Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Những giải phát nhằm phát triển cây dứa ở vùng trung du và miền núi phía tây nam của tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.48 KB, 80 trang )

lời mở đầu .
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% lao động làm nông
nghiệp do vậy sản phẩm từ nông nghiệp là rất phong phú và đa dạng đây là
điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta .
Nhu cầu về sản phẩm chế biến ngày càng tăng, sự thích sử dụng sản
phẩm có mùi thơm, nước giải khát ngọt đang được ưa chuộng, chính vì vậy
ngày công nghiệp chế biến ngày càng phát triển ,sự phát triển của nó kéo theo
sự phát triển sản phẩm nông nghiệp mà trong đó có sản phẩm dứa.
Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước,nông nghiệp đang có những bước phát triển nhanh
chóng và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Sự phát triên của ngành
nông nghiệp luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế
biến.Nó không chỉ phù hợp với xu hướng tiêu dùng sản phẩm chế biến mà
còn giúp chúng ta tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động ở nông
thôn ,tác động tích cực vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn.Song lĩnh vực nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức và
còn gặp nhiều trở ngại khó khăn trong cơ chế huy động vốn,đổi mới công
nghệ nhằm tăng giá trị và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông nghiệp trên
thị trường.
Sự phát triển sản xuất dứa của vùng trung du và miền núi phía tây nam
của tỉnh Thanh Hoá cũng đang nằm trong tình trạng đó.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về nông sản và đặc biệt là thực
trạng về sản phẩm dứa của vùng trung du và miền núi phía tây nam của tỉnh
Thanh hoá ,đưa ra vấn đề cần giải quyết sau:
"Một số giải phát nhằm phát triển cây dứa ở vùng trung
du và miền núi phía tây nam của tỉnh Thanh Hoá."
Nội dung của đề tài được chia làm 3 phần:
KHOA KTNN&PTNT. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD.
1
Chương I:Cơ sơ lý luận và thực tiển về phát triển cây dứa.
Chương II: Thực trạng về phát triển cây dứa ở vùng trung du và miền


núi phía tây nam của tỉnh Thanh Hoá.
Chương II: Phương hướng và giải pháp .
Em xin chân thành cám ơn Thầy giáo TS.Trần Quốc Khánh và Sở
NN&PTNT tỉnh Thanh Hoá đã giúp em trong quá trình thực tập và hoàn
thành đề tài này .
2
PHần i:
cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cây dứa.
I.Vai trò của cây dứa trong nền kinh tế .
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới ,là một trong 3 loại cây ăn quả hàng đầu
của nước ta (chuối ,dứa ,cam quýt) ,dùng để ăn tươi ,đặc biệt là để chế biến
xuất khẩu .Dứa được trồng ở nhiều vùng trong nước .
Cây Dứa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ –Braxin hay
Paragoay,thích hợp nhiệt độ và độ Èm cao,sợ rét và sương muối .Trong điều
kiện khí hậu thích hợp có thể sinh trưởng quanh năm.Dứa là loại cây ăn quả
không kén đất.Vùng gò đồi ,đất dốc(20
0
trở xuống),những loại đất xấu,nghèo
dinh dưỡng đều có thể trồng được Dứa . Ở đồng bằng sông cửu long ,trên đất
phèn là cây tiên phong ,sau đó có thể trồng các loại hoa màu khác nh
mía,chuối ,rau đậu v v v… Có thể nói cây dứa giúp con người tận dụng được
quỹ đất để có thêm sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Trồng Dứa nhanh cho thu hoạch ,sau 1-2 năm có thể đạt 10-20 tấn /ha ,năng
suất cao là 30-35 tấn .Đặc biệt có thể xử lý cho Dứa ra hoa trái vụ ,kéo dài
được thời gian thu hoạch và cung cấp sản phẩm là điều mà các loại cây ăn quả
khác khó hoặc chưa làm được.
Về mặt dinh dưỡng ,quả Dứa được xem là hoàng hậu trong các loại quả
vì hương vị thơm ngon và giàu các chất dinh dưỡng .Wooster và Blank(1950)
phân tích thành phần trong quả Dứa Cayen ở Hawai cho thấy có 11-15%
đường tổng số (trong đó đường saccarô chiếm 1/3 ,ngoài ra còn có đường

glucô và fructô),axít 0.6%(axit xitric chiếm 78%,còn lại là axit malic và các
axit khác ).Hàm lượng các loại vitamin như vitaminA-130 đơn vị quốc tế.
VitaminB1-0,08mg ,vitaminB-0,02mg ,vitaminC-4,2mg/100g.Các chất
3
khoáng :Ca-16mg,P-11mg,Fe-0,3mg ,Cu-0,07mg. Protein-0,4g, lipit-0,2g.
Hydrat cacbon-13,7g,nước –85,5 ,xenlulô-0,4g.
Ngoài ra trong quả Dứa còn có men bromelin giúp cho việc tiêu hoá rất
tốt .Người ta đã chiết và sản xuất bromenlin dùng trong công nghiệp thực
phẩm ,thuộc da,vật liệu làm phim v.v.v…
Quả Dứa dùng để ăn tươi và để chế biến các loại đồ hộp ,làm rượu,làm
giấm ,làm nước Ðp ,nước cô đặc ,làm bột dứa dùng cho giải khát …
Sản phẩm phụ của chế biến dứa lên men dùng làm thức ăn gia sóc .
Sau thu hoạch quả ,là dứa dùng để lấy sợi (có 2- 2,5%xenlulô), sản
phẩm dệt từ dứa bền ,đẹp ,chất lượng còn hơn cả đay. Thân cây dứa có chứa
12,5%tinh bột là nguyên liệu dùng để lên men rượu ,làm môi trường để nuôi
cấy nấm và vi khuẩn .
Cần phải thấy thêm rằng dứa là cây ăn quả chịu hạn ,trồng ở vùng đồi
theo đường đồng mức có khả năng bảo vệ đất ,chống xói mòn và một số
giống dứa có thể trồng xen ở tầng thấp dưới tán một số cây ăn quả khác và
cây công nghiệp vừa có tác dụng phủ đất chống xói mòn vừa tăng thu nhập .
Để tận dụng khai thác quỹ đất trồng đồi trọc các vùng trong nước ,sử
dụng các cây dứa để mở rộng diện tích nhằm tăng sản lượng quả tươi cho tiêu
dùng và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thì công tác cải thiện giống,
cải thiện kỹ thuật canh tác là một việc phong trào làm vườn ở nước ta trước
mắt cũng như những năm về sau.
ii. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây dứa .
Cây dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, theo K.F. Baker và J.L. Collin.
Những người đã khảo sát ở Nam Mỹ năm 1939 thì nguồn gốc cây dứa có thể
là một vùng bốn cạnh rộng lớn nằm giữa vĩ tuyến nam 15 -30
0

