SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT
THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong quá trình giảng dạy học sinh ở các lớp tiểu học, nhiệm vụ
của người giáo viên là phải cung cấp, truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ
bản, cần thiết. Riêng lớp Một là đối tượng cần được quan tâm và chú ý nhất. Bỡi vì
khi vào học, đa số các em chỉ biết nói chứ khơng biết đọc, biết viết. Nên khi dạy
cho đối tượng nầy giáo viên cần xác định là phải dạy cái gì? Dạy như thế nào? Để
hết lớp Một các em đọc đúng chính âm, dọc đúng từ, câu, đoạn văn đoạn thơ và đọc
được cả bài văn, bài thơ.
- Xuất phát từ định hướng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy
đồng thời coi trọng cả 4 kĩ năng của mơn Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết ). Dựa
vào hai định hướng trên, giáo viên khối Một chúng tôi nghiên cứu và chú trọng hơn
ở 2 kĩ năng đọc và viết. Trong hai kĩ năng trên giáo viên khối Một đặc biệt quan tâm
ở kĩ năng đọc nhiều hơn. Vì sao? Vì các em có đọc đúng, chính âm, chính xác thì
mới viết đúng. Do đó, người thầy với vai trò là người cung cấp kiến thức chuyển
sang người tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và tiếp thu kiến thức cơ bản.
Trong đó việc dạy học sinh tập đọc là vấn đề chủ yếu, tạo sự chuyển biến mới cho
phù hợp với nội dung, chương trình và sách giáo khoa lớp Một . nhằm trang bị cho
học sinh vốn kiến thức Tiếng Việt đa dạng, phong phú làm hành trang cho các bậc
học cao hơn.
- Tuy nhiên trong giảng dạy vẫn còn một số bất cập giữa giáo viên
và học sinh cho nên hiện nay đến hết lớp Một vẫn còn một số học sinh đọc rất chậm,
muốn đọc phải đánh vần trước rồi mới đọc và đọc cịn sai về cáh phát âm, ngừng
nghĩ khơng đúng chỗ, thậm chí vẫn cịn một vài trường hợp khi học xong một bài
Tập đọc mà các em vẫn chưa đọc được…..Đây chính là vấn đề lo lắng nhất của đội
ngũ giáo viên khối Một. Vì vậy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và để giúp
các em đọc được tốt hơn. Hôm nay tổ khối Một chọn chuyên đề “ Rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp Một thông qua phân môn Tập đọc”.
II. THỰC TRANG HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 2:
- Qua nghiên cứu và giảng dạy chúng tôi thấy đa số học sinh còn một số
hạn chế sau:
+ Phát âm chưa được chuẩn.
+ Đọc còn đánh vần, đọc chậm.
+ Vào lớp còn thiếu tập trung vào bài học.
+ Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Một số học sinh khơng thích học ,ảnh hưởng do hồn cảnh gia đình
thiếu sự quan tâm chăm sóc.
+ Đọc nhưng khơng hiểu nội dung bài.
+ Khả năng nhận thức còn chênh lệch khá rõ rệt.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Đặc điểm của HS lớp Một là trực quan sinh động sẽ dễ dàng đi sâu vào trí
nhớ của các em hơn; nên sách giáo khoa ở phần Học vần, cứ mỗi bài là 2 âm vần
mới gần giống nhau và có tranh minh họa cho từ có vần các em đang học. Điều nầy
phù hợp với lứa tuổi HS; vừa có tác dụng mở rộng hiểu biết cho các em, vừa tạo sự
hứng thú trong học tập. Tuy nhiên sang phần Tập đọc, nội dung chương trình có
phần thay đổi; vì đây là phần luyện tập tổng hợp. Nhiệm vụ của GV là dạy HS luyện
đọc thành tiếng và đọc hiểu. Bên cạnh đó cịn kết hợp ơn luyện âm vần, đồng thời
học mới một số vần chưa học ở phần 1 và phát triển vốn từ, luyện nói thể hiện trong
sách giáo khoa.
- Qua nghiên cứu nội dung chương trình ở phần Tập đọc, mỗi tuần có 3 bài
đọc, mỗi bài được dạy trong 2 tiết. Nội dung bài học gồm 2 phần: phần văn bản và
phần hướng dẫn đọc.
