Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài Tập Cá Nhân: Lãi Suất Và Vấn Đề Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.8 KB, 10 trang )






Tiểu luận

Lãi suất và vấn đề quản trị rủi ro lãi suất


LỜI M Ở ĐẦU
Rủi ro là khái niệm gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
không thể tách rời rủi ro ra khỏi hoạt động của ngân hàng. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc mọi nghiệp vụ của ngân hàng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Quản
trị rủi ro tốt sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. Hiểu rõ điều đó, trong
những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã bắt tay vào công
việc thúc đẩy hoạt động quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhiều biến động không
lường trước, đặc biệt là biến động lãi suất. Biến động lãi suất ảnh hưởng trực tiếp
tới nguồn vốn cũng như lợi nhuận của ngân hàng, do đó các ngân hàng ở
Việt Nam coi việc quản trị rủi ro lãi suất như một mục tiêu cần đạt được
trong tương lai gần. Đề tài “Lãi suất và vấn đề quản trị rủi ro lãi suất” nhóm
nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tình hình thực tế rủi ro lãi suất tại một số
Ngân hàng Thương Mại hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp và công cụ để lượng
hóa rủi ro lãi suất, phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, với mục đích
hỗ trợ ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Rủi ro lãi suất trong ngân hàng là một phạm trù rất lớn, đòi hỏi nghiên cứu
chuyên sâu và công nghệ phù hợp, đồng thời cần kiến thức rộng về công tác quản
lý rủi ro nói chung trong lĩnh vực ngân hàng.









Chương I: Cơ sở lý thuyết.
1.1. Lãi suất.
1.1.1. Khái niệm lãi suất.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, lãi suất hiểu theo nghĩa
chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay
trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho
vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng
thời gian nhất định. Hoặc, lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng
tiền không thuộcquyền sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được từ việc
trì hoãn chi tiêu. Như vậy, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ giữa tỷ lệ lợi tức
tín dụng và tổngsố tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó lợi
tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ việc trả tiền cho việc sử
dụng tiền vay của người đivay.
1.1.2. Các loại lãi suất.
Trên thị trường tồn tại rất nhiều loại lãi suất, tùy theo nguồn gốc và mục
đích sửdụng thì có những loại lãi suất khác nhau.
- Phân loại theo nghiệp vụ ngân hàng:
+ Lãi suất huy động: là lãi suất phát sinh khi các ngân hàng thương
mạithực hiện các nghiệp vụ huy động vốn.
+ Lãi suất cho vay: là loại lãi suất phát sinh khi các ngân hàng thươngmại
thực hiện các nghiệp vụ cho vay vốn.
- Phân loại theo phương thức tính lãi:
+ Lãi suất cố định: là loại lãi suất được xác định bằng một tỷ lệ cố
địnhtrong suốt thời gian hợp đồng

+ Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường Phân
loại theo nội dung kinh tế:
+ Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn
gửihoặc cho vay được thể hiện trên hợp đồng tín dụng (không tính đến biến
độnggiá trị tiền tệ). Lãi suất danh nghĩa còn được hiểu là lãi suất được công bố
đốivới một khoản vay (khoản đầu tư).
+ Lãi suất thực: là loại lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của tiền
tệ,như lạm phát. Lãi suất thực là lãi suất thực tế thu được từ khoản đầu tư hoặc
lãisuất thực tế phải trả cho khoản vay đó.
Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực thường được biểu
hiện bằng công thức:(1+r) (1+i) = 1+R Trong đó, r là lãi suất thực.i là tỷ lệ lạm
phát.R là lãi suất danh nghĩa.
- Phân loại theo tính sinh lợi của cộng đồng vốn:
+ Lãi đơn: là lãi suất được xác định dựa trên vốn gốc ban đầu mà
khôngtính đến tiền lãi tích lũy các kỳ trước đó. Lãi đơn thường là lãi suất danh
nghĩa.
+ Lãi kép: là lãi suất được hình thành bởi việc ghép lãi đơn trong kỳ
vàovốn để tính lãi kỳ tiếp sau đó. Lãi kép còn được gọi là lãi nhập gốc.
- Ngoài ra, còn có các loại lãi suất như:
+ Lãi suất cơ bản: là lãi suất do Ngân hàng trung ương công bố, làm cơ
sở cho các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh
doanh.Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhàn
ước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà
nướccông bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi
suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi
suấtnghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động đầu vào
củatổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn. Theo Luật Dân sự,
các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần lãi suất cơ
bản.

