PHẦN 1
Công tác phục vụ sản xuất
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiên tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, trung
tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 22 km theo quốc lộ 3, phía bắc giáp
tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Đồng
Hỷ, phía giáp huyện Đại Từ và Định Hoá.
Huyện Phú lương có 14 xã, 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
36881.8 ha. Quốc lộ 3 chạy dọc Phú Lương nối liền Hà Nội và Thái Nguyên
với Cao Bằng - Bắc Kạn.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Phú Lương có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với
mặt biển từ 100- 400m. Các xã phía bắc và tây bắc có địa hình núi cao, độ
cao trung bình 300 – 400m, độ dốc lớn (phần lớn >20
O
). Địa hình bị chia cắt
phức tạp, nhiều khe suối. Còn các xã phía nam có địa hình tương đối bằng
phẳng hơn.
Các loại đất: phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp
với các loại cây hàng năm chiếm tỷ lệ 23.5% so với toàn huyện. Hai loại đất
đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mamabazơ và trung tính
phù hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản
xuất theo hướng nông- lâm kết hợp chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn
huyện.
1
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và
hè nóng rõ rệt. Trong mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới 3
o
C và thường
xuyên có các đợi gió mùa đông bắc khô hanh. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập chung. Nhiệt độ trung
bình trong năm khoảng 22
o
C, tổng tích nhiệt khoảng 8000
o
C. Nhiệt độ bình
quân cao nhất trong mùa nóng đạt khoảng 27.2
o
C. Số giờ nắng trong năm đạt
khoảng 1628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115kcallo/cm
2
. Lượng mưa
trung bình 2000-2100mm/ năm. Mưa thường tập chung vào thời gian từ
tháng 4 đến tháng 10 có thể chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Tháng 7 có
lượng mưa lớn nhất trung bình khoảng 410-420mm/tháng. Lượng nước bốc
hơi khoảng 985.5mm/năm
1.1.1.4. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện còn 10418 ha, trong đó rừng tụ nhiên có khoảng
7352 ha, rừng trồng là 3066 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn huyện là
29.5%, nếu tính cả diện tích cây ăn quả thì diện tích che phủ khoảng 45%.
1.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn có một số mỏ khoáng sản như: mỏ than Phấn Mễ, làng
Cẩm (đã được khai thác), dấ cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng trữ lượng khoảng
2 triệu tấn, mỏ titan ở Động Đạt trữ lượng khoảng 40 vạn tấn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện - kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thậm chí một địa phương nó bao
gồm vấn đế về dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người, tập quán sản
xuất, trình độ văn hoá. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm những
mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế nông hộ.
2
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Sau khi điều tra khảo sát, theo nguồn thống kê của huyện tôi đã thu
được thông tin: toàn huyện Phú Lương có 32356 hộ với tổng số nhân khẩu là
147698.
Về mức tăng trưởng GDP của huyện Phú Lương qua 3 năm qua là:
+ Năm 2006: 4,68%
+ Năm 2007: 5,32%
+ Năm 2008: 6,75%
1.1.2.2. Tình hình dân cư
Huyện Phú Lương có 9 dân tộc anh em sinh sống trong đó:Người
Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 8,05%,
người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29 còn lại là một số dân tộc khác như
Thái, Hoa, H’ mông.
Phân bố dân cư không đều giữa các xã, trong khi mật độ dân cư của xã
Yên Ninh là 132 người/km
2
thì xã Sơn Cẩm có mật độ lên tới 739
người/km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số còn cao khoảng 1,7%, tỷ lệ sinh thô giảm từ 0,8 - 1
phần nghìn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số.
Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 81,6% tổng lao động .
1.1.2.3. Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế
Giáo dục : Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông có nhiều chuyển
biến tích cực cơ sở vật chất, trường lớp đã được củng cố, số giáo viên dạy
giỏi, học sinh giỏi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngày một tăng . Năm
học 2006 - 2007 là năm học đầu tiên bộ giáo dục và đào tạo triển khai
nghiêm túc cuộc vân động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
3
thành tích trong ngành giáo dục ” bước đầu đã đánh giá thực chất hơn chất
lượng dạy và học hiện nay. Kết thúc năm học đã có 5 trường được công nhận
đạt chuẩn quốc gia.
Y tế : Chất lượng khám chữa bệnh tai bệnh viên huyện và ở các trạm y
tế xã ngày càng được nâng cao, trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện
đại, trình độ chuyên môn và công tác phục vụ của bác sĩ cung hết sức tận
tình, chu đáo. Số người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã và huyện ngày một
đông hơn.
Văn hóa: Do có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên các nét văn hoá
dân tộc trong huyện rất đa dạng và phong phú. Người dân cũng tích cực gìn
giữ nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
1.1.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp
- Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất
thường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà
con nông dân khắc phục khó khăn nên sản xuất nông nghiệp đạt kêt quả tốt.
Tổng diện tích lúa cả năm đạt 681 ha đạt 100% kế hoạch. Diện tích
ngô đạt 1570 ha đạt 112% kế hoạch. Sản lượng lương thực cả năm đạt
37.802 tấn đạt 94,5% kế hoạch. Trong đó sản lượng thóc 30.882 tấn bằng
88,9% kế hoạch, sản lượng ngô bằng 6919 tấn bằng 134,4% kế hoạch.
- Tình hình ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp có
vai trò trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho
nông dân.