, kinh tuyến tây
40 - 60
0
bao gồm chủ yếu miền nam Braxin, miền bắc Achentina và Paragoay.
Các ông đã gặp ở đây dạng hoang dại. Các loài dứa A.ananassoiides,
4
A.brocteatus và Pbendananas sagenaxius theo những hoàn cảnh thích hợp
riêng của từng loài:
- A.ananasoides trong "rừng" khô của Braxin, cây mọc rải rác và thấp
lùn.
- A.bracteatus dưới bóng cây thưa thớt thường ưa mọc ven rừng
- Psendananas Sgennarius trong những vùng Èm ướt hơn, dọc theo các
sông trong những vùng thấp có mùa bị ngập nước hoặc trong những khu rừng
bị Èm ướt.
Trong khi đó chỉ tìm thấy A.erictiglins ở lưu vực sông AmaZôn trong
những vùng nóng và Èm.
Mặc dù Backer và Collins tìm gặp hai dạng A.comosus hoang dại trong
các vùng đó nhưng không thể xác định hai dạng này là mối liên quan giữa các
loài vừa mô tả trên với các "loại dứa trồng" hiện nay.
Bertoni khoanh vùng nguồn gốc dứa vào các lưu vực Panama và
Paragoay và cho rằng cây dứa đã di cư từ đó lên phía bắc với các bộ lạc Tupi
- Guarini trong rừng. Và do sù trao đổi giữa các bộ lạc đó, dứa tiến dần từng
bước lên Trung Mỹ và vùng Caribê.
Cây dứa có lịch sử trồng trọt không lâu so với một số cây ăn quả khác
trên thế giới, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính, vì vậy giống
cũng tương đối Ýt. Cả thế giới có khoảng 60 - 70 giống. Dựa vào đặc điểm lá,
hoa, quả người ta chia thành 7 nhóm song trong đó có 3 nhóm chính:
1- Nhóm Cayen: Gồm các giống cayenne, Sunooth cayenne, sarawak
(giống có khả năng chịu Èm, úng và chống bệnh héo), enrille, Baron
Rothschild, Typhone, Sunooth Guatemalan Nhóm cayen có đặc điểm là lá

dài, không có gai hoặc có một Ýt ở đầu chóp lá, dày, lòng máng lá sâu, có thể
dài hơn 100cm hoa có màu xanh nhạt, hơi đỏ, quả có dạng hình trụ, mắt rất
nông, quả nặng bình quân 1,5 - 2,0 kg, rất phù hợp cho việc chế biến làm đồ
5
hộp. Khi chưa chín quả màu xanh đen, sau đó chuyển dần và đến lúc chín
hoàn toàn quả có màu đỏ hơi pha da hồng. Cây đẻ yếu, trung bình chỉ có 1- 2
chồi một gốc trong một năm, trong điều kiện chăm sóc kém có thể không có
chồi cuống.
Quả dứa Cayen chứa nhiều nước và vỏ mỏng nên rất dễ thối khi vận
chuyển xa. Trong việc chọn vùng, địa điểm trồng và quy hoạch đồng ruộng
cần phải được quan tâm chú ý đến đặc điểm này.
2- Nhóm hoàng hậu (Queen): Gồm các giống Golden, Queen, Yellou,
nanritins, Nauritius Ripky Queen, philippin (trồng ở Trung quốc), Singapor,
Thần Loan.
Nhóm Queen lá hẹp, cứng, có nhiều gai ở mép. Mặt trong của lá có 3
đường vân trắng hình răng cưa chạy song song theo chiều dài, hoa có màu
xanh hồng. Quả có nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng do đó tương đối dễ vận
chuyển. Thịt quả vàng, Ýt nước và có vị thơm hấp dẫn.
Ưu điểm của nhóm dứa này là không kén đất, có thể trồng trên các loại
đất nghèo dinh dưỡng, cây có hệ số nhân giống cao (trung bình 4-6 chồi trên 1
gốc), có thể chịu được bóng râm dưới tán các cây to, thịt quả giòn, có màu sắc
và hương vị phù hợp để ăn tươi.
Nhược điểm: Quả bé, trọng lượng bình quân chỉ đạt từ 500 - 700 g,
chăm sóc kém thậm chí có 300g. Dạng quả hơi bầu dục khó thao tác trong khi
chế biến. Thịt quả có nhiều khe hở, không chặt nên nếu dùng làm đồ hộp khó
đạt tỷ lệ về trọng lượng cái, hạn chế khả năng xuất khẩu.
3 - Nhóm Tây Ban Nha (Red spanish):
Nhóm giống dứa Tây Ban Nha được trồng từ rất lâu đời, là giống trồng
chủ yếu ở nhiều nước như Malayxia, Cu Ba, Poóc tơ Ricô và Việt Nam trước
đây. Vì có nhiều giống nên ở mỗi nước có tên khác nhau, và ngay trong một

nước các vùng cũng có trồng các giống khác nhau thuộc nhóm này. Trong
nhóm này có giống lá có gai và giống lá không gai, kháng bệnh héo và chịu
6
bòng sân. Lá mềm, nép lá cong, hơi ngả về phía lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt.
Quá ngắn, kích thước to hơn so với nhóm Queen nhưng bé hơn Cayen, trọng
lượng quả trung bình xấp xỉ 1 kg. Khi chín vỏ quả có màu nâu đỏ, sẫm hơn
nhiều so với quả Cayen và cũng có dạng hình cân đối, hơi hình trụ. Thịt quả
màu vàng trắng không đều, mắt quả sâu, vị hơi chua.Chồi ngọn và nhất là
chồi cuống nhiều, ảnh hưởng đến phẩm chất quả.
Nhìn chung, các giống dứa trong nhóm Spanish tuy dễ trồng, chịu được
nóng nhưng vì phẩm chất kém nên chỉ sử dụng chủ yếu trong vườn gia đình,
không nên tập trung vào vùng lớn.
Ngoài ba nhóm dứa kể trên, còn có nhóm Abacaxi tách ra từ nhóm
Spanish nhưng mức độ phổ biến còn thấp.
Các giống dứa hiện có ở Việt Nam :
*. Nhóm dứa Cayen:
Bước đầu qua điều tra tuyển chọn Viện nghiên cứu rau quả đã tập hợp
được 3 giống Cayen trồng ở 3 vùng khác nhau:
- Cayen Chân Mộng trồng ở Vĩnh Phúc
- Cayen Phủ Quỳ trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An
- Cayen Đức Trọng trồng ở Lâm Đồng.
Đa số cây trong giống này là lá không có gai (trừ một vài gai ở đầu mút
lá), lá dày, lòng máng sâu, có nhiều phần ở mặt dưới nhất là ở phía gốc. Năng
suất trung bình một vụ có thể đạt 70 - 80 tấn/ha, chu kỳ kinh doanh 18 - 20
tháng/vụ.
Đây là giống được du nhập vào cuối những năm ba mươi, đầu những
năm bốn mươi ở một số địa phương miền Bắc chủ yếu trong những đồn điền
do người Pháp quản lý. Chân Mộng (thuộc tỉnh Vĩnh Phú) là một trong những
nơi tiếp nhận giống đầu tiên, về sau người ta quen gọi là Cayen chân mộng.
Tuy diện tích phát triển chưa đều, chưa được nhiều nhưng với ưu điểm năng

