MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các
hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, có ý nghĩa kinh tế chính trị
sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trong nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao động mà còn
là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản
nhất của con người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một
nền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm
năng từ đất và lấy đó làm cơ sở phát triển cho các ngành khác. Chính vì vậy,
việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả và phát
triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp bách của các nước trên thế giới.
Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra
nhiều lương thực, thực phẩm nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả
sử dụng đất trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội,
đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất
lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện
pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệu
quả, giữ gìn và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mang
tích toàn cầu.
Cùng chung với quá trình phát triển của thành phố Hà Nội, quá trình đô
thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Long Biên, nền kinh tế trên địa bàn
quận đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Song song với đó thì diện tích đất
1
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia
tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và
sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm
bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết đang đặt
ra đối với cả nước nói chung và của quận Long Biên nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của GS-TS Đỗ Hoàng
Toàn, học viên thực hiện đề tài
“Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái tại quận Long
Biên, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay, ở trong và ngoài nước đã có những công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài như:
- Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững
trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Luận án thạc sỹ
khoa học nông nghiệp, Hà Nội [10]
- Đề cương đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh
thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở
thành phố Hồ Chí Minh”[9]
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu được nêu ra trong các đợt Hội
thảo trong nước của một số tác giả ([7] [8] [11] [12] )
Các công trình trên đã nghiên cứu nội dung đề tài tuy nhiên mới chỉ
nghiên cứu phạm vi huyện Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí
Minh, chưa nghiên cức trực tiếp đến địa bàn quận Long Biên.
3. Môc ®Ých nghiªn cøu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người
dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của quận.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái quận Long Biên.
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp và vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn vùng ven đô quận Long Biên – TP Hà Nội.
+ Thời gian: Các số liệu thống kê lấy từ năm 2007 – 2012 về đất đai,
kinh tế xã hội của quận. Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hóa
điều tra năm 2012.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những nội dung cơ bản của sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị
sinh thái quận Long Biên, thành phố Hà Nội là gì?
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận
Long Biên, thành phố Hà Nội? Những quá trình đó đã đạt được những kết quả
gì? Còn những bất cập, hạn chế gì?
- Cần có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện và định hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên?
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng quan điểm triết học Mác – Lê Nin, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, các thành tựu của khoa học quản trị kinh doanh làm
cơ sở cho việc nghiên cứu. Đồng thời sử dụng phương pháp truyền thống:
thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh giá, phát hiện và sử dụng các vấn đề đặt
ra của luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
3
đô thị sinh thái.
- Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái
trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
đô thị sinh thái
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp
được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác[21].
Trong giai đoạn kinh tế – xã hội phát triển, mức sống của con người còn
thấp, công năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầu
thiết yếu: ăn, mặc, ở…Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng
như sản xuất thì đất đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ công nghệ và khoa học, kỹ thuật đã
đem lại thành tựu kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và cuộc sống nhân loại.
Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát
triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường, thoái
hoá đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Châu Mỹ La
Tinh và Châu á. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang
mạc hoá. Theo kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu
đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2
tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong đó Châu á và Châu Phi
là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá. Số liệu trên cho thấy đất
đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển.
5
Trong lịch sử phát triển của thế giới bất kỳ nước nào dù phát triển hay
đang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực
quốc gia. Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo
lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy
sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong
nền kinh tế quốc dân.
Theo báo của Worlk Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêu
cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn
có 6 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn. Trong
1200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng
sản xuất do sử dụng không hợp lý.
Ngày 28 tháng 02 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đã
phê duyệt công bố diện tích đất đai năm 2011 của cả nước với diện tích tự
nhiên là 3.312.121.159 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.822.560 ha,
dân số là 80902,40 triệu người, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3068
m
2
/người. So với 10 nước trong khu vực Đông Nam á, tổng diện tích tự nhiên
của Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu
người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực [32].
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho
xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất
của người quản lý và sử dụng đất.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp…Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, Việt Nam có tổng diện
tích tự nhiên là 33.069.348 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có
9.415.568 ha, dân số là 82.018 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất
nông nghiệp là 1132 m
2
/ người.
6
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho
xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được
các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm
qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở
nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở
Việt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng Cục Thống kê thì
biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong 12 năm gần đây
được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Biến động về diện tích đất nông nghiệp và diện tích
đất canh tác hàng năm ở Việt Nam (2000-2012)
Năm
Tổng diện
tích đất nông
nghiệp
(1000ha)
Tổng diện
tích đất canh
tác hàng năm
(1000ha)
Dân số
(1000
người)
Bình quân diện
tích đất canh tác
hàng năm/người
(m
2
)
2000 9979,7 8894,0 71025,6 1252
2001 10381,4 9000,6 72509,5 1241
2002 10496,9 9224,4 73962,4 1247
2003 10928,9 9486,1 75355,2 1258
2004 11316,4 9680,9 76714,5 1261
2005 11704,8 10011,3 76325,0 1311
2006 12320,3 10468,9 76596,7 1372
2007 12644,3 10540,3 77635,4 1357
2008 12507,0 10352,2 78685,8 1315
2009 12831,4 10595,9 79727,4 1329
2010 12901,5 10604,8 80902,4 131
2011 12972,6 10621,6 90549,3 117
2012 13068,5 10686,2 91519,3 116
Nguồn: [17].
