Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân môn tập làm văn dạng bài tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.64 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 VÙNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN,
DẠNG BÀI TẢ CẢNH

Người thực hiện: Hà Thị Khoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nam Động
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC

Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở 4
trường Tiểu học Nam Động - Quan Hóa
2.3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm 6
văn dạng bài tả cảnh.
2.3.1.Biện pháp 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững qui 6
trình chung của dạng bài Tập làm văn tả cảnh
2.3.2. Biện pháp 2. Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý
7
2.3.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh biết tả cảnh bằng các giác quan 8
2.3.4. Biện pháp 4. Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ 9
thuật trong văn tả cảnh
2.3.5. Biện pháp 5. Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống và ứng xử 11
thân thiện với môi trường trong văn tả cảnh
2.3.6. Biện pháp 6. Rèn chữ viết cho học sinh
11
2.3.7. Biện pháp 7. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các từ, các ý tìm 12
được thành bài văn hoàn chỉnh
2.3.8. Biện pháp 8. Tăng cường và đổi mới cách thức chấm chữa bài 13
cho học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 15
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị

17
- Tài liệu tham khảo
- Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường, tiếng Việt tồn tại với tư cách vừa là một môn học, vừa
là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ,
kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, giao tiếp) có
vai trò ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học
sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì
khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng này là do sự thiếu hụt về vốn
sống, vốn ngôn ngữ. Để giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục vùng miền núi dân tộc, ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức dạy học
phù hợp thì ngôn ngữ là rào cản cần khắc phục một cách căn bản ngay từ cấp
Tiểu học. Trong đó, trọng tâm là phải tập trung vào việc phát triển các kĩ năng
sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho các em… [10]
Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí quan trọng. Nó không
chỉ quan trọng đối với các em khi còn học bậc Tiểu học mà còn là nền tảng
xuyên suốt trong các bậc học cao hơn và trong cả cuộc sống sau này của các em.
Khi đã diễn đạt lưu loát, cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từng cảnh vật, cuộc
sống xung quanh, các em sẽ thấy lạc quan, yêu cuộc sống hơn.
Là giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 5 nhiều năm, tôi nhận thấy
phân môn Tập làm văn là phân môn “khó dạy” trong các phân môn của môn
Tiếng Việt, nhiều giáo viên có tâm lí "ngại dạy" phân môn này, khi chọn các tiết
để thao giảng thường rất ít khi chọn những tiết Tập làm văn. Nguyên nhân là do
khi dạy phân môn Tập làm văn, ngoài năng lực hướng dẫn nó còn đòi hỏi giáo
viên phải ứng xử linh hoạt trong quá trình dạy. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có
tâm lí "ngại học", trong khi vốn từ của các em còn rất nghèo nàn. Đa số các em

không biết nên bắt đầu bài văn như thế nào? Không phân biệt được rõ ràng ranh
giới giữa ba phần của bài văn, chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ
trong khi làm bài như nhân hóa, so sánh, các từ đồng âm, từ láy, từ tượng thanh,
tượng hình ,khiến cho bài văn khô khan, mang tính chất liệt kê, hoặc lặp từ rất
nhiều. Phần lớn các em chưa hiểu hết nghĩa của các từ ngữ nên câu văn lủng
củng, nhiều em đưa cả văn nói vào văn viết, cả ngôn ngữ địa phương vào bài
làm…khiến bài văn trở nên thiếu logic, mạch lạc.
Trước tình trạng báo động học sinh ngày càng "ngại học" văn, với sự phát
triển bùng nổ của công nghệ thông tin như mạng Internet, nhiều học sinh chỉ học
mang tính đối phó bằng cách lên mạng Internet ghi nguyên những bài văn hay,
văn mẫu mà không chịu suy nghĩ, vận dụng thành văn của mình. Trong khi đó,
1


theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo, phân môn Tập làm văn ở
trường Tiểu học đang rất được coi trọng, thang điểm cho phân môn Tập làm văn
đã được nâng lên 8 điểm thay vì thang điểm 5 trong các bài kiểm tra định kỳ như
trước kia. Vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để giúp học sinh lớp 5
nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng hiểu được tầm quan trọng của
phân môn Tập làm văn, cảm thụ đúng nghĩa các từ ngữ, biết diễn đạt, dùng từ,
đặt câu, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn? Chính vì những lý
do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng
dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập làm dạng bài văn tả cảnh".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn ở lớp 5, từ đó đưa
ra được một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số học tốt phân
môn Tập làm văn dạng bài tả cảnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên, học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nam Động- huyện Quan
Hóa- Thanh Hóa.

