Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Câu hỏi thi trắc nghiệm môn học máy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.4 KB, 20 trang )

Câu hỏi thi trắc nghiệm môn học máy điện
Phần 1 : Máy điện một chiều
Chương 1: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Tại sao vỏ máy điện một chiều không nên dùng vật liệu gang :
a. Vì vật liệu gang giòn, dễ nứt vỡ.
b. Vì vật liệu gang dẫn từ kém.√
c. Vì gang là vật liệu không từ tính.
d. Vì gang có độ bền kém so với thép.
2. Cho biết vật liệu thường sử dụng làm vỏ máy điện một chiều, tại sao:
a. Là gang, vì gang rẻ tiền và dễ đúc.
b. Là thép, vì thép có độ bền cơ học tốt hơn gang.
c. Là gang, vì vỏ máy chỉ để bảo vệ và không cần có từ tính tốt.
d. Là thép đúc hoặc thép tấm uốn lại, vì vỏ máy vừa là gông từ nên cần có từ
tính tốt.√
3. Cực từ máy điện một chiều có thể làm bằng vật liệu :
a. Thép đúc.
b. Thép lá thường ghép lại.
c. Thép lá kĩ thuật điện ghép lại.
d. Cả 3 trường hợp trên.√
4. Phần ứng máy điện một chiều có thể làm bằng vật liệu :
a. Thép đúc.
b. Thép lá thường ghép lại.
c. Thép lá kĩ thuật điện ghép lại.√
d. Cả 3 trường hợp trên.
5. Công suất định mức ghi trên nhãn của máy phát, động cơ một chiều được hiểu là :
a. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là
động cơ.
b. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động
cơ.√
c. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là
động cơ.


d. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động
cơ.
6. Stato của máy điện một chiều gồm các bộ phận chính sau:
a. Vỏ, nắp máy, gông từ, cực từ, cơ cấu chổi than.
b. Cực từ chính, cực từ phụ, gông từ, nắp máy và cơ cấu chổi than √
c. Vỏ, nắp máy, gông từ, cực từ chính, cực từ phụ.
d. Cực từ chính, cực từ phụ, gông từ, nắp máy.
7. Roto của máy điện một chiều gồm các bộ phận chính sau:
a. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, cổ góp, trục máy và quạt gió.√
b. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, vành trượt, trục máy và quạt gió.
c. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, cổ góp, trục máy và chổi than.
d. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, vành trượt, chổi than và trục máy.
8. Nhờ hệ thống cổ góp và chổi than mà :
a. Sức điện động, dòng điện xoay chiều trong dây quấn phần ứng máy phát
điện một chiều được chỉnh lưu thành s đ đ và dòng điện một chiều ở mạch
ngoài.
b. Sức điện động, dòng điện một chiều ở mạch ngoài được biến đổi thành sđđ
và dòng điện xoay chiều trong dây quấn phần ứng động cơ điện một chiều .
c. Chiều của lực điện từ và mô men tác dụng lên rô to là không đổi.
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng.√
Chương 2 : Dây quấn máy điện một chiều
9. Dây quấn phần ứng máy điện một chiều gồm :
a. Dây quấn xếp, dây quấn sóng, dây quấn hỗn hợp.
b. Dây quấn xếp đơn, dây quấn xếp phức tạp.
c. Dây quấn sóng đơn, dây quấn sóng phức tạp.
d. Tất cả các trường hợp trên.√
10.Dây quấn phần ứng máy điện một chiều thường có đặc điểm sau:
a. Các phần tử được nối nối tiếp nhau thông qua phiến góp và tạo thành mạch
vòng kín.
b. Các phần tử được nối với nhau theo một quy luật nhất định.

c. Mỗi phiến góp chỉ nối với 2 đầu dây của 2 phần tử nối nối tiếp.
d. Tất cả các đặc điểm trên.√
11.Một máy điện một chiều có Z = G = 24, 2p = 4, u = 1 quy luật nối dây theo các
bước dây quấn sau: y = y
G
= 1, y
1
= τ = 6, y
2
= 5. Hỏi dây quấn thuộc loại nào?
a. Dây quấn là dây quấn xếp đơn √
b. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp
c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn
d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp
12.Một máy điện một chiều có Z
nt
= G = 19, 2p = 4, quy luật nối dây theo các bước
dây quấn sau: y = y
G
= 9, y
1
= 5, y
2
= 4. Hỏi dây quấn thuộc loại nào?
a. Dây quấn là dây quấn xếp đơn
b. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp
c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn√
d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp
13. Một máy điện một chiều có Z
nt

= G = 23, 2p = 4, quy luật nối dây theo các bước
dây quấn sau: y = y
G
= 2, y
1
= 6, y
2
= 4. Hỏi dây quấn thuộc loại nào?
a. Dây quấn là dây quấn xếp đơn
b. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp√
c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn
d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp
14.Một máy điện một chiều có Z
nt
= G = 18, 2p = 4, quy luật nối dây theo các bước
dây quấn sau: y = y
G
= 8, y
1
= 4, y
2
= 4. Hỏi dây quấn thuộc loại nào?
a. Dây quấn là dây quấn xếp đơn
b. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp
c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn
d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp √
15.Hãy tìm câu sai :
Trong máy điện một chiều số đôi mạch nhánh (a) của dây quấn :
a. Xếp đơn có a = p.
b. Sóng đơn có a = 1.

c. Xếp phức tạp có a = 2p √
d. Sóng phức tạp có a = m
16.Một máy điện một chiều có 4 cực - dây quấn là kiểu xếp đơn, nay đổi cách nối dây
thành dây quấn sóng đơn, các điều kiện khác là không thay đổi . Hỏi điện áp và
dòng điện của máy sau khi thay đổi sẽ như thế nào?
a. Điện áp tăng gấp đôi còn dòng điện giảm đi một nửa.√
b. Điện áp tăng gấp đôi còn dòng điện không đổi vì tiết diện dây không đổi.
c. Dòng điện giảm đi một nửa còn điện áp không đổi vì số vòng dây không
đổi.
d. Dòng điện và điện áp đều không thay đổi.
17.Để sức điện động lấy ra trên đầu cực của máy phát điện một chiều là lớn nhất thì
vị trí của chổi than trên cổ góp phải đặt :
a. Trùng với vị trí trục cực.√
b. Trùng với đường trung tính hình học trên phần ứng.
c. Lệch khỏi vị trí trục cực theo chiều quay của máy phát.
d. Lệch khỏi vị trí trục cực ngược theo chiều quay của máy phát.
18.Một máy điện một chiều có Z
nt
= S = G = 16, 2p = 4, m = 2, kiểu dây quấn xếp sẽ
có bước dây quấn và số đôi mạch nhánh như sau :
a. y = y
G
= ±2, y
1
= 4, y
2
= 2, a = 4.√
b. y = y
G
= ±2, y

