Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 1 of 19
Tiểu luận
Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế
toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 2 of 19
Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là gì?
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Phát triển sự hiểu biết sâu sắc về cách thức mà các giả định văn hóa hiện tại cần
phải thay đổi để đạt được sự thành công khi mà những thách thức nghề nghiệp
đòi hỏi những hành vi sáng tạo hơn thông qua việc nghiên cứu sự sáng tạo trong
bối cảnh của lĩnh vực kế toán chuẩn tắc cao (kiểm toán và thuế) – gọi tắt là lĩnh
vực kế toán; và lĩnh vực phi kế toán ít chuẩn tắc hơn (tư vấn) – gọi tắt là lĩnh vực
phi kế toán.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến sự sáng tạo của
nhóm các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán?
Câu hỏi 2: Nội động lực giữa hai nhóm chuyên viên trong lĩnh vực kế toán và
phi kế toán khác nhau như thế nào về độ mạnh yếu?
Câu hỏi 3: Văn hóa tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến tính sáng tạo của nhóm
chuyên viên trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán?
Câu hỏi 4: Mô hình hay cơ cấu tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến sự sáng tạo
của nhóm chuyên viên trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán?
Câu hỏi 5: Các chuyên viên kế toán thể hiện các hoạt động sáng tạo ở mức độ
nào so với các chuyên viên phi kế toán?
Câu hỏi 6: Có sự khác nhau về kỹ năng chuyên môn giữa nhóm các chuyên viên
trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán không?
Câu 2: Hãy nhận dạng mô hình lý thuyết của đề tài
M ô hình lý thuyết được xây dựng từ yêu cầu thực tế khi mà môi trường kinh
doanh luôn luôn thay đổi làm cho thách thức trong nghề nghiệp ngày càng cao,
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 3 of 19
do đó để có được thành công đòi hỏi cần phải có các hành vi “sáng tạo” và để
đạt được điều này thì các giả định văn hóa cần phải thay đổi.
Dựa theo đề tài, bài nghiên cứu được chia thành 6 nhóm y ếu tố ảnh hưởng đến
“tính sáng tạo” trong điều kiện môi trường làm việc có tính nguyên tắc cao –
ngành kế toán. Mô hình được đề xuất 6 giả thuyết (tức các giả định văn hóa) từ
H1 đến H6 với 16 y ếu tố đại diện, trong đó các nhóm yếu tố được giả định là các
biến độc lập định lượng tác động đến biến phụ thuộc là “tính sáng tạo”. Ta có:
+ Các giả định văn hóa bao gồm: môi trường nhóm, phong cách lãnh đạo, động
lực, cơ hội và rào cản sáng tạo, năng lực chuyên môn, và kết quả nhóm.
+ Tính sáng tạo được cho rằng sẽ có sự khác nhau giữa các chuy ên viên trong
lĩnh vực kế toán và phi kế toán.
Do đó, mô hình lý thuyết như sau:
M
ô
i trư
ờng
nhóm
K
ết
qu
ả
nh
óm
N
ă
ng l
ự
c chuy
ê
n
môn
C
ơ
h
ội
v
à
r
ào
c
ản
sáng tạo
Đ
ộng
l
ực
Phong c
ác
h l
ãnh
đạo
L
ĩnh vực kế
toán
L
ĩnh vực phi
kế toán
Tính sáng t
ạo
trong ngành
kế toán
Các giả định văn hóa
S
ự / tính sáng tạo
trong ngành kế toán
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 4 of 19
Từ mô hình tổng quát trên có thể xây dựng mô hình chi tiết với 16 thang đo cụ
thể:
Các kỹ năng có liên quan
Phong cách dân chủ
Phong cách độc đoán
Học hỏi từ kinh nghi ệm
Sự hi ểu biết
Tầm nhìn
Ngoại động lực
Môi trường
Sự linh hoạt
Ý kiến cá nhân
Kích hoạt mạng lưới
Năng suất chung
Sự sáng tạo
Rào cản do cơ cấu
Hổ trợ từ tổ chức
Nội động lự c
Năng l
ực
chuyên môn
K
ết quả
nhó m
Rào c
ản &
cơ hội
Môi trư
ờng
nhóm
Động lực
Phong cách
lãnh đạo
L
ĩnh vực phi
kế toán
L
ĩnh vực kế
toán
Tính sáng
tạo trong
ngành kế
toán
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 5 of 19
Câu 3: Việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có
đủ độ tin cậy thống kê hay không?
Đề tài nghiên cứu về cách thức thay đổi của các giả định văn hóa trước những
thách thức mới của nghề nghiệp (đòi hỏi những hành vi sáng tạo hơn) và đã xây
dựng mô hình gồm 16 thang đo (16 yếu tố thành phần) để kiểm định các giả
thuyết đã đưa ra, trong đó biến tiềm ẩn là các giả định văn hóa (6 biến) bao gồm:
(1) M ôi trường nhóm: bao gồm có 7 yếu tố nhóm là nền tảng của sự hiểu biết,
tầm nhìn, môi trường, sự linh hoạt, ý kiến cá nhân, kích hoạt mạng lưới, và học
hỏi từ kinh nghiệm.