7
suất cao, quả to và dễ thao tác trong chế biến, làm đồ hộp có chất lượng cao
cả về hoá sinh lẫn tỷ lệ cái nên hiện nay đang được chú ý để phổ biến ra diện
rộng, hạ được giá thành để có thể cạnh tranh xuất khẩu.
Và hiện nay các giống này đã được đem trồng ở Đồng Giao (Ninh
Bình) và Đồng Hới (Quảng Bình), Hà Tĩnh, Bắc Giang cho quả to, năng suất
cao phù hợp với công nghiệp chế biến, có lợi thế rõ hơn so với giống dứa tây
(dứa hoa Victoria) Vĩnh Phú.
*. Nhóm dứa Hoàng Hậu( Queen ) có 3 giống chủ yếu :
- Giống dứa tây đã được trồng từ lâu ở miền Bắc (dứa hoa Phú Thọ)
Còn được gọi là Queen cổ điển (Queen Classic) và nó có những đặc
tính điển hình nhất của giống Queen như quả nhỏ, mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa lá
nhiều và cứng Đây là giống nhập nội vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20,
được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ưu điểm nổi bật của
dứa hoa Phú Thọ là thịt vàng giòn, rất thơm và hấp dẫn nên người ta thường
dùng pha trộn vào nước dứa Ðp từ các giống khác, thậm chí từ các loại quả
khác để tạo ra mùi thơm đặc trưng. Giống này dễ tính, chịu được đất xấu, đất
chua, dÔ ra hoa trái vụ.
Nhược điểm là quả nhỏ, năng suất bình quân nhìn chung thấp, khó chế
biến đồ hộp nên hiệu quả kinh tế không cao.
- Giống dứa hoa Na Hoa (Hoa Bali)
Giống dứa này nhập từ Trung quốc từ năm 1969 trồng trên quy mô tập
trung ở nông trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Dứa hoa Na Hoa có đặc tính của
nhóm mắt nhỏ, lồi, khi chín vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng. So với dứa
hoa Phú Thọ lá ngắn và to, quả cũng to hơn, bình quân trọng lượng 0,9 - 1,2
kg/quả. Khi chín kỹ, nước trong thịt quả cũng nhiều hơn.
Đây là giống dứa khá phổ biến ở các vùng trồng tập trung với ưu điểm
dễ canh tác, có thể duy trì năng suất đến vụ thứ 2, thứ 3 nếu áp dụng kỹ thuật
8
chăm sóc thích hợp, hệ số nhân giống tương đối cao, dễ dàng mở rộng diện

tích những nơi đất trống đồi trọc. Tuy nhiên do có mắt sâu, quả hơi bầu dục
nên nếu đưa vào vào chế biến đồ hộp, khó đạt được tỷ lệ cái cao, năng suất
lao động thấp và do vậy Ýt có hiệu quả kinh tế cao.
- Giống dứa Long An, Kiên giang (còn gọi là "khóm") trồng thành
vùng lớn ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, chịu được đất phèn.
Một số chuyên gia liệt các giống này vào cùng với giống dứa Na Hoa.
Trong điều kiện khí hậu miền Nam cây sinh trưởng mạnh, quả có kích thước
lớn hơn so với trồng ở miền Bắc, đồng thời có đặc điểm cũng khác đi Ýt chút.
Nếu được thâm canh đầy đủ và đúng mức, trọng lượng bình quân có thể đạt
trên 1 kg, cũng có thể phù hợp phần nào về hình dạng và trọng lượng theo yêu
cầu của đồ hộp.
So sánh giữa "khóm" Kiên Giang và "khóm" Long An, có thể nhận ra
một số điểm khác nhau như quả khóm Kiên Giang có dạng hình trụ hơn, mắt
quả to hơn và thịt quả có nhiều nước hơn.
Nhìn chung nhóm Queen có trọng lượng khoảng 0,8 - 1,5 kg năng suất
trung bình 1 vụ đạt 10 - 15 tấn/ha. Chu kỳ kinh doanh là 3 năm thu 2 vô.
*. Nhóm dứa Tây Ban Nha :
Ở Việt Nam có rất nhiều giống, màu sắc vỏ quả khi chín cũng khác
nhau (đỏ vàng, vàng xanh, xanh tím, xanh đen, xanh lá mạ), trọng lượng quả
cũng khác nhau, phẩm chất quả cũng rất khác nhau.
Do vậy chúng ta cần điều tra, thu nhập, lưu giữ quỹ gen về nhóm giống
này và nghiên cứu đánh giá các ưu khuyết điểm từng giống để có hướng chọn
lọc dùng trong các tổ hợp lai tạo giống, xử lý đột biến
9
iii.Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất dứa .
1.Thị trường :
Thị trường là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm
nói chung và sản xuất dứa nói riêng . Bởi vì trong cơ chế thị trường người ta
cho sản xuất sản phẩm mà thị trường cần chứ không sản xuất những sản phẩm
mà các đơn vị khác có thể sản xuất được ,hay không phù hợp với thị hiếu

