Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

hẹ thống mạng thoại cho bệnh viên đa khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 79 trang )

Người thực hiện : Hoàng Anh Tuấn
ĐT : 0988888466 – Skyper : thietbimang


MỤC LỤC
Phần A. HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐIỆN NHẸ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NGHỆ AN 1
I. CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ CƠ BẢN 2
II. CĂN CỨ THIẾT KẾ 2
III. MỤC TIÊU THIẾT KẾ 2
IV. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ 3
Phần B. HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU 4
I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG 4
II. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HẠ TẦNG CƠ SỞ: 5
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CABLE CẤU TRÚC. 6
1. Giới thiệu chung 6
2. Thiết kế hệ thống cáp thông tin liên lạc cho Bệnh Viện Đa Khoa Nghệ An 8
3. Mô tả kết nối hệ thống cấu trúc cáp 14
4. Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị 15
5. Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị 15

IV. THIẾT KẾ HẠ TẦNG MẠNG DỮ LIỆU 33
1. Yêu cầu chung 34
2. Sơ đồ nguyên lý thiết kế 35
V. Sơ đồ đầu nối tổng thể 52
VI. Sơ đồ đề nghị mở rộng khi có điều kiện 53

VII. Bảng chiết tính khối lượng hệ thống dữ liệu 54Error! Bookmark not defined.
VII. Danh mục thiết bị và thông số kỹ thuật đề xuất 550

Phần C. HỆ THỐNG Tổng Đài Điện Thoại 56


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 56
II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT YÊU CẦU 57
1. YÊU CẦU DỰ ÁN 57
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 1

2. CẤU HÌNH YÊU CẦU 58
3. THUYÊT MINH KỸ THUẬT 58
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NỔI BẬT CỦA TỔNG ĐÀI 2
5. CẤU HÌNH ĐỀ XUẤT CỦA TỔNG ĐÀI 2



Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 2

Phần A. HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐIỆN NHẸ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỆNH
VIỆN ĐA KHOA NGHỆ AN
Hệ thống hạ tầng điện nhẹ bao gồm công nghệ thông tin trong bệnh viện đã trở thành một phần tất yếu, không
thể tách rời khỏi cơ sở hạ tầng của Bệnh viện trong thời đại hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quy trình xử lý, khám chữa bệnh của bệnh viện mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh, bác sĩ cũng như các bộ
phận liên quan. Các bệnh viện tiên tiến trên thế giới đã ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình hoạt động
của mình để nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường khả năng phục vụ đối với bệnh nhân cũng như tối ưu hóa
chi phí hoạt động của bệnh viện.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống đòi hỏi Bệnh viện phải có cách nhìn đúng đắn
đối với việc đầu tư, xây dựng thiết kế cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông. Do vậy, việc thiết kế cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông cho bệnh viện phải được tiến hành chuẩn hóa ngay từ khâu đầu
tiên khi xây dựng bệnh viện.
I. CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ CƠ BẢN
Hạ tầng mạng phải có
- Kiến trúc module hóa, cho phép mở rộng (năng lực thiết bị) tích hợp nhiều hệ thống ứng dụng mới;
đồng thời phải có kiến trúc bảo mật dữ liệu tốt: đầy đủ các khả năng xác thực, bảo mật, antivirus,
antispyware, IPS, Firewall,… đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, đáp ứng khả năng
mở rộng, ứng dụng trong tương lai, tối ưu hóa chi phí đầu tư.
- Hệ thống phải đảm bảo tính sẵn sàng: Hệ thống thiết kế phải đảm bảo tính sẵn sàng: Các thành phần
quan trọng đối với hệ thống phải được dự phòng, kiến trúc hệ thống phải được tối ưu hóa, đảm bảo khả
năng phục hồi nhanh chóng khi có sự cố.
II. CĂN CỨ THIẾT KẾ
- Căn cứ vào các yêu cầu, mục đích của chủ đầu tư, công năng và tính chất của công trình;
- Căn cứ vào các số liệu khảo sát, đo đạc tại hiện trường, các qui chuẩn kỹ thuật và các định mức liên
quan;
- Căn cứ vào hồ sơ giai đoạn thiết kế cơ sở để thiết kế bản vẽ kỹ thuật.
- Căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc mặt bằng, mặt cắt của toà nhà để lựa chọn giải pháp thiêt kế.
III. MỤC TIÊU THIẾT KẾ
o Đáp ứng yêu cầu cần thiết, bắt buộc sử dụng giải pháp đối với bệnh viện.
o Giải pháp phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế.
o Độ sẵn sàng, độ tin cậy cao, đảm bảo phục vụ 24/24h.
o Không phụ thuộc thiết bị phần cứng khi người sử dụng có yêu cầu thay đổi, nâng cấp lên những thiết bị
tiên tiến hơn.
o Có khả năng nâng cấp, mở rộng về quy mô dịch vụ, đảm bảo khai thác lâu dài.
o Có khả năng tương thích và tích hợp mềm dẻo với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như truyền
thông của bệnh viện.
o Có khả năng tích hợp và phát triển nhiều ứng dụng trong tương lai.
o Quản l, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì đơn giản, chi phí thấp.

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 3

o Chi phí đầu tư ban đầu hợp l và được bảo toàn trong tương lai.
IV. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ
- Quy chuẩn Việt Nam tập I ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng; tập II, III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/09/1997 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 2: 1974; TCVN 3: 1974; TCVN 4: 1993; TCVN 7: 1993; TCVN 8: 1993;
TCVN 4058:1985; TCVN 5898:1985;
- 68 TCN 140-1995 - Chống quá áp quá dòng để bảo vệ đường dây;
- Tiêu chuẩn Việt Nam : TCXD 223: 1998; TXD 46: 1984;
- TIA/EIA - 568A: Chỉ định các yêu cầu về việc phân chia các phân đoạn trong hệ thống cáp, loại cáp,
khoảng cách cho phép Đảm bảo tính tương thích của hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nhà sản
xuất;
- TIA/EIA - 569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong tòa nhà;
- TIA/EIA - 606: Chỉ định các yêu cầu về quản trị hệ thống;
- TIA/EIA - 607: Chỉ định về an toàn nối đất đối với các thiết bị;
- TIA/EIA (Telecommunications Industry Association/ Electronic Industries Alliance);
Và các tiêu chuẩn khác tùy theo từng hệ thống.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 4