Đối tượng ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà
4
Ngoài những giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay các
giống mới nhập ngoại cao sản được người dân chú trọng kèm theo đó là kỹ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số
lượng vật nuôi không ngừng được tăng lên.
Công tác về giống : Để đạt được năng xuất cao trong chăn nuôi thì
công tác giống là khâu quan trọng hàng đầu sau đó mới đến dinh dưỡng,
chăm sóc, quản lý . Nhận thức được tầm quan trọng của giống, người dân đã
tích cực tham gia các chương trình : Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà
siêu thịt, siêu trứng
Tập quán chăn nuôi:
- Chăn nuôi thả rông : Đây là hình thức truyền thống nhưng không còn
phổ biến, chỉ còn tồn tai trong chăn nuôi dê thả rông, gia súc chỉ còn ở một
số xã phía Tây Bắc như : Yên Ninh, Yên Trạch nơi có diện tích rừng lớn.
Gia súc thả rông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh dễ mắc
các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng.
- Chăn thả kết hợp : Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng
rãi hiện nay, phương thức này có ưu điểm là tận dụng được nguồn thức ăn
ngoài tự nhiên, dễ quản lý, nuôi dưỡng và kiểm soát được dịch bệnh phù hợp
với hộ gia đình.0
- Nuôi nhốt : áp dụng hoàn toàn đối với lợn, gà công nghiệp và với
trâu bò vỗ béo.
Thức ăn dành cho động vật nuôi nhốt là thức ăn có sẵn từ ngành trồng
trọt kết hợp với thức ăn công nghiệp. Nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn hẳn nhờ tăng hệ số sử dụng thức ăn, giảm thời gian nuôi dưỡng.
- Tình hình dịch bênh và công tác thú y:
5
Tình hình dịch bệnh : Nói chung trên địa bàn huyện Phú Lương tình
hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp .
Trâu bò : Thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng và lở mồm long
mãng. Các bệnh thông thường khác thường mắc như tiêu chảy, viêm đường
tiêu hoá và ký sinh trùng đường tiêu hoá. Ngoài ra trâu, bò trong huyện còn
mắc ký sinh trùng đường máu và bệnh ghẻ.
Dê : Do chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên. Vệ sinh thức
ăn và chuồng trại không đảm bảo nên đàn dê trong huyện mắc rất nhiều
bệnh. Biểu hiện triệu chứng điển hình của một số bệnh: Viêm loét miệng
truyền nhiễm, giả lao, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, ký sinh trùng. Mặc
dù số lượng dê không ngừng tăng lên nhưng chất lượng còn thấp.
Lợn: thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm (tụ dấu + lepto ) bệnh sản
khoa (sảy do thiếu vi chất, đẻ khó ).
Nguyên nhân là do lợn nuôi rải rác trong dân, điều kiện nuôi nhốt chật
chội, mật độ nuôi nhốt cao và ở gần nơi sinh hoạt của người dân. Thức ăn
người dân thường tận dụng nguồn phụ phế phẩm của nông nghiệp và sinh
hoạt nên không đảm bảo dinh dưỡng.
Công tác thú y :
Thực hiện ngăn chặn dịch bệnh động vật bảo vệ đàn vật nuôi. Phòng
chống một số bệnh lây lan từ vật nuôi sang người, hàng năm trạm thú y
huyện Phú Lương tổ chức tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò : Tiêm vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần trên
năm vào tháng 4 và tháng 9.
Chó : Tiêm phòng vacxin dại 1 lần/ năm.
Lợn : Tiêm vacxin tụ dấu, dịch tả.
Gà : Tiêm vacxin cóm gia cầm, Newcastle, Gumboro.
6
- Tình hình phát triển lâm nghiệp :
Do là một huyện miền núi nên diện tích rừng ở Phú Lương khá lớn.
Hiên nay các rừng cây tạp đều đã được chuyển sang trồng cây lâm nghiệp
mà phổ biến nhất là cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông
dân sau khi nhận khoán rừng nay đã trở thành tỷ phú, có trong tay nhiều ha
rừng. Các nhà máy chế biến gỗ tiêu dùng và xuất khẩu đang mọc lên thu hút
nguồn nhân lực dồi dào và đóng góp nhiều cho ngân sách của huyện
1.2. Công tác phục vụ sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất
1.2.1. Phương hướng
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của huyện Phú Lương, trên
cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng
cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp trong thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Công tác phục vụ sản xuất cụ thể nh sau:
Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Phổ biến và áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, nuôi gà thịt,
gà đẻ, nuôi vịt đẻ theo quy trình kỹ thuật, Êp trứng, chữa một số bệnh ở gà,
vịt, lợn, trâu… nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp
cận và nắm vững khoa học.
Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Áp dụng một số biện
pháp kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú
Lương Thái Nguyên”.
1.2.2. Kết quả thực hiện
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi
7
* Cùng với viềc thực hiện chuyên đề tại trại thí nghiệm chúng tôi đã
tiến hành nuôi gà thịt theo đúng quy trình kĩ thuật.
Công tác chuẩn bị điều kiện nuôi:
Trước khi đưa gà vào nuôi 2 tuần chúng tôi tiến hành vệ sinh tẩy uế
chuồng nuôi theo đúng quy định. Các dụng cụ thiết bị nuôi như : chụp sưởi,
cót quây, máng ăn máng uống đều được vệ sinh sát trùng và đưa vào chuồng
nuôi trước khi nhận gà về. Trấu đệm chuồng đảm bảo khô, sạch nấm mốc có
độ dày khoảng 10 – 15cm, và được phun khử trùng bằng các thuốc sát trùng.