người tiêu dùng về sản xuất rau quả nói chung và sản xuất dứa nói riêng.Quy
mô của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiêu vào thị trường nếu thị trường lớn sẽ
cho quy mô lớn ,còn nếu thị trường hẹp sẽ cho quy mô sản xuất nhỏ.Cung và
cầu là hai yếu tố quan trọng phụ thuộc rất lớn vào thị trường của sản phẩm
đó ,cầu lớn là điều kiện cho việc sản xuất được tăng cường nhằm đáp ứng thị
trường.Có thể nói thị trường là yếu tố tất yếu phải sét đến trước khi sản xuất
một sản phẩm nào đó.
Trong mấy năm gần đây diện tích trồng dứa và sản lượng dứa đã tăng
đáng kể .Năm 1999 tổng sản lượng dứa toàn thế giới đạt 13.144.203 tấn,trong
đó châu Á luôn dẫn đầu về sản lượng ,năm 1999 là 6.895.062 tấn,châu mỹ là
1587.216 tấn và châu phi là 2.189.950 tấn ,các nước khác là 2.770.075 tấn .
Khu vực châu á các nước có sản lượng lớn như Thái lan,Philipin, Ên độ
,Trung quốc ,Inđônêsia ,Việt Nam,Malaysia.Trong đó Thái lan là nước sản
xuất và cung cấp dứa lớn nhất thế giới .
Theo công trình nghiên cứu của hãng RoBo bank(HaLan),nhập khẩu
quả trên thế giới ước tính đạt 23 tỷ USD. Trong đó thị trường EC chiếm 54%.
Tương đương 12,42 tỷ USD ,thị trường Mỹ khoảng 2,5 tỷ USD.Theo
tài liệu của FAO,trong mấy thập kỷ gần đây nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế
giới tăng nhanh đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu .FAO đánh giá về tình hình
sản xuất và cung cấp các sản phẩm rau quả tươi sống và chế biến mới chỉ đáp
ứng được 45,6% nhu cầu chung của toàn xã hội.
+Giá cả :
10
Giá cả là yếu tố của thị trường,nó cho phép ,hay là điều kiện cho người
sản xuất ,người kinh doanh ,người tiêu dùng có tham gia thị trường hay không
.Giá cả quyết định số lượng sản phẩm trên thị trường đồng thời nó cũng quyết
định lợi nhuận của từng thành phần tham gia vào một mặt hàng sản phẩm .Giá
cao khuyến khích người sản xuất và người kinh doanh nhưng nó không
khuyến khích người tiêu dùng và ngược lại .Vấn đề đặt ra là giá của nó phải
như thế nào cho phù hợp với cả người sản xuất và người tiêu dùng ,một khi

giải quyết được vấn đề này sẽ tạo tiền đề cho ngành sản xuất sản phẩm nói
riêng và sản xuất dứa nói riêng .Quy tắc của việc định giá ngoài những điều
cần được giải quyết trên cho phù hợp còn phải làm sao cho giá sản phẩm bán
gia phải cao hơn giá thành của sản phẩm.
Giá các mặt hàng nông sản chế biến luôn có sự giao động ,phụ thuộc cơ
bản vào sức tăng trường của nền kinh tế thế giới .Nếu như những năm đầu
thập niên 90 ,giá nước dứa cô đặc là 1.200 USD thì đến năm 1996 đã nhích
dần lên đến 2.000 USD/tấn vào năm 1997 và hiện nay ,giá nước dứa cô đặc
60-65
o
Brix đang dao động ở mức 550-650USD/tấn .Theo dự báo mức giá này
đang ổn định và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới do nhu cầu về nước
quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả ngày càng tăng ,và nền kinh tế của
các nước phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng khá ổn định ,trong đó các nước
Đông Âu -là thị trường tiêu thụ lớn ,có nền kinh tế đang được phục hồi sau
nhiều năm sa sót.
Giá cả đối với dứa qủa tươi : Dứa Queen:750đ/kg.
Dứa Cayenne:700đ/kg.
2.Yếu tè tự nhiên :
Yếu tè tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển sản
xuất nông nghiệp nói chung ,sản xuất dứa nói riêng .Điều kiện tự nhiên mà
thuận lợi ,thích hợp cho việc phát triển sản xuất từng loại sản phẩm nói chung
và sản phẩm dứa nói riêng ,mưa thuận gió hoà sẽ cho năng xuất cây trồng lớn
11
cả về số lượng và chất lượng sản phẩm .Nó cũng là tiền đề cho việc định giá
sản phẩm khi mà sản lượng lớn người sản xuất có thể hạ giá sản phẩm nhưng
vẫn đảm bảo được lợi nhuận phù hợp ,khi mà năng suất thấp giá sẽ tăng để
đáp ứng thu nhập cần thiết đáp ứng đầy đủ các yếu tố liên quan,như công
,giống ,phân
Nhiệt độ : Là yếu tố chính hạn chế sự mở rộng của vùng trồng dứa trên

thế giới .Dứa thích Êm áp ,nhiệt độ bình quân/năm trên 20
0
C(21-27
0
C),lý
tưởng nhất là nhiệt độ bình quân 25
0
C và biên độ ngày đêm12
0
C. ở vùng nhiệt
độ cao gần xích đạo ,gần biển cây sinh trưởng khỏe ,lá xum xuê:qủa to,mắt
đẹp ,phẳng mịn có màu sắc ,chín hoàn toàn thịt quả vàng đậm,ngọt.Còn ở
vùng có nhiệt độ thấp (vùng cao nhiệt đới )cây sinh trưởng yếu ,quả nhỏ ,mắt
lồi ,thịt vàng nhạt ,chua,ít thơm,song mầu sắc vỏ quả đẹp hơn. Nếu hạ thấp
nhiệt độ và kéo dài bóng tối (ngắn ngày )thì phân hoá hoa sớm hơn ,nên dứa
trồng ở vùng cao ra hoa sớm hơn ở gần biển .Nhiệt độ có ảnh hưởng đặc biệt
quan trọng đến quá trình hình thàng và chín quả .Khi quả chín vào thời kỳ
lạnh và Èm ,độ chiếu sáng yếu thì quả thường bé ,không cân đối ,mã quả
xấu ,ăn rất chua,độ ngọt thấp và có khi thấy có vết nâu trong ruột quả .
Lượng Mưa: Thích hợp là 1200-1500 mm và phân bố đều trong
năm,cần nhất là thời kỳ phân hoá mầm hoa và bắt đầu hình thành quả (suốt
thời kỳ nở hoa) .Dứa chịu hạn tốt là do cách sắp xếp của bộ là hình hoa
thị.Dạng lá cong lòng máng ,hứng nước về gốc cây .Lá có gai ,phủ sáp ,lỗ
thoát nước lõm sâu có tác dụng làm giảm hơi nước .
Độ Èm tương đối của không khí ,sự thoát hơi nước và gió : Ba yêu tố
khí hậu này liên quan mật thiết với nhau .Sự thoát hơi nước mặt đất có quan
hệ chặt chẽ với với độ Èm và cường độ gió ,độ Èm không khí lại phục thuộc
chặt chẽ với nhiệt độ và lượng mưa.
Khi có điều kiện khí hậu thuận lợi thì độ Èm không khí cao có tác dụng
thúc đẩy mạnh mẽ khả năng phát triển của cây dứa .Cây dứa sử dụng độ Èm

