Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.58 KB, 18 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I.Lời mở đầu:
Tiểu học là bậc học quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Điều
2 Luật phổ cập giáo dục đã khẳng định: “Tiểu học là bậc học nền tảng trong
hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng phát triển tình cảm, đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu
cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ XV cũng nêu rõ:
“Phát triển qui mô đi đôi với chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo
dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh”. Nhiều năm qua, để thực hiện được mục tiêu đó, Phòng Giáo & Đào
tạo Quan Hoá có nhiều công văn hướng dẫn chỉ đạo các nhà trường thực hiện
tốt các Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết các cấp về việc “Nâng cao chất lượng
giáo dục” trong giai đoạn hiện nay. Đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục Tiểu học, chú trọng quan tâm đến chất lượng mũi nhọn,
chất lượng đại trà của học sinh trên toàn huyện. Mở lớp tập huấn cho giáo
viên cốt cán về cách bồi dưỡng học sinh giỏi. Tập huấn đại trà cho giáo viên
Tiểu học về: Đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học; tập huấn
luyện viết chữ đẹp.v.v. Tổ chức các Hội thảo Giáo dục Tiểu học như Hội thảo:
“Khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ở vùng 135”, gần đây có Hội thảo:
“Nâng cao chất lượng đọc, viết, tính toán ở lớp 1 vùng dân tộc thiểu số”. Và
tổ chức giao lưu Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt là Ban Thường vụ
huyện uỷ Quan Hoá đã ra Nghị quyết số 01 về việc “Nâng cao chất lượng
Giáo dục – Đào tạo trong giai đoạn hiện nay”. Như vậy việc nâng cao chất
lượng đại trà cho học sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 5 vùng dân tộc
thiểu số, vùng giáo dục gặp khó khăn nói riêng là nhiệm vụ vô cùng cần thiết
và cấp bách. Vì có nâng cao được chất lượng đại trà cho học sinh tiểu học, thì
mới tạo được bước chuyển biến cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục ở
những bậc học tiếp theo và mới thúc đẩy được sự nghiệp Giáo dục phát triển
1



toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước nói chung,
trên địa bàn miền núi nói riêng.
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa đó, với những nhu cầu cấp thiết của đơn
vị, với sự trăn trở, day dứt và tâm huyết của một giáo viên đứng lớp, nên tôi
mạnh dạn chọn nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong giảng dạy về việc: “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc
thiểu số”.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. 1. Thực trạng.
- Nhiều năm nay tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 5,
nhìn chung chất lượng học tập của khối 5 rất thấp. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chỉ
đạt trên 15%, còn lại là số học sinh trung bình và yếu kém. Chất lượng mũi
nhọn chưa được thực sự quan tâm chú trọng. Số lượng học sinh tham gia thi
học sinh giỏi cấp huyện ít, kết quả về chất lượng chưa cao thậm chí có những
năm không có giải. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đó là:
- Về phía học sinh: Bản thân các em không có ý thức tự học, tự rèn
luyện ngại khó, ngại khổ. Học sinh không có khái niệm học bài và chuẩn bị
bài trước khi đến lớp. Khi đến trường chỉ tiếp thu được một ít kiến thức từ
thầy cô, về nhà xếp cặp vào xó để đi chơi hoặc đi làm kiếm sống.
- Về phía phụ huynh học sinh: Trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế
khó khăn, đa số phụ huynh chỉ mải lo kiếm sống, ít quan tâm đến việc học của
con cái. Tất cả đều phó mặc cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất, chưa đảm bảo theo yêu cầu: thiếu
phòng học, thiếu trang thiết bị dạy học, phòng chức năng, phòng thư viện, các
tài liệu để cho giáo viên, học sinh tham khảo hầu như không có. Sách giáo
khoa cho học sinh mượn thiếu về số lượng kém về chất lượng.
2. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:

2



Từ những thực trạng, nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng đại trà của
học sinh khối 5 vào đầu năm học rất thấp. Kết quả khảo sát chất lượng đầu
năm qua ba năm học của lớp tôi phụ trách cụ thể như sau:
Năm

Tổng

học
08-09
09-10
10-11

số HS
24
20
20

Tiếng Việt

Ghi

Giỏi Khá TB Yếu
02
04 15 03
01 02 15 02
01
03 10 06


chú

Toán
Giỏi
01
01
01

Khá
04
02
03

TB
13
12
11

Yếu
06
05
05

Để nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số
đạt hiệu quả. Trong nhiều năm qua bằng những kinh nghiệm của bản thân tôi
đã mạnh dạn lựa chọn nội dung, phương pháp, những biện pháp thực hiện
sau:

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
3



I. Các giải pháp thực hiện.
1. Xây dựng động cơ học tập cho học sinh.
2. Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
3. Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng động cơ học tập cho học sinh.
Mục đích của biện pháp: Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc học tập – Đồng thời giáo dục các em lòng say mê ham học,
tìm tòi kiến thức, để từng bước nâng cao chất lượng học tập.
Học sinh Tiểu học nói chung học sinh các vùng dân tộc thiểu số nói
riêng, tinh thần, thái độ học tập chưa cao. Các em chưa có ý thức học tập, lại
rất ham chơi, ít được sự quan tâm chăm sóc, chỉ bảo của gia đình. Bởi vậy
giáo viên phải xây dựng cho học sinh thái độ, tinh thần, động cơ học tập đúng
đắn, nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của chuyện học, qua
đó giáo dục cho các em lòng say mê học tập, tự bản thân mình muốn khám
phá, tìm tòi kiến thức.
Cách thực hiện: Qua các giờ lên lớp tôi thường lồng ghép phân tích
cho học sinh hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học. Giảng giải cho
học sinh biết: hiện nay loài người đã bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học
công nghệ thông tin, nếu không học thì sẽ bị tụt hậu không thể theo kịp với
thời đại. Phân tích cho học sinh hiểu từ những điều rất đơn giản như: sau này
khi đã trưởng thành mà không biết đọc, không biết viết hay không biết làm
tính thì khó kiếm được việc làm; không đọc được biển chỉ đường; không thể
đọc sách, báo để biết thông tin; không thể nuôi con khoẻ mạnh, dạy cho con
cái mình học được; không thể sử dụng được internet hoặc không thể gửi tin
nhắn, không thể mua hoặc bán hàng vì không biết tính.v.v. Sống trong thời đại
công nghiệp hoá – hiện đại hoá, công nghệ thông tin bùng nổ mà mù chữ thì
con người ấy sẽ chìm trong bóng tối suốt đời. Vì xã hội ngày một tiến, nông

thôn cũng dần phát triển, cuộc sống sẽ hiện đại hơn, đòi hỏi phải có trình độ
4


văn hoá. Bây giờ và tương lai sẽ không còn cảnh “Con trâu đi trước cái cày
theo sau” nữa mà thay vào đó là chiếc máy cày, máy bừa. Người nông dân sẽ
cày ruộng, bừa ruộng bằng máy. Hay đơn giản như vót đũa dùng để ăn hàng
ngày, người ta không còn dùng tay vót đũa như trước nữa, mà dùng bằng máy.
Liên hệ cho học sinh thấy các xưởng đũa mọc lên nhan nhản trên khắp bản
làng, khắp xã. Vậy nếu không học thì làm sao biết lái máy cày, máy bừa hoặc
làm sao biết đứng máy để sản xuất ra đũa bán, tăng thu nhập cho gia đình.
Không có trình độ văn hoá thì sẽ khó phát triển được kinh tế làm giàu cho
chính mình và cho xã hội. Tôi thường diễn giải cho học sinh rằng: chăn nuôi
trồng trọt cũng cần đòi hỏi phải có trình độ văn hoá mới áp dụng được khoa
học kĩ thuật vào sản xuất, để tăng năng xuất cây trồng v.v.. Chứng minh cho
HS thấy được sự thiệt thòi khi không được đến trường đi học. Không được
học hành thì sau này cuộc sống sẽ vô cùng vất vả vì không biết làm gì. Bởi
vậy rất cần phải học, “Học - học nữa và học mãi”
Học sinh cần phải xác định được: Học để làm gì? Và làm sao phải học.
Được học sẽ mở mang được nhiều kiến thức: Biết giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ
bản thân. Tôi giải thích, tâm sự những điều này trước giờ vào lớp, trong các
giờ ra chơi hoặc lồng ghép qua các tiết học. Hàng ngày tôi thường đến lớp
sớm trước khi vào lớp khoảng 10-15 phút. Trong quãng thời gian này, tôi
thường hay ngồi chơi đùa, tâm sự cùng các em tạo ra sự gần gũi, thân thiết
giữa cô trò. Vì vậy các em rất quí mến tôi, nói chyện cùng tôi rất cởi mở, tôi
dần dần khai thác được những tình cảm, những suy nghĩ, những băn khoăn
thắc mắc trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống đời thường của
các em. Nhiều học sinh đã chủ động hỏi bài , hỏi về cách giải toán, hỏi cách
làm một bài văn. Học sinh hồ hởi, phấn khởi học tập, chỉ một thời gian ngắn
gần hết tháng 9. Chất lượng học tập của lớp tôi được nâng lên rõ rệt.Số học