- Các văn bản ược tuyển chọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS lớp Một, thú
vị, bổ ích vàgần gũi với bản tính hồn nhiên, tươi tắn của trẻ. Nhờ tiếp xúc với một
thế giới mới qua sách, giúp cho sự hiểu biết của trẻ nâng cao hơn về tình cảm, phát
triển trí thơng minh, cởi mở và tự tin hơn.
- Các văn bản được chọn lọc và đưa vào nội dung chương trình khá đa dạng
và phong phú, có tính khoa học và nghệ thuật cao. Trong đó, dân bản nghệ thuật
chiếm 70%; nhằm đảm bảo mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển khả
năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giáo dục đạo đức cho HS.
Cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em đang sống. Giúp các
em đọc tốt các kiểu văn bản, mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên, và học cách
giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Ngồi các văn bản văn xi cịn xen kẻ với văn vần chiếm tỉ lệ 60% đảm bảo
cho sự phát triển trí tuệ có phân tích và tư duy lôgic của trẻ. Các văn bản được
chọng thường là những trích đoạn trọn vẹn, được xếp theo trật tự từ ngắn đến dài, từ
đơn giản đến phức tạp, độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối dao động khoảng 50 đến
100 từ.
- Ngồi các văn bản khoa học và nhật dụng còn một số văn bản mang tính hài
hước gây hứng thú cho trẻ khi đọc. Từ đó giúp trẻ sớm phát triển tính hài hước của
mình; ví dụ: Bài “ Vì bây giờ mẹ mới về”. Khi đọc bài nầy giúp các em hứng thú
luyện đọc phân vai ở các bài tập đọc sau.
Ơû học kì II sau tuần lễ 24, khi dạy phân mơn Tập đọc, giáo viên phải rèn cả 4 kĩ
năng : nghe, nói, đọc, viết. Song để HS đọc thơng viết thạo GV phải tập trung rèn 2
kĩ năng đọc và viết. Trong 2 kĩ năng đó, kĩ năng đọc lại được chú trọng nhiều hơn,
vì đây là giai đoạn quan trọng từ đánh vần chuyển sang đọc trơn từ – câu – đoạn và
cả văn bản; đây củng là bước ngoặc được mở ra để các em nhanh chóng đạt được
yêu cầu cơ bản: học tốt, đọc tốt.
II. NỘI DUNG GIẢNG DẠY:
- Trong thực tế cho thấy, khi lên lớp giảng dạy giáo viên đều có sự chuẩn bị
trước; từ khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học đến kế hoạch bài học. Cách chuẩn bị bài
phù hợp với đặc điểm lao động của người GV; đây là điều kiện, là cơ sở để GV chủ
động linh hoạt khi tổ chức dạy cho HS đọc văn bản.
- Để HS có hứng thú trong học tập ở phân môn Tập đọc, mỡi GV cần nghiên
cứu kĩ mục tiêu, nội dung, yêu cầu của bài đọc, có định hướng trước nên đọc từ nào
và câu văn nào, đọc ngắt nghỉ ra sao, lấy hơi ngắn hay dài, từ nào cần nhấn
giọng…..
- Khi luyện đọc GV cần rèn cho HS đọc các từ ngữ khó đọc, khó phát âm; cho
hS phân tích lại âm vần theo thứ tự từ dễ đến khó để củng cố lại kiến thức đã học ở
phần học vần. Phát âm đúng, chuẩn xác các âm, vần, tiến, từ; dần dần yêu cầu các
em đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, rồi cả văn bản văn xuôi hay khổ thơ.
- Khi luyện đọc câu, đoạn, cả bài; giáo viên cần chú ý đến chỗ ngắt nghỉ nhịp
hoặc nhấn giọng các từ có tính động để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho các em làm
tiền đề để các em dọc đúng nhịp, đọc tốt ở các bài đọc sau.
- Khi luyện đọc, GV có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau: Đọc cá
nhân, bàn, dãy bàn, nhóm, lớp, đọc nối tiếp, đọc đồng thanh …..
III. QUY TRÌNH DẠY MỘT BÀI TẬP ĐỌC:
* Một bài tập đọc được dạy trong 2 tiết: yêu cầu HS đọc trơn bài, ơn luyện
vần, tìm hiểu nội dung bài và luyện nói.