- Nội dung chương trình, phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn
lớp 5 dạng bài tả cảnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát, điều tra.
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phân tích các bài văn mẫu.
- Phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu kết quả.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua tiết trả bài.
- Phương pháp tham khảo, trao đổi lấy ý kiến đồng nghiệp.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn miêu tả là một kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong chương
trình tiếng Việt cấp Tiểu học. Vì thế, trong chương trình Cải cách giáo dục trước
đây và Chương trình Tiểu học hiện nay, văn miêu tả đều được đưa vào giảng dạy
ngay từ lớp 2, lớp 3 nhằm rèn cho học sinh một số kỹ năng bộ phận, ban đầu,
giúp các em làm quen với dạng văn này. Lên đến lớp 4, lớp 5, học sinh sẽ được
rèn luyện những kỹ năng viết văn miêu tả ở mức cao hơn để từ đó có thể tạo lập
những văn bản miêu tả hoàn chỉnh, mang đạm dấu ấn cá nhân. [9]
Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề
Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định
hướng trong các đề bài. Các bài Tập làm văn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện

mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó
với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm
của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành
nhân cách tốt đẹp của trẻ. [7]
Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số, việc
hình thành và phát triển các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết giữ vị trí quan trọng
trong việc giúp các em trau dồi kiến thức và phát triển ngôn ngữ, luyện ngôn
ngữ và hiểu ngôn ngữ. Do đó việc dạy phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học
nói chung (bắt đầu từ lớp 2) và ở lớp cuối cấp nói riêng ngày càng được chú
trọng. Chính những bài viết từ phân môn Tập làm văn giúp các em hiểu biết
thực tế, kỹ năng sử dụng và có kiến thức sâu rộng về tiếng Việt.
Mục tiêu của việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là giúp các em
có kiến thức về văn học, rèn luyện bốn kỹ năng, đặc biệt kỹ năng viết đúng, viết
hiểu, viết logic, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách
cho học sinh. Tập làm văn là tổng hợp các kiến thức kỹ năng của các phân môn:
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả. [1]
Nội dung dạy văn miêu tả trong sách tiếng Việt lớp 5 thể hiện rõ quan
điểm tích hợp; phần văn tả cảnh nói riêng, phân môn Tập làm văn nói chung đều
có sự gắn bó chặt chẽ với chủ điểm tuần học, với các phân môn học khác của
môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu. Ví
dụ: Gắn với chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, học sinh được làm quen với văn
tả cảnh qua bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" [6]…Một số ngữ liệu
dùng trong phân môn Luyện từ và câu có tác dụng rất tốt đối với việc dạy học
3


văn tả cảnh.
Ví dụ: Mẫu chuyện "Bầu trời mùa thu" [6] giúp học sinh mở rộng vốn từ
và quan sát cách dùng các từ chỉ thiên nhiên trong văn tả cảnh...[8]
* Những từ ngữ tả bầu trời.

- Bầu trời mùa hè "rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa".
- Còn buổi sáng tháng chín thì bầu trời rất đẹp, "được rửa mặt sau cơn
mưa"; "bầu trời xanh biếc", "bầu trời ghé sát mặt đất", có "những đám mây xám
đang từ phương Bắc trôi tới"…
* Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự so sánh khi lũ trẻ cảm nhận bầu trời
thu: "Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao".[4]
Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5 đang ở thời kỳ
đầu của tuổi dậy thì nên các em có nhiều thay đổi về tâm lý và hành động. Khả
năng chú ý thiếu tập trung, ham chơi và lơ là trong học tập. Đặc biệt là học sinh
dân tộc thiểu số, các em còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ, khi chuyển từ ngôn ngữ
địa phương sang ngôn ngữ chung (Tiếng việt) các em khó diễn đạt, ít hiểu nghĩa,
nên dẫn đến những bài văn tả cảnh thiếu sáng tạo, khô khan, nghèo nàn về ý,
vụng về trong cách dùng từ đặt câu…
Vì vậy việc hướng dẫn học sinh biết làm một bài văn tả cảnh có đầy đủ ba
phần, diễn đạt trôi trảy, trình bày rõ ràng mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Góp phần nâng cao trình độ tư duy khi viết văn, tạo nền tảng cho các em học tốt
môn Ngữ văn ở các lớp trên và có vốn từ phong phú cho cuộc sống sau này là
vấn đề quan trọng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ở trường Tiểu
học Nam Động- Quan Hóa
2.2.1. Về phía giáo viên
+ Về ưu điểm: Giáo viên được phân công giảng dạy và chủ nhiệm ở khối
lớp 5 đều là những giáo viên có trình độ trên chuẩn, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở lớp 5.
Giáo viên dạy đúng chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ
năng, soạn bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp.
+ Về hạn chế: Sách giáo viên là tài liệu để tham khảo nhưng khi thiết kế
bài dạy, nhiều giáo viên còn phụ thuộc tài liệu này và rập khuôn theo giáo án cũ.
Thiếu tính sáng tạo, chưa có sự đầu tư, tìm tòi dẫn đến việc truyền đạt lúng túng
về phương pháp và nội dung.