12
không khí dưới dạng sương mù hay dạng hơi .lượng mưa do độ Èm không khí
mang đến cung cấp cho cây dứa càng lớn nếu độ Èm không khí càng lớn .
Những vùng trồng dứa có mùa khô kéo dài ,độ Èm không khí vào các
tháng này thường thấp kéo theo đáng kể lượng bốc hơi.
ở miền trung nước ta thường có gió tây (gió lào).Gió tây khô nóng làm
tăng đáng kể việc mất nước do bốc hơi.Gió nóng vào mùa khô ,gió lạnh vào
mùa đông đều gây bất lợi cho cây dứa .
Trong sản xuất dứa để bù vào lượng nước bị bốc hơi người ta dùng
phương pháp tưới để bổ sung lượng nước cần thiết ,hoặc các phương pháp
canh tác đặc biệt như ủ gốc dứa bằng cỏ hoặc các loại phân xanh ,hay dùng
giấy polyetylen để phủ luồng trước khi trồng mới v v v
Những vùng trong năm thường có gió mạnh ,về nguyên tắc thì có thể
xem là không thuận lợi để trồng dứa .Song để lợi dụng đất ,phát triển kinh
tế,người ta có cách hạn chế tác hại của gió bão bằng trồng các băng rừng chắn
gió và giữa các lô dứa cũng trồng các hàng cây chắn gió.
Ánh sáng :Dứa có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới trong điều kiện có bóng
râm che phủ .Qua một thời gian dài được chọn lọc thuần hoá có yêu cầu với
ánh sáng ngày càng tăng ,cây thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ.
Lượng chiếu sáng thích hợp làm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất
hương vị quả .Thiếu ánh sáng cây mọc yếu ,quả nhỏ ,khẳ năng ra quả
thấp.Với giống dứa Cayen lượng ánh sáng giảm 20% thì sản lượng giảm
10%,ngoài ra còn ảnh hưởng đến dung dịch quả và hàm lượng axits malic
trong quả .
Ảnh hưởng của ánh sáng phục thuộc vào địa điểm trồng ,độ cao so với
mặt biển và địa hình hướng dốc chi phối .Càng lên cao so với mặt biển ,ánh
sáng tán xạ giảm dần ,cường độ của tia tử ngoại càng mạnh ,ảnh hưởng đến
việc sinh trưởng của cây .Vào thời kỳ phân hoá hoa tự ,khối lá của dứa trồng
ở nơi thấp nhiều gấp 2,5 lần so với khối lá của dứa trồng ở nơi có độ cao
13

380m so với mặt biển .Sự chênh lệch này không những do độ chiếu sáng mà
còn do tác động phối hợp giữa độ chiếu sáng và nhiệt độ .
Độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến màu sắc quả .Nếu được chiếu sáng
đầy đủ ,có nhiệt độ trung bình tương đối yếu thường thu hút được những quả
dứa có màu sắc vỏ rất đẹp trên nền đỏ thẩm .
3.Đất đai:
Muốn sản lượng dứa lớn nhưng điều kiện về đất không thích hợp thì
việc tăng sản lượng rất khó khăn.Quy mô đất lớn cho phép tăng số lượng cây
trồng dẫn đến tăng sản lượng ,quy mô nhỏ sẽ cho số lượng nhỏ cho dù có ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến .Sự mầu mở của đất là thức ăn là điều kiện
sống cho phát triển các loại cây nói chung và cây dứa nói riêng.Nói chung đất
là cơ sở,la thức ăn cho cây.
Dứa có bộ rễ phát triển rất yếu 90% số lượng rễ tập trung ở lớp đất mặt
0-30 cm và cách gốc 40 cm ,do đó yêu cầu đất phải tơi xốp,thoáng ,có kết cấu
hạt ,không có nước đọng trong mùa mưa .Tính thoát nước của đất chi phối
động thái nước trong đất là một yếu tố rất quan trọng và trở thành một trong
những yếu tố chính làm hạn chế sinh trưởng của dứa ở vùng nhiệt đới.Có
người cho rằng đặc tính vật lý của đất rất quan trọng ,việc bổ sung sự mất cân
bằng về dinh dưỡng có phần dễ dàng hơn nhiều so với việc sửa đổi một đối
tượng xấu của đất .
Hiện nay nước ta dứa được trồng trên nhiều các loại đất :đỏ bazan, đá
vôi,đất đỏ vàng ,vàng đỏ trên phiến thạch ,sa thạch ,phiến sa ,phù xa v.v.v.Ở
các tỉnh miền bắc ,đất phèn ở Đồng bằng sông cửu long ,đất xám ở miền Nam
Đông Nam Bé .
Qua nghiên cứu những đất trồng dứa lâu năm ở các vùng khác nhau
thấy kết cấu đất xấu dần ,dung trọng đất tăng ,độ xốp giảm ,ẩm độ cực đại
thấp ,khả năng giữ nước và thấm nước kém dần .Hàm lượng mùn và đạm
giảm .
14
Để thâm canh nghề trồng dứa ở nước ta cần chú ý khâu cải tạo đất

nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất trồng dứa ,để bảo đảm năng suất
cao ,ổn định và kinh doanh dứa có hiệu quả .
4.Yếu tè kinh tế :
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào các yếu tố để quyết đình thành
bại ,quy mô của hoạt động sản xuất và khả năng phát triển của sự hoạt động
sản xuất kinh doanh :Vốn ,cơ sở hạ tầng ,lao động bao giờ cũng là yếu tố
quan trọng quyết đinh sự phát triển .
Vốn (vốn ngân sách ,vốn vay ,vốn tự có ),sẽ cho phép quyết định quy
mô của doanh nghiệp từ cơ sở hạ tầng đến việc sử dụng lao động và nguyên
nhiên vật liệu .
Cơ sở hạ tầng (giao thông ,thuỷ lợi ,vvv)giúp cho quá trình sản xuất
dứa được thuận lợi ,lưu thông trong các khâu của quá trình tạo sản phẩm
dứa.Tạo điều kiện cho quá trình chăm sóc và mở rộng quy mô vùng sản
xuất
Lao động là nhân tố phản ánh quy mô va khả năng sử dụng lao động
của quá trình sản xuất ,nó cho phép biết được hiệu quả của hoạt động .Để có
được năng suất lao động cao đòi hỏi người lao động phải có trình độ kỹ năng
tay nghề ,kinh nghiệm sản xuất
5.Tập quán sản xuất :
Là vùng núi nên đời sống khó khăn trình độ dân trí thấp ,sản xuất dứa
mới được đưa vào khai thác ở vùng để nhằm nâng cao đời sống của người dân
chính vì vậy tập quan sản xuất chưa có ,đang còn non nớt mà mới bắt đầu tích
luỹ được kinh nghiệp sản xuất.
vi. Lịch sử nghề trồng dứa ở nước ta.
Theo tài liệu của J.lan (1928)và Nguyễn Công Huân (1939) thì giống
dứa ta đã có ở Việt Nam rất sớm ,cách đây hơn 100 năm.
15
Còn dứa tây người pháp đưa đến trồng đầu tiên ở Trại canh nông Thanh
Ba năm 1913 sau đó được trồng ở các trại Phú Hộ ,Tuyên Quang ,Âu lâu,Đào
Giả.