sinh bỏ học vô lí do không còn, tỉ lệ đi học chuyên cần đạt 100%. Như vậy
việc học sinh chưa có ý thức học tập tốt, học yếu có một phần không nhỏ là
do các em chưa có động cơ học tập đúng. Chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan
5


trọng của việc học tập. Chính vì vậy giáo viên phải là người dẫn dắt giúp các
em hiểu, xây dựng cho các em động cơ học tập tốt.Tuy nhiên giáo viên không
nên gây áp lực mà phải khéo léo gợi mở để học sinh tự giác học tập. Với sự
ân cần chỉ bảo tận tình cho các em những điều các em chưa biết, không những
giáo viên xây dựng được cho các em có ý thức học tập tốt mà còn gây được trí
tò mò tạo niềm hứng thú trong học tập cho học sinh.Chính vì vậy, biện pháp:
Xây dựng động cơ học tập cho học sinh là biện pháp khá quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Biện pháp 2: Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
Mục đích của biện pháp: Giáo dục học sinh có tinh thần học tập
tốt, yêu trường, yêu lớp. Tăng cường mối liên hệ giữa giáo viên chủ
nhiệm với gia đình để duy trì sĩ số học sinh, tạo điều kiện cho học sinh có
đủ đồ dùng học tập nâng cao chất lượng học tập.
Học sinh vùng dân tộc thiểu số nói chung , học sinh trường Tiểu học
Hiền Chung nói riêng ít có trường hợp học bài cũ ở nhà hoặc chuẩn bị bài
trước khi đến lớp. Học sinh đến lớp chỉ có một quyển vở, hoặc có những học
sinh đến lớp tay không, Hỏi vì sao đi học mà không mang sách, vở, bút viết,
các em trả lời là: bỏ quên ở nhà hoặc không có. Các em thích học thì đến
trường , không thích học ở nhà đi chơi. Nếu giáo viên có nhắc nhở chạm vào
lòng tự ái là sẵn sàng bỏ học ngay. Cha mẹ các em do trình độ dân trí thấp,
kinh tế khó khăn , đa số phụ huynh chỉ lo mải kiếm sống, ít quan tâm đến việc
học của con cái. Tất cả đều phó mặc cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Bởi vậy để nâng cao được chất lượng học tập, cần phải làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp.

Cách thực hiện: Tôi tìm hiểu về đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh gia đình,
tính tình, sở thích từng học sinh, nắm được quá trình tiếp thu bài của từng
em. Nắm rõ trong lớp có bao nhiêu học sinh chưa đọc thông, viết chưa thạo,
hoặc đọc yếu; có bao nhiêu học sinh chưa biết đặt tính: cộng, trừ, nhân, chia;
học yếu các môn học khác. Đồng thời phát hiện những em có năng khiếu để
6


phân loại đối tượng học sinh, lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học,
đề ra mục tiêu cần đạt từng tháng, từng kì. Ví dụ: tháng 9;10 mục tiêu đề ra
cần phụ đạo bao nhiêu học sinh học lực yếu lên trung bình, từ trung bình lên
khá và bồi dưỡng bao nhiêu học sinh có học lực khá lên giỏi.
Với những học sinh học lực yếu; chưa có ý thức học tập; gia đình
có hoàn cảnh khó khăn. Đối với những đối tượng này, giáo viên cần phải
hiểu được đặc điểm của đối tượng này là: có tính rụt rè xa lánh bạn bè, thầy
cô, thích quậy phá hoặc ủ rũ lủi thủi chơi một mình, thường hay nghỉ học,
không có đủ đồ dùng học tập. Với những học sinh này phải dùng tình cảm để
cảm hoá, chẳng hạn: rủ các em đến nhà chơi,cho em quyển vở hoặc cái bút,
uốn nắn khuyên bảo em nhẹ nhàng. Quan tâm chú ý tới cách ăn mặc của các
em, chẳng hạn cái áo của em bị rách đường chỉ hoặc bị mất khuy, tôi tìm cách
khâu lại, đính cúc áo cho em, chải lại tóc… Ngoài ra phải tìm ra được nguyên
nhân em học yếu để có cách bồi dưỡng. Ví dụ: em A học yếu môn Tiếng Việt.
Trong phân môn Tiếng Việt có: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ&câu, Tập làm
văn, Kể chuyện. Học yếu môn Tiếng Việt có rất nhiều nguyên nhân, nhưng
chủ yếu là do không biết đọc.Vì nếu đọc chưa thông ắt sẽ không viết được và
đồng thời cũng không hiểu được nội dung bài.Chính vì vậy để giúp học sinh
học tốt môn Tiếng Việt, trước hết phải dạy cho các em đọc thông viết
thạo.Trong giờ tập đọc, giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi dành nhiều thời gian
cho những học sinh này được đọc nhiều hơn. Tôi kiểm tra đọc bằng nhiều
cách : đọc lại bài Tập đọc đã học, đọc báo Nhi đồng.Cho HS mượn tuyện