µ Tiết 1:
1) Ổn định:
2) Kiểm bài cũ: HS đọc một đoạn hoặc cả bài văn ( thơ )kết hợp trả lời câu
hỏi.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Dùng tranh, giới thiệu bằng lời, hoặc trực tiếp ).
b) Hướng dẫn HS đọc:
- GV đọc mẫu ( diễn cảm ).
- Hướng dẫn HS đọc tiếng, từ khó phát âm dễ lẫn có ( kí hiệu T ) ở
sách giáo khoa, kết hợp với phân tích tiếng.
Ví dụ: Khi dạy bài “” Mưu chú sẻ” có những từ ngữ mà GV cần rèn
cho HS đọc có âm, vần dễ lẫn như: nén sợ, lễ phép, vuốt râu, xoa mép, vụt bay đi,
muộn …..
- Giảng nghĩa từ:
- Hướng dẫn HS đọc câu, đoạn, cả bài:
* Nghỉ giữa tiết
c) Ơn luyện cặp vần có trong bài hoặc ngồi bài để củng cố kiến thức
hoặc tìm hiểu thêm vần chưa học ở học kì I.
4) Củng cố:
- Tìm tiếng có vần vừa học.
5) Nhận xét tiết.
Nghỉ chuyển tiết ( 10 / )
Tóm lại: Ở tiết 1 GV có nhiệm vụ giúp HS đọc trơn tiếng, từ ngữ, câu, đoạn và cả
bài theo từng bước từ dễ đến khó. Đối với HS khá giỏi GV hướng dẫn cho HS đơc
lưu lót trơi chảy đoạn văn, thơ, bài văn, thơ.
µ Tiết 2
Ở tiết nầy, GV tiếp tục luyện đọc cho HS kết hợp với nhiệm vụ giúp HS
nhớ và hiểu nội dung bài học đồng thời trả lời các câu hỏi, trong quá trình hướng
dẫn cho HS luyện nói theo nội dung tranh có liên quan đến bài học. GV thực hiện
với nhiều thao tác tư duy, đây là sự khởi đầu nhận thức của các em, GV khơng nên
nơn nóng khi các em chưa kịp nhớ nội dung đã phải phân tích – tổng hợp – khái
quát hóa… các yếu tố trong bài để tìm ra ý nghĩa của bài.
Luyện đọc hiểu kết hợp chặt chẽ với luyện đọc nhiều lần văn bản, hay nói cách
khác trước khi hỏi về nội dung một câu, một đoạn văn ( thơ ) trong bài GV yêu cầu
các em đọc đi đoc lại câu văn, đoạn văn ( thơ )giúp cho tư duy các em mau chóng
nắm bắt kiến thức, hiểu được nội dung bài học.
Đối với HS yếu kém, GV nên dành thời gian cho phần luyện đọc, phần hỏi về nội
dung bài có thể thu lại hoặc lược bớt câu hỏi.
Sau bước tìm hiểu bài, GV yêu cầu HS đọc lại bài với yêu cầu cao hơn: Đọc đúng,
đọc chuẩn, đọc diễn cảm, đọc hay bai văn, bài thơ với nhiều hình thức thi đọc.
Riêng đối với HS lớp Một đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc, mà các em
chỉ có thể đọc được, đọc đúng,đọc chuẩn.
Đối với bài tập đọc là bài thơ thường có yêu cầu học thuộc lịng, nên GV có thể
hướng dẫn HS đọc thuộc tại lớp một đoạn hoặc cả bài với nhiều hình thức: thi đua,
nối tiếp, cá nhân, nhóm…để các em dễ dàng khắc sâu kiến thức đối với những em
có trí nhớ tốt.
Phần luyện nói được đưa vào sau phần tìm hiểu bài nhằm phát triển ngôn ngữ của
HS. Rèn cho các em sớm có tính cách mạnh dạn, tự tin, cởi mở, điều này rất quan
trọng GV phải biết cách khơi gợi lên những hình ảnh gần gũi, gắn bó với chủ đề
luyện nói nhằm kích thích tính năng động , hứng thú bộc lộ cảm xúc ý nghĩ các em
qua những câu nói đơn giãn, mộc mạc từ dễ đến khó, đơn giãn đến phức tạp, dựa
vào các tranh ảnh ở SGK hoặc sưu tằm. GV tổ chức cho HS nói bằng nhiều hình
thức: nói theo cặp, nhóm, trước lớp. Từ đó giúp các em suy nghĩ ra những câu hỏi,
câu trả lời hồn nhiên và độc đáo.