4


Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa đúng với đặc trưng của bộ
môn, chưa dẫn dắt gợi mở cho học sinh tìm ra những từ, ý hay trong Tập làm văn.
Một số giáo viên vốn từ, vốn Tập làm văn chưa nhiều, ít quan tâm đến
việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của
từng đối tượng được tả. Giáo viên chưa tìm hiểu hết vốn sống, đặc điểm văn
hóa, địa lý vùng miền của các em.
Việc chấm chữa bài của nhiều giáo viên còn mang tính hình thức, chưa
nhận xét cụ thể những mặt được và chưa được ở mỗi bài văn. Tiết trả bài chưa
được coi trọng mà coi đây là tiết "không có gì để dạy", giáo viên chỉ nhận xét
đánh giá sơ sài.
- Chưa tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho các em vào phân môn Tập làm
văn. Học sinh ít hoặc không được liên hệ thực tế với môi trường xung quanh.
2.2.2. Về học sinh
- Năm học 2016- 2017 khối lớp 5 của trường Tiểu học Nam Động có 4
lớp ở 4 điểm trường với 46 học sinh (không có học sinh khuyết tật). Các em đều
đi học đúng độ tuổi. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số có 44 em chiếm 96%,
học sinh dân tộc Kinh có 2 em chiếm 4%.
Lớp 5A do tôi chủ nhiệm có 12 học sinh. Học sinh dân tộc thiểu số có 10
em chiếm tỉ lệ 83%, học sinh dân tộc Kinh có 2 em chiếm tỉ lệ 17%. Các em đều
là con em nông dân, đa số là hộ nghèo và hộ cận nghèo, bố mẹ lo kiếm sống, ít
quan tâm đến việc học của con em mình.
Một số ưu, nhược điểm trong học phân môn Tập làm văn.
+ Ưu điểm: Một vài em đã biết viết bài văn ít lỗi chính tả, đủ bố cục của
phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn tả cảnh nói riêng.
+ Nhược điểm: Phần đa các em không đọc kỹ đề bài, không nắm vững
yêu cầu của đề.
Bước lập dàn ý sơ sài, nhiều em chưa nắm vững hoặc bỏ qua bước lập dàn

ý, không đọc lại bài văn khi hoàn thành.
Khi tả cảnh chỉ chú ý đến tả cảnh thiên nhiên chưa chú ý đến cảnh vật,
con người.
Học sinh dùng từ đặt câu chưa logic, chưa sáng tạo, còn mang tính liệt kê,
không biết lựa chọn từ ngữ để tả, nhớ đến đâu tả đến đó.
Diễn đạt như văn nói, đưa cả từ ngữ địa phương vào bài văn.
Trong bài văn không biết dùng các biện pháp nghệ thuật, chưa biết bộc lộ
5


cảm xúc dẫn đến bài văn khô cứng.
Rất nhiều học sinh viết câu chưa thành thạo nên đặt dấu câu tùy tiện, làm
sai lệch nghĩa của câu.
Do đặc thù ngôn ngữ địa phương, ở nhà các em giao tiếp chủ yếu bằng
tiếng mẹ đẻ, khi đến trường các em chuyển sang giao tiếp bằng tiếng phổ thông,
nên nhiều từ khiến các em không biết diễn đạt như thế nào trong cả văn nói và
văn viết. Đó là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn.
Trước thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy, cuối tháng 9 tuần 4
tôi đã tổ chức cho lớp tôi làm bài tập kiểm tra Tập làm văn dạng bài tả cảnh.
Đề bài: Tả ngôi nhà của em.
Tôi cho học sinh làm bài nghiêm túc, chấm đúng thực tế và thu được kết
quả như sau:

Lớp

5A

Sĩ số

12


Số bài đạt mức Số bài đạt mức Số bài chưa hoàn
hoàn thành tốt
hoàn thành
thành
SL

TL

SL

TL

SL

TL

0

0%

4

33%

8

67%

Với kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành còn quá thấp,

không có học sinh hoàn thành tốt.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò,
trách nhiệm của người giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi đã thực hiện các
biện pháp sau đây, nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp.
2.3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn
dạng bài tả cảnh
2.3.1. Biện pháp 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình
chung của dạng bài Tập làm văn tả cảnh
Thông thường để viết một bài văn ở lớp 5 thường trải qua các qui trình sau:
+ Tìm hiểu xác định yêu cầu của đề, quan sát đối tượng được tả, lập dàn
ý, viết bài văn hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm qua tiết trả bài. Cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề
Trước hết giáo viên cần cho học sinh đọc đề nhiều lần. Xác định rõ đề bài
thuộc thể loại văn gì ? Đối tượng miêu tả là cảnh gì ? Ở đâu ? Phạm vi không
gian, thời gian làm toát lên cảnh đó, phần nào là trọng tâm giáo viên cần nhấn
6


mạnh và gạch chân các từ ngữ của phần đó. Bước tìm hiểu đề cần được coi trọng
để giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề.
Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả.
Quan sát từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần…
Quan sát bằng các giác quan, lưu ý đến các yếu tố: màu sắc, hình ảnh, âm
thanh…
Bước 3: Lập dàn ý
Lập dàn ý là bước có vai trò quan trọng, là khâu quyết định nội dung bài
văn. Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm
của đề bài. Muốn lập dàn ý đạt yêu cầu tốt các em phải có vốn từ phong phú,
biết cách quan sát, sắp xếp, chọn lọc ý. Sắp xếp nội dung theo từng phần của dàn
ý. Điều quan trọng khi lập dàn ý các em phải xác định được đâu là trọng tâm của