Ngoài ra đặc biệt lưu ý tới các yếu tố đảm bảo lưu thông không khí
trong chuồng nuôi (dùng quạt) và viêc đảm bảo nhiệt độ, độ Èm theo yêu cầu
của gà ở các tuần tuổi (giàn lạnh, bóng điện, bếp than, ga).
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: tuỳ theo giai đoạn phát triển của gà mà
ta áp dụng quy trình chăm sóc cho phù hợp
- Giai đoạn úm gà: 1- 21 ngày tuổi
Khi nhập gà về, chúng tôi cho gà vào quây rồi cho gà uống nước ngay,
nước cho gà uống phải sạch có pha thêm B.complex, Colistin… cho gà uống
nước sau khoảng 1h thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này nhiệt độ là
yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là từ 1- 10 ngày tuổi, từ 1- 3 ngày tuổi nhiệt
độ trong quây là 34- 35
0
C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt
độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tập trung chụm đống dưới chụp sưởi là
thiếu nhiệt độ, do vậy cần hạ thấp chụp sưởi. Gà tản đều dưới chụp sưởi là
nhiệt độ thích hợp.
Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ
tuổi (độ lớn của gà), ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn.
8
Tóm lại, ở giai đoạn úm gà, yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng, phải đảm
bảo nhiệt độ cho gà, thức ăn, nước uống phải luôn đủ và sạch.
- Giai đoạn 21 ngày đến bán
Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh, ăn nhiều do đó hàng ngày phải
cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, cho gà ăn tự do. Thức ăn phải
luôn mới để kích thích cho gà ăn được nhiều, máng uống thường xuyên
cọ rửa và thay nước 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải luôn theo
dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện chữa trị kịp thời những con
ốm. Trong chăn nuôi thì yêu cầu vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định đến
hiệu quả kinh tế. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi phải áp dụng nghiêm
ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.
Trong quá trình nuôi dưỡng chúng tôi sử dụng các loại vắc-xin sau để
phòng bệnh cho gà:
Bảng 1.4: Lịch dùng vacxin cho đàn gà thịt
Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp dùng
7 ngày tuổi ND lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt
14 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ mồm 3 - 4 giọt
21 ngày tuổi Lasota ND lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt
28 ngày tuổi Gumboro lần 2 Tiêm dưới da
* Ứng dụng kỹ thuật vào nuôi vịt chuyên trứng Khaki campbell
Công tác chuẩn bị trước khi nuôi vịt
Trước khi nuôi vịt tất cả chuồng trại phải được cọ rửa sạch sẽ, quét
nước vôi đặc sau đó đổ NaOH 2%. Sau 2 ngày ta phun sát trùng bằng dung
9
dịch Dinalon 0,15% với lượng 1 lít/4 m2. Chuẩn bị rèm che, cót Ðp, đệm lót
dùng trấu hoặc mùn cưa phơi khô, máng ăn, máng uống được ngâm sát trùng
bằng dung dịch ChloramineB 0,5% và phơi khô trước khi dùng. Đệm lót sau
khi sát trùng phải phơi khô và trải dày tối thiểu là 10 cm.
Chăm sóc và nuôi dưỡng:
+ Giai đoạn vịt con từ 1- 28 ngày tuổi
Nhiệt độ chuồng nuôi ở giai đoạn từ 1- 10 ngày tuổi phải đạt từ 10- 33
0
C; 28 ngày tuổi phải đạt 25- 28
0
C. Mật độ nuôi là 30- 40 con/ m
2
. Thời
gian chiếu sáng cho vịt từ 1- 28 ngày tuổi: chiếu sáng vào đêm. Thức ăn: có
thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn nhưng phải đảm bảo khẩu
phần có 18% Protein và 2850 kcal ME.
Vịt từ 1- 14 ngày tuổi cho ăn 5- 6 bữa chia đều từ 6h sáng đến 10h tối.
Vịt từ 14- 28 ngày tuổi cho ăn 3- 3 bữa chia đều trong cả ngày.
Ở giai đoạn này vịt được uống nước tự do theo bữa nhưng chú ý không
được để vịt ướt lông.
Thó y: Từ ngày 1- 5 cho thêm vào thức ăn lượng Ampicoli cho 30 con
vịt/ ngày chia làm 2 lần. Từ ngày 5- 14 cho ăn 2 củ tỏi giã nát trộn vào thức
ăn/ 30 vịt/ ngày. Ngày thứ 15 ta tiến hành tiêm dịch tả vịt. Sau đó 2-3 ngày
lại cho ăn tỏi 1 lần
+ Giai đoạn vịt hậu bị 29- 130 ngày tuổi
Giai đoạn này ta nuôi với mật độ nhốt 6- 8 m
2
/ con, vịt ở giai đoạn 20-
100 ngày ban đêm không chiếu sáng. Khi vịt từ 100 - 130 thì tăng dần thời
gian chiếu sáng lên tới 16- 17h/ngày thì giữ ổn định.
Thức ăn: Từ 29- 100 ngày tuổi cho ăn mỗi con 50 - 70 g/ngày với giá trị
dinh dưỡng: protein: 15- 16%; ME = 3000- 3100 kcalkg. Vịt từ 100 - 130
10
ngày cho vịt ăn tự do từ 100 - 130 g/ con/ ngày, protein đạt 17%. Khi vịt
được 4 tháng tuổi ta chuyển thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ.