(2) Phong cách lãnh đạo: các thang đo về phong cách độc đoán hay dân chủ.
(3) Động lực: các thang đo về nội động lực và ngoại động lực.
(4) Rào cản và cơ hội sáng tạo: các thang đo về hỗ trợ từ tổ chức và rào cản do
cơ cấu.
(5) N ăng lực chuyên môn: các thang đo về kỹ năng có liên quan.
(6) K ết quả nhóm: các thang đo về sự sáng tạo và năng suất chung.
M ô hình gồm 16 thang đo này là kết quả của sự thêm 5 thang đo (mục (3),(4) và
(5)) vào 11 thang đo của TFI (mục (1), (2) và (6)). Và kết quả kiểm tra độ tin cậy
của mô hình thang đo này như sau:
Thứ nhất: mô hình trước đây (mô hình TFI với 11 thang đo) đã được kiểm tra
đáp ứng tốt về độ tin cậy (Cronbach Alpha và các thử nghiệm test-retest) và kết
quả đã được công bố (Rickards and Moger , 2000; Rickards et al., 2001).
Thứ hai: đối với mô hình mới (gồm 16 thang đo này)
+ Độ tin cậy đã được kiểm tra trong một nghiên cứu sơ bộ (với mẫu phù hợp là
80 người làm việc trong lĩnh vực vi tính và quản lý). Thông qua phương pháp
phân tích nhân tố để khám phá ra độ tin cậy nội bộ và kết quả cho thấy rằng các
mục trong các thang đo mới này gắn chặt với mô hình dự kiến. Những phát hiện
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 6 of 19
này góp phần tạo nên độ tin cậy nội bộ của các thang đo mới trong bảng câu hỏi
(Carmines and Zeller, 1979).
Thêm vào đó, phương pháp Cronbach Alpha cũng đã được thực hiện để kiểm tra
tính nhất quán nội tại cho tất cả các thang đo của bảng câu hỏi và đã cho kết quả
tốt với hệ số tin cậy từ 0.67 đến 0.86. Trong đó, thang đo về ngoại động lực có
hệ số tin cậy thấp hơn, chỉ đạt 0.60. Tuy nhiên, mức này vẫn nằm trong mức độ
chấp nhận được theo mục đích độ tin cậy nội bộ (Nunnally, 1978).
+ Bằng chứng test-retest cũng có được từ một mẫu phù hợp (một nhóm gồm 11
thành viên) ở Saudi Arabia trong khoảng 6 tuần và đã cho kết quả độ tin cậy
ngoại biên của thang đo mới là 0.66-0.94.
Từ các kết quả trên cho thấy việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố
thành phần có độ tin cậy thống kê tương đối tốt, riêng yếu tố ngoại động lực tuy
có độ tin cậy tương đối thấp (0.60) nhưng vẫn nằm trong mức chấp nhận được.
Kết luận: Việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ
tin cậy thống kê.
Câu 4: Nêu lên cơ sở lý thuyết để thiết lập mô hình lý thuyết
1. Tổng kết lý thuyết:
1.1 Đòi hỏi từ thực tiễn
Toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường thế giới đã tạo nên tính
đa dạng về những mối thách thức trong giới kinh doanh. Công việc kế toán cũng
không nằm ngoài vòng xoáy này và ngày càng bị đòi hỏi phải linh động hơn
(sáng tạo hơn).
Trước đây, các nhà nghiên cứu (Gryskiewicz, 1999; Handy, 1989; Kanter, 1985)
đã rút ra “mô hình sáng tạo” từ việc nghiên cứu tính linh hoạt và thay đổi trong
mỗi cá nhân và các tầng lớp xã hội. Mô hình này cho rằng sự thay đổi ở quy mô
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 7 of 19
toàn cầu sẽ tác động đến tất cả các ngành nghề, đòi hỏi các ngành nghề phải linh
hoạt – sáng tạo hơn để tồn tại trong đó có ngành kế toán. Theo Chủ tịch của một
hội đồng kế toán có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ (American Institute of
Certified Public Accountants – Viện các nhà kế toán công đã được cấp phép của
Mỹ, AICPA): “Sự thay đổi đang phá hủy mọi hệ thống… CPAs (các nhà kế toán
công đã được chứng nhận/cấp phép) đang cạnh tranh với các nhà tài chính
chuyên nghiệp khác…nếu chúng ta không đáp ứng được những yêu cầu luôn
thay đổi của môi trường kinh doanh thì chúng ta sẽ k hông tồn tại được… CPAs
phải cách mạng hóa suy nghĩ của họ không phải chỉ để chịu đựng những thay
đổi này mà phải phát triển dựa trên nó (Brachel, 1995, trang 64).”
Điều này khẳng định rằng các CPA biết được những dịch vụ truyền thống của họ
chưa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Millard, 1997), và họ cần
phải thay đổi.
