Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1785)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 27 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa Chăn
Nuôi-NTTS đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp
đỡ cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ -Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên trong trung tâm, các anh chị sinh viên trường Đại Học Hải Phòng đã tận
tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Bùi Đoàn Dũng-Giáo viên phụ trách thực
tập đã quan tâm, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K54-NTTS đã luôn bên cạnh quan tâm,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian vừa qua.
Thời gian thực tập có giới hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
cùng các bạn để em có được sự vững vàng hơn trong thực tiễn đồng thời bổ sung
thêm vốn kiến thức còn thiếu ở bản thân.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lưu Thị Mây
1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
I.Giới thiệu chung về cá chép V1 (Cprinus carpio Linnaeus, 1785) 5
3. Đặc điểm hình thái 6
3.1. Cá chép trắng Việt Nam 6


3.2 Cá chép Hungari 6
3.3 Cá chép vàng Indonesia 7
3.4 Cá chép V1 7
4. Môi trường sống 7
5. Đặc điểm sinh sản 8
5.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục 8
5.2. Sức sinh sản 8
5.3. Thời vụ đẻ trứng và tập tính đẻ trứng 9
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 10
SỐ LIỆU 10
I. Thời gian, địa diểm thực tập và đối tượng nghiên cứu 10
1. Thời gian thực tập 10
2. Địa điểm thực tập 10
2.1. Vài nét giới thiệu về xơ sở vật chất 10
2.1.1 Trụ sở làm việc 10
2.1.2 Trạm nghiên cứu thực nghiệm 11
2.1.3 Sơ đồ bộ máy của trung tâm 12
3.Tổ chức quản lý 13
3.1 Đội ngũ cán bộ 13
3.2.Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm 13
3. Đối tượng nghiên cứu 14
II. Phương pháp thu thập số liệu 14
1. Phương pháp trực tiếp 14
2. Phương pháp gián tiếp 14
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
I. Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ 15
1. Tuyển chọn cá bố mẹ 15
2. Nuôi vỗ 15
II. Cho cá đẻ 16
1. Dụng cụ 16

2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ 16
3.1. Liều lượng kích dục tố: 18
3.2. Cách tiêm 18
3.3 Thu trúng và sẹ 20
III. Thụ tinh và khử dính cho trứng 22
1. Thụ tinh 22
2. Khử dính cho trứng 22
2
IV. Ấp trứng 23
1. Dụng cụ ấp tứng 23
2- Ưu diểm của bình vây: 25
3. Kỹ thuật ấp trứng 25
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 26
I. Kết luận 26
II. Đề xuất ý kiến 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản của nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng cả về số
lượng, chất lượng con giống, cũng như quy mô nuôi. Ngoài việc cung cấp thực
phẩm, nhiều loài thủy sản còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, do đó
Nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.
Trước đây, khi khoa học công nghệ chưa phát triển thì các đối tượng thuỷ sản
được nuôi còn rất hạn chế về cả số lương và chủng loại, nguồn con giống chủ
yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên nên không đủ để cung cấp cho nuôi trồng và
chất lượng con giống không được đảm bảo. Hiện nay, nhờ có những thành tựu
khoa học, công nghệ hiện đại mà hàng loạt những đề tài nghên cứu sản xuất ra
các đối tượng nuôi mới không những có phẩm chất tốt, có giá trị thương phẩm
cao, mà còn sinh trưởng phát triển tốt , ít dich bệnh. Tiêu biểu đó là sự thành
công của đề tài nghiên cứu , sản xuất thành công giống cá chép V1.

Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn
gen thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ
trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực
hiện. Cá chép V1 được lai tạo từ 3 dòng cá chép: Cá chép trắng Việt Nam, cá
chép vảy Hungari và cá chép vàng Indonesia. Cá thích nghi tốt với điều kiện tự
nhiên của nước ta. Con cá chép lai kép này kết hợp được nhiều tính trạng quý
báu từ các con cá bố mẹ, do đó bước đầu công trình nghiên cứu đã được đánh
giá cao và cho kết quả tốt. Con giống lai kép đã triển khai nuôi ở nhiều địa
phương trong cả nước, đáp ứng nhu cầu về chất lượng thịt, năng suất cao, hình
dáng đẹp, góp phần thúc đấy mạnh mẽ phong trào nuôi trồng thủy sản, xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật ương nuôi cá chép lai kép, đáp
ứng nhu cầu con giống cho nhân dân nhiều hơn nữa, em xin trình bày chuyên đề
: “ Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio
(Linnaeus, 1785) ”
4
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.Giới thiệu chung về cá chép V1 (Cprinus carpio Linnaeus, 1785)
Cá chép V1 được lai tạo từ 3 dòng cá chép: Cá chép trắng Việt Nam, cá chép
vảy Hungari và cá chép vàng Indonesia.
1. Nguồn gốc, phân bố
Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam
Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc.
Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính
phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép
hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v là loài cá có giá
trị kinh tế cao.
Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi
trồng Thuỷ sản 1.
Cá chép Việt Nam được dùng làm cá bố mẹ cho lai với cá chép Hungari vẩy và

cá chép vàng Indonesia tạo ra các dòng cá chép có chất lượng di truyền cao.
Cá được sử dụng trong phép lai chọn giống tạo cá V1 các năm: 1984, 1986,
1998, 1989, 1991, 1993, 1995.
Tái tạo quần đàn năm: 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1993, 1995, 1998, 2001,
2003.
Cá chép V1 được lai tạo theo sơ đồ sau:

5
Cá chép V1 có tốc độ lớn nhanh hơn so với giống cá gốc trước đây do nó mang
những đặc điểm quý của:
Cá bố Hungari: Lớn nhanh, ngoại hình đẹp, sử dụng tốt thức ăn tinh, dễ đánh
bắt…
Cá mẹ Việt Nam chịu được điều kiện nuôi khó khăn mức nước nông, kháng
bệnh tốt
2.Phân loại
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cprinidae
Giống: Cprinus
Loài: Cprinus carpio (Linnaeus, 1785)
3. Đặc điểm hình thái
3.1. Cá chép trắng Việt Nam
Thân dẹp, đầu thuôn, cân đối, có hai râu, miệng hướng về phía trước, khá rộng,
thân có màu sáng trắng.
3.2 Cá chép Hungari
Cá chép Hungari vảy: Đầu nhỏ, gáy cao,chiều cao thân lớn.
6
Cá chép Hungari trần: Có đặc điểm tương tự như cá chép Hungari vảy nhưng cá
chép Hungari trần:toàn thân chúng không có vảy bao phủ nếu có chỉ thấy một
hàng vảy theo dọc vây lưng.
3.3 Cá chép vàng Indonesia

Đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất là thân có màu vàng.
3.4 Cá chép V1
Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạng hình cá chép trắng Việt Nam
do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép trắng Việt nam.
Cá chép V1 dòng Vàng (Indo) có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì
kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép Indonesia.
Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì chúng
mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hungary.
Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần
chủng: Chất lượng thịt thơm ngon, sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt
của cá chép Việt Nam.
Thân ngắn và cao, đầu nhỏ, ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá
chép Hungari.
Đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonesia.
Nói chung, cá chép V1 có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm nuôi trồng
tại Việt nam.
4. Môi trường sống
Là loài sống đáy, có tính thích nghi rộng, có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện môi trường không thuận lợi.
Cá sống ở tầng đáy nên có ngưỡng oxy tương đối thấp, có thể sống được ở môi
trương cố hàm lượng oxy hòa tan từ 0,2 – 0,3mg/lít. Khoảng nhiệt độ rộng từ 0 -
37ºC, thích hợp nhất: 20 - 27ºC. Độ pH từ 5 – 9, có thể sống được độ mặn dưới
10‰.
7
5. Đặc điểm sinh sản
5.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ các thành thục nói chung phụ thuộc vào vĩ độ và nhiệt độ
môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. cá chép Hungari và cá chép Indonesia
nuôi ở Việt Nam thành thục sau một năm tuổi, cá chép Việt cũng thành thục sau
một năm tuổi.

