Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương - Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.02 KB, 52 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN BÁ NINH



Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TỨC TRANH HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011- 2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá học : 2012 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN BÁ NINH


Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TỨC TRANH HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011- 2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá học : 2012 - 2014


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thanh Hà
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá
trình học tập. Qua đó giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học
trong nhà trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương - Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2013”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, ban chủ nhiệm
Quản Lý Tài Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em trong suốt
quá trình học tập. Đặc biệt là cô giáo Th S. Dương Thị Thanh Hà, cô đã trực
tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khoá luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ UBND xã Tức Tranh đã nhiệt tình
chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em làm quen với thực tế và hoàn thành bản
báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu khoá luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khoá luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý

kiến đóng góp của các thầy các cô và bạn bè để bài khoá luận của em được
hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Tức Tranh, ngày …… tháng …… năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Bá Ninh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CP : Chính phủ
CT – HĐBT : Chỉ thị hội đồng bộ trưởng
CT – UB : Chỉ thị ủy ban
CT-TTg : Chỉ thị thủ tướng
ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai
GCN : Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
NĐ : Nghị định
NĐ-CP : Nghị định chính phủ
Nxb : Nhà xuất bản
QĐ – UBND : Quyết định Ủy ban nhân dân
QĐ-BTNMT : Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường
THCS : Trung học cơ sở
TMDV- HCSN : Thương mại dịch vụ - Hành chính sự nghiệp
TN & MT : Tài Nguyên và Môi trường
TT- BTNMT : Thông tư - Bộ Tài Nguyên Môi trường
TTCN- XDCB : Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản

TT-TCĐC : Thông tư - Tổng cục Địa chính
UBND : Uỷ ban nhân dân
V/v : Về việc
VPĐK : Văn phòng đăng ký



1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai thì công việc cần
thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ). GCNQSDĐ là chứng từ pháp lý xác nhận mối
quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là yếu tố quan
trọng góp phần vào việc nắm chắc quỹ đất đai của từng địa phương, giúp cho
việc quy hoạch sử dụng hợp lý từng loại đất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
sản xuất.
Trên thực tế việc cấp GCNQSDĐ ở nước ta từng bước tạo cơ sở pháp lý,
giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm đầu tư
sản xuất phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đạt hiểu quả kinh tế cao nhất.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn
chậm và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện cũng
khác nhau. Một số địa phương đã cơ bản hoàn thành nhưng một số địa
phương vẫn còn chậm và chưa đáp ứng kịp xây dựng và đổi mới đất nước.
Vì vậy để khắc phục những tồn tại đó thì việc làm cần thiết là thực hiện
tốt công tác quản lý cấp GCNQSDĐ, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và
sử dụng đất đai có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường,

ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và với sự hướng dẫn trực tiếp của Th S. Dương Thị Thanh Hà em đã
tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Xã
Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2013.".
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Xã Tức Tranh, huyện
Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên tìm ra những mặt tốt và những mặt chưa làm
được của huyện trong công tác này.
- Bổ sung, hoàn thiện những kiến thức về quản lý đất đai, về công tác
cấp GCNQSDĐ cho bản thân.
2
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại để đẩy
nhanh công tác cấp GCNQSDĐ tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu công tác cấp GCNQSDĐ của xã
- Tìm hiểu những thuận lợi, những khó khăn trong công tác cấp
GCNQSDĐ.
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ về công
tác quản lý nhà nước về đất đai và đặc biệt là công tác cấp GCNQSDĐ.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Đối với việc học tập và hoàn thiện đề tài sẽ là cơ hội cho bản thân
củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho bản
thân tiếp cận với công tác cấp GCNQSDĐ trên thực tế.
- Đối với thực tiễn đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi khó khăn
của công tác cấp GCNQSDĐ, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp, phù
hợp với với điều kiện thực tế của địa phương góp phần đẩy nhanh công tác
này trong thời gian tới.
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Trong quá trình nghiên cứu phải luôn tuân thủ những quy định của
pháp luật.