1
= 3, y
2
= 2, a = 4.
c. y = y
G
= ±2, y
1
= 5, y
2
= 2, a = 2.
d. y = y
G
= ±2, y
1
= 4, y
2
= 2, a = 2.
19.Một máy điện một chiều có Z
nt
= S = G = 16, 2p = 4, m = 1, kiểu dây quấn xếp sẽ
có bước dây quấn và số đôi mạch nhánh như sau :
a. y = y
G
= ±1, y
1
= 4, y
2
= 2, a = 2.
b. y = y

G
= ±1, y
1
= 4, y
2
= 2, a = 4.
c. y = y
G
= ±1, y
1
= 4, y
2
= 3, a = 2.√
d. y = y
G
= ±2, y
1
= 4, y
2
= 2, a = 2.
20.Sự khác nhau chính giữa dây quấn xếp đơn và xếp phức tạp, sóng đơn và sóng
phức tạp là :
a. Dây quấn xếp đơn có m = 1, a = p; Dây quấn xếp phức tạp có m ≠ 1, a =
2p; Dây quấn sóng đơn có m = 1, a = 1; Dây quấn sóng phức tạp có m ≠ 1,
a = p;
b. Dây quấn xếp đơn có m = 1, a = p; Dây quấn xếp phức tạp có m ≠ 1, a =
mp; Dây quấn sóng đơn có m = 1, a = 1; Dây quấn sóng phức tạp có m ≠ 1,
a = p;
c. Dây quấn xếp đơn có m = 1, a = p; Dây quấn xếp phức tạp có m ≠ 1, a =
mp; Dây quấn sóng đơn có m = 1, a = 1; Dây quấn sóng phức tạp có m ≠ 1,

a = m;√
d. Dây quấn xếp đơn có m = 1, a = p; Dây quấn xếp phức tạp có m ≠ 1, a =
2p; Dây quấn sóng đơn có m = 1, a = 1; Dây quấn sóng phức tạp có m ≠ 1,
a = m;
21.Dây cân bằng điện thế trong máy điện một chiều được nối như sau:
a. DCB loại 1 nối các điểm đẳng thế giữa các mạch nhánh của một dây quấn
đơn; DCB loại 2 nối các điểm đẳng thế giữa các dây quấn đơn với nhau;√
b. DCB loại 1 nối các điểm đẳng thế trong một mạch nhánh của một dây quấn
đơn; DCB loại 2 nối các điểm đẳng thế giữa các mạch nhánh của dây quấn
đơn với nhau;
c. DCB loại 1 nối các điểm đẳng thế giữa các dây quấn đơn; DCB loại 2 nối
các điểm đẳng thế giữa các mạch nhánh của một dây quấn đơn với nhau;
22.Dây cân bằng điện thế loại 1 trong máy điện một chiều có tác dụng :
a. Làm cân bằng điện thế giữa các mạch nhánh của một dây quấn đơn.
b. Làm mất đi những ảnh hưởng do sự không đối xứng của mạch từ.
c. Làm phân bố đều dòng điện trên các chổi than
d. Tất cả các tác dụng trên.√
23.Dây cân bằng điện thế loại 2 trong máy điện một chiều có tác dụng:
a. Làm cân bằng điện thế giữa các mạch nhánh của một dây quấn đơn.
b. Làm cân bằng điện thế giữa các phiến góp kề nhau.
c. Làm mất đi sự phân bố không đều điện áp trên các phiến góp kề nhau.
d. Tất cả các tác dụng trên.√
24.Trong máy điện một chiều số dây cân bằng điện thế được nối là:
a. Tất cả số dây cân bằng.
b. Một nửa trong tổng số dây cân bằng điện thế.
c. Khoảng 1/3 trong tổng số dây cân bằng điện thế.√
d. Chỉ có một dây cân bằng điện thế.
Chương 3 : Các quan hệ điện từ trong máy điện một chiều
25.Biểu thức sức điện động cảm ứng trong dây quấn máy điện một chiều là :
a.

n
a
PN
E
60
φ
=
√ b.
n
PN
E
60
φ
=
c.
v
a
PN
E
60
φ
=
d.
n
a
PN
E
2
φ
π

=
Trong đó E(V), Φ(Wb), n(vg/ph), v(m/s)
26.Biểu thức mô men điện từ của máy điện một chiều là :
a.
u
I
a
PN
M
60
φ
=
√ b.
n
a
PN
M
.2
φ
π
=
c.
u
I
a
PN
M
.2
φ
π

=
d.
u
I
a
PN
M
2
φ
=
Trong đó M(Nm), Φ(Wb), I
u
(A), n(vg/ph)
27.Chiều của sức điện động và mô men điện từ sinh ra trong động cơ điện một chiều
có đặc điểm:
a. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto.√
b. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto.
c. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto.
d. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng I
u
, còn

mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto.
28.Chiều của sức điện động và mô men điện từ sinh ra trong máy phát điện một chiều
có đặc điểm:
a. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto.
b. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto.
c. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto.√
d. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng I
u
, còn
mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto.
29.Cho biết mối liên hệ sai giữa công suất điện từ và mô men điện từ trong máy điện
một chiều:
a. P
đt
= M.ω với ω = 2πf; √
b. P
đt
= M.ω với ω = 2πf/p;
c. P
đt
= M.ω với ω = 2πn/60;

d. Tất cả đều sai.
30.Biểu thức cân bằng công suất trong máy phát một chiều kích từ độc lập có dạng:
a. P
đt
= P
1
– (p

+ p
f
+ p
fe
); P
2
= P
đt
– p
cu
;√
b. P
đt
= P
1
– (p

+ p
kt
+ p
fe
); P

2
= P
đt
– p
cu
;
c. P
đt
= P
1
– (p

+ p
f
+ p
cu
); P
2
= P
đt
– p
fe
;
d. P
đt
= P
1
– (p

+ p

f
+ p
fe
); P
2
= P
đt
– p
cu
– p
kt
;
31.Biểu thức cân bằng công suất trong động cơ một chiều kích từ song song có dạng:
a. P
đt
= P
1
– p
cuư
; P
2
= P
đt
– (p

+ p
f
+ p
fe
);

b. P
đt
= P
1
– p
cuư
– p
kt
; P
2
= P
đt
– (p

+ p
f
+ p
fe
);√
c. P
đt
= P
1
– (p

+ p
f
+ p
cuư
); P

2
= P
đt
– p
kt
- p
fe
;
d. P
đt
= P
1
– (p

+ p
f
+ p
fe
); P
2
= P
đt
– p
cuư
– p
kt
;
32.Phương trình cân bằng điện áp và mô men của động cơ điện một chiều có dạng :
a. U = E + I
ư