tranh, truyện Thiếu nhi có nội dung hay, hấp dẫn cho về nhà để đọc. Sau đó
kiểm tra xem em có biết nội dung câu chuyện ấy là gì? Nội dung bài báo ra
sao? Cứ như vậy nhiều lần, tôi đã rèn được cho HS cách luyện đọc rất hiệu
quả. Hết tháng 10 là số HS đọc yếu đã đọc được lưu loát. Đối với những em
học yếu môn Toán thì phải tìm hiểu kĩ HS ấy hỏng kiến thức ở phần nào? Để
có cách phụ đạo và ra bài tập phù hợp. Để nâng cao chất lượng môn Toán

7


trước hết phải yêu cầu học sinh học thuộc bảng cửu chương nhân, chia , sau
đó hướng dẫn thực hiện thành thạo 4 phép tính, nâng dần từ dễ đến khó.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình, để theo dõi việc HS học bài cũ, chuẩn
bị bài trước khi đến lớp. Hàng kì, tôi xin ý kiến với BGH triệu tập họp phụ
huynh một lần, trong mỗi cuộc họp tôi nhẹ nhàng nhắc nhở những trường
hợp học sinh học yếu, không tuyên bố trước cuộc họp mà gặp riêng phụ
huynh để trao đổi. Cuộc họp phụ huynh là những buổi nói chuyện tâm tình
trao đổi tình hình học tập, rèn luyện của các em ở trường đồng thời tôi khéo
léo tìm hiểu thêm về việc học của học sinh ở nhà. Vì do đại bộ phận phụ
huynh học sinh không biết đọc, không biết viết, nên không thể sử dụng được
sổ liên lạc gia đình. Việc tổ chức họp phụ huynh hàng kì, là rất cần thiết vì
không những thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường mà
còn làm công tác tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh quan tâm mua sắm đồ
dùng học tập. Việc thiết lập được mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với
gia đình xoá bỏ được tình trạng HS đi học quên sách vở, quên bút. Học sinh
đi học đầy đủ, lại có đủ đồ dùng học tập. Đây là yếu tố quan trọng giúp giáo
viên nâng cao được chất lượng học tập của học sinh.
Tóm lại: Công tác chủ nhiệm lớp giữ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng
vì giáo viên không những tiến hành giảng dạy kiến thức mà còn làm nhiệm vụ
giáo dục học sinh thông qua giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp, là người dạy chủ yếu của lớp đồng thời tổ chức lãnh đạo,
điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong
phạm vi lớp mình phụ trách, cũng là người thay mặt Hội đồng nhà trường,
cha mẹ quản lí tập thể học sinh và là cầu nối giữa nhà trường với gia đình để
nâng cao chất lượng toàn diện để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Tình
thương và sự ân cần của giáo viên chủ nhiệm là liều thuốc đặc trị giúp cho
học sinh có niềm tin, có lòng say mê học tập. Khi học sinh đã có niềm tin với
thầy cô, có lòng say mê học tập thì các em sẽ có tinh thần tự giác trong học
tập và đạt được kết quả cao.
8