PHẦN B. HỆ THỐNG MẠNG DỮ LIỆU

I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống đòi hỏi Bệnh viện phải có cách nhìn đúng đắn
đối với việc đầu tư, xây dựng thiết kế cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông. Do vậy, việc thiết kế cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông cho bệnh viện phải được tiến hành chuẩn hóa ngay từ khâu đầu
tiên khi xây dựng bệnh viện.
Với xu hướng hiện nay, việc thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng IT được tiến hành theo xu hướng hướng dịch vụ.
Mục đích đó là biến các ứng dụng, các cơ sở hạ tầng IT thành những dịch vụ cung cấp cho người dùng là các
bác sĩ, các bộ phận, phòng ban của bệnh viện cũng như các đối tác, bệnh nhân của bệnh viện.
Cấu thành hệ thống CNTT bệnh viện gồm nhiều lớp, được thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA):
- Lớp người sử dụng (Client Tier): Người sử dụng ứng dụng, dịch vụ của hệ thống không chỉ giới hạn
bởi người dùng nội bộ LAN của bệnh viện. Kiến trúc hệ thống hướng dịch vụ đòi hỏi phục vụ rất nhiều
đối tượng ngừời dùng khác nhau như:
o Cán bộ, bác sĩ, nhân viên bệnh viện: Đây là người dùng chuyên môn, có yêu cầu sử dụng các
ứng dụng nội bộ một cách nhanh chóng, bảo mật như sử dụng các ứng dụng quản lý bệnh viện,
quản lý hồ sơ, các ứng dụng tiên tiến cho việc chữa bệnh. Đây là lớp người sử dụng đòi hỏi
những thiết kế phần mềm chuyên biệt phục vụ cho công tác.
o Người sử dụng di động: Đây là những cán bộ, nhân viên thường xuyên đi công tác. Hệ thống
phải cung cấp các cơ chế cho phép những nhân viên này làm việc từ xa, hiệu quả và bảo mật.
o Người dùng Internet: Là lớp người có số lượng lớn, yêu cầu đa dạng, tiếp cận bệnh viện chủ
yếu thông qua các kênh thông tin trực tuyến như website, email để tìm hiểu thông tin, quy trình
hoạt động và các thông tin cần thiết khác về bệnh viện.
o Bệnh nhân: Là người sử dụng các dịch vụ của bệnh viện. Việc định hướng thiết kế hệ thống
phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ trực tuyến tới bệnh nhân như tra cứu thông tin hồ sơ, tra cứu
thông tin bệnh án, kết quả khám trực tuyến,… Thông tin bệnh nhân phải có cơ chế bảo mật, đảm
bảo tính riêng tư của khách hàng.
o Đối tác: Là các đối tác về công nghệ, kỹ thuật, các bệnh viện khác. Những đối tác này cần có
những ứng dụng, khả năng nhất định như khả năng hội nghị truyền hình trực tuyến, chia sẻ tài
liệu, kinh nghiệm với các bác sĩ của bệnh viện.
- Lớp ứng dụng (Application Tier):
o Các ứng dụng nội bộ: Bao gồm các chương trình xử lý nghiệp vụ quản lý Bệnh viện, các chương

trình, ứng dụng hỗ trợ khám chữa bệnh như PCAS, LIS,
o Các ứng dụng trực tuyến: Là các ứng dụng cung cấp giao dịch trực tuyến như email, web portal,
các ứng dụng đặt lịch khám online, theo dõi kết quả, download kết quả khám bệnh,…
Các thành phần chính của lớp ứng dụng bao gồm:
o Hệ thống phần mềm ứng dụng nội bộ
 Hệ thống các ứng dụng phần mềm được sử dụng trong công tác quản l, điều hành và hỗ
trợ chuẩn đoán, khám chữa bệnh.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 5

 Hệ thống quản l, lưu trữ, hỗ trợ chuẩn đoán hình ảnh PACS và quản lý xét nghiệm LIS
 Hệ thống ứng dụng, dịch vụ công cộng
 Hệ thống dịch vụ, ứng dụng online (Web, mail) cho người dùng
 Hệ thống tra cứu thông tin trực tuyến (tra cứu thông tin, đặt lịch khám, tra cứu kết quả
khám bệnh qua internet)
o Lớp hạ tầng truyền thông: Là cơ sở hạ tầng truyền thông phục vụ cho các ứng dụng CNTT của
bệnh viện.
II. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HẠ TẦNG CƠ SỞ:
o Hệ thống máy tính trạm, máy in, scan,… cho cán bộ, bác sĩ.
o Hệ thống truyền dẫn cable cấu trúc (Cabling)
o Hệ thống chuyển mạch nội bộ (Switching system)
o Hệ thống kết nối Internet và WAN
o Hệ thống bảo mật mạng (Security system)
o Hệ thống máy chủ dịch vụ (Server) và lưu trữ tập trung (Storage)
o Hệ thống sao lưu, lưu trữ dự phòng dữ liệu (Backup System)
o Hệ thống quản trị mạng (NMS)
o Hệ thống bảo vệ nguồn cho máy chủ (UPS)

o Hệ thống hội nghị truyền hình (VCS)
o Hệ thống tổng đài PBX/IP
o Các hệ thống khác
Để đảm bảo tính hiệu quả, các hệ thống trên phải được xây dựng đồng bộ, có tính kế thừa, tính mở rộng và đáp
ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng.
Kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT bệnh viện được thiết kế phân lớp như ở dưới đây:

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 6


III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CABLE CẤU TRÚC.
Với những phân tích và giới thiệu tổng quan ở phần trên kết hợp với những yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi
xin đề xuất giải pháp thiết kế cơ sở hạ tầng cáp cấu trúc cho bệnh viện đa khoa Nghệ An như dưới đây.
1. Giới thiệu chung
1.1. Tổng quan
Hệ thống cáp cấu trúc được xây dựng từ các thành phần cáp và thiết bị, phụ kiện kết nối nhằm mục đích truyền
dẫn đa dịch vụ. Hệ thống cáp cấu trúc là hệ thống cấu trúc mở, sự phân bố vị trí cũng như phương tiện truyền
dẫn được chuẩn hóa, phương pháp thi công đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế quy định.
Về cơ bản, hệ thống bệnh viện có thể sử dụng cáp đồng CAT5E hoặc CAT6 đáp ứng tốc độ tối thiểu 100Mbps.
Tuy nhiên, CAT6 hiện đang là tiêu chuẩn chung cho hệ thống mạng tương lai có thể đáp ứng tốc độ truyền dẫn
1Gbps trong giới hạn 100m không lệ thuộc điều kiện thi công, môi trường. Đối với mạng cáp đường trục
(Backbone cabling) có thể sử dụng cáp quang hỗ trợ tốc độ truyền dẫn 01Gbps đến 10Gbps với khả năng truyền
dẫn hai chiều.
Hệ thống cáp cấu trúc được thiết kế, xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn của bệnh viện, do đó những hệ thống
thiết bị và dịch vụ trong tòa nhà cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của bệnh viện. Căn cứ theo mục đích
và quy mô của hệ thống, các đề xuất đưa ra thỏa mãn những tiêu chí sau:

1.2. Ứng dụng
Hạ tầng mạng cáp cấu trúc được thiết kế, xây dựng có thể đáp ứng toàn diện yêu cầu và ứng dụng của một bệnh
viện, bao gồm:
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 7

o Hệ thống thông tin liên lạc (PABX).
o Hệ thống mạng dữ liệu (LAN và Internet).
o Hệ thống truy cập không dây (Wireless).
o Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS).
o Hệ thống camera giám sát hình ảnh (CCTV).
o Hệ thống điều khiển truy cập (Access Control).
o Các hệ thống tương thích khác.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật
Với thời gian sử dụng lâu dài, hệ thống cáp được thiết kế có cấu trúc để có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng
và thay đổi trong vòng 10-20 năm, đồng thời đảm bảo khả năng truyền dẫn và tính thẩm mỹ của toàn bộ hệ
thống cáp trong thời gian dài. Xây dựng hệ thống cáp cấu trúc là yêu cầu tiên quyết đối với hệ thống thông tin
trong bệnh viện.
Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ khi có
các chỉ định khác:
- ISO 11801 Ed.2 Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho nhà cao tầng (cao ốc, văn phòng,
bệnh viện)
- TIA/EIA 568B Tiêu chuẩn về Kết nối cáp viễn thông cho nhà cao tầng, bệnh viện,… thường được áp
dụng tại Châu Mỹ & Châu Á.
o TIA/EIA 568-B.1 Tiêu chuẩn cho hệ thống cáp mạng thông tin trong nhà cao tầng, bệnh viện…
o TIA/EIA 568-B.2 Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp đồng
cân bằng.