.r
ư
; M
đt
= M
0
+ M √
b. U = E - I
ư
.r
ư
; M
đt
= M
0
+ M
c. U = E + I
ư
.r
ư
; M
đt
= M - M
0

d. U = E - I
ư
.r
ư
; M

đt
= M - M
0
.
Với r
ư
là điện trở mạch phần ứng, M
0
là mô men không tải, M là mô men khắc phục tải.
33.Phương trình cân bằng điện áp và mô men của máy phát điện một chiều có dạng:
a. U = E + I
ư
.r
ư
; M
1
= M
0
+ M
đt

b. U = E - I
ư
.r
ư
; M
1
= M
0
+ M

đt

c. U = E + I
ư
.r
ư
; M
1
= M
đt
- M
0

d. U = E - I
ư
.r
ư
; M
1
= M
đt
- M
0
.
Với r
ư
là điện trở mạch phần ứng, M
0
là mô men không tải, M
1

là mô men cơ đầu truc
máy phát.
Chương 4 : Từ trường trong máy điện một chiều
34.Những phát biểu sau đây phát biểu nào đúng:
a. Từ trường chính trong khe hở máy điện một chiều do dòng kích từ của cực
từ chính sinh ra, nó làm cảm ứng trong dây quấn phần ứng sức điện động
khi phần ứng quay và tương tác với dòng điện phần ứng để sinh ra mô
men.√
b. Từ trường chính trong khe hở máy điện một chiều do dòng phần ứng sinh
ra, nó làm cảm ứng trong dây quấn phần ứng sức điện động khi phần ứng
quay và tương tác với dòng điện phần ứng để sinh ra mô men.
c. Từ trường chính trong khe hở máy điện một chiều do dòng kích từ của các
cực từ trong máy sinh ra, nó làm cảm ứng trong dây quấn phần ứng sức
điện động khi phần ứng quay và tương tác với dòng điện phần ứng để sinh
ra mô men.
35.Từ trường tản cực từ trong máy điện một chiều thường chiếm :
a. Từ 1% đến 5% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra.
b. Từ 10% đến 25% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra.√
c. Từ 25% đến 50% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra.
d. Từ 1% đến 30% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra.
36.Mạch từ trong máy điện một chiều thường được chia ra thành các đoạn sau :
a. Khe hở, cực từ, gông từ.
b. Khe hở, cực từ, gông từ, răng phần ứng, lưng phần ứng.√
c. Khe hở, cực từ, gông từ, phần ứng.
d. Cực từ, gông từ, răng phần ứng, lưng phần ứng.
37.Sức từ động do dòng kích từ sinh ra trên một đôi cực từ (F
kt
) được tính :
a. F
kt

= 2H
δ
.δ + 2H
r
.h
r
+ H
ư
.l
ư
+ 2H
c
.l
c
+ H
g
.l
g

b. F
kt
= 2H
δ
.δ + H
r
.h
r
+ H
ư
.l

ư
+ H
c
.l
c
+ H
g
.l
g
c. F
kt
= H
δ
.δ + H
r
.h
r
+ H
ư
.l
ư
+ H
c
.l
c
+ H
g
.l
g
d. F

kt
= 2H
δ
.δ + 2H
r
.h
r
+ 2H
ư
.l
ư
+ 2H
c
.l
c
+ 2H
g
.l
g
0
Fkt
O
A
B
C
Trong đó các chỉ số δ , r, ư, c, g lần lượt là chỉ khe hở, răng phần ứng, lưng phần ứng, cực
từ và gông từ.
38.Xác định biểu thức đúng tính sức từ động khe hở (F
δ
) do dòng kích từ của máy

điện một chiều sinh ra :
a.

2
0
δ
µ
δδδ
kBF =
với
δδ
δ
τα
φ
l
B

0
=

b.

2
0
δ
µ
δδ
BF
=
với

δδ
δ
τα
φ
l
B

0
=
c.

2
δ
µ
δδδ
kBF
=
với
δδ
δ
τα
φ
l
B

0
=
d.

2

0
δ
µ
δδδ
kBF =
với
l
B

0
τα
φ
δ
δ
=
Trong đó µ
0
, µ là độ từ thẩm của khe hở và lõi sắt làm mạch từ. Φ
0
là từ thông chính cực
từ. τ, l, l
δ
lần lượt là bề rộng cực từ, chiều dài cực từ, chiều dài tính toán của khe hở. α
δ
,
k
δ
là hệ số tính toán của cung cực từ và hệ số khe hở.
39.Tại sao từ thông tản cực từ không có tác dụng sinh ra sức điện động trong dây
quấn phần ứng máy điện một chiều:

a. Vì từ thông tản cực từ không biến thiên .
b. Vì từ thông tản cực từ có trị số nhỏ không đáng kể.
c. Vì từ thông tản cực từ không đi qua khe hở và mắc vòng với dây quấn phần
ứng.√
d. Vì những lí do khác.
40.Ở trạng thái định mức máy điện một chiều thường làm việc ở đoạn nào của đường
cong từ hóa? Tại sao?
a. Đoạn OA, vì mạch từ là tuyến tính.
b. Đoạn AB, vì để tận dụng tối ưu năng lực dẫn từ của mạch từ.√
c. Đoạn BC, vì để tận dụng tối đa khả năng dẫn từ của mạch từ.
d. Tất cả các đoạn trên.
41.Tính chất của từ trường phần ứng trong máy điện một chiều:
a. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với trục của chổi than và do
dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra.√
b. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với đường trung tính hình học và
do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra.
c. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với trục cực và do dòng điện
trong dây quấn phần ứng sinh ra.
d. Là từ trường quay và do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra.
42.Phản ứng phần ứng trong máy điện một chiều là:
a. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi có tải với từ trường cực từ.√
b. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi không tải với từ trường cực từ.
c. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi có tải với từ trường khe hở.
d. Sự tương tác của từ trường khe hở khi có tải với từ trường cực từ.
43.Ảnh hưởng của phản ứng phần ứng trong máy điện một chiều khi chổi than nằm
trên đường TTHH là :
a. Làm thay đổi sự phân bố của từ trường khe hở so với khi không tải, gây ảnh
hưởng sấu đến quá trình đổi chiều.
b. Làm thay đổi giá trị từ trường trong khe hở và mức độ bão hòa của mạch
từ.