đề.
Ví dụ: Khi tả cảnh cơn mưa, thì trọng tâm của đề là tả cơn mưa còn tả
cảnh vật, con người, cây cối chỉ là phụ giúp bài văn thêm sinh động.
Điều này rất khó với học sinh dân tộc thiểu số vì thế người giáo viên cần
tập cho các em lập dàn ý theo mức độ từ dễ đến khó (lập dàn ý dựa trên kết quả
quan sát và câu hỏi định hướng rồi mới đến lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát).
Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng bài làm
của các em. Tránh bài văn viết không logic, lan man, lặp ý, lặp từ…
Bước 4: Viết bài văn hoàn chỉnh
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý được
lập, học sinh viết thành câu văn, đoạn văn, rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh với
cách trình bày sạch đẹp, rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, bài văn có hình ảnh
có cảm xúc.
Bước 5: Đọc soát bài văn
Để tránh những sơ xuất trong việc dùng từ đặt câu và rèn cho các em tính
cẩn thận. Giáo viên cần tập cho các em có thói quen đọc soát lại bài trước khi
nộp.
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý
Văn tả cảnh là văn vẽ lại những đặc điểm nổi bật của cảnh vật, giúp người
đọc, người nghe hình dung các đối tượng được tả như tận mắt nhìn thấy, sờ thấy.
+ Quan sát theo trình tự không gian:
7


Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải hoặc ngược lại.
+ Quan sát theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì tả trước. Cái gì xảy sau (có sau) thì tả
sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm văn tả cảnh vật hay tả cảnh sinh
hoạt.

+ Quan sát theo tâm lý:
Khi quan sát cần thấy đặc điểm riêng nổi bật, gây hứng thú và gây cảm
xúc nhất thì tả trước, các cảnh vật khác tả sau.
Ví dụ: Đề bài: Tả một cơn mưa.
Trước tiên tôi hướng dẫn các em quan sát bầu trời rồi chọn các từ ngữ tả
phù hợp với thời điểm đó:
* Cơn mưa bắt đầu đến:
- Mây: Các từ tả mây; mây đen xám xịt, nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy
trời…
- Gió: Thổi mạnh, thổi giật, gió ào ào, gió rít lên từng hồi…
* Cơn mưa đến:
- Tiếng mưa lúc đầu: Lách tách, lẹt rẹt, lẹt đẹt…
Cơn mưa to dần, tiếng mưa khác hơn: Rào rào, mưa ù ù, mưa đồm độp,
mưa đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
- Tiếng nước chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, giọt ngã,
giọt ngửa .
- Tiếng sấm, chớp: đùng đùng, rạch ngang trời.
Những từ ngữ tả con vật, bầu trời:
+ Trong mưa: lá đào, lá chuối,…vẫy tai run rẩy. [7]
Chú ong thợ ướt đẫm cánh bay về tổ, mối già, mối trẻ bay cao.
- Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẩm đen kịt.
+ Sau cơn mưa: trời sáng dần, rạng dần. Chim bay ra hót, gà mẹ tục tục
đàn con. Bầu trời cao và trong vắt. Mọi người vội vã trở lại với công việc.
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh biết tả cảnh bằng các giác
quan
Để giúp bài văn có hồn hơn, tôi gợi ý hướng dẫn các em biết tả bằng các
8


giác quan như:

Ví dụ: Đề bài: Tả cảnh bản làng buổi sáng
Tả bằng mắt (thị giác) thấy những giọt sương long lanh xen giữa các giọt
nắng mai, tỏa những ánh hào quang lấp lánh.
-Tả bằng thính giác (tai nghe) tiếng hạt sương rơi tí tách, tiếng chim chào
bình minh.
- Tả bằng khứu giác (bằng mũi): ngửi thấy mùi khói cay nồng của khói
bếp, mùi xôi nếp thơm.
- Tả bằng xúc giác (cảm nhận bằng làn da): cảm thấy sự mát lạnh của làn
gió ban mai.
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ
thuật trong văn tả cảnh
Để giúp học sinh dân tộc thiểu số hiểu nghĩa của từ, biết cách chọn từ ngữ
và sắp xếp các từ ngữ, sử dụng các giác quan để quan sát là điều rất khó khăn
đối với các em. Vì vốn từ của các em ít, còn nhiều hạn chế vì thế trong mỗi tiết
Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả tôi luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao vốn
từ cho các em.
Làm thế nào để học sinh biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài
văn tả cảnh. Tôi hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ, lựa chọn và sử dụng các
ngôn ngữ như: tính từ chỉ màu sắc, hình khối… các từ tượng thanh, tượng hình,
các phép so sánh, nhân hóa…Bằng cách thông qua các bài tập đọc, các đoạn văn
tả cảnh như “Vịnh Hạ Long”, “Kỳ diệu rừng xanh”, “Bầu trời mùa thu”. Số
lượng từ ngữ miêu tả trong các bài này rất phong phú, cách sử dụng lại rất sáng
tạo. Khi dạy các bài Tập đọc này, tôi thường chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một,
hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi
dùng chúng.
Ví dụ: Trong bài "Kì diệu rừng xanh", tác giả thấy vạt nấm rừng như một
"thành phố nấm"; mỗi chiếc nấm như một "lâu đài kiến trúc tân kì". [7]
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm cho câu văn sinh
động hơn. Sau mỗi tiết Tập đọc tôi cho học sinh trao đổi, ghi lại những hình ảnh,
câu văn miêu tả hay. Ngoài ra, tôi luôn khuyến khích học sinh tự tích lũy vốn từ