Về khối lượng: Cá chép Việt thường trên 200gram/con đã phát dục lần đầu. Cá
chép nuôi ở miền núi thành thục ở khối lượng nhỏ hơn.
5.2. Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi cá và cỡ cá, chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng gây biến động rất lớn, với cá chép Việt lượng trứng tăng
nhanh từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 5, sau đó tăng nhanh không đáng kể. Trung bình
1kg cá đẻ được 10 vạn trứng.
Bảng 1: Sức sinh sản của cá chép
Trọng lượng cá (kg) Số lượng trứng
0,3 30.000 – 40.000
0,5 60.000 – 80.000
0,7 80.000 – 90.000
1,0 120.000 – 140.000
2,5 320.000 – 600.000
(Theo Nguyễn Duy Hoan, 2006)
Cá chép có lượng trứng cao khi vùng nước có nguồn thức ăn phong phú (dinh
dưỡng tốt) và ngược lại khi dinh dưỡng không tốt, không những ít trứng mà
thậm chí cá bố ẹ không thành thục.
8
5.3. Thời vụ đẻ trứng và tập tính đẻ trứng
Ở miền Bắc cá đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là vụ
xuân vào tháng 3 – 4, khi nhiệt độ nước từ 18ºC trở lên; vụ thu đẻ vào tháng 9 –
10.
Các tỉnh phía Nam: Cá chép đẻ quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa.
Cá chép là loài đẻ trứng dính, trứng sau khi ra khỏi cơ thể mẹ rơi vào nước, chất
dính hoạt động làm cho trứng bám vào các thực vật thúy sinh ở tầng mặt, nơi
giàu oxy để phôi phát triển thuận lợi.
Trong tự nhiên, cá chép thường đẻ vào sang sớm và có thể kéo dài đến 8 – 9 giờ
sáng.
Điều kiện thích hợp nhất cho cá chép đẻ trứng là nhiệt độ nước từ 18ºC trở lên,

có nước mới kích thích hoặc thời tiết từ lạnh chuyển sang ấm, có mưa và có vật
bám cho trứng.
9
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
SỐ LIỆU
I. Thời gian, địa diểm thực tập và đối tượng nghiên cứu
1. Thời gian thực tập
Từ ngày 12/03 đến ngày 30/03/2012.
2. Địa điểm thực tập
Địa điểm: Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao Công nghệ Thủy sản
thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I – Xã Đình Bảng – Huyện Từ Sơn
– Tỉnh Bắc Ninh.
2.1. Vài nét giới thiệu về xơ sở vật chất
Trung tâm tư vấn Thiết kế và Chuyển giao Công nghệ Thủy sản là một bộ phận
của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản. Nằm cạnh đường quốc lộ 1A cách
trung tâm thủ đô Hà Nội 15 km về phía Bắc.
- Điều kiện tự nhiên: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ
rệt(xuân, hạ, thu, đông).
Nguồn nước cấp: Nguồn nước cấp sử dụng cho các ao lấy từ trạm bơm Bắc
Đuống thông qua kênh mương Trịnh Xá, kênh mương Chùa Dận cấp vào ao
chứa, ao lắng.
2.1.1 Trụ sở làm việc
Văn phòng Trung tâm nằm trong khuôn viên của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I. Văn phòng có đủ trang thiết bị làm việc cho cán bộ bao gồm:
+ Máy tính 12 chiếc
+ Máy in 5 chiếc
+ Máy photocopy 2 chiếc
+ Máy chiếu đa năng 2 chiếc
10
2.1.2 Trạm nghiên cứu thực nghiệm