Đã có nhiều quan điểm về khả năng sáng tạo của các nhà kế toán, cả về góc độ
cá nhân lẫn nhóm làm việc. Nhìn chung, đa số các quan niệm cho rằng chuyên
viên kế toán nói riêng và ngành kế toán nói chung là kém sáng tạo. Trong phạm
vi bài nghiên cứu này, tác giả so sánh “tính sáng tạo” của nhóm thuộc lĩnh vực
kế toán (thuế, kiểm toán) và phi kế toán (tư vấn) tại Ả Rập, qua đó xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến “tính sáng tạo” trong ngành kế toán – một lĩnh vực được
xem là có tính tuân thủ theo nguyên tắc cao.
1.2 Từ các nghiên cứu trước đây:
1.2.1 Những nghiên cứu về tính sáng tạo trong môi trường làm việc:
1.2.1.1 Khuynh hướng nghiên cứu:
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về “ tính
sáng tạo” : với Mumford và Gustafson (1988) nó là tổ hợp đặc trưng của các yếu
tố về hành vi và môi trường; theo Rhodes (1961) định nghĩa phát sinh từ sự khác
nhau trong mức độ quan tâm đến 4 yếu tố là con người, sản phẩm, quá trình
và áp lực; còn Mackinnon (1978) - một nhà nghiên cứu có uy tín khác nhấn
mạnh về bản chất đa mặt của hiện tượng.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 8 of 19
Sau đó, các nghiên cứu về “sự sáng tạo” dần chuyển hướng từ các yếu tố đơn lẻ
(chủ yếu là yếu tố P của Rhodes - con người) sang hướng nghiên cứu các mô
hình tổng thể và đa cấp bậc. Đó là Magyari-Beck (1993) đã đưa ra nguy ên t ắc
phân loại các cấp bậc từ cá nhân, nhóm, đến các cấp bậc văn hóa rộng lớn nhất;
Amabile (1982, 1983, 1988) cùng với đồng nghiệp bằng những giá trị thực
nghiệm củng cố cho mô hình nội động lực của mình (Amabile et al, 1996), dựa
trên ý tưởng nội động lực của Csikzentmihalyi (1975). Tiếp đó, một nhóm các
nhà nghiên cứu Châu Âu đã nghiên cứu tính sáng tạo ở các bậc nhóm công việc
(Hohn, 1999; Rickards and Moger, 1999a, b, 2000; West 1990) theo phương
pháp tổng quát của Csikszentmihalyi (1988).
Từ khuynh hướng phát triển trên, môi trường làm việc theo nhóm ngày càng
được đánh giá cao và tập trung nghiên cứu.
1.2.1.2 Phạm trù “tính sáng t ạo” và “tính đổi mới”:
Các nghiên cứu đã cho thấy “tính sáng tạo” là một quá trình liên quan nhiều đến
các khái niệm, trong khi “tính đổi mới” là một quá trình liên hệ đến việc thực
hiện các khái niệm.
Kirton (1976) đã phân biệt hai loại tính sáng tạo, loại thứ nhất là loại đổi mới –
phá vỡ những khái niệm gốc và loại thứ hai là phát triển và thích nghi. Ông đưa
ra những bằng chứng trên phạm vi rộng cho thấy trong các môi trường mà tính
không chắc chắn cao thì tính sáng tạo lại thiên về sự đổi mới, ngược lại trong các
môi trường ổn định và có quy tắc cao thì tính sáng t ạo lại thiên về phát triển và
thích nghi (Kirton, 1994). Dựa trên quan điểm này, Al-Beraidi and Rickards đã
kiểm tra nhánh công việc kế toán (kiểm toán và thuế) – môi trường chuẩn tắc và
phi kế toán (tư vấn) – môi trường kém chuẩn tắc hơn.
1.2.2 Những nghiên cứu về môi trường và văn hóa:
Đo lường môi trường và cấu trúc môi trường (Ekvall et al., 1983; Ekvall, 1991)
đang được xem là tiêu chuẩn để đo lường các khía cạnh thuộc về kinh nghiệm xã
hội. Một số nhà nghiên cứu (ví dụ như Sparrow và G aston, 1996) cho rằng các
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 9 of 19
học giả về môi trường đã tập trung vào các phép đo lường định lượng có tính đến
giá trị và độ tin cậy của các bảng câu hỏi.
Trong khi đó, một số học giả khác cho là có một cấu trúc xã hội sâu hơn, gọi là
văn hoá (Kroeber và Kluckhokn, 1952; Pettigrew, 1979; Morgan, 1991) bao gồm
giá trị, niềm tin, lịch sử và truyền thống, phản ánh sâu sắc hơn về tổ chức, qua đó
văn hoá được xem là cơ sở tạo nên các hành vi trong tổ chức mà chúng ta có thể
quan sát, mô tả và thay đổi. Những nhân tố này cùng với những nhân tố thuộc
khái niệm môi trường như quản lý, nhà lãnh đạo, quy mô tổ chức và cơ cấu…tạo
điều kiện để xây dựng môi trường bên trong tổ chức (Ekvall, 1991, 1996;
Isaksen and Lauer, 2002).