Thó y: Tiêm vắc-xin Dịch tả vịt lúc 15- 45 và 120 ngày tuổi, bổ sung
kháng sinh vào thức ăn, nước uống khi có vịt ốm. Tiêm nhắc lại vắc-xin
Dịch tả vịt 6 tháng 1 lần.
1.2.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia sóc, gia cầm
Hàng ngày chúng tôi theo dõi đàn lợn, đàn gà để phát hiện các biểu
hiện bất thường ốm. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng và mổ
khám bệnh tích.
Trong quá trình thực tập tôi thường gặp một số bệnh sau:
* Bệnh lợn con phân trắng
Nguyên nhân: Do trực khuẩn E. coli gây ra, là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính, gây thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi.
Triệu chứng: Gặp ở những đàn lợn con từ 10 - 12 ngày tuổi, ỉa phân có
màu trắng sữa, kém ăn, lông xù, đi siêu vẹo, lợn ỉa chảy nhiều, mất nước, da
nhăn nheo, có trường hợp nôn mửa, sốt nhẹ, p4hân có mùi khắm.
Điều trị:
Coli-Flox: 1 ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp thịt.
B. Complex: 0,5 ml/kgTT, tiêm bắp thịt.
Dùng liên tục 2 - 3 ngày
* Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)
- Nguyên nhân: do Mycoplasma gallicepticum, bệnh xảy ra khi thời tiết
lạnh, mưa phùn, Èm độ cao làm cho sức đề kháng giảm, gà dễ mắc bệnh.
- Triệu chứng: gà bệnh chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, tiếng ran
sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ.
- Điều trị:
+ Bio-Doxy-Fort. Có thành phần chính là Doxycyline HCl
11
Liều trị: 1g/30kg TT hoặc 1g/4L nước hoặc 1g/1.5kg thức ăn.
+ CRD- Myco. Có thành phần chính là Enrofloxacin
Liều trị: 1g/4-5kg TT/ ngày, dùng liên tục 3-5 ngày
* Bệnh Cầu trùng
- Nguyên nhân: bệnh Cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác nhau
thuộc họ Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu tế bào biểu mô ruột. Triệu chứng:
thời kỳ nung bệnh là 4-5 ngày, gà mắc bệnh ăn Ýt, lông dựng, phân dính
quanh hậu môn. Nếu gà bị nặng thì gà mất thăng bằng, cánh bị tê liệt, thiếu
máu nên mào và niêm mạc nhợt nhạt, gà gầy dần, phân có lẫn máu.
- Điều trị:
+ Bio-cocci 33 với thành phần chính là Sulfaclozine Sodium Monohydrate
Liều phòng: 1g/1L nước hoặc 2g/kg thức ăn hoặc 1g/5kg TT dùng 3 ngày liên
tục vào các ngày 10-12, 20-22 đối với gà con hoặc trong 3 ngày liên tục mỗi tháng đối
với gà giống.
Liều trị bằng liều phòng bệnh trong 3 ngày ngưng thuốc 2 ngày
+ Marcoc có thành phần chính là Sulfadimidine và Sulfaguanidine
Liều trị: 1g/5-8 kg TT dùng liên tục 3-5 ngày sau đó duy trì liều phòng trong 3
ngày sẽ khỏi dứt điểm.
* Bệnh bạch lỵ gà
Nguyên nhân: Do vi khuẩn salmonell pullorum gây ra. Bệnh sảy ra chủ yếu
trên gà con. Bệnh thường ỏ dạng Èn (mãn tính). Khi phân lập vi khuẩn từ gà gây bệnh
người ta nhận thấy cả hai loài salmonella pullorum và salmonella gallinarum đều gây
bệnh bạch lỵ cho gà.
12
Triệu chứng: gà con mắc bệnh có biểu hiện kém ăn lông xù, ủ rũ, Ýt vận động,
cánh xã, uống nhiều nước. Gà ỉa phân hôi, phân bết nhiều quanh lỗ huyệt. Mổ khám
thấy xuất huyêt ở tim gan …. Gà
Điều trị: dùng ampicoli pha 1g/1L nước uống, dùng 3-5 ngày liên tục
đồng thời dùng thêm B.complex
1.2.2.3. Các công tác khác
Ngoài những công việc ở đàn lợn theo dõi bản thân tôi còn luôn cố
gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao tay nghề nh:
+ Tiêm Dextran-Fe cho lợn con
+ Thiến lợn đực, lợn cái.
+ Tiêm vắc-xin Dịch tả vịt, ngan ở 14 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi.
+ Điều trị một số bệnh nh: bò sót nhau, Tụ huyết trùng lợn,
+ Chữa bệnh ở chó
Cụ thể kết quả phục vụ sản xuất được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả phục vụ sản xuất
Diễn giải
Nội dung
Số lượng
Kết quả đạt được
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Công tác chăn nuôi
+ Nuôi gà thịt 1500 1480 96
+ Nuôi vịt hậu bị 300 300 100
2. Phòng chữa bệnh ở gà, vịt,lợn
+ Tiêm vắc-xin Dịch tả vịt 760 760 An toàn
+ Chủng vắc-xin Gumboro 1500 1500 An toàn
+ Chủng vắc-xin IB- ND 1500 1500 An toàn
+ Chủng đậu 450 450 An toàn
Tiêm vắc-xin Dịch tả lợn 80 80 100%
Tiêm vắc-xin Phó thương hàn lợn 80 80 100%
3. Công việc khác
13
+ Tiêm Dextran - Fe cho lợn con 80 80 100%
+ Thiến lợn đực 25 25 100%
+ Thiến lợn cái 5 5 100%
+Điều trị bò sót nhau 1 1 100%
+ Chữa lợn con phân trắng 6 6 100%
+ Sát trùng chuồng trại 800 m
2
14
Mục tiêu đạt được sau khi làm chuyên đề.