cho mình bằng cách thường xuyên đọc sách, báo rồi ghi vào sổ tay văn học của
mình. Cuối mỗi tuần trong tiết sinh hoạt, tôi cho các tổ tự thống kê, bình bầu cá
nhân, tổ ghi được nhiều từ mới, từ hay. Như vậy mới giúp học sinh nhớ được các
từ ngữ, các hình ảnh, thậm chí cả câu văn hay của các bài Tập đọc đó.
9


Dạy phân môn Luyện từ và câu cũng tạo cho học sinh ý thức sử dụng
ngôn ngữ khi viết văn tả cảnh là cách để các em hiểu rõ từ, mở rộng chúng khi
dùng những từ gần nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Khi dạy bài "Luyện tập về từ nhiều nghĩa" tôi nêu lên cho học sinh
thấy cũng là từ “chín” còn có hàng loạt từ ngữ khác: chín vàng, chín học sinh,
chín chắn…. Mỗi từ đều mang nét nghĩa riêng.
Việc học và mở rộng từ láy cũng có ý nghĩa tích cực với việc tích luỹ vốn
từ ngữ tả cảnh của học sinh.
Ví dụ: "Tả cơn mưa" tôi gợi ý cho các em sử dụng các từ láy như: xối xả,
ào ào, ầm ầm, đùng đùng…
Khi học sinh có được vốn từ rồi, tôi hướng dẫn các em cần trau chuốt, lựa
chọn từ ngữ, hình ảnh sao cho phù hợp với dạng văn tả cảnh. Việc xác định một
từ ngữ hay hình ảnh phải tìm tòi, chọn lọc thì hình ảnh, từ ngữ đó mới thích hợp,
mới gợi cảm.
Song song với việc hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ tôi hướng dẫn
học sinh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bài văn tả cảnh.
Để viết một đoạn văn hay, một bài văn hấp dẫn đòi hỏi trong từng đoạn
văn phải có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,… thì
bài văn mới sinh động. Việc hướng dẫn các em biết sử dụng các biện pháp nghệ
thuật trong văn tả cảnh là rất cần thiết. Tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng
một số biện pháp nghệ thuật sau:
* Sử dụng biện pháp so sánh:
"So sánh là đối chiếu 2 sự vật hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào

đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm".[5]
Phần lớn học sinh dân tộc thiểu số không biết sử dụng biện pháp so sánh
trong khi làm văn.
Ví dụ: Khi tả về "cổng trường" trong đề bài "Tả ngôi trường của em".
Các em thường tả "cái cổng to, đứng ngang đường" hoặc "hai cái cánh cổng màu
xám, mở ra đóng vào". Ngôn ngữ của các em rất mộc mạc. Nhưng để sinh động
hơn, tôi gợi ý để các em biết dùng biện pháp so sánh như: Hai cánh cổng màu
xám lúc nào cũng mở rộng như vòng tay người mẹ chào đón những đứa con thân
yêu đến trường.
Bên cạnh đó, tôi thường lấy những đoạn văn hay trong các bài tập đọc có
sử dụng biện pháp so sánh để các em học tập…
Ví dụ: Bài: "Một chuyên gia máy xúc" …"mái tóc vàng óng ửng lên như
10


một mảng nắng" ; bài "Mùa thảo quả": "Thảo quả như đốm lửa hồng", … [6]
* Sử dụng biện pháp nhân hóa
Trước tiên tôi cho học sinh ghi nhớ sử dụng "biện pháp nhân hóa là dùng
từ ngữ tả người để gọi tên đồ vật, cây cối…biến những vật vô tri vô giác thành
những vật có hồn, có suy nghĩ, hành động như con người". [5]
Ví dụ 1: Khi tả "dòng suối" trong đề bài: "Hãy tả dòng suối quê em", tôi
hướng dẫn các em sử dụng biện pháp nhân hóa để dòng suối trở nên có hồn.
Như: Dòng suối gác mình lên những gối đá, rồi đưa cánh tay mềm mại vuốt
nhẹ những ngọn cỏ hai bên bờ như muốn dặn dò người ở lại, để rồi nó lại vui
mừng hòa mình vào khúc sông trở về với mẹ biển bao la.
Ví dụ 2: …Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ,
mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng
mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức
bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu
mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ…[3]

