Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phần sinh thái học, sinh học 12 - chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.59 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I - Đặt vấn đề 2
II - Giải quyết vấn đề 3
1 - Cơ sở lý luận 3
2 - Thực trạng vấn đề 5
3 - Giải pháp và tổ chức thực hiện 7
4 - Thực nghiệm 19
4.1 - Tổ chức thực nghiệm 19
4.2 - Nội dung thực nghiệm 19
4.3 - Kết quả thực nghiệm 19
4.4 - Kết luận về kết quả thực nghiệm 19
III - Kết luận và đề xuất 20
Năm học: 2012 - 2013
- -
1
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự
tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể
hiện cụ thể qua việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đi lại,
xây dựng và đời sống hàng ngày. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ
là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu
đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Do vậy, nhiều nước đã đặt vấn đề
năng lượng thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia.
Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có sự phong phú về tài nguyên năng
lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn
chế, hiệu quả thấp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm nguồn tài nguyên năng
lượng. Do vậy, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK &
HQ) là một yêu cầu cấp thiết. Hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn


năng lượng quý giá được điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo
dục có vai trò rất to lớn.
Giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong phạm vi trường trung học phổ thông
(THPT) là quá trình tạo dựng cho học sinh và mối quan tâm đối các nguồn năng
lượng (như các loại năng lượng, ý nghĩa của chúng, tình trạng khai thác sử dụng hiện
nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng) để các em có đủ kiến thức,
thái độ, động cơ và các kỹ năng trong các hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp sử
dụng NLTK & HQ trong hiện tại và trong tương lai.
Đề án “ Đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ vào các chương trình
giáo dục của các cấp học, các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm
trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử
dụng năng lượng và các biện pháp sử dụng NLTK & HQ, nhằm phát triển bền vững
đất nước”.
Môn sinh học là một trong những môn học được lựa chọn để tích hợp nội dung
giáo dục sử dụng NLTK & HQ. Là giáo viên giảng dạy môn sinh học tôi nhận thấy
cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung cụ
thể: cần khai thác những nội dung nào, mức độ khai thác, các phương pháp và phương
tiện khai thác sao cho có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo không gây quá tải quá trình
học tập của học sinh. Vì lí do đó tôi chọn đề tài :
“Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phần sinh thái
học, sinh học 12 - chương trình chuẩn”.
Năm học: 2012 - 2013
- -
2
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Năng lượng và vai trò của năng lượng đối với con người:
- Năng lượng được định nghĩa là: “ đại lượng vật lý đặc trưng có khả năng sinh
công”.

- Các dạng năng lượng:
+ Nhiên liệu thiên nhiên như than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên
(năng lượng không tái sinh) và năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử.
+ Năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
nước, năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt.
+ Năng lượng sinh khối như: gỗ, củi, các phụ phẩm nông nghiệp, nhiên liệu sinh
học và khí biogas.
+ Năng lượng cơ bắp như sức của người, trâu bò ngựa, voi…
- Vai trò của năng lượng đối với con người.
Năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người, nó quyết
định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Do vậy, nhiều nước
đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đối với sự phát triển của quốc gia.
1.2. Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà
trường trung học phổ thông.
Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ để họ trở thành
những công dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ở nhà trường được thực hiện
thông qua hoạt động dạy học. Nội dung dạy học phải phản ánh được những vấn đề
đang được cả loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng NLTK & HQ.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn
nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua các hoạt động tập thể, tự tu
dưỡng. Vì vậy giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực các yêu cầu
về sử dụng NLTK & HQ.
Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin và ý nghĩa to lớn của
việc sử dụng NLTK & HQ tới học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một
cách rộng rãi đến các thành viên khác trong xã hội, trước hết là các thành viên trong
gia đình học sinh. Vì vậy, việc thực hiện giáo dục sử dụng NLTK & HQ là một biện
pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
1.3. Cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng NLTK &HQ nêu
yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin; tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực
phát triển, thúc đẩy sử dụng NLTK & HQ, bảo vệ môi trường.
Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”
theo quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thứ ba của
Năm học: 2012 - 2013
- -
3
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Chương trình là: Đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ vào hệ thống giáo
dục quốc dân, trong đó quy định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp
giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng NLTK & HQ vào các môn học, phù
hợp với từng cấp học, từ tiểu học đến THPT.
Đề án “ Đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ vào hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2006- 2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu: “Đưa các
nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ vào các chương trình giáo dục của các cấp
học, các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho học sinh,
sinh viên những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và
các biện pháp sử dụng NLTK & HQ, nhằm phát triển bền vững đất nước”.
1.4. Mục tiêu của giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dạy học các
môn học ở cấp trung học phổ thông.
- Về kiến thức.
Người học có hiểu biết về:
+ Khái niệm về năng lượng.
+ Sự chuyển hóa các dạng năng lượng,
+ Vai trò của năng lượng đối với con người.
+ Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng hiện nay. Nguồn
tài nguyên không phải là vô hạn.
+ Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng
đối với môi trường.

+ Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
+ Ý nghĩa của việc sử dụng NLTK & HQ.
+ Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng.
- Về kỹ năng.
Người học có thể thực hiện được các kỹ năng sau:
+ Có thể liên kết kiến thức các môn học với nhau và các khái niệm về năng
lượng, các dạng năng lượng và các nguồn năng lượng, các quá trình sử dụng năng
lượng.
+ Có thể giải thích cơ sở khoa học của quá trình, các biện pháp thực hành sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hoạt động của các thiết bị và trong đời
sống hàng ngày.
+ Có khả năng tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các thành
viên khác trong gia đình và cộng đồng ý thức về sử dụng NLTK & HQ, các kỹ năng
thực hành tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Về hành vi, thái độ.
+ Ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận.
+ Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài
nguyên năng lượng.
Năm học: 2012 - 2013
- -
4
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
+ Có ý thức trong sử dụng năng lượng không gây tác hại đến môi trường, đến
con người.
+ Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng
không hợp lý.
+ Thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường
và cộng đồng.
+ Có thói quen áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả năng lượng.

1.5. Phương pháp tích hợp các nội dung giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào các môn học ở trường trung học.
- Tích hợp có nghĩa là “gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể”. Phương thức
tích hợp các môn học đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước, riêng ở
Việt Nam đã có nhiều môn học vận dụng vào quá trình dạy học để nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa
học và tư duy của học sinh. Bằng các tích hợp một cách hợp lý và có ý nghĩa các nội
dung gần với cuộc sống vào môn học để học sinh nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức,
kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội,do đó việc học không trở nên nặng nề, và thiếu hứng
thú.
- Mức độ vận dụng.
+ Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,
hoặc nội dung một bài cụ thể cũng chính là kiến thức về sử dụng năng lượng và các
vấn đề về năng lượng.
+ Tích hợp bộ phận được thực hiện khi một phần kiến thức của bài học có nội
dung về sử dụng năng lượng và các vấn đề về năng lượng.
+ Hình thức liên hệ là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội
dung liên quan tới sử dụng năng lượng và các vấn đề về năng lượng, song không nêu
rõ nội dung của bài học. Do vậy giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ
với các nội dung về sử dụng NLTK & HQ
1.6. Các phương pháp, phương tiện khi tích hợp các nội dung giáo sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học.
- Vận dụng các phương pháp tích cực.
+ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
+ Dạy học hợp tác.
- Sử dụng các phương tiện máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu video.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Tình hình sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển các

ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Năm học: 2012 - 2013
- -
5
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Nguồn năng lượng chủ yếu vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch như than đá,
dầu, khí tự nhiên.
- Nguồn tài nguyên không tái sinh như than đá, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt.
2.2 Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh
thái
- Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, nên việc khai
thác xây dựng hầm lò (khai thác than) thường chặt cây rừng, bóc lớp đất đá,….và việc
khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển có thể xảy ra sự cố tràn dầu. Do đó việc
khai thác các nguồn nguyên liệu hóa thạch có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái càng lớn.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính,
là một trong các nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở
quy mô rộng lớn. Hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên Trái đất và có
thể gây ra các hậu quả sau: Thời tiết bất thường, mưa lũ và khô hạn thường xuyên
hơn, hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng mở rộng vào mùa lũ, các dòng sông tăng
cường xâm thực gây sạt lở các khu dân cư. Về mùa khô hiện tượng nhiễm mặn ngày
càng tiến sâu vào lục địa.
2.3 Các biện pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Biện pháp quản lý
+ Xây dựng các văn bản pháp quy về sử dụng NLTK & HQ.
+ Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng, phát triển
hợp lý các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.
+ Có chính sách ưu tiên (thuế, quy hoạch,…) đối với việc phát triển các nguồn
năng lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh.

+ Hợp lý hóa quá trình sản xuất.
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục .
+ Đưa các nội dung giáo dục NLTK & HQ vào các cấp học.
+ Tuyên truyền và sử dụng NLTK & HQ trong gia đình, trường học và cộng
đồng.
+ Xây dựng nhà trường sử dụng NLTK & HQ.
- Các biện pháp kỹ thuật
+ Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển năng lượng.
+ Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng.
+ Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất máy móc, tăng cường sử dụng thiết bị
điện có hiệu suất sử dụng năng lượng cao.
+ Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng.
+ Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá
thạch.
2.4 Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà
trường trung học phổ thông.
Năm học: 2012 - 2013
- -
6
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay chiếm 1/3
dân số cả nước (hơn 20 triệu người), trong đó học sinh, giáo viên cấp THPT khoảng
3 triệu người. Đó là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng NLTK & HQ. Đồng thời
đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối
tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử dụng NLTK & HQ.
- Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung
giáo dục NLTK & HQ vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một trong những yêu cầu
đối với giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu xã
hội.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.