+ Lãi suất sàn và lãi suất trần: là lãi suất thấp nhất và cao nhất trong
mộtkhung lãi suất nào đó mà Ngân hàng trung ương ấn định cho các Ngân
hàngthương mại hoặc do các Ngân hàng thương mại quy định trong nội bộ hệ
thống,nhằm thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.
+ Lãi suất tái cấp vốn: theo điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước, tái
cấpvốn là hình thức Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng có bảo đảm cho các
Ngânhàng thương mại nhằm cung ứng vốn ngắn hạn. Như vậy, lãi suất tái cấp
vốn làlãi suất được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn
cho các Ngân hàng.
+ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đánh vào
cáckhoản tiền cho các Ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
ngắnhạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất tái chiết khấu
làmột trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.
+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất vay vốn giữa các
Ngânhàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng.
1.1.3. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, các ngân hàng thường căn cứ trên các lãi suất tham chiếu
nhưLIBOR, SIBOR, EUIBOR hay VNIBOR cộng với mức lãi suất biên đối với
các hoạtđộng cho vay VND và ngoại tệ trong các hợp đồng tín dụng ngắn hạn,
các hợp đồng kỳhạn, hoán đổi hay quyền chọn…
1.1.3.1. Lãi suất LIBOR
LIBOR là từ viết tắt của London Interbank Offered Rate, là loại lãi suất mà
các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng Anh
Quốc. LIBOR được cố định hàng ngày bởi hiệp hội các ngân hàng Anh Quốc căn
cứ trên mức lãi suất trung bình đối với các khoản tín dụng với thời gian đáo hạn
từ 1 ngày đến 1 năm của hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới.
LIBOR được sử dụng như là một loại lãi suất tham chiếu cho các khoản cho
vayngắn hạn. Một số nước dùng LIBOR như là một mức giá tham chiếu bao gồm
Mỹ, Anh,Canada và Thụy Sỹ.
1.1.3.2. Lãi suất SIBOR.

SIBOR là từ viết tắt của từ Singapore Interbank Offered Rate, là lãi suất
lien ngân hàng Singapore. SIBOR là mức lãi suất mà các ngân hàng ở châu Á có
thể vaymượn lẫn nhau. Ở châu Á SIBOR được sử dụng phổ biến hơn LIBOR.
SIBOR đượcthiết lập hàng ngày bởi hiệp hội liên ngân hàng Singapore (ABS) và
được sử dụng làmức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạng, các hợp
đồng swap lãi suất thamgia vào nền kinh tế châu Á.
1.1.3.3. Lãi suất EURIBOR.
EURIBOR là từ viết tắt của từ Euro Interbank Offered Rate, là lãi suất liên
ngân hàng châu Âu. EURIBOR được công bố lần đầu tiên vào ngày 30/12/1998,
chính thứccó hiệu lực vào ngày 04/01/1999, là ngày giới thiệu đồng tiền chung
châu Âu.EURIBOR của 57 ngân hàng lớn nhất châu Âu, EURIBOR được Ngân
hàng trung ươngchâu Âu công bố vào khoảng 11 giờ sáng mỗi ngày theo múi giờ
châu Âu.EURIBOR có 15 tỷ lệ lãi suất khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn của hợp
đồng, cáckỳ hạn có thể là 1 tuần, 2 tuần,… 12 tháng. Hiện tại EURIBOR là loại
suất tham chiếucho các hoạt động cho vay ngắn hạn, các hợp đồng swap lãi suất,
hợp đồng quyền chọntương lai bằng đồng EURO hoặc USD trên thế giới.
1.1.3.4. Lãi suất VNIBOR.
VNIBOR là từ viết tắt của từ Việt Nam Interbank Offered Rate, là lãi suất
lien ngân hàng Việt Nam. VNIBOR được ấn định vào buổi sáng các ngày với
mức lãi suấtcăn cứ trên quan hệ cung – cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu
sự chi phối bởi lãisuất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.Hiện tại VNIBOR là
mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạn đốivới ngân hàng, các tổ
chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn vay để đảm bảo tính thanhkhoản hay nguồn
vốn sản xuất kinh doanh
1.1.4. Chính sách lãi suất.
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ. Tùy
thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương áp dụng
cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ,
tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các
nguồn vốn trong nền kinhtế. Ngân hàng trung ương các nước điều hành chính

