Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Quyết tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.73 KB, 67 trang )

MỤC LỤC
1
I- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội lần thứ XV đã xác định "Quyết tâm phấn đấu phát triển nhà trường về mọi
mặt, đặc biệt về quy mô và chất lượng". Quán triệt Nghị quyết này trong những
năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình và giáo trình luôn
luôn là một đề tài thu hút sự quan tâm chú ý của các giáo viên khoa Anh nói chung
và của giáo viên tổ dịch khoa Anh nói riêng. Cải tiến chương trình với mục đích
không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của giáo viên tổ dịch chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành xây
dựng chủ điểm thực tập phiên dịch tại trường với những lý do sau:
Thứ nhất, xã hội phát triển, mối giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế về văn hoá,
kinh tế, xã hội ngày càng được mở rộng. Cần thiết nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tri
thức, thông tin tìm hiểu cơ hội hợp tác nước ngoài, đồng thời cũng cần thiết tạo ra
yêu cầu về các phiên dịch có năng lực, có đủ tri thức và khả năng làm việc, giao tiếp
trong các lĩnh vực mọi mặt của xã hội như về văn hoá, giáo dục, chính trị, y tế, du
lịch, thương mại…
Thứ hai, trong thực tế sinh viên chưa có môi trường thực tế để thực tập phiên
dịch. Nhiều sinh viên sau khi ra trường khả năng phiên dịch còn yếu chưa thể
đảm nhận vai trò cầu nối ngôn ngữ của mình với đối tác nước ngoài. Do họ chưa
được tiếp xúc làm quen với những công việc thâm nhập thực tế như Hội thảo
quốc tế, họp báo, các cuộc ký kết, đàm phán và các buổi toạ đàm về kinh tế,
chính trị, ngoại giao…
Thứ ba, do không được thực tập bên ngoài hoặc khó khăn trong việc xin thực
tập ở các cơ quan, số lượng sinh viên phiên dịch ra trường có thể bươn chải trên thị
trường hoặc tạm ổn về chất lượng và được thị trường chấp nhận còn ít.
Vì tất cả các lý do đã nêu trên chúng tôi quyết định chọn cải tiến chương trình
thực tập phiên dịch bằng việc xây dựng chủ điểm thực tập phiên dịch tại trường đáp
ứng nhu cầu tham gia thực tiễn của sinh viên phiên dịch và cũng đáp ứng mục tiêu


nâng cao chất lượng mà nhà trường đã đề ra.
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cải tiến chương trình thực tập phiên dịch
cho sinh viên hệ phiên dịch nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sinh viên
phiên dịch cho nhà trường cũng như cho xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nhiệm vụ cụ thể là xác định được hướng cải tiến chương trình để đi đến xây
dựng chủ điểm phiên dịch phù hợp cập nhật thông tin sát với thực tiễn mà sinh viên
thực tập.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng chủ điểm cơ bản cho sinh viên thực tập phiên dịch tại trường.
Những chủ điểm đó là:
a) Năm APEC Việt Nam "Hướng tới một cộng đồng phát triển bền vững và
thịnh vượng"
b) Chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
c) Việt Nam gia nhập WTO
d) Thay đổi khí hậu toàn cầu
e) Chất lượng giáo dục đại học
f) Vấn đề HIV/AIDS ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cần có sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận từ việc đào tạo các cử nhân
ngoại ngữ có thể biên phiên dịch sang việc đào tạo các phiên dịch chuyên nghiệp,
cũng như chuyển từ quan niệm dạy dịch để phát triển kỹ năng tiến sang dạy các kỹ
năng đặc thù của nghề phiên dịch.
- Cố gắng xây dựng theo phương hướng tầng bậc, theo các giai đoạn phát triển
các kỹ năng như nghe, tập trung ghi nhớ, ghi chép, thuyết trình trong dịch nói, hoặc
các kỹ năng phân tích văn bản, xử lý các vấn đề ngôn ngữ, diễn đạt thông điệp trong
dịch viết kịch bản, kết hợp với phương pháp modun theo các chủ đề thường gặp
nhất của người phiên dịch. Có như vậy mới có thể phát triển đồng thời các kỹ năng

về tiếng lẫn kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ biên phiên dịch cho sinh viên.
Mặc dù có sự lồng ghép giữa kỹ năng và chủ đề nhưng yếu tố kỹ năng sẽ được ưu
3
tiên khi xây dựng chương trình chủ điểm thực tập phiên dịch.
6. Cấu trúc nghiên cứu:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Trình bày nghiên cứu: gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tập trung vào vấn đề dịch thuật nói
chung, vấn đề biên dịch và phiên dịch, loại hình phiên dịch, các phẩm chất cần có
của phiên dịch viên, sự cần thiết của trang thiết bị kỹ thuật trong việc dạy và hướng
dẫn thực tập.
Chương 2: Giới thiệu chung về chương trình xây dựng chủ điểm thực tập
phiên dịch. Đề cập đến các bước xây dựng chương trình chủ điểm thực tập phiên
dịch và nội dung của chủ điểm được xây dựng để phục vụ thực tập phiên dịch,
phương thức tiến hành thực tập và kiểm tra đánh giá.
Chương 3: Một số điểm mạnh và điểm yếu của chương trình trình bày kết quả
phân tích điểm mạnh. Sau khi tổ chức thực tập phiên dịch, bình luận và đưa ra một
số hạn chế cần phải khắc phục của thực tập phiên dịch tại trường.
Phần III: Kết luận
Trình bày những kết quả chính của nghiên cứu, những kiến nghị liên quan đến
việc thực tập phiên dịch tại trường ĐHNN - ĐHQGHN đồng thời cũng nêu lên một
số đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo.
Phần IV: Kịch bản chủ đề và tài liệu liên quan đến chủ đề.
Trìh bày kịch bản chủ đề và đưa ra một số tài liệu gốc cần thiết đến chủ đề cần
xây dựng kịch bản (kèm theo băng phim tài liệu về chủ đề và băng quay thực tập
của sinh viên về chủ đề).
4
II - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Vấn đề dịch thuật nói chung

Nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến công tác dịch thuật. Dịch giả nổi
tiếng Danila Seleskovitch đã viết: "Bất cứ điều gì được trình bày trong một ngôn
ngữ cũng đều có thể được thể hiện bằng một ngôn ngữ khác". (Seleskovitch, D,
1985: Truyền thống dịch).
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, dịch thuật đã trở thành một phần
thiết yếu trong xã hội hiện đại, nó đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nhận
thức và quan hệ xã hội. Vậy dịch thuật là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dịch thuật theo Peter Newmark
thì: "Dịch thuật là quá trình chuyển nghĩa của một văn bản từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác theo đúng ý tác giả" (Newmark.P.1988: Giáo trình dịch, trang 5).
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: "Đó là quá trình chuyển nghĩa từ ngôn
ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích" "Qune.W.Vo.1959: Ngữ nghĩa và dịch)
Theo những định nghĩa trên thì bản chất của dịch thuật có những đặc trưng sau đây:
+ Dịch liên quan tới cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
+ Dịch là một quá trình hoạt động ngôn ngữ đặc biệt.
+ Yêu cầu của quá trình dịch là phải chuyển tải đầy đủ và chính xác nội dung
của văn bản gốc sang văn bản dịch một cách tự nhiên, chân thật.
- Từ cách nhìn nhận về bản chất của dịch thuật, chúng ta có thể thấy quá trình
dạy và học dịch có những nét đặc trưng cơ bản sau:
+ Hoạt động dịch là quá trình sinh viên thực hành các kiến thức thư pháp, kỹ
năng cơ bản trong lý thuyết dịch đòi hỏi môt quá trình luyện tập nghiêm túc, bền bỉ
hình thành kỹ năng dịch cơ bản và dần nâng cao thành kỹ xảo.
+ Hoạt động dịch là một quá trình hoạt động ngôn ngữ, nhưng là một hoạt
động ngôn ngữ đặc biệt, trong đó ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch thực hành song
song.
+ Hoạt động là quá trình vận dụng các kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ, văn
5
hoá, lịch sử, các kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng giao tiếp xã hội.
1.2. Vấn đề biên dịch và phiên dịch
* Biên dịch được hiểu là quá trình dịch, chuyển tải đầy đủ và chính xác nội