c. Làm cho từ cảm tại vùng TTHH không bằng 0.
d. Tất cả các ảnh hưởng trên.√
44.Khi nào thì phản ứng phần ứng ngang trục trong máy điện một chiều có tính chất
khử từ :
a. Khi mạch từ của máy điện chưa bão hòa.
b. Khi mạch từ của máy điện đã bão hòa. √
c. Khi chổi than lêch khỏi trung tính hình học theo chiều quay của máy phát.
d. Khi chổi than lêch khỏi trung tính hình học theo chiều quay của động cơ.
45.Phản ứng phần ứng dọc trục khử từ trong máy điện một chiều xuất hiện khi nào:
a. Khi chổi than nằm trên đường TTHH.
b. Khi chổi than nằm lệch khỏi đường TTHH.
c. Khi chổi than nằm lệc khỏi đường TTHH theo chiều quay của máy phát
hoặc ngược chiều quay của động cơ.√
d. Khi chổi than nằm lệc khỏi đường TTHH theo chiều quay của động cơ hoặc
ngược chiều quay của máy phát.
46.Ảnh hưởng của phản ứng phần ứng dọc truc trong máy điện một chiều là :
a. Làm thay đổi trị số của từ trường tổng trong máy nhưng không làm biến
dạng từ trường tổng.√
b. Làm thay đổi trị số của từ trường tổng trong máy và làm biến dạng từ
trường tổng.
c. Làm tăng trị số từ trường tổng trong máy.
d. Làm giảm trị số từ trường tổng trong máy.
47.Nếu chổi than không ở trên đường TTHH và dòng điện kích từ lúc có tải là không
đổi, hỏi khi phần ứng máy phát quay thuận và khi quay ngược thì điện áp đầu cực
có bằng nhau không, tại sao?
a. Có bằng nhau vì từ trường trong máy không phụ thuộc vào chiều quay của
phần ứng.
b. Không bằng nhau vì từ trường trong máy phụ thuộc vào chiều quay của
phần ứng.
c. Không bằng nhau vì từ trường trong máy phụ thuộc vào chiều xê dịch của

chổi than khỏi TTHH so với chiều quay của phần ứng.√
d. Có bằng nhau vì từ trường trong máy không phụ thuộc vào chiều xê dịch
của chổi than khỏi TTHH.
48.Nếu chổi than không ở trên đường TTHH và i
kt
= const, n = const. Hỏi điện áp trên
đầu cực máy phát một chiều khi không tải có khác so với khi chổi than nằm trên
đường TTHH không, tại sao?
a. Không khác vì i
kt
hay tương ứng là Φ
kt
là không đổi, n không đổi.
b. Không khác vì khi không tải I
ư
= 0 nên không có phản ứng phần ứng làm
thay đổi trị số của từ trường khe hở.
c. Có khác vì từ trường khe hở trong phạm vi một bước cực giữa hai chổi than
bị thay đổi.√
d. Có khác vì khi dịch chổi than khỏi TTHH sẽ làm xuất hiện phản ứng phần
ứng dọc trục làm thay đổi trị số của từ trường khe hở.
49.Cho biết về vị trí và cách đấu dây quấn cực từ phụ trong máy điện một chiều:
a. Cực từ phụ được đặt xen giữa các cực từ chính, dây quấn cực từ phụ được
mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho cực tính của cực từ phụ là cùng
cực tính với cực từ chính theo chiều quay của máy phát hoặc ngược chiều
quay của động cơ.√
b. Cực từ phụ được đặt xen giữa các cực từ chính, dây quấn cực từ phụ được
mắc song song với dây quấn phần ứng sao cho cực tính của cực từ phụ là
cùng cực tính với cực từ chính theo chiều quay của máy phát hoặc ngược
chiều quay của động cơ.

c. Cực từ phụ được đặt xen giữa các cực từ chính, dây quấn cực từ phụ được
mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho cực tính của cực từ phụ là
ngươc cực tính với cực từ chính theo chiều quay của máy phát hoặc ngược
chiều quay của động cơ.
50.Tác dụng của từ trường cực từ phụ trong máy điện một chiều:
a. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải ngược chiều với từ trường phần ứng,
ngoài tác dụng để triệt tiêu từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi
chiều , lượng dư còn lại có tác dụng để cải thiện đổi chiều.√
b. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải ngược chiều với từ trường phần ứng, có
tác dụng để hạn chế từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi chiều
nhằm để cải thiện đổi chiều.
c. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải cùng chiều với từ trường phần ứng, có
tác dụng hỗ trợ từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi chiều nhằm để
cải thiện đổi chiều.
d. Từ trường cục từ phụ sinh ra phải cùng chiều với từ trường cực từ chính có
tác dụng ổn định từ trường khe hở khi tải thay đổi.
51.Cho biết vị trí đặt và cách đấu dây của dây quấn bù trong máy điện một chiều:
a. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được
mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn
đó sinh ra ngược chiều nhau.√
b. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được
mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn
đó sinh ra cùng chiều nhau.
c. Dây quấn bù đặt trên cùng rãnh với dây quấn phần ứng, nó được mắc nối
tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn đó sinh ra
ngược chiều nhau.
d. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được
mắc song song với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây
quấn đó sinh ra ngược chiều nhau.
52.Tác dụng của từ trường dây quấn bù trong máy điện một chiều là :

a. Để triệt tiêu từ trường phần ứng làm cho từ trường khe hở cơ bản không bị
méo, đồng thời hỗ trợ cho từ trường cực từ phụ để cải thiện đổi chiều.√
b. Để hỗ trợ cho từ trường phần ứng và từ trường cực từ phụ trong việc cải
thiện đổi chiều.
c. Để hỗ trợ cho từ trường cực từ chính nhằm duy trì sự ổn định của điện áp
máy phát khi tải thay đổi.
d. Để tạo ra từ trường đổi chiều để cải thiện đổi chiều.
Chương 5 : Đổi chiều
53.Thế nào được gọi là sự “đổi chiều” trong máy điện một chiều:
a. Là sự đảo chiều quay của phần ứng máy phát hay động cơ một chiều.
b. Là việc đảo cực tính của điện áp hay dòng điện đầu cực của máy.
c. Là sự đổi chiều dòng điện trong các mạch nhánh dây quấn máy điện một
chiều.
d. Là quá trình đổi chiều của dòng điện trong phần tử dây quấn khi di chuyển
qua vùng trung tính hình học và bị chổi than nối ngắn mạch.√
54.Thế nào là chu kì đổi chiều (T
đc
) trong máy điện một chiều, hãy chọn phương án
sai:
a. Là khoảng thời gian để dòng điện trong phần tử đổi chiều hoàn thành việc
đổi chiều.
b. Là khoảng thời gian mà phần tử đổi chiều bị chổi than nối ngắn mạch khi di
chuyển trong vùng trung tính.√
c. Là khoảng thời gian cần thiết để vành góp quay đi một khoảng ứng với bề
rộng của chổi than.
55.Cho biết các thành phần sức điện động cảm ứng sinh ra trong phần tử đổi chiều
của máy điện một chiều :
a. Sức điện động tự cảm (e
L
) sinh ra do sự biến đổi của dòng điện trong phần