1.2.3 Những nghiên cứu về tính sáng tạo trong nền văn hoá có quy tắc cao
Đã có những nghiên cứu chứng minh khả năng sáng tạo tỉ lệ thuận với môi
trường làm việc dân chủ, tự do.Một số nghiên cứu ủng hộ giả thuyết trên cho
rằng sự sáng tạo được tăng cường khi các nhân viên có quyền tự chủ cao và tự
kiểm soát công việc hằng ngày của mình (Amabile, 1996; Greenberg, 1992;
Oldham and Cummings, 1996). Hơn nữa, người t a tin rằng nhân viên có thể nảy
sinh những ý tưởng mới khi họ không phải chịu những lời chỉ trích và trừng phạt
(Brand, 1998).
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kế toán, nhận thức của mọi người nói chung và kế toán
viên nói riêng là tính chất nghiêm khắc và cứng nhắc cũng như thiếu những yếu
tố hỗ trợ cho các ý tưởng mới do việc giám sát và tổ chức toàn thể. Nhưng cũng
có khả năng tăng sự sáng tạo trong bộ phận kế toán, bằng cách thay đổi phong
cách lãnh đạo dân chủ hơn, thoáng hơn.
Năm 2003, Al-Beraidi and Rickards đã có một nghiên cứu tại một trong 5 văn
phòng kế toán lớn ở Ả Rập Saudi về môi trường sáng tạo của nhóm nhân viên,
những nhận thức hạn chế đối với tính sáng tạo và phong cách lãnh đạo. Kết quả:
các bộ phận phi kế toán (tư vấn) có một môi trường tốt cho sự sáng tạo, thể hiện
ở việc các yếu tố nhóm sáng tạo đều đạt mức độ cao hơn so với bộ phận kế toán
(thuế, kiểm toán).
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 10 of 19
2. Cơ sở giả thuyết:
Dựa vào thành quả các tài liệu nghiên cứu trước đây về “tính sáng tạo”, tác giả
đã đề xuất 6 giả thuyết với 16 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo
của nhánh công việc kế toán (kiểm toán và thuế) và phi thuộc kế toán (tư vấn).
2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo nhóm:
Các tài liệu về tính sáng tạo đưa ra rằng việc thể hiện sự sáng tạo của nhóm có
thể được khơi dậy bởi phong cách lãnh đạo (West, 1990; Mumford and
Connelly, 1999; Rickards and Moger, 1999b). Nhiều nghiên cứu về sự lãnh đạo
đã tập trung vào phong cách quản lý dân chủ/ độc đoán (mệnh lệnh) (Bass, 1985;
Bass, 1990; Bass and Avolio, 1993; Burns, 1978; Howell and Avolio, 1993).
Bass (1985) đã định nghĩa nhà lãnh đạo độc đoán (mệnh lệnh) là người:
- Xác định lợi ích của nhân viên.
- Thưởng (hoặc hứa thưởng) xứng đáng đối với những nỗ lực của nhân viên.
- Đáp ứng tính tư lợi của nhân viên tương ứng với mức độ hoàn thành công việc.
Bass (1985) cho rằng phong cách lãnh đạo dân chủ có thể thực hiện được bằng 1
trong 3 cách:
- Tăng cường nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng và giá trị của các kết
quả và cách để đạt được chúng.
- Làm cho nhân viên đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Thỏa mãn nhu cầu của nhân viên dựa trên hệ thống thứ bậc của Maslow và có
thể mở rộng thêm danh mục nhu cầu của nhân viên theo tình hình thực tế.
Trong một nghiên cứu định lượng trong ngành kế toán, Viator (2001) đã kiểm
tra các công ty kế toán, nhóm phi kế toán (tư vấn) bộc lộ sự lãnh đạo dân chủ
hơn là nhóm kế toán (thuế hay kiểm toán). Việc kiểm tra này được dựa trên ý
tưởng rằng sự lãnh đạo dân chủ kết hợp với môi trường năng động thường dẫn
đến sự thay đổi (Hater and Bass, 1988), và kết quả đã khẳng định giả thuyết. Một
tác phẩm khác của Al-Beraidi and Rickards 2003 cũng củng cố cho kết quả này.
Do đó, chúng ta giả định rằng:
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 11 of 19
H1 . Các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán thể hiện phong cách lãnh đạo ít hỗ
trợ cho tính sáng tạo hơn là các chuyên viên trong các lĩnh vực phi kế toán.
2.2 Nhóm yếu tố liên quan đến động lực thúc đẩy:
Nhiều nghiên cứu cho rằng nội động lực có lợi đối với tính sáng tạo hơn là ngoại
động lực (Baron, 1963; Amabile, 1983, 1996). Trong nghiên cứu này, nội động
lực được định nghĩa là:
… bất kỳ động cơ nào phát sinh từ các phản ứng tích cực của các cá nhân đối
với chất lượng của công việc; phản ứng này có thể là sự quan tâm, liên quan, tò
mò, thỏa mãn hay những thử thách tích cực (Amabile, 1996, trang 115).