Biện pháp 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp.
Mục đích của biện pháp: Giúp cho học sinh nhanh hiểu , tiếp thu
bài tốt, hứng thú học tập.
Đặc trưng của học sinh miền núi là: rụt rè, e thẹn, không mạnh dạn
trước đám đông, đặc biệt là tiếp thu bài chậm vì vốn ngôn ngữ tiếng Việt của
các em hạn chế.Vì vậy Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đa dạng,
phong phú là biện pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đại trà
cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số. Giáo viên không chỉ cung cấp cho
học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết mà còn phải truyền tải đến cho các
em cả lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của chính mình.
Cách thực hiện: Chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Tìm phương
pháp dạy từng môn, từng bài học phù hợp với đối tượng học sinh. Hình thức
tổ chức dạy học đa dạng phong phú nhằm thu hút được tất cả đối tượng học
sinh tham gia học tập. Giáo viên phải nắm chắc cách dạy từng loại bài của
từng phân môn, chẳng hạn dạy Môn Toán:
*)Đối với bài lí thuyết:
- Phần lí thuyết: tôi thường dành thời gian tối đa khoảng 20 phút ( Có

thể nhiều thời gian hơn tuỳ từng bài học): mỗi đơn vị kiến thức cơ bản, tôi tổ
chức thành một hoạt động (kể cả hoạt động củng cố kiến thức, kĩ năng chuẩn
bị cho học nội dung mới), tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các
hoạt động( có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập) giúp học sinh chiếm lĩnh kiến
thức. Để học sinh dễ tiếp thu bài, khi ghi bảng chỉ cần trình bày bảng đơn
giản cụ thể như: Ghi đầu bài dạy, tóm tắt đề, hình vẽ, công thức, bài giải các
bài tập.
- Phần luyện tập: Học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, giáo viên quan sát
tổng thể cả lớp, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, tránh giao việc bình
quân, hướng dẫn chi tiết, tránh sử dụng học sinh khá giỏi làm việc thay cả
lớp.Yêu cầu tất cả học sinh đều phải hoàn thành ít nhất hai bài tập.
9


*) Đối với bài luyện tập thực hành: Cách dạy như dạy phần luyện tập
trong tiết lí thuyết.
*) Đối với bài: Dạy đại lượng và đơn vị đo đại lượng. Hình thành biểu
tượng cho học sinh bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và kinh nghiệm thực
tiễn, sau đó mới dẫn dắt học sinh đọc , viết đơn vị đo, khắc sâu mối quan hệ
giữa đơn vị đo mới với các đơn vị đo đã học trong cùng một đại lượng, dành
thời gian cho học sinh thực hành đo và ước lượng.
*) Đối với bài: Dạy các yếu tố hình học: - Hình thành biểu tượng hình
học trên cơ sở quan sát thực tiễn và các hình học đã biết, yêu cầu học sinh ban
đầu nắm được dạng tổng thể, sau nâng dần mức độ, đi sâu vào đặc điểm và
các yếu tố của hình. Chú ý rèn kĩ năng vẽ hình cho học sinh.
*) Đối với bài: Dạy giải toán có lời văn: tôi thường cho học sinh tự tìm
và nêu được yêu cầu của đề bài, sau đó tự tóm tắt đề, tự trình bày bài giải, chỉ
gợi ý, trợ giúp khi thực sự cần thiết. Chữa bài tỉ mỉ và chính xác.
*) Dạy phân môn Lịch sử & Địa lí, bài “ Quyết trí ra đi tìm đường cứu
nước”.

Mục tiêu của bài học: Giúp HS biết :Ngày 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng
( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn
Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. Giáo viên nắm
được mục tiêu bài học, thiết kế bài dạy, xây dựng hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với lớp học. Với bài này, tôi không tiến hành như trong sách giáo
viên mà tôi tổ chức cho học sinh thảo luận sắm vai các nhân vật trong câu
truyện, hướng cho học sinh các nhóm, nên nhường nhân vật chính cho các
bạn học yếu, để các bạn được tham gia hoạt động và thấy rõ nỗi khó khăn của
Nguyễn Tất Thành. Cách làm này giúp học sinh nắm được nội dung bài,
lượng kiến thức mà các em nắm được sẽ khắc sâu mãi trong trí nhớ.
Còn với bài: Châu Âu.
Mục tiêu của bài: Giúp HS mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu
Âu, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn; đặc điểm địa hình châu Âu10