Trung tâm có 2 trạm thực nghiệm tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 và
tại Huyện Mê Linh - Hà Nội. Tổng số diện tích mặt bằng là 10 ha trong đó có 5
ha mặt nước còn lại là văn phòng và nhà xưởng.
Trang thiết bị:
- Các máy móc phục vụ chuyển giao công nghệ, xác định các chỉ số môi trường
(máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy đo độ mặn, máy quạt nước, máy nén khí máy
đo nhiệt độ, ôxy, pH…)
- Phương tiện vận chuyển giống, thức ăn, Thủy sản tươi sống (xe bảo ôn, máy
thổi khí, bình ôxy và các thiết bị phụ trợ khác)
11
2.1.3 Sơ đồ bộ máy của trung tâm
Ban giám đốc
Phòng tư vấn thiết kếVăn phòng trung tâm
Trạm thực nghiệm (Mê Linh)
Trạm thực nghiệm (Đình Bảng)
Kỹ thuật Kế toán Nghiên cứu
thực nghiệm
Kĩ thuật Kế toán Nghiên cứu
thực nghiệm
12
3.Tổ chức quản lý
3.1 Đội ngũ cán bộ
Trung tâm có lực lượng cán bộ Nghiên cứu khoa học phần lớn có trình độ học
vấn cao, có năng lực trong quản lý và chủ trì các dự án lớn, có kinh nghiệm
trong công tác tư vấn, lập dự án đầu tư chuyên ngành thuỷ sản, thiết kế và lập dự
toán công trình. Đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy thường xuyên được
nâng cao kiến thức và trình độ.
Nguồn nhân lực của trung tâm bao gồm:
TT Học vị Ngành nghề Số năm công
tác

S.
lượng
1 Tiến sĩ Di truyền học 32 1
2 Thạc sĩ Nuôi trồng thuỷ sản 10 - 30 3
Phát triển nông thôn 10 1
3 Kỹ sư, cử nhân Kỹ sư thuỷ sản 3-30 11
Cử nhân kinh tế 3-8 3
4 Cao đẳng Cao đẳng thuỷ sản 2-5 5
Cao đẳng
kinh tế
2-6 1
5 Trung cấp Trung cấp thuỷ sản 3-10 5
3.2.Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
-Trung tâm đã có nhiều hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi, chức năng
và nhiệm vụ được giao bao gồm:
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tư vấn thiết kế các hạng mục khu sinh sản nhân tạo, công nghệ lọc sinh học, hệ
thống cấp nước, cấp khí.
Trung tâm đào tạo thực hành NTTS trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.
13
Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng Công trình trung tâm thực hành nước ngọt
trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
Tư vấn chuyển giao công nghệ nuôi cá Rô phi.
Chủ trì dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chép V1 theo chương
trình khuyến ngư.
Chủ trì dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá Rô phi đơn tính đực theo
chương trình khuyến ngư.
Chủ trì dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cá Chày mắt đỏ.
Chủ trì dự án sản xuất giống Tôm hùm nước ngọt.

Chủ trì dự án sản xuất Tôm hùm nước ngọt thương phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sản xuất giống cá chép V1 (Cprinus carpio Linneaus, 1785).
II. Phương pháp thu thập số liệu
1. Phương pháp trực tiếp
Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong quy trình sản xuất giống cá chép V1.
2. Phương pháp gián tiếp
Quan sát, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên trong trung tâm.
Thu thập số liệu qua thực tế sản xuất tại cơ sở.
Tham khảo các tài liệu có liên quan.
Từ những kiển thức được trang bị trong nhà trường.
14
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
- Các khâu trong quá trình sản xuất giống cá chép V1:
Tuyển chọn cá bố mẹ và nuôi vỗ.
Cho cá đẻ.
Thụ tinh và khử dính cho trứng.
Ấp trứng.
Ương cá bột lên hương.
I. Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
1. Tuyển chọn cá bố mẹ
Chọn cá bố mẹ có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh , không dị hình, không có biểu
hiện mắc bệnh.
Cá đực từ 0,8 kg/cá thể trở lên, cá cái từ 1,0 kg/cá thể trở lên.
2. Nuôi vỗ
Cá đực và cá cái được nuôi riêng ở các ao khác nhau với mật độ 1 kg/4 - 5m².
- Kéo dài khoảng 5 tháng, chia làm hai giai đoạn: Nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ
thành thục.
Nuôi vỗ tích cực: Bắt đầu từ tháng 9 – 10 năm sau, lượng thức ăn hàng ngày
chiếm từ 1 – 3% khối lượng cá ( thức ăn tinh nên đảm bảo tỷ lệ đạm chiếm