- Các số liệu điều tra phải chính xác, phản ánh trung thực khách quan.
- Kiến nghị và đề xuất đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực
trạng và điều kiện của địa phương.










3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định: “ Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là giấy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người
sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng” [4].
Như vậy, GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp
pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Quá trình tổ chức và thực hiện
việc cấp GCNQSDĐ là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết
mọi quan hệ về đất đai. Thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người
sử dụng đất sẽ yên tâm đầu tư và cải tạo sử dụng đất có hiệu quả cao nhất trên
diện tích đất được Nhà nước giao cho.
2.1.2. Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ
2.1.2.1. Đối với người sử dụng đất

- GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
và người sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai tham gia vào thị trường bất
động sản.
- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
2.1.2.2. Đối với Nhà nước
- Giúp nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý đất đai của mình.
- Công tác cấp GCNQSDĐ giúp nhà nước nắm chắc tình hình đất đai.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối
lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện
quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Nhà nước thực
hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì
vậy cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng và rất cần thiết
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
4
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
2.2.1. Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSDĐ
Chế độ quản lý và sử dụng đất của nước ta hiện nay là sở hữu toàn dân về
đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có
quyền sử dụng. Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, bảo vệ và thực thi
chế độ quản lý và sử dụng đất hiện nay, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp
luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm
1980 (điều 19), Hiến pháp 1992 (điều 17, 18, 84), Luật đất đai 1993, luật sửa đổi
bổ sung luật đất đai 1993 vào năm 1998 và 2001, Luật đất đai 2003. Để cụ thể
hóa các chính sách trên Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản dưới luật, các
nghị định, thông tư, v.v… về việc quản lý và sử dụng đất như:
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.

- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính Phủ quy định về việc
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về việc đăng ký
đất đai cấp GCN sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của bản
quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối
cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho
tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ quy
định về điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/02/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc bổ sung cấp GCNQSDĐ,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
5
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Để đạt được hiệu quả toàn diện hơn nữa trong quản lý đất đai đến từng
thửa đất và từng chủ sử dụng đất thì một yếu tố không thể thiếu được là công
tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ. Đảng và nhà nước ta đã có sự quan
tâm, chỉ đạo đúng đắn về công tác trên thể hiện ở các văn bản:
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/01/1995 của Tổng cục địa chính
quy định mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến
động đất đai.
- Thông tư số 364/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa
chính hướng dẫn về thủ tục Đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ.

- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 29/03/1999 của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hành thiện cấp GCNQSDĐ nông
nghiệp, lâm nghiệp ở nông thôn vào năm 2000.
- Công văn số 776/CP-NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp
GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị.
- Thông tư số 1990/2001/ TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường V/v hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.2.2. Căn cứ pháp lý để cấp GCNQSDĐ
2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được cấp GCNQSDĐ
- Mục đích:
Việc cấp GCNQSDĐ là xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
và người sử dụng đất. Đây là một công tác quan trọng trong công tác quản lý nhà
6
nước về đất đai góp phần tăng cường công tác quản lý của Nhà nước, đề cao
trách nhiệm của người sử dụng đất tạo điều kiện để ổn định xã hội.
Cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng còn có mục đích để cho Nhà nước
thực hiện chức năng của mình thông qua việc cấp giấy cũng để:
Nhà nước nắm rõ tình hình đất đai.
Kiểm soát được tình hình biến động đất đai.
Khắc phục được tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
Là cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.

Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý đất đai phù hợp.
- Yêu cầu:
Chấp hành đầy đủ các chính sách đất đai của Nhà nước, theo quy trình,
quy phạm hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký cấp
GCNQSDĐ và đảm bảo sự đầy đủ chính xác theo hiện trạng được giao.
- Đối tượng:
Mọi tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia
đình, cá nhân (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) đều được Nhà nước
giao đất ổn định lâu dài hoặc thuê đất của Nhà nước (gọi là người sử dụng
đất) đều được kê khai ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ. Tất cả đều phải đăng ký đất
đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo tên tổ chức khi
người đại diện tổ chức đó đi kê khai đăng ký đất đai được Nhà nước có
thẩm quyền cho phép. Đối với hộ gia đình, cá nhân thì cấp cho chủ sử
dụng đất.
- Điều kiện cấp GCNQSDĐ:
Điều 49 Luật Đất đai 2003 quy định [4]:
Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho những trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
7
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 của Luật này mà
chưa được cấp GCNQSDĐ.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là pháp nhân
mới được hình thành do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91, 92 của Luật Đất
đai 2003.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2.2.2.2. Thẩm quyền xét duyệt và cấp GCNQSDĐ
Theo điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
như sau [4]:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho
cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được uỷ quyền cho cơ quan
quản lý đất đai cùng cấp.Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp
GCNQSDĐ.
2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy GCNQSDĐ
Được quy định tại điều 48 Luật Đất đai 2003 như sau [4]:
1. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và được cấp cho
người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở
8
hữu tài sản theo quy định của pháp luật và đăng ký bất động sản.
2. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất gồm 2 văn bản một bản cấp

cho người sử dụng đất, một bản lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
GCNQSDĐ phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.
Trường hợp đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSDĐ được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng
quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì GCNQSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện
hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải đổi
GCNQSDĐ đó sang GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai 2003 khi
chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp
GCNQSDĐ theo quy định tại luật Luật Đất đai năm 2003.
2.2.4. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn.
Điều 135 Nghị định 181/2004 NĐ-CP quy định [1]:
Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (01)
bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp GCNQSDĐ.
- Một trong các loại giấy tờ (nếu có) về quyền sử dụng đất quy định tại
khản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai.
- Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có).
Việc cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
a) UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào
đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất
9

trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ sử dụng quy định tại khoản 1,
2 và 5 điều 50 Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm
sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đó đã xét duyệt, công bố, công khai danh sách các trường
hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại trụ sở UBND xã,
phường, thị trấn trong thời gian 15 ngày, xem xét các ý kiến đóng góp đối với
các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ, gửi hồ sơ tới văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
GCNQSDĐ thì làm trích lục bản đồ hoặc trích sao đối với trường hợp chưa có
bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan
thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi hồ sơ
những trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ kèm theo trích lục
(trích sao) bản đồ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
trình UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSDĐ, ký hợp đồng thuê đất đối
với trường hợp được nhà nước cho thuê đất.
d) Thời gian thực hiện công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản
này không quá 55 ngày làm việc không kể thời gian công bố công khai danh
sách. Các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ và thời gian người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ hồ sơ
hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ.
- Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ cho trang trại thì trước khi cấp
GCNQSDĐ theo quy định trên phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất
theo quy định tại điều 50 của Nghị định này.
2.3. Tổng quan tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Phú Lương
và tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Tình hình công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên được tách ra từ tỉnh Bắc Thái cũ 1997, bao gồm

thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Phú Lương, Đại Từ,
Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Phổ Yên.
10
Tổng diện tích tự nhiên trên toàn tỉnh vào khoảng 354.156 ha, trong đó
theo số lệu thống kê năm 2012 thì diện tích đất nông nghiệp có khoảng
265.386,65 ha, đất phi nông nghiệp vào khoảng 88.769,35 ha.
Phần lớn các xã, phường của tỉnh Thái Nguyên đã được đo vẽ và lập
bản đồ địa chính chính quy, do vậy việc đăng ký và cấp GCNQSDĐ cho các
tổ chức cá nhân đều dựa chủ yếu vào bản đồ địa chính thành lập và đo vẽ năm
1995 có độ chính xác đáng tin cậy, số ít trường hợp cấp theo bản đồ 299 được
đo vẽ năm 1989 có độ chính xác không cao.
Thực hiện chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, chỉ thị số 19/2004/CT-UB ngày 29/10/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ tính đến nay
công tác này đã cơ bản được hoàn thành.
Trong những năm qua, công tác tài nguyên và môi trường được đặc biệt
quan tâm và chú trọng, trong đó công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói
chung, công tác cấp GCNQSDĐ cũng là một trọng tâm lớn, thu hút được sự
quan tâm của các vị lãnh đạo tỉnh Ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh, các ban,
ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân sử dụng đất trong toàn tỉnh.
Kể từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác
tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về đất đai không ngừng được đẩy
mạnh, thực hiện xuyên suốt đến tận cơ sở, 100% các xã phường có tủ sách
pháp luật. Công tác cải cách thủ tục hành chính được coi trọng và được xem
như là chìa khóa quan trọng giải quyết các vướng mắc và tồn tại trong công
tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó có công tác cấp GCNQSDĐ. Với
việc ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đai thí điểm tại UBND
thành phố Thái Nguyên cuối năm 2006 đầu năm 2007 là một minh chứng cụ
thể. Mọi công việc liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường khi qua
văn phòng “một cửa” này đều được giải quyết nhanh chóng, chính xác, rút

ngắn thời gian đi lại, giảm nhiều sự phiền hà nhũng nhiễu đối với người đi
làm thủ tục cấp GCNQSDĐ, hiện nay văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
đã được thành lập ở hầu hết các huyện, thị xã trên toàn tỉnh.
Song song với công tác thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật, cải
cách thủ tục hành chính thì một công tác vô cùng quan trọng đó là việc lựa
11
chọn các cán bộ địa chính, cán bộ chuyên môn có phẩm chất đạo đức tốt, trình
độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết và tận tụy với công việc. Tính đến năm
2013, 100% các cán bộ viên chức phụ trách công tác tài nguyên và môi
trường có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên ngành nhiệm vụ công
tác. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý Nhà nước về
đất đai, công tác cấp GCNQSDĐ không ngừng được tăng cường và củng cố.
Việc ứng dụng công nghệ số hóa, công nghệ thông tin vào công tác không
những giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của công việc được cải thiện đáng
kể, rút ngắn thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
Qua thống kê, tổng diện tích đất cần cấp GCN trên địa bàn tỉnh là hơn
263.000 ha, chiếm khoảng 74% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện tại, toàn tỉnh
đã cấp GCNQSDĐ cho hơn 195.000 ha với trên 435.000 GCNQSDĐ cho gần
1.300 tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị và gần 322.000 hộ gia đình, cá nhân. Đối
với đất nông nghiệp, diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ đạt gần 73% và
đất phi nông nghiệp đạt hơn 90%. Trên cơ sở rà soát toàn bộ diện tích đất cần
cấp GCNQSDĐ trong năm nay, ngành Tài nguyên - Môi trường phối hợp
cùng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiến hành đo đạc, chỉnh
lý, tiến hành cấp GCNQSDĐ cho hơn 16.500 ha đất thuộc các nông lâm
trường đang quản lý; hoàn thiện dứt điểm các hồ sơ để cấp GCNQSDĐ cho
526 ha đất chuyên dùng. Đối với trên 44.000 ha đất do hộ gia đình, cá nhân
đang quản lý sử dụng nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ, ngành chủ quản
cùng chính quyền địa phương triển khai đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, xử
lý dứt điểm các trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân được thanh lý tài
sản trên đất trước đây, tập trung giải quyết cấp GCNQSDĐ với diện tích đất