3.1 Một số nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả phần sinh thái học ( sinh học 12 - chương trình chuẩn).
Tên bài
Địa chỉ tích
hợp (tích hợp
vào nội dung
nào của bài)
Nội dung
giáo dục sử dụng NLTK & HQ
Mức độ
tích hợp
Bài 35: Môi
trường và các
nhân tố sinh
thái
II.1.Ổ sinh thái Trong chăn nuôi, trồng trọt và
nuôi trồng thuỷ sản; trên 1 diện
tích nên nuôi, trồng nhiều loài
sống ở các ổ sinh thái khác nhau
để giảm sự cạnh tranh, tăng hiệu
quả nuôi trồng.
Liên hệ
Bài 36: Quần
thể sinh vật và
mối quan hệ
giữa các cá thể
trong quần thể
II.Quan hệ giữa
các cá thể
trong quần thể

Quan hệ hỗ trợ của các cá thể
cùng loài giúp chúng khai thác tối
ưu nguồn sống của môi trường và
tăng khả năng chống chịu
Tích hợp
bộ phận
Bài 37: Các
đặc trưng cơ
bản của quần
thể
II. Nhóm tuổi
III. Sự phân bố
cá thể của quần
thể
IV. Mật độ cá
thể của quần
thể
Xác đinh khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên hết tiềm năng
hay chưa hết tiềm năng cho phép.
Quy hoạch phân bố cá thể hợp lý
để tăng khả năng khai thác nguồn
sống.
Giữ mật độ cá thể trong quần thể
hợp lý để khai thác hiệu quả tối ưu
nguồn sống.
Liên hệ
Bài 38: Các
đặc trưng cơ
bản của quần

VI.Tăng trưởng
của quần thể
sinh vật
Sinh đông con sẽ không thể cung
cấp đủ các nhu cầu sống tối thiểu
cho con.
Liên hệ
Năm học: 2012 - 2013
- -
7
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
thể
VII.Tăng
trưởng của
quần thể người
Sự tăng nhanh dân số là nguyên
nhân chính tạo ra sức nặng về
cung cấp nguồn sống, sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
môi trường sống.
Bài 39: Biến
động số lượng
cá thể của
quần thể sinh
vật
II.1.Nguyên
nhân gây biến
động số lượng
cá thể của quần
thể

Dự báo, xác định chính xác và kịp
thời các nguyên nhân có thể gây
biến động để có giải pháp khai
thác và bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo.
Liên hệ
Bài 40: Quần
xã sinh và một
số đặc trưng
cơ bản của
quần xã
II.2.Đặc trưng
về sự phân bố
cá thể trong
không gian của
quần xã
Trong trồng trọt nên trồng xen
canh nhiều loài cây, trồng theo các
đường đồng mức…để tăng sinh
khối/diện tích. Trong nuôi thuỷ
sản nên chọn nuôi đa dạng các
thành phần phù hợp tăng hiệu quả
kinh tế.
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
Bài 41: Diễn
thế sinh thái
III. Nguyên
nhân diễn thế

sinh thái
IV. Tầm quan
trọng của
nghiên cứu
diễn thế
Từ các nguyên nhân gây ra diễn
thế sinh thái để học sinh xác định
được vai trò của con người trong
hoạt động khai thác tài nguyên đã
làm biến đổi dẫn tới suy thoái,
hoặc góp phần làm phong phú
nguồn sống.
Học sinh xác định được tầm quan
trọng của diễn thế sinh thái, trên
cơ sở đó có biện pháp khai thác
nguồn sống đúng cách, đúng lúc,
đạt hiệu quả cao .
Liên hệ
Bài 42: Hệ
sinh thái
III.2. Các hệ
sinh thái nhân
tạo
Xây dựng, cải tạo các hệ sinh thái
nhân tạo. Giúp khai thác và nâng
cao năng suất cây trồng vật nuôi,
trong sản suất nông nghiệp
Liên hệ
Bài 43: Trao
đổi vật chất

trong hệ sinh
thái
I. Trao đổi vật
chất trong quần
xã sinh vật
Xác định được phương thức và ý
nghĩa của sự trao đổi vật chất
trong hệ sinh thái
Liên hệ
Bài 44: Chu
trình sinh địa
II.1. Chu trình
cacbon
Biết cách khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả các nguồn tài
Liên hệ
Năm học: 2012 - 2013
- -
8
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
hoá và sinh
quyển
nguyên không tái sinh.
Học sinh hiểu được nguyên nhân
gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho
trái đất nóng lên .
Bài 45: Dòng
năng lượng
trong hệ sinh
thái và hiệu