dung của văn bản gốc sang văn bản dịch một cách tự nhiên dưới dạng viết hay biên
dịch còn gọi là dịch viết. Những ai đã từng dịch viết, nhất là dịch văn học hầu hết
đều gặp trường hợp hiểu hết, hiểu rõ văn bản tiếng nước ngoài nhưng rất khó dịch
sang tiếng Việt, thậm chí không thể dịch được mà nhiều khi cả một đoạn văn chỉ
"mắc" ở một từ. Sở dĩ như vậy vì người dịch không tìm ra được các cách diễn tả
tương đương giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Như vậy các cách diễn ta tương
đương giữa hai thứ tiếng, kỹ năng phát triển và tạo ra các cách diễn tả tương đương
rất cần thiết đối với người dịch.
Phần lớn các giáo trình dạy - học dịch hiện nay hình thức và cấu trúc, có văn
bản bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt kèm theo các từ, cụm từ mới hoặc khó,
một số thành ngữ, có giáo trình còn cho trước một số câu khó trong văn bản. Những
giáo trình như vậy nhìn chung là đúng, rất cần thiết nhưng chưa đủ, chưa đảm bảo
cho việc dạy và học dịch đạt hiệu quả cao, bởi lẽ chưa đưa ra được các hệ thống
tương đương giữa hai thứ tiếng, chưa tạo điều kiện để người học rèn luyện các kỹ
năng phát triển, kỹ năng xây dựng các cách diễn tả tương đương. Đồng thời trong
quá trình dạy - học dịch mỗi chúng ta quan tâm đến các hình thức thể hiện các mối
quan hệ logic ngữ nghĩa như: không gian, thời gian, nguyên nhân trong hai thứ
tiếng và tìm các hình thức thể hiện tương ứng giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt
thì việc dạy - học dịch sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Để dạy - học dịch viết hiểu quả
hơn cần quan tâm đến hệ thống mô hình cấu trúc câu tương đương giữa tiếng nước
ngoài và tiếng Việt, cần tìm ra các hình thức thể hiện các quan hệ logic ngữ nghĩa
tương ứng giữa hai thứ tiếng, các cách và tình huống sử dụng từ, nhất là động từ
tương đương. Nếu không như vậy khi dịch, sinh viên sử dụng quan niệm logic ngữ
nghĩa cấu trúc câu và cách dùng từ theo quan điểm logic ngữ nghĩa của tiếng Việt
để chuyển sang tiếng nước ngoài. Trong khi đó phiên dịch có thể được hiểu một
cách đơn giản là việc chuyển tại một thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ
đích dưới dạng nói hay phiên dịch còn gọi là dịch nói. Không giống như những biên
6
dịch viên, các phiên dịch phải có khả năng dịch xuôi và ngược ngay tại chỗ mà
không có sự trợ giúp của từ điển. Tuy nhiên, có một điểm chung giữa biên dịch và

phiên dịch là người phiên dịch và biên dịch phải làm chủ cả ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ đích để đảm đương tốt nhiệm vụ "nhịp cầu ngôn ngữ" giữa các bên làm
việc. Thường có hai dạng phiên dịch cơ bản được áp dụng để dạy và học phiên dịch
đó là phiên dịch nối tiếp (consecutive) và phiên dịch song song (simultaneous).
Phiên dịch nối tiếp thường được thực hiện khi người nói ngừng sau khi nói từ 5-10
phút và thường ngừng sau mỗi một đoạn khi người nói đã biểu đạt hết ý. Hình thức
phiên dịch nối tiếp có thể được sử dụng trong các bối cảnh hội nghị, hội thảo, các
nhóm làm việc hoặc hội đàm. Trong những bài diễn văn quan trọng mang tính chất
nghi lễ, như những diễn văn chính trị, diễn văn chính thức hoặc liên quan đến pháp
lý, khán giả có thể là giới báo chí, truyền hình và những vị khách khác. Phiên dịch
song song (hoặc còn gọi là dịch Cabin hoặc dịch đuổi) thường được thực hiện đồng
thời với người nói và kết thúc khi người nói vừa dừng. Trong phiên dịch song song,
người phiên dịch thường ngồi trong cabin có cách âm, đeo tai nghe và nói qua
micro. Phiên dịch song song có thể được sử dụng trong một số bối cảnh đặc biệt mà
không có sự trợ giúp của cabin cách âm hoặc các thiết bị kỹ thuật khác. Người
phiên dịch thường ngồi đằng sau và dịch cho một nhóm không quá 3 người trong
khi diễn giả vẫn nói liên tục.
Trong hai loại hình phiên dịch cơ bản kể trên có quan niệm cho rằng phiên
dịch nối tiếp chính xác hơn phiên dịch song song và do đó trở nên phổ biến và được
sử dụng trong nhiều bối cảnh. Trong loại hình phiên dịch nối tiếp, phiên dịch viên
có một khoảng thời gian nhất định để nghe diễn giả nói, hiểu và xử lý một số thông
tin quan trọng trước khi làm nhiệm vụ chuyển tải ngôn ngữ của mình. Còn phiên
dịch song song vì phiên dịch gần như bắt đầu cùng một lúc với diễn giả nên không
có hoặc có rất ít thời gian xử lý thông tin, nhiều khi nghe chưa hiểu hết nội dung,
thông điệp để phải dịch nói. Chính vì vậy độ chính xác của loại hình này thường
thấp hơn phiên dịch nối tiếp (các loại hình phiên dịch sẽ được bàn thêm ở phần sau).
Và những hình thức phiên dịch này được áp dụng để hướng dẫn thực tập phiên dịch
tại trường. Các chủ điểm về hình thức thực tập phiên dịch thể hiện gần giống như
7
tiến hành các môn học nhưng mang tính chuyên sâu cho các chuyên ngành.

1.3. Những khó khăn mà sinh viên hệ phiên dịch gặp phải trong quá trình
học tập và thực tập
- Không hiểu thông điệp được phát ngôn do thiếu kiến thức nên cũng như
không làm chủ được ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch (không nắm vững vốn từ
vựng và cấu trúc kỹ năng nghe hiểu kém).
- Trong quá trình nghe sinh viên hiểu được nhưng không tái tạo được nội dung
thông điệp cần dịch do khả năng diễn đạt kém.
- Trí nhớ kém nên làm cho sinh viên bỏ sót quá nhiều thông tin cần thiết.
- Sinh viên không làm chủ được kỹ năng ghi chép có hệ thống, trong khi nghe
có thể ghi lại rất nhiều, nhưng vẫn không dịch được khi nhìn vào phần ghi chép lộn
xộn của mình.
- Những giọng tiếng Anh khác nhau (như tiếng Anh của người Ấn Độ, Thái,
Nhật, Paskistan…) làm cho sinh viên rất lúng túng không hiểu nói gì, vì từ khi học
tiếng đã quen nghe những giọng phát âm chuẩn như Anh - Úc, Anh - Anh, Anh - Mỹ
(ngay cả khi nghe những giọng tiếng Anh này, sinh viên cũng gặp không ít khó khăn).
- Kỹ năng xử lý ngôn ngữ khi dịch Việt - Anh kém, nhiều người Việt Nam có
thói quen phát biểu dài dòng hay lặp ý và cách diễn đạt khó hiểu khiến cho sinh
viên vô cùng bối rối khi phải tiếp nhận những đoạn thông tin lộn xộn và tối nghĩa.
Có khi sinh viên lại dịch những thông tin không cần thiết mà bỏ qua những chi tiết
quan trọng.
- Thiếu vốn kiến thức chuyên ngành trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
- Chưa làm chủ được tốc độ dịch, nhiều khi sinh viên nói nhanh quá dễ lẫn lộn
ý này với ý kia, nhiều khi lại nói quá chậm, ấp úng, dần dần quên hết các thông điệp
cần chuyển tải.
- Thiếu khả năng giao tiếp trôi chảy, trong đó:
+ Khả năng ngữ pháp liên quan đến việc nắm mã ngôn ngữ (lời nói và phi lời
nói) liên quan đến các đặc điểm như các đơn vị từ vựng các quy tắc thành lập câu,
phát âm, ý nghĩa ngôn ngữ của câu.
+ Khả năng ngôn ngữ học xã hội: liên quan đến việc nắm cách sử dụng ngôn
8

