Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu Luận Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Nhtm Ở Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.05 KB, 15 trang )

“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 1










Tiểu luận

Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp
của các NHTM ở Việt Nam hiện nay

“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 2
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP

I.1. Khái niệm.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng giao dịch cho khách hàng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc lẫn lãi
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
vốn cho vay đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời hạn, có thể chia cho
vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.


- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60
tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoảng vay có thởi hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.
I.2. Nguyên tắc vay vốn.
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của doanh nghiệp (DN) và là cơ hội để ngân
hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng
liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo nhưng
nguyên tắc nhất định. Nói chung, doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải đàm bảo
hai nguyên tắc:
I.2.1. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Việc sử sụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và doanh nghiệp
thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay
sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay
vốn của khách hàng đồng thời cũng phải kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn
vay đúng mục đích như đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng
vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay
sau này.
Về phía DN, việc s ử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn vay, đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 3
đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và cũng cố quan hệ vay vốn
giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
I.2.2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt
động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà
ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay
là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất

định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại
cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải
được hoàn trả, cả gốc và lãi.
I.3. Điều kiện vay.
Theo quy chế cho vay khách hàng do ngân hàng Nhà nước ban hành, các điều
kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật;
- Có mục đích vay vốn hợp pháp;
- Có tài năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và hiệu quả;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
I.4. Mục đích vay vốn.
Theo quy chế cho vay khách hàng cũng như trong phần trình bày về các điều
kiện vay vốn, các NHTM khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có mục đích vay vốn
hợp pháp và cam kết sử dụng vốn dúng mục đích đã thỏa thuận. Cụ thể khách hàng
doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng có thể sử dụng vốn vay vào mục đích gì? Thế
nào là mục đích vay vốn hợp pháp?
I.5. Hồ sơ vay vốn.
Khi có nhu cầu vay vốn, DN gửi cho tổ chức tín dụng một số bộ hồ sơ vay vốn
bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các loại tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện
vay vốn. DN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của
các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 4
khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại
khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của DN (giấy phép thành lập, quyết định
bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động, …).
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
1.6 Thẩm định và quyết định cho vay.
Để có căn cứ ra quyết định cho vay, các tổ chức tín dụng đều có xây dựng quy
trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng
trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi
thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu
tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời
sống và khả năng hoàn trả nợ vay của DN để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng
quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho
vay hoặc không cho vay đối với DN, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và
thông tin cần thiết của DN. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng
phải thông báo cho DN bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường
hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và DN sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thực
hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng.
I.7. Hợp đồng tín dụng.
Việc cho vay của tổ chức tín dụng và DN phải được lập thành hợp đồng tín
dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn
vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm,
giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa
thuận Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên:
khách hàng và ngân hàng.
I.8. Giới hạn và hạn chế cho vay.
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vay theo quy
định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn tín dụng khi
cho vay ngắn hạn bao gồm:

“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 5
- Tổng dư nợ cho vay đối với một DN không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng, trừ các trường hợp đối với các khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của
Chính Phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của DN vượt quá
15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều
nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp đồng vốn theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
- Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn
cho vay theo quy định vừa nêu khi Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường
hợp cụ thể.
- Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho
vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có
đảm bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với
những đối tượng sau đây:
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín
dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho
vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
- DN có một trong những đối tượng quy trình tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các
Tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó.
I.9. Những trường hợp không cho vay.
Ngoài những giới hạn và hạn chế tín dụng như vừa trình bày, ngân hàng còn
không được cho vay trong những trường hợp sau đây:
- Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng Giám đốc (Phó Giá m đóc) của tổ chức tín dụng.
- Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm, định,
quyết định cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con, của thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Tổng

giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
I. 10. Các phương thức cho vay.
Phương thức cho vay là cách thức thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng của
ngân hàng. Hiện nay, trong cho vay cho vay đối với DN, các ngân hàng thương mại có
thể thỏa thuận với khách hàng về sử dụng loại phương thức cho vay. Tuỳ theo đặc
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 6
điểm chu chuyển vốn của DN, ngân hàng và DN có thể thoả thuận lựa chọn phương
thức cho vay thích hợp. Đa số các NHTM đều có đưa ra các phương thức cho vay của
mình cho khách hàng tham khảo. Thực tiễn cho thấy, ngoài các phương thức cho vay
phổ biến như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án
đầu tư, còn có nhiều phương thức cho vay khác dành cho những hoàn cảnh vay vốn
khác nhau được thực hiện ở những ngân hàng khác nhau.
Chẳng hạn Vietcombank là ngân hàng thương mại có khá nhiều phương thức cho
vay đa dạng, có thể cho khách hàng DN vay vốn theo một trong những phương thức
sau:
- Cho vay từng lần;
- Cho vay theo hạn mức tín dụng;
- Cho vay theo dự án đầu tư;
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng;
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng;
- Cho vay hợp vốn;
- Cho vay trả góp;
- Cho vay theo hạn mức thấu chi;
- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với qui định
tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc
điểm của khách hàng vay.
- Cho vay ủy thác, …

“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”

Phạm Thị Hồng P hương 7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHO VAY
VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA DN NĂM 2008

II.1. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008.
Sau một giai đoạn tăng mạnh từ cuối năm 2007 đến tháng 9/2008, CPI đã tăng
chậm lại và có xu hướng giảm dần từ tháng 10/2008, đến tháng 11 năm 2008 CPI đạt
147,07 tăng 24,2% so với cùng kì năm 2007 nhưng giảm 0.76% so với tháng trước.
Bên cạnh đó có thể thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm dần theo quý từ đầu
năm 2008 đến nay, tăng trưởng quý I là 7,95%; quý II là 6,2%; quý III là 6,48%. Điều
này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại. Nguyên nhân phần lớn
là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu khiến thị trường
xuất khẩu bị thu hẹp, hàng hoá nước ta lại chủ yếu xuất sang các thị trường bị ảnh
hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng này như Mỹ, Châu Âu.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới
96,5% trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp cả nước; hàng năm đóng góp khoảng
40% GDP, thu hút 50% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Những tháng đầu năm 2008, giá nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép tăng vọt,
nhưng đến những tháng gần đây giá cả các mặt hàng này giảm giá rất mạnh. Điển hình
như giá sắt thép, từ tháng 5 đến nay, giá đã giảm tới 50% do giá thép trên thế giới
giảm mạnh và nhu cầu trong nước cũng ít đi. Thị trường bất động sản đóng băng, hàng
loạt dự án xây dựng phải dừng, giãn tiến độ khiến cho giá xi măng cũng giảm mạnh.
Nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước giảm đã khiến một số mặt hàng phải cắt giảm
sản lượng, ví dụ như cuối tháng 10, dầu thô khai thác chỉ bằng 86,3%, than khai thác
giảm 8,5%, vải dệt giảm gần 5%, giấy bìa giảm 4,5%, thép tròn chỉ bằng 59,1%, biến
thế điện giảm 13,9%, tivi giảm 5,8%… so với cùng kỳ năm 2007. Trong 4 tháng cuối
năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giảm bình quân 400 triệu USD/tháng so với mức bình
quân 8 tháng trước đó. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 3 quý đầu năm mới chỉ đạt