suất sinh thái
I. Dòng năng
lượng trong hệ
sinh thái
Học sinh biết được nguồn năng
lượng đầu vào của hệ sinh thái là
nguồn năng lượng ánh sáng mặt
trời .
Xác định được ý nghĩa dòng năng
lượng trong hệ sinh thái. Từ đó
cho biết cách khai thác tiềm năng
sinh học của một chuỗi và lưới
thức ăn cao nhất ở mắt xích đầu và
giảm dần ở các mắt xích tiếp theo
Tích hợp
toàn phần
3.2 Một số bài soạn tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bài 36: : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ
TRONG QUẦN THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là quần thể sinh vật và lấy ví dụ minh họa.
- Nêu được các quan hệ trong quần thể và lấy ví dụ minh họa.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp
- Rèn luyện được kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Chuẩn bị:
Hình 36.1, 36.2, 36.3, 36.4,

III. Phương pháp:
Phát vấn, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Môi trường sống là gì? Nhân tố sinh thái là gì?
- Giới hạn sinh thái là gì ? Ổ sinh thái ?
3. Bài mới:
Năm học: 2012 - 2013
- -
9
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Quần thể là gì?
▼ Học sinh trả lời lệnh trang
156
Ví dụ về quần thể và tập
hợp không phải quần thể.
? Quá trình hình thành quần
thể mới như thế nào?
Giữa các cá thể gắn bó
chặt chẽ với nhau nhờ các
mối liên hệ sinh thái nào?
▼ QS hình 36.2, 36.3, 36.4
kết hợp với nội dung đã học
trả lời lệnh trang 157
(nêu những biểu hiện và ý
nghĩa của quan hệ hỗ trợ
trong quần thể)
? Khi nào các cá thể trong

quần thế xảy ra quan hệ cạnh
tranh?
(giữa nhu cầu của QT và khả
năng đáp ứng của MT)
Ví dụ?
▼ trả lời lệnh trang 159
? Ý nghĩa của cạnh tranh?
Cân bằng giữa nhu cầu của
QT và khả năng đáp ứng của
MT
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành
quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng
một loài, cùng sống trong một khoảng không gian
xác định vào một thời gian nhất định và có khả năng
sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quá trình hình thành quần thể mới thường trải qua
các giai đọan sau: Các cá thể cùng loài phán tới một
môi trường sống mới, những cá thể thích nghi được
với điều kiện sống dần dần hình thành quần thể mới
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hổ trợ:
- Các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các họat
động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh
sản => qt thích nghi tốt hơn, khai thác tối ưu
nguồn sống

tăng khả năng sống sót và sinh sản
Ví dụ:
+ Thực vật sống theo nhóm→ chống chịu gió bão,

chịu hạn tốt hơn (hạn chế tiêu hao nước, hiện
tượng nối liền rễ )
+ Chó sói: hỗ trợ nhau→ ăn thịt được trâu rừng
+ Bồ nông: xếp thành hàng→ bắt được nhiều cá
⇒ Hiệu quả nhóm
2/ Quan hệ cạnh tranh:
- Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao ⇒ tranh
dành nhau về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh
sáng , con đực tranh dành con cái.
Ví dụ:
+ TV cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng → tỉa
thưa.
+ ĐV (cá, chim, thú ) cạnh tranh dinh dưỡng, nơi
ở → Mỗi nhóm bảo vệ một khu vực sống riêng,
một số cá thể bị buộc tách khỏi đàn.
Một số đv ăn thịt lẫn nhau, ăn trứng hoặc cá thể non
⇒ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố
của các các thể trong quần thể duy trì ở mức phù
hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4 .Củng cố:
Năm học: 2012 - 2013
- -
10
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Quần thể là gì? Cho ví dụ?
- Trình bày các mối quan hệ trong quần thể?
5. Về nhà :
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc mục Em có biết.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 37- Các đặc trưng cơ bản của quần thể.

BÀI 37 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, lấy ví
dụ minh họa.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp.
3. Thái độ:
- Từ các đặc trưng cơ bản của quần thể học sinh có ý thức áp dụng vào thực tiễn
sản xuất và đời sống.
II. Thiết bị dạy học:
Hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 SGK
III. Phương pháp:
Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Quần thể là gì? Cho ví dụ?
- Trình bày các mối quan hệ trong quần thể?
3. Bài mới:
Mỗi quần thể có các đặc trưng cơ bản đó là dấu hiệu phân biệt quần thể này với
quần thể khác
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
▼Học sinh trả lời lệnh trong SGK
trang 162.
HS:
+ TLGT thay đổi theo điều kiện
MT
+ Do đặc điểm sinh sản và tập tính
đa thê ở động vật