Nắm được kiến thức chuyên môn để chuẩn đoán kịp thời, chính xác
nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều trị bệnh.
Thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật trong chăn nuôi.
Học hái kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các trang trại lớn.
Học hái kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác, của những người đi
trước.
15
PHẦN II
Chuyên đề nghiên cứu khoa học
Tên chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong phòng
và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú Lương Thái Nguyên”.
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành chăn
nuôi nước ta. Nã cung cấp một phần lớn thực phẩm có giá trị sinh học cao
cho nhu cầu thiết yếu của con người. Chúng cung cấp không chỉ thịt, lông có
chất lượng cao, giàu dinh dưỡng mà còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp chế biến khác. Chính vì thế nên chăn nuôi gia cầm đang
ngày càng được quan tâm và đầu tư thích đáng.
Trong vài năm gần đây Thái Nguyên đã có những phát triển vượt bậc về
chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt là phát triển về số lượng trang trại và các hé gia
đình chăn nuôi tập trung với số lượng lớn. Các hộ đã áp dụng rất nhiều các
biện pháp kĩ thuật cùng với các ứng dụng mới về khoa học kĩ thuật nhằm
nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng đàn gà.
Hiện nay có rât nhiều giống gà được nuôi tại Việt Nam. Ngoài các
giống nội truyền thống nh gà ri, gà tre, …. Còn có rất nhiều các giống ngoại
nhập. Trong các giống gà hiên nay thì các giống gà lông màu như Lương
Phượng, Kabiar, Sasso …được nuôi nhiều và phổ biến do có các đặc tính
phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam và phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của người Việt Nam. Một số đặc tính đó là :
+ Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
+ Sức kháng bệnh tốt, có khả năng chống chịu với stress của môi
trường.
16
+ Ngoại hình đẹp, thịt chắc mịn, thơm ngon.
Nhưng hiện nay dịch bệnh trên đàn gà sảy ra thường xuyên và diễn biến
rất phức tạp, đã gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế ,sản lượng, chất lượng đàn
gà. Nó ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt, giảm tỷ lệ đẻ trứng và làm giảm thấp
hiệu quả chăn nuôi. Trong đó bệnh cầu trùng là một trong những bệnh
thường xuyên sảy ra và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Cầu trùng gà
do mét loại ký sinh trùng đường tiêu hoá gây nên. Bệnh làm giảm số lượng
đầu gà do tỷ lệ chết cao từ… Nếu ghép với Ecoli bại huyết thì tỷ lệ chết có
thể lên đến 100%. Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tiêu tốn thức ăn
và các chi phí khác. Theo Lê Văn Năm, 2003 [11], bệnh còn làm giảm tỷ lệ
đẻ (30-40%), giảm tỷ lệ Êp nở. Bệnh sảy trên mọi loại lứa tuổi nhưng gây tỷ
lệ chết cao ở gà con.
Trong khi bệnh cầu trùng trên gà diễn ra phức tạp thì trên thị trường
cũng xuất hiện nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng do các cơ sở sản xuât khác
nhau sản xuât và với các tên gọi khác nhau như: Rigecoccin_WS, ESB
3
,
Anticoc, coccistop ESB, RTD_coccitop, Bio-Cocci 33 và Marcoc
………… làm cho người chăn nuôi không biết nên chọn loại thuốc nào để
điều trị đạt hiệu quả cao.
Do đó chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Áp dụng một số biện pháp kỹ
thuật trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà tại huyện Phú Lương
Thái Nguyên”
Mục tiêu của chuyên đề:
Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên địa bàn xã Phấn Mễ huyện Phú
Lương.
Xác định hiệu lực của hai loại thuốc: Bio-Cocci 33 và Marcoc từ đó
khuyến cáo người chăn nuôi điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của đàn gà thí nghiệm.
17
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đại cương về cơ thể gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc
điểm giống với bò sát đồng thời khác với nhiều gia súc và thú hoang là có bộ
xương xốp nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay.
Quá trình trao đổi chất ở gia cầm lớn, thân nhiệt cao (40-42
o
C). Gia cầm sinh
trưởng nhanh, khối lượng gà thịt broiler lóc 50 ngày tuổi gấp 40-50 lần trọng
lượng gà khi mới nở (theo Nguyễn Duy Hoan và cs-1997, [3]).