tử đổi chiều.
b. Sức điện động đổi chiều (e
đc
) sinh ra khi phần tử đổi chiều di động trong từ
trường tổng hợp tại vùng trung tính.
c. Sức điện động hỗ cảm (e
M
) sinh ra trong phần tử đổi chiều do những phần
tử đang đổi chiều khác có quan hệ hỗ cảm với phần tử đang xét gây nên.
d. Tất cả các thành phần s đ đ trên.√
56.Phương trình đổi chiều gần đúng trong máy điện một chiều có dạng:
a.
nm
u
dc
r
e
i
T
t
i
Σ
+









−= .
2
1
với
)(
.
2
tTt
T
rr
dc
dc
txnm

=

b.
nm
u
dc
r
e
i
T
t
i
Σ
+









−= .1
với
)(
.
2
tTt
T
rr
dc
dc
txnm

=
c.
nm
u
dc
r
e
i
T
t
i

Σ
+








+= .
2
1
với
)(
.
2
tTt
T
rr
dc
dc
t xnm

=
d.
nm
u
dc
r

e
i
T
t
i
Σ
+








−= .
2
1
với
)(
.
2
tTt
T
rr
dc
dc
txnm
+
=

Trong đó T
đc
là chu kì đổi chiều, r
tx
là điện trở tiếp xúc toàn phần của chổi than vói phiến
góp, Σe là tổng các sức điện động cảm ứng trong phần tử đổi chiều.
57.Các phương pháp để cải thiện đổi chiều trong máy điện một chiều :
a. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính theo chiều quay của máy phát hay
ngược chiều quay của động cơ, dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù.√
b. Dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù hoặc đảo chiều quay của phần ứng.
c. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính ngược theo chiều quay của máy
phát hay cùng chiều quay của động cơ, dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù.
d. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính hình học, dùng cực từ phụ, dùng dây
quấn bù.
58.Hiệu quả cải thiện đổi chiều của cực từ phụ trong máy điện một chiều :
a. Có tác dụng cải thiện tốt đổi chiều trong phạm vi từ không tải đến định mức
và giảm đi khi tải vượt quá định mức.√
b. Có tác dụng cải thiện tốt đổi chiều trong mọi phạm vi biến đổi của tải.
c. Chỉ có tác dụng cải thiện đổi chiều trong phạm vi tải nhỏ hơn hoặc bằng
định mức.
d. Chỉ có tác dụng cải thiện đổi chiều trong phạm vi tải lớn hơn định mức.
59.Hiệu quả cải thiện đổi chiều bằng cách xê dịch chổi than khỏi vùng TTHH:
a. Chỉ có hiệu quả cải thiện đổi chiều khi tải nhỏ.
b. Chỉ có hiệu quả cải thiện đổi chiều khi tải lớn.
c. Chỉ có hiệu quả cải thiện đổi chiều trong một phạm vi tải nhất định.
d. Chỉ có hiệu quả cải thiện đổi chiều ở một tải nhất định.√
60.Hiệu quả cải thiện đổi chiều của dây quấn bù trong máy điện một chiều :
a. Có tác dụng cải thiện tốt đổi chiều trong mọi phạm vi biến đổi của tải.
b. Có tác dụng hỗ trợ cực từ phụ cải thiện đổi chiều khi tải lớn.
c. Có tác dụng hỗ trợ cực từ phụ cải thiện đổi chiều trong mọi phạm vi biến

đổi của tải.√
d. Có tác dụng hỗ trợ cực từ phụ cải thiện đổi chiều khi tải nhỏ.
61.Các dạng đổi chiều trong máy điện một chiều :
a. Đổi chiều đường thẳng, đổi chiều đường cong.√
b. Đổi chiều vượt trước , đổi chiều đường cong.
c. Đổi chiều trì hoãn, đổi chiều đường cong.
d. Tất cả các dạng trên.
62.Các dạng đổi chiều nào được xem là thuận lợi trong máy điện một chiều:
a. Đổi chiều đường thẳng, đổi chiều mang tính chất trì hoãn.
b. Đổi chiều mang tính chất vượt trước, đổi chiều mang tính chất trì hoãn.
c. Đổi chiều đường thẳng, đổi chiều mang tính chất vượt trước.√
d. Đổi chiều đường thẳng, đổi chiều đường cong.
63.Tại sao nói với đổi chiều đường thẳng quá trình đổi chiều được xem là thuận lợi:
a. Vì mật độ dòng điện ở hai phía chổi than tiếp xúc với phiến góp là bằng
nhau và không đổi.√
b. Vì mật độ dòng điện ở phía chổi than tiếp xúc với phiến góp mà chổi than
đi vào là lớn hơn phía chổi than rời khỏi phiến góp.
c. Vì mật độ dòng điện ở phía chổi than tiếp xúc với phiến góp mà chổi than
đi vào là nhỏ hơn phía chổi than rời khỏi phiến góp.
d. Vì những hiện tượng vật lí khác.
64.Tại sao nói với đổi chiều mang tính trì hoãn, quá trình đổi chiều được xem là
không thuận lợi:
a. Vì mật độ dòng điện ở hai phía chổi than tiếp xúc với phiến góp là bằng
nhau và không đổi.
b. Vì mật độ dòng điện ở phía chổi than tiếp xúc với phiến góp mà chổi than
đi vào là lớn hơn phía chổi than rời khỏi phiến góp.
c. Vì mật độ dòng điện ở phía chổi than tiếp xúc với phiến góp mà chổi than
đi vào là nhỏ hơn phía chổi than rời khỏi phiến góp.√
Chương 6 : Máy phát điện một chiều
65.Để thay đổi cực tính điện áp phát ra của máy phát điện một chiều kích từ độc lập