Theo ông Nguyễn Đình Bồng (2012) đất nông nghiệp của chúng ta chỉ
chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử
dụng [6]. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể
khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với
7
một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là
một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác
trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển
một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có
một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm
đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo
hướng sinh thái.
1.2. Nội dung và hình thức sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng đô thị sinh thái
Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuất
nông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương nhiên phải phù
hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, môi trường và quần thể
sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự phù hợp đó làm cho cây
trồng vật nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và phát
triển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cũng cho rằng nông
nghiệp sinh thái cũng chính là nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp
sinh thái, hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Nhưng ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế
cao, chưa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nó
không có tác động đến bảo vệ môi trường sinh thái.
Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà
sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng
đất và mặt nước xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP).
Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sản
xuất nông nghiệp từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đô. Khái niệm này có thể gói
gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị.
8
Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản) diễn ra trong các thành phố gọi là nông nghiệp nội đô, diễn
ra ở ngoại thành thì gọi là nông nghiệp ngoại đô. Điều này dẫn đến đặc điểm
sự khác biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp
ngoại đô hay ngoại thành.
Nông nghiệp đô thị sẽ được phân chia theo các vành đai khác nhau do
tính chất và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo các khu vực dưới đây:
- Nông nghiệp nội đô
- Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm
- Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành)
Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường của mỗi vùng khác
nhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều
đó hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình
nghiên cứu của các học giả có thể nêu khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái.
Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái: nông nghiệp đô thị sinh thái là
một quá trình sản xuất được bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đô
thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo ra
sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng môi
trường, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững [22], [23], [24].
Theo PGS.TS. Phạm Văn Khôi “Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền
nông nghiệp sinh thái trong thành phố, thị trấn hoặc các khu đô thị. Đây
là nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày của con người cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở áp
dụng các phương pháp sản xuất khoa học, các mô hình sử dụng và tái tạo
nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững môi trường sinh thái trong
các khu đô thị” [15].
9
Khái niệm này chỉ ra các nội dung chủ yếu:
- Sản xuất nông nghiệp được bố trí và sản xuất phù hợp với điều kiện của
mỗi vùng, tạo ra sự tác động hữu cơ, đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quả
sản xuất cao.
- Quá trình sản xuất nông nghiệp trên diễn ra ở vùng xen kẽ, hay tập
trung các vùng đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.
- Sản xuất nông nghiệp trên tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong ngành và
đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tính hiệu quả và bền vững. Đồng thời tác động
tích cực đến cải tạo môi trường sinh thái của vùng đô thị
- Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn
thực phẩm, giữ gìn sức khoẻ và nhu cầu cho người tiêu dùng.
Theo khái niệm này, nội dung và ý nghĩa của nông nghiệp sinh thái đô
thị đã được đề cập một cách khá toàn diện và sát với thực tiễn. Không gian
phân bố của nó cũng sẽ thích ứng với từng điều kiện cụ thể về quy mô đất đai
ở đô thị và xét trên bình diện rộng, nó đảm bảo được sự kết nối hài hòa giữa
hệ sinh thái đô thị với các hệ sinh thái tự nhiên và nông thôn. Nông nghiệp
sinh thái đô thị khai thác hợp lý tiềm năng cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo
để phát triển đa dạng. Nông nghiệp sinh thái đô thị sử dụng cao hàm lượng
khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm và giữ gìn tốt môi trường sinh thái – sản xuất sạch, không làm thoái
hóa đất bằng thay thế các kỹ thuật phân bón và nông dược…; phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Từ đó, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và am hiểu khoa học – kỹ thuật và
công nghệ trong canh tác của nông dân, ngày càng nâng cao và dân trí cũng
tương ứng với mặt bằng dân trí đô thị; đảm bảo việc làm ổn định cho nông
dân trong quá trình CNH, ĐTH và có cơ sở để nâng cao thu nhập tương ứng
với thị dân [28]…
10
Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao và những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công
nghệ sinh học đảm bảo được cân bằng của các yếu tố tự nhiên như: đất,
nước, nhiệt độ, độ ẩm, có vai trò quan trọng để hạn chế những tác động của
quá trình đô thị hoá như: lọc sạch bầu không khí, làm sạch nguồn nước thải và
giảm tiếng ồn và tạo cảnh quan văn hoá cho đô thị,
Nông nghiệp đô thị sinh thái, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩm
chất lượng cao, an toàn, mà còn có tác động làm giảm tiêu cực của quá trình
đô thị hoá đến môi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hậu, bảo tồn và làm
giầu tính đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăng
thêm thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị. Việc ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, sẽ góp phần làm tăng năng
suất và chất lượng nông sản tạo cơ hội phát triển công nghiệp chế biến,
thương mại dịch vụ, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Do đó, phát triển
nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững là xu hướng tất yếu của quá trình phát
triển nông nghiệp tương lai.
Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp không chỉ cung
cấp cho thị trường những nông sản thông thường, mà còn cả những nông sản cao
cấp và những nông sản đáp ứng nhu cầu về tinh thần của người dân đô thị như:
Cải thiện môi trường sống, điều hoà khí hậu, làm đẹp cảnh quan Những sản
phẩm này sẽ ngày càng được coi trọng hơn trong quá trình đô thị hoá khi mà dân
trí và điều kiện vật chất của người dân ngày càng được nâng cao.
1.3. Những vấn đề pháp lý liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng đô thị sinh thái
- Căn cứ theo pháp luật đất đai của nhà nước.
11
- Căn cứ theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai
đoạn tới [13], [14].
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt [33].
- Căn cứ vào Nghị quyết đại hội lần thứ 13 đảng bộ thành phố và
Chương trình 12 của Thành ủy Hà Nội về "phát triển kinh tế ngoại thành và
từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" [1]
1.4. Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới và
Việt Nam
1.4.1. Tình hình chung
Trong vài chục năm qua nông nghiệp đô thị phát triển nhanh song song
với quá trình đô thị hóa. Ở Hoa kỳ, từ 2000 đến 2012 nông nghiệp đô thị tăng
17%, ở Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ cũng tăng mạnh.
Trong 25 năm cuối của thế kỷ 20 trong thế giới đô thị hóa, xuất hiện một
xu hướng ngược lại với quá trình tách rời giữa quá trình xây dựng đô thị hiện
đại với nông nghiệp - công nghiệp hóa xảy ra từ thế kỷ 19. Chính sự phát
triển của nông nghiệp đô thị đã hài hoà hai quá trình đô thị hóa và phát triển
nông nghiệp hiện đại.
Trong các năm 1990 nông nghiệp đô thị còn ít được chú ý, ở một số nước
châu Phi bắt đầu xây dựng các dự án nông nghiệp đô thị như ở Ghana, Zaire,
Zambia với sự giúp đỡ của Pháp FOA, UNICEF. Sang các năm 2000 nhiều tổ
chức phát triển của các nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhiều dự án ở châu Phi,
Á, Mỹ Latinh. Sang các năm 2012 thì phong trào nông nghiệp đô thị phát triển
mạnh ở nhiều nước và bắt đầu phát triển cả ở các nước đã phát triển như Mỹ,
Canada, Anh, Hà Lan. Nhiều tổ chức quốc tế về nông nghiệp đô thị ra đời, thúc
đẩy việc nghiên cứu về vấn đề này. Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào
phong trào này ngày càng đông từ thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của các
nước có thể rút ra mặt tích cực của nông nghiệp đô thị: Đô thị có xu hướng phát
12
triển với mật độ dân số thấp hơn trước nên có nhiều đất để làm nông nghiệp.
Nông nghiệp đô thị có hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn nông nghiệp nông
thôn, nhất là trong những ngành rau, thuỷ sản, gia cầm, lợn. Nông nghiệp đô thị
ở các nước đang phát triển nhằm tạo an ninh thực phẩm, việc làm, môi trường
còn ở các nước đang phát triển thì nhằm vào chất lượng cao.
Theo các dự báo từ năm 2015 đến 2020, nông nghiệp đô thị tăng tỷ lệ tự
túc thực phẩm từ 15% lên 33%, phần rau, thịt, cá, sữa dùng ở đô thị tăng từ 33
lên 50%, số nông dân ra đô thị sản xuất hàng hóa tăng từ 200 lên 400 triệu
người. Công nghệ trong nông nghiệp đô thị bắt đầu phát triển nhanh và trong
thời gian tới sẽ phát triển rất nhanh. Châu á là một vùng có nhiều châu thổ
đông dân. Vấn đề phát triển của các châu thổ này từ lâu đã là một đề tài mà
nhiều ngành khoa học quan tâm. Vùng Nam và Đông Nam châu á có hai loại
châu thổ: Châu thổ đông dân (trên 300 dân một km2), có 250.000km2 với 120
triệu dân và châu thổ thưa dân có 120.000 km2 với 10 triệu dân.
