Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VẬN DỤNG SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP CỦA TRIẾT HỌC MÁCXÍT VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.8 KB, 12 trang )

GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
LỜI MỞ ĐẦU
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực:tự nhiên,xã hội và tư
duy con người.Trong hoạt động kinh tế,mặt trận cũng mang tính phổ biến,chẳng
hạn như cung-cầu tích lũy và tiêu dung,tính kế hoạch hóa của từng xí nghiệp,từng
công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn tồn tại
khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình
thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc
có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành
Trong việc phát triển,hoạt động của một doanh nghiệp để nâng cao lợi
nhuận.gặt hái những thành công to lớn thì trong những thành công đó luôn luôn
tồn tại những mâu thuẫn làm kiềm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Đòi hỏi
phải được giải quyết và nếu giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của kinh tế,quan điểm lý luận cũng
như làm rõ tư tưởng của V.I.Lênin về kết hợp các mặt đối lập trong quá trình phát
triển.Xác định những yêu cầu cơ bản,những giải pháp định hướng để nâng cao
hiệu quả kết hợp các mặt đối lập trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp
là tư tưởng xuyên suốt bài tiểu luận:” Lý luận về kết hợp giữa các mặt đối lập
và sự vận dụng tư tưởng này trong hoạt động kinh doanh ”
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách
“ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP
TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY”
do thầy làm tác giả đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận
Chân thành cảm ơn!
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG MÁCXÍT VỀ SỰ
KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
1.1 Tư tưởng biện chứng MÁCXÍT về sự kết hợp các mặt đối lập:
Nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, một
trong những giải pháp cần phải thực hiện là kết hợp biện chứng các mặt đối lập.


Đây là một giải pháp thực tiễn xuất phát từ việc vận dụng lý luận biện chứng
macxit về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Mac-Lênin luôn khẳng định mâu
thuẫn sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập, là nguồn
gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởng biện chứng của C.Mac,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của sự vận động,
phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn bên trong, các ông
luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề
thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập.
Về vấn đề dấu tranh giữa các mặt đối lập Mac và Ăngghen cho rằng, sỡ dĩ các
mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau vì bắt nguồn từ bản chất của các mặt đối lập.
Chính sự đối lập, trái ngược căn bản giữa các mặt, những yếu tố, những khuynh
hướng vận động trong một sự vật, hiện tượng đã tạo nên sự đấu tranh giữa chúng.
Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn cũng được chú ý xem xét,
với tư cách một phương diện trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập của mâu
thuẫn, sự thống nhất các mặt đối lập thể hiện tính ràng buộc, quy định lẫn nhau,
làm điều kiện cho sự tồn tại của nhau. Sẽ thật sai lầm nếu cho rằng các nhà lý luận
của chủ nghĩa Mac-Lênin chỉ coi trọng tới khía cạnh đấu tranh mà không coi trọng
sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Thậm chí Lênin đã khẳng định rõ ràng : “Có
thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi
phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm.” Đấu tranh là đấu tranh của
hai mặt đối lập trong thể thống nhất.
Thống nhất là sự thống nhất của hai mặt đối lập đang không ngừng bài trừ nhau,
đấu tranh với nhau. Nếu như chỉ có đấu tranh thì sự vật sẽ không có lý do để tồn
tại với tư cách là sự vật. Còn nếu chỉ có sự thống nhất thì sự vật không thể phát
triển được. Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua
tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như
sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. Trong lý luận biện chứng maxít, bên cạnh
vấn đề đấu tranh và thống nhất, thì vấn đề kết hợp giữa các mặt đối lập cũng được

chú trọng xem xét giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của
chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Có thể nói khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu
thuẫn biện chứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:
Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt ở góc độ bản thể luận, tức sự thống
nhất khách quan vốn có của chúng.Ở đây mâu thuẫn của sự vật được hiện ra với
tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối
lập.
Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận.ở
đây sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của
con người . Nhiệm vụ của chủ thể là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập
đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh.
Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn.Ở đây trên
cơ sở nhận thức sự thống nhất giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định,
chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải
quyết mâu thuẫn được tốt. Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
không phải là hành động được tiến hành với bất kì yếu tố, mặt đối lập nào, trong
bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động
mang tính chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể
hành động mà cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình vừa thống
nhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ
thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập
đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại
động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật khách quan của
xã hội.
Trong sự phát triển của xã hội, cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn
bó với nhau, đan xen nhau, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái
mới đối với sự phát triển xã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng,

kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về căn bản, kìm hãm sự phát
triển, song không vì thế mà không chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự
phát triển của xã hội. Do đó việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới –
với tính cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã
hội khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một
cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan.
Từ sự phân tích tư tưởng biện chứng macxit về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên
cho phép rút ra kết luận sau đây: “Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự
giác, tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn
xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể nhằm đem lại
lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực
lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở
nhận thức về tính thống nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này,
đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng”.
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận
thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn
cũng như không được tạo ra mâu thuẫn. Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát
triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách
giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối
lập theo chiều hướng phát triển. Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát
triển và biến hoá. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại
có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn
cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
Chương II:VẬN DỤNG SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI
LẬP CỦA TRIẾT HỌC MÁCXÍT VÀO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
2.1 Vai trò của những mặt đối lập:

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả
các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính
phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt
đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống
(sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn
bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối
quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
Theo Hồ Chí Minh thì:
“ Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã
có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải
điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ
thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ.
Phải đề ra cách giải quyết
Xung đột - mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, có thể xảy ra ở mọi cấp
độ trong một doanh nghiệp. Khi mâu thuẫn, xung đột không được giải quyết hay
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
giải quyết không thỏa đáng, sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy
thoái. Lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận diện được các mâu thuẫn, tìm ra nguyên
nhân và các bước giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất
Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung
đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có
thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn.
Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật
khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng
của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải
quyết mâu thuẫn

2.2 Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh:
- Mâu thuẫn giữa người lao động và người lao động:
+ Quyền lợi:
Hai người cùng làm một công việc,năng lực giống nhau nhưng trả mức lương
chênh lệch nhau.
Cùng làm công việc khác nhau,người làm ít người làm nhiều
+ Danh vọng:
Tranh giành quyền lực,danh vọng
Định hướng nghề nghiệp,cách thức làm việc.VD:người làm việc theo mục
tiêu,người làm việc theo tiến trình
+ Cá nhân:
Cá tính từng người khác nhau
Tư tưởng,nhận thức về xã hội khác nhau(2 thế hệ)=>không hợp tác cùng làm việc
Thiếu hiểu biết lẫn nhau
Do nhận thức, trình độ học vấn khác nhau
- Mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động
+ Nguyên nhân từ sếp
Bố trí và phân chia công việc không phù hợp
Thiếu thông tin đối với nhân viên mình
Phong cách quản lý độc đoán, thiên vị, chèn ép, thiếu công bằng
Khả năng giải quyết vấn đề của sếp
Can thiệp quá sâu vào chuyên môn của nhân viên=>nhân viên chán nản,không
phát huy được sáng tạo
+ Nguyên nhân từ nhân viên:
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
Thiếu sự tôn trọng, thiếu sự học hỏi
Cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ
Bất đồng trong quan điểm làm việc
- Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và khách hang:

+ Nguyên nhân:
Cả người mua và người bán luôn luôn muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Người
mua muốn mua rẻ nhưng nhiều quyền lợi trong khi người bán muốn bán ở mức giá
sao cho tối đa hóa lợi nhuận. Mâu thuẫn này quy định sự phát triển ở tất cả các
giai đoạn của quá trình giao dịch của hoạt động dịch vụ khách hàng nói riêng và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
2.3 Giải pháp giải quyết mâu thuẫn:
- Người lao động với người lao động
+ Đặt ra nội quy rõ ràng phù hợp với từng nhân viên,từng bộ phận trong
doanh nghiệp
+ Cho phép bên kia thỏa mãn mối quan ngại của họ và bỏ qua mối quan ngại
của mình
+ Tạo văn hóa doanh nghiệp
- Người sử dụng lao động và người lao động
+ Chủ động giải quyết các mâu thuẫn kịp thời. Công khai minh bạch dân chủ
+ Biết lắng nghe nhân viên mình
+ Bố trí công việc phù hợp với cá tính và năng lực của từng người
+ Có chế độ ưu đãi( tiền lương thưởng ,ngày nghỉ mát) phù hợp
+ Quan tâm đến những như cầu của người lao động( sinh nhật.hiếu hỉ … )
- Doanh nghiệp và khách hàng
+ Thu thập tin tức của khách hàng. Tin tức của khách hàng luôn thay đổi,
trong tình trạng động, cần phải lợi dụng cơ hội gặp gỡ để tận dụng thu thập
tin tức mới nhất của khách hàng như: Nhu cầu mới nhất của khách hàng,
tình hình thị trường tiêu thụ hàng hoá, tình hình biến động vốn v.v… Đồng
thời, còn phải điều tra một số công việc phục vụ các đối thủ cạnh tranh
đang triển khai như: Phương thức phục vụ, tình hình(các bước) phục vụ,
phẩm chất và yếu tố của người phục vụ.
+ Giới thiệu với khách hàng. Qua việc giới thiệu tin tức, doanh nghiệp làm
cho khách hàng hiểu hơn về một số tình hình của bản thân như: động thái
gần đây của doanh nghiệp, hình ảnh phát triển của doanh nghiệp. Điều đó

GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
giúp cho khách hàng thêm tin tưởng cũng có thể giới thiệu với khách hàng
những kinh nghiệm thành công của khách hàng khác, chỉ đạo khách hàng
kinh doanh.
+ Luôn đưa ra giá cả và sản phẩm phù hợp nhất đối với khách hàng.
2.4 Hướng giải quyết chung:
Vậy để kiểm soát được mâu thuẫn chúng ta phải làm gì? Các nhà quản lý có thể
đảm bảo chắc chắn rằng mâu thuẫn nội bộ không vượt quá tầm kiểm soát như thế
nào? Dưới đây là một số những phương thức cơ bản để quản lý và kiểm soát mâu
thuẫn:
- Bắt buộc hay cưỡng bức: Sử dụng quyền lực lãnh đạo để làm thỏa mãn mối
quan ngại của bạn mà không quan tâm tới mối quan ngại của bên kia.
- Giúp đỡ: Cho phép bên kia thỏa mãn mối quan ngại của họ và bỏ qua mối quan
ngại của bạn.
- Tránh né: Không quan tâm tới mâu thuẫn và không có bất kỳ hành động nào để
giải quyết mâu thuẫn đó cả.
- Thỏa hiệp: Hợp tác với bên kia để hiểu những mối quan ngại của họ, cố gắng
tìm ra cách giải quyết làm thỏa mãn cả hai bên.Có một cách khác để xem xét mâu
thuẫn đó là quyết định tầm quan trọng tương đối của vấn đề và xem xét phạm vi
mà sự ưu tiên, các nguyên lý, các mối quan hệ và giá trị đang bị đe dọa. Quyền lực
cũng là một vấn đề quan trọng, quyền lực hiện tại của bạn với vai trò là người lãnh
đạo so với những thành viên khác trong nhóm như thế nào?
Về nguyên tắc, hợp tác là phương thức giải quyết những vấn đề quan trọng, mặc
dù đôi khi ép buộc cũng có thể thích hợp nếu thời gian là vấn đề. Với những vấn
đề có tầm quan trọng ở mức bình thường, thỏa hiệp có thể tạo ra những giải pháp
nhanh chóng nhưng nó sẽ không làm thỏa mãn bên nào cả và cũng không đẩy
nhanh sự đổi mới, vì vậy có lẽ hợp tác là cách tốt hơn cả. Giúp đỡ là cách tiếp cận
tốt nhất, có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng mà không gây tổn hại tới mối quan
hệ.
GVHD:TS.Trn Nguyờn Ký

Tuy vy, mõu thun cng cú mt tớch cc ca nú. Nú cú th thỳc y s hp tỏc,
ci thin kt qu lm vic, y mnh s sỏng to v ci tin, xõy dng mi quan h
ng nghip sõu sc hn. Nh qun lý cng cú k nng gii quyt s khỏc bit v
s thay i m khụng to ra bt k mõu thun no thỡ nhúm lm vic v cụng ty
ca anh ta cng thnh cụng hn.
Kt lun
Mâu thuẫn là một hiện tợng khách quan phổ biến hình thành từ những
cấu trúc và thuộc tính trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, hiện tợng trong
bản thân thế giới khách quan do đó trong hoạt động thực tiễn phân tích từng
mặt độc lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể nhận thức đợc bản chất khuynh hớng
vận động, phát triển của sự vật hiện tợng.
Cần nắm vững nguyên tắc để giải quyết mâu thuẫn. Đó là sự đấu tranh
giữa hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ những cái cũ để thiết lập cái
mới tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh cần đợc
coi là chân chính khi nó thúc đẩy sự phát triển.
Trong t tng V.I.Lờnnin cng ũi hi s kt hp gia cỏc mt i lp
phi trờn c s thc hin tt s kim kờ,kim soỏt kinh doanh. Cú nh vy mi
va m bo thỳc y s phỏt trin ca kinh t,li va ngn chn nhng xung t
gõy suy yu trong kinh doanh.T tng V.I.Lờnnin ũi hi doanh nghip phi thc
hin tt cụng tỏc kim kờ,kim soỏt cỏc hot ng kinh doanh,buụn bỏn,sao cho
nhng hot kinh t ny luụn nm trong khuụn kh v quy o ca doanh
nghip.Núi cỏch khỏc, t tng kt hp cú nguyờn tc ch khụng phi vụ nguyờn
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
tắc,có điều kiện chứ không phải vô điều kiện.Có như vậy mới có thể gọi sự kết
hợp biện chứng.
Với sự phân tích trên đây, chúng ta có thể kết luận rằng:
” Tư tưởng kết hợp các mặt đối lập và sự vận dụng tư tưởng này trong hoạt động
kinh doanh “ là một vấn đề không dễ giải quyết. Tuy nhiên, với tính cách là hoạt
động tích cực, chủ quan của chủ thể, vận dụng sáng tạo phép biện chứng để giải
quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong qua trình hoạt động kinh doanh thì

việc làm sáng tỏ vấn đề này không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực
tiển quan trọng. Vấn đề này không chỉ góp phần làm nổi bật giá trị thực tiễn của
phép biện chứng duy vật mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
hiện nay.
GVHD:TS.Trần Nguyên Ký
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
KẾT LUẬN 10

×