QUI TRÌNH DẠY TIẾT 2
1) Kiểm tra kiến thức của tiết 1: GV có thể gọi HS đọc lại đoạn văn, đoạn thơ.
2) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HSđọc câu hỏi ở SGK.
-Gọi HS đọc đoạn văn ( thơ) có liên quan đến câu hỏi và trả lời câu hỏi.
-Tổ chức cho HS thi đọc bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, đọc phân vai,
đọc nối tiếp.
NGHĨ GIỮA TIẾT
3) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu luyện nói.
- HS nói câu mẫu.
- HS tập nói theo cặp, hoặc nói trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên nói trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
4 ) Củng cố:
- Hỏi lại nội dung bài.
- HS đọc lại bài.
- Cả lớp đồng thanh.
5 ) Nhận xét, dặn dò. Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
. Qua thời gian giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm khi dạy phân môn tập đọc
cho HS lớp một như sau:
-Tiếng Việt là phương tiện giúp HS học tốt các môn học khác, vì vậy GV cần quan
tâm hướng dẫn các em học tốt môn học này. Đặc biệt là GV chú ý đến sự phát triển
tâm sinh lý của các em, ở tuổi mới vào lớp một các em thích chơi nhiều hơn học,
mỗi khi vào học các em thường có biểu hiện thiếu tập trung cho nhu cầu học tập. Do
đó trong mỗi tiết học GV nên thay đổi hình thức tổ chức học tập sau cho sinh động,
nhẹ nhàng , thoải mái để gây hứng thú và tạo sự chú ý cho các em.
-GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cho các em giúp các em
chiếm lĩnh tri thức bằng sự nổ lực phấn đấu của mình, trên cơ sở tích cực chủ động
sáng tạo nhạy bén tiếp thu kiến thức mớiGV không làm thay cho HS mà giúp các
em động não suy nghĩ đối với HS khá giỏi. Riêng đối với HS yếu hoặc có khiếm
khuyết trong cách phát âm, GV khơng nên nóng vội đặt yêu cầu quá cao mà phải
giúp các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó,mặc khác, GV cần phát huy khen
thưởng kịp thời những tiến bộ của các em dù là rất nhỏ để tạo niềm tin vững chắc
mà phấn đấu vươn lên.
- GV cần quan tâm nhiều ở phần luyện đọc( vần, tiếng, từ, câu )mỗi HS điều được
đọc.)
-Tổ chức lớp học thật sự đồn kết, thống nhất giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, thầy sẳn sàng chia sẻ với trò
những bức xúc, khó khăn trong học tập. Trị mạnh dạn trao đổi thơng tin với thầy có
như vậy thì hiệu quả dạy và học không ngừng nâng cao.
Người thực hiện
Trần Thị Thanh Nguyên
Sáng kiến kinh nghiệm 2007 - 2008
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRÌNH
TRÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển về mọi mặt đặc biệt là nền
văn hóa giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn. Vì vậy thực hiện cơng tác
phổ cặp tiểu học đúng độ tuổi là vị trí hàng đầu không thể xem nhẹ. Đâylà một trong
những nhiệm vụ quan trọng cơ bản của những người làm công tác giáo dục đặc biệt
là GV trực tiếp giảng dạy. Trong q trình giảng dạy, GV ln tìm ra những phương
pháp phù hợp tâm lý của HS yếu nhằm giúp các em học tập khơng chán mà có ý
thức vươn lên, có như vậy mới hạn chế được tỉ lệ HS lưu ban ngồi nhằm lớp.
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trên tôi mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp nhằm khắc phục tình trạng HS yếu kém Một mà bản thân tơi áp dụng có
hiệu quả trong năm học vừa qua và đây cũng là đề tài tôi nghiên cứu và tiếp tục áp
dụng cho những năm tới. Tơi mong được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp
và các cấp lãnh đạo ngành để đề tài hồn chỉnh và thực hiện tốt hơn.
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH:
Trường tiểu học An Hòa Tây 2 là một trong hai trường TH thuộc xã An
Hòa Tây. Trường có 2 điểm, trong đó có một điểm vùng sâu thuộc ( Giồng Đình ).
