Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PTT N.T.N chỉ đạo BGD cấm dạy thêm, học thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.35 KB, 4 trang )

Thứ Năm, 17/02/2011 - 05:39
“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”
(DT) - Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi
làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2 về kết quả học kỳ I năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm
2011.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2.

Chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả mà ngành giáo dục
đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những
hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa với một số vấn đề trọng tâm như: Triển khai chính sách học phí
mới; đổi mới quản lý giáo dục ĐH; chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; đề án đổi mới giảng
dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ; bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; dự kiến xây
dựng chương trình giáo dục phổ thông mới; vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm trong nhà
trường
Đối với Đề án trường chuyên, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT khẩn trương triển khai thực hiện Đề án
trường chuyên trên phạm vi toàn quốc, mục tiêu cao nhất của Đề án đó là phải hoàn thành xong trước
năm 2020 để thu hút các học sinh giỏi tại các địa phương.
Về giáo dục đại học, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố
chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi tốt
nghiệp đại học, cao đẳng và phê duyệt chiến lược phát triển của từng nhà trường.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện nay có 149 trường đại học. Số sinh viên đại học:
1.358.861 (tăng 116.083 sinh viên). Số giảng viên: 45.961 (tăng 4.954 giảng viên); Hệ cao đẳng có
227 trường. Tổng số sinh viên: 576.878 (tăng 100.157 sinh viên). Tổng số giảng viên: 24.597 (tăng
4.414 giảng viên); Hệ TCCN có 282, học sinh 685.163 (tăng 59.393 học sinh), giảng viên 17.488 (tăng
1.274 giảng viên).
Đến nay có 215 trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo (tỷ lệ 52,82%);
246 trường (tỷ lệ 60,45%) công bố cam kết chất lượng đào tạo; có 303 trường (đạt tỷ lệ 74,5%) tổ chức
xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020.


Chấn chỉnh tình trạng ép học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện
Về công tác thi cử, Phó Thủ tướng đề nghị ngành GD-ĐT tiếp tục tăng cường, duy trì và giữ vững kỷ
cương, nề nếp trong thi cử, đề cao việc học thật, thi thật, chất lượng thật, chấn chỉnh tình trạng ép buộc
học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục.
Đối với vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý trên quan điểm, chủ
trương không cấm nhưng phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu người học, đồng thời khẳng định, đã đến
lúc phải nói không với dạy thêm mang tính cưỡng bức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: “Ngành giáo dục sẽ tích cực làm nhưng chưa
dám chắc thời gian chấm dứt được tình trạng này”.
Đối với việc thu thêm, Thứ trưởng Hiển cho hay, ngành giáo dục vẫn phải làm vì đó không chỉ là nhu
cầu của nhà trường mà còn là nhu cầu của cả người dân, có điều việc thu phải trên nguyên tắc tự
nguyện. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức các kỳ thi cơ bản vẫn ổn định như trước.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư để tăng nhanh
số lượng trường, quy mô học sinh học nghề và TCCN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và huy động có hiệu quả
các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm của địa
phương với giáo dục. Tiếp tục tích cực chỉ đạo để các Bộ, Ngành hữu quan phối hợp với Bộ GD-ĐT
trong việc banh hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến hết học kỳ 1 (năm học 2010-2011), tổng số trường phổ thông cả nước là 28.559 (tăng 121
trường), tổng số lớp 504.231 (tăng 19.524 lớp), tổng số học sinh 14.856.933 (giảm 143.519 em, chủ
yếu giảm ở cấp THCS). Tổng số giáo viên trực tiếp dạy 820.843 (tăng 15.331).
Hồng Hạnh

Thứ Năm, 17/02/2011 - 15:08 (DT) :
Loại bỏ hay đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống?
(DT) - Phương pháp thuyết trình có lẽ là phương pháp giảng dạy phổ biến nhất và quen thuộc nhất đối
với hầu hết các giáo viên, giảng viên. Nhưng đến nay, phương pháp này còn phát huy tác dụng hay
không?
>> Lỗ hổng trong đổi mới phương pháp dạy học
>> Cần làm rõ thêm một số điều về phương pháp dạy học

>> Mục tiêu cao nhất của dạy học là dạy cách tư duy
Thuyết trình là một phương pháp giảng dạy truyền thống được ví bằng hình ảnh “rót nước vào bình”:
giảng viên là người “rót” những kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” chính là các học sinh, sinh viên.
Phương pháp truyền đạt này tồn tại từ rất lâu và đã có nhiều người đặt ra câu hỏi có nên áp dụng
phương pháp thuyết trình ở các trường cao đẳng, đại học nữa hay không!?