18%, bằng 60% kế hoạch đề ra, ngân hàng dư thừa vốn khả dụng nhưng rất khó tìm
được dự án khả thi để cấp tín dụng.
Thị trường hàng hoá trong nước có thể bị chiếm lĩnh bởi các nước khác đặc biệt
là Trung Quốc khi mà hàng hoá các nước này mất thị trường béo bở ở Mỹ và các nước
Châu Âu sẽ chuyển hướng sang các nước có thị trường mới như nước ta.
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 8
II.2. Thực trạng cho vay DN của các NHTM Việt Nam năm 2008.
Trong năm 2008, vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35 - 37%; khu
vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12 - 14%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 35 - 37%; khu vực
sản xuất tăng 43 - 46%; khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng 30%; cho vay hộ
nghèo và đối tượng chính sách khác tăng 40 - 42%.
Hiện lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng giảm mạnh, từ đỉnh cao 23-
24% hồi giữa năm về mức 12,75% vào những tháng cuối năm. Tính chung cả năm,
lượng vốn ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế vẫn tăng 21-22% so với cuối năm
2007.
Tuy nhiên, do thị trường trong và ngoài nước diễn biến quá nhanh, các ngân
hàng đang phải gồng mình trước nhiều khó khăn, áp lực. Lãi suất đầu ra giảm nhanh
nhưng bình quân lãi suất huy động đầu vào vẫn còn ở mức cao. Từ chỗ khủng hoảng
thanh khoản hồi đầu năm, ngân hàng chuyển sang giai đoạn ứ đọng vốn giá cao mà
không thể cho vay. Đa phần doanh nghiệp đều mong muốn lãi suất rẻ hơn nữa, số khác
do kế hoạch kinh doanh lỡ dở nên cũng không mặn mà vay vốn.
Điều các ngân hàng lo nhất hiện nay là nếu lãi suất giảm nhanh và xuống sâu, sẽ
rất khó khăn để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế cũng như người dân. "Có 3 cái
bẫy với các ngân hàng. Bẫy thứ nhất xảy ra hồi đầu năm khi lãi suất tăng mạnh, ngân
hàng thiếu thanh khoản. Bẫy thứ hai diễn ra khi lãi suất giảm liên tục, ngân hàng khó
cân đối chi phí đầu vào, dẫn tới nguy cơ thừa vốn mà không thể cho vay. Bẫy thứ ba
có thể xảy ra nếu lãi suất xuống sâu quá, tiền không thể giữ được trong ngân hàng".
Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức cắt giảm thêm 1 điể m
phần trăm lãi suất cơ bản, từ 12%/năm xuống 11%/năm. Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết

khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng cũng giảm lần
lượt còn 12%/năm, 10%/năm và 12%/năm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND cũng cắt giảm
thêm 2%, còn 8%. Như vậy, trần lãi suất cho vay của các ngân hàng chỉ còn
16,5%/năm.
So với những tháng đầu năm, không những thanh khoản của ngân hàng được cải
thiện, mà vốn khả dụng đang thừa nên chủ trương của ngân hàng là đẩy mạnh cho vay
tiêu dùng dịp cuối năm.
Hiện mua nhà trả góp, ôtô, sửa chữa nhà và tiêu dùng… đang được các ngân
hàng quan tâm trở lại.
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 9
Có thể nói, khác với những tháng đầu năm khi chính sách thắt chặt tín dụng chưa
được nới lỏng, hiện cho vay tiêu dùng không còn quá khó khăn. Ngân hàng rộng cửa
hơn, đồng thời lãi suất đầu ra cũng giảm dần theo lãi suất cơ bản của NHNN.
Nhưng trên thực tế, nguồn vốn giải ngân vào lĩnh vực tiêu dùng rất chậm, bởi
mãi lực tiêu dùng trên thị trường giảm, nhu cầu vay tiền ngân hàng của người tiêu
dùng để mua sắm không cao.
Ngoài ra, lãi suất cho vay tuy đã giảm khá mạnh so với 3 tháng trước, nhưng vẫn
cao so với cuối năm ngoái gần phân nửa. Tại BIDV, lãi suất cho vay trong lĩnh vực
này hiện thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, nhưng tối thiểu cũng là 13%/năm.
Nhiều ngân hàng áp dụng mức trần 16,5%/năm. Một số công ty tài chính của
nước ngoài, như Công ty Tài chính Prudential đang tung ra thị trường các sản phẩm
cho vay tiêu dùng (mua nhà, đất, xe ôtô…) trả góp dưới hình thức tín chấp, lãi suất cho
vay được áp dụng 1,2%/tháng, nhưng tính trên dư nợ ban đầu, nếu không có sự tìm
hiểu kỹ khách hàng sẽ bị "hớ".
Ngày 26/9, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) quyết định dành
thêm 3.000 tỷ đồng trong kế hoạch phát triển tín dụng năm 2008 để cho vay với nhóm
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vietcombank hy vọng sẽ hỗ trợ đối tượng này