Trước sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp đô thị ở các nước có tốc
độ đô thị hoá rất cao, nhiều tổ chức trên thế giới đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu
và có hỗ trợ chương trình này. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông qua
các chương trình định hướng như: AGA Sub - Programme on Peri-urban
Production Sytems on animal production, health and veterinary public health,
chương trình Food supply an Distribution to cities (AGSM), chương trình
Urban and Peri-urban forestry. Qua các chương trình này, FAO nghiên cứu
các hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ chính sách, trợ giúp kỹ thuật xây dựng các
đặc trưng về nông nghiệp đô thị và ven đô thị. Ngoài ra, còn nhiều tổ chức
chính phủ và phi chính phủ nghiên cứu vấn đề này, như: UNDP, IDRC,
WB, Bên cạnh đó, một số tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc như: UNHCR,
UNICEF, UNWHO cũng tham gia vào nghiên cứu.
1.4.2. Nông nghiệp đô thị ở các nước phát triển
13
- Ở Hoa Kỳ, trong số 2 triệu nông trại có 696.000 nông trại (chiếm 33%)
ở trên đất đô thị, các nông trại này chiếm trên 16% diện tích, sản xuất ra 35%
sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Khoảng 25% nông hộ tham gia nông nghiệp
đô thị, sản xuất 38 triệu USD thực phẩm. Có khoảng 1000 dự án nông nghiệp
vùng ven đô thị. Từ 2000 đến 2012 nông nghiệp đô thị của Hoa Kỳ tăng 17%.
Năm 2000, có 30.000 nông trang tham gia vườn công cộng, trong đó thành
phố NewYork có 1000 vườn, Boston có 400, San Francisco có 100. Các nông
trại đô thị bán nông sản gấp 13 lần trên một acre nông trại nông thôn. Các
nông trại đô thị nông nghiệp hữu cơ phát triển nhiều hơn. Các hiệu ăn ở
Chicago và Washington mua 80% sản phẩm sản xuất ra ở vùng ven đô
thị. Ở miền Nam California nơi có giá đất cao nhất thế giới nhưng lại là
nơi có nông nghiệp đô thị phát triển nhất, hoa và cây cảnh sản xuất nhiều
trong nhà kính và ngoài trời ở đây.
- Ở Canada có 11% diện tích đất tự nhiên (105 triệu ha) có thể phát triển
nông nghiệp, trong đó chỉ có 43% đất trồng trọt có hiệu quả cao (45,9 triệu
ha), nhưng có khoảng 1/3 đất này nằm trong các vành đai đô thị. Gần 55% đất
tốt nằm trong vòng bán kính 161 km của 23 đô thị lớn, từ 1950 đô thị hóa xảy
ra trong loại đất này. Canada phát triển mạnh nông nghiệp đô thị, hình thức
vườn cộng đồng được phát triển phổ biến từ năm 1970. Các đô thị trích một
phần đất chia cho dân với một tỷ lệ nhất định để phát triển các nhà vườn.
Thành phố Montreal và Toronto có 10.000 khu đất chia cho dân. Vancouver
đã phát triển hình thức này hơn 20 năm nay.
- Tại Berlin - Đức, có 15% đất dùng để phát triển đô thị, có 80.000 nhà
vườn Thành phố SanPetecbua – Nga có 500.000 nhà vườn. Ở Luân Đôn –
Anh, tỷ lệ không gian xanh chiếm 60%, người dân Luân Đôn có thể bảo đảm
18% nhu cầu cây ăn quả và rau quả của họ. Ở Thượng Hải – Trung Quốc,
Nông nghiệp đô thị và ven đô sản xuất ra hơn 50% thịt lợn và gà, hơn 90%
14
trứng và sữa… Theo ước tính, hiện nay có khoảng 800 triệu dân cư đô thị trên
thế giới kiếm sống nhờ sản xuất lương thực thực phẩm.
- Hà Lan là một nước đứng hàng đầu trên thế giới về nhiều mặt hàng nông
sản có giá trị kinh tế cao, mặc dù là quốc gia có tốc độ phát triển đô thị rất cao
nhưng cũng có nền nông nghiệp phát triển rất mạnh nhất là bộ phận nông nghiệp
ở ven đô. Phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở Hà Lan được xem như là giải
pháp cơ bản trong phát triển nông nghiệp bền vững. Ở Hà Lan nông nghiệp đô
thị chiếm 33% sản lượng nông nghiệp. Nhiều hộ nông gia nông thôn chuyển
thành nông gia đô thị do thay đổi vành đai ven đô. Ở các thành phố của Hà
Lan, để khắc phục khó khăn trong việc quản lý chất lượng rau xanh đã tiến
hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại nơi tiêu thụ. Đồng thời xây
dựng mạng lưới chợ rau xanh để quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ
người tiêu dùng. Điều đó đã tác động tích cực đến sản xuất, buộc các nhà sản
xuất phải cải tiến quy trình sản xuất, tuân thủ các quy định về chất lượng để
tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường.
- Ở Nga, nông nghiệp đô thị có truyền thống lâu đời với các nhà vườn ở
ngoại ô, vào cuối tuần dân đô thị đến nghỉ ngơi và trồng trọt, khoảng 30%
thực phẩm được sản xuất từ các nhà vườn này, ở ngoại ô thành phố
St.Peterburg có 500.000 nhà vườn của dân đô thị, lượng rau quả sản xuất ở
đây đã bổ sung đáng kể nguồn rau xanh của thành phố, ở Moskva số người
làm nông nghiệp tăng 2 lần từ 2000 đến 2012.