Ngoại động lực được xác định là:
…bất kỳ động cơ nào phát sinh từ bên ngoài bản thân công việc như được đánh
giá như mong muốn, thưởng, chỉ thị từ cấp trên hay những gì tương tự như vậy
(Ambile, 1996, trang 115)
H2. Các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán có nội động lực thấp hơn các chuyên
viên trong lĩnh vực phi kế toán.
2.3 Nhóm yếu tố liên quan đến những thuận lợi và trở ngại cho sự sáng tạo:
Hood và Koberg (1991) đã điều tra quy mô các xu hướng văn hóa khác nhau
trong tổ chức: quan liêu, đổi mới và hỗ trợ trong các ngành chức năng (kiểm
toán, thuế, tư vấn) và đưa ra giả thuyết: bộ phận kiểm toán và thuế thể hiện văn
hóa quan liêu nhiều hơn bộ phận tư vấn, trong khi bộ phận tư vấn lại thể hiện
cao hơn trong văn hóa đổi mới, nhưng kết quả lại cho thấy không có sự khác biệt
đáng kể về xu hướng văn hóa giữa các bộ phận. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Benke và Rhode (1980) đã chỉ ra rằng các chuyên gia về tư vấn có khuynh
hướng quan liêu ít hơn các chuyên gia về kiểm toán và thuế. Al-Beraidi và
Rickards (2003) đã kiểm nghiệm lại và kết quả của họ đã củng cố cho kết quả
của Benke và Rhode. Vì vậy chúng tôi đưa ra giả thuyết:
H3. Các chuyên gia kế toán thể hiện sự hỗ trợ mang tính tổ chức cho tính sáng
tạo yếu kém hơn so với các chuy ên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 12 of 19
Trong một tổ chức có t ính sáng tạo, cơ cấu tổ chức có khuynh hướng linh hoạt
hơn, ít nguyên tắc và luật lệ, sự mô tả công việc được nới lỏng (Brand, 1998;
Keller, 1978; M itchell và cộng sự, 1994). Nó được cho rằng những việc làm có
tính sáng tạo có thể được cải thiện nếu nhân viên có được sự tự chủ cao trong
việc thực hiện các công việc chi tiết và có quyền kiểm soát quy trình riêng của
họ (Amabile, 1996; Greenberg, 1992; Oldham và Cummings, 1996). Quan điểm
cho rằng ngành kiểm toán và thuế bị giám sát chặt chẽ bởi một hệ thống các tiêu
chuẩn được ban hành bởi các cơ quan chuyên môn (Half, 1994; Sawyer, 1992),
do đó sẽ kiềm chế tính sáng tạo phát huy. Điều này dẫn chúng ta đến giả thuyết
sau:
H4. Các chuyên gia kế toán có những kìm hãm sáng tạo do cơ cấu mang lại cao
hơn các chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
2.4 Những hoạt động sáng tạo – H5
Hood và Koberg cho rằng những chuy ên gia tư vấn thể hiện tính sáng tạo cao
hơn so với các chuyên gia kiểm toán và thuế. Giả thuyết này được xây dựng từ
quan điểm gồm 2 phần: thứ nhất, văn hóa quan liêu dường như làm cho người ta
liên tưởng nhiều hơn đến sự cẩn thận, chính xác và chê bai, theo cái cách mà có
thể làm giảm tính sáng tạo; thứ hai, nhóm kiểm toán và thuế dường như mắc vào
thói quen làm việc quan liêu là do sự quan trọng của các tiêu chuẩn chuyên môn
và những quy định về thuế. Tuy nhiên, Hood và Koberg đã thận trọng phát biểu
rằng quan điểm này không có nghĩa là các chuyên gia về kiểm toán và thuế ít có
tính sáng tạo mà chỉ vì văn hóa của họ không giúp tạo ra tính sáng tạo. Các kết
quả đã không xác nhận giả thuyết này.
Trái lại, Al-Beraidi and Rickards (2003) cho rằng các chuyên gia trong lĩnh vực
phi kế toán đạt điểm cao hơn về tính sáng tạo với sự tương đồng trong giáo dục
ở các mẫu kế toán và phi kế toán, chúng tôi kết luận rằng bất cứ sự thực hiện nào
thiếu tính sáng tạo ở các phòng ban kế toán là không liên quan tới sự kém cỏi
của cá nhân và có thể được giải quyết bằng sự phát triển đội ngũ và sự can thiệp
của lãnh đạo. Vì vậy chúng tôi giả thuyết rằng:
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 13 of 19
H5. Những chuyên gia kế toán có các hoạt động sáng tạo ở mức độ thấp hơn
đáng kể so với chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
2.5 Những kỹ năng chuyên môn – H6
Theo Amabile (1996), những kỹ năng liên quan đến chuyên môn là cơ sở của tất
cả những sáng t ạo trong công việc. Hiển nhiên là những chuyên gia trong ngành
kế toán phải có được những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết (Arens and Loebbecke,
1997). Al-Beraidi and Rickards (2003) đã kết luận rằng những chuy ên viên trong
cả lĩnh vực kế toán (kiểm toán và thuế) và phi kế toán (tư vấn) đều cần phải có
những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Vì vậy chúng ta giả thuyết rằng:
H6. Các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán đều nắm vững nghiệp
vụ chuyên môn của mình ở cùng mức độ như nhau.