ngữ xã hội phù hợp trong các bối cảnh ngôn ngữ xã hội khác nhau, nổi bật là sự phù
hợp về nội dung ngữ nghĩa (thái độ, hành động, lời nói và mệnh đề) sự phù hợp về
hình thức biểu hiện (ví dụ, ngữ vực, biểu hiện phi lời nói và ngữ điệu)
+ Khả năng diễn ngôn: liên quan đến việc nắm cách thức kết hợp và lý giải nội
dung và hình thức để có được diễn ngôn nói hoặc viết ở các thể loại khác nhau bằng
cách sử dụng.
 Các phương tiện nối để liên kết các hình thức phát ngôn (ví dụ: đại từ, từ
nối, cấu trúc đổi….)
 Các quy tắc mạch lạc nhằm tổ chức nội dung (ví dụ: phép lặp, phép triển
khai, tính nhất quán, tính quan yếu và sự ăn khớp về ý)
+ Khả năng chiến lược: liên quan đến việc nắm các chiến lược lời nói và cử chỉ.
 Để lấp chỗ trống (breakdown) trong giao tiếp do không đủ khả năng hoặc do
hạn chế về thực hành (ví dụ: các chiến lược như sử dụng từ điển, giải ngữ, cử chỉ)
 Để đẩy mạnh hiệu quả của giao tiếp (ví dụ: sự nhấn nhá cố ý để tác động gây
ấn tượng)
Như vậy, có thể thấy khái niệm khả năng giao tiếp của Canale & Svain (1980)
và của Hedge (2000) gần như tương tự nhau. Chỉ có một điểm khác biệt. Khả năng
ngôn ngữ học xã hội trong quan niệm của Canale & Svain (1980) bị loại và thay vào
đó là khả năng ngữ dung (Hedge, 2000). Ngữ dụng học bao gồm sự nghiên cứu về
việc lý giải và sử dụng phát ngôn phụ thuộc như thế nào vào tri thức về thế giới hiện
thực.
+ Người tham gia giao tiếp sử dụng và hiểu như thế nào về các hành động, lời
nói.
+ Cấu trúc của câu bị ảnh hưởng như thế nào bởi mối quan hệ giữa người nói
và người nghe. Ngữ dụng học đôi khi đối lập với ngữ nghĩa học ngành học nghiên
cứu nghĩa không trong mối quan hệ với người sử dụng và chức năng giao tiếp của
câu.
Điều thú vị là Hedge (2000) còn nhắc đến một số nghiên cứu, đề nghị đưa khả
năng trôi chảy vào thành một thành tố của khả năng giao tiếp.
Theo các học giả này khả năng trôi chảy gồm ba loại trôi chảy:

9
+ Trôi chảy về ngữ nghĩa: kết nối với các mệnh đề, các hành động với lời nói.
+ Trôi chảy về từ vựng - cú pháp: kết nối các thành tố cú pháp và từ.
+ Trôi chảy về phát âm: kết nối các phân đoạn lời nói.
Có thể nói khả năng trôi chảy chủ yếu mang các thuộc tính của khả năng diễn
ngôn. Từ cách trình bày khả năng lưu loát trình bày trên có thể thấy các nhà nghiên
cứu gắn khả năng lưu loát trực tiếp với việc dạy kỹ năng dịch nói (kỹ năng sản sinh
ngôn ngữ) và hướng vào việc rèn luyện kỹ năng diễn ngôn cho người học.
1.4. Phiên dịch và loại hình phiên dịch
Suy nghĩ về phiên dịch loại hình phiên dịch và các phẩm chất cần có của phiên
dịch viên
Ngày nay, phiên dịch ngày càng trở thành một nghề phổ biến và là một phần
không thể thiếu trong giao tiếp của con người ở khắp mọi cấp độ. Ngày càng có
nhiều người làm phiên dịch trong các cơ quan nhà nước và chính phủ, các tổ chức
phi chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân. Mặc dù số lượng phiên dịch trên khắp
thế giới không đáp ứng nổi nhu cầu về dịch vụ phiên dịch, nhưng con so này đang
tăng lên. Như chúng ta đã biết trong chính mỗi loại hình phiên dịch đều có những
quan niệm về những loại hình phiên dịch khác, như:
- Chỉ các phiên dịch viên hội nghị mới thực hiện phương pháp dịch đuổi.
- Chỉ các phiên dịch viên tòa án mới phải quan tâm đến các khía cạnh đạo đức
như lòng tin và sự công bằng.
- Các phiên dịch viên cộng đồng thì thường không chuyên nghiệp và trình độ
học vấn có giới hạn.
- Các phiên dịch viên hội nghị thường phiên dịch cho các diễn giả có địa vị và
trình độ học vấn cao nên họ thường được chuẩn bị tài liệu trước trong một thời gian
dài.
- Chỉ các nhà phiên dịch cộng đồng mới phải đối mặt với sự khác biệt về văn
hóa.
*Việc đề cập sau đây về các loại hình phiên dịch khác nhau sẽ xóa bỏ những
quan niệm trên. Phiên dịch có thể được hiểu một cách đơn giản như sau : “ Trước

tiên, người phiên dịch phải lắng nghe, rồi phân tích, và thấu hiểu được lời người
10
nói, rồi sau đó tổng hợp thành bài nói ở dạng ngôn ngữ khác ( Jones, 1996:6 ). Danh
sách sau đây, mặc dù không chính xác lắm nhưng cũng đã đưa ra được một số loại
hình phiên dịch thường gặp trong các văn bản. Ở mỗi loại hình phiên dịch phải thực
hiện những công việc đã kể trên.
3 loại hình phiên dịch đầu tiên được phân loại dựa vào cách thức làm việc, và
các loại hình còn lại được phân loại dựa trên bối cảnh.
- Dịch nối tiếp (Consecutive interpreting): với loại hình này người dịch đợi
cho người nói kết thúc mới bắt đầu dịch. Theo như trích dẫn của Seleskovitch
(1978a), trong quá trình dịch nối tiếp người dịch không bắt đầu dịch cho đến khi
người nói dừng nói, vì thế có nhiều thời gian để phân tích toàn bộ thong tin và nhờ
đó hiểu thông tin dễ dàng hơn. Vì người dịch và người nói làm việc trong cùng một
phòng và người nói dừng nói trước khi người dịch bắt đầu dịch, nên người nói sẽ
nói trực tiếp với người nghe và người dịch thực sự trở thành người nói.
- Dịch thầm (Whispered interpreting): còn được gọi là cách dịch khi không có
các thiết bị hỗ trợ cho phương thức dịch đuổi thì người dịch sẽ dịch thầm vào tai
một hoặc tối đa là hai người cần dịch vụ dịch thuật (Jones, 1998:6).
- Dịch hội nghị (Conference interpreting): giúp cho những người tham gia
trong một cuộc họp đa quốc gia có thể giao tiếp được với nhau trong một bối cảnh
trang trọng mà không cảm thấy rào cản về ngôn ngữ (GSTL, 1998a:6). Một số tác
giả còn coi dịch hội nghị như một loại hình dịch đuổi (dịch cabin). Theo
Jones(1998), ngày nay hầu hết các hội nghị đều sử dụng hình thức dịch đuổi mặc dù
vậy các phiên dịch viên vẫn phải chuẩn bị để có thể sử dụng phương pháp dịch nối
tiếp.
- Dịch hội thảo (Seminar interpreting): Thuật ngữ này được đưa ra bởi bộ
Ngoại giao của Mỹ để chỉ loại hình phiên dịch diễn ra trong các cuộc họp và các hội
nghị nhỏ. Gonzalez, etal (1991:28) khẳng định rằng “ sự khác nhau cơ bản giữa
dịch hội nghị và dịch hội thảo là quy mô tổ chức của hội nghị ”.
- Dịch song song hay dịch hộ tống ( Escort interpreting): để chỉ các dịch vụ