Giống Cayen không gai được trồng đầu tiên ở sơn Tây năm 1933 ,về
sau nhiều vùng khác ở Nghệ An (Các xã ven đường từ Phủ Quỳ đến Quỳ
Châu) ,xã Chân Mộng (Vĩnh phúc ) ,xã Giới Phiên (Yên Bái ),xã Nhật Tiến
(Lạng Sơn) ,nông trường Hữu Nghị (Quãng Ninh ),nông trường Hữu Lũng
(Lạng Sơn ),trạm cây đặc sản trước đây của Nghệ An ,trại thí nghiệm Phú Hộ
(Vĩnh Phúc).
Từ năm 1960,nghành đồ hộp phát triển ,giống dứa tây được nhân và
trồng rộng rãi ở nhiều nông trường và hợp tác xã ,được xem là giống dứa chủ
đạo .Dứa ta và dứa cayen không gai diện tích trồng lẻ tẻ ,sản lượng không
lớn .
Thực ra thì dứa được đưa vào trồng ở Việt Nam sớm hôn nhiều .Một tài
liệu của giáo sĩ Borri người ý viết năm 1633 xuất bản ở Rome,trong phần nói
về các sản vật miền Nam có mô tả chi tiết về cây dứa .Tác giả ăn thử và khen
ngon .Vào thời gian này các thuyền buôn người Tây Ban Nha ,Bồ Đầu Nha đã
cập cảng Việt Nam và có thể chính họ đã mang những giống mới trong đó có
dứa vào nước ta.
Mãi đến thế kỷ 20 Boris Tkatchenko(1947-1948)viết về sinh thái cây
dứa miền Nam Đông Dương có nhận định :Từ năm 1937 ở miền Nam Đông
Dương việc trồng dứa để phục vụ công nghiệp đã bắt đầu phát triển đáng kể .
Theo tài liệu của Tổng cục thống kê 1998,diện tích trồng dứa năm 1995
trong toàn quốc là 24.037 ha .Trong đó các tỉnh miền Bắc chỉ có 6.852 ha
chiếm 28,51% ,các tỉnh phía Nam có diện tích là 17.185 ha chiếm trên 70%
diện tích cả nước .Những năm gần đây (1996,1997,1998) tuy chưa có số liệu
chính thức nhưng theo tổng hợp của nghành rau qủa diện tích trồng dứa có
chiều hướng tăng lên đáng kể ,trên dưới 40.000 ha vào năm 1998.
16
Lấy năm 1995 làm mốc đánh giá ,các tỉnh có diện tích trồng dứa khá
lớn là kiên Giang (7.200 ha) ,Minh Hải (3.720ha ),Ninh Bình (520ha) và Bắc
Giang (683ha).Hai ,ba năm trở lại đây ,một số vùng trồng mới được quy
hoạch mở rộng như Bắc Giang ,Hà Tỉnh ,Quãng Nam ,Bình phước làm cho

tổng diện tích gieo trồng tăng nhanh ,lớn hơn cả những năm cuối thập kỷ tám
mươi ,thời kỳ có diện tích trồng dứa đạt cao nhất với thị trường xuất khẩu
chính là liên Xô cũ rất ổn định .
Sản lượng dứa: Cuối thập kỷ tám mươi ,tổng sản lượng dứa toàn quốc
ổn định ở mức trên dưới 450 000 tấn/năm.Khi thị trường liên Xô cũ và các
nước Đông Âu bị mất ,do sù suy giảm đáng kể về diện tích nên tổng sản
lượng cũng có xu hướng tụt dần .Năm 1995,tổng sản lượng toàn quốc chỉ đạt
184 753 tấn ,trong đó miền Bắc 43 017 tấn và miền Nam 141 763 tấn .Tuy
diện tích gần đây có tăng lên nhưng một tỷ lệ khá lớn đang ở thời kỳ chưa cho
quả nên sự tăng về sản lượng chưa có sự nhảy vọt rõ rệt .
v.Tình hình sản xuất dứa ỏ Việt Nam.
1.Tình hình sản xuất dứa ở việt nam.
Theo số liệu thống kê năm 1992 những tỉnh có diện tích trồng dứa lớn
là :Kiên Giang (12 006 ha),Minh Hải (4 704 ha),Tiền Giang (3 889ha) ,Hậu
Giang (3 040 ha),Cửu Long (433 ha),Long An (381 ha),Bình Định
(597ha),Quảng Nam-Đà Nẵng (590 ha),Khánh Hà Sơn Bình (755 ha),Hà Nam
Ninh (722 ha) ,Nghệ Tĩnh (654ha) ,Vĩnh Phúc (353 ha) ,Hoàng Liên Sơn (329
ha),Quảng Trị (300 ha)
+ Về sản lượng dứa : Năm 1993 toàn quốc có 260 509 tấn ,miền Bắc
45.373 tấn ,miền Nam 215136 tấn ,riêng Đồng bằng sông Cửu Long có 204
031tấn chiếm 78,31% sản lượng dứa của cả nước .
+Về năng suất :Theo số liệu thống kê năng suất bình quân cả nước mới
chỉ đạt 13,7tấn /ha trong đó miền Bắc 10,5 tấn /ha,các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long 15,2tấn /ha.Các nông trường quốc doanh đạt rất thấp -6,5tấn/ha .
17
So với năng suất dứa của các nước đang phát triển (bình quân 60-
70tấn/ha)thì năng suất dứa của ta còn rất thấp .Nhưng nguyên nhân chính có
thể kể đến là :giống dứa của ta chưa được chọn lọc ,mức đầu tư vật chất (phân
bón ,thuốc trừ sâu,công lao động )tính theo tấn sản phẩm còn thấp,chu kỳ
kinh tế còn quá dài .ở miền Bắc 1 chu kỳ kinh tế 3,5-4 năm ,ở Đồng bằng

sông cửu long có vườn dứa 10-15 năm mới trồng lại trong lúc đó Malaixia chỉ
thu hoạch 1 tấn sau trồng 20 tháng là phí đi ,luân canh với cây họ đậu rồi
trồng lại nên năng suất dứa đạt tới 60 tấn /ha ,ngoài các nguyên nhân kể trên
thì tình trạng sâu bệnh cũng rất ảnh hưởng đến năng suất dứa .
+Chế biến dứa : Cùng với chủ trương đẩy mạnh sản xuất dứa ,trong
những năm qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau quả hộp
và đông lạnh .Đến năm 1990 có 12 nhà máy chế biến đồ hộp với tổng công
suất 45 000tấn /năm,trong đó ở phía Bắc có 7 nhà máy với tổng công suất chế
biến 19 000 tấn /năm. Riêng đông lạnh ,cả nước có 9 nhà máy với tổng công
suất chế biến 34 000tấn /năm ,trong đó ở miền Bắc có 3 nhà máy ,tổng công
suất 10 000 tấn /năm ,ở miền Nam 6 nhà máy với tổng công suất 24000tấn
/năm.
Theo tài liệu của tổng cục thống kê năm 1989 (năm có sản lượng dứa
khá cao trong giai đoạn từ 1975 đến 1993) sản lượng dứa của toàn quốc
485050 tấn ,khối lượng dứa vào chế biến 110 399 tấn ,chỉ chiếm 22,7%.ở các
tỉnh phía Nam cả chế biến và làm đông lạnh mới chỉ sử dụng 20%sản lượng
dứa toàn vùng .Điều này gây không Ýt khó khăn cho người sản xuất dứa ,nhất
là hiện nay mức tiêu thụ nội địa còn Ýt .
Cũng cần thấy bất hợp lý trong việc bố trí các nhà máy và khu nguyên
liệu .Nơi có nhà máy chế biến nhưng vùng nguyên liệu lại xa hoặc ngược lại
vùng nguyên liệu dồi dào sản phẩm nhưng lại không có nhà máy .
Các sản phẩm chế biến từ dứa dùng để xuất khẩu là chủ yếu và đã
chiếm một tỷ trọng lớn trong rau quả xuất khẩu từ năm 1990 trở về trước .
18
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dứa quả các năm.
Năm
KNXK nông sản
(triệu đô la Mỹ)
KNXKrau quả
(triệu đô la Mỹ)