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hoá, hô
hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục. Nhưng cấu tạo giải phẫu sinh lý của gia
cầm lại có nhiều điểm khác với gia súc đặc biệt là ở hệ hô hấp, tiêu hoá, sinh
dục trong đó:
Hệ hô hấp của gia cầm gồm xoang mũi, khí quản, phế quản, phổi và 9
túi khí chính. Nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn
nữa dịnh hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trìng sinh sản vẫn bình
thường
Hệ tiêu hoá bao gồm khoang mịêng, hầu, thực quản trên diều, thực quản
dưới diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ
huyệt, tuyến tuỵ và gan. Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, khoang miệng không
có răng và môi, chỉ có tác dụng lấy thức ăn, không có tác dụng nhai nghiền
nhỏ thưc ăn. Thực quản phình to thành diều, ở đây thức ăn được làm mềm
quấy trộn và tiêu hoá từng phần do các men và vi khuẩn trong thức ăn. Sau
một thời gian lưu tai diều thức ăn xuống dạ dày tuyến nhưng cũng không giữ
lâu ở đây. Khi được dạ dày tuyến làm uớt thưc ăn được chuyển xuống dạ dày
cơ. Ở dạ dày cơ diễn ra đồng thời hai quá trình tiêu hóa là tiêu hoá men và
tiêu hoá cơ học. Dạ dày không tiết dịch tiêu hoá, nhờ có cơ khoẻ và màng
sừng phát triển mà thức ăn đươc nghiền nhỏ và trộn lân với dịch vị từ dạ dày
18
tuyến. ở manh tràng quá trình phân giải gluxit, protit, lipit còn tiếp tục nhờ
men ở đường ruột còn lại. Đây là nơi duy nhất phân giải một phần chất xơ.
Ở gà con thức ăn đi qua đường tiêu hoá 2-4h, ở gà trưởng thành thức ăn
đi qua đường tiêu hoá mất 4-5h. Vì vậy khi gà ăn phải noãn nang cầu trùng
thì noãn nang sẽ cùng thức ăn xuống ruột non, manh tràng. Do đó quá trình
xâm nhập của noãn nang cầu trùng vào biểu bì ruột sẽ rất nhanh chỉ khoảng
vài giờ.
2.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng
2.2.1. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia sóc, gia cầm
Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1863 Rivolta đã phát hiện một loại ký
sinh trùng mới trong phân gà. Và vào năm 1964 Eimeria đã xác định đây là
một loại nguyên sinh động vật thuộc lớp Spozoa, thuộc bộ Coccidia bộ phụ
Eimeriadae từ đó loài kÝ sinh trùng này có tên là Eimeria. Bệnh có thể gây
chết nhiều ở súc vật, đặc biệt là súc vật non. ở gà và thỏ bệnh gây tỷ lệ chết
cao ở gà con, thỏ có thể lên tới 80-100%.
Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay là noãn nang
(Oocyst) là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu. Có 3
lớp vỏ: lớp ngoài cùng rất mỏng, lớp bên trong có chứa nguyên sinh chất lổn
nhổn thành hạt, giữa nguyên sinh chất có chứa một nhân tương đối to.
Có mét số loài cầu trùng ở đầu có một chỗ lõmvào gọi là lỗ noãn nang,
có một số loài không có lỗ noãn nang hoặc không rõ. Khi gặp điều kiện nhiệt
độ, Èm độ thích hợp thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia. Cầu
trùng thuộc giông Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 bào
tử, mỗi bào tử hình thành hai bào tử con. Bào tử con có hình lê, chính bào tử
con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chưc gan và gây ra những tổn
thương bệnh lý.
19
Cầu trùng thuộc giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia
thành bào hai bào tử, mỗi bào tử phân chia thành bốn bào tử con và cũng
xâm nhập vào niêm mạc ruột.
Cùng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một loài cầu trùng ký sinh riêng,
cầu trùng gà không ký sinh trên gan ngỗng trên cùng cơ thể nhưng mỗi
loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định, cầ trùng ký sinh trên manh
tràng không ký sinh trên ruột non và ngược lại.
Ở gà mọi loại lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi
mức đọ nhiễm khác nhau. Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn,
gà trưởng thành chủ yếu là vật mang trùng.
2.2.2. Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học)
Vòng đời phát triển cầu trùng của bất cứ loại động vật nào cũng trải
qua 3 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1: sinh sản vô tính nhân đôi của cầu trùng trong tế bào
biểu bì để hình thành nên các thể phân lập gọi là Schizogonia. Các thể phân
lập riêng biệt được gọi là Sizont
- Giai đoạn 2: là giai đoạn sinh sản hữu tính, tức là đến thế hệ Sizont
cuối cùng chúng phân biệt thành các giao tử đực và giai tử cái, giao tử đực
chui vào giao tử cái để thụ tinh và tạo nên các hợp tử, vì vây giai đoạn hai
của quá trình sinh sản gọilà Gametogonia.
Giai đoạn 3: là giai đoạn sinh sản ngoài cơ thể, khi các noãn nang cùng
các chất bài tiết thải ra ngoài và dưới tác động bất lợi của các yếu tố thiên
nhiên chúng nhanh chóng tự tạo vỏ bọc cứng để thích nghi và tiếp tục phát
triển gọi là Sporogonia. Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành
8 bào tử con vào đường tiêu hoa, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra
ngoài, các bào tử con lại tiếp tục xâm nhập vào biểu mô ruột, lớn dần lên và
tiếp tục sinh sản vô tinh, hữu tính.
20
Như vậy quá trình phát triển của cầu trùng gồm có hai giai đoạn 1 và 2
sảy ra ngay trong cơ thể ký chủ, còn giai đoạn 3 sảy ra ngoài cơ thể. Vì quá
trình phát triển của cầu trùng gắn liền với cơ chế sinh bệnh, do đó chúng ta
cần xem xét kỹ các bước phát triển của chúng đẻ tìm ra phương pháp phòng
và trị bệnh cầu trùng một cách có hiệu quả nhất.