Nắm được đặc điểm thiên nhiên – đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế của
châu Âu.
Phần hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu, tương đối
phức tạp đối với các em học sinh miền núi, vì vừa làm việc trên lược đồ vừa
phải tìm hiểu một lượng kiến thức lớn và khó. Để giúp học sinh nắm được nội
dung bài .Tôi phân nhỏ các yêu cầu cần tìm, ghi vào các thẻ từ: “ Đồng bằng”
“Dãy núi” “sông lớn”. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm với trò
chơi: “Du lịch trên bản đồ”. Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm nhận một
lược đồ tự nhiên châu Âu và bộ thẻ từ. Nếu nhóm nào nhận được thẻ có ghi: “
Đồng bằng” thì nhóm đó phải chỉ ra và nêu tên các đồng bằng trên lược đồ
châu Âu, cả lớp quan sát và nhận xét, các thẻ từ khác cũng tiến hành tương tự.
Với cách làm như trên học sinh rất ham học, thu hút được tất cả các trình độ
học tập trong lớp, học sinh học yếu cũng hồ hởi tham gia. Tôi thường tạo
điều kiện cho những học sinh yếu trả lời những câu hỏi mà các em có thể trả
lời được, ưu tiên cho đối tượng này nhũng câu hỏi dễ, bài tập phù hợp để dần

dần đưa các em vào guồng máy hoạt động của cả lớp. Dùng cách “ mưa dầm
thấm lâu” không nóng vội kết quả. Ngoài ra cần phải động viên khen ngợi,
tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em. Qua mỗi bài học, mỗi phân
môn cần có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau, biết dẫn dắt học sinh
đi từ cái hay này đến tri thức mới lạ khác, gây trí tò mò tạo niềm hứng thú học
tập. Ngoài phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, giáo viên phải
hướng dẫn các em cách học trên lớp cũng như ở nhà sao cho đạt hiệu quả.
Đối với việc học ở nhà:
Tôi thường hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, ghi rõ từng công
việc gắn liền với thời gian cụ thể. Học bài theo thời khoá biểu,ví dụ: Thứ hai
có các tiết học: Đạo đức; Tập đọc; Toán; Chính tả. Tôi gợi ý cho học sinh: biết
tự bố trí thời gian cho từng tiết học. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các yêu
cầu trong sách giáo khoa. Thể hiện việc học bài trước ở nhà của mình trên vở
nháp như sau:
11


Tiết 1: Đạo đức: bài : Em là học sinh lớp 5
Trả lời câu hỏi 1:( …………………………………………..)
Trả lời câu hỏi 2 (…………………………………………..)
Trả lời câu hỏi 3 . v.v
Tiết 2.Tập đọc: Thư gửi các học sinh
Trả lời câu hỏi 1(…………………………………………)
Trả lời câu hỏi 2(………………………………………...)
Trả lời câu hỏi 3.v.v. (……………………………………….)
Tiết 3. Toán: Ôn tập khái niệm về phân số
Thực hiện BT 1 :
Thực hiện BT 2:
Thực hiện BT 3 . v.v..
Tiết 4. Chính tả: Nghe viết : Việt Nam thân yêu

Bài tập 2(…………………………………………)
Bài tập 3(…………………………………………)
Bài tập 4(………………………………………..) .v.v.
*)Thứ ba: Toán – Lịch sử - Luyện từ & câu – Kĩ thuật. Học sinh phải
chuẩn bị vào vở nháp được như sau:
Tiết 1:Toán: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
Thực hiện BT 1 (……………………………….)
Thực hiện BT 2: (………………………………)
Thực hiện BT 3 . (……………………………….)
Tiết 2. “Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định
Trả lời câu hỏi 1(……………………………………)
Trả lời câu hỏi 2(……………………………………)
Trả lời câu hỏi 3 . v.v
Tiết 3.Luyện từ & câu: Từ đồng nghĩa
Phần nhận xét
Phần bài tập:
12


Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập3 .v.v.
Tiết 4. Kĩ thuật: Đính khuy hai lỗ
Chuẩn bị: Một mảnh vải, 2 - 3 chiếc khuy 2 lỗ, chỉ, kim khâu, thước, kéo.
Trả lời câu hỏi 1
Trả lời câu hỏi 2
*) Thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng tiến hành tương tự như vậy. Vào đầu
giờ học tôi kiểm tra nhanh sự chuẩn bị này của học sinh, chỉ cần vài tuần đầu
là xây dựng được thói quen này.
Việc xây dựng cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà,các em tự