Có những đánh giá tích cực về phương pháp thuyết trình đã làm cho phương pháp này được áp dụng
rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận ngày nay. Chẳng hạn như đây là phương pháp tối
ưu giúp giảng viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn;
Giảng viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những
vấn đề có thể nảy sinh trên lớp; Sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức khi họ nhận được càng nhiều
thông tin từ giảng viên; Giảng viên là người hoàn toàn chủ động quyết định nội dung bài giảng; Giảm
bớt những khó khăn, thời gian cho giảng viên trong việc chuẩn bị, chỉ cần chuẩn bị bài giảng thuyết
trình một lần người giảng viên có thể sử dụng để giảng dạy trong nhiều lần.
Tuy nhiên, trái ngược lại với các nhận định trên đây, điều mà tất cả các giảng viên dễ dàng nhận thấy
khi đứng lớp đó là nếu thuyết trình trong một khoảng thời gian dài thì hầu hết sinh viên đều mệt mỏi
khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng. Mặc dù các giảng viên hoàn
toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, nhưng giảng viên cũng vẫn rất mệt mỏi như sinh
viên. Mặt khác, chỉ có mỗi giảng viên là người trình bày, nên dường như giảng viên là người chịu trách
nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng bài giảng. Điều này không thể khuyến khích sinh viên
tích cực học tập và có tâm lý ỷ lại vào giảng viên. Trong thực tế, rất nhiều sinh viên không thể nhớ
được hết những gì mà giảng viên trình bày và thậm chí còn nhớ rất ít. Hơn nữa, việc sinh viên ghi nhớ
những kiến thức mà giảng viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc sinh viên hiểu và có thể
vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó, vì sinh viên không có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những
kiến thức và kinh nghiệm của mình nên giảng viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà sinh
viên đã biết rồi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, giảng viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ
sinh viên nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà sinh viên đã hiểu, chưa hiểu và
những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại.

Chúng ta đang kêu gọi và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục đào tạo. Điều này

không có nghĩa là loại bỏ hẳn phương pháp thuyết trình ra khỏi các phương pháp giảng dạy nên áp
dụng hiện nay. Không thể phủ nhận phương pháp thuyết trình là một phương pháp cơ bản, quan trọng,
dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin trên mọi lĩnh vực và đối với các ngành
nghề khác nhau. Trong một thời gian ngắn, phương pháp thuyết trình có thể cung cấp một khối lượng
thông tin, kiến thức lớn cho một số lượng người nghe đông (lớp học đông), đây là ưu điểm nổi bật mà
các phương pháp giảng dạy khác rất khó mà có được. Do đó, khi đổi mới phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng dạy và học, giảng viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình truyền
thống với các phương pháp giảng dạy khác (như các phương pháp Làm việc nhóm; Bể cá vàng; Sàng
lọc; Đóng vai; Vấn đáp; Chuyên gia…) tiến bộ hơn, hiện đại hơn một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tùy
thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng giảng dạy và các điều kiện học tập.


Thạc sỹ Phạm Minh Đức
Trường Cao đẳng Xây dựng số 2

LTS Dân trí - Muốn thảo luận cho thấu đáo về vấn đề này, nên chăng cần phân biệt giữa phương pháp
thuyết trình và phương pháp Thầy đọc - Trò chép. Trên thực tế, có những giáo sư nổi tiếng ở trong
nước hay nước ngoài được mời đến các trường đại học hoặc viện nghiên cứu để thuyết trình về một
vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chuyên sâu của giáo sư. Những buổi thuyết trình như vậy thường đem lại
nhiều thông tin mới mẻ, bổ ích. Người nghe còn thấy lý thú vì học tập được cách lập luận cũng như ý
tưởng mới mẻ toát ra từ buổi thuyết trình. Vậy thì tại sao chúng ta lại bác bỏ phương pháp thuyết trình
ở bậc đại học? Vấn đề đặt ra ở đây là nội dung thuyết trình có điều gì mới mẻ, có chứa đựng nhiều
thông tin không và có trùng lặp với sách giáo khoa không? Một người Thầy giỏi khi sử dụng phương
pháp thuyết trình không có nghĩa chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều mà còn đặt ra nhiều câu hỏi mở
đối với sinh viên.

Cũng không thể đồng nhất phương pháp dạy truyền thống với cách dạy đọc- chép một cách đơn điệu
buồn tẻ mà đối với các thầy giáo giỏi thuộc các thế hệ trước đây đều coi trọng khuyến khích tính chủ
động và sáng tạo của học sinh thông qua việc dẫn dắt bài giảng, đặt ra những câu hỏi hoặc ra bài tập
đòi hỏi sự suy luận, sáng tạo (chứ không phải chỉ kiểm tra thuộc bài).


Vì vậy, có nên đặt ra ranh giới tuyệt đối giữa phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy truyền
thống? Vấn đề ở đây là tài năng của người vận dụng. Hiệu quả dạy và học tùy thuộc vào yếu tố đó.

×