lớn cho các địa bàn trọng điểm: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công,
huyện Phổ Yên, v.v Cùng với việc đôn đốc các cấp, các ngành, các địa
phương đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ, để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra,
tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu cá nhân lãnh đạo các ngành chức năng phải
chịu trách nhiệm trước tỉnh về kết quả cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức,
doanh nghiệp, các nông lâm trường, ban quản lý rừng; đồng thời ưu tiên kinh
phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ
năm 2013 [15].
12
Hiện nay, công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã
có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc
cần giải quyết kịp thời để đảm bảo tiến độ cấp GCNQSDĐ như: hệ thống bản
đồ không đồng bộ; các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ có diện
tích đất lâm nghiệp lớn nhưng chưa đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp
mà mới đo bản đồ đất rừng dẫn tới việc đo bao nhiều thửa đất, nhiều loại đất
khác nhau; việc xác định vị trí, số liệu quy hoạch 3 loại rừng chưa chính xác,
thiếu đồng bộ, không rõ vị trí ranh giới; đội ngũ cán bộ văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp huyện còn thiếu, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ
dẫn tới việc hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai cấp GCN còn nhiều sai sót.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu ngành Tài nguyên và Môi
trường cần phải có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo tính lâu dài trong việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công khai việc cấp GCNQSDĐ cho nhân
dân trên các phương tiện thông tin đại chúng; làm tốt công tác bồi dưỡng cán
bộ chuyên môn về cả mặt đạo đức lẫn khả năng nghiệp vụ chuyên môn.
2.3.2. Tình hình công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Phú Lương
Theo báo cáo của huyện Phú Lương, đến thời điểm hiện tại, 16/16 xã,
thị trấn của huyện đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính chính
quy. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cơ bản
hoàn thành. Đặc biệt, từ năm 2011, sau khi phương án “Đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính chính quy”

được phê duyệt, tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nâng
lên rõ rệt. Năm 2012, công tác cấp giấy chứng nhận của UBND huyện phú
Lương đạt hơn 1.000 ha, bằng hơn 262% so với năm 2011. Ba tháng đầu
năm 2013, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 353 ha.
Tính đến ngày 15/03, toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận lần đầu hơn 30
nghìn ha, đạt trên 93% so với diện tích đất cần phải cấp cho các hộ gia
đình, cá nhân; Cấp đổi theo bản đồ địa chính chính quy trên 14 nghìn ha,
đạt hơn 46% so với diện tích cần cấp [15].
Khó khăn của huyện Phú Lương trong công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là vướng mắc về hồ sơ trong việc cấp lại giấy chứng nhận,
vấn đề tài chính trong việc cấp mới, kinh phí phục vụ công tác cấp giấy chứng
13
nhận quyền sử dụng đất còn ít, sự chồng chéo giữa các bản đồ địa chính qua
các thời kỳ. Trong thời gian tới, huyện cần tăng cường công tác quản lý đất
đai trên địa bàn, đặc biệt là đất lúa; Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đảm bảo tiến độ theo quy định của Chính phủ; Tăng cường
quản lý đất đai của các tổ chức nông, lâm trường; Tiếp tục đào tạo, nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đất đai, đặc biệt là cán bộ ở cấp xã;
Sở Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại các địa phương và có hướng dẫn cụ thể cho các địa
phương trong việc thống kê báo cáo. Nhằm hoàn thành công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng kế hoạch.























14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện
phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2011 - 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: UBND xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ ngày 24 tháng 2 năm 2014 đến ngày 24 tháng 5 năm 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Khái quát việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã
3.3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai
3.3.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
3.3.2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
3.3.2.2.3 Đất chưa sử dụng
3.3.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013
3.3.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013
3.3.3.2. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tức Tranh, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013
15
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho công
tác cấp GCNQSDĐ của xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành về đất đai.
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về tình hình cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất xã Tức Tranh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ số liệu, tài liệu thu thập được
phân tích vấn đề cần giải quyết.
Được dùng để phân tích các số liệu sơ cấp, từ đó tìm ra các yếu tố đặc
trưng tác động đến việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Tức Tranh giai đoạn
2011 - 2013.
Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực

tập. Trên cơ sở đó tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái
quát kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Tức Tranh giai đoạn 2011 -
2013. Tổng hợp phân tích các số liệu trên máy tính bằng các phần mềm
Word, Excel