o TIA/EIA 568-B.3 Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp quang.
o TIA/EIA 568-B.2-1 Tiêu chuẩn cho cáp đồng xoắn đôi CAT6.
Cho phép lập kế hoạch & lắp đặt hệ thống kết nối cáp cấu trúc cho nhà cao tầng, bệnh viện,…
Chỉ định một hệ thống cáp chung hỗ trợ môi trường cho nhiều loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp.
- TIA/EIA 569 : Tiêu chuẩn về Không gian và Đường đi cáp cho nhà cao tầng, bệnh viện.
Chuẩn hóa các chỉ định thiết kế, xây dựng bên trong và giữa các tòa nhà, hỗ trợ môi trường truyền dẫn
và thiết bị viễn thông.
Bao gồm pathway (đường cáp – cách cáp đi từ nơi này sang nơi khác) và space (không gian – vị trí của
các thiết bị và đầu cuối viễn thông).
- TIA/EIA 606 : Tiêu chuẩn Quản trị Cơ sở hạ tầng viễn thông trong nhà cao tầng, bệnh viện.
Cung cấp hệ thống hỗ trợ quản trị thống nhất, độc lập với các ứng dụng. Thiết lập chỉ dẫn cho các chủ sở
hữu, người dùng, nhà sản xuất, tư vấn, nhà thầu, nhà lắp đặt, quản trị viên… có liên quan đến việc quản
trị (và đặt nhãn) cơ sở hạ tầng viễn thông.
- TIA/EIA 526-14A Method B Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đa mốt cho hệ thống
cáp ngang tầng.
- TIA/EIA 526-7 Method A1 Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đơn mốt cho hệ thống
cáp đường trục.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 8

- ISO/IEC 14763-2 Tiêu chuẩn về việc lên kế hoạch và thi công hệ thống cáp.
o ISO/IEC 14763-1 Tiêu chuẩn về quản lý hệ thống cáp mạng.
o ISO/IEC 14763-3 Tiêu chuẩn về đo kiểm hệ thống cáp quang.
o ISO/IEC 61935 Tiêu chuẩn và phương án đo kiểm hệ thống cáp đồng.
Ngoài ra, do tính chất quan trọng và yêu cầu khẩn cấp của việc xử l các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống
truyền dẫn thông tin trong tòa nhà thông minh, hệ thống cáp cấu trúc đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Hệ thống cáp cấu trúc có khả năng nâng cấp lên quản lý thông minh tại mức vật lý, quản lý từ xa thông

qua giao thức TCP/IP, tự động cập nhật hồ sơ quản trị mạng theo tiêu chuẩn TIA/EIA 606, nhận biết các
thay đổi trên hệ thống mạng và thông báo cho người quản trị.
- Tất cả các sản phẩm sử dụng trong hệ thống cáp mạng thuộc chủng loại đã được kiểm tra và chứng
nhận tuân theo các tiêu chuẩn TIA/EIA do ETL cấp.
- Tất cả các node mạng đều được đo kiểm tuân theo chuẩn TIA/EIA bởi các thiết bị đo độc lập với hãng
sản xuất và tuân theo bảng tiêu chuẩn của TIA/EIA.
2. Thiết kế hệ thống cáp thông tin liên lạc bệnh viện Đa Khoa Nghệ An
2.1 Thực trạng và mục đích sử dụng
Bệnh viện Đa khoa Vinh được định hướng thiết kế với khu liên hợp 5 tòa nhà. Trong đó trọng tâm
là khối nhà chính 7 tầng tách biệt với các khối điều trị. Các nhà còn lại bao gồm 4 tòa nhà của các
Khoa lây, Khoa chống nhiễm khuẩn, Khoa dinh dưỡng, Khoa giải phẫu bệnh lý ngoài ra còn có các
công trình phụ trợ được bố trí phân tán để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho các chức năng của
bệnh viện.
Trong phạm vi thiết kế này, hệ thống cáp trục cho toàn bộ bệnh viện bao gồm cáp trục cho các tòa
nhà dẫn tín hiệu đến các tầng làm việc của từng tòa nhà, và toàn bộ hệ thống cáp ngang từ trục phân
phối tín hiệu đến vị trí người dng. Với mục tiêu thiết kế hệ thống cáp cấu trúc cho bệnh viện để
đảm bảo hiệu năng truyền dẫn tốt và đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xin đề xuất phương án
thiết kế dựa trên các cơ sở như sau:
2.2 Cơ sở thiết kế hệ thống cáp cấu trúc.
Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống cáp cấu trúc
Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ
khi có các chỉ định khác:
ISO 11801 Ed 2 – Tiêu chuẩn chính. Công nghệ thông tin
– Hệ thống cáp chung dành cho tòa nhà thương mại.
AAS/ACIF S009 - Qui định về lắp đặt cáp cho khách
hàng.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An



Trang 9

AS/NZS 3085.1 - Các qui định cơ bản về quản l hệ thống cáp thông tin.
AS/NZS 3086 - Hệ thống cáp thông tin cho văn phòng nhỏ và văn phòng cá nhân.
TIA/EIA 568-B.1, 2 and 3 - Tham khảo, Tiêu chuẩn cáp thông tin cho tòa nhà thương mại, phần 1, 2
và 3.
TIA/EIA 568.B-2-1 - Tham khảo
Đặc tính kỹ thuật truyền dẫn của cáp Cat6, 4 đôi 100 Ohm.
2.3 Định hướng thiết kế chung
Chúng tôi đề xuất thiết kế hệ thống cáp như sau:
Hệ thống cáp trục kết nối khối nhà chính 7 tầng với 4 khối nhà còn lại của bệnh viện:
 Phân phối cáp trục từ nhà chính 7 tầng đến các nhà điều trị còn lại – Xem chi tiết trong bản vẽ
thiết kế đi kèm: cáp quang outdoor OM3 Multimode 4 Core băng thông 10Gb/s cho ứng dụng
Data, cáp đồng 50 đôi dây cho hệ thống thoại. Hệ thống này được phân phối từ phòng thông tin
liên lạc (BD) của tòa nhà chính 7 tầng (BD đặt tại tầng 1) đến phòng thông tin liên lạc tại 4 nhà
còn lại. Cụ thể:
 Nhà chính 7 tầng  Nhà Khoa lây: Công trình Khoa lây 2 tầng quy mô 48 nút thoại và 51 nút
mạng. Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4 Core 10Gb/s
cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ phòng thông
tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc của Khoa lây (tầng 1).
 Nhà chính 7 tầng  Nhà Khoa chống nhiễm khuẩn: Công trình Khoa chống nhiễm khuẩn 1 tầng
quy mô 24 nút thoại và 8 nút mạng. Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor
Multimode 4 core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống
thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa
chống nhiễm khuẩn (tầng 1).
 Nhà chính 7 tầng  Nhà Khoa dinh dưỡng: Công trình Khoa dinh dưỡng 1 tầng quy mô 24 nút
thoại và 13 nút mạng. Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor Multimode 4
core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống thoại kết nối từ
phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa dinh dưỡng
(tầng 1).