+ TLGT phụ thuộc vào chất lượng
I. Tỷ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính (TLGT): là tỉ lệ giữa số
lượng cá thể đực và cái trong quần thể
Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa
sinh sản, sinh lý. . .
Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng
quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của
quần thể trong điều kiện môi trường thay
Năm học: 2012 - 2013
- -
11
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ
thể
▼Học sinh trả lời lệnh trang 162
Lệnh 1:
A: Dạng phát triển B: Dạng ổn
định
C: Dạng suy giảm
Dưới cùng : Nhóm tuổi trước sinh
sản
Giữa: Tuổi sinh sản
Trên: Sau sinh sản
? ĐK bất lợi (thuận lợi) ảnh hưởng
ntn?
▼Lệnh 2:
A: ít; B: vừa phải; C: Quá mức
Học sinh đọc bảng 37.2 (Tóm tắt

vào vở)
GV lưu ý: Thành phần nhóm
tuổi trong QTSV có ảnh hưởng
quan trọng trong việc khai thác
nguồn sống của MT và khả năng
sinh sản của QT
▼Lệnh 1: GV yêu cầu HS quan
sát H.37.3 và cho biết các kiểu phân
bố trong QT. ý nghĩa của các kiểu
phân bố đó
▼Lệnh 2: Yêu cầu HS cho biết
vận dụng nghiên cứu phân bố cá thể
vào sản xuất như thế nào?
GV lưu ý: Trong sản xuất nông
nghiệp cần phân bố cây trồng vật
nuôi hợp lý để tận dụng tối đa
nguồn sống của MT
? Vì sao mật độ được xem là đặc
trưng cơ bản
? Điều gì xảy ra khi mật độ quá
đổi.
II. Nhóm tuổi
- Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng
nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể
luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và
điều kiện sống của môi trường.
→ Nghiên cứu nhóm tuổi giúp bảo vệ,
khai thác tài nguyên hiệu quả.
III/ Sự phân bố cá thể trong quần thể
Có 3 kiểu phân bố

- Phân bố theo nhóm:
Điều kiện sống không đồng đều → hỗ trợ
chống lại điều kiện bất lợi. (Cây bụi mọc
hoang, đàn trâu rừng )
- Phân bố đồng điều: Điều kiện sống đều và
khi có sự cạnh tranh → giảm cạnh tranh.
(Cây thông/rừng, chim hải âu làm tổ.)
- Phân bố ngẫu nhiên: Điều kiện sống đều
và giữa các cá thể không có cạnh tranh→
tận dụng được nguồn sống. (sâu sống trên
tán cây, cây gỗ rừng mưa nhiệt đới)
IV. Mật độ cá thể trong quần thể
- Mật độ các thể của quần thể là số lượng
các thể trên một đơn vị hay thể tích của
quần thể.
Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử
Năm học: 2012 - 2013
- -
12
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
cao, thấp?
? Yếu tố nào ảnh hưởng tới mđộ?
▼Học sinh trả lời lệnh trang 164
+ Các cá thể cạnh tranh thức ăn,
nhiều các thể bé thiếu thức ăn sẽ
chậm lớn và sẽ bị chết.
+ Cá con non mới nở bị cá lớn ăn
thịt, nhiều khi cá bố ăn thịt luôn cá
con của chúng.
+ Hai hiện tượng trên dẫn tới quần

thể điều chỉnh mật độ cá thể.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mật
độ cá thể trong sản xuất: Đảm
bảo mật độ hợp lý trong sản xuất
để sinh vật tận dụng tối đa nguồn
sống, cho năng suất cao nhất.
dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả
năng sinh sản và tử vong của cá thể.
4. Củng cố:
- Đọc mục tổng kết
- Trả lời câu hỏi SGK
5. Về nhà :
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Tìm hiểu đặc trưng về kích thước, kiểu tăng trưởng của quần thể.
BÀI 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích
thước của quần thể.
- Khái niệm tăng trưởng quần thể, ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, nhận thức đúng về chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình.
3. Thái độ:
- Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi
trường.
II. Chuẩn bị :
- HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm thêm 1 vài biện pháp bảo vệ quần thể
góp phần bảo vệ môi trường.
- GV: Tranh phóng to các hình 38.1- 4 SGK.