16
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh là một xã có vị trí thuộc phía Đông của huyện Phú
Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 9,0km,
giáp ranh với xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện.
Trong đó cụ thể là:
+Phía Bắc giáp xã Yên Lạc.
+Phía Nam giáp xã Vô Tranh.
+Phía Đông giáp xã Phú Đô.
+Phía Tây giáp xã Phấn Mễ.
Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như Phú Đô, Vô
Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nông nghiệp. Bên
cạnh đó với địa hình có nhiều sông suối, phía Đông Nam giáp với sông Cầu
cho nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Kết hợp với có không gian tự

nhiên đẹp xã Tức Tranh có cơ hội sẽ trở thành trung tâm của vùng xã.
* Địa hình tự nhiên
Do là một xã thuộc vùng trung du miền núi, cho nên khu vực xã có địa
hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và
chủ yếu nằm dải rác ở khắp các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình
giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho
xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, cây
ăn quả, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác, không thuận lợi cho việc
phát triển trồng lúa.
* Khí hậu
Là khu vực có chung đặc điểm khí hậu với huyện Phú Lương, mang
đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 3
0
C,
thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh khô. Mùa nóng từ tháng 4
17
đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22
0
C. Nhiệt độ bình quân cao nhất
trong mùa nóng là 27,2
0
C, trong đó cao nhất là tháng 7 có năm lên đến 28
0
C -
29
0
C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20
0

C, thấp nhất là tháng
1 có nhiệt độ là 15,6
0
C. Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng
lượng bức xạ khoảng 115 kcal/cm
2
.
Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến
tháng 10 mưa nhiều, chiếm trên 90% lượng mưa trong năm. Tháng 7 có lượng
mưa lớn nhất (Bình quân từ 410 đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều
nhất từ 17 đến 18 ngày/tháng. Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung
bình chỉ từ 24 đến 25mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng 8 đến 10 ngày mưa.
Năm 1960 có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm), năm 1985 có lượng mưa thấp
nhất (977mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 985,5mm, mùa lạnh
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dưới 0,5 nên thường xuyên sảy ra
khô hạn. (Trích nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Thái Nguyên).
* Thủy văn
Do địa hình có nhiều đồi núi dốc, và nằm phân bố rải rác trên khắp địa
bàn của xã, kết hợp với lượng mưa lớn và tập chung cho nên đã tạo cho Tức
Tranh một hệ thống sông suối khá dày đặc. Có tốc độ dòng chảy lớn và lưu
lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ
lụt cục bộ ở các vùng ven suối. Tuy nhiên phía Đông Nam của xã tiếp giáp
với sông cầu, cho nên có thể kết hợp với các hệ thống sông suối nhỏ trên địa
bàn để tiêu lũ nếu như có biện pháp khai thông và quản lý tốt hệ thống thoát
nước trên địa bàn.
* Địa chất
Khu vực xã Tức Tranh hiện tại chưa có khoan thăm dò địa chất công
trình và thuỷ văn. Do vậy khi đầu tư xây dựng công trình lớn cần tiến hành
khoan thăm dò địa chất để có phương án sử lý nền móng công trình.
* Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.559,35ha. Trong
đó chủ yếu là đất đồi thấp dành riêng cho việc phát triển trồng các loại cây
18
như cây chè, cây ăn quả….Diện tích đất cho mục đích sản xuất trồng cây
nông nghiệp và đất ở chiếm tỷ lệ nhỏ.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt là nguồn nước chính bảo đảm cho
việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân được lấy từ các hệ thống
sông suối trên địa bàn. Tuy nhiên chất lượng nước hiện nay chưa đạt tiêu
chuẩn vệ sinh do đã bị ô nhiễm các chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nguồn nước ngầm hiện vẫn chưa có khảo sát về trữ lượng nước ngầm,
qua thực tế khảo sát tại các hộ dân dùng giếng khoan cho thấy chất lượng khá
tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế vào mùa khô.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
* Các chỉ tiêu chính
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 148.663 tỷ đồng. Trong đó:
- Nông nghiệp là 96,633 tỷ đồng, chiếm 65%
- Công nghiệp- TTCN là 22,3 tỷ đồng, chiếm 15%.
- Dịch vụ là 29,73 tỷ đồng, chiếm 20%
Thu nhập bình quân/người/năm trong năm 2011 là: 15,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ
nghèo: 14,46% (330 hộ).
Nghị quyết đề ra trong những năm tới là:
- Nông nghiệp: 48%
- Công nghiệp-TTCN: 30%
- Dịch vụ: 22%
* Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt:
Tổng diện tích đất trồng trọt cho sản xuất nông nghiệp năm 2010 là
1331,69ha bao gồm: Đất lúa 246.98ha, đất trồng cây hàng năm khác là
67,2ha, đất trồng cây lâu năm là 1017,51ha.