dịch thuật dành cho các nguyên thủ quốc gia, các ủy viên ban quản trị của công ty,
các nhà đầu tư, các quan sát viên hoặc những người đến giám sát công trường xây
11
dựng. “ Dịch song song thường diễn ra trong bầu không khí tự do thoải mái, trong
các bối cảnh khác nhau từ các cuộc họp trang trọng tới các chuyến du lịch của các
công ty và các bữa tiệc cocktail. Phương thức được sử dụng thường xuyên trong
loại hình phiên dịch này là dịch nối tiếp và mỗi lần chỉ dịch một vài câu ”
(Gonzalez, etal, 1991:28).
- Dịch cho các phương tiện thông tin đại chúng (Media interpreting): thuật ngữ
tổng hợp này dùng để chỉ loại hình phiên dịch cho các cuộc họp báo, cho sự xuất
hiện trước công chúng, các cuộc phỏng vấn, cũng như là dịch cho các bộ phim,
băng đĩa, băng đĩa ghi hình các cuộc họp và các chương trình phát thanh và truyền
hình (GSTL,1998b).
- Dịch tòa án (Court interpreting): hay còn gọi là dịch luật pháp hay dịch pháp
lý. Để chỉ các dịch vụ phiên dịch cho các tòa án luật pháp hay bất cứ trường hợp
nào có liên quan đến luật pháp. Theo Gonzalez etal (1991).
- Dịch luật pháp (Legal interpreting) là loại hình phiên dịch sử dụng trong bối
cảnh luật pháp như: tòa án hoặc các văn phòng luật sư, nơi mà một số quá trình và
hoạt động liên quan đến luật pháp được tiến hành. Dịch luật pháp được chia thành
các loại nhỏ dựa theo bối cảnh luật pháp (1) dịch cân luật pháp và (2) dịch luật pháp
hoặc những loại hình thông thường cũng được coi là dịch tòa án. Ở một số cơ quan
thực thi pháp lý, có một sự khác biệt rất lớn giữa các nhà phiên dịch tòa án, những
người mà làm việc cho các phiên tòa xử án tội phạm và dân sự ở các tòa án luật
pháp và các phiên dịch cho các phiên tòa hành chính, những người cung cấp dịch vụ
phiên dịch cho các phiên tòa được tiến hành bởi bồi thẩm đoàn luật pháp hành chính
dưới sự giám sát của các cơ quan chính phủ. Hầu hết các trường hợp dịch luật pháp
đều dùng phương thức dịch đuổi, mặc dù vậy phương thức dịch nối tiếp vẫn là
phương thức được lựa chọn trong lời khai nhân chứng (Gonzalez etal, 1991).
Nhưng ở các quốc gia khác, cac phiên tòa xử án hầu hết thích sử dụng phương thức
dịch nối tiếp (Driesen, 1989; Tsuda, 1995).

- Dịch kinh doanh (Business interpreting): còn được gọi là dịch thương mại.
Gentile etal (1996) định nghĩa thuật ngữ này như sau: Với nghĩa hẹp, thuật ngữ này
để chỉ loại hình phiên dịch cho hai hoặc nhiều người thảo luận các vụ làm ăn thông
12
qua phiên dịch viên. Tuy nhiên với nghĩa rộng thì dịch kinh doanh bao gồm tất cả
các tình huống dịch thuật bên ngoài các mục phúc lợi xã hội, y tế, luật pháp. Dịch
kinh doanh không bao gồm các tình huống thể hiện sự khác nhau về quyền lực và
địa vị trong xã hội, ví dụ của các bối cảnh dịch thuật này là: nghệ thuật, thể thao, du
lịch và giải trí, các cuộc đàm phán bằng phát minh và sáng chế, các cuộc họp đoàn
đại biểu chính phủ. Một bối cảnh khác, nơi mà các dịch vụ phiên dịch ngày càng
được sử dung thường xuyên là nơi làm việc, vì ông chủ và người giám sát nói ngôn
ngữ chính thức của quốc gia, còn công nhân và nhân viên nói ngôn ngữ khác, đây
cũng được coi là loại hình dịch kinh doanh, và nó cũng có sự khác nhau về quyền
lực. Frishberg (1986) báo cáo rằng các phiên dịch viên ngôn ngữ cử chỉ ngày càng
tham gia nhiều hơn vào các bối cảnh dịch thương mại vì vị trí xã hội giữa chủ, công
nhân và những người đối thoại ngày càng công bằng hơn. Dịch kinh doanh có thể là
dịch nối tiếp hoặc là dịch đuổi.
- Dịch y tế (Medical interpreting) còn được coi là dịch cho các dịch vụ chăm
sóc sưc khỏe và dịch cho các bệnh viện. theo Frishberg (1986:115), “Bối cảnh của
dịch y tế bao gồm rất nhiều tình huống từ việc chuẩn đoán bệnh hàng ngày giữa các
bác sĩ, các thủ tục cấp cứu, các lớp hướng dẫn chuẩn bị trước khi sinh nở tới các hỗ
trợ cho các phòng xét nghiệm phức tạp.” Các chuyên gia cũng coi dịch cho các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe về tinh thần là một loại hình nhỏ của dịch y tế. Cũng có nước
đã đưa ra một loại hình nhỏ khác là dịch y tế - luật pháp dùng để chỉ các loại dịch
thuật cho các bác sỹ tiến hành các cuộc kiểm tra y tế vì mục đích thu thập các bằng
chứng cho các vụ việc có liên quan đến luật pháp như các trường hợp đòi bồi
thường tai nạn công nghiệp và các vụ khiếu kiện tai nạn cá nhân. Cuộc thi cấp bằng
cho các phiên dịch viên y tế - luật pháp bao gồm một cuộc kiểm tra các kỹ năng
dịch đuổi, mặc dù vậy dịch nối tiếp vẫn được xem là tiêu chuẩn của loại hình y tế.
Tổ chức dịch thuật y tế ở một số nước đưa ra các tiêu chuẩn để hành nghề phiên

dịch đã khẳng định rằng nếu người phiên dịch đuổi giỏi thì sẽ sử dụng phương thức
này trong các trường hợp quan trọng để người nói không bị cắt ngang (ví dụ: các
cuộc phỏng vấn bệnh tâm thần, hoặc các giai đoạn tình cảm cao trào.)
- Dịch giáo dục (Educational interpreting): loại hình này trở thành lĩnh vực
13
chuyên môn hóa cao, đặc biệt là giữa các phiên dịch viên ngôn ngữ cử chỉ
(Frishberg, 1986; Aguirre etal, 1997). Loại hình phiên dịch này bao gồm phiên dịch
trong các lớp cho các sinh viên không hiểu được bài giảng do sự khác biệt ngôn ngữ
và phiên dịch giữa giáo viên và phụ huynh, cho các cuộc họp của ban giám hiệu,
các buổi kỷ luật. Tùy từng trường hợp mà sử dụng loại hình dịch nối tiếp hoặc loại
hình dịch đuổi.
- Dịch qua điện thoại (Over- the- Phone interpreting): còn được gọi là dịch từ
xa, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các loại hình phiên dịch qua điện thoại, khi
mà cả người phiên dịch và cac bên tham gia không ở cùng một địa điểm (Heb and
Qian, 1997). Các phiên dịch viên qua điện thoại thường làm việc trong các bối cảnh
y tế, dịch vụ xã hội, kinh doanh và pháp luật. Hiện tại loại hình dịch thuật qua điện
thoại sử dụng phương thức dịch nối tiếp, nhưng khi công nghệ viễn thông ngày
càng phát triển thì phương thức dịch đuổi vẫn thịnh hành hơn.
- Dịch cộng đồng (Community interpreting) có lẽ đây là thuật ngữ gây nhiều
tranh cãi nhất được sử dụng để phân biệt sự khác nhau giữa các loại hình dịch thuật
(Mikkelson, 1996a and b; Roberts, 1994) thuật ngữ này để chỉ dịch vụ phiên dịch
giúp cho những người không thông thạo ngôn ngữ chính thức của quốc gia có thể
giao tiếp với những người cung cấp dịch vụ công cộng để dễ dàng tiếp cận các dịch
vụ như luật pháp y tế, giáo dục, các cơ quan chính phủ và các dịch vụ xã hội một
cách đầy đủ và công bằng nhất (Carretal, 1997). Loại hình dịch thuật này còn được
gọi là dịch liên lạc (Liaison interpreting) có ít nhất 3 người tham gia đối thoại, dịch
đối thoại (dialogue), dịch giao tiếp (Contact interpreting), các dịch vụ công cộng
(public service) và dịch văn hóa (cultural interpreting). Nhưng liệu đây có phải là
những từ đồng nghĩa hay không khi mà có rất ít sự đồng nhất về định nghĩa của
thuật ngữ này (Gentile etal, 1996; Carr etal, 1997). Trước đây các phiên dịch viên