Câu 5: Giải thích kết quả xử lý thống kê trong việc kiểm định giả thiết
nghiên cứu hoặc trong việc giải thích các câu hỏi nghiên cứu.
Tác giả đã tiến hành điều tra nghiên cứu bằng cách gửi 900 bảng câu hỏi đến 34
công ty kế toán đáp ứng được yêu cầu phải có trên 10 nhân viên tại Arab Saudi.
Tỷ lệ hồi đáp ban đầu là 25.1% với tổng số thư trả lời là 226 thư. Sau hàng loạt
các bước tiếp theo, bao gồm liên hệ trực tiếp lẫn liên hệ qua điện thoại, tỷ lệ hồi
đáp được nâng lên 33% . Đây là tỷ lệ chấp nhận được trong một cuộc khảo sát.
Tỷ lệ hồi đáp từ ngành kiểm toán, thuế Zakat và tư vấn là 70.3%, 15.2% và
14.5%.
Bằng phương pháp Anova so sánh trung bình ba nhóm mẫu: kiểm toán, thuế
Zakat và tư vấn. Kết quả thống kê đã cho thấy ngành kiểm toán và thuế Zakat
không có sự khác nhau đáng kể nào về trung bình của các thang đo. Vì vậy
những phản ứng của hai ngành này có thể kết hợp được với nhau thành một
nhóm.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 14 of 19
Bảng III là kết quả thống kê bằng phương pháp t-tests, so sánh trung bình các
thang đo trong hai lĩnh vực kế toán (kiểm toán, thuế Zakat) và lĩnh vực phi kế
toán (tư vấn).
Chúng ta đi vào phân tích kết quả thống kê thu được, để kiểm chứng lại các giả
thuyết mà tác giả đã đưa ra.
1. Các giả thuyết được tác giả đặt ra là:
Giả thuyết 1:
H1 . Các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán thể hiện phong cách lãnh đạo ít hỗ
trợ cho tính sáng tạo hơn là các chuyên viên trong các lĩnh vực phi kế toán.
Giả thuyết 2:
H2. Các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán có nội động lực thấp hơn các chuyên
viên trong lĩnh vực phi kế toán.
Giả thuyết 3:
H3. Các chuyên gia kế toán thể hiện sự hỗ trợ mang tính tổ chức cho tính sáng
tạo yếu kém hơn so với các chuy ên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
Giả thuyết 4:
H4. Các chuyên gia kế toán có những kìm hãm sáng tạo do cơ cấu mang lại cao
hơn các chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
Giả thuyết 5:
H5. Những chuyên gia kế toán có các hoạt động sáng tạo ở mức độ thấp hơn
đáng kể so với chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
Giả thuyết 6:
H6. Các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và phi kế toán đều nắm vững nghiệp
vụ chuyên môn của mình ở cùng mức độ như nhau
2. Đặt giả thuyết:
Để kiểm định giả thuyết trên, ta đặt giả thuyết:
- Ho: M1 = M2 nghĩa là không có sự khác nhau về các yếu tố: phong cách lãnh
đạo, nội động lực, hỗ trợ của tổ chức, kìm hãm do cơ cấu, mức độ hoạt động
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 15 of 19
sáng tạo và nghiệp vụ chuyên môn ảnh hưởng đến tính sáng tạo giữa lĩnh vực kế
toán và phi kế toán.
- H
R:
M1 # M2 : có sự khác nhau về các yếu tố: phong cách lãnh đạo, nội động
lực, hỗ trợ của tổ chức, kìm hãm do cơ cấu, mức độ hoạt động sáng tạo và
nghiệp vụ chuy ên môn ảnh hưởng đến tính sáng tạo giữa lĩnh vực kế toán và phi
kế toán.
3. Chọn mức ý nghĩa: α = 0.05
4. Kết quả kiểm định:
Kết quả thống kê trong bảng III cho thấy:
+ Phong cách lãnh đạo: gồm phong cách lãnh đạo dân chủ và độc đoán
Xét yếu tố phong cách lãnh đạo dân chủ giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán, vì
giá trị kiểm định thống kê p < 0.001 nên p < α = 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết
Ho, chấp nhận giả thuyết H
R
. M ặt khác vì giá trị trung bình trong phong cách
lãnh đạo dân chủ của lĩnh vực kế toán (3.51) có điểm số thấp hơn điểm số trung
bình trong lĩnh vực phi kế toán (3.88) nên t a kết luận các chuyên gia trong lĩnh
vực kế t oán có trình độ về năng lực lãnh đạo dân chủ hỗ trợ cho tính sáng tạo
thấp hơn so với lĩnh vực phi kế toán.