khám phá kiến thức mang lại hiệu quả học tập rất cao vì khi các em đã nghiên
cứu kĩ bài trước ở nhà , đến lớp tiếp thu bài rất nhanh.
Việc học trên lớp:
- Duy trì nề nếp kiểm tra bài cũ, chữa bài tập thường xuyên, kiểm tra đồ
dùng học tập với nhiều hình thức: giáo viên kiểm tra hoặc cán sự lớp, bạn
cùng bàn kiểm tra lẫn nhau.
- Xây dựng đôi bạn khá giỏi để giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức thi đua từng
cặp đôi bạn, cuối tháng cho học sinh bình chọn cặp đôi bạn tiến bộ nhất ghi
vào sổ theo dõi. Cuối kì bình chọn đôi bạn nào học tiến bộ, và ghi được nhiều
thành tích nhất trao giải thưởng, để động viên. Giải thưởng bằng hiện vật đơn
giản như: quyển vở, quyển sách truyện hoặc chiếc bút. Tuy đơn giản nhưng có
sức thuyết phục hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tích cực học tập, các cặp đôi bạn
thi đua và giúp đỡ lẫn nhau học tập tốt. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua
từng tuần, từng tháng, từng kì. Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi vào chiều thứ
hai, ba. Phụ đạo học sinh yếu vào các buổi chiều thứ bảy, chủ nhật. Thay đổi
phương pháp dạy theo hướng tích cực phù hợp từng môn, từng bài. Tuần cuối
cùng của tháng, tôi thường phối hợp với tổ khối tổ chức cho học sinh trong
khối giao lưu tìm hiểu về các kiến thức đã học như: thi giải toán nhanh, thi kể
13


chuyện, thi đọc thơ, thi tìm hiểu về kiến thức Khoa, Sử, Địa. Với cách làm
này không những học sinh lớp tôi chủ nhiệm mà học sinh của cả khối đều
phấn khởi hồ hởi học tập. Ngoài ra phải đặc biệt chú trọng dạy học sinh cách
học, Ví dụ:
Đối với môn Toán: Hướng dẫn cách chuẩn bị bài ở nhà, tôi thường yêu
cầu học sinh: Nghiên cứu kĩ bài và làm làm bài tập trước trong sách giáo khoa.
Còn khi học trên lớp: Dành nhiều thời gian cho học sinh được thực
hành. Tổ chức thi giải toán nhanh, đố vui, thi điền nhanh điền đúng kết quả.
Đảm bảo tất cả học sinh được tham gia, tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải

mái .
Đối với môn Tiếng Việt:
Hướng dẫn học sinh học bài mới ở nhà, tôi thường yêu cầu học sinh:
+) Với phân môn Tập đọc: Tôi yêu cầu học sinh đọc bài trước vài lần,
tìm hiểu kĩ cách đọc, tập đọc diễn cảm và tập trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa.
+) Phân môn Chính tả : Yêu cầu học sinh đọc trước bài cần viết vài
lần, tập chép bài đó vào vở nháp.
+) Phân môn Tập làm văn: Đọc phần nhận xét và trả lời câu hỏi tự rút
ra bài học , áp dụng bài học đó để làm bài tập trong sách giáo khoa.
+) Phân môn Luyện từ & câu : Đọc phần nhận xét và trả lời câu hỏi
tự rút ra bài học , áp dụng bài học đó để làm bài tập phần luyện tập trong sách
giáo khoa hoặc trong vở bài tập .
Đối với môn khoa học, Lịch sử & Địa lí.
Khi hướng dẫn học sinh học bài mới ở nhà: Tôi thường yêu cầu học sinh
quan sát tranh, đọc trước bài, trả lời hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
Khi giảng bài mới: Sử dụng tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm,
GV chỉ là người tổ chức , học sinh là người thực hiện.
Mỗi môn học, mỗi bài học phải có những hình thức tổ chức học tập
khác nhau thì mới thu hút được học sinh học tập tốt. Khi giao nhiệm vụ học
14


tập cho học sinh phải vừa sức, không rập khuôn trong sách giáo khoa. Vì
những học sinh học yếu thưòng ngại suy nghĩ, ngại học. Đối với những HS
khá giỏi ngoài bài tập trong sách giáo khoa cần phải giao thêm bài tập nâng cao.
Tóm lại: Giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù
hợp với lớp, quan tâm chú trọng tới 4 đối tượng học sinh, tạo điều kiện để học
sinh tích cực chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.Với biện pháp này , tôi đã
giúp được học sinh hứng thú học tập, biết cách học từng phân môn sao dễ

nhớ, dẽ thuộc. Rèn được thói quen học bài cũ ở nhà và sự chuẩn bị bài trước
khi đến lớp. Xây dựng cho học sinh ý thức học tập tốt biết tự rèn luyện phấn
đấu vươn lên, học tập đạt hiệu quả cao.