khoảng 20 – 30%), kết hợp cho ăn thêm mần thóc, cũng có thể nuôi hoàn toàn
bằng mần thóc với lượng cho ăn hằng ngày bằng 5% khối lượng cá. Phân
chuồng bón hàng tuần với lượng: 20 – 30kg/100m²ao.
Nuôi vỗ thành thục: Từ tháng 2 đến tháng 12 năm sau, thức ăn tinh chủ yếu là
thóc mần với lượng bằng 1% khối lượng cá.
Chú ý: Trong ao nuôi cá chép không kích thích nước trừ trường hợp ao quá cạn,
vì nếu kích thích nước cá có thể tự đẻ trong ao.
15
II. Cho cá đẻ
1. Dụng cụ
Băng ca giữ cá.
Que thăm trứng.
Cối, chày sứ dùng để nghiền kích dục tố.
Bể composite hình chữ nhật thể tích 2 – 3m³.
Dung dịch nước dứa loãng khoảng 2%.
Bát men sạch và khô.
Lông gia cầm và một số dụng cụ khác.
2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ
Cá cái: Chọn những cá thể khỏe mạnh, bụng to, mền, nếu ngửa cá lên, buồng
trứng xệ sang hai bên, lỗ sinh dục lồi lên và có màu hồng. Lúc này dùng que
thăm trứng để thăm trứng (sử dụng que thăm trứng có chiều dài45cm, dạng ống
dài, một đầu bịt kín và một đầu hở. Dùng que thăm trứng đưa đầu que thăm qua
lỗ sinh dục, xoay nhẹ từ 1/2 đến 1 vòng cho các hạt trứng lọt vào lòng máng của
que thăm trứng. Lấy trứng ngâm trong dung dịch gồm cồn 90º, formon đậm đặc
40% và axit axetic nguyên chất với tỷ lệ 6/3/1,ngâm trong 2 phút nếu thấy có
trên 75% trứng có nhân lệch về phía cực động vật thì có thể tiến hành cho cá đẻ.
16
Hình 1: Thăm trứng cá
Chọn cá đực: Chọn những con khỏe mạnh, không xây xát. Vuốt nhẹ hai bên
bụng gần hậu môn nếu có sẹ màu tráng sữa chảy ra là được.

Tỷ lệ đực : cái là 1:1 hay 3:2
Chú ý: Trước khi cho cá đẻ rất hạn chế tiếp xúc lâu với cá bố mẹ để tránh stress
cho cá.
Sau khi bắt cá về phải cân cá bố mẹ để xác định lượng thuốc tổng số cần dùng,
sau đó cần đánh dấu từng con để tránh nhầm lẫn trong quá trình tiêm bằng cách
cắt vây đuôi, vây ngực, vây bụng…Cá đực và cá cái được thả riêng trong các bể
có dung tích nước 0.5-1m
3
, độ sâu của bể từ 70-80cm để dễ dàng thao tác bắt cá
và bể phải được che bằng lưới để cá khỏi nhảy ra ngoài khi có nước chảy nhẹ.
3. Tiêm kích dục tố
Kích dục tố dùng để tiêm cho cá chép đẻ là Luteotropin Releasing Hormoned
Analog (LRH-A)và Motinium (DOM).
DOM dùng ở dạng viên, LRH-A dùng dưới dạng ống.Do đó ta có thể dùng
phương pháp quay ly tâm (hoặc để lắng) sau khi nghiền DOM với nước khoảng
17
15 phút, chắt lấy phần nước và loại bỏ các chất phụ gia(bã), rồi mới pha thuốc
LRH-A lượng vừa đủ để khi tiêm đỡ bị tắc kim. Khi pha thuốc tiêm nên tính
toán để mỗi con, mỗi lần tiêm không quá 2ml dung dịch thuốc.
Hình 1: Kích dục tố DOM Hình 2: Kích dục tố LRH-A
3.1. Liều lượng kích dục tố:
Một ống thốc chứa 0,2mg LRH-A được dùng kèm với 4 -5 viên DOM sử dụng
tiêm cho 4,5 – 5kg cá cái.
3.2. Cách tiêm
Đặt cá nằm trong băng ca chìm dưới nước, lật ngửa cá và tiêm vào xoang gốc
vây ngực, kim tiêm tạo thành một góc 45º so với thân cá, độ sâu kim tiêm từ 0,5
- 1cm (tùy theo cá to hay nhỏ), tránh tiêm vào cơ của vây sẽ làm thối vây.
Đầu vụ,cá cái nên tiêm 2 lần. Lần đầu tiêm 1/4 đến 1/5 lượng kích dục tố. Lần
sau tiêm lượng kích dục tố còn lại. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm phụ thuộc vào
nhiệt độ, mùa vụ (mùa xuân, nhiệt độ thấp thời gian hiệu ứng thuốc dài hơn mùa