Xét yếu tố phong cách lãnh đạo độc đoán giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán.
Kết quả thống kê về phong cách lãnh đạo độc đoán cho thấy không có sự khác
nhau đáng kể (ns: non – significant) giữa hai lĩnh vực kế toán và phi kế toán.
Tóm lại, yếu tố phong cách lãnh đạo chỉ cho thấy có sự khác nhau về phong cách
lãnh đạo dân chủ ảnh hưởng đến tính sáng tạo giữa hai lĩnh vực kế toán và phi kế
toán, còn phong cách lãnh đạo độc đoán thì không. Trong đó các chuyên gia
trong lĩnh vực kế toán có năng lực lãnh đạo dân chủ hỗ trợ cho tính sáng tạo thấp
hơn lĩnh vực phi kế toán.
Vậy, giả thuyết 1 là phù hợp với kết quả kiểm định.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 16 of 19
+ Nội động lực:
Vì kết quả thống kê cho thấy p < 0.001 nên p < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuy ết H
0
,
chấp nhận giả thuyết H
R,
nghĩa là có sự khác nhau về nội động lực giữa hai lĩnh
vực.
M ặt khác lĩnh vực kế toán có điểm số trung bình của nội động lực (3.61) thấp
hơn so với lĩnh vực phi kế toán (4.12) nên các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán
có mức độ của nội động lực thấp hơn đáng kể so với các chuyên gia trong lĩnh
vực phi kế toán. Nội động lực ở lĩnh vực kế toán thấp được cho là bởi mức độ
quan t âm, sự say mê công việc, tính tò mò nghiên cứu trong công việc, sự thỏa
mãn của nhân viên cũng như những thử thách tích cực trong công việc ở lĩnh vực
kế toán thấp hơn lĩnh vực phi kế toán.
Vậy, giả thuyết 2 là phù hợp với kết quả kiểm định.
+ Xét các yếu tố cơ cấu tổ chức hỗ trợ cho tính sáng tạo trong lĩnh vực kế
toán và phi kế toán, gồm 8 yếu tố: nền tảng của sự hiểu biết, tầm nhìn, môi
trường, sự linh hoạt, ý kiến cá nhân, kích hoạt mạng lưới, học hỏi từ kinh
nghiệm và hỗ trợ từ tổ chức.
Kết quả thống kê cho thấy 6 yếu tố: tầm nhìn, môi trường, ý kiến cá nhân, kích
hoạt mạng lưới, yếu tố học hỏi từ kinh nghiệm và hỗ trợ của tổ chức đều có p <
0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H
0
, chấp nhận H
R.
Vậy có sự khác nhau trong các
yếu tố này giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán. Cụ thể lĩnh vực kế toán đều có
điểm số trung bình của các yếu tố hổ trợ từ tổ chức cho tính sáng tạo thấp hơn so
với lĩnh vực phi kế toán. Trong khi đó, hai yếu tố nền tảng của sự hiểu biết và sự
linh hoạt không cho thấy sự khác nhau giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán.
Vậy giả thuyết 3 là phù hợp v ới kết quả kiểm định.
+ Xét yếu tố sự kìm hãm do cơ cấu đến tính sáng trong lĩnh vực kế toán và
phi kế toán.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 17 of 19
Kết quả thống kê về yếu tố này có giá trị p < 0.001 nên p < 0.05, ta bác bỏ giả
thiết H
0
, chấp nhận H
R.
Vậy có sự khác nhau giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán
về yếu tố kìm hãm của cơ cấu.
Trong đó điểm số trung bình của yếu tố kìm hãm do cơ cấu trong lĩnh vực kế
toán (3.45) cao hơn so với lĩnh vực phi kế toán (2.61). Điều này cho thấy các
chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bị kìm hãm tính sáng tạo bởi cơ cấu nhiều hơn
so với các chuy ên gia trong lĩnh vực phi kế toán.
Vậy giả thuyết 4 là phù hợp với kết quả kiểm định. Sự kìm hãm tính sáng tạo do
cơ cấu trong lĩnh vực kế toán được cho là do các quy định chặt chẽ bởi một hệ
thống các tiêu chuẩn được ban hành bởi các cơ quan chuyên môn.
+ Xét yếu tố mức độ các hoạt động sáng tạo giữa lĩnh vực kế toán và phi kế
toán.
Kết quả t hống kê về yếu tố này cho kết quả p < 0.001 nên p < 0.05. Vậy ta bác
bỏ giả thiết H
0
, chấp nhận H
R
nghĩa là có sự khác nhau về mức độ các hoạt động
sáng tạo giữa hai lĩnh vực. Trong đó điểm số trung bình của các hoạt động sáng
tạo trong lĩnh vực kế toán là 2.97 thấp hơn so với lĩnh vực phi kế toán là 3.89.
Điều này cho thấy các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán sẽ có mức độ các hoạt
động mang tính sáng tạo ở mức độ thấp hơn nhiều so với các chuyên gia trong
lĩnh vực phi kế toán.