Tôi cho các em tự lấy ví dụ, giáo viên quan sát nhận xét, bổ sung những
chỗ chưa được để tránh tình trạng lặp từ hoặc các em rập khuôn theo mẫu.
Qua mỗi ví dụ học sinh thấy được cái hay của những đoạn văn có sử dụng
biện pháp nghệ thuật. Từ đó, các em rèn thói quen sử dụng thường xuyên biện
pháp này trong tập làm văn nói chung và trong văn tả cảnh nói riêng.
Như vậy, khi làm Tập làm văn dạng bài tả cảnh, tôi thường gợi ý dẫn dắt
học sinh để các em tự suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc của mình trước đối tượng được
tả, để bài văn không khô khan mà tràn đầy cảm xúc, hấp dẫn người đọc, người
nghe.
2.3.5. Biện pháp 5: Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống và ứng xử
thân thiện với môi trường trong văn tả cảnh
Vì đây là phân môn Tập làm văn nên ngoài việc cung cấp cho học sinh
bốn kỹ năng cơ bản như: nghe- nói- đọc- viết. Thì cần lồng ghép để giáo dục các
em có kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử thân thiện với môi trường.
Ví dụ trong đề: "Tả dòng sông quê em". Tôi giáo dục cho các em kỹ năng
giữ vệ sinh nơi công cộng, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, tai nạn
thương tích… nhất là mùa nước lũ và mùa hè khi các em thường ra sông, suối
tắm…
2.3.6. Biện pháp 6: Rèn chữ viết cho học sinh
Một bài văn hay, ý đẹp nhưng chữ viết sai nhiều lỗi chính tả hoặc chữ viết
11


chưa đẹp sẽ gây phản cảm cho người đọc. Vì vậy tôi luôn nhắc nhở các em
thường xuyên luyện chữ viết thông qua tất cả các môn học.
Bước 1: Giúp học sinh nắm chắc quy định viết chữ hoa, chữ thường.
Bước 2: Thường xuyên rèn chữ viết đúng mẫu ở mọi lúc mọi nơi.
Bước 3: Phân công học sinh viết chữ đẹp ngồi gần những học sinh viết
còn hạn chế để các em học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, uốn nắn chỉ ra các lỗi mà các em hay

mắc phải để sửa chữa kịp thời.
2.3.7. Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các từ, các ý tìm được
thành bài văn hoàn chỉnh
- Dựa vào các ý đã lập được tôi hướng dẫn học sinh viết từng đoạn: Mở
bài, thân bài và kết bài. Yêu cầu viết đoạn, viết câu, liên kết các câu chặt chẽ và
chính xác mà các em đã học trước đó.
+ Đoạn mở bài thường dẫn người đọc vào bài.
Khi viết đoạn mở bài tôi hướng dẫn học sinh cần giới thiệu được nội dung
định tả, lựa chọn một trong hai cách mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp.
Cảnh đó ở đâu? Em tả nó vào thời điểm nào…?
Ví dụ: Tả cơn mưa.
Các em phải xác định được tả cơn mưa vào thời điểm nào? (Tả cơn mưa
vào buổi sáng sớm khi em bắt đầu đi học cách mở bài sẽ khác với tả cơn mưa
vào giữa trưa nắng hoặc chiều tối).
Ví dụ: Mở bài trực tiếp của đề: Tả cảnh cơn mưa vào buổi sáng.
Cơn mưa đến nhanh quá, ánh bình minh chưa kịp bừng sáng thì cơn mưa
đã ập xuống.
Mở bài gián tiếp của đề: Tả cơn mưa.
Đám mây xám xịt từ đâu kéo về phủ kín cả bầu trời. Gió cuồn cuộn thổi.
Bụi bay mù mịt. Rồi, những hạt mưa mát lạnh từ trên trời bất ngờ lao xuống.
* Với hai cách mở bài khác nhau, tôi gợi ý để học sinh nhận thấy cái hay
cái đẹp ở mỗi cách, đặc biệt cách mở bài gián tiếp.
+ Đoạn thân bài: "Đây là phần trọng tâm của một bài văn, một thân bài
sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu đặt ra ở phần đề bài
thì chưa phải là một bài văn hay". [5]
Để xây dựng một thân bài tốt tôi hướng dẫn học sinh: bám sát vào dàn bài
12


chi tiết; dùng các từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật. Sử dụng các từ