Tỷ trọng
KNXKRQ/KNX
KNS(%)
1993 658 20 3,1
1994 1005 23 2,3
1995 1430 42 2,9
1996 1700 61 3,6
1997 3431 68 2,0
1998 3450 53 1,8
Nguồn :Bộ thương mại .
Trong khi đó ,năm 1987 chuối chiếm 4,3 % ,cam chiếm 3% .Năm 1988
chuối chiếm 2%,cam 5,4% và năm 1989 chuối chiếm 0,8% và cam 3,2% .
2. Chính sách phát triển dứa ở một số tỉnh .
2.1.Chính sách phát triển dứa ở Nghệ An.
Trong 2 năm từ 2001-2002 ,hộ trồng dứa bằng giống Cayenne để bán
nguyên liệu cho Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc được trợ giá 10% giá
giống được duyệt ,được vay vốn mua chồi giống (trừ phần đã được trợ giá )và
vay ứng trước phân bón cho trồng mới 1 ha dứa trong thời gian 18 tháng
không phải chịu lãi suất .Suất đầu tư cho trồng mới 1 ha dứa bằng giống
Cayenne được xác định hàng năm ,riêng năm 2001 dự kiến là 50 triệu đồng
(vật tư cho giống :40 triệu đồng và cho phân bón :10 triệu đồng )
Lãi suất vai ngân hàng :
-Trồng giống Queen(12 tháng ):4.000.000đ/ha
-Trồng giống Cayenne(18 tháng):7.200.000đ/ha
Hỗ trợ mua giống :
19
-Mua giống Queen:275 000đ/ha
-Mua giống Cayenne:4 000 000đ/ha
2.2.Chính sách phát triển dứa ở Bắc Giang :
+Chi trợ giá giống dứa :UBND tỉnh quy định mức thu tiền giống dứa

của các hộ nông dân là 200đ/chồi đối với giống dứa Cayenne và 30đ/chồi đối
với giống dứa Queen ,phần còn lại tỉnh trợ giáng .Riêng đối với giống Queen
chỉ hỗ trợ với những diện tích trồng thuần và tập trung trên đất bãi trồng sắn.
+Chi hỗ trợ lãi xuất vay ngân hàng : chi hỗ trợ lãi vốn vay ngân hàng
trong thời hạn 2 năm để đầu tư mua giống và mua vật tư chăm sóc .Mức vay
được hỗ trợ lãi xuất giao sở NN&PNT quy định .
+Chi cho công tác khuyến nông ,khuyên lâm để tuyên truyền ,tập huấn
hướng dẫn kỹ thuật ,tài liệu kỹ thuật ,thăm quan ,mô hình .
+Chi hỗ trợ chuyển đổi cây trồng sang trồng dứa : Đối với chân bãi
thấp trồng mầu và trên ruộng 1 lúa 1 màu, mức chi 430 000 đ/sào Bắc Bộ .
Đối với chân bãi cao trồng sắn, mức chi 288 000đ/sào Bắc Bộ.
+Chi tiền công hợp đồng và công tác phí cho cán bộ chuyên trách của
Dự án .Mức chi giữ nguyên như năm 2001 là 450 000 đ/người /tháng .Để đảm
bảo sự công bằng giữa cán bộ hợp đồn chuyên trách của BQL dự án các
huyện quy định mức chi được tinhs theo hệ số diện tích thực trồng trong năm
như sau: Huyện có diện tích trồng dưới 10 ha thì được hưởng 1/2 suất ;từ
10ha đến 30 ha được hưởng 1suất ;từ 30 ha đến 50 ha được hưởng 1,3 suất;từ
50 ha đến 70 ha được hưởng 1,5 suất ;từ 70 ha đến 100ha được hưởng 1,8
suất ;trên 100 ha được hưởng 2 suất .
+Chi phụ cấp thêm cho cán bộ Khuyến nông -lâm xã thực hiện dự án
(mỗi xã 1 người ) Mức chi giữ nguyên như năm 2001 là 30000
đồng/người/tháng và quy định mức chi được tính theo hệ số diện tích thực
trồng trong năm như sau:Xã có diện tích trồng dưới 1 ha thì được hưởng 1/2
20
suất ;từ 10-20 ha được hưởng 1,5 suất ;từ 20 -30 ha được hưởng 1,8 suất ;trên
30 ha được hưởng hệ số 2 suất .
+Chi tiền công ,văn phòng phẩm ,inh Ên vvv cho công tác tiếp nhận
giống ,nghiệm thu,thanh toán :150 000 đ/ha.
+Chi cho hoạt động ban chỉ đạo tỉnh .
2.3.Chính sách phát triển dứa ở Thanh Hóa:

+Hỗ trợ cước vận chuyển chồi dứa :
Mức hỗ trợ :15đồng /chồi ,định mức trồng :50 000 chồi /1 ha.
Tổng kinh phí hỗ trợ :1 050 000 000 đồng
(1400 ha*50 000 chồi /ha*15đồng /chồi =1 050 000 000đồng
Cấp ứng :(50%)=525 000 000đồng
Kinh phí cấp trực tiếp cho BQL dự án phát triển vùng NLdứa .
+Hỗ trợ BQL dự án
Mức hỗ trợ :1 triệu đồng /người /1tháng ,số người biên chế :12 người.
Kinh phí hỗ trợ :120 000 000đồng
(12 người *1 triệu /người /tháng *10 tháng =120 000 000 đồng)
Cấp ứng (50%)=60 000 000 đồng
Kinh phí cấp trực tiếp cho BQL dự án phát triển vùng NL.
+Hỗ trợ khuyến nông viên :
Mức hỗ trợ :250 000 đồng /người /tháng ,số khuyến nông viên 14
người:định mức 100 ha /1 khuyên nông viên.
Kinh phí hỗ trợ :21 000 000 đồng .
(14 người*250 000 đồng/người/tháng*6 tháng=
21 000 000đồng).
21
Cấp ứng (50%) =10 500 000 đồng .
Kinh phí cấp trực tiếp cho BQL dự án phát triển vùng nguyên liệu dứa.
(Sở NN&PTNT ,UBND huyện Như Thanh ,Như Xuân lựa chọn khuyến nông
viên để giới thiệu cho ban BQLDA).
+Hỗ trợ ban chỉ đạo :
Mức hỗ trợ :30 000 đồng /ha.
Kinh phí hỗ trợ:42 000 000 đồng .
(1400ha*30 000/1ha=42 000 000 đồng )
Cấp ứng :(50%) =21 000 000 đồng .
Kinh phí cấp thông qua ngân sách huyện .
vi. Sản xuất và tiêu thụ dứa trên thế giới .