có thể thực hiện bằng phương pháp sau:
a. Đảo chiều quay của phần ứng máy phát khi giữ nguyên cực tính cuộn kích
từ.
b. Đảo cực tính của cuộn kích từ trong khi vẫn giữ nguyên chiều quay.
c. Một trong 2 cách trên đều được.√
66.Để thay đổi cực tính điện áp phát ra của máy phát điện một chiều kích từ song
song có thể thực hiện bằng phương pháp sau:
a. Đảo chiều quay của phần ứng máy phát khi giữ nguyên cực tính cuộn kích
từ.
b. Đảo cực tính của cuộn kích từ trong khi vẫn giữ nguyên chiều quay.
c. Không có phương pháp nào trong 2 cách trên thực hiện được.
67.Trong các sơ đồ nguyên lý sau, sơ đồ nào biểu thị cho máy điện một chiều kích từ
độc lập:
a. Ha
b. Hb
c. Hc
d. Hd
68.Trong các sơ đồ nguyên lý sau, sơ đồ nào biểu thị cho máy điện một chiều kích từ
hỗn hợp:
a. Ha
b. Hb
c. Hc
d. Hd
69.Cho biết quan hệ nào thuộc về đặc tính không tải, đặc tính ngoài của máy phát
điện một chiều thông qua các quan hệ sau:
a. U
0
= f(I
kt
) khi I

ư
= 0, n = const
b. I
n
= f(I
kt
) khi U = 0 , n = const
c. U = f(I
ư
) khi I
kt
= const , n = const
d. I
kt
= f(I
ư
) khi U = const , n = const
Trả lời :
a và b ; a và c √; b và c ; c và d
70.Cho biết quan hệ nào thuộc về đặc tính ngắn mạch, đặc tính điều chỉnh của máy
phát điện một chiều thông qua các quan hệ sau:
a. U
0
= f(I
kt
) khi I
ư
= 0, n = const
b. I
n

= f(I
kt
) khi U = 0 , n = const
c. U = f(I
ư
) khi I
kt
= const , n = const
d. I
kt
= f(I
ư
) khi U = const , n = const
Trả lời :
a và b ; a và c ; b và c ; b và d √
71.Khi thí nghiệm lấy đặc tính không tải, trong quá trình lấy số liệu của một nhánh
đặc tính có nên vừa điều chỉnh giảm, rồi lại tăng dòng kích từ không.
a. Có, vì cần lấy những giá trị định trước của điện áp cho dễ vẽ đặc tính.
b. Không, vì như vậy nhánh đặc tính thu được sẽ có dạng răng cưa.√
c. Có, vì không ảnh hưởng đến dạng đặc tính.
d. Không, vì đặc tính thu được không phải là đặc tính không tải.
72.Điện áp đầu cực của máy phát một chiều kích từ độc lập thay đổi thế nào khi tải
tăng nếu i
kt
= const, n = const :
a. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên mạch từ máy phát bị bão hòa, từ
thông trong máy không đổi nên điện áp đầu ra là không đổi.
b. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên sụt áp trên mạch phần ứng tăng, hơn
nữa do phản ứng phần ứng tăng làm từ thông trong máy giảm vì thế điện áp
đầu cực máy phát giảm.√

c. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên sụt áp trên mạch phần ứng tăng, vì thế
điện áp đầu cực máy phát giảm.
d. Điện áp đầu cực thay đổi tùy theo tính chất của phụ tải.
73.Khi thí nghiệm lấy đặc tính điều chỉnh, trong quá trình lấy số liệu của một nhánh
đặc tính có nên vừa điều chỉnh giảm, rồi lại tăng dòng kích từ không.
a. Có, vì cần đảm bảo cho điện áp đầu cực máy phát là không đổi.
b. Không, vì như vậy nhánh đặc tính thu được sẽ có dạng răng cưa.√
c. Có, vì không ảnh hưởng đến dạng đặc tính.
d. Không, vì đặc tính thu được không phải là đặc tính điều chỉnh.
74.Với một điện trở kích từ nhỏ hơn điện trở tới hạn (r
kt
< r
th
), nếu n < n
đm
thì trong
quá trình tự kích điện áp đầu cực của máy phát một chiều kích từ song song sẽ ra
sao? Tìm những khả năng không thể xảy ra trong những nhận định sau:
a. Không thể thành lập được điện áp.
b. Có thành lập được điện áp nhưng trị số bé hơn so với khi n = n
đm
.
c. Điện áp đầu cực bằng 0.√
d. Điện áp đầu cực không ổn định.
75.Tìm nguyên nhân nào khiến máy phát một chiều kích từ song song vẫn còn từ
thông dư nhưng không thể thành lập được điện áp :
a. Đấu ngược cực tính cuộn kích từ song song.
b. Chiều quay của máy phát không phù hợp.
c. Điện trở mạch kích từ bị đứt hoặc quá lớn.
d. Tất cả các nguyên nhân trên.√

76.Điều kiện tự kích của máy phát điện một chiều kích từ song song:
a. Trong máy còn tồn tại từ thông dư.
b. Với một chiều quay nhất định, cuộn kích từ phải được nối sao cho từ thông
kích từ sinh ra phải cùng chiều với từ thông dư.
c. Điện trở kích từ phải nhở hơn một điện trở tới hạn.
d. Tất cả các điều kiện trên.√
77.Hãy chọn 1 phương án đơn giản nhất và đúng nhất?
Nếu một máy phát một chiều tự kích thích mà không tự kích được do mất từ thông dư
trong máy thì để máy tự kích được cần phải:
a. Tháo cực từ của máy đem từ hóa lại.
b. Đặt vào 2 cực của máy phát một nguồn một chiều là pin hoặc ắc quy trong
giây lát.
c. Tháo 2 đầu cuộn kích từ rồi đặt vào nguồn một chiều (pin hoặc ắc quy)
trong giây lát rồi đấu nối trở lại.√
d. Quấn lại cuộn dây kích từ.
Chương 7 : Động cơ điện một chiều
78.Các yêu cầu mở máy của động cơ một chiều :
a. Mô men mở máy cần lớn nhất và dòng mở máy cần bé nhất.
b. Mô men mở máy cần lớn nhất có thể và dòng mở máy cần được hạn chế
đến mức tối thiểu cho phép.√
c. Mô men mở máy cần lớn nhất để thời gian mở máy là bé nhất.
d. Dòng mở máy cần lớn nhất để mô men mở máy là lớn nhất.
79.Các phương pháp mở máy động cơ điện một chiều là :
a. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng, mở máy bằng
nguồn một chiều thay đổi được.√
b. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch kích từ, mở máy bằng nguồn
một chiều thay đổi được.
c. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng, mở máy bằng
nguồn một chiều điện áp cao.
d. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ cuộn kháng mạch phần ứng, mở máy bằng