Đất lâm nghiệp 892,33ha, công tác trồng và bảo vệ rừng được tập trung chỉ
đạo. Trong 5 năm qua diện tích trồng rừng mới là 233ha.
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển khá, năm 2005 sản lượng thịt hơi là 297 tấn, đến 2009
tăng lên 514 tấn. Thực hiện đề án phát triển trang trại, nhiều hộ đã tập trung
19
chăn nuôi theo hướng phát triển mô hình trang trại vừa và nhỏ đã đem lại hiệu
quả cao. Giá trị thu nhập từ các mô hình trang trại đạt từ 30 đến 100 triệu
đồng/ năm.
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản:
Tổng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của toàn xã là 41,89 ha, giá trị
đem lại từ thuỷ sản cũng đạt ở mức độ cao. Tuy nhiên chưa được khai thác
triệt để, đầu tư chưa tập trung, mô hình nhỏ lẻ. Chưa phát huy sự gắn kết giữa
nuôi trồng thuỷ sản với thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2005 là 15 tỷ đồng, năm 2009 đạt 23,5
tỷ đồng, tăng 56%. Toàn xã có 11 cơ sở sản xuất và chế biến gia công, được
tập trung vào các ngành nghề: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến chè, chế
biến gỗ….Tính cho đến nay trên địa bàn xã đã có 4 doanh nghiệp được thành
lập.
* Thương mại dịch vụ
- Chợ xã đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu
thông hàng hoá đưa các sản phẩm của địa phương ra thi trường. Tuy nhiên
cần đầu tư nâng cấp hơn nữa, tỷ lệ ngày giao dịch trong tháng vẫn còn ít chưa
bảo đảm sự lưu thông hàng hoá. HTX công-nông-thương nghiệp của xã hoạt
động chưa hiệu quả. Nhu cầu đáp ứng dịch vụ cho nhân dân địa phương chưa
cao.
4.1.2.2. Văn hóa xã hội
* Dân số
Dân số toàn xã Tức Tranh năm 2013 là 8766 người với 2282(hộ), bình

quân đạt 4 người/hộ. Qua đánh giá kết quả điều tra dân số trong 5 năm trở lại
đây cho thấy, biến động tăng dân số chủ yếu do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tỷ
lệ tăng dân số cơ học giảm do người dân địa phương chuyển đến nơi khác làm
ăn. Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đều, chủ yếu tập trung ở khu trung
tâm xã và các xóm phía Đông Nam của xã bao gồm (xóm Ngoài Tranh, xóm
Đồng Lòng và xóm Tân Khê).