ngữ, dấu câu, để liên kết câu, liên kết đoạn. Điều này gặp không ít khó khăn với
học sinh dân tộc thiểu số. Để đạt được hiệu quả không phải ngày một, ngày hai
mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Vì thế tôi tự nhắc mình cần kiên trì, nhẫn
nại, uốn nắn, hướng dẫn cho các em ở mọi lúc, mọi nơi đặc biệt trong các giờ
Tập làm văn. Ngoài ra tôi hương dẫn học sinh viết theo một quy trình nhất định
đã được chọn khi lập dàn ý.
+ Đoạn kết bài: "Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở
phần thân bài. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra
trong lòng người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng
ta đã miêu tả, đã kể lại trong bài văn của mình". [5]
Trong quá trình viết một đoạn văn hoàn chỉnh cần chú ý đến sự liên kết
của cả đoạn, mỗi đoạn cần hướng tới sự liên kết của cả bài. Vì thế tôi hướng dẫn
các em sử dụng các từ ngữ thay thế, nhân hóa để liên kết câu, liên kết đoạn,
tránh lặp từ, bài văn rời rạc, thiếu logic.
Ví dụ 1: Kết bài tả cảnh mùa xuân đến.
"Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những
gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi nảy nở với một sức mạnh
không cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe
nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động, không lúc nào yên, vì tiếng chim
gáy, tiếng ong bay"…[11]
Ví dụ 2: Kết bài tả cơn mưa
Bầu trời sáng dần, cơn mưa nhỏ hạt rồi tạnh hẳn, vài giọt mưa còn đọng
trên lá tinh nghịch, nhảy nhót được tia nắng vàng trang điểm thêm lấp lánh như
những hạt ngọc nhiều màu sắc. Cô gà mẹ tục tục đàn con, anh Chuối, chị Bưởi
cũng đung đưa trong ánh nắng tất cả cùng hân hoan cảm ơn cơn mưa đã cho họ
thêm sức mạnh.
2.3.8. Biện pháp 8: Tăng cường và đổi mới cách thức chấm chữa bài
cho học sinh
* Chấm bài.
Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt để

có cái nhìn chung về bố cục, về diễn đạt, xác định xem học sinh đã làm bài đúng
thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ
hay, chưa hay hoặc sai những lỗi gì...của từng học sinh.
Khi chấm bài xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của
13


từng học sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy và những thiếu sót cần sửa
chữa, bổ sung để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới.
*. Trả bài viết.
Với nhiều giáo viên thì đây là tiết học luôn bị xem nhẹ, nhưng với tôi,
đây là tiết rất quan trọng trong phân môn Tập làm văn.
Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, có
3 hoạt động chính:
1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp.
2. Chữa bài.
3. Đọc tham khảo các bài văn hay.
Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, tôi lấy thông tin từ bài viết của học sinh
(đã chấm và ghi ở sổ chấm bài) rồi thực hiện các hoạt động trả bài một cách
nghiêm túc, linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp.
Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài: ghi đề, học sinh
đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm. Đánh giá tình
hình bài làm của lớp về mặt nhận thức đề. Tuyên dương cá nhân, cả lớp...
Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết. Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn
cho học sinh nghe và nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung
đoạn văn đó.
Hoạt động 2: Chữa bài.
Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt:
Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp trong quá

trình chấm bài, tôi đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả …
Đến lúc này tôi tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nhận xét, sửa chữa. Như vậy sẽ
giúp cho việc soát lỗi, sửa lỗi, kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn đạt cho lớp.
Ngoài ra, ngay từ đầu năm học khi chấm những bài tập làm văn tôi đã ghi
lại những lỗi mà học sinh lớp tôi thường mắc phải từ đó lên kế hoạch sửa lỗi
trong mỗi tiết tập làm văn, một cách rõ ràng, có trọng tâm theo từng thể loại.
Hoạt động này tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp:
Ví dụ: Tiết trả bài viết số 1: Trọng tâm sửa lỗi là cách dùng từ đặt câu và
thực trạng viết câu.
14


Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những lời nhận xét của
cô giáo. Từ đó giúp các em phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn
chế trong bài viết của mình.
Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn.
Hoạt động 3:
Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả
lớp nghe để học tập và rút kinh nghiệm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua những kinh nghiệm tôi đã áp dụng ở trên, đến cuối học kì II (tuần 31)
năm học 2016- 2017 các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học
có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học, không còn
tâm lý "ngại học" phân môn Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các
em đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp các ý, bố cục chặt chẽ, dùng
từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc,
hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình.
Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là

rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
Tiến bộ hơn nữa là các em đã tích lũy được vốn từ cho mình, mạnh dạn
hơn trong giao tiếp với giáo viên và mọi người. Từ chỗ hiểu các từ ngữ các em
đã tiến bộ nhiều trong trả lời các câu hỏi (đọc hiểu) của phân môn Tập đọc.
Điều đó giúp tôi tự tin, sự phấn khởi, hăng say và yêu thích dạy phân môn
tập làm văn hơn. Kết quả chất lượng đạt được sau khi áp dụng các kinh nghiệm:

Lớp

5A

Sĩ số

12

Số bài đạt mức Số bài đạt mức Số bài chưa hoàn
hoàn thành tốt
hoàn thành
thành
SL