1.4.3. Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển đã bắt đầu phát triển nông nghiệp đô thị trước.
Vào các năm 2000, Ghana ở châu Phi phát triển nông nghiệp đô thị để giải
quyết vấn đề thực phẩm, tập trung trước tiên vào sản xuất chuối bột, đậu bắp,
lúa gạo và rau.
Ở ven đô của Zambia tập trung phát triển sản xuất rau và gia súc nhỏ từ
15
năm 2000 phong trào này mở rộng ra Mozambique, Lesotho, Bostvana,
Kenya, Chile, Philipin, Peru. Từ 2000 phong trào nông nghiệp đô thị đã mở
rộng ra hầu hết các nước đang phát triển. Nhiều điển hình nông nghiệp đô thị
đã được tổng kết, phổ biến ở các hội nghị quốc tế. Phong trào đã phát triển
mạnh sang cả châu Mỹ latinh với các điển hình như Cuba, Braxin, Arhentina, Peru.
- Nông nghiệp đô thị ở châu á: Ở châu á trước kia quy mô dân số các đô
thị phụ thuộc vào lượng thực phẩm sản xuất ra để cung cấp cho đô thị. Với sự
phát triển của giao thông cước phí vận chuyển lương thực thực phẩm được
chở từ các vùng khác đến, do đó thu nhập đã trở thành nhân tố quyết định.
Tình trạng thiếu ăn và nghèo khổ ở các đô thị trở thành một vấn đề gay gắt.
Việc sản xuất thực phẩm trong nội đô thị và vùng ven đô trở thành một nhu
cầu: Do đô thị hóa, đất nông nghiệp vùng ven đô mất dần. Đồng thời do sự
đầu cơ đất nên việc bỏ hoang hay sử dụng kém hiệu quả đất ven đô cũng trở
nên phổ biến do sự đầu cơ đất. Do đó các nhà lãnh đạo và các nhà làm quy
hoạch cho rằng không nên làm nông nghiệp trong đô thị, do vậy trong quy
hoạch đô thị không có nông nghiệp, nông nghiệp đô thị dần lạc hậu và giảm
đi. Các nước châu á phát triển ngày càng phụ thuộc vào thực phẩm nhập. Hiện
nay nông nghiệp đô thị ở các nước châu á là phát triển vì cá là thức ăn chủ
yếu của người dân châu á. Xu hướng phát triển cây có giá trị hàng hóa cao và
chăn nuôi thay cho cây lương thực, phát triển nhà vườn đã trở lên phổ biến,
lâm nghiệp đô thị ít phát triển. Nông nghiệp đô thị thường thâm canh cao và
có kết quả.
- Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị tại Trung Quốc: Trung
Quốc có một chiến lược đô thị hoá phi tập trung với nhiều đô thị nhỏ trong
nông thôn và như vậy nông nghiệp nông thôn cũng sẽ biến đổi. Vì vậy,
nghiên cứu nông nghiệp đô thị này có thể thấy được phần nào hình ảnh của
nông nghiệp nông thôn trong tương lai gần. Trong hoàn cảnh Trung Quốc
16
tham gia WTO thì lợi thế so sánh của Trung Quốc sẽ là các sản phẩm cần
nhiều lao động như rau xanh, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất trong nhà lưới.
Hiện nay, Trung Quốc cũng đã xuất khẩu nhiều rau xanh sang các nước
ASEAN. Tại các đô thị lớn, nông nghiệp có xu thế đẩy xa ra các vùng khác có
cơ sở hạ tầng tốt, nối đô thị với các vùng xa hơn. Nông nghiệp quanh các đô
thị lớn dần (tuy còn chậm) định hướng theo nông nghiệp du lịch và sinh thái.
- Ở Bangkok (Thái Lan): Do quá trình đô thị hoá nhanh đã gây nhiều biến
động về thị trường ruộng đất ở vùng ngoại ô, đã đẩy nông nghiệp ra các vùng xa
hơn. Để thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển đã xác lập các yếu tố
tác động sau: dễ dàng tiếp cận tín dụng, các kỹ thuật mới đa dạng mà nông dân
dễ tiếp cận, cơ sở hạ tầng phát triển, tăng cường quan hệ hợp đồng giữa các công
ty chế biến và nông dân nhằm tạo đầu ra cho nông sản. Các công ty tư nhân là
yếu tố trực tiếp định hướng cho phát triển nông nghiệp, đồng thời không thể
thiếu vai trò của nhà nước trong việc: quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng,
điều tiết giá cả, làm trung gian giải quyết các vấn đề về môi trường, tư vấn, đào
tạo và tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp .
- Singapore là một trong những quốc gia quản lý và sử dụng tài nguyên đất
đai rất có hiệu quả. Trong phát triển nông nghiệp đô thị, Singapore vận dụng
phương pháp kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại phù hợp với quốc gia có
nhiều dân tộc trong đó tập trung phát triển mô hình kinh tế trang trại. Chăn nuôi là
lĩnh vực chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp, các sản phẩm của chăn
nuôi đô thị là thịt: lợn, gà, cá tôm… Lượng thực bình quân mỗi người dân là
70kg/năm, sản lượng rau tươi dùng trong nước do nông nghiệp ven đô cung cấp
cũng chiếm 25% tổng sản lượng rau từ nông nghiệp.
- Inđônêxia, nông nghiệp đô thị và ven đô được phát triển theo mô hình
trang trại. Trong mô hình này, cây trồng và vật nuôi được phát triển trên nền
sinh thái ẩm của đất và nước. Nông nghiệp đô thị sinh thái ở nước này thể
17
hiện sự pha trộn giữa cổ truyền và hiện đại. Với sự trợ giúp của Chính phủ,
nông nghiệp đô thị ở đây đã phát triển thành ngành tương đối lớn mạnh.
1.4.4. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp đô
thị sinh thái của một số nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông nghiệp
sinh thái và sinh thái ven đô, chúng tôi có nhận xét:
Thứ nhất: Ở hầu hết cac nước mới phát triển nông nghiệp sinh thái kể
các nông nghiệp trong các thành phố và vùng ven đô ở mức độ thấp – mức độ
theo nội dung của nền nông nghiệp bền vững. Tức là có sự kết hợp giữa các
nội dung sinh thái với nông nghiệp dựa trên cơ sở phát huy những thành tựu
của khoa học và công nghệ nhằm khai thác tự nhiên đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Có sự chú ý đến các nhu cầu
về môi trường và các vấn đề xã hội
Thứ hai: ở hầu hết các nước đều vận dụng các chính sách đất đai theo
hướng gắn người dân với đất đai để họ yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp
theo hướng sinh thái – một loại hình nông nghiệp cần có sự đàu tư lớn và dài
hạn trong các hoạt động.
Thứ ba: Các nước đã coi trọng kết hợp giữa thành tựu của nền nông
nghiệp cổ truyền với các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại theo
những yêu cầu của phát triển nông nghiệp sinh thái.
Thứ tư: Nhiều nước đã coi trọng giải quyết các mối quan hệ giữa các
ngành, đặc biệt là công nghiệp với nông nghiệp, giữa các vùng nông thôn và
thành thị; giữa các miền núi và các vùng đồng bằng
Thứ năm: Điều hết sức quan trọng là quan tâm đến giáo dục nhận thức
và đào tạo các kiến thức về nông nghiệp sinh thái cho các cá nhân và các tổ
chức tham gia trực tiếp vào hoạt động nông nghiệp cũng như thụ hưởng các
thành quả nông nghiệp.
Chúng tôi cho rằng những vấn đề trên là rất cần thiết đối với quá trình
18
phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái xét trên phương diện
chung. Những kinh nghiệm trên cần được nghiên cứu một các cụ thể để có thể
vận dụng vào Việt Nam nói chung và quận Long Biên nói riêng nhằm phát
triển nông nghiệp theo hướng sinh thái và có hiệu quả.
1.4.5. Tình hình nghiên cứu nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ qua, nhờ cách mạng
xanh và những tiến bộ kỹ thuật, đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc
giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc đầu tư năng lượng hoá
thạch trong thâm canh cao ở các vùng đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long
và duyên hải miền Trung cũng đã và đang làm nảy sinh các vấn đề môi
trường trong phát triển nông nghiệp bền vững của các vùng trọng điểm nông
nghiệp này. Và một xu hướng mới trong chiến lược phát triển nông nghiệp
bền vững đã xuất hiện vào cuối những năm 70, đó là nông nghiệp sinh thái,
nông nghiệp hữu cơ. Cho đến nay, xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững
theo hướng sinh thái học đang trở thành xu hướng tất yếu của sự phát triển
bền vững ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới [29].
Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn
chiếm khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nhiều mặt hàng nông sản của nước ta
đã chiếm được vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song nhìn chung, nông
nghiệp của nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu và còn nhiều hạn chế. Đặc
biệt nông nghiệp đô thị vẫn chưa định hình, chưa được quan tâm để phát triển,
còn mang tính tự phát và thiếu sự gắn kết trong quá trình phát triển đô thị.
Các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,
Đà Lạt đều có xây dựng phát triển nông nghiệp đô thị, nhưng chưa được quy
hoạch cụ thể, tuỳ theo điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng mà
nông nghiệp đô thị mỗi nơi có những nét khác nhau [31].