 Nhà chính 7 tầng  Nhà Khoa giải phẫu bệnh lý: Công trình Khoa giải phẫu bệnh lý 1 tầng quy
mô 24 nút thoại và 8 nút mạng. Với quy mô này sẽ được thiết kế 01 sợi cáp quang Outdoor
Multimode 4 core 10Gb/s cho hệ thống mạng dữ liệu và 01 sợi cáp đồng 50 đôi cho hệ thống
thoại kết nối từ phòng thông tin liên lạc của nhà chính 7 tầng đến phòng thông tin liên lạc Khoa
giải phẫu bệnh lý (tầng 1).

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 10

Hệ thống cáp trục và cáp ngang kết nối giữa các tầng của các tòa nhà:
Chúng tôi áp dụng mô hình thiết kế Inter-Connect. Đây là một dạng đơn giản nhất trong 4 mô hình
được quy định trong các tiêu chuẩn như ISO 11801, TIA 568B… Với các hệ thống mạng vừa và nhỏ,
không có yêu cầu quản lý quá cao thì mô hình này là phù hợp nhất với chi phí thi công, vật liệu thấp,
truyền dẫn tối ưu. .
Chi tiết tham khảo bản vẽ thiết kế.
- Tại mỗi tòa nhà sẽ được bố trí một phòng phân phối toà nhà (Building Distribution – BD) -
phòng quản lý kỹ thuật thông tin liên lạc tòa nhà, đây sẽ là nơi tập trung hệ thống cáp thông tin
của tòa nhà. Phòng phân phối toà nhà sẽ là nơi tiếp nhận các đường truyền từ bên ngoài vào, nơi
đặt tủ đấu nối toà nhà, giàn MDF, là nơi quản l đấu nối, quản lý hoạt động toàn bộ hệ thống
công nghệ thông tin toà nhà. Từ đây phân phối tín hiệu trục đến các phòng kỹ thuật phân tầng
thông qua hệ thống cáp trục tốc độ cao.
- Mỗi phòng kỹ thuật phân tầng được kết nối với phòng thông tin liên lạc của tòa nhà sẽ có 01 sợi
cáp quang Indoor Multimode 04 core bảo đảm tốc độ 10Gb/s sẵn sàng cho các ứng dụng như:
Internet, Video Conference, Image, Video surveillance, VoiP….và 50 đôi cáp tín hiệu UTP Cat3
sẵn sàng dịch vụ thoại, ADSL…
- Mỗi phòng kỹ thuật là nơi đặt tủ đấu nối tầng (FD), hộp IDF. Đây là nơi quản l đấu nối, quản
lý hoạt động vị trí người dùng tại tầng đấy cũng có thể là các tầng lân cận tầng đặt phòng kỹ

thuật (tùy theo số lượng nút). Từ đây tín hiệu đến người dùng thông qua hệ thống cáp ngang, ở
đây thiết kế sử dụng giải pháp Cat5E cho cả hệ thống mạng dữ liệu và mạng thoại. Tại các
phòng kỹ thuật này sử dụng giải pháp Inter-Connect.

Bố trí và giải pháp thiết kế Outlet (ổ cắm mạng):
- Bố trí các ổ cắm đơn cho từng vị trí nút mạng và nút thoại tại các vị trí người dùng. Việc bố trí
dựa trên diện tích và tính năng của các phòng.
- Bố trí ổ cắm đơn dng cho nút wifi tại hành lang các tầng và những vị trí sảnh chờ.
- Ngoài ra, với việc thiết kế đường thoại như đường mạng, nên có thể thay đổi công năng truyền
dẫn khi có nhu cầu phát sinh, mở rộng hay sự cố.
(Xem chi tiết bản vẽ thiết kế kèm theo)
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 11

2.4 Lựa chọn cấp độ cáp
Hệ thống cáp trong toà nhà là thành phần có tuổi đời sử dụng cao, trung bình từ 10-15 năm và phải đáp
ứng sự phát triển như vũ bão của công nghệ, của yêu cầu truyền dẫn. Mặt khác, để đáp ứng cho yêu cầu
của một bệnh viện hiện đại, môi trường chuyên nghiệp, hệ thống mạng phải được thiết kế yêu cầu đảm
bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Đặc biệt, công trình Bệnh viên
Đa khoa Vinh định hướng thiết kế là bệnh viện hiện đại với công nghệ tiên tiến nhất. Vì vậy, hệ thống
cáp được thiết kế với yêu cầu cao và hiện đại về chất lượng truyền dẫn và băng thông của công trình
tuy nhiên vẫn tiết kiệm được chi phí, cấp độ cáp lựa chọn cho bệnh viện Đa khoa Vinh như sau:
 Hệ thống mạng Data và thoại của toà nhà được thiết kế với Cấp độ cáp Category 5E 100Mbps,
tần số 100Mhz cho người dùng cuối (Horizontal Cabling).
 Hệ thống thoại của bệnh viện được thiết kế với cấp độ Cat5E, phù hợp với hệ thống thoại truyền
thống Analog hiện nay và sẵn sàng chuyển đổi sang công nghệ VoIP, thoại hình ảnh
 Đường cáp trục kết nối các khối nhà và kết nối phòng phân phối của từng khối nhà đến phòng

kỹ thuật tầng được thiết kế cáp quang Multimode 04 core và cáp thoại 50 đôi dây.
Đây là giải pháp kết hợp mang lại hiệu quả cao, băng thông cao và sẵn sàng cho tương lai, đáp ứng
hoàn toàn những yêu cầu cao nhất về hệ thống cáp cấu trúc.
2.5 Giải pháp đấu nối sử dụng phiến Cat5E 10 đôi
Giải pháp đấu nối sử dụng phiến Cat5E 10 đôi là một giải pháp mới nhất hiện nay được đưa ra nhằm
thay thế giải pháp đấu nối sử dụng Patch panel truyền thống và được đánh giá là một giải pháp “Tiết
kiệm thời gian và chi phí nhưng đạt hiệu suất vận hành và thẩm mỹ của hệ thống”. Phiến đấu nối băng
thông cao “Phiến HighBand Cat5e 10 đôi” là một trong những thành phần chính tạo nên hiệu suất vận
hành của hệ thống.
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi sử dụng công nghệ lưỡi cắt dây mạ bạc LSA PLUS® nghiêng 450 nổi
tiếng của ADC Krone. Công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn đấu nối của hơn 60 nước trên thế giới.
Lưỡi cắt mạ bạc làm tăng hiệu suất truyền dẫn, giảm thiểu việc oxy hoá tại điểm cắt và tăng độ bền của
lưỡi cắt.





Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 12









Phiến HighBand Cat5e 10 đôi của ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn tối ưu cho tín hiệu mạng
LAN, WAN hay tín hiệu thoại. Có thể được lắp dễ dàng lên tường bằng đế Inox, trong tủ hộp cáp hoặc
trong tủ rack và có thể được sử dụng trong giải pháp Chỉ đấu nhảy khi cần (Patch-by-Exception).

Đặc điểm và lợi thế:

 High Band Cat5e 10 đôi có băng thông truyền dẫn vượt xa mức yêu cầu 100 MHz của chuẩn
CAT5e theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568A và ISO/IEC DIS 11801.
 Việc thi công cài đặt nhanh chóng và dễ dàng, thân thiện với người sử dụng.
 Có thể lắp lên giá đỡ phiến, đế Inox gắn lên tường, trong hộp cáp hoặc trong tủ rack 19”.
 Cho phép người dùng kiểm tra, giám sát kênh truyền dẫn mà không phải ngắt tín hiệu.
 Dễ dàng tích hợp với các giải pháp khác của ADC KRONE.
 Sử dụng lưỡi cắt LSA-PLUS khả năng chống ăn mòn, vỏ được chế tạo bằng nhựa PBT chất
lượng cao.

