Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

Bài giảng Luật thương mại 2 - Chương 5 PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.95 KB, 89 trang )

Trang 1
Học phần Luật Thương mại 2. Chương 5

Pháp luật giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại
(8-2014)

TS. Nguyễn Hợp Toàn

Khoa Luật. Trường ĐH KTQD

email:

Trang 2
Nội dung chương 5
I. TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ CÁC PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
V. THI HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Trang 3
Tài liệu nghiên cứu chương 5
1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Đại học Kinh
tế quốc dân. Tái bản lần thứ 4. Hà Nội, 2012.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, SĐ, BS năm 2011
3. Luật Trọng tài thương mại 2010
4. Luật Thi hành án dân sự 2008
5. Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009
6. Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13-7-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự


7. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 9-9-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân
sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự
8. Quyết định của Chủ tịch nước số 453/QĐ-CTN ngày 28-7-1995 tham gia Công ước về công
nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc đã được thông qua
tại Niu-oóc ngày 10 tháng 6 năm 1958.
9. Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
10. Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31-7-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại
11. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh TTTM 2003.
Trang 4
I. TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp.
Trang 5
1. Khái niệm tranh chấp KDTM
Khái niệm kinh doanh, thương mại

Khái niệm kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005 (K2 Đ4)

Khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 (K1 Đ3)
Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại
Những xung đột, bất đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Thường thấy là:
- Tranh chấp trong thực hiện hợp đồng
- Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể công ty.

- Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
Ngoài ra, còn có những xung đột trong quá trình cạnh tranh, được giải
quyết theo Luật cạnh tranh.
Trang 6
Đặc điểm của tranh chấp KDTM
Nội dung tranh chấp: Chỉ là lợi ích kinh tế
Chủ thể tranh chấp: Những người kinh doanh
Gắn chặt với hoạt động kinh doanh: Chịu sự chi phối của các quy luật thị
trường
Cần có những phương thức giải quyết thích hợp.
Trang 7
Ý nghĩa của việc giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại
Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh
Một trong những biện pháp bảo đảm đầu tư mà Nhà nước cam
kết trong Luật Đầu tư 2005.
Trang 8
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp
Sự đa dạng của các phương thức giải quyết tranh chấp
Những phương thức cụ thể:

Thương lượng: Nhà nước khuyến khích thực hiện vì đây là phương
thức tốt nhất, có những ưu điểm phù hợp với đặc điểm của tranh
chấp kinh doanh, thương mại. Vì vậy không có những quy định
pháp luật cho phương thức này. Trong thực tế, phần lớn tranh chấp
được giải quyết bằng thương lượng.

Hòa giải thông qua trung gian: Ở Việt Nam còn ít dùng


Tài phán trọng tài

Tài phán tòa án.
Trang 9
So sánh tài phán tòa án và trọng tài
Thẩm quyền (Tòa án rộng hơn)
Thời gian tố tụng
Chi phí tố tụng
Sức mạnh cưỡng chế
Bí mật kinh doanh
=> Xu thế chung và thực tiễn Việt Nam.
Trang 10
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (1)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Thẩm quyền Thẩm quyền đương
nhiên
Thẩm quyền được hình thành từ
thỏa thuận của các bên
Phạm vi giải
quyết tranh
chấp
Tất cả các lĩnh vực hình
sự, dân sự, thương mại,
lao động.
Thông thường chỉ giới hạn trong
lĩnh vực thương mại
Trang 11
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (2)
Nội dung Tòa án Trọng tài

Tính chung thẩm Bản án, quyết định của tòa
án thường bị kháng cáo hoặc
kháng nghị
Quyết định trọng tài có
giá trị chung thẩm
Sự công nhận quốc
tế
Bản án , quyết định của tòa
án thường khó đạt được sự
công nhận quốc tế
Các quyết định trọng tài
được công nhận trong
phạm vi quốc tế
Trang 12
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (3)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Năng lực chuyên
môn của những
người phán xử
Thẩm phán thường có chuyên
môn trong một số lĩnh vực,
trong khi đó lại phải giải quyết
tất cả các tranh chấp thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau
Trọng tài viên thường là
những người có kiến
thức và trình độ chuyên
môn sâu trong lĩnh vực
tranh chấp
Trang 13

So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (4)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Tính linh hoạt Các thủ tục có tính bắt
buộc đối với các bên.
Thủ tục linh hoạt. Các bên được
tự do thỏa thuận về thời gian, địa
điểm giải quyết vụ tranh chấp
Trang 14
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (5)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Các biện pháp khẩn
cấp tạm thời
Áp dụng trực tiếp Áp dụng gián tiếp thông qua tòa
án
Trang 15
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (6)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Thời gian giải
quyết
Quá trình tố tụng
thường bị trì hoãn
và kéo dài
Tại trọng tài thường nhanh hơn tòa
án. Trọng tài có thể giải quyết trong
thời gian ngắn theo thỏa thuận của
các bên.
Trang 16
So sánh giải quyết tranh chấp trọng tài và tòa án (7)
Nội dung Tòa án Trọng tài
Tính bí mật Các phiên xử tại tòa và

các bản án của tòa được
công bố công khai
Các phiên họp tại trọng tài,
phán quyết trọng tài được giữ
bí mật
Trang 17
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1. Những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
2. Thẩm quyền, điều kiện và các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài
3. Các tổ chức trọng tài thương mại ở Việt Nam
4. Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài.
Trang 18
1. Những ưu điểm của việc
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Thủ tục linh hoạt, thân thiện
Tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên
Thời gian giải quyết nhanh chóng
Nội dung tranh chấp được giữ bí mật, giữ được uy tín cho các bên
Trọng tài viên có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao
Các quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng án.
2. Hình thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài-Hội đồng trọng tài
(K5,6 Đ3 LTT)
Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng
tài theo quy định của Luật TTTM và quy tắc tố tụng của một Trung tâm
trọng tài.
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật
TTTM và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.

Trang 20
3. Thẩm quyền, nguyên tắc và điều kiện
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Đ2 LTT)
1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại.
3) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác (K1 Đ3 LTM)

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương
mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật
dân sự (K4 Đ3 LTM)
Trang 21
b. Nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài
(Đ4 LTT)
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định
của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng
trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Trang 22
c. Điều kiện giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài
(Đ5 LTT)
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp.
Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc
mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa
kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có
thoả thuận khác.
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm
dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển
đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp
nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
Trang 23
Phương thức và hình thức thỏa thuận trọng tài

Đ16 LTT

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa
thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa
các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi
chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa
thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự
khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại
của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Trang 24
HIỆU LỰC THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Thoả thuận trọng tài vô hiệu (Đ18 LTT)
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của
Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại
Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập
thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Trang 25
Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
(Đ19 LTT)
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng.
Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của
thoả thuận trọng tài.

×