cộng đồng thường được coi là không chuyên nghiệp, có thiện ý nhưng là những cải
cách lầm đường lạc lối (Gonzalez etal, 1991:29) nhưng ngày nay họ ngày càng
được công nhận là các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Một số tác giả còn coi
dịch cộng đồng như một thuật ngữ hình chiếc ô bao gồm cả dịch tòa án và dịch y tế
(Mikkelson, 1996 b), trong khi những người khác (chủ yếu là các phiên dịch viên
14
tòa án) thì lại coi nó như một loại hình riêng biệt. Một số nguồn tài liệu còn khẳng
định dịch cộng đồng thường sử dụng phương thức dịch nối tiếp (Gentile, 1997),
nhưng thực tế dịch đuổi thường được sử dụng khi các nhà phiên dịch có khả năng
sử dụng phương thức đó và khi các tình huống cho phép sử dụng phương thức đó
(Gentile etal,1996), Gentile(1997) đã thể hiện sự thất vọng của mình về sự không
chính xác của thuật ngữ dịch cộng đồng và thể hiện sự ủng hộ sử dụng thuật ngữ
dịch liên lạc bởi vì nó miêu tả rõ hơn loại hình phiên dịch này và ông cũng cho rằng
việc tiếp tục sử dụng thuật ngữ dịch cộng đồng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu
ngược lại. Dịch cộng đồng vẫn bị coi là loại hình dịch thuật xếp thứ 2 không đáng
được quan tâm về địa vị xã hội, trình độ học vấn, tiền lương và sự nghiên cứu, cơ
bản là vì thuật ngữ này không diễn tả bối cảnh có thể được công nhận như một lĩnh
vực của phiên dịch. Ngoài ra thuật ngữ “cộng đồng” còn gây ra sự mập mờ. Có thể
hiểu là cộng đồng tham dự một hội nghị, cộng đồng dân cư của một khu vực, cộng
đồng người cùng quan tâm đến một vấn đề, hoặc là cộng đồng những người cùng
nói một ngôn ngữ nào đó. Tuy nhiên thuật ngữ dịch cộng đồng lại là thuật ngữ được
sử dụng phổ biến nhất.
1.5. Các phẩm chất cần có của phiên dịch viên
Ngoài việc phân biệt các loại hình phiên dịch, các phẩm chất của người phiên
dịch cũng là vấn đề cần chú trọng. Nghiên cứu về các tài liệu dịch thuật cho thấy, có
rất nhiều sự trùng lặp trong việc miêu tả một phiên dịch viên lý tưởng, bất kể là
phiên dịch tòa án, phiên dịch y tế, hay phiên dịch hội nghị. Các phẩm chất sau đây
đưa ra bởi rất nhiều tác giả, và được coi là cần thiết đối với một phiên dịch giỏi:
- Kỹ năng tiếng (Language skill): Ngay cả những người không thuộc chuyên
môn cũng nhận thấy rằng người phiên dịch phải cực kỳ thông thạo ngôn ngữ làm

việc của mình để có thể dịch một cách chính xác mặc dù họ đánh giá thấp mức độ
thành thạo đó. Các tác giả viết về các loại hình phiên dịch, từ dịch hội nghị (Sele
Skovitch, 1978a; Jones 1998), đến dịch tòa án (Gonzalez etal, 1991), hay dịch cộng
đồng (Frishberg, 1986; Gentile etal, 1996) cũng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ. Đồng thời họ cũng không tán thành với quan
điểm rằng ngôn ngữ chỉ là nhân tố không thể thiếu để nắm vững các kỹ thuật dịch.
15
- Kỹ năng phân tích (Analytical skill): Gonzalez etal (1991:363) khẳng định
rằng kỹ năng phân tích là kỹ năng quan trọng nhất của người phiên dịch tòa án, và
đối với loại hình phiên dịch đuổi, “nó cần thiết đến nỗi nó được coi như bản chất
của quá trình phiên dịch chứ không phải là một chiến thuật phụ trợ”. Viết về phiên
dịch hội nghị, Jones (1998) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích bài
nói trước khi dịch. Đối với dịch vụ phiên dịch cho các phương tiện truyền thông đại
chúng, khả năng phân tích cũng được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để dánh giá
mức độ tài giỏi của người phiên dịch.
- Kỹ năng nghe và nhớ lại (Listening and recall skills): Gentile etal (1996:44)
cho rằng “để dịch được hiệu quả người phiên dịch cần phải có khả năng nghe hiệu
quả. Rất nhiều tác giả khác cũng định nghĩa kỹ năng nghe đặc biệt này là “nghe chủ
động” và còn chỉ ra rằng “khả năng nghe chú ý, chủ động này tương đối khác với
những loại hình nghe khác, và để có được kỹ năng này thì người phiên dịch phải
học tập và rèn luyện” Jones, 1998:14). Khả năng nhớ và nhớ lại cũng được xem là
cần thiết đối với hầu hết các chuyên gia dịch thuật, bất kể ở loại hình dịch thuật nào.
Seleskovitch (1978a:34) tiếp tục khẳng định rằng “ khả năng nghe và hiểu là hai
khả năng không thể tách rời. Khả năng này là chức năng của khả năng kia”. Có
được trí nhớ tốt thật sự là rất cần thiết đối với các phiên dịch tòa án, những người
luôn phải học thuộc lòng các thông tin của ngôn ngữ đích, và thậm chí cả các yếu tố
ngôn ngữ tương đương: nhân tố khiến cho công việc của các phiên dịch tòa án khó
khăn hơn công việc của các phiên dịch hội nghị là ở chỗ trong quá trình dịch các
phiên dịch tòa án không được loại bỏ các thông tin không có ngữ nghĩa như ngập
ngừng hoặc nói loanh quanh bởi vì các thông tin này phải được đưa vào ngôn ngữ

đích tương đương với ngôn ngữ nguồn”.
- Kỹ năng giao thiệp xã hội (Interpersonal skills): đây là phẩm chất cực ký
quan trọng đối với các phiên dịch viên cho các dịch vụ xã hội vì họ phải thường
xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hơn là các phiên dịch viên hội nghị
(Roberts, 1994). Nhưng các phiên dịch viên hội nghị cũng được cho là nên phát
triển kỹ năng này vì như thế họ có thể giao thiệp với các đại biểu được tốt hơn
(Jones, 1998; Seleskovitch, 1987a). Mặc dù người ta quan niệm rằng phiên dịch
16
viên hội nghị là những người suốt ngày làm việc trong phòng kín với các quan chức
mặt lạnh, nhưng thực tế trong rất nhiều cuộc hội nghị các phiên dịch viên thường
giao tiếp trực tiếp với các đại biểu. Hơn nữa, những người tham dự hội nghị không
phải chỉ là các quan chức và các doanh nhân quốc tế, mà ở mọi tầng lớp xã hội với
những nghề nghiệp khác nhau, từ các công nhân nhà máy, tới các bà nội trợ, từ
nông dân đến những người tị nạn.
- Tư cách đạo đức (Ethical behavior): Mặc dù các quy tắc đạo dức của người
phiên dịch ảnh hưởng nhiều nhất đến công việc của phiên dịch viên làm việc trong
môi trường luật pháp, nhưng đạo đức vẫn là vấn đề quan tâm chính đối với tất cả
các phiên dịch viên (Frishberg, 1996; Susswan and Johson, 1996). Jones (1998) đã
miêu tả những tình huống tế nhị xuất hiện trong các cuộc hội nghị quốc tế, đòi hỏi
người phiên dịch phải hiểu thấu đáo vai trò của mình và đưa ra các quyết định đúng
đắn. Các phiên dịch viên y tế phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề liên quan đến sự
riêng tư của bệnh nhân.
- Kỹ năng thuyết trình (Speaking skills): Hầu hết mọi người đều cho rằng kỹ
năng thuyết trình khi xuất hiện trước một lượng lớn khán giả như: các cuộc họp của
các đại biểu, hội nghị, các cuộc họp báo, và diễn thuyết trước công chúng thực sự là
kỹ năng quan trọng trong đào tạo phiên dịch ở bất cứ loại hình phiên dịch nào
(Weber, 1984; Frishberg, 1986; Gonzalez etal, 1991). Tuy nhiên Gentile etal
(1996:47) đã chỉ ra rằng thậm chí những phiên dịch viên cộng đồng, những người
thường làm việc trong môi trường thân mật cũng cần phải có khả năng diễn đạt ý
tốt. “Kỹ năng nói tốt là phải có giọng nói tốt, phải biết lựa chọn các thành ngữ, từ