Vậy giả thuyết 5 là phù hợp v ới kết quả kiểm định. Ở đây các hoạt động mang
tính sáng tạo trong lĩnh vực kế toán thấp hơn so với lĩnh vực phi kế toán không
phải do các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán ít có tính sáng tạo mà do môi
trường, văn hóa của họ không hỗ trợ cho tính sáng tạo.
+ Xét yếu tố các kỹ năng liên quan đến chuyên môn có ảnh hưởng đến tính
sáng tạo giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán.
Vì kết quả thống kê cho thấy không có sự khác nhau đáng kể (ns: non –
significant) về yếu tố này giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán, nên ta chấp nhận
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 18 of 19
giả thiết H
0
nghĩa là không có sự khác nhau đáng kể về các kỹ năng liên quan
đến chuyên môn giữa hai lĩnh vực.
Vậy giả thuyết 6 phù hợp với kết quả kiểm định.
Câu 6: Hãy nêu ra những phát hiện mới cũng như những hạn chế của
đề tài này . Từ đó đề xuất những đề tài nghiên cứu mới để giải
quyết những hạn chế này
1. Phát hiện mới của đề tài:
Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào nghiên cứu tính sáng tạo trong các
lĩnh vực giàu tính sáng tạo như R&D, kỹ sư, marketing,…mà chưa tập trung vào
nghiên cứu các lĩnh vực ít tính sáng tạo như kế toán vì cho rằng lĩnh vực kế toán
không có tính sáng tạo. Bằng việc đưa ra các giả thuyết và đo lường 6 thang đo
giữa lĩnh vực kế toán và phi kế toán để xem xét tính ảnh hưởng của chúng đến
tính sáng tạo trong nghề kế toán. Kết quả so sánh giữa hai lĩnh vực kế toán và
phi kế toán đã cho thấy rằng các chuyên gia trong lĩnh vực phi kế toán đạt được
điểm số cao hơn về các hoạt động sáng tạo, nội động lưc, nhân tố nhóm sáng tạo
và phong cách lãnh đạo dân chủ; và sự hạn chế tính sáng tạo trong lĩnh vực kế
toán không phải do sự kém cỏi của cá nhân mà do sự ràng buộc bởi hệ thống các
tiêu chuẩn được quy định chặt chẽ bởi các cơ quan ban hành, t ính quan liêu,
phong cách lãnh đạo thiếu tính dân chủ , do các rào cản từ cơ cấu,…
Dựa trên bằng chứng từ các phòng ban kế toán thực hành tốt nhất, nghiên cứu
cho rằng tính sáng tạo trong nghề kế toán sẽ được phát huy, chuyên gia về kế
toán sẽ vừa sáng tạo vừa chuy ên nghiệp để thích nghi với những thách thức của
môi trường hoạt động ngày càng thay đổi. Tính sáng tạo trong ngành kế toán sẽ
được cải thiện bằng việc nâng cao hỗ trợ của tổ chức cho tính sáng tạo, phong
cách lãnh đạo cần dân chủ hơn, hạn chế các yếu tố kìm hãm tính sáng tạo do cơ
cấu, cần thiết có sự truyền đạt từ các ban ngành kế toán cho các chuyên viên kế
toán các kiến thức đạt được từ các phòng ban kế toán thực hành hiệu quả.
Đề tài 8 : Xem xét lại tính sáng tạo trong ngành kế toán: phải sáng tạo và chuyên nghiệp
Lớp CH-K20 -Đêm 6- Nhóm 8 Page 19 of 19
2. Giới hạn của đề tài:
- Đề t ài chỉ nghiên cứu ở cấp độ nhóm làm việc trong ngành kế toán mà chưa
nghiên cứu ở cấp độ tổ chức hoặc xã hội.
- Nghiên cứu này được thực hiện tại Arab Saudi nên các kết quả nghiên cứu chỉ
mang tính chất tham khảo, không thể sao chép lại cho các nền văn hóa khác.
- Bảng câu hỏi gồm 16 thang đo đã được dùng để kiểm định các giả thuyết với
kết quả đáng tin cậy nhưng cũng cần phải được đánh giá thêm bằng những
nghiên cứu rộng hơn.
3. Đề xuất những đề tài nghiên cứu mới để giải quyết những hạn chế:
Kết quả của nghiên cứu sẽ được coi là t ài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
về tính sáng tạo trong các lĩnh vực ít tính sáng tạo như kế toán ở những nền văn
hóa khác nhau. Để tăng nhận thức về tầm quan trọng của tính sáng tạo, sự đổi
mới, phong cách lãnh đạo trong các cơ quan chuyên môn, đặc biệt trong những
lĩnh vực có tính chất quy định cao để phát huy tính sáng tạo trong các tổ chức
này nhằm đáp ứng với những y êu cầu thay đổi ngày càng cao của thị trường.,
chúng tôi đề xuất một số đề tài như sau:
“ Xem xét tính sáng tạo trong ngành kế toán ở Việt Nam”,
“ So sánh tính sáng tạo giữa các công ty tư vấn và kiểm toán ở Việt Nam”.