Năm học: 2012 - 2013
- -
13
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
III. Phương pháp:
Thảo luận, phát vấn, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu các đặc trưng của quần thể đã học.Vì sao nói mật độ là đặc trưng cơ bản
nhất?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1:
▼Hs nghiên cứu thông tin SGK và
hình vẽ 38.1
? thế nào là kích thước của quần thể
sinh vật? kích thước tối thiểu và
kích thước tối đa? Nêu ví dụ .
? Nếu kích thước dưới mức tối thiểu
thì ảnh hưởng như thế nào?
+ Sự hỗ trợ giảm, chống chọi giảm
+ Cơ hội gặp gỡ để sinh sản giảm
+ Giao phối gần
=> Suy giảm quần thể hoặc tử vong
? Nếu kthước trên mức tối đa?
+ cạnh tranh, ô nhiễm, dịch bệnh
di cư, tử vong
Hoạt động 2
▼Hs nghiên cứu thông tin SGK và

hình vẽ 38.2
? có mấy nhân tố ảnh hưởng tới kích
thước của QT sinh vật, nhân tố nào
làm tăng số lượng, nhân tố nào làm
giảm số lượng cá thể? vì sao?
(Có 4 nhân tố ảnh hưởng : mức độ
sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư
và nhập cư, trong đó 2 nhân tố làm
tăng số lượng cá thể là : sinh sản và
nhập cư, 2 nhân tố còn lại làm giảm
số lượng cá thể )
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
- Kích thước của QTSV là số lượng cá thể
(hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy
trong các cá thể) phân bố trong khoảng
không gian của QT
- Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con
….
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít
nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về
số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù
hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của
môi trường
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước
của QT sinh vật
a. Mức độ sinh sản của QTSV
- Là số lượng cá thể của QT được sinh ra
trong 1 đơn vị thời gian

(phụ thuộc số lượng trứng, con non/lứa; số
lứa đẻ; tuổi thành thục; tỉ lệ đực cái, và
điều kiện thức ăn, khí hậu, )
b. Mức độ tử vong của QTSV
- Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1
đơn vị thời gian
(phụ thuộc trạng thái qt và điều kiện mt, )
c. Phát tán cá thể của QTSV
- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ
QT mình  nơi sống mới
- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm
Năm học: 2012 - 2013
- -
14
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Hoạt động 3 :
▼ Hs nghiên cứu thông tin SGKvà
hình vẽ 38.3
? vì sao số lượng cá thể của QTSV
luôn thay đổi và nhiều QTSV không
tăng trưởng theo tiềm năng sinh
học?
(Do điều kiện ngoại cảnh luôn thay
đổi )
Hoạt động 4 :
▼Hs nghiên cứu thông tin SGK và
hình vẽ 38.4 trả lời câu hỏi dân số
thế giới đã tăng trưởng với tốc độ
như thế nào? Tăng mạnh vào thời
gian nào?Nhờ những thành tựu nào

mà con người đã đạt mức độ tăng
trưởng đó ?
4. Kết luận :Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến kích thước của QTSV?
nhân tố nào làm thay đổi số lượng
cá thể ?
ngoài QT chuyển tới sống trong QT
VI. Tăng trưởng của QTSV
- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng
trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong
tăng trưởng hình chữ J)
- Điều kiện môi trường bị giới hạn: Tăng
trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng
hình chữ S)
VII. Tăng trưởng của QT Người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong
suốt quá trình phát triển lịch sử
- Dân số tăng nhanh, phân bố không hợp
lý là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sức nặng
về cung cấp nguồn sống, dẫn đến sự cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô
nhiễm môi trường

ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của con người.
4. Củng cố:
- Đọc phần tổng kết.
- Đọc mục "em có biết"
5. Hướng dẫn về nhà :
- Hs học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Xem trước bài mới: Bài 39 sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
Bài 39: SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví
dụ minh họa.
- Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể.
- Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
- Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần
thể.
2. Kỹ năng:
Năm học: 2012 - 2013
- -
15
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình, kĩ năng quan sát, tổng hợp thực tế,
3. Thái độ:
- Hình thành tư duy đúng trong nhập, thuần hoá các sinh vật mới, thấy được cân
bằng sinh thái trong môi trường, nông nghiệp.
II/. Phương pháp:
- Phương pháp: Vấn đáp - qui nạp - gợi mở, hoạt động nhóm.
III/Chuẩn bị:
- Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu,
IV/. Tiến trình:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là kích thước tối đa, tối thiểu của QTSV? Ý nghĩa của kích thước
tối đa, tối thiểu?
Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể? Mối quan hệ
giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng theo môi trường?