Đời sống nhân dân rất đa dạng, nhân dân sống bằng nhiều ngành nghề
như: làm ruộng, làm giồng, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản…. đặc biệt có một số gia
đình khơng có nghề nghiệp, chun đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Mặc khác,
có một số gia đình phải đi làm ăn xa, giao con cho ơng bà hoặc người thân chăm
sóc, do đó các em chịu thiếu thốn về mọi mặt, không được sự chú ý theo dõi dẫn đến
trình trạng học tập sa sút, lêu lỏng ham chơi dần dần các em lười biếng kiến thức
hỏng hạn chế kĩ năng, cuối cùng đưa đến trình trạng bỏ học.
Một số vào lớp Một chưa qua mẫu giáo nên khả năng tiếp thu bài và
hình thành thao tác, kĩ năng rất chậm, khả năng tư duy yếu, đơi lúc cịn thụ động
chưa mạnh dạn đưa tay phát biểu xây dựng bài, chưa có phương pháp tự học tốt.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU
KÉM:
1) Về phía giáo viên:
- Trong giảng dạy cịn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức
đến đối tượng HS yếu kém, chưa theo dõi kịp thời những biểu hiện nhút nhát của
HS. Tốc độ dạy kiến thức mới quá nhanh và thời gian tổ chức cho HS thực hành
quá ít làm cho HS nhận thức không kịp.
- Sợ dạy khơng kịp chương trình bất kể bài dài hay ngắn, khó hay dễ,
cứ dạy theo số tiết đã được phân bố theo phân phối chương trình, mặc cho HS hiểu
hay không hiểu GV vẫn thực hiện cho đủ số tiết qui định để khỏi bị góp ý phê bình,
vì vậy HS chậm phát triển không nắm được kiến thức, lơ là rèn luyện kĩ năng.
- Chưa có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu cụ thể cho từng nhóm đối
tượng, thực hiện phụ đạo cịn chung chung.
2) Về phía phụ huynh:
- Do điều kiện hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn hoặc gia đình bị
rạn nức, bao nhiêu buồn phiền đổ trút về phía các em, thậm chí có những hành vi
đánh đập, chữi mắng làm cho các em thiếu tự tin, từ đó dẫn đến hậu quả học tập yếu
kém.
-Một số phụ huynh tuy có quan tâm nhưng quan tâm chưa đúng mức,
sợ con đến lớp làm bài điểm không cao hoặc không làm bài được đã tự ý làm bài
thay cho con trước ở nhà.
-Ngồi ra vẫn còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc
học của con mình, chưa tạo điều kiện để các em đến lớp học tập vui vẻ, có những
em chưa có dụng cụ học tập hoặc có dụng cụ học tập nhưng khơng đầy đủ, từ đó
làm cho các em mặc cảm có chiều hướng chểnh mảng đến lớp. Mặc khác có những
phụ huynh khốn trắng cho nhà trường.
3) Về phía nhà trường:
-Hiện nay các phòng học nhà trường đã khang trang nhưng bàn ghế
học sinh đã bị xuống cấp nặng và không đúng qui cách nên ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng chữ viết của học sinh.
-Các văn bản hướng dẫn về chuyên môn và tài liệu tham khảo hiện
nay chỉ dành cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa có tài liệu nào đề cập đến việc
phụ đạo học sinh yếu.
4) Về phía học sinh:
-Mới vào lớp Một các em chưa quen nội qui trường học, lớp học,
chưa quen thầy cơ giáo mới, thích chơi nhiều hơn học, vì vậy các em ít chú trọng
đến việc học, bản tính nhút nhát, sợ sệt không dám phát biểu, đồng thời chưa có
phương pháp học tập tốt, thặm chí có những em nghỉ học hai, ba ngày nhưng phụ
huynh vẫn đồng ý xem như khơng có việc gì.
- Một số HS do ăn uống không đủ chất cơ thể không phát triển, sức
khỏe yếu, thường xuyên bệnh tật cũng làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Do học ở lớp về nhà không xem lại bài, khi đến lớp quên kiến thức
cũ vì vậy việc nắm bắt kiến thức mới gặp khó khăn dần dần các em bị hỏng kiến
thức nẩy sinh chán học, bỏ học.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
-Để thực hiện việc phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả tốt, trước hết GV
phải nắm vững tâm lí phát triển của các em, đồng thời các kiến thức mà các em chưa
hiểu để lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải có trình độ chun mơn nhứt định, nắm vững kiến thức của từng
bài học, kiên trì , chịu khó tìm hiểu ngun nhân dẫn đến trình trạng học yếu của
HS.