Bảng 4.1 hiện trạng dân số và số hộ theo thôn, xóm năm 2013
.
Stt Tên thôn, xóm Dân số năm 2013
20
Số hộ Số người
Dân số toàn xã 2282 8766
1 Xóm Tân Thái 84 294
2 Xóm Bãi Bằng 122 447
3 Xóm Khe Cốc 67 237
4 Xóm Đập Tràn 89 335
5 Xóm Minh Hợp 120 423
6 Xóm Đồng Hút 123 479
7 Xóm Quyết Thắng 108 422
8 Xóm Đồng Danh 137 492
9 Xóm Quyết Tiến 74 279
10 Xóm Thâm Găng 83 314
11 Xóm Cây Thị 156 617
12 Xóm Khe Xiêm 42 194
13 Xóm Tân Khê 99 380
14 Xóm Đan Khê 69 301
15 Xóm Đồng Lòng 72 258
16 Xóm Ngoài Tranh 101 363
17 Xóm Gốc Sim 40 162

18 Xóm Thác Dài 71 275
19 Xóm Gốc Gạo 100 398
20 Xóm Gốc Cọ 79 371
21 Xóm Đồng Lường 96 385
22 Xóm Đồng Tâm 175 594
23 Xóm Đồng Tiến 119 474
24 Xóm Gốc Mít 56 272
(Trích nguồn: UBND xã Tức Tranh)
* Lao động
Số người lao động trong độ tuổi năm 2013 là 5,283 người. Trong đó số
lao động trong các ngành nghề Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,9%, số còn
lại là lao động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ
công nghiệp và trong các cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp.


21
* Dân tộc

Trên địa bàn xã hiện đang tập trung nhiều dân tộc anh em bao gồm: Kinh,
Sán Chí, Mông… Mỗi dân tộc có 1 truyền thống và lối sống riêng. Trong đó tỷ
lệ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% đến 40% tổng dân số toàn xã.
* Văn hóa
Do trên địa bàn xã tập trung nhiều dân tộc cho nên nền văn hoá rất đa
dạng, các loại hình văn hoá ở đây hầu như vẫn còn được gìn giữ. Trong đó
các loại hình văn hoá tiêu biểu nhất bao gồm: Văn hoá làng nghề, văn hoá
truyền thống như Hát Ví, Múa Tắc Xình…
- Làng nghề trồng và sản xuất chè sạch ở xóm Thác Dài, xã Tức Tranh,
huyện Phú Lương. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá lễ hội của địa
phương, và là nơi triển khai thực hiện mô hình trồng và sản xuất chè sạch theo
dạng sản xuất cổ truyền của địa phương.

- Hình ảnh của lễ hội văn hoá truyền thống của người Sán Chí tại xóm
Đồng tâm, lễ hội cầu mùa diễn ra vào ngày 2 tháng 2 âm lịch hàng năm. Nét
văn hoá ở đây bao gồm các điệu hát Ví, múa Tắc xình và các chò trơi dân
gian như ném Còn, đi cà kheo…Đây là những nét văn hoá đặc trưng kết hợp
với văn hoá làng nghề cần dữ gìn và phát huy, vì đây có thể là yếu tố thu hút
khách tham quan du lịch nhằm quảng bá nền văn hoá địa phương và sản phẩm
nông nghiệp.
4.1.2.3. Hiện trạng nhà ở

Nhà ở trên địa bàn bao gồm loại nhà ở truyền thống nhà sàn và một số
loại hình nhà ở kiểu dạng lô phố hiện đã được xuất hiện trên địa bàn làm mất
giá trị thẩm mỹ đặc trưng. Theo thống kê của UBND xã thì cho đến nay có
khoảng 154 nhà dột nát, chiếm tỷ lệ 6,8% trên tổng số hộ. Cần hỗ trợ bổ xung
xây dựng mới 154 nhà dột nát trên địa bàn.
4.2.2.4. Công trình công cộng, danh lam thắng cảnh
* Công trình giáo dục
Trường mầm non: Gồm 2 cơ sở bố trí tại khu trung tâm xã 3 nhóm lớp
và khu vực xóm Khe Cốc 3 lớp. Tổng số lớp đã được xây dựng là 6 lớp, số
còn lại học nhờ trong các cơ sở văn hoá của xóm. Tổng số trẻ là 379, số lớp
còn thiếu cần xây mới là 9 lớp, số lớp cần cải tạo là 3 lớp, các phòng chức

×