Tại sao dùng giải pháp PHIẾN thay cho giải pháp PATCH PANEL truyền thống?
Mô hình đấu nối thẳng thường thấy là mô hình sử dụng Patch Panel

Trên đây là cấu trúc của mô hình đấu nối thẳng (tiêu chuẩn ISO11801), thiết bị acctive (EQP) được đấu
thẳng với thanh đấu nối Patch panel thông qua 1 sợi dây nhảy. Việc đấu nhảy, quản lý sử dụng khai
thác thông qua sợi dây nhảy này, được thao tác trên cùng tủ rack, cổng RJ45 trên switch bị tác động
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 13

trực tiếp việc rút ra cắm vào của dây nhảy trong mỗi lần thao tác quản lý mặc dù cổng này không được
sản xuất để chịu đựng được những tác động kiểu này. Dẫn đến sự hư hỏng nhanh chóng của thiết bị,

chất lượng truyền dẫn không đảm bảo. Không những thế, với việc quản lý nhiều dây nhảy cùng lúc
trong không gian hẹp trên một tủ rack sẽ dẫn đến sự rối rắm, lẫn lộn và rất khó để có thể quản l được.
Phiến hoàn toàn có thể thay thế vai trò của Patch Panel trong trường hợp này và đem lạ hiệu suất truyền
dẫn tối đa, hạn chế được các nhược điểm của Patch Panel trong kênh truyền dẫn.

Khác với thanh đấu nối Patch Panel truyền thống, phiến đấu nối dây Highband Disconnection với hai
điểm tiếp xúc dây “1-vào và 1-ra, cổng đấu nhảy riêng biệt” cho phép đấu nối cố định trực tiếp giữa
User Field, Data Field, mà không cần dùng dây nhảy, điều này cho phép:
 Đấu nối cố định đối với toàn bộ hệ thống cáp, kể cả kết nối với thiết bị đầu cuối. Điều này chính
là cơ sở của tính hoạt động ổn định tuyệt vời của hệ thống.
 Hạn chế điểm yếu nhất của hệ thống: Cổng RJ45
 Việc test kiểm tra được thao tác ngay trên cổng chuyên dụng, hoàn toàn không phải ngắt kết nối.
 Có thể quản lý kết nối đến từng đôi dây.
 Việc thao tác đấu nối giàn HB hoàn toàn thực hiện từ phía trước của module block, việc quản lý
cáp cũng rất dễ dàng.
 Không sử dụng công nghệ mạch in trong Block, đem lại hiệu quả truyền dẫn tối ưu, có thể chịu
được trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
 Tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc trang bị dây nhảy cho tất cả các Link, linh hoạt với mọi số
lượng node, đặc biệt ưu điểm với số lượng node nhỏ hơn 24.
 Tăng tính thẩm mỹ của hệ thống do mặt trước của khung phối dây không có bất kỳ dây nhảy
nào, đặt biệt dễ dàng cho việc quản trị hệ thống như thêm, bớt, thay đổi nút mạng.
 Sử dụng số lượng dây nhảy bằng ½ so với giải pháp Patch Panel.

ADC Krone thực sự mạnh với các giải pháp phiến từ cấp độ Cat3 cho thoại, Cat5e, Cat6 cho thoại, dữ
liệu, an ninh tích hợp, BMS…Cat6A cho truyền dữ liệu tốc độ 10Gb/s…. Với việc ứng dụng công nghệ
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 14


lưỡi cắt LSA, kết hợp với cấu tạo đặc biệt phiến Disconnect của Krone đem lại hiệu quả truyền dẫn tối
ưu, ổn định, thi công, quản lý vận hành dễ dàng hơn bao giờ hết.





3. Mô tả kết nối
3.1 Hệ thống thoại
 Đường cáp thoại từ nhà cung cấp dịch vụ được kéo vào phòng tiếp nhận các dịch vụ (tầng 1 nhà
chính 7 tầng), tại đây đường cáp thoại sẽ được đấu nối vào hộp đấu dây trung kế 100 đôi (yêu
cầu có hệ thống tiếp địa) có gắn bảo an chống sét. Từ hộp đấu dây trung kế sẽ được kết nối vào
tổng đài và từ tổng đài ra 2 giàn MDF 1200 pair được đấu nối qua một giàn phiến thoại khác
trước khi được đưa lên các tầng.
 Tín hiệu được đưa đến các tòa nhà khác của bệnh viện bằng các sợi cáp thoại 50 đôi dây và
được đấu nối vào các phiến thoại Krone tại các phòng phân phối của tòa nhà đó.
 Tín hiệu được đưa từ phòng phân phối của tòa nhà lên từng phòng kỹ thuật tầng bằng các sợi
cáp thoại 50 đôi dây và được đấu nối vào các phiến thoại Krone tại các phòng kỹ thuật đó.
 Tại phòng kỹ thuật tập trung phân tầng, hệ thống cáp ngang cho thoại UTP Cat5E từ ổ cắm (TO)
cáp được đấu Inter-Connect vào các IDF chứa phiến thoại KH23 10 đôi. Tại đây đã có các tín
hiệu thoại từ tổng đài.
 Cáp được đấu nối từ TO qua hệ thống ống nhựa PVC D20 âm tường, máng âm trần đến giàn đấu
nối tại các phòng kỹ thuật các tầng. Hạt ổ cắm cho thoại là loại Cat5E, lưỡi cắt dây theo công
nghệ LSA, cắt dây với góc 45
0
chống đứt gãy dây.
 Cáp ngang sử dụng cho thoại là cáp UTP Cat5E, đảm bảo nhu cầu sử dụng tốt công nghệ thoại
hiện tại và công nghệ thoại VoiP tương lai, sẵn sàng hạ tầng để chuyển từ một node điện thoại
sang một node mạng.

3.2 Hệ thống mạng:
 Cáp trục trong hệ thống mạng được sử dụng là cáp quang OM3 Multimode 10G/b 4 Core với
phòng phân phối cáp đặt tại tầng kỹ thuật trong các tòa nhà.
 Tại các phòng tập trung phân tầng FD hệ thống cáp ngang UTP Cat5E từ ổ cắm (TO) cáp tập
trung về dàn phiến Highband 10 pair Cat5E. Cáp được đấu vào mặt trên của phiến Highband với
lưỡi cắt dây LSA 45
0
mạ bạc theo mã màu quy định trên phiến. Từ dãy lưỡi cắt phía dưới của
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 15

phiến Highband tại dàn phiến, tín hiệu được đấu Inter-Connect tới thiết bị chuyển mạch (switch)
nhờ Dây nhảy RJ-45 Cat5E (có thể cắt đôi làm 2 đường truyền).
 Cáp được đấu nối từ TO qua hệ thống ống PVC D20 âm tường, máng âm trần đến giàn đấu nối
tại các phòng kỹ thuật các khu văn phòng. Hạt ổ cắm cho thoại là loại Cat5E, lưỡi cắt dây theo
công nghệ LSA, cắt dây với góc 45
0
chống đứt gãy dây.
 Dây nhảy RJ-45 Cat5E sử dụng để đấu từ phiến Highband đến thiết bị chuyển mạch là loại được
sản xuất tại nhà máy của chính hãng, được đúc đầu bằng công nghệ đúc nhiệt nóng và đo kiểm
100%.
3.3 Thiết kế hệ thống máng cáp
Hệ thống máng cáp có nhiệm vụ đỡ và dẫn toàn bộ phần cáp từ các khu đấu nối trung tâm đến các
vị trí phân phối. Có hai hệ thống máng: hệ thống máng cho cáp trục và hệ thống máng cho cáp ngang.
 Hệ thống máng cho cáp trục: Đỡ và dẫn toàn bộ phần cáp trục từ phòng đấu nối thông tin liên
lạc đến các phòng phân phối tầng qua trục thông tầng dành cho điện nhẹ. Hệ thống máng này
được định vị treo trần (cho khoảng ngang từ MDF đến trục thông tầng) và định vị dọc đứng theo