15


C. KẾT LUẬN:
1. Kết quả nghiên cứu:
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu về tình hình thực tế của lớp, của địa
phuơng và điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã suy nghĩ tìm tòi vận dụng
phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy và
học, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, từ bạn bè đồng nghiêp, áp
dụng triệt để những biện pháp tôi trình bày ở trên nên kết quả chất lượng lớp
tôi phụ trách nhiều năm nay luôn là lớp dẫn đầu toàn trường về mọi mặt (học
lực, hạnh kiểm). Kết quả học tập khả quan: Những học sinh học yếu có sự tiến
bộ rõ rệt, nhiều học sinh học lực trung bình đã đạt được khá, giỏi và số lượng học
sinh tham gia thi cấp huyện năm sau tăng hơn năm trước 20%. Các em tham gia
thi đều có giải và đạt giải cao. Dưới đây là bảng số liệu chất lượng học tập giữa kì
I- Học kì II và cả năm qua ba năm học gần đây của lớp tôi phụ trách:
*) Năm học : 2008-2009
Kết quả khảo sát học kì IGiỏi

Môn

Khá

SL
TL
SL

TL
Toán
05
21 %
07
29 %
T. V
06
25 %
06
25 %
Khoa
10
42 %
14
58 %
LS&ĐL
9
37 %
15
63 %
Kết quả khảo sát học kì II-cả năm
Môn
Toán
T. V
Khoa
LS&ĐL

Giỏi
SL

07
07
14
12

Khá

TL
29 %
29 %
58 %
50 %

SL
09
07
10
12

TL
37 %
29 %
42 %
50 %

Trung bình
SL
TL
10
42 %

10
42 %

Trung bình
SL
TL
08
34 %
10
42 %

Yếu
SL
02
02

TL
8%
8%

Yếu
SL

TL

*) Năm học : 2009-2010
Kết quả khảo sát học kì IMôn

Giỏi
SL


Khá
TL

SL

TL

Trung bình
SL
TL

Yếu
SL

TL
16


Toán
3
15%
5
25%
T. V
5
25%
6
30 %
Khoa

7
35 %
13
65 %
LS&ĐL
8
40 %
12
60 %
Kết quả khảo sát học kì II-Cả năm
Môn

SL
Toán
6
T. V
7
Khoa
10
LS&ĐL
11

Giỏi
TL
30 %
35 %
50 %
55 %

SL

8
9
10
9

Khá
TL
40 %
45 %
50 %
45 %

9
9

45 %
45 %

Trung bình
SL
TL
6
30 %
4
20 %

3

SL


15 %

Yếu
TL

*) Năm học : 2010-2011
Kết quả khảo sát học kì I
Giỏi

Môn
Toán
T. V
Khoa
LS&ĐL

SL
01
01
06
05

TL
05%
05 %
30 %
25 %

Khá
SL
06

09
14
15

TL
30 %
45%
70 %
75 %

Trung bình
SL
TL
07
35 %
06
30 %

Yếu
SL
06
04

TL
30 %
20 %

*)Kết quả khảo sát học kì II-Cả năm
Môn


Giỏi

Khá

Trung bình
SL
TL
11
55 %
07
35 %

Yếu

SL
TL
SL
TL
SL
TL
Toán
03
15 %
6
30 %
T. V
04
20%
9
45 %

Khoa
12
60 %
8
40 %
LS&ĐL
12
60 %
8
40 %
Với những biện pháp tôi trình bày ở trên rất phù hợp với điều kiện học
sinh miền núi. Đây là một trong những giải pháp rất hiệu quả góp một phần
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh khối lớp 5
vùng dân tộc thiểu số.
2. Khuyến nghị - Đề xuất:
2.1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Nên duy trì thường xuyên tổ
chức hội thảo, chuyên đề về việc nâng cao chất lượng giáo dục.
17


2.2.Đối với nhà trường: BGH nhà trường cần tham mưu đắc lực với
chính quyền địa phương và các Ban ngành, có kế hoạch xây dựng thêm phòng
học, các nhà hiệu bộ, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho học sinh được học
2 buổi/ ngày. Có phòng thư viện, phòng đọc sách để giúp học sinh mở mang
thêm kiến thức. Có kế hoạch mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, sách giáo
khoa đảm bảo cho học sinh đầy đủ. Xây dựng và phát triển lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hoá giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hiền Chung, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện:


Phạm Thị Hanh

18



×