hè). Nếu nhiệt độ thấp 17-19
0
C, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8-9giờ, nhiệt độ
cao hơn: 20
0
C, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 5 -6 giờ. Cá đực chỉ tiêm 1 lần
trước lần tiêm thứ 2 của cá cái , từ giữa vụ đến cuối vụ , cá cái chỉ có thể tiêm 1
lần. Nếu nhiệt độ nước trung bình là 22
0
C thì sau khi tiêm lần 2 từ 6-8 tiếng cá
cái sẽ rụng trứng . Tùy thời gian được chọn thu sản phẩm sinh dục vào lúc nào
mà quyết định thời gian tiêm đợt 1 và đợt 2 cho thích hợp.
18
Khi rút kim tiêm ra thì phải rút từ từ, tránh để thuốc trào ra theo mũi kim gây
lãng phí thuốc và hiệu quả của thuốc không cao.
Hình 3: Tiêm kích dục tố cho cá.
Bảng 1 : Liều lượng kích dục tố cho cá chép sinh sản( 15 cá cái, 20 cá đực)
Nhiệt độ
nước lúc cá
đẻ
Tổng khối lượng cá
cho đẻ (kg)
LRH-A DOM
Thời gian hiệu
ứng (giờ)
♀ ♂ ♀ ♂ ♀ ♂
21
o
C 70.3 50.8
Lần1:

4
Lần2:
12
4
Lần1:
28
Lần2:
60
20 6
19
Sau khi tiêm lần 2 khoảng 5 giờ, phải luôn quan sát bể cá cái, thấy cá quẫy
nhiều hơn, có khi thấy 1 số trứng bám vào thành bể hay lưới che bể thì phải
kiểm tra từng con một , ấn nhẹ phía trên vây bụng cá thấy dòng trứng chảy đều,
đặc, sánh thì tiến hành vuốt trứng.
3.3 Thu trúng và sẹ.
Khi cá có hiện tương rụng trứng thì ta tiến hành vuốt trứng.
Cách vuốt trứng: Sau khi bắt cá ra khỏi bể ta dùng băng ca bọc lấy thân cá, đầu
cá hướng về phía người bắt cá, một bàn tay đỡ đầu, tay kia đỡ khấu đuôi cá và
lấy ngón tay cái bịt lỗ niệu sinh dục để tránh cá quẫy làm trứng phun ra ngoài.
Một người dùng vải màn thấm khô nước ở bụng , ở đuôi, lỗ sinh dục của cá,
người ôm cá nghiêng cá , mở ngón tay ở lỗ niệu sinh dục để trứng chảy vào bát
men to (bát men phải được làm khô hoàn toàn trước khi vuốt trứng vào). Mỗi
bát chỉ nên chứa khoảng 200-300g trứng để thuận tiện cho việc thụ tinh. Có thể
vuốt trứng của 1-2 con cùng 1 lúc. Sau khi thu trứng cần nhanh chóng vuốt sẹ
vào bát đựng trứng. trứng của mỗi con cái cần phải được thụ tinh cuarits nhất 2
– 3 con đực.
Chú ý: trong khi vuốt sẹ vào bát trứng thì người cầm bát phải nhẹ nhàng xoay
tròn bát trứng sao cho sẹ được trải đều trên bát trứng.
20
Hình 4: Vuốt sẹ