khắc phục một phần khó khăn do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát.
Vietinbank đang đi đầu trong việc cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với
tổng dư nợ lên đến 50.000 tỷ đồng. Từ cuối tháng 9, ngân hàng tiếp tục bơm thêm
10.000 tỷ đồng cho nhóm khách hàng này.
Các ngân hàng cổ phần cũng niềm nở hơn với khách hàng doanh nghiệp. Tính
đến cuối tháng 9, sau nhiều lần thắt chặt để đảm bảo an toàn và góp sức chống lạm
phát, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoài quốc doanh VP Bank đạt 14.000 tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm, ngân hàng sẽ dành thêm 2.000 tỷ đồng để đẩy mạnh cung cấp
tín dụng cho khách hàng.
Ngân hàng cổ phần Kỹ thương - Techcombank hướng sự quan tâm vào nhóm
doanh nghiệp siêu nhỏ - các hộ kinh doanh cá thể. Dịch vụ này cho phép các hộ kinh
doanh vay tới 300 triệu đồng, riêng trường hợp vay tín chấp hạn mức tối đa 30 triệu
đồng. Nếu thuận lợi, khoản vay có thể được giải ngân trong vòng 24h.
Từ 5.12.2008, lãi suất cơ bản sẽ giảm từ 11%/năm xuống còn 10%/năm; lãi suất
tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ
12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 10%/năm xuống 9%/năm. Lãi suất
tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trả cho các tổ chức tín dụng lần đầu tiên
điều chỉnh giảm, từ 10%/năm xuống 9%/năm.
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 10
Cùng thời điểm từ 5-12, NHNN sẽ giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ theo chấp thuận của Thủ tướng Chính
phủ. Mức giảm đối với từng loại hình tổ chức tín dụng sẽ được quy định cụ thể bởi
Thống đốc NHNN.
Đón đầu xu hướng giảm lãi suất và nhu cầu vay vốn thường tăng cao cuối năm,
lãi suất cho vay đã được các ngân hàng mạnh tay cắt giảm. Vietcombank tiếp tục là
ngân hàng có lãi suất cho vay thấp nhất thị trường với cho vay ưu đãi VND còn
11%/năm, lãi suất thông thường giảm từ 13,5% xuống 13%/năm. Mức lãi suất nhỉnh
hơn là BIDV. Từ 1.12, BIDV cắt lãi suất cho vay ngắn hạn VND xuống 13%/năm áp
dụng đối với tất cả khách hàng; còn khách hàng thuộc các ngành hàng trọng yếu,

BIDV chỉ thu 11,4%/năm.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng An Bình (ABBank) vừa giảm
lãi suất cho vay ưu đãi còn 13,75%/năm; lãi suất cho vay thông thường còn 14-
14,75%/năm. Ngân hàng Liên Việt thì đang thu lãi suất ưu đãi ở mức 13%/năm, cho
vay trung dài hạn 14%/năm.
Ngoài việc giảm lãi suất, để thu hút hơn nữa cầu vay vốn của doanh nghiệp, các
ngân hàng tung ra các chương trình giảm giá và khuyến mãi, như ABbank giảm phí,
cầm cố tài sản đảm bảo mở rộng và triển khai chương trình “Vốn xuân doanh nghiệp”
với 2.000 tỉ đồng lãi suất ưu đãi; doanh nghiệp khi giải ngân được tặng bảo hiểm rủi ro
Prevoir, thẻ visa tài khoản một triệu đồng.
Bên cạnh đó, kênh tín dụng tiêu dùng cũng được ngân hàng kích mạnh bằng cách
gia tăng tiện ích, như ngân hàng ACB kéo dài thời hạn cho vay bất động sản mua nhà
trả góp vay từ năm năm lên 10 năm, ngân hàng Đại Á thì “đánh mạnh” vào thị trường
chợ, tín dụng cá nhân…
Ba quý đầu năm 2008, khi NHNN siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các
NH đã hạn chế cho vay. Đặc biệt, với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, các NH đều khép
cửa. Thế nhưng, trong những tháng cuối năm 2008, khi các chính sách thắt chặt tín
dụng dần được nới lỏng, các NH đã mở cửa tái cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng.
Chỉ trong tháng 11, BIDV đã 4 lần hạ lãi suất cho vay nội tệ với mức giả m từ
3,5- 4,8%/ năm và đều tập trung vào các đối tượng: Cho vay thu mua và sản xuất hàng
xuất khẩu, Các dự án lớn của Chính phủ, các Doanh nghiệp Nhỏ và vừa có thị trường
tiêu thụ ổn định.
Với việc giảm lãi suất liên tục, BIDV góp phần kích cầu s ản xuất kinh doanh,
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, bạn hàng. Qua 5
lần hạ lãi suất trong tháng 10 và tháng11, đã có hàng ngàn tỷ VNĐ được giải ngân
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 11
cho các doanh nghiệp vay. Cụ thể, tháng 11, tăng trưởng tín dụng của BIDV so với
tháng 10 đạt mức 4000 tỷ, đây là mức mà BIDV trực tiếp cung ứng cho các doanh
nghiệp.