TL

SL

TL

SL

TL


5

42%

7

58%

0

0%

Chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp tôi đi lên rõ rệt đã góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và của trường.
Với những kết quả đã đạt được, tôi đã mạnh dạn đề xuất với chuyên môn
nhà trường đưa nội dung "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc
thiểu số học tốt phân môn Tập làm dạng bài văn tả cảnh" vào sinh hoạt
chuyên môn tổ khối 4, 5 được đồng nghiệp hưởng ứng và đánh giá cao.
15


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế dạy- học Tập làm văn
nói chung, văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5A- Trường Tiểu học Nam
Động- Quan Hóa. Tôi nhận thấy các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
nói đủ câu, trình bày, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Thường xuyên xung phong trả
lời các câu hỏi. Sôi nổi trao đổi với bạn trong các tiết làm văn miệng và tiết trả
bài. Các em yêu thích, tự giác hoàn thành tốt các đề Tập làm văn được cô giáo

giao. Mỗi một bài văn đều có tính sáng tạo, ít lặp từ, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Đặc biệt các em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong cả văn nói và
văn viết một cách thành thạo, tự nhiên.
Các em đọc diễn cảm, lưu loát hơn. Chữ viết của lớp cũng tiến bộ rõ rệt.
Chất lượng đại trà được nâng lên không chỉ ở phân môn Tập làm văn mà cả ở
các môn học khác.
Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn
cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, người giáo viên cần phải:
Tăng cường học hỏi ngôn ngữ, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa
phương, gần gũi học sinh và có thể diễn đạt cho học sinh hiểu khi gặp khó khăn
trong giao tiếp bằng tiếng phổ thông.
Soạn giảng đầy đủ, nghiên cứu chuẩn bị trước các từ, câu, phương pháp
cụ thể cho mỗi tiết Tập làm văn.
Lồng ghép ngôn ngữ địa phương khi giải nghĩa từ, giúp các em hiểu và
chọn từ ngữ chính xác hơn trong văn tả cảnh nói riêng và trong phân môn Tập
làm văn nói chung.
Rèn thói quen sử dụng từ ngữ, khả năng quan sát, cách quan sát cho học
sinh một cách bền bỉ thường xuyên.
Đưa các em vào hoạt động giao tiếp bằng nhiều hình thức.
Dạy cách dùng từ, đặt câu, biết suy nghĩ, tìm tòi, diễn tả chính xác những
cái hay, cái đẹp, sự phong phú của tiếng Việt. Rèn cho học sinh có ý thức tự giác
trong học tập, lúc viết phải diễn tả ý làm sao cho logic, gọn gàng,chặt chẽ, chính
xác và hay.
Cần lựa chọn hình thức dạy học phong phú, tạo không khí giờ học sôi nổi,
gây hứng thú cho học sinh, trong khi học phát huy năng lực tư duy, tưởng tượng,
khuyến khích nhiều học sinh được nói, viết về vấn đề mình thấy, được nhận xét
16


bài làm của bạn.

Nắm vững nội dung chương trình, Chuẩn kiến thức kỹ năng, những yêu
cầu tối thiểu phải đạt được trong mỗi tiết học tập làm văn nói chung và dạng văn
tả cảnh nói riêng.
3.2. Kiến nghị
* Về phía nhà trường:
- Nhà trường trang bị, bổ sung tài liệu (các cuốn văn mẫu, tạp chí Giáo
dục, phương pháp dạy học Tập làm văn…) để giáo viên tham khảo
- Tổ chức chuyên đề về kinh nghiệm, phương pháp dạy học phân môn Tập
làm văn vào các buổi sinh hoạt tổ khối, để giáo viên rút kinh nghiệm và học hỏi
lẫn nhau..
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Duy trì và phát huy sinh hoạt chuyên môn cụm trường, giúp giáo viên có
điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 vùng dân tộc
thiểu số học tốt phân môn Tập làm dạng bài văn tả cảnh mà bản thân tôi đã áp
dụng trong năm học 2016- 2017, bước đầu có hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn hạn chế nên chắc chắn sáng kiến kinh
nghiệm không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của
các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp giúp tôi ngày càng hoàn
thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng
giáo dục cho học sinh vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết


Hà Thị Khoa

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Trường - Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, huyện
Krong Ana, tỉnh Đăk Lăk. "Một số biện pháp giúp học sinh học tập hiệu quả
dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5" - Năm học 2014- 2015.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 5 - Bộ giáo dục và
đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009.
3. Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học - Trần Mạnh Hưởng - Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 2001.
4. Nâng cao Tiếng việt 5 - Tạ Đức Hiền, T.S Phạm Minh Tú, T.S Nguyễn
Việt Nga - Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2006.
5. Ôn tập Tiếng việt 5 (Kiến thức tổng quát) - Đỗ Thị Sương - Nguồn
Internet.
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009.
7. Sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 5- Bộ giáo dục và Đào tạo - Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 2006.
8. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tập 28,
năm 2008.
9. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Số 32,
năm 2008
10. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Tập
53, năm 2011.
11. Tuyển chọn những bài văn hay lớp 5- Vũ Tiến Quỳnh - Nhà xuất bản
tổng hợp Đồng Nai, năm 2000.

18




×