vựng và cụm từ để đưa vào bài nói” vì vậy cả lời nói và cách trình bày lời nói đều
đóng vai trò rất quan trọng giúp cho công việc phiên dịch đạt hiệu quả tốt một cách
toàn diện.
- Sự hiểu biết về văn hóa (Cultural Knowledge): Hầu hết mọi người đều thừa
nhận rằng các phiên dịch viên làm việc trong môi trường y tế và các dịch vụ xã hội
cần phải nhận thức sâu sắc những sự khác biệt về văn hóa, vì thế mà thuật ngữ “
phiên dịch viên văn hóa” được sử dụng rất phổ biến ở Canada, mặc dù vậy rất nhiều
người không hài lòng về những việc làm mà các phiên dịch viên làm với sự hiểu
17
biết ấy (Carr etal, 1997). Các phiên dịch viên tòa án cũng phải quan tâm đến văn
hóa, tuy nhiên khả năng của họ trong việc giúp cho khách hàng hiểu về sự khác biệt
văn hóa là có giới hạn (Gonzalez etal, 1991). Tuy nhiên khi các phiên dịch viên hội
nghị cũng cho rằng họ không chỉ là các nhà ngôn ngữ mà còn là cầu nối giữa các nền
văn hóa, thì rất nhiều nhà phiên dịch không đồng tình. Seleskovitch (1978 a&b;
Seleskovitch and Lederer, 1984) đã viết tổng quát hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hóa. Có lẽ Jones(1998:4) kết thúc được vấn đề này tốt nhất khi cho rằng “trong
tất cả các công việc, phiên dịch viên hội nghị phải là cầu nối giữa các nền văn hóa,
xóa bỏ sự khác biệt về tư tưởng làm chia rẽ những người tham gia hội nghị.
- Kiến thức chuyên môn (Subject Knowledge): Mặc dù các phiên dịch viên
chuyên nghiệp thường phàn nàn rằng: khách hàng của họ không hiểu được là họ cần
chuẩn bị trước tài liệu và hiểu một chút ít về vấn đề được thảo luận trong cuộc họp
là để họ có thể dịch chính xác hơn. “Không cần phải hiểu, chỉ cần dịch nó”, nhưng
tất cả các chuyên gia dịch thuật đều công nhận rằng phiên dịch viên cần phải nắm
được các thuật ngữ kỹ thuật và nội dung của các vấn đề có liên quan.
Vì thế rõ ràng rằng đối với một số mức độ nào đó, tất cả các phiên dịch viên
phải tập trung vào các phẩm chất đã liệt kê trên bất kể là ai dịch và dịch ở đâu. Thực
tế rằng rất nhiều cá nhân đi làm phiên dịch mà trong bối cảnh nào đó không có
những phẩm chất trên thì không có nghĩa là họ không cần những phẩm chất đó, mà
chỉ đơn giản vì các khách hàng sử dụng dịch vụ phiên dịch không đúng giá, không
đúng tầm quan trọng của những phẩm chất đó. Vậy nếu tất cả các phiên dịch viên

đều thực hiện một nhiệm vụ thì tại sao lại có sự khác biệt về trình độ giáo dục, tiền
lương, vị thế giữa những người phiên dịch như thế. Những sự khác nhau này là
nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn giữa công việc phiên dịch và những người phiên
dịch. Phiên dịch hội nghị là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao bởi vậy các phiên
dịch viên phải trải qua các khóa đào tạo dài hạn và rèn luyện các kỹ năng có tính
chuyên môn cao để có thể làm việc được cho các tổ chức quốc tế, các thể chế chính
trị và cho các cá nhân có tính chọn lọc cao. Vì vậy, các phiên dịch viên hội nghị
xứng đáng được trả lương cao, được khách hàng và đồng nghiệp tôn trọng.
Đối lập với trường hợp trên, chúng ta còn có một cách tiếp cận khác để phân
18
loại các loại hình phiên dịch. Các loại hình phiên dịch liệt kê trong phần vừa rồi
được phân loại dựa vào bối cảnh, cách thức phiên dịch và chủ đề của các sự kiện do
các nhà phiên dịch tổ chức. Bản thân các nhà phiên dịch có tầm ảnh hưởng rất lớn,
có thể hôm nay dịch cho hội nghị nhưng ngày mai lại dịch cho đoàn hộ tống, hoặc
ngày tiếp theo là dịch cho phiên tòa xử án. Vì vậy, nếu có ai đó nói mình làm phiên
dịch hội nghị thì điều đó không có nghĩa là chỉ làm phiên dịch hội nghị. Với nghề
phiên dịch, ngôn ngữ là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình
phiên dịch. Ngoài ra sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: trình
độ giáo dục đào tạo, quan điểm của từng cá nhân và thị trường lao động tại địa
phương. Vậy nên một phiên dịch viên tiếng Anh, Pháp và Đức có nhiều cơ hội lựa
chọn hơn phiên dịch viên tiếng Somali, và mặc cho phiên dịch viên người Somali
rất giỏi chuyên môn nhưng họ cũng không có nhiều cơ hội được phiên dịch cho hội
nghị hay cho các cuộc đàm phán kinh doanh. Tóm lại, việc phân loại các loại hình
phiên dịch này không chỉ gây ra sự hiểu lầm cho những người sử dụng dịch vụ
phiên dịch, mà còn gây ra các cuộc tranh luận giữa cac phiên dịch viên. Điều này đã
được đề cập đến trong dẫn chứng của Gentile(1997:111) về loại hình phiên dịch
cộng đồng.
Alexiera(1997) đã phản đối cách phân loại truyền thống các loại hình phiên
dịch chỉ dựa vào một đặc tính đơn lẻ vì như thế thì rất là hạn chế. Bà tán thành việc
sử dụng hướng tiếp cận nhiều đặc điểm để phân loại, điều này một cách tình cờ đã

loại bỏ cách phân loại theo thứ bậc ở phần trên. Một số đặc điểm nữa nên xem xét là
những yếu tố có trong các tình huống giao tiếp như: Ai nói, nói với ai, nói về cái gì,
ở đâu, khi nào, và tại sao (mục đích), hơn là chỉ xem xét đến các đặc điểm trình bày
bài nói về thời gian và sự hợp tác về không gian giữa những người tham gia tình
huống giao tiếp, và cũng phải quan tâm đến cả nội dung của các văn bản, không
những chỉ xem xét đến những chủ đề (để trả lời những câu hỏi ở trên) hay xem xét
sự khác biệt giữa “tổng thể” và “bộ phận” (đưa ra bởi Salevsky) mà còn xem xét
xem văn bản được viết theo dạng nào, giống văn bản nói hơn hay văn bản viết hơn,
và mối quan hệ giữa các văn bản. Alexiera cũng tiếp tục lưu ý rằng trong cuộc sống
hiện thực, các sự kiện có sự tham gia của các phiên dịch thường quá phức tạp đến
19
nỗi không thể phân loại một cách dễ dàng. Bà cũng tán thành cách tiếp cận xem các
sự kiện giống như “những gia đình” trong đó có các thành viên trụ cột, và các thành
viên thứ yếu liên kết lại với nhau tạo thành nền tảng vị trí vững chắc trong mọi lĩnh
vực, trong mọi mảng đề tài…”(156). Sau đó bà cũng chỉ ra các đặc điểm mà dựa
vào đó để định nghĩa dịch thuật.
• Cách thức trình bày và làm việc.
• Những người tham gia trong các sự kiện do phiên dịch viên tổ chức.
• Loại văn bản và chiến lược xây dựng văn bản.
• Sự hạn chế về thời gian và không gian.
• Mục tiêu của các sự kiện do phiên dịch viên tổ chức. Các sự kiện này có thể
đánh giá theo mảng đề tài phổ biến và các đặc trưng văn hóa với những phạm vi
sau:
- Khoảng cách xa và gần giữa người nói, người nghe và người phiên dịch.
- Sự liên lạc và không liên quan của người nói.
- Sự bình đẳng, sự phụ thuộc lẫn nhau và không bình đẳng, quyền lực (liên
quan đến địa vị xã hội, vai trò và giới tính của người nói, người nghe, cũng như là
người dịch trong một số trường hợp).
- Bối cảnh trang trọng và bối cảnh thân mật (liên quan đến số lượng người
tham gia, mức độ riêng tư và mức độ quan trọng)