Câu 3: Ý nghĩa của kích thước QT, sự tăng trưởng của QT trong QT người?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Thế nào là sự biến động số lượng cá thể
của QT? Cho các ví dụ?
- Gợi ý để hs xếp các ví dụ vào 2 nhóm.
? Có những kiểu biến động nào?
- Biến động theo chu kì:
? Phân tích hình 1:
+ Các loài
+ Quan hệ giữa chúng
+ Sự biến động số lượng cá thể
+ Loài nào biến động trước (chu kỳ thỏ
trước 1-2năm)
? N.nhân gây biến động
+ Thời gian một chu kì.
? Nêu các ví dụ khác theo cách trên?
- Bổ sung 1 số ví dụ khác: Cào cào di cư
(Locusta migratoria) ở vùng phụ châu Á
di cư định kì sang vùng cổ HiLạp - La Mã,
chúng tràn sang vùng cây trồng ăn trụi hết
những gì gặp trên đường di cư. Chu kì
biến động của chúng là 40 năm có một
cực đại.
? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nắm bắt
I. Biến động số lượng cá thể
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể
trong quần thể
1. Biến động theo chu kì
- Là biến động số lượng cá thể của qt

theo chu kì, xảy ra do những thay đổi
có chu kỳ của điều kiện môi trường.
- Ví dụ:
* Theo chu kì nhiều năm:
+ Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm
+ Cáo-chuột lemmut đồng rêu
phương Bắc: 4 năm
+ Cá cơm/biển Pêru: 7 năm
* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt
đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ,
ếch nhái tăng SL theo mùa.
+ Biến động số lượng của bọ trĩ
(Thrips imaginalis) ở Úc, chim sẻ
(Parus major) ở vùng Oxford mùa hè
có số lượng lớn, mùa đông số lượng
thấp
 Đánh bắt
Năm học: 2012 - 2013
- -
16
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
chu kỳ mùa?
? Nêu những câu tục ngữ nói về thời gian
tăng SL của 1 số sinh vật?
(Rươi: tháng chín đôi mươi, tháng 10
mồng 5
Chim: mùa thu chim ngói, mùa hè chim
cu)
? Thế nào là biến động không theo chu kì?

Cho ví dụ và nêu rõ nguyên nhân biến
động của từng trường hợp?
- Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường
sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh
tranh.
Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở
Việt nam;
- Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên
tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con
người.
Ví dụ: Bò sát khổng lồ tuyệt diệt ở đầu đại
tân sinh do lạnh; Lụt lội, cháy rừng làm
giảm mạnh số lượng cá thể, Dịch cúm
làm số lượng gà giảm hàng loạt.
? Hậu quả của sự biến động không theo
chu kì tới môi trường, sản xuất
- Gợi ý để hs nêu hiện tượng ở Việt Nam:
Chuột, ốc bươu vàng, Hải li, cây mai
dương, cá chim trắng; hoặc: các loài có
tên trong sách đỏ.
? Nguyên nhân gây biến động?
?Nguyên nhân nào xảy ra trước?
MT=>nội tại
? Nhân tố sinh thái tác động lên chỉ tiêu
nào của qt?
? Nhân tố vô sinh ảnh hưởng như thế nào?
tác động mạnh vào giai đoạn nào?
- Không thuận lợi: sức sinh sản, khả năng
tăng trưởng, sức sống, giảm
- Thuận lợi:

2. Biến động không theo chu kì:
- Là biến động mà số lượng cá thể của
QT tăng hoặc giảm đột ngột do điều
kiện bất thường của mt (thời tiết,hỏa
hoạn, dịch bệnh, ) hoặc khai thác
quá mức của mt.
II. Nguyên nhân gây biến động và
sự điều chỉnh số lượng cá thể của
quần thể
1. Nguyên nhân gây biến động :
NTST
 →
htđt //
SS,TV,PT
a.Do thay đổi các nhân tố vô sinh :
- Khí hậu ảnh, nhiệt độ → tác động
lên trạng thái sinh lí của cơ thể
- Tác động mạnh vào mùa sinh sản
hay giai đoạn còn non của sinh vật→
biến động mạnh.
b.Do thay đổi các nhân tố hữu sinh
- Tác động của nhân tố hữu sinh thể
Năm học: 2012 - 2013
- -
17
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Nhân tố hữu sinh tác động như thế nào?
Ví dụ
-Sâu bọ (biến nhiệt)→ vô sinh (khí hậu có

vai trò quyết định) - Chim (đ/nhiệt) → HS
(thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh
nơi làm tổ vào mùa hè quyết đinh)
- giai đoạn trứng (NTVS), giai đoạn sâu
non (NTHS)
? Sự biến động có ý nghĩa gì?
Như vậy, sự biến động số lượng cá thể
trong quần thể là kết quả tác động tổng
hợp của các nhân tố môi trường, trong đó
một số nhân tố sinh thái có vai trò chủ yếu
mặt khác là phản ứng thích nghi của quần
thể đối với sự tác động tổng thể các điều
kiện của môi trường.
? QT điều chỉnh số lượng thông qua cơ
chế nào?
? Trạng thái cân bằng của quần thể có ý
nghĩa gì với quần thể, với con người?
-Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa
tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư
-Ý nghĩa:
+Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.
+Tạo trạng thái cân bằng sinh thái.
hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở
mật độ của động vật ăn thịt, vật kí
sinh, con mồi, loài cạnh tranh → gây
biến động mạnh
Nhân tố quyết định sự biến động:
tùy từng quần thể và tùy gđoạn