2.2.3. Bệnh cầu trùng ở gà
Theo Lê Văn Năm, 2003, [10] Bệnh cầu trùng gà nói riêng và bệnh
cầu trùng ở gia sóc, gia cầm nói chung là môt bệnh phổ biến trên khắp thế
giới. Nó được A. Luvenhuch phát hiện từ năm 1962 tức là cách đây trên 47
năm và cùng thời gian với các nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, bệnh lý, miễn
dịch và thuốc điều trị đã được các nhà khoa học mọi thời đại dày công
nghiên cứu va khám phá.
Nguyễn Thị Kim và cs, 1997 thì bệnh cầu trùng gà được coi là vấn đề
lớn thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Cầu trùng gà có vòng đời ngắn (5-
7) và không cần ký chủ trung gian.
Cầu trùng làm tăng số gà còi cọc, giảm tốc độ tăng trọng. Gây chết tử
30-100% ở gà con (nếu không chữa kịp thời) giảm 20-40% sản lượng trứng
đẻ ở gà.
* Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà.
Do các nguyên sinh động vật khác nhau thuộc bộ Coccidia gây ra, ký
sinh chủ yếu trên ở tế bào biểu mô ruột. Cầu trùng ký sinh ở gà thuộc giống :
Eimeria, thuộc họ Emeridae còn giống Isospora Ýt gặp hơn. Cho đến nay đã
phát hiện 9 loài cầu trùng thuộc giông Eimeria ký sinh trên gà và gây thiêt
hại lớn.
Theo Hoàng Thạch và CS,1999 [12] đã tìm thấy sự có mặt của 8 loài
cầu trùng gây bệnh cho gà nuôi tại miền nam nước ta. So với 9 loài có trên
thế giới thì ở Việt Nam chưa thấy có E.paraecox. Còn phân loại theo loài cầu
21
trùng trên gà nuôi tại các tỉnh phía bắc, các tác giả qua nhiều thời điểm
nghiên cứu về phân loại như: Dương Công Thuận, 1995, [11]; Phan Lục,
Bạch Mạnh Điểu, 1999,[5] đã cho biết có 6 loài cầu trùng gà được phát hiện
là: E.tenella, E.necatrix, E.maxiama, E.mitis, E.brunetti, E.acervulina.
* Sự nhiễm bệnh cầu trùng.
Bệnh cầu trùng là một bệnh phổ biến, do sức đề kháng cao đối với tác
động của điều kiện khí hậu không thuận lợi, các loại thuốc sát trùng, thiếu
biện pháp có hiệu lực chống lai sự xâm nhập của bệnh, khả năng tái sinh
nhanh.
Noãn nang cầu trùng trong đất có thể duy trì sức sống 4-9 tháng, có thể
sống 15-18 tháng ở sân, nơi dâm mát. Môi trường Èm ướt và nhiệt độ ôn hòa
là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển, nhiệt độ 22- 30
O
C chỉ
mất 18-36 giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử con. Sức đề kháng
của noãn nang với điều kiên nhiệt độ cao và khô hạn tương đối kém. Khi độ
Èm 21-30%, nhiệt độ 18-40 thì E.tenella sau 1-5 ngày sẽ chết.
Con đường mà gia cầm mắc bệnh cầu trùng gà là do gà nuốt phải noãn
nang cầu trùng có sức gây bệnh. Noãn nang cầu trùng lẫn trong thức ăn
nước uống, đất, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, các loài chim, gia súc, ruồi
muỗi đều có thể là nguồn gieo bệnh.
Thời gian nhiễm bệnh được chia làm hai thời kỳ:
- Thời kì tiền phát: Kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang cho đến khi
xuất hiện nang trứng trong phân.
- Thời kì phát bệnh: Từ khi xuất hiện nang trứng trong phân đến khi
nang trứng biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể.
Bệnh cầu trùng gà thường tiến triển âm ỉ làm con vật còi cọc chậm lớn,
sức đề kháng giảm, dễ kế phát các bệnh khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi
22
cầu trùng phát triển thành ổ dịch lớn, tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở gà con tỷ lệ
chết có thể lên đến 100%.
Mùa phát bệnh cầu trùng thường vào mùa xuân, thu. Khi nuôi dưỡng
không tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển và gây bệnh
nặng. Thức ăn thiếu sinh tố cũng là điều kiênh thuận lợi cho bệnh phát triển
rầm rộ. Gà nuôi trong môi trường Èm thấp, sân chơi quá nhỏ, vệ sinh thó y
kém, thiếu hiểu biết về các điều kiện vệ sinh thó y là điều kiện thuân lợi
cho bệnh cầu trùng phát triển lây lan.
* Quá trình sinh bệnh
Quá trình sinh bệnh được hình thành từ những tác động trực tiếp của
mần bệnh, các giai đoạn phát triển nội sinh trong cơ thể gà vá các yếu tố thứ
phát nhờ khả năng tái sinh sản nhanh ở tất cả các loài, đặc biệt các loài có
độc lực cao, gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn
lớp tế bào biểu bì niêm mạc ruột, các mạch quan, thần kinh bị huỷ hoại. Đã
hình thành các điều kiên thuận lợi cho các sinh vật khác nhau phát triển, xâm
nhập vào cơ thể làm cho bệnh càng nặng thêm và có thể gây bội nhiễm với
các bệnh khác. Do niêm mạc bị tổn thương nên nhhiều đoạn ruột không tham
gia vào quá trình tiêu hóa làm cho con vật bị thiếu dinh dưỡng gây rối loạn
tiêu hoá, dẫn tới ngưng đọng các độc tố, phù nề các cơ quan mô bào. Sự phá
huỷ các tế bào ruột làm cho viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu vận
động của ruột gây ỉa chảy, quá trình viêm tăng sinh làm dịch gỉ viêm tiết ra
nhiều.