trục thông tầng tòa nhà. Phần máng này cần đảm bảo việc định vị chắc chắn và có chỗ định vị
tốt cho cáp dọc, chúng tôi đề xuất thiết kế loại máng lưới cablofil cho toàn bộ hệ thống máng
này, đây là một hệ thống máng với rất nhiều ưu điểm cho phần thi công lẫn tính thẩm mỹ hệ
thống.
 Hệ thống máng cáp ngang: Đây là hệ thống máng cáp treo trần. Hệ thống máng cáp treo trần
được định vị lộ đi cáp từ phòng kỹ thuật tầng phân phối cáp đi dọc tầng để kết nối hệ thống ống
PVC bảo hộ cáp đến vị trí người. Tất cả các điểm chuyển đổi tiết diện ống ghen và xoay góc
phải thiết kế hộp nối để tiện cho việc kéo cáp và bảo đảm chất lượng cáp. Máng treo trần được
đề xuất là máng lưới cablofil.

4. Tiêu chí kỹ thuật các thiết bị








Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 16












4.1 Cáp đng UTP Cat.5E

Hệ thống cáp ngang của ADC KRONE đảm bảo trở kháng 100Ω ±
15% xuyên suốt chiều dài 100m theo qui định của hệ thống LAN tại
tần số 100Mhz.

 Là loại cáp 4 đôi và được kết nối tới thiết bị đầu cuối, điểm
tập trung hay làm đường trục cho những hệ thống nhỏ trên cùng 1
tầng .
 Loại cáp thường dng là cáp 4 đôi không có vng đệm có hiệu năng truyền dẫn cao.
 Cáp 4 đôi UTP Cat5E được dùng trong mạng hình sao từ điểm tập trung cáp đến các vị trí ở các
tầng
 Cáp 4 đôi UTP Cat5E được làm theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568-B.2. Nó đã dược chứng minh và
kiểm chứng cho các ứng dụng > 1000 Mbps từ các tầng đến thiết bị đầu cuối ở nơi làm việc
 Tuân thủ theo tiêu chuẩn IEEE 802.3, 10/100/1000 BASE T; IEEE 802.5, 4/16/100Mbps; ATM
Forum 52/155/622/1200 Mbps, 1 Gigabit Networking, sẵn sàng cho những ứng dụng trong
tương lai.
 Cáp ngang vẫn được tiếp tục sử dụng cho dù thiết bị đầu cuối có bị thay đổi .
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 17

 Cáp 4 đôi UTP Cat5E có các thông số sau:

- TIA/EIA 568-B Commercial Building Telecommunications Cabling Standard
- TIA/EIA 568-B.2 Cat5E Link Specifications
- Conductor DC Resistance (Max): 9.38Ω/100m. @ 20°C
- DC Resistance unbalanced (Max) : 5%
- Insulation Resistance (Min): 5000 MΩ /1km @ 20°C
- Mutual Capacitance (Typical): 5.6 nF/100m
- Characteristics impedance : 100Ω
- Worst Case Cable Skew : 45 nsec/100 Meters

4.2 Hệ thống phiến đấu nối Highband 10 đôi dây.
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi sử dụng công nghệ lưỡi cắt dây
mạ bạc LSA-PLUS® nghiêng 450 nổi tiếng của ADC Krone.
Công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn đấu nối của hơn 60 nước
trên thế giới. Lưỡi cắt mạ bạc làm tăng hiệu suất truyền dẫn, giảm
thiểu việc oxy hoá tại điểm cắt và tăng độ bền của lưỡi cắt.
Phiến HighBand Cat5e 10 đôi của ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn tối ưu cho tín hiệu mạng
LAN, WAN hay tín hiệu thoại. Có thể được lắp dễ dàng lên tường bằng đế Inox, trong tủ hộp cáp
hoặc trong tủ rack và có thể được sử dụng trong giải pháp Chỉ đấu nhảy khi cần (Patch-by-
Exception).
Đặc điểm kỹ thuật :
Đường kính lõi đồng dây dẫn cho phép: 0.4mm to 0.65mm (26 to 22 AWG)*
Đường kính dây tính cả vỏ (PE,PVC): 0.7mm to 1.4mm
Khả năng đấu nối tại lưỡi cắt: ≥200 lần
Lực nhấn đây vào phiến (với dây 0.5mm ): 6N
Lực tháo dây khỏi phiến không đúng cách (với dây 0.5mm): ≥35N
Số lần đấu nhảy tại cổng ngắt kết nối: ≥750 lần
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An



Trang 18

Có thể gắn tối đa hai sợi dây có đường kính bằng nhau đến 0.5mm trên một khe lưỡi cắt. Với cáp bện
thì chỉ gắn được 1 dây trên một khe lưỡi cắt. Nếu sợi dây cáp có đường kính >0.5mm thì chỉ đấu được
1 dây trên một khe lưỡi cắt.
4.3 Đầu cắm mạng Cat5e UTP Key stone (Modular Jack)
Đầu cắm mạng Cat5e UTP Key stone được thiết kế với công nghệ lưỡi cắt dây
LSA – PLUS, mạ vàng chân tiếp xúc RJ-45 và đặc biệt không có bo mạch in và hàn
chì. Điều này khiến hạt ổ cắm ADC KRONE có hiệu suất truyền dẫn và độ ổn
định không sản phẩm nào cạnh tranh được.
Đặc tính và tiện ích
 Vượt yêu cầu tiêu chuẩn TIA/ EIA cho Cat 5e.
 Cách điện các đôi cáp trong phần quản lý cáp cho chất lượng Cat 5E cao cấp.
 Độ tin cậy và khả năng đấu nối lại nhiều lần (>200 lần) đảm bảo luôn đạt chuẩn Cat5E.
 Thiết kế lưỡi cắt dây LSA-PLUS 45
o
, mặt tiếp xúc bằng bạc khả năng đấu dây hơn 200 lần.
 Lớp mạ tại các chân tiếp xúc RJ 45 được mạ vàng cứng có độ dày ít nhất 1.3 µm
Tiêu chuẩn đấu dây quốc tế.
4.4 Dây nhảy Patch Cord Cat5e
Dây nhảy Cat5e được sử dụng kết nối giữa các thiết bị chuyển mạch (switch), KVM switch với các
thanh đấu nối trong khung-tủ thiết bị mạng, kết nối linh hoạt giữa các thanh đấu nối trong khung-tủ
phối dây và đấu nhảy khi cần thiết cũng như kết nối cố định giữa server và thanh đấu nối trong khung-
tủ thiết bị, kết nối từ Outlet đến các vị trí người dùng.
Được thiết kế với tính năng tương thích trở kháng dùng cho hệ thống cáp cat 5e của KRONE. Với tính
năng này, dây nhảy cáp cat 5e đã vượt xa chuẩn cat5e dành cho dây nhảy cáp.
Đầu nối được thiết kế nhằm giảm lực căng ngăn dây cáp di chuyển ở điểm tiếp nối khi cáp bị uốn cong,
và để duy trì độ cong hợp lý. Cả hai cải tiến này nhằm đảm bảo băng thông tối đa trong việc truyền dữ
liệu.
Đặc điểm kỹ thuật:

Đặc điểm cơ khí:
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 19

 Dây được đúc hai đầu với độ dài tối ưu hóa năng lượng truyền dẫn
 Đảm bảo bán kính cong sợi cáp
 Môi trường sử dụng: trong nhà, trong môi trường khô giáo
 Đường kính lõi đồng: 24AWG
 Vỏ cách ly: Polyolefin
 Vỏ sợi cáp: PVC
 Bán kính cong nhỏ nhất: 75mm
 Độ bền kéo: 180N
 Nhiệt độ hoạt động: -10
0
C – 60
0
C
 Độ ẩm tương đối: ≤93% không ngưng tụ
Đặc điểm về điện:
 Điện trở lõi đồng (200C) 93.8Ω/km
 Điện trở cân bằng (200C): 5%
 Điện dung tương hỗ (200C): 5.6nF/100m
 Độ trễ trong trường hợp xấu nhất: 45ns/100m
Điện trở cách ly: 100MΩ tại 500 VDC
4.5 Hệ thống thoại
- Phiến đấu nối thoại ADC KRONE KH23 LSA Disconnection 2/10 trong khối đấu
nối MDF có khả năng cho phép tháo mở kết nối tối thiểu 220 lần trong khi vẫn duy

trì độ trở kháng nhỏ hơn 1milli-ohm. Ngoài ra, để đảm độ bền của hệ thống cáp, các
sản phẩm đấu nối có điểm tiếp xúc là lưỡi mạ bạc và nghiên một góc 45 độ đảm
bảo hiệu suất truyền dẫn và giảm thiểu việc Oxít hóa tại điểm cắt, lưỡi cắt có thể cắt
nhiều loại dây có tiết diện từ AWG 20 đến AWG 26 (0.4 đến 0.8mm).
4.6 Cáp quang đa mốt 50/125 µm, đơn mốt 9/125 µm, 10Gigabit Ethernet
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 20

Hiện nay, với các hệ thống cáp ngang với tốc độ 1Gb/s đã trở nên phổ biến đòi hỏi phải có một hệ
thống đường trục có tốc độ và băng thông cao hơn. Các loại cáp quang đa mốt đang được sử dụng ở
Việt Nam làm đường backbone có tốc độ từ 100Mb/s đến 1Gb/s không còn phù hợp. Vì vậy, chúng tôi
đề xuất dng loại cáp quang tốc độ 10G với 24 lõi quang với tổng tốc độ 120Gb/s, cáp quang 24 lõi
Multi mode với tốc độ tổng thể 120Gb/s.

Cáp quang MM 10Gb/s:
 Hình thức cấu trúc: Tight Buffer, Riser Cable, All Dielectic, Aramid yarn. PVC – OFNR
 Suy hao tối đa cho cáp chưa thi công: ≤2.5db/km @850nm; ≤0,8db/km @1300nm
 Suy hao tối đa cho cáp đã thi công: ≤3.5db/km @850nm; ≤1.5db/km @1300nm
 Chiều dài đạt 10Gb/s: ≤300m tại 850 nm
 Băng thông tối thiểu: ≥1500Mhz.km @ 850nm overfilled LED;≥500Mhz.km @ 1300nm
overfilled LED; ≥2000Mhz.km @ 850nm Laser
 Độ bền kéo: 660N (4 to 12 core); 1320N (24 core)
Cáp quang SM 10Gb/s
 Hình thức cấu trúc: Tight Buffer, Riser Cable, All Dielectic, Aramid yarn. PVC – OFNR
 Suy hao tối đa cho cáp chưa thi công: ≤0.35 dB/km tại 1310 nm; ≤0.22 dB/km tại 1550 nm
 Suy hao tối đa cho cáp đã thi công: ≤0.70 dB/km tại 1310 nm; ≤0.70 dB/km tại 1550 nm
 Độ bền kéo: ≤660N (với cáp 4 đến 12 lõi); ≤1320N (với cáp 24 core)


4.7 Khay đ cáp quang
Khay đấu nối cáp sợi quang phải được thiết kế bằng nhựa cứng, nhẹ, ph
hợp cho việc kết nối phân phối cáp quang cho những tòa nhà. Các đầu
cắm thích hợp với nhiều kiểu đầu nối khác nhau như SC, SC Duplex, FC và
MTRJ. Dễ dàng thao tác khi kết nối với những loại cáp mềm hay, loại cáp
được gia cố mỏng. Các thiết bị cố định cáp sẽ giữ cho cáp ở đúng vị trí cũng
như giới hạn bán kính cong của sợi cáp.
Đây là giải pháp tiết kiệm đã tích hợp sẵn bộ quản l cáp ở bên trong. Rất thuận tiện cho việc thi công.
Các thanh Adapter theo dạng modular. Quản lý toàn bộ các sợi quang. Trọng lượng nhẹ, rắn chắc.

Ứng dụng:

 Kết nối trong các khu liên hợp.
 Kết nối Backbone
 Viễn thông
 CATV
Patch Panel quang nha
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 21

Đặc tính kỹ thuật:
 Sử dụng cho các loại adapter SC duplex, SC Simplex, MT-RJ và ST
 Sử dụng cáp quang chứa ống đệm lỏng hoặc ống đệm đầy.
 Tích hợp hệ thống quản lý sợi quang dạng đúc liền.
Vật liệu:
Polycarbonate, PC/ABS

Kích thước:
19”(rộng) x 1U (cao) x 270mm(sâu).
Tiêu chuẩn môi trường:
EN6008-2-2, IEC 68-2-14, IEC 68-2-6, IEC 68-2-27, IEC 68-2-3
Môi trường làm việc :
EN50173, ISO/IEC 11801

4.8 Dây nhảy SC-LC Duplex và Pigtail SC
Dây nhảy quang chuẩn LC phù hợp trong việc kết nối giữa các thiết bị định tuyến, firewall, switch và
giữa các modules của các switch với nhau. Hiện nay, các modules quang của các dòng switch chủ yếu
hỗ trợ định dạng chuẩn SFP (Small Form Port) với giao diện LC, vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng dây nhảy
LC – LC để kết nối các thiết bị này. Nếu đầu ra của thiết bị định tuyến là Multimode, ta sẽ sử dụng dây
nhảy LC hỗ trợ Multimode và tương tư với trường hợp đầu ra là Singlemode. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi
phí chúng ta nên sử dụng modules đầu ra của thiết bị định tuyến là Multimode và đồng bộ hoá toàn bộ
modules quang của các switch phía sau là Multimode.





Ứng dụng: Dây nhảy dng đầu nối LC
thường được dng trong những mạng viễn
thông, mạng nội bộ, và những hệ thống kết
nối dày đặc khác. Đầu nối LC đã đựng sử
dụng trên khắp thế giới trong những ứng
dụng viễn thông và truyền hình. Nó bắt đầu
trở nên quen thuộc khi cần hàn gắn hay
phân phối cáp.
 Mạng LAN
 Cho các thiết bị ngoại vi dùng cho máy

tính.
Mô tả:
 Lắp theo nhiều hàng, mật độ cao
 Dùng cho Multimode (50/125um OM2
và OM3)
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 22

 Suy hao: 0.10 typical, 0.30 maximum
 Hệ số phản xạ: <-20 dB (MM)
 Chỉ tiêu truyền dẫn: 150meters @
10Gigabit
 Đạt tiêu chuẩn TIA/EIA 604-10 (FOCIS
10)
Dây nhảy quang chuẩn LC phù hợp trong việc kết nối giữa các modules của các switch với nhau. Hiện
nay, các modules quang của các dòng switch chủ yếu hỗ trợ định dạng chuẩn SFP (Small Form Port)
với giao diện LC, vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng dây nhảy LC – SC để kết nối các thiết bị này.