->Khai thác và nuôi trồng duy trì
mật độ cá thể hợp lý cho hiệu quả
khai thác và nuôi trồng cao mà
không làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của
quần thể.
Quần thể sống trong một môi trường
xác định luôn có xu hướng tự điểu
chỉnh số lượng cá thể (tăng hoặc giảm
số lượng, )
-Khi điều kiện thuận lợi như: thức ăn
dồi dào, ít kẻ thù => sức sinh sản
tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư
tăng => số lượng cá thể tăng
-Khi số lượng cá thể tăng cao => thức
ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô
nhiễm môi trường => cạnh tranh gay
gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử
vong cao => số lượng cá thể giảm.
3. Trạng thái cân bằng ở quần thể.
- Là trạng thái ở đó số lượng cá thể
của qthể ổn định và phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của mt
4. Củng cố:
Năm học: 2012 - 2013
- -
18
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Đọc phần tổng kết cuối bài

5. Về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK Câu hỏi SGK.
- Xem trước bài mới: Bài 39 sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
4. THỰC NGHIỆM
4.1. Tổ chức thực nghiệm
Tiến hành giảng dạy theo nội dung bài soạn, tích hợp sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả ở hai lớp : lớp 12A5 là lớp thực nghiệm và 12A6 là lớp đối chứng
tại trường THPT Nguyễn Hoàng - năm học 2012 - 2013.
4.2. Nội dung thực nghiệm
Sau mỗi tiết học tôi thực hiện kiểm tra 15 phút ở mỗi lớp bằng một số câu hỏi về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
Đề kiểm tra (Thời gian 15 phút) :
Câu 1 : Hãy nêu các hậu quả của sự tăng dân số quá nhanh ?
Câu 2 : Tại sao phải duy trì hợp lý mật độ cá thể trong quần thể ?
4.3. Kết quả thực nghiệm
Điểm

Lớp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số
bài
12A5(TN) 0 0 0 0 5 5 11 10 5 4 40
12A6(ĐC) 0 0 2 4 10 8 7 6 2 1 40
*Nhận xét :
- Lớp thực nghiệm có 0/40 (0%) học sinh yếu kém ; Trung bình có 10/40 (25%)
học sinh ; Khá giỏi 30/40 (75%) học sinh.
- Lớp đối chứng có 6/40 (15%) học sinh yếu kém ; Trung bình có 18/40 (45%)
học sinh ; Khá giỏi 16/40 (40%) học sinh.
4.4 - Kết luận về kết quả thực nghiệm
Từ kết quả kiểm tra nêu trên, bước đầu cho thấy việc tích hợp giáo dục sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phần sinh thái học sinh học 12 là có hiệu quả,
qua đó giáo dục cho học sinh có thái độ bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
Năm học: 2012 - 2013
- -
19
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa thiết thực giúp học sinh có nhận thức đúng về:
- Năng lượng hiện nay do con người tạo ra phần lớn là từ nguồn năng lượng hóa
thạch của Trái đất, những nguồn năng lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ô
nhiễm môi trường rất lớn, làm biến đổi khí hậu.
- Vấn đề dân số là một áp lực đối với việc sử dụng tài nguyên.
- Cần tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Chứng minh ảnh hưởng của năng lượng đến hệ sinh thái và tầm quan trọng của
năng lượng.
- Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng cho người lớn, chúng ta phải
tuyên truyền và giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho học
sinh một bộ phận không nhỏ của xã hội. Vì giáo dục từ nhỏ (tiết kiệm điện, tiết kiệm
giấy, ) để tạo thành thói quen cho các em, từ thói quen dẫn đến hành động cụ thể,
qua các em về tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng với gia đình
và những người xung quanh.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi mới chỉ xây dựng được một
số giáo án tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần sinh thái học. Đề nghị
quý thầy cô tiếp tục xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể chương trình tích hợp giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các bài dạy trong chương trình môn
sinh học - trung học phổ thông, nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng, trước hết trong phạm vi trường học, gia đình và xã hội.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh hoá ; ngày 20 tháng 4 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là sáng kién kinh
nghiệm do tôi viết, không sao chép của ai
Người viết
Mỵ Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Năm học: 2012 - 2013
- -
20
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Mỵ Thị Hồng
- Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông - Bộ
giáo dục và đào tạo - 2012.
- Việt nam môi trường và cuộc sống - 2006 Nhà xuất bản chính trị quốc gia - chủ
biên: Giáo sư tiến sĩ Lê Quý An.
- Dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn sinh học lớp 12 - Nhà xuất bản đại học
sư phạm 2010 - Chủ biên : Lê Đình Trung.
- Năng lượng sinh học - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2012 của Nguyễn
Quốc Khang.
Năm học: 2012 - 2013
- -
21

×