Ở Đà Lạt, tập trung cho hoa, cây cảnh và rau á nhiệt đới, nông nghiệp đô
19
thị sinh thái chuyển mạnh sang phục vụ du lịch và xuất khẩu. Ở thành phố Hồ
Chí Minh nông nghiệp đô thị phát triển mang đặc trưng của thành phố siêu đô
thị, sản phẩm của nó chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa… và các
ngành dịch vụ nông nghiệp. Nông nghiệp đô thị và ven đô thành phố hàng năm
cung cấp khoảng 28.858 tấn thịt lợn, 4.461 tấn thịt trâu bò, 10.632 tấn thịt gia
cầm, 180-200 ngàn tấn rau… đáp ứng nhu cầu tại chỗ của dân cư đô thị.
Tuy nhiên các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị cũng đã được chú ý bắt
đầu từ những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Các nhà khoa học về nông
nghiệp của Viện KHKTNN Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà
Nội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến
hành một số nội dung nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái bền vững, nông
nghiệp đô thị và nông nghiệp đô thị sinh thái nhằm góp phần phát triển nông
nghiệp của các thành phố lớn theo hướng hiện đại, bền vững. Năm 2003 thành
phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nội dung Nghiên cứu xây dựng các mô hình
nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2011 đã có các nghiên cứu
Hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở
thành phố Hải Phòng và Quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô
thị sinh thái đến năm 2020 của thành phố Hải Phòng của các tác giả Trần
Trọng Phường, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011) [31].
Như vậy ở nước ta nghiên cứu về vấn đề này còn rất mới mẻ, yêu cầu đặt
ra là cần phải được làm rõ và định hướng phát triển để góp phần thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Có thể thấy ở rất nhiều địa phương trong cả nước đã và đang thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhằm duy trì sự đa dạng sinh
học, nâng cao năng suất cây trồng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
20
Ngoài những mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, ở
những vùng địa lý sinh thái cụ thể ở nước ta quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp còn rất nhiều mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững theo
các mặt cụ thể như các mô hình sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch,
sử dụng phân vi sinh trong trồng lúa ở Hà Nội, sử dụng phế phẩm EM (hỗn
hợp vi sinh vật hữu sinh) trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý phế thải, chống bặc
màu đã được phổ biến và được áp dụng ở nhiều địa phương như Thái Bình,
Hải Phòng, Hà Nam…
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững đã và đang được
thực hiện ở khắp các địa phương trong cả nước, bước đầu những mô hình
nông nghiệp sinh thái bền vững khác nhau đã và đang khảng định tính hiệu
quả và sự phù hợp với các điều kiện ở các vùng khác nhau.
1.4.6. Kết quả nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái ở thành phố Hà Nội
Ở vị trí trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao
thông, giao lưu hàng hóa, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển nền nông
nghiệp đô thị sinh thái. Trên khắp các xã ngoại thành, xuất hiện ngày càng
nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cho thu nhập cao, là vành đai
thực phẩm của thủ đô. Nông nghiệp đã bước đầu phát triển theo hướng đô thị
sinh thái được áp dụng khoa học công nghệ cao, sạch trong sản xuất giống
cây trồng vật nuôi. Trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới, sản xuất rau an
toàn, nuôi lợn theo kiểu công nghiệp Nông nghiệp đã chuyển hướng sang
sản xuất nông sản, thực phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu đô thị và
bảo vệ môi trường. So với năm 2000, năm 2005 diện tích lúa giảm 10.162 ha,
diện tích rau màu tăng 3.500 ha, diện tích cây ăn quả tăng trên 700 ha… Chăn
nuôi đang phát triển mạnh sản phẩm có chất lượng cao: Lợn hướng nạc đạt
14.000 con, tăng 60% so với năm 2000, nhiều giống gia cầm có chất lượng
cao như: Ngan Pháp, gà thả vườn được đưa vào sản xuất. Một số mô hình
trồng cây ăn quả và nuôi trông thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái ngày càng
21
gia tăng… Trước tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm dần,
ngành nông nghiệp Hà Nội đã có những bước đi cụ thể, phù hợp nhằm phát
huy lợi thế của mình. Nghị quyết đại hội lần thứ 13 đảng bộ thành phố và
Chương trình 12 của Thành ủy Hà Nội về "phát triển kinh tế ngoại thành và
từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" đang tạo ra một luồng gió
mới, thôi thúc sự chuyển mình của nông nghiệp thủ đô trên con đường CNH –
HĐH, tạo lập sự liên kết hiệu quả giữa Hà Nội với kinh tế vùng trọng điểm
phía bắc và cả nước. Nông nghiệp Hà Nội tập trung vào ứng dụng công nghệ
cao, kỹ thuật tiên tiến thúc đẩy năng suất, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi
chất lượng cao và thực phẩm sạch cung cấp cho thủ đô và xuất khẩu.
Dựa trên quy hoạch không gian về sử dụng đất đai, đến năm 2010, diện
tích đất nông nghiệp chỉ còn khoảng 31-32 nghìn ha (giảm 11 nghìn ha).
