sẽ là hiện thực chứ không
còn là nguy cơ nữa. Chính "bệnh" kinh nghiệm, "bệnh" giáo điều
chậm được khắc phục là do chóng ta không thường xuyên tổng

kết thực tiễn một cách nghiêm túc.
Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam đã chứng tỏ những
nghị quyết đúng đắn có tính chất định hướng phát triển đất nước
đều ra đời từ việc tổng kết thực tiễn. Khoán 100, khoán 10 trong
nông nghiệp sở dĩ đi vào cuộc sống, được nhân dân đón nhận
9
nồng nhiệt vì nó được tổng kết từ thực tiễn khoán sản phẩm nông
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phú, Hải Phòng và chính những nghị quyết
Êy đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Từ
chỗ chúng ta bị đói phải nhập khẩu gạo của nước ngoài, đến năm
2000 chóng ta đứng thứ hai về xuất khẩu mặt hàng này. Tương tự
như vậy, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp, quy mô trang trại, cơ
cấu cây trồng, vật nuôi như thế nào ở mỗi tỉnh lại chậm được tổng
kết để khái quát thành chủ trương, chính sách chỉ đạo kịp thời
phong trào ở địa phương.
Nếu cấp tỉnh không thực sự đổi mới và đi trước một bước
tổng kết thực tiễn thì Trung ương cũng khó mà có được những
chủ trương, đường lối thích hợp để phát triển đất nước.
Hai là, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh còn có biểu hiện
áp dụng kinh nghiệm của địa phương khác vào tỉnh mình một
cách rập khuôn, máy móc. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có
điều kiện tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các tỉnh khác, thậm chí
hàng năm các tỉnh đều có các đoàn đi nghiên cứu thực tế các tỉnh
khác, hoặc đi ra nước ngoài để học tập kinh nghiệm làm ăn. Đây là
một hướng đi đúng. Song trên thực tế hiệu quả những chuyến đi
này không cao. Hoặc là chỉ dừng lại ở mức một chuyến tham
quan du lịch, hoặc là sẽ rơi vào giáo điều trong chỉ đạo. Xin đơn
cử một hiện tượng: vài năm gần đây nông thôn đồng bằng Bắc Bé
có phong trào phát triển điện, đường, trường trạm khá rầm ré. Đó
là một chủ trương phù hợp được lòng dân và thực tế kết quả thu

10
được khá tốt, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Thế
nhưng nhiều tỉnh không làm được vì không khơi dậy sức mạnh
trong nhân dân, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh không dám chịu
trách nhiệm, không có năng lực chỉ đạo ở tầm vĩ mô toàn tỉnh mà
chỉ dừng lại ở chủ trương chung chung theo kiểu vừa khuyến
khích làm, vừa thả nổi cho cơ sở tự ý triển khai. Phát triển kinh tế
địa phương với bước đi ban đầu phát triển kết cấu hạ tầng trong
đó điện, đường, trường, trạm có ý nghĩa đột phá mà không được
quan tâm thì cũng khó nói tới CNH, HĐH lại càng không thể nói
tới khuyến khích đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh.
Ba là, do "bệnh" kinh nghiệm và giáo điều nên việc chỉ đạo
các hoạt động, sự phối hợp các ban ngành cấp tỉnh chưa thật nhịp
nhàng, hiệu quả.
Cuộc sống vốn sinh động phức tạp và có quy luật vốn có
của nó. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh yếu về TDLL
họ dễ mắc phải "bệnh" kinh nghiệm và giáo điều. Điều này biểu
hiện rất rõ trong thực tế: không Ýt cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
tỉnh nói một đàng làm một nẻo, tư duy còn nặng tính chung
chung, hời hợt, sơ lược, lấy cái trừu tượng làm cái cụ thể trực
tiếp, lấy những nguyên lý, quy luật phổ biến làm mô hình hoạt
động trực tiếp, lấy cái chung thay cho cái riêng
Chẳng hạn, Nghị quyết tỉnh đảng bộ nào cũng đề cập đến
việc chỉ đạo phát triển kinh tế cả tỉnh có chú ý tới các huyện vùng
sâu, vùng xa. Thế nhưng trên thực tế, sự quan tâm tới vùng sâu,
11
vùng xa mới chỉ dừng ở nghị quyết chung chung mà thôi. Thực tế,
đó chỉ là sự ưu tiên trong chủ trương, chính sách đối với các
huyện vùng sâu, vùng xa. Hoặc là, chủ trương kêu gọi đầu tư
nhưng chính sách lại không hấp dẫn đầu tư. Thậm chí, khi có đối

tác nước ngoài thì tỉnh thụ động trong việc đầu tư cái gì cho phù
hợp với thế mạnh của tỉnh mang tầm vóc chiến lược lâu dài.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
"Bệnh" giáo điều có nguyên nhân sâu xa từ chính sự kém
phát triển của kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Đây là mảnh đất
tốt để 'bệnh" giáo điều nảy nở và phát triển.
Mặt khác, ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến cùng văn
hóa truyền thống làng xã cũng như những tập tục truyền thống lạc
hậu đều ảnh hưởng tới tư duy giáo điều của đội ngò cán bộ này.
Kiểu tư duy theo lối "tầm chương trích cú" vẫn còn khá
phổ biến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Nguyên nhân
sâu xa của căn bệnh này là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình
độ lý luận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực tế có trường hợp
có cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có chuyên môn nghiệp vụ ở
một lĩnh vực này lại được cử sang phụ trách ở một lĩnh vực có
chuyên môn nghiệp vụ hoàn toàn khác.
Tri thức nói chung luôn luôn phát triển, trong khi đó cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh lại không được bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ và lý luận thường xuyên cho cập nhật với tình hình.
12
Qua điều tra 1025 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh họ đều
thừa nhận học tập triết học, lịch sử triết học và lôgíc học góp phần
thiết thực nâng cao năng lực TDLL thế nhưng chương trình đào
tạo cao cấp lý luận hiện nay lại không học lịch sử triÕt học và
lôgÝc học - những môn cơ sở để phát triển tư duy lý luận. Chính
Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: để phát triển tư duy lý luận thì không
có cách nào tốt hơn là nghiên cứu lịch sử triết học thời trước. Hơn
nữa, thực tế công tác đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập về
phương thức, nội dung, chương trình, phương pháp.
Nếu như trong chiến tranh chóng ta đã gắn được những bài

học trong nhà trường với thực tiễn chiến trường thì tại sao trong
công cuộc đổi mới hôm nay chóng ta lại không gắn những vấn đề
lý luận với thực tiễn cụ thể của đất nước, của địa phương để
những vấn đề học viên được học tập, nghiên cứu mang được
những hơi thở của cuộc sống, không còn nặng tính chất kinh viện
nữa. Hơn nữa, đó lại là những vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp tỉnh đang trăn trở ở địa phương mình.
Mặt khác, phải có cơ chế phù hợp để cán bộ, đảng viên nói
chung, cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh nói riêng yên tâm học
tập, tự do tranh luận, thẳng thắn, dân chủ, nếu không việc đi học
đối với họ chỉ là việc cần thiết cho giữ ghế hoặc đề bạt lên chức
mà thôi.
13

×