Khoảng thời gian 1980-1991 sản lượng dứa toàn thế giới có tăng song
không đáng kể .Châu á chiếm 60% sản lượng . Năm 1994 sản lượng dứa toàn
thế giới là 11,947 triệu tấn ,trong đó châu phi -1,962 ,Bắc và Trung Mỹ -1,283
,Nam Mỹ -1,664 và châu á -6,863 triệu tấn .
Diễn biến sản lượng dứa của các nước trên thế giới (triệu tấn )
Năm 1980 1991 1994
Tổn sản lượng 9,261 9,807 11,947
Thái Lan 1,876 2,776
Philippin 1,160 1,190
Trung Quốc 0,820 0,823
Braxin 0,930
Ên độ 0,820
Côlômbia 0,378
Mỹ 0,336
Việt Nam 0,315
Mêhicô 0,280
22
kênia 0,100
+Chế biến :
Dứa được lưu thông rộng rãi trên thế giới dưới dạng dứa hộp và nước
dứa ,dứa hộp gồm có dứa khoanh ,dứa rẻ quạt ,dứa miếng ,dứa nghiền vvv
Nước dứa gồm nước dứa cô đặc và nước dứa thường .Sản lượng dứa hộp toàn
thế giới năm1992 là 1,006 triệu tấn ,nước dứa cô đặc 146 tấn ,nước dứa
thường 120 nghìn tấn .Các nước sản xuất dứa hộp chủ yếu là Thái Lan,
Philippin, Mỹ, Kênia , Malaixia. Các nước sản xuất nước dứa cô đặc là Thái
Lan, Philippin, Nam Phi và Kênia.
+Mậu dịch:
Lượng dứa tươi xuất khẩu Ýt ,khoảng 540 nghìn tấn ,ít hơn nhiều so
với thị trường chế biến .Trị giá nhập khẩu CIF dứa tươi của cả thế giới
khoảng 350 triệu USD,dứa hộp khoảng 600 triệu USD /năm.

Các nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trên thế giới là Philippin,Thái
Lan,Cộng hoà Đôminic,Côtđivoa, Hônđurat ,Mêhicô ,Côtxta Rica,Malaixia,
Hà Lan(tái xuất ),Bỉ (tái xuất) .Các nước nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới là
:Nhật Bản ,Italia,Anh, Pháp, Đức ,Hàlan ,Canađa, Mỹ, Tây ban nha và Bỉ.
Philippin là nước có xuất khẩu cao gồm cả dứa tươi ,dứa đóng hộp và
nước dứa .Nhật Bản đứng đầu thế giới về nhập khẩu dứa tươi(khoảng 140
nghìn tấn /năm) chủ yếu từ Phillippin.
23
phần ii:
thực trạng về phát triển cây dứa ở vùng trung du và miền núi
phía tây nam của tỉnh thanh hoá .
I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng có ảnh hưởng đến phát
triển cây dứa :
1. Điều kiện tự nhiên:
Vùng trung du và miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hoá bao gồm các huyện
Như Thanh ,Như Xuân,Triệu sơn và Tỉnh Gia nằm về phía tây của tỉnh Thanh
Hoá.
a. Về thời tiết khí hậu:
Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo các hướng thịnh hành là
Đông Nam, Bắc, Tây Bắc và Tây với tốc độ trung bình 1,8m/s. Tốc độ gió
cực đại có thể đạt tới 39m/s. Đáng chú ý là gió Tây khô nóng thường gây bất
lợi cho sản xuất và đời sống. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 - 24
0
c
vùng đồng bằng và trung du, giảm dần khi lên vùng núi, xuống tới 20
0
c và
dưới nữa ở biên giới Việt-Lào.
Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20
0

c (từ tháng 12 đến
tháng 3). Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình vào khoảng 17-18
0
c (Cao hơn đồng bằng Bắc Bộ dưới 1
0
c). Biên độ dao động ngày đêm của
nhiệt độ không lớn, trung bình năm vào khoảng 6 - 8
0
c.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000mm. Số ngày mưa từ 130 -
150 ngày. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào
tháng 10, các tháng mưa nhiều nhất là 8, 9 , 10.
24
Nắng tập trung từ tháng 4 đến tháng 7 có ảnh hưởng của gió Lào. Từ
tháng 11-12 và 1- 2 năm sau mùa khô hanh.
Các yếu tố khí hậu đặc trưng của vùng dự án so với yêu cầu phát triển
của cây dứa.
Diễn giải Đơn
vị tính
Yêu cầu
của cây
dứa
Số liệu ở
trạm Nh
Xuân,
NT
Kết
luận
Nhiệt độ bình quân năm
Nhiệt độ thấp bình quân năm

Lượng mưa bình quân năm
Èm độ không khí Bq năm
c
0
c
0
mm
%
22 - 27
> 15
1200-1800
70 ÷ 85
23 ÷ 23,5
20,8
1.500
85
phù hợp
phù hợp
phù hợp
phù hợp
Nh vậy thời tiết khí hậu ở vùng trung du và miền núi phía tây nam của
tỉnh Thanh Hoá hoàn toàn thuận lợi với việc phát triển cây dứa và nhiều loại
cây trồng khác để có năng suất cao.
b. Về điều kiện thuỷ văn:
* Nguồn nước mặt: Vùng này có nguồn nước khá phong phú, nhiều
sông suối hồ đập có dung tích và lưu lượng lớn
+ Lưu vực thượng lưu sông Đằn có nhiều suối lớn nh:
- Suối Sông tim dài 8 km
- Suối Ke tuy dài 13 km
- Suối Bên Ta dài 10 km

Với tổng lưu vực 85,49 km
2
, các suối thường xuyên có nước.
+ Lưu vực sông Quyên: Sông Quyên dài 36 km có diện tích lưu vực
100,8 km
2
, lưu lượng lớn nhất 15 m
3
/s , lưu lượng kiệt 1,0 m
3
/s
25

×