- Văn bản viết và văn bản nói.
- Hợp tác (trực tiếp và không hợp tác) gián tiếp (liên quan đến các chiến lược
đàm phán).
- Mục đích chung và mục đích đối lập.
Hướng tiếp cận này giúp cho việc phân loại các loại hình phiên dịch trong các
tình huống đời thực trở nên chính xác hơn. Vì thế mà các thuật ngữ rộng như “dịch
các phương tiện truyền thông đại chúng” không thể nói về sự không thông thạo của
người phiên dịch, mà sử dụng bản mẫu của Alexiera. Ta thấy rằng, một phiên dịch
dịch trong cuộc họp báo tại đại hội thể thao Olympic cũng có nghĩa là đang thực
hiện nhiệm vụ liên quan đến dịch hội nghị, nhưng nếu dịch trong buổi phỏng vấn
ngôi sao điện ảnh cho tạp chí thì lại không thuộc loại hình phiên dịch này. Tương tự
20
như thế, nếu phiên dịch viên tòa án dịch trong buổi khiếu kiện công khai nơi mà các
vị quan tòa ngồi trên ghế cao, những người bị khiếu kiện thì lắng nghe những lời
dịch thầm, thì sẽ thực hiện những nhiệm vụ rất khác với kiểu dịch cho luật sư và
khách hàng trong nhà tù, hoặc sự chất vấn nhân chứng của bồi thẩm đoàn trong quá
trình xét xử. Các đặc điểm như: khoảng cách xa và gần, bối cảnh quan trọng và thân
mật, mục đích chung và mục đích đối lập, đều góp phần làm sáng tỏ bản chất của
tình huống giao tiếp. Tất nhiên cải cách mà các đặc tính này được áp dụng vào các
sự kiện khác nhau do phiên dịch viên tổ chức phù thuộc vào mục đích của các nhà
nghiên cứu. Để trả lời cho câu hỏi đặt ra ở trên, người ta đã thực hiện xa hơn nữa
cách tiếp cận của Hexieva bằng cách đưa ra thêm một số nhân tố ngoại cảnh. Yếu tố
ngoại cảnh chứ không phải là yếu tố bản chất đã gây ra sự khác biệt về thu nhập,
điều kiện làm việc và địa vị xã hội của người phiên dịch. Tôi sẽ xem xét đến một số
yếu tố sau đây:
+ Địa vị của ngôn ngữ mà những phiên dịch sử dụng.
+ Môi trường của các sự kiện là đa ngôn ngữ hay song ngữ, và phiên dịch viên
phải cùng dịch trực tiếp hay gián tiếp.
+ Mức độ đòi hỏi và cho phép người phiên dịch chuẩn bị tài liệu.
+ Tài liệu được lựa chọn.

+ Thị trường việc làm tại địa phương
+ Quy mô địa điểm tổ chức của các sự kiện.
* Địa vị ngôn ngữ: địa vị ngôn ngữ của người phiên dịch trong xã hội ảnh
hưởng đến địa vị xã hội.
Nhân tố này liên quan đến đặc điểm "bất bình đẳng - quyền lực" đưa ra bởi
Alexieva (1997). Hãy xem xét ví dụ này:
Một phiên dịch viên làm việc trong Hội đồng Liên hợp quốc sẽ phiên dịch cho
một số nhân vật quyền lực nhất thế giới và ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc
là ngôn ngữ của những quốc gia quyền lực nhất thế giới. Vì vậy điều kiện làm việc
của các phiên dịch ở đây tật tuyệt vời, và đây là công việc có địa vị xã hội. Trong
khi đó, các phiên dịch viên hội nghị ở Đài Loan cũng sử dụng hai ngôn ngữ của
Liên hợp quốc (tiếng Anh và tiếng phổ thông Trung Quốc) nhưng lại có địa vị xã
21
hội tương đối thấp. Điều đó một phần là bởi tiếng Anh là ngôn ngữ có quyền lực,
được ưa chuộng và giảng dạy rộng rãi, nên họ thích sử dụng chút tiếng Anh họ biết
hơn là phải phụ thuộc vào phiên dịch, để khoe khoang với bạn bè và để khỏi mất
mặt khi phải thuê phiên dịch. Bởi thế cũng cần xem xét đến thái độ của mọi người
đối với ngôn ngữ được sử dụng trong các sự kiện diễn ra ở nơi đó.
Ngoại trừ tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở Mỹ, thì phần lớn các thứ tiếng
khác dùng trong phiên dịch cộng đồng (bệnh viện, các cơ quan cung cấp dịch vụ xã
hội, các trung tâm tị nạn,…) đều có địa vị xã hội tương đối thấp và hạn chế phổ biến
(Contile etal, 1996) và các phiên dịch viên cho các tòa án thì làm việc trong những
điều kiện tồi tàn. Thật nực cười khi các nghiên cứu uyên thâm nhất, xuất sắc nhất về
dịch thuật ở Mỹ lại được thực hiện bởi các nhà phiên dịch bằng ngôn ngữ cử chỉ
(Patue, 1993, Roy 1989; Cokely, 1984), thế nhưng dịch thuật bằng ngôn ngữ cử chỉ
vẫn chưa được công nhận những đóng góp mà bây giờ một số loại hình dịch thuật
bằng ngôn ngữ nói được hưởng. Rất nhiều ngôn ngữ cử chỉ được những người điếc
trên thế giới sử dụng đều là những ngôn ngữ có địa vị xã hội thấp. Thực tế gần đây
rất nhiều nhà ngôn ngữ đã thừa nhận vị trí của ngôn ngữ này trong xã hội, nhưng
nhìn chung thì công chúng không thuộc chuyên môn vẫn không nhận thức được sự

phức tạp của ngôn ngữ này (Faisherg, 1986). Vì vậy những công việc liên quan đến
dịch thuật cho người điếc (không xem xét đến bối cảnh, sự phức tạp của tình huống
giao tiếp) đều bị đánh giá chỉ thấp như các ngôn ngữ thiểu số trong xã hội.
* Môi trường dịch thuật đa ngôn ngữ, phương hướng dịch thuật liệu có phải
việc các nhà phiên dịch sử dụng nhiều ngôn ngữ hoặc chỉ biết sử dụng hai ngôn ngữ
sẽ là một nhân tố nữa để phân biệt sự khác nhau giữa một công việc có địa vị cao và
một công việc có địa vị thấp hơn. Các nhân viên phiên dịch cho các tổ chức quốc tế
như liên minh Châu âu và các tổ chức của Mỹ phải có khả năng sử dụng được hai
thứ tiếng trở lên nhưng nhìn chung họ chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên trong môi
trường dịch hội nghị nhìn chung các cuộc họp chỉ sử dụng hai thứ tiếng và các
phiên dịch viên chỉ làm việc với hai thứ tiếng đó (Tomes 1998). Không phải cứ
phiên dịch viên nào chỉ dịch một hướng với hai thứ tiếng sẽ mất uy tín bởi vì nếu
tính chuyên môn trong công việc của họ càng cao thì họ càng được trọng vọng (như
22
trường hợp các phiên dịch viên hội nghị ở Nhật Bản) (Inggs, 1998) báo cáo rằng các
phiên dịch tòa án ở Châu Phi thường phiên dịch với nhiều thứ tiếng nhưng trong
một số trường hợp họ chỉ phải dịch một chiều với hai thứ tiếng, các phiên dịch viên
ở đó không phải kiểm tra năng lực vì cả ngôn ngữ, cả những người cần dịch vụ
phiên dịch cũng như các phiên dịch viên không được coi trọng ở Châu Phi.
* Chuẩn bị tài liệu: Mức độ cho phép phiên dịch viên chuẩn bị tài liệu trước
chứng tỏ mức độ quan trọng của dịch vụ phiên dịch mà khách hàng cần. Công ước
về điều kiện chung của công việc được thông qua bởi tổ chức các nhà phiên dịch
quốc tế đã khẳng định rằng: để chuẩn bị thuật ngữ và kỹ thuật các nhà tổ chức phải
gửi cho các nhà phiên dịch toàn bộ tài liệu (bao gồm: chương trình, kế hoạch và
biên bản của cuộc hội thảo lần trước, các bản báo cáo, etc…) dưới dạng một ngôn
ngữ được sử dụng trong cuộc họp đó sớm nếu có thể, nhưng không quá 15 ngày
trước khi bắt đầu cuộc hội thảo. Tất nhiên quy tắc này không phải bao giờ cũng
được thực hiện ở mọi cuộc hội thảo, nhưng nó được chấp nhận như là kế hoạch
chuẩn bị trong các cuộc hội thảo quốc tế. Các nhà tổ chức hội thảo và các đại biểu
đã quen với yêu cầu này và nhìn chung họ đều chấp hành vì họ đánh giá cao các bản