nguồn một chiều thay đổi được.
80.Phương pháp mở máy trực tiếp động cơ điện một chiều có ưu nhược điểm sau:
a. Mô men mở máy lớn, thời gian mở máy nhanh, nhưng dòng mở máy lớn
gây sụt áp lưới và xuất hiện tia lửa mạnh giữa chổi than và phiến góp.√
b. Mô men mở máy lớn, nhưng dòng mở máy lớn gây cháy máy nên không
cho phép sử dụng phương pháp này.
c. Dòng điện mở máy lớn nên gây sụt áp lưới nên mô men sinh ra sẽ nhỏ,
động cơ không mở máy được.
d. Gây ngắn mạch lưới nên không cho phép mở máy bằng phương pháp này.
81.Phương pháp mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng động cơ điện một chiều có ưu
nhược điểm sau:
a. Phương pháp mở máy qua nhiều cấp điện trở nên phức tạp, hơn nữa gây tổn
thất lớn trên điện trở nên không sử dụng.
b. Phương pháp này hạn chế được dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế
cũng bị hạn chế, tuy nhiên việc mở máy chỉ qua một vài cấp điện trở nên
cũng đơn giản, dễ áp dụng. Phương pháp gây tổn thất nhiều trong quá trình
mở máy.√
c. Phương pháp này làm giảm dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế cũng
bị nhỏ đi, khả năng khắc phục tải kém nên chỉ áp dụng khi mở máy không
tải. Phương pháp gây tổn thất nhiều trong quá trình mở máy.
d. Phương pháp này hạn chế được dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế
cũng bị hạn chế, hơn nữa phương pháp mở máy phức tạp, gây tổn thất
nhiều trong quá trình mở máy nên chỉ áp dụng cho động cơ công suất bé.
82.Phương pháp mở máy động cơ điện một chiều bằng nguồn điện có điều chỉnh
được điện áp có ưu nhược điểm sau:
a. Có thể tăng được điện áp khi mở máy nhằm rút ngắn thời gian mở máy.
b. Có thể giảm được điện áp khi mở máy nhằm hạn chế dòng điện mở máy mà
vẫn đảm bảo mô men mở máy đủ lớn, trong quá trình mở máy tăng dần
điện áp để quá trình mở máy là nhanh. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn
một chiều điều chỉnh được điện áp.√

c. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp, hơn
nữa trong quá trình mở máy phải tăng dần điện áp nên khó áp dụng.
d. Phương pháp này giảm được điện áp đặt vào mạch phần ứng nhưng cũng
làm giảm điện áp đặt vào mạch kích từ nên mô men mở máy giảm nhiều,
thời gian mở máy lâu vì thế ít được sử dụng.
83.Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều có dạng :
a.
M
CC
R
C
U
n
Me
u
e
.

.
2
φ
φ
−=

b.
M
CC
R
C
U

n
Me
u
e
.

.
2
φ
φ
+=
c.
M
CC
R
C
U
n
Me
u
e
.

−=
φ
d.
M
CC
R
C

U
n
Me
u
e
.

φφ
−=
Trong đó C
e
, C
M
là các hệ số kết cấu phụ thuộc vào kết cấu của máy điện.
84.Điều kiện làm việc ổn định của động cơ điện với tải là :
a.
dn
dM
dn
dM
c
<

b.
dn
dM
dn
dM
c
>

c.
1>
c
dM
dM
d.
0
>
c
dM
dM
Trong đó M là mô men của động cơ, M
c
là mô men cản của tải.
85.Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều là :
a. Phương pháp thay đổi điện trở mạch phần ứng.
b. Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng.
c. Phương pháp điều chỉnh từ thông.
d. Tất cả các phương pháp trên.√
86.Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách
điều chỉnh từ thông có ưu nhược điểm sau:
a. Cho phép điều chỉnh tăng từ thông để giảm tốc độ, hơn nữa tăng được khả
năng khắc phục tải và hạn chế được dòng điện làm việc.
b. Cho phép điều chỉnh giảm từ thông để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức,
phương pháp này đơn giản, công suất mạch điều chỉnh nhỏ tuy nhiên cần
phải giảm mô men cản xuống dưới định mức để hạn chế quá dòng điện
phần ứng.√
c. Cho phép điều chỉnh giảm từ thông để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức,
phương pháp này đơn giản, công suất mạch điều chỉnh nhỏ tuy nhiên do mô
men giảm nhiều và do hằng số điện từ mạch kích từ lớn nên đáp ứng tốc độ

chậm vì thế không được ứng dụng.
87.Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách
điều chỉnh điện áp mạch phần ứng có ưu nhược điểm sau:
a. Cho phép điều chỉnh tăng điện áp để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức
nhiều, hơn nữa tăng được khả năng khắc phục tải.
b. Cho phép điều chỉnh giảm điện áp để giảm tốc độ xuống dưới tốc độ định
mức, phương pháp này không gây thêm tổn hao trong động cơ hơn nữa còn
cải thiện quá trình mở máy. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều
điều chỉnh được điện áp.√
c. Cho phép điều chỉnh giảm điện áp để giảm tốc độ xuống dưới tốc độ định
mức, tuy nhiên làm từ thông trong máy cũng giảm nên mô men động cơ
giảm nhiều vì thế phương pháp này ít được sử dụng.
88.Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách
thay đổi điện trở mạch phần ứng có ưu nhược điểm sau:
a. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ
định mức, tuy nhiện việc điều chỉnh tốc độ thường là nhảy cấp, đặc tính cơ
mềm, gây tổn hao nhiều trên điện trở phụ làm giảm hiệu suất của động cơ
vì thế chỉ nên áp dụng cho động cơ công suất nhỏ. √
b. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ
định mức, điều chỉnh trơn tốc độ nên được áp dụng cho các động cơ công
suất lớn.
c. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ
định mức, tuy nhiện việc điều chỉnh tốc độ thường là nhảy cấp, gây tổn hao
nhiều trên điện trở phụ làm giảm hiệu suất của động cơ nên không được sử
dụng.
89.Đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ nối tiếp :
a.
φ
φ
kC

R
MkC
UC
n
e
u
e
M
.

.
−=

b.
φ
φ
kC
R
MkC
UC
n
e
u
e
M
.

.
+=
c.

φ
φ
kC
R
MkC
UC
n
e
u
e
M
.

.
−=
d.
φ
φ
kC
R
MkC
UC
n
e
u
e
M
.

.