sách lãi suất chủ yếu tập trung theo hai hướng là chính sách can thiệp trực tiếp và
chính sách tự do hóa lãi suất. Trong đó, chính sách can thiệp trực tiếp là việc
ngân hàng trung ương quy định lãi suất trần,lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất
chiết khấu… còn chính sách tự do hóa lãi suất làviệc ngân hàng trung ương
không đưa ra những giới hạn cụ thể cho lãi suất thị trường.Ở Việt Nam, chính
sách lãi suất do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều tiết và quản lý.
1.1.5. Các nhân tố tác động đến lãi suất.
1.1.5.1. Cung cầu vốn trên thị trường.
Lãi suất là giá của tín dụng, là khoản tiền mà người đi vay chịu bỏ ra để trả
chongười cho vay để sử dụng vốn. Do đó, cung cầu vốn trên thị trường là nhân tố
quyếtđịnh ảnh hưởng tới lãi suất. Khi cung vốn lớn hơn cầu vốn, người đi vay có
thể cânnhắc về nguồn vay vốn, từ đó lựa chọn nguồn vốn có lãi suất thấp nhất để
vay, lãi suấtthị trường sẽ giảm. Ngược lại, khi cầu vốn lớn hơn cung vốn, lãi suất
thị trường sẽ tăng.
1.1.5.2. Lạm phát.
Lạm phát và lãi suất có quan hệ mật thiết với nhau, khi lạm phát tăng cao,
chính phủ và ngân hàng trung ương có xu hướng hạ nhiệt cho nền kinh tế bằng
cách thực thicác biện pháp, chính sách tiền tệ để làm giảm cung tiền để kiềm chế
lạm phát. Đồngthời, người sở hữu vốn cũng hạn chế cho vay vì lo ngại vốn bị
mất giá, từ đó làm cholãi suất tăng lên. Như vậy, lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi
suất tăng
1.1.5.3. Các chính sách của nhà nước.
- Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa là chính sách thông qua chế độ
thuế và đầu tư công cộng đểtác động tới nền kinh tế, đây là chính sách có tác
động trực tiếp đến lãi suất trên thịtrường. Cụ thể, khi chính phủ thực hiện chính
sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu đầutư và giảm thuế) sẽ tác động đến thị
trường hàng hóa và tiền tệ. Khi chi tiêu chính phủtăng và thuế giảm sẽ làm tăng
tổng cầu hàng hóa, chính mức tăng cao hơn của tổng sản phẩm kéo theo nhu cầu
vốn trên thị trường tăng lên làm lãi suất tăng.
- Chính sách tiền tệ: Căn cứ vào điều kiện hiện tại của nền kinh tế và các

mục tiêu của chính phủ mà NHNN sử dụng các công cụ như:
lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thịtrường mở…nhằm gián
tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường để điều tiết vĩ mô nềnkinh tế.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là các chính sách quan trọng để
ổn địnhnền kinh tế vĩ mô, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới lãi suất trên thị
trường.
1.1.5.4. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng.
Mức độ rủi ro của các khoản cho vay càng cao thì lãi suất cho vay càng
lớn do phần bù rủi ro làm lãi suất tăng lên.Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất
càng cao do thời hạn cho vay càng dàithường làm cho các khoản vay đó gặp
nhiều rủi ro hơn (rủi ro thanh khoản, lạm phát…)
1.1.5.5. Các nhân tố khác
Sự ổn định của nền kinh tế cũng làm ảnh hưởng tới lãi suất. Khi nền kinh
tế ổnđịnh và phát triển, của cải tăng lên, dân chúng sẽ chỉ giữ một số tiền nhất
định phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại đem đầu tư vào các tài sản
mang lại lợi tức caonhư các chứng khoán công ty, vì khi thị trường đang ổn định,
thị trường chứng khoántrở nên ổn định và ít rủi ro hơn. Khi đó, cung tiền tăng
lên, đường cung tiền dịchchuyển sang bên phải, làm cho lãi suất có xu hướng
giảm đi.Không chỉ tác động tới nguồn cung tiền, sự ổn định của nền kinh tế còn
tác độngtới cầu tiền. Khi nền kinh tế ổn định, các công ty có xu hướng vay vốn
để mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho cầu tiền tăng lên,
đường cầu tiền dịchchuyển sang bên phải và làm cho lãi suất có xu hướng
tăng lên.
Đường cung tiền và đường cầu tiền cùng dịch chuyển sang bên phải, điều
này sẽtạo ra một điểm cân bằng mới về lãi suất. Tùy theo độ dịch chuyển của
đường cung tiềnvà đường cầu tiền mà lãi suất cân bằng mới sẽ lớn hơn hoặc nhỏ
hơn lãi suất cân bằngcũ.
1.1.6. Vai trò quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
1.1.6.1. Lãi suất là đòn bẩy kích thích sự tăng trưởng kinh tế:
Chính sách lãi suất, nếu tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất

lợinhuận bình quân sẽ có tác dụng thúc đẩy kích thích các doanh nghiệp tăng nhu
cầu đầutư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện
đại bằng nguồnvốn vay ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn vốn
của cải cho xã hội,tổng thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều.
1.1.6.2. Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
thương mại:
Vì lãi suất là giá cả của vốn, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá
trình cạnhtranh giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt. Các ngân hàng
cạnh tranh bằng việccung cấp các dịch vụ tiện ích với chi phí thấp, bằng các
phương thức khuyến mại hấpdẫn, đặc biệt là cạnh tranh nhau bằng lãi suất như
nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất chovay để thu hút khách hàng, chính sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các ngân hàng sẽ tạo ralợi ích chung cho toàn bộ nền kinh
tế.
1.1.6.3. Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong
nềnkinh tế:
Khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn, muốn đầu tư vào lĩnh
vực nàocũng phải lấy lãi suất tín dụng trong nền kinh tế làm cơ sở và quyết định,
ít nhất hiệuquả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh lời phải có tỷ lệ lớn hơn
hoặc cùng lắm phải bằng lãi suất tín dụng. Đồng thời, lãi suất cao cũng khuyến
khích dân cư giảm chi tiêuđể tăng tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lợi.
1.1.6.4. Lãi suất là công cụ để kiềm chế lạm phát:
Thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, trong trường hợp
nềnkinh tế có lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách thắt chặt
tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa
lượng tiền trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hóa

×