Hình 5: Vuốt trứng
21
III. Thụ tinh và khử dính cho trứng
1. Thụ tinh
Dùng đầu mềm của lông gia cầm nhẹ nhàng khuấy đều sẹ và trứng, đồng thời
cho một ít nước vào bát để kích thích tinh trùng hoạt động.
2. Khử dính cho trứng
Hình 6: Xay dứa tạo dung dịch khử dính cho trứng cá
22
Dùng quả dứa xanh, tươi, gọt sạch vỏ, bỏ cuống và mắt dứa. Sau đó cắt lát rồi ép
lấy nước (có thể dùng máy xay sinh tố), sau đó lọc qua mỏng để bỏ bã dứa.Từ
dung dịch này, ta pha thêm nước sạch tới nồng độ cần dùng.Trong thực tế, ta
thường pha thành dung dịch từ 1,5 đến 2,5% tùy theo nhiệt độ nước (nhiệt độ
nước cao thì nước dứa được pha ở nồng độ thấp). Nhiệt độ nước dưới 25
0
C thì
pha loãng tới nồng độ 3-4% , nhiệt độ nước trên 25
0
C thì pha loãng tới nồng độ
2-3%. Tỷ lệ thể tích của nước dứa đã pha loãng và thể tích trứng xử lý là 3/1.
Lúc đầu đổ nước dứa vào khoảng 2/3 bát trứng đã được thụ tinh, dùng lông gia
cầm tiếp tục khuấy đều tay để trứng tách rời nhau, chắt bỏ bớt dung dịch ở bát trứng
và cho thêm dung dịch khử dính mới vào, tiếp tục khuấy đều. Sau khoảng 25 – 30
phút lấy trứng cho vào bát nước sạch kiểm tra độ dính của các hạt trứng. Nếu còn
nhiều hạt trứng vón cục với nhau thì ta tiếp tục them nước dứa để khử dính cho
trứng. Nếu các hạt trứng đã tách rời nhau thì ta dùng nước sạch rửa trứng nhiều lần
cho tới khi sạch vẩn nhớt,tạp chất mới mang váo ấp trong bình vây.
IV. Ấp trứng
1. Dụng cụ ấp tứng
23

Đối với trứng cá chép thì thường dùng bình vây (Weis) để ấp trứng.
Tại trung tâm sử dụng bình vây có thể tích là 200lít.
Hinh 7: Bình vây ấp trứng cá
24
Bình vây thường được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt để dễ quan sát.
Hình dáng như hình trụ tròn xoay, một đầu hở, một đầu dạng hình phễu. Phía
đầu hở ở trên, phía hình phễu ở dưới, nước cấp được chảy từ dưới lên, qua vành
lưới lọc xunng quanh bình (giữ trứng lại cho nước qua). Trứng trong bình được
vận động đối lưu, phía dưới bình nơi có ống dẫn nước, có một khóa van để điều
tiết lưu tốc nước.
2- Ưu diểm của bình vây:
Ấp được khối lượng lớn trứng trong một lần.
Trứng được đảo đều hơn.
Dễ dangl loại bỏ được trứng hỏng, mùn bã ra khỏi bình ấp.
Quan sát được quá trình ấp nở của trứng.
3. Kỹ thuật ấp trứng
Ấp trứng cá trong bình vây, mật độ trung bình từ 10000-12000trứng/lít nước.
Tốc độ nước chảy trong bình bảo đảm trứng được đảo đều đặn, liên tục, không
bị khê đọng, cũng không quá mạnh làm tung trứng lên mạng gây bí mạng làm
trứng hoặc cá tràn ra ngoài . Luôn vệ sinh mạng tràn cho nước thong thoáng.
Nhiệt độ nước 22-24
0
C, sau 30 giờ cá bắt đầu nở và từ 8-10 giờ sau cá mới nở
hết. Lúc cá đang nở phải đảm bảo lưu tốc nước đẩy được cá lên, đảo đều đặn
không bị lắng đọng làm cá bị chết ngạt. Sau 2-3 ngày nở, cá bột có khả năng bơi
ngang trên mặt nước trong bình vây thành mảng dầy. Đề phòng thiếu oxi, ta
dùng bát và chậu múc cá bột sang giai có nước chảy nhẹ liên tục và cho ăn bằng
lồng đỏ trứng gà đã luộc chín kỹ . Từ 4-6h cho cá ăn 1 lần(1 lòng đỏ trứng
gà/30-40 vạn cá bột/lần). Cá bột nuôi trong giai 2-3 ngày,chuyển ra ao ương.
25

×