−=
Trong đó C
e
,C
M
là các hệ số phụ thuộc kết cấu của động cơ, k
Φ
là hệ số tuyến
tính hóa đường cong từ hóa của động cơ.
90.Nhận xét về đặc tính cơ tự nhiên của động cơ một chiều kích từ nối tiếp:
a. Đặc tính cơ rất mềm, khi tải tăng tốc độ giảm nhanh, khi không tải tốc độ
rất lớn vì vậy không cho phép động cơ làm việc không tải hoặc có khả năng
xảy ra mất tải. Mô men mở máy lớn, khả năng khắc phục tải cao.√
b. Đặc tính cơ rất cứng, khi tải tăng tốc độ ít thay đổi. Mô men mở máy lớn,
khả năng khắc phục tải cao.
c. Đặc tính cơ rất mềm, khi tải tăng tốc độ giảm nhanh, khi không tải tốc độ
rất lớn vì vậy chỉ được ứng dụng trong truyền động đòi hỏi tốc độ làm việc
cao, có mô men cản nhỏ (gần như không tải).
91.Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp là :
a. Phương pháp thay đổi điện trở mạch phần ứng.
b. Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng.
c. Phương pháp điều chỉnh từ thông.
d. Tất cả các phương pháp trên.√
92.Những nhận định về thay đổi tốc độ trong các phương pháp điều chỉnh tốc độ
động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp:
a. Phương pháp điều chỉnh điện áp mạch phần ứng và sử dụng điện trở phụ
mạch phần ứng cho ta điều chỉnh tốc độ dưới tốc độ định mức. Điều chỉnh
giảm từ thông sẽ cho tốc độ lớn hơn tốc độ định mức.√
b. Phương pháp điều chỉnh điện áp mạch phần ứng và điều chỉnh giảm từ
thông sẽ cho tốc độ lớn hơn tốc độ định mức. Sử dụng điện trở phụ mạch

phần ứng cho ta điều chỉnh tốc độ dưới tốc độ định mức.
c. Phương pháp điều chỉnh điện áp mạch phần ứng, điều chỉnh giảm từ thông
và sử dụng điện trở phụ mạch phần ứng đều cho ta điều chỉnh tốc độ dưới
tốc độ định mức.
93.Việc điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp bằng cách thay đổi
từ thông có thể thực hiện bằng cách sau:
a. Mắc sun dây quấn kích thích.
b. Thay đổi số vòng dây quấn kích từ.
c. Mắc sun mạch phần ứng.
d. Tất cả các phương pháp trên.√
94.Các cuộn dây kích từ của động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp thường được
đấu nối :
a. Nối thuận (Từ trường kích từ của 2 cuộn cùng chiều), hoặc nối ngược (Từ
trường kích từ của 2 cuộn ngược chiều), đều không ảnh hưởng đến khả
năng làm việc ổn định của động cơ với tải.
b. Chỉ nối ngược (Từ trường kích từ của 2 cuộn ngược chiều) mới nhằm nâng
cao khả năng làm việc ổn định của động cơ với tải.
c. Chỉ nối thuận mà không nối ngược vì như vậy mới thực sự nâng cao khả
năng làm việc ổn định của động cơ với tải.√
95.Cho biết các hiện tượng xảy ra khi mở máy động cơ điện một chiều mà mạch kích
từ bị đứt:
a. Dòng điện trong dây quấn phần ứng sẽ rất lớn, trong khi đó mô men sinh ra
nhỏ, động cơ không khởi động được và dây quấn phần ứng có thể bị cháy.√
b. Không có dòng trong dây quấn phần ứng, động cơ không làm việc.
c. Dòng điện trong dây quấn phần ứng sẽ rất lớn, mô men sinh ra lớn, động cơ
khởi động nhanh lên tốc độ rất cao.
d. Động cơ vẫn làm việc bình thường vì trong máy còn có từ thông dư.
96.Cho biết các hiện tượng xảy ra khi mở máy động cơ điện một chiều mà điện trở
mạch kích từ quá lớn:
a. Dòng điện trong dây quấn phần ứng sẽ rất lớn, trong khi đó mô men sinh ra

nhỏ, động cơ thường không khởi động được và dây quấn phần ứng có thể
bị cháy.√
b. Không có dòng trong dây quấn phần ứng, động cơ không làm việc.
c. Dòng điện trong dây quấn phần ứng sẽ rất lớn, mô men sinh ra lớn, động cơ
khởi động nhanh lên tốc độ rất cao.
d. Động cơ vẫn làm việc bình thường.
97.Nếu chổi than bị xê dịch lệch khỏi TTHH ngược theo chiều quay của phần ứng
động cơ một chiều thì tốc độ động cơ sẽ thay đổi thế nào:
a. Tốc độ động cơ sẽ không đổi vì không thay đổi dòng kích từ nên từ thông
trong máy là không thay đổi.
b. Tốc độ động cơ sẽ tăng vì từ thông trong máy giảm do phản ứng phần ứng
dọc trục sinh ra là khử từ.√
c. Tốc độ động cơ sẽ giảm vì từ thông trong máy tăng do phản ứng phần ứng
dọc trục sinh ra là trợ từ .
d. Động cơ sẽ không làm việc được.
98.Một động cơ một chiều kích từ độc lập có điện áp định mức là 220V, tốc độ khi tải
là định mức là 1000 v/ph, độ sụt tốc độ là 20 v/ph. Hỏi khi giảm điện áp mạch
phần ứng xuống 110V, các điều kiện khác là không thay đổi thì tốc độ động cơ là
bao nhiêu:
a. 500 v/ph
b. 510 v/ph
c. 490 v/ph √
d. 520 v/ph
99.Để đảo chiều quay của động cơ một chiều kích từ độc lập người ta đề ra các
phương pháp dưới đây:
a. Đảo cực tính điện áp đặt vào mạch phần ứng động cơ trong khi giữ nguyên
mạch kích từ.
b. Đảo cực tính điện áp đặt vào mạch kích từ trong khi giữ nguyên mạch phần
ứng động cơ.
c. Đảo cực tính điện áp đặt vào mạch kích từ và mạch phần ứng động cơ.

d. Xoay động cơ đi 180
0
.
Anh/ chị hãy lưạ chọn cặp phương án đúng nhất nào sau đây :
a. a hoặc b;√ b. a hoặc c; c. b hoặc c; c. c hoặc d
100. Để đảo chiều quay của động cơ một chiều kích từ song song người ta đề ra
các phương pháp dưới đây:
a. Đảo cực tính điện áp đặt vào hai đầu cực động cơ trong khi giữ nguyên
mạch kích từ.
b. Đảo cực tính mạch kích từ trong khi giữ nguyên cực tính điện áp đặt vào
đầu cực động cơ.√
c. Đảo cực tính mạch kích từ và cực tính điện áp đặt vào đầu cực động cơ.
d. Xoay động cơ đi 180
0
.
Anh/ chị hãy lưạ chọn phương án đúng nhất ?

×