Mặc dù, lãi suất cuối năm 2008 đang thấp hơn cuối năm 2007 (năm 2007 là
14,4%/năm), nhưng giải ngân của ngân hàng vẫn không như kỳ vọng. Hiện tại, nhiều
ngân hàng luôn khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn ra thị trường. Nhưng trong tình hình
hiện nay thì khách hàng tốt vẫn còn xem xét đợi đến khi lãi suất giảm thêm. Do vậy,
nhiều ngân hàng đã phải dùng "vốn mồi" để kích thích DN vay vốn. Chẳng hạn,
NHTMCP Quốc tế (VIB Bank) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng vừa có cuộc gặp gỡ
các DN dệt may là thành viên của Hội dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh, trong đó
VIB Bank đã tiếp thị vốn đến khối DN này sản phẩm "Vay vốn VND tài trợ cho sản
xuất hàng xuất khẩu với lãi suất siêu ưu đãi chỉ từ 8% - 10%/năm". Ông Ngô Xuân
Dũng - Giám đốc điều hành VIB Bank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngân
hàng xét cấp vốn dựa trên kết quả kinh doanh, thực lực, khả năng thanh khoản của DN
và xu hướng phát triển của ngành nghề đó.
Tuy nhiên, DN xuất khẩu đang gặp khó khăn, nhiều đơn hàng của DN xuất khẩu
cũng đã bị tạm ngưng, dẫn tới việc DN trì hoãn vay vốn ngân hàng. Ông Nguyễn Văn
Sẽ - Giám đốc Sở giao dịch 2 - Ngân hàng Công Thương Việt Nam (SGD2-
VietinBank) cho biết, lãi suất cho vay ngắn hạn của VietinBank đang là 12%/năm,
trung và dài hạn là 14%/năm. VietinBank đang hỗ trợ nhiều cho DN ngành điều, thuỷ
sản, lúa gạo… Nếu DN có đầu ra cho hàng hoá của mình thì VietinBank vẫn tài trợ
vốn cho DN bình thường.
Hiện nay, các NHTM đang dùng nguồn vốn không "bơm" được ra thị trường để
đầu tư vào trái phiếu hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãnh đạo một
NHTMCP cho biết, mặc dù cho vay trên thị trường liên ngân hàng lãi suất có thể thấp,
nhưng ngân hàng vẫn chọn vì là kênh an toàn. Chẳng hạn như NHTMCP Nam Việt
(Navibank), hiện ngân hàng này đã cho vay ra đến 90% tổng nguồn vốn huy động
được, tính ra, Navibank còn 250 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được cất giữ trong "kho"
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nhưng với tình hình này, mặc dù có "lương khô"
nhưng ngân hàng vẫn chưa dám mở vốn thêm.
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 12
CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
THÔNG QUA CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CỦA CÁC NHTM TRONG NĂM 2009