dịch chính xác. Trái ngược với điều này, Tseng (1992) lại báo cáo rằng các nhà
phiên dịch hội thảo ở Đài Loan thường bị gây khó khăn khi họ cố gắng lấy tài liệu
trước. Các phiên dịch viên toà án cũng phàn nàn một số vấn đề khi họ cố gắng
chuẩn bị tài liệu đầy đủ (Gonzalek Clal, 1991, Gentile etal, 1996). Các luật sư và
bác sĩ đặc biệt không cho phép các nhà phiên dịch xem tài liệu của họ vì vấn đề bảo
mật nhưng ở tòa và những nơi chăm sóc sức khoẻ nơi mà nghề phiên dịch được coi
là chuyên nghiệp thì yêu cầu về tài liệu của họ cũng được xem trọng.
* Sự chọn lựa phiên dịch viên: ở thị trường phiên dịch nơi mà khách hàng
thường xuyên sử dụng cá dịch vụ phiên dịch và yêu cầu cao về tiêu chuẩn của các
dịch vụ phiên dịch thì nghề này mang tính cạnh tranh cao. Để được chọn lựa các
phiên dịch viên phải thể hiện hết năng lực của mình để cạnh tranh, như ở tổ chức
phiên dịch chuyên nghiệp: các thành viên được tổ chức này lựa chọn là các nhà
phiên dịch có bề dày kinh nhiệm các cử nhân phiên dịch được đào tạo bởi một
trường Đại học nổi tiếng được coi là thành viên của nhóm dịch thuật ưu tú nhất, địa
23
vị của người phiên dịch trong thị trường khắc nghiệt như thế này phản ánh tính
chọn lọc của quá trình đi xin việc. Mặt khác các khách hàng không thường xuyên sử
dụng các dịch vụ phiên dịch thì không có khả năng chọn lọc bởi vì họ không biết
hỏi câu hỏi gì và không có tiêu chuẩn nào để đánh giá như bằng cấp, trình độ học
vấn. Tseng (1992) đã khẳng định đây là tình trạng chính xảy ra ở Đài Loan và rất
nhiều học giả khác cũng phàn nàn về việc thiếu các tiêu chuẩn để chọn lọc phiên
dịch viên trong thị trường lao động (Robent, 1997; Nicholson and Mantinsen, 1997,
Martina, 1997, Szokodzinska 1997) Tseng (1992:100-101) cũng báo cáo rằng trong
số 24 phiên dịch hội ngị tham gia phỏng vấn ở Đài Loan chỉ có 6 người được đào
tạo nghiêm túc về phiên dịch trong thời gian 2 năm, 11 người ít hơn 6 tháng và 5
người còn lại không qua đào tạo. Bởi vì thiếu các tiêu chuẩn chung để đánh giá
trình độ học thức của người phiên dịch, nên các chương trình đào tạo cấp bằng
trong đó người phiên dịch phải vượt qua các kỳ thi kiểm tra năng lực, đã phát triển
ở rất nhiều nơi. Đây là phương tiện giúp cho các khách hàng tiềm năng có thể lựa
chọn được những phiên dịch viên tài giỏi nhất. Tuy nhiên, việc thiếu các chương

trình đào tạo để giúp cho các thí sinh chuẩn bị cho các kỳ thi đã gây ra tỷ lệ trượt rất
cao (Gonzaler etal, 1991) Lascar, 1997). Một cái vòng luẩn quẩn đã được tạo ra, vì
bị trả lương thấp và phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn khiến cho các phiên
dịch viên tương lai cảm thấy không mấy mặn mà với việc đầu tư cho các khoá đào
tạo dài hạn, và kết quả là các trường đại học, cao đẳng cũng không có động lực để
thành lập ra các chương trình này.
* Thị trường làm việc tại địa phương: Các nhân tố như kinh tế, dân số, chính
trị và văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi khu vực nới các phiên dịch viên làm việc ảnh
hưởng rất lớn tới sự lựa chọn nghề nghiệp. Ví dụ như một phiên dịch hội nghị biết
sử dụng cả 3 thứ tiếng Pháp, Đức, Anh có thể kiếm được rất nhiều việc làm ở châu
Âu, nhưng ở Mỹ thì lại không được.
Vào cuối những năm 70, nhu cầu về phiên dịch viên tiếng Hmong/Anh tăng
vọt vì lúc đó rất nhiều dân tị nạn là người dân tộc thiểu số Lào sang định cư ở bang
Minnesota, nhưng về sau này, khi những dân nhập cư già đi, và thế hệ mới ra đời
được học tiếng Anh thì nhu cầu này không còn nữa (Interpreten Standards Adusory
24
Committee 1998).
Một cuộc xung đột quốc tế hoặc một bộ luật được thông qua cũng tạo nên nhu
cầu rất lớn về phiên dịch viên ở một ngôn ngữ nào đó và ở một toà án nào đó, như
trường hợp dân tị nạn Ctuatemalan ở Mỹ đột nhiên phản đối sự trục xuất của chính
phủ Mỹ hoặc khi chính phủ Mỹ điều quân đội sang Somalia, mối quan hệ ngoại
giao giữa hai quốc gia bị gián đoạn có thể xoá sổ thị trường phiên dịch tiếng Anh và
tiếng Somalia. Khi việc làm khan hiếm, người phiên dịch phải tìm công việc khác
để kiếm sống, điều này làm mai một các kỹ năng của họ và họ không còn liên lạc
với các khách hàng tiềm năng (Tseng, 1992; Robents 1997). Tất cả các trường hợp
này đều ảnh hưởng đến nhu cầu về các dịch vụ phiên dịch Tseng, 1992; Robents
1997).
* Tổ chức và điều khiển: Cuối cùng, mức độ tổ chức và điều khiển của các tổ
chức đối với các phiên dịch viên cũng ảnh hưởng đến địa vị xã hội của họ. Tseng
(1992, 148) chỉ ra rằng vị trí của các phiên dịch viên hội nghị ở Đài Loan sẽ cao

hơn rất nhiều nếu họ thành lập một tổ chức phiên dịch chuyên nhiệp, vì các phiên
dịch viên dịch trong một hội nghị quốc tế có thể làm việc trong điều kiện tốt hơn
nhờ vào những đàm phán được thực hiện bởi các tổ chức dịch thuật chuyên nghiệp
trong quá khứ. Khi thảo luận về sự chuyên nghiệp hoá, nhìn chung ông lưu ý rằng
có thể đạt được uy tín nghề nghiệp nếu nắm giữ được thị trường lao động. Một
phương pháp đều có thể nắm giữ thị trường lao động là cố gắng liên hiệp với chính
phủ bằng cách ủng hộ các chính sách của chính phủ. Điều này được chứng minh là
đúng với trường hợp của các phiên dịch viên toà án ở Mỹ, luật pháp của quốc gia
này quy định rằng các phiên dịch viên làm việc trong các tòa án liên bang mà vượt
qua được kỳ thi kiểm tra năng lực sẽ lập tức được tăng lương và phạm vi quyền lực
thi hành pháp lý cũng được nâng lên cao, trái ngược hẳn với các đồng nghiệp trong
các tòa án tại các bang Gonzalez etal, 1991)
Kết luận: Tóm lại việc phân tích các loại hình phiên dịch khác nhau đã chỉ ra
rằng: cho dù có thuộc loại hình phiên dịch nào đi chăng nữa thì phiên dịch viên trên
toàn thế giới cũng đều thực hiện một công việc, đều phải có trình độ và năng lực.
Bản chất của phiên dịch không phải là yếu tố tạo ra sự khác biệt tương đối về điều
25

×