- Có thái độ gần gũi HS, kiên trì, chịu khó thể hiện tình cảm như người
mẹ, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú học tập.
-Phân chia HS thành nhiều nhóm khác nhau, lập kế hoạch phụ đạo cụ thể
cho từng nhóm.
Ví dụ: + Nhóm HS đã qua lớp mẫu giáo.
+ Nhóm HS chưa qua lớp mẫu giáo.
+ Nhóm HS có sự quan tâm của gia đình.
+ Nhóm HS thích hoạt động.
+ Nhóm HS thụ động.
+ Nhóm HS có sức khỏe yếu….
Trên cơ sở phân chia nhóm giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với từng nhóm đối tượng.
- Đối với những HS yếu, kém, khi giảng dạy giáo viên phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra kết quả học tập của các em, tìm hiểu cách suy nghĩ qua bài làm
của các em, khơng nên nơn nóng mà tùy tiện nâng cao yêu cầu bài học vượt quá khả
năng của các em.
- Có kế hoạch phụ đạo HS yếu trong các buổi phụ đạo cụ thể, chủ yếu là
ôn lại kiến thức đã học trên lớp mà các em chưa nắm được, phân tích cụ thể những
sai lầm mà các em mắc phải để các em khắc phục sửa sai.
- Tổ chức cho HS khá giỏi thường xuyên giúp đỡ HS yếu kém với nhiều
hình thức: Học nhóm ở trường , ở nhà, truy bài đầu giờ…
III. KẾT QUẢ:
Thực hiện theo phương chăm “ Tất cả vì đàn em thân yêu ” Tôi đã vận
dụng phương pháp phụ đạo HS yếu đạt kết quả tốt trong năm học 2007 – 2008 như
sau:
*Giữa học kì I:
Xếp loại
Mơn
Tốn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tiếng việt
* Cuối học kì I:
Xếp loại
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Mơn
Giỏi
khá
T. Bình
Yếu
Tốn
Tiếng việt
*Giữa học kì II:
Xếp loại
Mơn
Tốn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tiếng việt
*Cả năm:
Xếp loại
Mơn
Tốn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tiếng việt
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi rút ra được một
số kinh nghiệm về cơng tác khắc phục trình trạng học sinh yếu, kém như sau:
-Mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ cho bản thân, thường xuyên trao dồi phẩm chất đạo
đức, lối sống làm tấm gương sang cho HS noi theo.
- Có tấm lịng vị tha độ lượng, u nghề mến trẻ gần gũi thương yêu chăm
sóc giúp đỡ HS.
-Thường xuyên theo dõi,kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phân tích
tìm hiểu ngun nhân dẫn đến học sinh học yếu để lựa chọn phương pháp phụ đạo
phù hợp và tạo hứng thú học tập cho HS.
- Phân chia HS thành nhiều nhóm đối tượng cụ thể và lựa chọn phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, lưu ý cho HS các kiến thức trọng
tâm của từng bài dạy, hướng dẫn HS làm bài tập cụ thể chú ý phát huy tính tích cực,
chủ động , sáng tạo của HS, có thể đưa thêm một số bài tập cùng thể loại, cùng mức
độ để rèn kĩ năng khắc sâu kiến thức cho HS, GV khơng làm thay.
-Ngồi giờ học chính khóa, GV cần có kế hoạch phụ đạo riêng cho các em học
yếu học trái buổi.
- Tổ chức cho học sinh tham gia học tốt với hình thức: “ đơi bạn cùng tiến ”,
có thể cho các em thi đua giữa các nhóm với nhau để gây sự hứng thú trong học tập
tạo điều kiện để các em phấn đấu vươn lên.
Tranh thủ sự hổ trợ của các cơ quan đồn thể địa phương và thường xuyên liên
hệ với phụ huynh nhằm kết hợp chặt chẽ ba môi trường để giảng dạy và giáo dục đạt
kết quả tốt hơn.
Người thực hiện
Trần Thị Thanh Nguyên