Ngày 22/12/2008, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Kịch bản kinh tế
Việt Nam 2009”, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và giới chuyên gia tham dự. Tại hội
thảo, các chuyên gia cho rằng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên
năm 2009 sẽ là một năm đầy khó khăn với Việt Na m.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cho vay kích cầu đối với các doanh
nghiệp của các NHTM trong năm 2009, học viên mạnh dạn đưa ra một số giải pháp:
- Về phía Nhà nước:
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, … để doanh
nghiệp có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; đơn giản các thủ tục hải quan, tháo
gỡ thủ tục hành chính, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lơi cho các doanh
nghiệp.
Tập trung hoàn chỉnh cơ chế chính sách điều kiện thu mua, chế biến, dịch vụ,
phân phối cho sản xuất va tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông lâm hải sản khu vực nông
nghiệp, nông thôn.
Điều chỉnh tăng lương cho đội ngũ CBVC và lao động, qua đó tăng chitieeu và
tiêu dùng xã hội.
Thực hiện giãn, khoanh nợ và tăng các hỗ trợ an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ trực
tiếp cho người nghèo, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí.
Khuyến khích các hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề và triển khai các chương
trình tạo việc làm mới cho người lao động từ các quỹ phù hợp. Đặc biệt quan tâm, hỗ
trợ trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp.
Tuyên truyền chia sẻ trách nhiệm của cả cộng đồng trong đối phó với khủng
hoảng để doanh nghiệp chủ động giảm giá các mặt hàng, người tiêu dùng sẵn sàng từ
bỏ thói quen mua hàng ngoại là điều cần thiết.
- Về phía các Ngân hàng:
Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả

năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 13
trong tiêu thụ sản phẩm, như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm
lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa
thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội.
Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các
giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các
hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ
sản phẩm.
Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại
tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh
tế vĩ mô, phấn đầu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm
hụt.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp
dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện
hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn. Mức lãi suất
cơ bản được khuyến nghị ở mức 8.5% để các DN có thể tiếp cận với vốn giá rẻ, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Các NHTM nên đầu tư vào nhóm đối tượng tiêu dùng ở nông thôn vì sức lan tỏa
mạnh hơn người tiêu dùng ở thành thị. Nếu xét về vùng, trong 8 vùng lớn của cả nước,
nên tập trung cho khu vực Đông Nam Bộ và Đông Bắc Bộ.
Năm 2009 các NHTM nên hướng mục tiêu cho vay kích cầu vào đối tượng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 96,5% trong
tổng số gần 350.000 doanh nghiệp cả nước; hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP,
thu hút 50% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế cho
rằng khu vực DN nhỏ và vừa, DN tư nhân còn nhiều tiềm năng và có sức lan tỏa lớn.
Tăng cường hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng, đồng thời, liên kết với các

công ty, đại lý bán hàng và siêu thị để kích cầu tiêu dùng thông qua việc cho khách
hàng vay tiền mua hàng trả góp. Những lĩnh vực cần phải ưu tiên là sửa chữa nhà cửa
và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, quần áo… Sửa chữa nhà
vừa giải quyết việc làm cho ngành xây dựng vừa kích thích tiêu thụ hàng vật liệu xây
dựng - trang trí nội thất, …
- Đối với các DN:
Phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc
phục tính tự phát, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính thuyết phục, khả
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 14
thi, đầu tư tìm hiểu thông tin thị trường, đánh giá dự báo ngành, lĩnh vực, đối tác để
hoạch định hướng đi hợp lý.
Minh bạch tình hình tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp và bài bản trong việc
xây dựng và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, …
Vấn đề quan trọng là s ự đồng bộ trong việc triển khai các giải pháp, như phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong tổ chức và thực hiện.
“Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”
Phạm Thị Hồng P hương 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại” - Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Kiều
- Nhà xuất bản Thống kê năm 2007.
2. Tạp chí Ngân hàng.
3. Website Ngân hàng Nhà nước.
4. Website các NHTM.
5. Báo Đầu tư.
6. Thời báo kinh tế.

×