4.9 Hệ thống máng treo trần, âm sàn và đi trong trục kỹ thuật.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm máng cáp cao cấp của hãng Cablofil của Pháp. Đặc
điểm của loại máng chính này là trọng lượng nhé, độ bền, tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp với các tòa
nhà hiện nay.
Máng thép được chế tạo từ loại thanh thép chịu lực cao, mạ tĩnh điện chống nhiễu, chống gỉ sét, chống
rò điện, phù hợp với môi trường sử dụng. Máng thép dạng lưới này có thể chịu được khi đường máng
bị vặn và không bị hư hỏng theo thời gian và đặc biệt có khả năng chịu quá tải gấp 5 lần mà không gãy.
Thiết kế lưới giúp máng đạt thẩm mỹ cao, không bụi bẩn, chống nhiệt tốt, dễ dàng phát hiện và xử lý
sự cố về cáp.

Hệ thống máng được bố trí những điểm nối đất để trung hòa về điện, chống nhiễu, chống giật gây nguy
hiểm tới sức khỏe con người.
Máng cáp được cấu tạo dạng lưới thép, các thanh thép có đường kính 4mm-6mm được hàn với nhau
tạo thành máng. Máng thép này có thể chịu được khi đường máng bị vặn và không bị ải theo thời gian,
đặc biệt cho khả năng thi công nhanh, thẩm mỹ và dễ dàng quản lý cáp bên trong.
- Máng lưới được chế tạo từ các dây thép 4mm-6mm hàn với nhau và uốn thành hình hoàn chỉnh
trước khi xử lý bề mặt.
- Phụ kiện đồng bộ không gồm nắp với vật liệu máng nhắm
tránh hiện tượng ăn mòn điện hóa.
- Kích thước máng: kích thước rộng 50mm, 100mm,
150mm, 200mm, 300mm, 400mm; cao 54mm, 105mm.
- Xử lý bề mặt: Mạ kẽm theo tiêu chuẩn EN 12329:2000
- Cấu hình lưới: kích thước rộng 50mm x dài 100mm
- Sức căng tối thiểu trung bình là 500Kg tại mỗi mối hàn
- Các đặc điểm về tải và lệch: chứng nhận theo đúng Tiêu chuẩn
Châu Âu CEI 61537
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 23

- Chứng nhận thử nghiệm hỏa hoạn theo đúng tiêu chuẩn E30/E90; Chứng nhận EMI Protection

4.10 Hệ thống tủ Rack
Sử dụng loại tủ Rack thương hiệu EKORACK
TM
các sản phẩm EKORACK™ được thiết kế và sản xuất
tại Việt Nam dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của tập đoàn ADC KRONE.
EKORACK™ được ADC KRONE cấp chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và tương thích với các

thiết bị của ADC KRONE. ERORACK™ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cho một tủ
quản l thiết bị mạng chuyên nghiệp, chất lượng cao. Việc sản xuất tại Việt Nam giúp các sản phẩm
EKORACK có giá thành hợp l và đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng.
Các tính năng vượt trội chỉ có ở các sản phẩm EKORACK™:
 Hệ thống giải nhiệt cải tiến.
 Khả năng mở rộng.
 Khả năng tương thích nhiều hệ thống.
 Khóa cửa theo tiêu chuẩn Cabinet Rack ngoại nhập độ bảo
mật cao.
Chất liệu - Kết cấu
 Vỏ tủ được sản xuất từ thép tấm mạ kẽm phủ sơn tĩnh điện 1.5 mm, bảo đảm độ bền vững, có
tính chịu lực cao và chống gỉ 100%.
 Bộ khung tủ bằng chất liệu thép dày 1.5mm, cấu trúc module thông minh, đảm bảo độ bền
vững và tính chịu lực cao, chịu được tải trọng 600 kg.
 Các thanh đỡ thiết bị làm bằng thép tấm mạ kẽm 2.0mm, có thể điều chỉnh khoảng cách để
tương thích với chiều sâu thiết bị và dễ dàng quản l cáp.
 Đường cáp vào ở cả nóc và đáy tủ.
 Toàn bộ tủ có cấu trúc module knock – down, có thể tháo rời từng bộ phận giúp thuận tiện
trong việc lắp đặt, vận chuyển và di dời.
 Thanh rack chuẩn 19” dng để bắt các thiết bị làm bằng thép tấm dày 2.0mm và được gắn
bằng ốc là bu lông cố định.
Cửa & kha
 Cửa sau có lưới thông nhiệt tạo sự thông thoáng không khí bên trong tủ, có lưới lọc bụi để bảo
đảm lọc sạch không khí trong tủ.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống điện nhẹ và CNTT
Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An


Trang 24


 Cửa trước được bố trí 1 khóa an toàn là loại khóa bật tay cầm chuẩn, có kích thước
35Wx140H mm.
 Hai nắp bên hông dạng mô đun có khóa, giúp tháo lắp nhanh, thuận tiện cho việc lắp đặt thiết
bị và ghép nối tủ.
 Nóc và đế tủ có nắp đậy được thiết kế linh hoạt có thể cho cáp đi vào từ nóc và đế đều được.
 Nóc được trang bị hai quạt hút (220 – 240V, 50/60Hz, 0.14A) giúp cho việc giải nhiệt các
thiết bị bên trong tủ.
Chân Đế & Đáy
 Chân đế dạng module có thể dùng cho việc lắp đặt riêng, có thể điều chỉnh từ 0 - 28mm, được
dng để cố định tủ trên những bề mặt không bằng phẳng, chịu được tải trọng 100 kg/chân.
 Bánh xe có thể dịch chuyển có khóa được gắn dưới chân đế tủ, có đường kính 50mm, mỗi
bánh xe chịu được tải trọng lên đến 115 kg.
 Các khay bên trong tủ có thể là loại cố định hay di động tùy theo yêu cầu đặt hàng.



5. Các yêu cầu triển khai cáp cấu trúc– Bệnh Viện Đa Khoa Nghệ An
5.1 Yêu cầu thi công triển khai dự án

Kế hoạch triển khai dự án
Do đặc thù của việc triển khai lắp đặt hệ thống cáp cấu trúc trong thời gian dài, đề xuất lắp đặt hệ thống
cáp cấu trúc chia làm 04 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1
Nghiên cứu và chi tiết thiết kế: Hiện nay bệnh viện đa khoa Vinh chưa có sẵn các đường máng trên
trần, các điểm đổ cáp, các máng đứng chuyển cáp từ trên trần xuống âm sàn, các đường ống D20 âm
sàn, vì vậy cần lên phương án thi công để sẵn sàng cho việc thi công hệ thống cáp. Việc kéo rải cáp cần
phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Giai đoạn 02
Kéo rải cáp trục đứng và cáp ngang: Giai đoạn này được tiến hành sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ
thống máng dẫn cáp. Các kỹ thuật viên, công nhân được bố trí đồng loạt, với số lượng tối đa để kéo rải

×