Chính vì vậy, thành phố đã xây dựng những chương trình nông nghiệp trọng
điểm, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng "ba cây, ba con", gồm
rau, hoa, quả, bò sữa, lợn hướng nạc và thủy sản. Đến nay, "vành đai" thực
phẩm thủ đô bước đầu hình thành sáu vùng chuyên canh: vùng trồng hoa 500
ha ở Tây Tựu (Từ Liêm); vùng rau sạch 2.000 ha ở các xã Vân Nội (Đông
Anh), Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm); vùng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh
thái ở Từ Liêm, Sóc Sơn; vùng lợn hướng nạc ở Đông Anh; vùng bò sữa ở
dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ (thuộc Gia Lâm, Đông
Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn); vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Đông Mỹ, Đại Áng
(Thanh Trì), Đông Anh
Trước thực trạng làng hoa, các khu sản xuất nông nghiệp truyền thống
của Hà Nội bị xóa sổ do quá trình đô thị hóa thành phố, năm 2004 thành
phố Hà Nội đã triển khai đề tài nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp đô thị
sinh thái ở khu vực ngoại thành Hà Nội phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp
nông thôn”của tác giả Phạm Văn Khôi [15].
1.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
22
đô thị sinh thái
1.5.1. Những tiêu chí định tính
Đây là những tiêu chí khó lượng hóa hoặc không thể lượng hóa được
nhưng con người vẫn có thể cảm nhận được những tiêu chí đó và có thể dựa
vào những tiêu chí đó để định hướng nông nghiệp. Dựa trên những đặc trưng
của nông nghiệp sinh thái nói chung chúng tôi đề xuất những tiêu chí định
tính của nông nghiệp sinh thái như sau:
Thứ nhất: Những sản phẩm vô hình được tạo ra từ nông nghiệp phải có
tác động ngày càng tốt đối với nhu cầu giải trí, sức khỏe của dân cư.
Thứ hai: Cảnh quan sinh thái ngày càng được cải thiện. Những nhu cầu
về vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn cảnh đẹp mang tính tự nhiên ngày càng
được thỏa mãn tốt hơn chính kết quả hoạt động nông nghiệp và từ sức hút của
các kết quả đó.
Thứ ba: Các yếu tố cụ thể của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn
nước, nhiệt độ, tính đa dạng sinh học… phải được bảo vệ và cải thiện từ các
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư: Kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố cụ thể của môi
trường tự nhiên – kinh tế - kỹ thuật phải được biển hiện ở môi trường tự nhiên
ngày càng được cải thiện, thiên tai và các hiện tượng bất thường của thời tiết
giảm dần.
1.5.2. Những tiêu chí định lượng
Thứ nhất: Diện tích đất trồng cây xanh tăng cả về số tuyệt đối lẫn số
tương đối do nông nghiệp sinh thái của ngoại thành là nông nghiệp sinh thái
ven đô, nên nó phải góp phần giảm những tác động tiêu cực của đô thị hóa.
Những tác động gây ô nhiểm không khí, gây tiếng ồn giảm đi nếu có diện tích
cây xanh đủ lớn và bố trí hợp lý.
Thứ hai: Cũng giống như tỷ lệ cây xanh tỷ lệ ao hồ đầm lớn đối với
23
thành phố Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng càng cần thiết. Bởi
vì diện tích hồ, ao, đầm sử dụng để nuôi thủy sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
rất cao mà còn điều hòa nước mưa và tạo các tiểu khí hậu tốt. theo chúng tôi
đánh giá diện tích phải đạt 10% tổng diện đích đất nông nghiệp.
Thứ ba: Tỷ lệ các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp đạt trên 50% tổng lượng phân, không sử dụng các loại phân
chuồng, phân bắc chưa qua chế biến.
Thứ tư: Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ sâu bằng hóa chất giảm xuống
dưới 50%.
Thứ năm: Đối với cây trồng và vật nuôi chính phải sử dụng 100% giống
mới và các giống cũ tốt phù hợp.
Thứ sáu: Có 10% hộ trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp với thỏa
mãn nhu cầu giải trí cho dân cư bao gồm mô hình phát triển kinh tế vườn, hồ
câu với mục đích phục vụ du lịch sinh thái.
Thứ bẩy: 100% kênh mương tưới tiêu được bê tông hoá.
Thứ tám: 100% các hộ có quy mô chăn nuôi gia súc trung bình có hầm
khí biogas.
Thứ chín: Giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm tạo trên một đơn vị diện
tích đất nông nghiệp tăng bao gồm cả tăng hữu hình và tăng vô hình phần thu
được qua hoạt động kết hợp sản xuất nông nghiệp với phục vụ vui chơi, giải trí.
1.5.3. Những tiêu chí đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp
Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc
đánh giá quản lý đất đai bền vững của FAO đó là :
- Duy trì nâng cao sản lượng
- Giảm tối thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự
thoái hóa chất lượng đất.
24