Các thể bào tử cầu trùng nhiễm vào các tế bào biểu bì ở những khe hốc.
ở đó 24-48 giờ các thể phân lập đời 1 sẽ kết thúc. Mỗi thể phân lập chứa đến
900 thể phân đoạn. Các thể phân đoạn đời 1 sẽ nhiễm vào tế bào biểu bì
màng niêm mạc manh tràng, sau đó di cư sâu vào lớp biểu bì, ở đó 72 giê,
sau đó chúng nhiễm vào sẽ phát triển các thể phân lập đời 2. Các thể phân
lập đời 2 này qua 24 giờ chúng phân giải, phá huỷ những lớp biểu bì bên
23
dưới, phá huỷ lưới mao mạch gây ra xuất huyết mạnh. Sau đó thể phân lập
đời 2 lại chui vào tế bào biểu bì màng niên mạc và bắt đầu hình thành các tế
bào giao tử cái, các tế bào giao tử đực. Thể phân lập có tới đời 3 tiến triển ở
các tế bào biểu bì.
Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là các thể phân lập đời 2, phát
triển thành số lượng lớn trong các vách ruột sẽ phá huỷ màng niêm mạc ruột,
gây ra chảy máu nhiều. Lớp dưới niêm mạc, xoang ruột chứa đầy những tế
bào biểu bì bị phá huỷ. Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruôt nên chức
năng tiêu hoá bị rối loạn, màng niêm mạc bi tổn thương là cửa mở cho vi
khuẩn xâm nhâp, các độc tố tạo ra khi phân huỷ các chất chứa trong manh
tràng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng, nhiễm độc tố.
Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn
về thần kinh: xã cánh, ủ rũ, lông xù, lờ đờ, kém nhanh nhẹn, hay ngồi. Cầu
trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà
thiếu dinh dưỡng.
Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị
cầu trùng. Sự phát triển quá trình bệnh lý cuối cùng dẫn tới suy sụp trạng
thái chung của gà ốm, cuối cùng là gà chết.
* Triệu chứng
Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện bằng triệu chứng đặc chưng nhất là ỉa
chảy có máu, có dịch nhày, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, thần kinh không
vững, gầy yếu sức, gà thường tụ lại thành đám. Mức độ ngiêm trọng của
triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhiễm từ môi trường và loài Eimeria
nhiễm phải, trạng thái sức khoẻ cơ thể gà.
Thời kỳ mang bệnh 4-5 ngày, triệu chứng phát ra thường trùng với sự
phát triển của các thể phân lập đời 2 trong cơ thể gà bị nhiệm. Bệnh tiến triển
có thể cấp tính, mãn tính hay không có triệu chứng điển hình.
24
- Thể cấp tính: bệnh diễn biến từ vài ngày đến 2- 3 tuần thường thấy ở
gà con. Lúc đầu con vật lờ đờ kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, Ýt ăn, phân
dính quanh hậu môn. Tiếp theo do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ
cơ thể bị trúng độc nặng thêm, vận động không bình thường, mất thăng bằng,
cánh gà bị tê liệt, uống nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn.
Thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân loãng có lẫn máu. Giai đoạn
cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết. Tỷ lệ chết nhiều hay Ýt phụ thuộc vào
đièu kiện chăm sóc, quản lý, thức ăn, sức đề kháng của con vật đối với cầu
trùng.
- Thể mãn tính: Thường thấy ở gà dò từ 4-6 tháng tuổi hoặc gà trưởng
thành. Triệu chứng lâm sàng về cơ bản giống thể cấp tính nhưng không rõ
ràng không điển hình. Bệnh tình kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Gà gầy
còm dần, chân và cánh bị tê liệt nhẹ, lượng trứng giảm dần, thỉnh thoảng bị
đi ỉa.
- Thể không có triệu chứng lâm sàng: Đây là những thể mang trùng.
Những gà bị bệnh bề ngoài không có biểu hiện bệnh vì gà đi lại ăn uống bình
thường, thỉnh thoảng mới thấy gà bị ỉa chảy và tỷ lệ đẻ trứng bị giảm sút.
* Bệnh tích:
Xác chết gà gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân tích xung
quanh lông lỗ huyệt, phân lỏng thường trong phân có lẫn máu. Bệnh tích cơ
bản là ở ruột, các cơ quan khác không có bệnh tích rõ. Mức độ biến đổi bệnh
tích phụ thuộc vào loài cầu trùng và lượng cầu trùng xâm nhập.
Màng niêm mạc đường tiêu hoá xanh tím, phủ chất nhầy màu vàng
xám. Diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch. Trong
dạ dày cơ có một Ýt thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch màu hơi
vàng, vách ruột dày lên rõ rệt, màng niêm mạc trương lên, lớp nhung mao
nằm bẹp, một số nơi thấy rõ điểm xuất huyết.
25